Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giáo trình Thực tập Điện dân dụng - CĐ Giao thông Vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 127 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
------

BÀI GIẢNG

THỰC TẬP ĐIỆN DÂN DỤNG
NGÀNH: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Năm 2016



MỤC TIÊU MƠN HỌC
1. Kiến thức
 Trình bày các u cầu về an tồn điện
 Phát biểu quy trình nối dây, làm khoen, bấm đầu cốt, kiềng dây
 Giải thích nguyên lý hoạt động các mạch điện dân dụng
 Nhận dạng các thiết bị điện và thiết bị điện dân dụng

2. Kỹ năng
 Lựa chọn và sử dụng đúng chức năng của dụng cụ, đồ nghề thợ điện
 Nối dây, làm khoen, bấm đầu cốt, kiềng dây đúng quy trình
 Phân tích các sơ đồ mạch điện dân dụng
 Đấu lắp, kiểm tra và vận hành các mạch điện dân dụng
 Đo và đấu mạch các thiết bị điện dân dụng
 Thay thế, sửa chữa các thiết bị điện dân dụng

3. Thái độ
 Hình thành thói quen làm việc nhóm


 Tác phong cơng nghiệp
 Tn thủ về an tồn điện, vệ sinh công nghiệp và nội qui xưởng


MỤC LỤC
Tun bố bản quyền
Lời nói đầu
Mục tiêu mơn học
Mục lục

Trang
Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
1.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị .........................................................................1
1.2. Tổ chức xưởng thực tập .............................................................................1
1.3. An toàn điện ..............................................................................................1
1.3.1. Nguồn điện ..................................................................................1
1.3.2. Quy trình an tồn điện trong xưởng điện ....................................4
1.3.2.1. Các bảng báo (Biển báo) ..................................................4
1.3.2.2. Quy trình an toàn khi thao tác điện ..................................6
1.3.3. Các phương pháp an toàn ............................................................7
1.4. Một số quy cách về dây dẫn .....................................................................9
1.4.1. Dây đơn mềm ..............................................................................9
1.4.2. Dây đôi mềm ...............................................................................9
1.4.3. Dây đơn cứng ............................................................................10
1.4.4. Dây cáp hạ thế ...........................................................................11
Bài 2: Dụng cụ, đồ nghề thợ điện
2.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ......................................................................16
2.2. Kềm các loại ...........................................................................................16
2.3. Tua vít các loại........................................................................................18



2.4. Khoan các loại ........................................................................................20
2.5. Đồng hồ đo các loại ................................................................................20
2.6. Dụng cụ cưa cắt các loại .........................................................................21
2.7. Dụng cụ khóa, mở ốc các loại ................................................................22
2.8. Dụng cụ đục, đóng các loại.....................................................................23
2.9. Các dụng cụ chuyên dùng .......................................................................24
Bài 3: Nối dây, làm khoen và bấm đầu cốt
3.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ......................................................................26
3.2. Nối dây điện ............................................................................................26
3.2.1. Nối thẳng dây đơn lõi một sợi ...................................................26
3.2.2. Nối phân nhánh dây đơn lõi một sợi .........................................28
3.2.3. Nối thẳng dây đơn lõi nhiều sợi ................................................30
3.2.4. Nối phân nhánh dây đơn lõi nhiều sợi ......................................32
3.3. Kỹ thuật làm khoen đầu dây ...................................................................33
3.4. Kỹ thuật bấm cốt đầu dây .......................................................................35
3.4.1. Bấm cốt dây một lõi ..................................................................35
3.4.2. Bấm cốt dây nhiều lõi................................................................36
Bài 4: Nối cáp, kẹp dây và kiềng dây trên sứ cách điện
4.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ........................................................................38
4.2. Kỹ thuật đấu dây cáp ................................................................................38
4.2.1. Nối thẳng ......................................................................................38
4.2.2. Nối phân nhánh ............................................................................39
4.2.3. Nối rẽ dây đơn với dây cáp ..........................................................40
4.3. Kẹp dây điện ...............................................................................................40
4.4. Kiềng dây cáp bằng sứ cách điện ...............................................................41
4.4.1. Các loại sứ cách điện ...................................................................41
4.4.2. Kiềng dây cáp vào sứ cách điện...................................................42



Bài 5: Đo điện năng
5.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ........................................................................43
5.2. Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................43
5.2.1. Khái niệm .....................................................................................43
5.2.2. Cấu tạo của điện năng kế .............................................................43
5.2.3. Sơ đồ đấu lắp................................................................................44
5.3. Kiểm tra điện năng kế ..............................................................................46
5.4. Lắp đặt điện năng kế ................................................................................47
Bài 6: Đấu lắp các mạch điện đèn
6.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ........................................................................50
6.2. Mạch đèn đơn ...........................................................................................50
6.3. Mạch hai đèn song song ...........................................................................52
6.4. Mạch hai đèn nối tiếp ...............................................................................53
6.5. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ ......................................................................55
6.6. Mạch đèn cầu thang .................................................................................58
6.7. Mạch đèn nhà kho ....................................................................................61
6.8. Mạch đèn huỳnh quang ............................................................................63
6.8.1. Cấu tạo .........................................................................................63
6.8.2. Đấu lắp .........................................................................................65
6.9. Mạch đèn thủy ngân cao áp ......................................................................66
6.10. Mạch đèn giao thông ..............................................................................67
Bài 7: Đấu lắp các mạch điện tổng hợp
7.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ........................................................................69
7.2. Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................69
7.2.1. Lắp đặt mạng điện dân dụng và chiếu sáng .................................69
7.2.1.1. Mạng điện dân dụng .......................................................69
7.2.1.2. Phụ tải điện dân dụng gồm các thiết bị điện một pha.....70


7.2.1.3. Lắp đặt mạng điện ..........................................................70

7.2.2. Đi dây ...........................................................................................71
7.2.3. Lắp đặt bảng điện .........................................................................72
7.2.4. Lắp đặt cầu dao ............................................................................72
7.2.5. Lắp đặt áp tô mát (CB).................................................................73
7.2.6. Lắp đặt cầu dao chống giật (ELCB) ............................................73
7.2.7. Lắp đặt thiết bị điện .....................................................................74
7.3. Thực hành .................................................................................................78
Bài 8: Lắp đặt tủ điện nguồn
8.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ........................................................................80
8.2. Hệ thống điện hạ áp ..................................................................................80
8.3. Các bước lắp đặt tủ điện nguồn................................................................81
8.4. Thực hiện lắp đặt tủ điện nguồn cho một phân xưởng ............................83
Bài 9: Đo và đấu quạt điện
9.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ........................................................................85
9.2. Phân loại và cấu tạo quạt điện ..................................................................85
9.2.1. Phân loại .....................................................................................85
9.2.2. Cấu tạo quạt điện ........................................................................85
9.3. Quạt bàn ...................................................................................................86
9.4. Quạt trần ...................................................................................................89
9.5. Những hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa .........................................91
Bài 10: Đo, khảo sát và đấu bếp điện
10.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ......................................................................93
10.2. Bếp điện có cơng suất khơng đổi ............................................................93
10.2.1. Cấu tạo ......................................................................................93
10.2.2. Đo, khảo sát và đấu bếp điện có cơng suất khơng đổi..............94
10.3. Bếp điện có cơng suất thay đổi được .....................................................95


10.3.1. Cấu tạo ......................................................................................95
10.3.2. Đo, khảo sát và đấu bếp điện có cơng suất thay đổi được........95

10.4. Những hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa .......................................96
10.4.1. Rơ le nhiệt .................................................................................96
10.4.2. Công tắc, công tắc xoay ............................................................97
10.4.3. Dây điện trở ..............................................................................98
10.4.4. Dây dẫn, phích cắm, đèn báo ....................................................99
Bài 11: Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện
11.1. Dụng cụ, vật tư và thiết bị ....................................................................101
11.2. Các dạng nồi cơm điện .........................................................................101
11.3. Nồi cơm điện cơ ...................................................................................103
11.3.1. Cấu tạo ....................................................................................103
11.3.2. Nguyên lý làm việc .................................................................104
11.3.3. Đo, khảo sát và đấu nồi cơm điện cơ......................................105
11.4. Những hư hỏng thường gặp va cách sửa chữa .....................................106
Phụ lục danh mục hình ảnh
Tài liệu tham khảo


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện

BÀI 1: HƢỚNG DẪN TỔ CHỨC XƢỞNG VÀ
AN TOÀN ĐIỆN
Thời lượng: 6 giờ
Mục tiêu:
 Phát biểu nội qui và tổ chức xưởng thực tập
 Trình bày các phần tử trong hệ thống cung cấp điện
 Giải thích các biển báo về an tồn điện
 Phân tích các u cầu cơ bản về an toàn điện
Nội dung:
1.1. DỤNG CỤ, VẬT TƢ VÀ THIẾT BỊ
 Bảng nội qui xưởng thực tập

 Sơ đồ tổ chức tổng quát một xưởng điện
 Dây điện các loại: dây 1 lõi, dây nhiều lõi, dây cáp hạ thế
1.2. TỔ CHỨC XƢỞNG THỰC TẬP
 Giới thiệu nội quy của xưởng điện, cách tổ chức bố trí và khu vực làm
việc của xưởng, từng loại mơ hình thiết bị có trong xưởng
 Giới thiệu sơ đồ tổ chức tổng quát một xưởng điện
 Các yêu cầu chuẩn bị trước khi vào thực tập:
1. Đọc kỹ và hiểu rõ nguyên tắc hoạt động của các thiết bị điện, mạch
điện sẽ thực hiện trong buổi thực tập.
2. Các bước thực hiện từng qui trình đo kiểm, xác định chuẩn bị đấu nối
dây cho thiết bị điện sẽ thực tập.
3. Hoàn chỉnh các sơ đồ nối dây, vẽ theo cách đi dây thực tế, nộp cho
giáo viên hướng dẫn thực tập trước khi vào thực tập.
1.3. AN TOÀN ĐIỆN
1.3.1. Nguồn điện

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 1


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
 Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện thông qua các máy phát
điện. Để truyền tải đi xa, người ta sử dụng lưới điện. Lưới điện bao gồm
đường dây tải điện và trạm biến áp.
 Lưới điện nước ta hiện nay có nhiều cấp điện áp như: 0,4KV, 10KV,
12KV, 15KV, 22KV, 35KV, 110KV, 220KV và 500KV. Để phân loại, người
ta có nhiều cách. Trong đó, người ta có thể phân loại theo các cấp điện áp như
sau:
+ Lưới siêu cao áp: 500KV

+ Lưới cao áp: 110KV và 220KV
+ Lưới trung áp: 10KV, 12KV, 15KV, 22KV và 35KV
+ Lưới hạ áp: từ 0,4KV trở xuống
 Khi truyền tải đi xa, người ta truyền tải bằng các cấp điện áp 500KV,
110KV và 220KV. Khi phân phối cho các khu vực, được truyền bằng các cấp
điện áp còn lại.
 Trong công nghiệp nước ta, được sử dụng chung một cấp điện áp hạ thế là
380V điện áp dây (Ud) và 220V điện áp pha (Up), tần số 50Hz. Các cấp điện
áp này được cung cấp bởi các máy biến áp điện lực biến đổi điện áp từ 35KV
hoặc 22KV hoặc 15KV xuống 380V/220V.

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý phân phối điện năng
Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 2


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
 Ngồi cấp điện áp 380V/220V, người ta cịn có những cấp điện áp riêng
phục vụ tại chổ, tùy theo mục đích u cầu sử dụng của từng cơng việc như:
 Cấp điện áp 220V/110V: trong đó 220V là Ud, và 110V là UP
 Cấp điện áp 660V/380V: trong đó 660V là Ud, và 380V là UP

Hình 1.2: Sơ đồ mạng điện 3 pha 4 dây trung tính trực tiếp nối đất
 Điện áp dây là điện áp đo được giữa các dây pha với nhau. Ký hiệu là Ud.
 Điện áp pha là điện áp đo được giữa 1 dây pha bất kỳ với một dây trung
tính. Ký hiệu là UP.
 Theo lý thuyết, ta có U d  3.U P
 Cách sử dụng nguồn điện
 Các thiết bị sử dụng điện của chúng ta có hai loại:

+ Loại thiết bị sử dụng điện 3 dây (hay còn gọi là thiết bị điện ba pha).
Loại này được cấp nguồn điện vào bằng ba dây pha, không cần sử dụng dây
trung tính.

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 3


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
+ Loại thiết bị sử dụng điện 2 dây (hay còn gọi là thiết bị điện 1 pha). Loại
này được cấp nguồn điện vào bằng một dây pha và một dây trung tính, hoặc
hai dây pha.
 Tất cả hai loại trên, khi sử dụng, ta phải xem kỹ điện áp định mức của thiết
bị được ghi tên bảng lý lịch của chúng, để ta có thể cấp điện áp vào cho phù
hợp.
1.3.2. Quy trình an tồn điện trong xƣởng điện
Khi thực hành hoặc đang công tác trong lĩnh vực điện, chúng ta phải ln
tn thủ các quy trình an tồn điện một cách nghiêm túc.
1.3.2.1. Các bảng báo (Biển báo)
 Luôn tuân thủ các bảng báo.
 Ở đây sơ lược một số ý nghĩa của các bảng báo như sau:
 ĐIỆN CAO THẾ NGUY HIỂM

 DỪNG LẠI, ĐIỆN CAO THẾ

Hai bảng báo trên báo cho ta biết khu vực đang treo bảng đang có điện cao
thế, rất nguy hiểm, khơng được đến gần khu vực đó.
 KHƠNG TRÈO - NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI


Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 4


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện

Báo cho ta biết trên cột đang có điện cao thế, khơng đực trèo lên.
 KHƠNG SỜ - NGUY HIỂM

Báo cho ta biết những hiện vật hoặc thiết bị đang có điện, nguy hiểm. Được
đến gần, nhưng khơng được sờ vào.
 CẤM ĐĨNG ĐIỆN

Bảng báo này nhắc chúng ta khơng được đóng điện tại nơi đang treo bảng
báo, vì có người đang sửa chữa điện hoặc đang có sự cố về điện phía sau
đường dây.
 Lưu ý rằng, nếu khi chúng ta đang sửa chữa điện, mà cần phải cúp điện
đầu nguồn, thì sau khi cúp điện, ta cũng phải treo bảng báo CẤM ĐÓNG
ĐIỆN ngay cầu dao nguồn hoặc áp tơ mát nguồn.

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 5


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện

 Những nơi dang có sự cố chạm điện xảy ra, ta phải vây rào và treo bảng
báo CẤM LẠI GẦN

 Ngồi những bảng báo đã trình bày trên, cịn nhiều bảng báo khác. Nếu có,
ta phải nghiêm túc tuân theo.

ĐIỆN CAO THẾ

HỒ QUANG ĐIỆN

ĐIỆN GIẬT CHẾT NGƢỜI

1.3.2.2. Quy trình an tồn khi thao tác điện
 Khơng được tiếp xúc với vật đang mang điện
 Khi tiếp xúc điện, phải có bảo hộ, phải cách điện hồn tồn so với đất
 Không dùng các vật dẫn điện để tiếp xúc với điện mà khơng có bọc vỏ
cách điện
Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 6


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
 Khi cắt dây điện, phải cắt từng sợi, không được cắt một lúc hai hay nhiều
sợi
 Khi thao tác đấu nối dây dẫn điện, phải cúp điện trức khi thực hiện
 Khi thao tác đấu nối dây dẫn điện vào nguồn điện, ta phải đấu dây trung
tính (N) trước, đấu dây pha sau.
 Tuân thủ những nội quy, quy định của xưởng thực tập
 Hiểu và quán triệt các bảng hiệu và dấu hiệu nguy hiểm phổ biến của
ngành điện.
 Để ngăn ngừa tai nạn, cần phải sử dụng các thiết bị an tồn thích hợp với
từng loại cơng việc cụ thể và điều kiện môi trường.

 Trong khi làm việc hoặc không làm nhiệm vụ, nếu thấy người bị tai nạn
điện, bất kỳ người nào cũng phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để cứu
người bị nạn.
 Trƣờng hợp cắt đƣợc mạch điện
 Nếu có thể, tốt nhất cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt gần nhất như
công tắt, cầu dao, máy cắt, đồng thời phải chú ý:
+ Nếu mach điện đi vào mạch đèn phải chuẩn bị ngay ánh sáng khác để
thay thế
+ Nếu người bị nạn ở trên cao phải chuẩn bị thiết bị hứng đỡ khi người
bị rơi
 Trƣờng hợp không cắt đƣợc mạch điện
 Nếu mạng điện hạ áp, người cứu phải được cách điện thật tốt như đứng
trên bàn, ghế gỗ khô, đi dép cao su hoặc đi ủng, mang găng tay cách điện…
 Nếu điện áp cao, tốt nhất người cứu phải có ủng, găng tay, sào cách điện
để gạt đẩy người bị nạn ra khỏi lưới điện. Trường hợp khơng có trang thiết bị
an tồn, người cứu có thể dùng dây nhôm hoặc dây đồng làm ngắn mạch lưới
để cứu người bị điện giật.
1.3.3. Các phƣơng pháp an toàn
Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 7


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
 Nối đất bảo vệ
1. Làm cọc nối đất, theo yêu cầu của bảng hướng dẫn (chọn cọc theo
yêu cầu). Các cọc thép, thanh thép dẹt hoặc hình chữ nhật, thép góc dài từ 2
3m có chiều dầy khơng bé hơn 4mm để tránh ăn mịn kim loại, đường kính
đẳng trị d = 0.95b ( với b là bề rộng của các cạnh thép góc).
2. Nối đất tự nhiên có thể sử dụng các ống dẫn nước hay ống kim loại

khác đặt trong đất (trừ các ống kim loại dẫn nhiên liệu lỏng và khí đễ cháy),
các vỏ bọc kim loại của cáp đặt trong đất.
3. Đóng sâu các cọc xuống đất sao cho đầu trên của chúng cách mặt đất
khoảng 0,5  0,8m.
4. Chọn dẫy dẫn nối đất theo các yêu cầu: đảm bảo độ bền cơ khí và ổn
định nhiệt, chịu được dòng điện lâu dài cho phép. Dây nối đất không được bé
hơn 1/3 dây pha, thông thường dùng dây thép có tiết diện 120 mm2, dây nhơm
35mm2 hoặc dây đồng 25mm2 (có thể tra ở sổ tay kỹ thuật).
5. Nối các đầu dây dẫn vào cọc cho thật chắc: có thể hàn điện hoặc
dùng bulong xiết tùy theo loại cọc đảm bảo chỗ nối có điện trở bé và chắc
chắn.
6. Nối các đầu dây dẫn tiếp đất vào vỏ các thiết bị điện hoặc tủ điện.
7. Kiểm tra hồn tất.
 Nối trung tính
1. Xác định dây pha, dây trung tính của nguồn điện.
2. Kiểm tra độ cách điện của vỏ thiết bị với các cuộn dây bằng Mêgômkế.
3. Đấu dây nguồn vào thiết bị điện.
4. Kiểm tra sự vận hành của thiết bị điện hoàn chỉnh.
5. Xác định nối trung tính chỉ có thể áp dụng đối với những lưới điện
có điểm trung trính của nguồn cung cấp được nối trực tiếp đến hệ thống tiếp
đất vận hành. Không áp dụng đối với các thiết bị điện được cung cấp từ cùng
một nguồn điện.
Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 8


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
6. Chọn dây dẫn nối trung tính sao cho dịng điện sự cố ít nhất phải
vượt q 3 lần dịng điện định mức của cầu chì nóng chảy gần nhất (hoặc tra ở

sổ tay kỹ thuật).
7. Nối dây dẫn vào vỏ thiết bị, đảm bảo chỗ nối tiếp xúc tốt và chắc
chắn.
8. Nối đầu dây dẫn còn lại vào dây trung tính.
9. Nối tiếp đất phụ để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
1.4. MỘT SỐ QUY CÁCH VỀ DÂY DẪN
1.4.1. Dây đơn mềm
 Là dây bọc nhựa, phần ruột đồng có kết cấu gồm nhiều sợi nhỏ xoắn lại
với nhau.
 Quy cách về kích cở của dây được tính theo tiết diện, đơn vị tính là mm2.
Tiết diện của dây được tính bằng tổng tiết diện các sợi nhỏ bên trong của dây.

Hình 1.3: Dây đơn mềm
Cách viết: 0.8mm2, 1.0mm2 ,1.5mm2, 2.0mm2 , 2.5mm2…
Cách gọi: Dây 0,8 ly vuông, dây một ly vuông, dây 1.5 ly vuông…
1.4.2. Dây đôi mềm
 Là dây bọc nhựa, có hai sợi dây đơn mềm kết dính với nhau. phần ruột
đồng của mỗi sợi có kết cấu gồm nhiều sợi nhỏ xoắn lại với nhau.

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 9


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
 Quy cách về kích cở của dây được tính theo tiết diện, đơn vị tính là mm2.
Tiết diện của dây được tính bằng tổng tiết diện các sợi nhỏ bên trong của mỗi
dây.

Hình 1.4: Dây đơi mềm

Cách viết:

2 x 0.8mm2, 2 x 1.0mm2

Cách gọi: Dây đôi 0,8 ly vuông, dây đôi một ly vuông…
1.4.3. Dây đơn cứng
 Là dây bọc nhựa, phần ruột đồng có kết cấu là một sợi đồng.
 Quy cách về kích cở của dây được tính theo đường kính, đơn vị tính là
mm.

Hình 1.5: Dây đơn cứng

Cách viết: 12/10, 16/10, 20/10, 26/10 và 30/10
Cách gọi: Dây 12, dây 16, dây 20, dây 26 và dây 30
Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 10


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
1.4.4. Dây cáp hạ thế

Hình 1.6: Các dạng cáp hạ thế

 Là dây bọc nhựa, dùng trong lưới hạ thế. Có nhiều loại: Cáp 2 lõi, cáp 3
lõi, 4 lõi…
 Quy cách về kích cở của dây được tính theo diện tích của từng lõi, giống
như dây đơn mềm.
 Các quy cách cho loại dây này nhỏ nhất là 1.5mm2 đến vài trăm mm2.
Cách viết: 1x (2 x 1.5mm2), 1 x (3 x 2.5mm2), 1 x (4 x 5.mm2) …

Cách gọi: Cáp 2 lõi 1.5mm2, Cáp 3 lõi 2.5mm2, Cáp 4 lõi 5mm2…

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 11


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện

CÁC KÝ HIỆU CƠ BẢN VỀ ĐIỆN
STT

1

Đường dây 1 sợi

2

Đường dây 2 sợi

3

Ký hiệu đa tuyến

Tên gọi

Ký hiệu đơn tuyến

hoặc


2

L

Nguồn điện 1 pha

N

1
4

Nguồn điện 3 pha 3

2

dây
3

1
5

Nguồn điện 3 pha 4
dây

2

3
N

6


Cầu chì

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 12


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện

7

Áp tô mát 2 cực

8

Áp tô mát 3 cực

9

Cầu dao 3 cực

10

Cơng tơ điện (điện
năng kế)

11

12


hoặc

KWh

Bóng đèn trịn
(đèn tim nung sáng)

Đèn huỳnh quang
(bộ đèn đơn)

13

Đèn huỳnh quang
(bộ đèn đơi)

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 13


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện

14

Máy phát điện 1 pha
G

G


G

G

15
Máy phát điện 3 pha

16

Động cơ điện 1pha
M

17

18

Động cơ điện 3 pha

M

M

M

Công tắc 2 cực
(công tắc đơn)
Vị trí 1

19


Cơng tắc 3 cực
(cơng tắc đơi)

Vị trí 2
Vị trí 1

20

Cơng tắc 4 cực

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 14


Bài 1: Hướng dẫn tổ chức xưởng và an toàn điện
Vị trí 2

21

Ổ cắm 2 cực

22

Ổ cắm 3 cực

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày nội qui và cách tổ chức xưởng điện?
2. Nêu cấu trúc của hệ thống điện?
3. Giải thích các biển báo trong an tồn điện?

4. Nêu các u cầu cơ bản trong an tồn điện?

Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 15


Bài 2: Dụng cụ, đồ nghề thợ điện

BÀI 2: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ THỢ ĐIỆN
Thời lượng: 6 giờ
Mục tiêu:
 Nhận dạng, phân loại và sử dụng được các loại dụng cụ, đồ nghề
thợ điện.
 Lựa chọn, sử dụng an toàn đúng chức năng, bảo quản giữ gìn
dụng cụ đồ nghề của người thợ điện.
Nội dung:
2.1. DỤNG CỤ, VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ
 Kềm các loại
 Tua vít các loại
 Khoan các loại
 Đồng hồ đo các loại
 Cưa cắt các loại
 Khóa, mở ốc các loại
 Búa các loại
 Các dụng cụ chuyên dùng khác
2.2. KỀM CÁC LOẠI
 Kềm là một trong những dụng cụ được sử dụng phổ biến với những
tính năng cụ thể khác nhau. Kềm có nhiều loại và kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc
vào cơng dụng của nó.


Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 16


Bài 2: Dụng cụ, đồ nghề thợ điện

Hình 2.1: Các dạng kềm thông dụng
 Kềm vạn năng (kềm răng): dùng để kẹp giữ, vặn xoắn hoặc cắt dây.
 Kềm mỏ nhọn: dùng để kẹp giữ, uốn khoen đầu dây dẫn.
 Kềm cắt thẳng: dùng để cắt ống điện, cắt dây dẫn điện . . .
 Kềm tuốt dây: dùng để tuốt vỏ cách điện dây dẫn.
 Kềm bấm đầu code: dùng để bấm làm đầu code

Hình 2.2: Các dạng kềm
* Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng kềm các loại gồm:
 Không được dùng kềm để gõ lên các vật thể khác.
 Không dùng kềm khi kềm bị nung nóng ở nhiệt độ cao và khơng dùng
kềm để cắt dây đang bị nung nóng
Giáo Trình Thực Tập Điện Dân Dụng

Trang 17


×