Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi HSG su 9 HDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.21 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT</b>
<b>LẬP THẠCH</b>


<b>ĐỀ KHẢO SÁT HSG LỚP 9 LẦN 1 </b>
<b>NĂM HỌC 2011 - 2012</b>


<b>Môn: Lịch sử</b>


<i><b>Thời gian làm bài: 150 phút</b></i>
<b>Câu I. (2 điểm)</b>


Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói: “Hồ bình ổn
định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân
tộc?


<b>Câu II. (2 điểm)</b>


Bằng những sự kiện lịch sử có tính chất chọn lọc, em hãy phân tích những nét độc đáo
trong quá trình tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sau khi tìm thấy
con đường cứu nước đúng đắn Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động ở Pháp như thế
nào


<b>Câu III. (3 điểm)</b>


Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương sau
chiến tranh thế giới thứ nhất? Chương trình khai thác lần thứ hai tập trung vào những
nguồn lợi nào? Tác động đối với nền kinh tế Việt Nam như thế nào?


<b>Câu IV. (3 điểm)</b>


Nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945? Nguyên nhân nào có


tính chất quyết định? Vì sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHỊNG GD&ĐT</b>
<b>LẬP THẠCH</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HSG LỚP 9 LẦN 1</b>
<b>MÔN LỊCH SỬ NĂM HỌC 2011 – 2012</b>


<b>Câu I. (2,0 điểm)</b>


<b>1. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: (1 điểm)</b>
- Xu thế hồ hỗ và hồ dịu trong quan hệ quốc tế. (0,2đ)


- Sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế gới đang tiến tới xác lập một trật tự
thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. (0,2đ)


- Từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cánh mạng khoa
học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh
tế làm trọng điểm. (0,2đ)


- Tuy hồ bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ
XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các
phe phái. (0,2đ)


- Xu thế chung của thế giới ngày nay là hồ bình ổn định và hợp tác phát triển
kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc. (0,2đ)


<b>2. “Hồ bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế” vừa là thời cơ, vừa là</b>
<b>thách thức đối với các dân tộc: (1 điểm)</b>



<b>a. Thời cơ: (0,5 điểm)</b>


- Bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong
việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh
kinh tế khu vực. (0,25đ)


- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học - kĩ thuật của
thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và
phát triển đất nước. (0,25đ)


<b>b. Thách thức: (0,5 điểm)</b>


- Phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ
dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cịn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của
thị trường thế giới; việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay nước ngồi; việc giữ
gìn bảo vệ bản sắc dân tộc và kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại…
<b>(0,25đ)</b>


- Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế - xã hội đất nước phát triển, không nắm
bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ
nhưng khơng có đường lối, chính sách đúng đắn sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân
tộc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách
phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu
vực và thế giới. (0,25đ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>1.Những nét độc đáo.</b>


- Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình Người chọn con
đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kĩ
thuật và nền văn minh phát triển.( 0, 5đ )



- Người đi ra nước ngoài khơng phải để cầu viện mà với mục đích xem các nước trên
thế giới làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào cứu nước. Người thấy rằng cách
mạng Mĩ, cách mạng Pháp nêu cao ngọn cờ bình đẳng nhưng khơng đem lại tự do,
bình đẳng thực sự cho quần chúng lao động. ( 0,5 đ)


- Cuộc “cách mạng tới nơi” mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn là cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đó là lí do khẳng định rằng Việt Nam phải đi
theo cách mạng tháng Mười Nga. ( 0,25 đ )


- Khi tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cách mạng vơ sản, Nguyễn
Ái Quốc vận dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam để cứu nước, cứu dân. Nhờ vậy cách
mạng Việt Nam chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối. ( 0,25 đ )


2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp:


- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
<i>đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, luận cương chỉ ra con đường giải phóng </i>
dân tộc, giai cấp cho các thuộc địa trong đó có Việt Nam, từ đó Người hồn tồn tin
theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.( 0,5 đ)


- Tháng 12-1920, tại đại hội của Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ
phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp.Từ chủ nghĩa yêu nước, qua phong trào công nhân, tiếp súc với chủ nghĩa
Mac-Lênin, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Người tìm
ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mac-Lênin. Người khẳng
định “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi
con đường cách mạng vô sản”. ( 0,5 đ)


- Năm 1921,được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một


số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri để
đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thơng qua tổ chức đó
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, đến các dân tộc thuộc địa. (0,25 đ)


- Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ
biên đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung
và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải
phóng. Người cịn viết nhiều bài cho báo Nhân Đạo, báo Đời sống công nhân, và
cuốn sách “ Bản án chế độ thực dân Pháp”….Có tác dụng tố cáo tội ác của đế quốc.
Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đốn, các sách báo nói
trên vẫn được bí mật chuyển về Việt Nam. (0,5 đ )


<b>Câu III. (3,0 điểm)</b>


<b>1. Nguyên nhân thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông</b>
<b>Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất: (0,25 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Chương trình khai thác lần thứ hai tập trung vào các nguồn lợi: (1,75</b>
<b>điểm)</b>


- Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp
(chủ yếu là đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là mỏ than). (0,25đ)


- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để mở rộng diện tích trồng
cao su. Nhiều công ti cao su lớn ra đời: Công ti Đất Đỏ, công ti Mi-sơ-lanh…
<b>(0,25đ) </b>


- Công nghiệp: Chủ yếu khai thác than đá, mở rộng một số cơ sở công nghiệp
chế biến như nhà máy sợi Nam Định, nhà máy rượu Hà Nội, nhà máy xay xát gạo
Chợ Lớn… (0,25đ)



- Thương nghiệp: Để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đơng Dương, Pháp đánh
thuế nặng hàng hố các nước nhập vào nước ta. (0,25đ)


- Giao thông vận tải: Được đầu tư phát triển thêm. Đường sắt xuyên Đông
Dương được nối liền nhiều đoạn: Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vinh – Đơng Hà
(1927). (0,25đ)


- Tài chính Ngân hàng Đơng Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế.
<b>(0,25đ)</b>


- Thuế khoá: Chúng đánh thuế nặng và đặt ra nhiều thứ thuế để vơ vét, bóc lột
nhân dân ta. (0,25đ)


<b>3. Tác động của Chương trình khai thác lần thứ hai đối với nền kinh tế</b>
<b>Việt Nam: (1 điểm)</b>


- Quá trình khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam làm cho nền kinh tế nước
ta có sự chuyển biến theo hướng tư bản. Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa dẫn tới sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc ở nông thơn.
Do đó, nền kinh tế hàng hố có điều kiện để phát triển. (0,25đ)


- Do mục đích của Pháp biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật
liệu và tiêu thụ hàng hoá, nên tác dụng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
du nhập vào cũng rất hạn chế. (0,25đ)


- Mặt khác, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, sử dụng giai
cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam khơng cịn là nước độc lập và khơng thể
có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên tư bản chủ nghĩa, mà trở thành một
nước thuộc địa nửa phong kiến. (0,25đ)



- Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền kinh tế đan xen tồn tại
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến. Đó là
một nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
<b>(0,25đ)</b>


<b>Câu IV. (2,0 điểm)</b>


<b>Nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945:</b>
<b>- Nguyên nhân chủ quan: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với
đường lối đúng đắn và sáng tạo. Đã xây dựng được khối liên minh công nông vững
chắc, tập hợp quần chúng rộng rãi, lại biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu
tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên phát
động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. ( 0,5 đ )


<b>- Nguyên nhân khách quan: ( 0,5đ )</b>


Hồn cảnh quốc tế vơ cùng thuận lợi đó là Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh
đánh bại phe phát xít Nhật tạo nên thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân ta vùng
dậy giành độc lập.


<b>* Nguyên nhân chủ quan là ngun nhân có tính chất quyết định.( 0,5 đ )</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×