Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM: “HAI SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ XÃ HỘI TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ” VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ CHO GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 42 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM: “HAI SÁCH

LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ - XÃ HỘI TRONG CÁCH MẠNG
DÂN CHỦ” VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN
ĐƯỜNG LỐI CHÍNH TRỊ CHO GIAI CẤP CƠNG NHÂN.

GV hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Xuân Phong
Học viên: Nguyễn Thị Phương Thảo
Lớp: Chính trị Phát triển K38B

Hà Nội, tháng 5/2020


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ quý
thầy cơ Học viện Báo chí và Tun truyền, Q thầy cơ khoa Chính trị học đã dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và
rèn luyện tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên - PGS.TS. Nguyễn Xuân Phong, Thầy
đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài
tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được
hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc



Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................................................1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .........................................................................................2
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................................3

3.1. Mục đích ....................................................................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................4
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................................5
Chương 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ CẤU TRÚC TÁC PHẨM HAI SÁCH LƯỢC CỦA
ĐẢNG DÂN CHỦ - XÃ HỘI TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ .......................................................5

1. Hoàn cảnh ra đời ............................................................................................................ 5
2. Cấu trúc của tác phẩm .................................................................................................. 10
Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM “HAI SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN
CHỦ - XÃ HỘI TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ” .........................................................................12

1- Luận điểm về đảng chính trị của giai cấp vô sản. .......... Error! Bookmark not defined.
2- Luận điểm về chính phủ cách mạng lâm thời (nhà nước trong cách mạng dân chủ):
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.

3- Luận điểm về vai trị của giai cấp vơ sản trong cách mạng dân chủ-tư sản. ........ Error!
Bookmark not defined.
4- Luận điểm: “Khởi nghĩa vũ trang thắng lợi của nhân dân là phương tiện quan trọng
nhất để lật đổ chế độ Nga hoàng và thiết lập nhà nước cộng hòa dân chủ” ............. Error!
Bookmark not defined.
5- Luận điểm về cách mạng không ngừng, về mối quan hệ giữa cách mạng tư sản và cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới chuyển thành cách mạng xã
hội chủ nghĩa. ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN ĐƯỜNG LỐI CHO GIAI CẤP CÔNG
NHÂN ..................................................................................................................................................344

3. 1. Tác phẩm có sự đóng góp rất lớn vào kho táng lý luận của Chủ nghĩa Mác ................... 34
3.2. Một số bài học rút ra và ý nghĩa cách mạng .............................................................. 36
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 377
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 39


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Học thuyết Mác - Lênin ra đời là một tất yếu lịch sử, đáp ứng sự địi hỏi
của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Học thuyết đã
giúp cho phong trào của giai cấp cơng nhân có sự biến đổi căn bản về chất, từ hoạt
động mang tính tự phát đã trở thành tự giác. Học thuyết đã trang bị vũ khí tinh
thần sắc bén cho giai cấp công nhân, giúp họ trở thành lực lượng cách mạng tiến
bộ nhằm xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và thiết lập một chế độ xã hội mới xã
hội chủ nghĩa.
Tháng 7-1905, Lênin đã cho xuất bản tác phẩm “Hai sách lược của Đảng
dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ” với khẳng định: Việc đưa ra được
đường lối sách lược đúng đắn có vai trị vơ cùng quan trọng đối với bất cứ một
đảng chính trị nào, đặc biệt là đối với đảng chính trị của giai cấp vơ sản.

Theo đó, để thực hiện có hiệu quả đường lối sách lược đúng đắn, trước hết
cần phải làm công tác tuyên truyền giáo dục trong quần chúng về nội dung của
đường lối sách lược, làm cho quần chúng đồng tình với cương lĩnh, đường lối
sách lược của đảng. Người chỉ rõ: “Quần chúng cơng nhân cịn chưa biết gì mấy
về những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và về những phương pháp để thực hiện
chủ nghĩa xã hội”, cần phải tiến hành công tác tổ chức, giáo dục quần chúng thông
qua phong trào đấu tranh cách mạng, bởi vì “giải phóng cơng nhân chỉ có thể là
sự nghiệp của chính bản thân cơng nhân; nếu quần chúng không giác ngộ và
không được tổ chức, nếu quần chúng không được cuộc đấu tranh giai cấp công
khai chống toàn bộ giai cấp tư sản rèn luyện và giáo dục thì khơng thể nói đến
cách mạng xã hội chủ nghĩa được”.
Vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác vào tình hình cụ
thể nước Nga, Lênin đã luận chứng một cách đầy thuyết phục về cuộc cách mạng
dân chủ tư sản kiểu mới - cuộc cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại đế quốc
chủ nghĩa, từ đó đã phát triển và hồn chỉnh luận điểm của Mác về cách mạng
không ngừng. Lênin đã khẳng định vai trị lãnh đạo của giai cấp vơ sản trong cách
mạng dân chủ tư sản và cụ thể hóa nguyên lý của chủ nghĩa Mác về liên minh
1


công nông. Hơn nữa, trong tác phẩm này, lần đầu tiên Lênin đã nêu ra vấn đề
chính quyền nhà nước trong cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Theo Lênin đó
là chính quyền dân chủ cách mạng của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Tác phẩm này khơng chỉ có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng Nga, mà
cịn có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp
vơ sản các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, những
vấn đề cơ bản đã được xây dựng trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, trong
đó có những tư tưởng của Lênin về đường lối chiến lược, sách lược được trình
bày trong tác phẩm này. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định rằng sau khi

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi chúng ta sẽ tiến hành xây dựng đất
nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Tìm hiểu những Tư tưởng chính trị cơ bản của tác phẩm: “Hai sách lược
của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ” và ý nghĩa đối với việc tuyên
truyền đường lối chính trị cho giai cấp cơng nhân, đặc biệt quan trọng đối với mỗi
chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy em chọn vấn đề: “Tư tưởng chính trị cơ
bản của tác phẩm: “Hai sách lược của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng
dân chủ” và ý nghĩa đối với việc tuyên truyền đường lối chính trị cho giai cấp
cơng nhân” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Các tác phẩm kinh điển trong học thuyết của Mác - Lênin nói chung, tác phẩm
“Hai sách lược của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ” nói riêng
đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học lý luận với nhiều khía cạnh
và nội dung khác nhau. Điển hình như:
- Giới thiệu một số tác phẩm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về
chính trị, NXB Chính trị Quốc gia sự thật, tác giả PGS.TS Nguyễn Xuân Phong;
- Tập bài giảng về quan điểm chính trị trong một số tác phẩm kinh điển Mác
- Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn;
- Giới thiệu các tác phẩm kinh điển, NXB Chính trị quốc gia (2006);
2


Các cơng trình nghiên cứu này đã tập trung giới thiệu những nét khái quát
về hoàn cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph.
Ăngghen và V.I. Lênin.
Ngồi ra, những vấn đề có trong tác phẩm còn được đăng tải trên các trang
Web với hình thức như bài viết, bài tham luận, trao đổi ở các khía cạnh khác nhau
của tác phẩm. Vì vậy, em hy vọng đề tài “Tư tưởng chính trị cơ bản của tác
phẩm: “Hai sách lược của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ” và

ý nghĩa đối với việc tuyên truyền đường lối chính trị cho giai cấp cơng nhân”.
Sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu tác phẩm “Hai sách lược của
đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ” của V.I. Lênin nói riêng và các
tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
- Trình bày, phân tích và làm sáng tỏ hồn cảnh ra đời, mục đích viết tác
phẩm, nội dung cơ bản của tác phẩm “Hai sách lược của đảng dân chủ xã hội
trong cách mạng dân chủ”.
- Đánh giá khách quan về những phân tích của Lênin, rút ra ý nghĩa phương
pháp luận, quan trọng nhất là ý nghĩa đối với việc tuyên truyền đường lối chính
trị cho giai cấp cơng nhân
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, lý do viết tác “Hai sách lược của đảng dân
chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”.
- Nghiên cứu nội dung tư tưởng chính trị cơ bản trong tác phẩm “Hai sách
lược của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”
- Nghiên cứu ý nghĩa đối với việc tuyên truyền đường lối chính trị cho giai
cấp cơng nhân.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3


Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận của V.I. Lênin về tư tưởng chính
trị cơ bản của tác phẩm: “Hai sách lược của đảng dân chủ xã hội trong cách mạng
dân chủ” và ý nghĩa đối với việc tun truyền đường lối chính trị cho giai cấp
cơng nhân”.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử

và chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp phương pháp đánh giá, phân tích, tổng
hợp, loogic - lịch sử…cụ thể: đọc tài liệu, tổng hợp tài liệu.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Kết cấu của đề tài tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, thì phần nội dung gồm có ba chương:
Chương 1: Hồn cảnh lịch sử ra đời và lý do viết tác phẩm “Hai sách lược
của đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ”
Chương 2: Tư tưởng chính trị cơ bản trong tác phẩm “Hai sách lược của
đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ”
Chương 3: Ý nghĩa đối với việc tuyên truyền đường lối chính trị cho giai
cấp công nhân.

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ CẤU TRÚC TÁC PHẨM
HAI SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ - XÃ HỘI TRONG CÁCH
MẠNG DÂN CHỦ
Với tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng
dân chủ, lần đầu tiên Lênin nêu đường lối sách lược của chính Đảng của giai cấp
cơng nhân trong cuộc cách mạng tư sản kiểu mới - một sự phát triển chủ nghĩa
Mác trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc. Lênin
đã đánh đổ đường lối cơ hội chủ nghĩa của phái Mensêvích và khẳng định sự đúng
đắn của đường lối chính trị của phái Bơnsêvích.
1. Hồn cảnh ra đời
Tác phẩm được V.I.Lênin viết vào tháng 6-7 năm 1905, lúc này trên thế
giới, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ thời kỳ tự do cạnh tranh sang đế quốc. Tư bản
công nghiệp liên kết với tư bản tài chính để hình thành những tổ chức độc quyền
lớn lũng đoạn xã hội. Việc tranh giành thị trường đã làm cho mâu thuẫn giữa các

nước đế quốc nảy sinh và trở nên gay gắt. Các nước đế quốc đang chú ý tới các
quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, Trung Quốc - một
quốc gia có thị trường rộng lớn và giàu có về tài nguyên (dưới sự thống trị của
nhà Thanh tàn bạo nhưng nhu nhược) đang là tâm điểm cho sự chú ý của các nước
đế quốc.
Thời gian này, so với nhiều nước tư bản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thì nước Nga
là một nước quân chủ chuyên chế có nền kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên, nước
Nga đã mang đầy đủ tính chất của một nước đế quốc. Các tập đoàn tư bản ở Nga
liên kết với các tập đoàn tư bản nước ngồi, nắm quyền chi phối tồn bộ nền tài
chính, cơng nghiệp đất nước, làm lũng đoạn nền kinh tế. Mặt khác, tư bản Nga
vẫn tiếp tục bắt tay với chính quyền Nga hồng ra sức áp bức, bóc lột nhân dân
Nga một cách nặng nề. Các dân tộc lệ thuộc vào nước Nga Sa hồng có đời sống
chẳng khác gì giai cấp cơng nhân và nơng dân Nga. Nga hồng đã tiến hành mở
rộng thuộc địa của mình về phía Trung Quốc. Chính phủ Nga hồng đã buộc
Trung Quốc phải nhượng lại cho mình sự quản lý bán đảo Liêu Đồng và pháo đài
5


Lữ Thuận. Nước Nga dã tiến hành xây dựng đường xe lửa Hoa Đơng, tiến dần sự
chiếm đóng cả Bắc Mãn Châu với ý đồ mở rộng sang vùng Triều Tiên.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng muốn mở rộng thuộc địa của mình ở khu vực
châu Á, trước tiên là Trung Quốc, tiếp đến Triều Tiên, Mãn Châu, đảo Xakhalin,
khu vực Viễn Đông... Điều này đã làm cho Nhật Bản nảy sinh mâu thuẫn với Nga
hoàng. Mâu thuẫn giữa hai đế quốc này ngày càng có phần phức tạp và bị đẩy lên
gay gắt.
Nga hoàng muốn tiến hành chiến tranh vì hai lý do: thứ nhất, để khuếch
trương địa vị chính trị của mình trong nước, đàn áp phong trào đấu tranh của quần
chúng nhân dân Nga; thứ hai, mở rộng được thị trường, bành trướng thế lực ra
bên ngoài, vơ vét của cải từ các quốc gia thuộc địa.
Dưới sự hậu thuẫn bí mật của Anh, Nhật Bản chuẩn bị mọi điều kiện để

đánh đòn phủ đầu bất ngờ đối với Nga. Vào tháng 1-1904, không tuyên chiến,
quân đội Nhật hồng đã bất thình lình tấn cơng pháo đài Lữ Thuận và làm cho
hạm đội này của Nga bị thiệt hại nặng. Cuộc chiến của Nhật nổ ra bất ngờ trước
sự trang bị vũ khí lạc hậu, binh lính huấn luyện kém, tướng tá chỉ nghĩ đến vơ vét
của cải... đã làm cho quân đội Nga thua liên tiếp. Sau khi chiếm được pháo đài Lữ
Thuận, quân đội Nhật đã đánh thắng nhiều trận và trận quyết định ở Phụng Thiên.
Trận này Nga hoàng bị thiệt hại gần một nửa số quân (12/30 vạn quân) gồm: bị tử
trận, bị thương, bị bắt làm tù binh. Để cứu pháo đài Lữ Thuận, Nga điều một hạm
đội gồm 20 tàu chiến từ biển Ban Tích kéo sang nhưng đã bị quân đội Nhật tiêu
diệt hoàn toàn ở eo biển Đối Mã làm 13 tàu bị đắm, 4 tàu bị bắt giữ. Nước Nga
Sa hồng bại trận. Chính phủ Nga hồng buộc phải ký hồ ước với Nhật. Nhật
chiếm đóng Triều Tiên, kiểm soát cửa biển Lữ Thuận và một nửa đảo Xakhalin.
Sự thất bại nhục nhã của Chính phủ Nga hồng là nguyên nhân làm cho đời
sống quần chúng lao động Nga càng khốn quẫn hơn. Nhân dân ngày càng thấy rõ
tính chất phản động của Chính phủ Nga hồng và muốn sớm lật đổ. Trái với ý dồ
của Nga hoàng, dùng cuộc chiến tranh với Nhật một phần để bóp nghẹt phong
trào cách mạng trong nước, cuộc chiến tranh đã làm cho phong trào cách mạng
của quần chúng thêm mạnh mẽ hơn và mang tính rộng khắp tồn quốc. Đánh dấu
sự kiện này là cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân trước Cung điện Mùa Đông ở
6


Pêtécbua ngày 9-1-1905. Vua Nicôlai Đệ nhị hạ lệnh cho binh lính bắn vào đồn
biểu tình khơng vũ khí. Kết cục, cuộc biểu tình bị dìm trong bể máu với 1.000
người bị chết, 2.000 người bị thương. Sau sự kiện này, phong trào cách mạng càng
nổ ra mạnh mẽ và mang tính chính trị rõ nét hơn bởi phong trào đã nhận thức rõ
chỉ có đấu tranh cách mạng, lật đổ Nga hồng thì mới có thể giải phóng được
mình.
Lực lượng quân đội của Nga hoàng cũng đã bắt đầu có sự phân hố, một
bộ phận muốn ngả theo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Điều

này được đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa của binh sĩ trên chiến hạm Pôtemkin
thuộc hạm dội Hắc Hải diễn ra vào tháng 6-1905.
Dưới sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong nước, Chính phủ Nga
hồng cấu kết với bọn đại địa chủ, đại tư sản dùng mọi thủ đoạn lúc thì mị dân,
ve vãn, lúc thì đàn áp khốc liệt... nhằm dập tắt phong trào đấu tranh.
Trước tình hình chính trị phức tạp ở Nga lúc này, các đảng chính trị đại
diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau thể hiện quan điểm, đường lối, cương
lĩnh chính trị, thái độ của mình đối với giai cấp mình đại diện và Chính phủ Nga
hồng. Ở Nga lúc này tồn tại một số đảng chính trị chủ yếu sau:
- Đảng Liên hiệp nhân dân Nga (Đảng Trăm đen) đại diện cho lợi ích của
giai cấp địa chủ, quý tộc. Đảng này ủng hộ Nga hoàng, chống đối phong trào cách
mạng.
- Đảng Tháng Mười, đại diện cho lợi ích của bọn đại địa chủ, đại tư sản.
Đảng này ra sức ủng hộ Nga hoàng, chống phong trào cách mạng.
- Đảng Dân chủ lập hiến (Đảng Cađê), đại diện cho lập trường của giai cấp
tư sản tự do gồm: tư sản vừa và nhỏ, tư sản trí thức. Đây là một đảng có số lượng
khơng nhiều, khơng mạnh, có xu hướng thoả hiệp với Nga hoàng, rất sợ phong
trào cách mạng. Họ muốn giành quyền lực chính trị bằng con đường ơn hoà, cải
lương.
- Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng, đại điện cho lợi ích của tầng lớp tiểu
tư sản. Mục tiêu của đảng này nhằm xoá bỏ đặc quyền phong kiến thiết lập chế
độ cộng hoà dân chủ tư sản. Thực chất đảng này mang bản chất tư sản.

7


- Đại diện cho phong trào cách mạng của nhân dân lao động lúc này chỉ có
duy nhất Đảng cơng nhân dân chủ - xã hội Nga. Đảng được thành lập tháng Ba
năm 1898 tại Minxcơ (khi V.I.Lênin đang bị lưu đày ở Xibêri) nhưng chưa có
cương lĩnh, điều lệ. Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội I bầu ra bị Chính phủ

Nga hồng bắt giam và đưa đi lưu đày nên khơng cịn ai có thể khơi phục được
phong trào. Và thực chất, lúc này một đảng chính trị vơ sản theo chủ nghĩa Mác
là chưa có ở Nga.
Vấn đề cấp bách là phải xây dựng được đảng chính trị chân chính của giai
cấp cơng nhân. V.I.Lênin đã cùng với Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga được
tuyên bố thành lập năm 1898, nhưng thực tế được thành lập năm 1903 tại Đại hội
II của Đảng. Lúc bấy giờ do những bất đồng về nguyên tắc xây dựng Đảng và tổ
chức, đã phân liệt thành hai phái trong đại hội. Phái đa số cách mạng theo
V.I.Lênin, tức phái bơnsêvích và phái thiểu số cơ hội chủ nghĩa, tức phái
mensêvích, trên thực tế mensêvích đã thành một đảng độc lập, các đồng chí của
mình tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng đối với những kẻ cơ hội chủ
nghĩa trong hàng ngũ công nhân cả trên hoạt động lý luận lẫn thực tiễn. Để chuẩn
bị cơ sở lý luận và tư tưởng cho việc thành lập một chính đảng vơ sản kiểu mới,
năm 1902, V.I.Lênin đã xuất bản tác phẩm Làm gì?. Tác phẩm này đã đóng vai
trị to lớn trong việc đồn kết, thống nhất đội ngũ cán bộ đảng trên cơ sở chủ'nghĩa
Mác, chuẩn bị cho Đại hội II của Đảng công nhận dân chủ - xã hội Nga, tiến tới
thành lập đảng mácxít cách mạng chân chính.
Ngày 17-7-1903, Đại hội II của Đảng cơng nhân dân chủ - xã hội Nga khai
mạc, Đại hội đã thông qua cương lĩnh, điều lệ Đảng, bầu ra các cơ quan lãnh đạo
trung ương của Đảng. Cũng tại Đại hội đã diễn ra sự đấu tranh gay gắt giữa hai
nhóm trong đảng là bơnsêvích và mensêvích.
Sau Đại hội II, hai nhóm trong đảng đã có sự phân biệt sâu sắc đến mức cả
hai phái đều thành lập cơ quan trung ương và cơ quan ngôn luận riêng. Trước tình
hình này, để xây dựng đảng thống nhất về tổ chức và tư tưởng nhằm chống lại
những quan điểm cơ hội chủ nghĩa của phái mensêvích, V.I.Lênin đã viết tác phẩm
Một bước tiến, hai bước lùi.

8



Mặc dù có sự cố gắng nỗ lực của V.I.Lênin, tình hình thống nhất giữa hai
nhóm vẫn khơng được cải thiện, thậm chí có phần thêm trầm trọng. Cụ thể đến
năm 1905, tình hình phân liệt của Đảng cơng nhân dân chủ - xã hội phức tạp hơn,
phái mensêvích khơng những bất đồng với đa số trong đảng về vấn đề tổ chức mà
còn bất đồng cả về vấn đề đường lối cách mạng. Điều này đã làm cho hai phái
mặc dù chưa thành hai đảng riêng biệt nhưng trên thực tế đã gần như là hai đảng
khác nhau song song tồn tại.
Tình hình chính trị - xã hội đất nước có nhiều thay đổi có lợi cho phong
trào cơng nhân và nhân dân lao động. Tình hình này địi hỏi Đảng công nhân dân
chủ - xã hội phải xây dựng được cương lĩnh hành động thống nhất của mình như:
lãnh đạo tổ chức khởi nghĩa vũ trang, lật đổ Nga hồng, xây dựng chính quyền
cách mạng lâm thời, ứng xử với các giai cấp trong xã hội. Do vậy, yêu cầu triệu
tập Đại hội III được đặt ra nhằm đáp ứng đòi hỏi này.
Tháng 4-1905, Đại hội III của Đảng công nhân dân chủ - xã hội được diễn
ra tại Luân Đôn (Anh) dưới sự quyết định của những người bơnsêvích. Đại hội
triệu tập tất cả đảng viên của hai nhóm đến dự. Nhưng những người mensêvích
khơng tham gia mà họ tự ý triệu tập đại hội riêng cũng vào tháng 4-1905. Do số
đảng viên quá ít, nên những người mensêvích gọi đại hội của mình là Hội nghị
đại biểu, tổ chức ở Giơnevơ (Thuỵ Sĩ).
Sau khi hai Đại hội kết thúc, hai loại nghị quyết của hai Đại hội này được
phổ biến rộng rãi trong phong trào công nhân. Điều nguy hại là hai loại nghị quyết
này hoàn tồn có sự trái ngược nhau. Ví dụ, nghị quyết Đại hội III ở Luân Đôn là
những nghị quyết mang tính cách mạng, trong khi đó nghị quyết của Hội nghị đại
biểu tại Giơnevơ mang tính chất cải lương. Tình hình này làm cho phong trào
cơng nhân khó mà xác định được con đường cách mạng đúng đắn cho mình. Thực
tê này, địi hỏi V.I.Lênin phải giải thích rõ đường lối cách mạng Đại hội III của
những người bơnsêvích để giác ngộ đảng viên và quần chúng cách mạng về tính
chất, nhiệm vụ và đường lối chiến lược, sách lược của cuộc cách mạng mà Đại
hội III của đảng dã thông qua. Đáp ứng yêu cầu này, tháng 7-1905, V.I.Lênin xuất
bản tác phẩm Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ.

Tác phẩm làm phong phú hơn nữa chủ nghĩa Mác bằng những luận điểm mới về
9


cách mạng dân chủ tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, về quyền lãnh đạo
của giai cấp vô sản, về liên minh cơng - nơng, về chính quyền nhà nước trong
cách mạng dân chủ tư sản, về chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản thành cách
mạng xã hội chủ nghĩa và những điều kiện của sự chuyển biến ấy.
2. Cấu trúc của tác phẩm
- Ngoài Lời tựa, tác phẩm gồm 13 mục:
I) Một vấn đề chính trị cấp bách
II) Nghị quyết của Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga về
chính phủ cách mạng lâm thời đưa lại cho chúng ta những gì?
III) Thế nào là “thắng lợi quyết dịnh của cách mạng đối với chê độ Nga
hoàng”?
IV) Thủ tiêu chê độ quân chủ và xây dựng chê độ cộng hòa
V) Phải “thúc đẩy cách mạng tiến lên” như thế nào?
VI) Nguy cơ làm cho giai cấp vơ sản phải chịu bó tay trong cuộc đấu tranh
chống giai cấp tư sản không triệt để là từ phía nào đến?
VII) Sách lược “tẩy khử bọn bảo thủ ra khỏi chính pl iủ”
VIII) Phái “giải phóng” và phái “tia lửa” mới
IX) Thế nào là một đảng đối lập cực đoan trong thòi , kỳ cách mạng?
X) Các “cơng xã cách mạng” và chun chính dân chủ ” cách mạng của
giai cấp vô sản và nông dân
XI) So sánh sơ qua một số nghị quyết của Đại hội III đảng công nhân dân
chủ - xã hội Nga và của “hội nghị”
XII) Nếu giai cấp tư sản rời bỏ cách mạng dân chủ thì quy mơ của cách
mạng dân chủ có giảm đi khơng?
XIII) Kết luận. Chúng ta có dám thắng khơng?
- Phần cuối tác phẩm là lời bạt với tiêu đề: Lại phái “giải phóng”, lại nói về

phái “tia lửa” mới với 3 mục:
I) Vì sao các nhà hiện thực tư sản tự do chủ nghĩa tán dương “các nhà hiện
thực” dân chủ - xã hội?
II) Một lần nữa đồng chí Máctưnốp lại “làm” cho vấn đề “sâu sắc thêm”
10


III) Quan niệm tư sản - tầm thường về chuyên chính và quan niệm của
C.Mác về chuyên chính
- Tác phẩm lên án đường lối cơ hội chủ nghĩa của phái mensêvích và những
người trong Quốc tế II. Đồng thời, tác phẩm tập trung giải thích rõ đường lối chính
trị của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga với các vấn đề: cách mạng dân chủ
kiểu mới; liên minh cơng nơng; vai trị lãnh đạo của đảng cộng sản; phương pháp
dấu tranh cách mạng; về chính phủ cách mạng lâm thời...

11


Chương 2: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
“HAI SÁCH LƯỢC CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ - XÃ HỘI
TRONG CÁCH MẠNG DÂN CHỦ”
Kết cấu của tác phẩm bao gồm 01 lời tựa, 13 đề mục, 01 lời bạt, chia làm 3
phần chính. Có thể khái qt những luận điểm quan trọng trên khía cạnh chính trị,
thơng qua việc trình bày nội dung hai nghị quyết đối lập nhau của hai phái trong
đảng Dân chủ-xã hội Nga mà V.I. Lê-nin đề cập trong tác phẩm, như sau:
1- Luận điểm về đảng chính trị của giai cấp vơ sản.
Xuất phát từ tình hình chính trị-xã hội của nước Nga năm 1905, phân tích
so sánh hai nghị quyết của hai phái trong đảng Dân chủ-xã hội Nga trên cơ sở
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, trong tác phẩm “Hai sách lược….”, V.I. Lênin đã đưa ra những luận điểm về vai trị, nhiệm vụ của đảng của giai cấp vơ sản
trong cuộc cách mạng dân chủ. Những luận điểm này một mặt thể hiện sự trung

thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác, mặt khác cũng thể hiện sự vận dụng sáng tạo,
sự bổ sung, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác về vấn đề đảng chính trị của giai
cấp vơ sản
a. Về vấn đề chuẩn mực đường lối chiến lược, sách lược, cương lĩnh chính
trị của đảng.
Cần lưu ý là trong tác phẩm, Lê-nin sử dụng thuật ngữ sách lược với nghĩa
rộng, bao hàm cả đường lối chiến lược thể hiện mục tiêu lý tưởng cuối cùng, cả
những biện pháp, cách thức, những sách lược phù hợp với những điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể phục vụ tốt nhất cho việc hồn thành những mục tiêu chiến
lược. Do đó, trong những câu trích từ tác phẩm “Hai sách lược …” của V.I. Lênin, khái niệm sách lược cần được hiểu theo nghĩa rộng nói trên.
Trước hết, trong tác phẩm V.I. Lê-nin đưa ra định nghĩa khái niệm sách
lược và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảng phải đưa ra những đường
lối sách lược đúng đắn.
Định nghĩa khái niệm sách lược, Lê-nin viết: “Sách lược của một đảng là
thái độ chính trị của đảng đó, hay là tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt
động chính trị của đảng đó. Đại hội của đảng thông qua những nghị quyết sách

12


lược là để định ra cho đúng toàn bộ thái độ chính trị của đảng đối với những nhiệm
vụ mới hay một tình hình chính trị mới”.
Lê-nin khẳng định rằng, việc đưa ra được đường lối sách lược đúng đắn có
vai trị vơ cùng quan trọng đối với bất cứ một đảng chính trị nào, đặc biệt là đối
với đảng chính trị của giai cấp vơ sản. Muốn giữ vai trị lãnh đạo giai cấp vơ sản
cũng như lãnh đạo phong trào cách mạng, đảng chính trị của giai cấp vô sản phải
đưa ra được những đường lối sách lược đúng đắn. V.I. Lê-nin viết: “việc thảo ra
những nghị quyết sách lược đúng lại có một ý nghĩa trọng đại đối với một chính
đảng muốn lãnh đạo giai cấp vơ sản theo tinh thần những nguyên tắc mác-xít kiên
định, chứ khơng phải chỉ có chạy lẽo đẽo theo đi các sự kiện”.

Đồng thời V.I. Lê-nin cũng đã chỉ ra những chuẩn mực của một đường lối
sách lược đúng đắn, và chỉ ra làm thế nào để đảng của giai cấp vơ sản có thể đưa
ra được một đường lối sách lược chính trị đúng đắn.
Trước hết, Lê-nin khẳng định, khi đề ra đường lối sách lược đảng phải trung
thành, kiên định với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác. V.I. Lê-nin đặc biệt
nhấn mạnh, “trong thời kỳ cách mạng thì khơng cịn có gì nguy hiểm bằng việc
hạ thấp ý nghĩa của những khẩu hiệu sách lược có tính kiên định về nguyên tắc.
Trên cơ sở những nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa Mác, việc đề ra đường
lối sách lược đúng đắn phải xuất phát từ việc phân tích cụ thể, đúng đắn tình hình
hồn cảnh lịch sử khách quan của xã hội - môi trường diễn ra cuộc đấu tranh cách
mạng. V.I. Lê-nin viết: “Các nhiệm vụ chính trị cụ thể phải được đặt vào một hoàn
cảnh cụ thể. Mọi cái đều tương đối, mọi cái đều trôi qua, mọi cái đều thay
đổi….Khơng có chân lý trừu tượng. Chân lý bao giờ cũng cụ thể”.
Trên cơ sở phân tích một cách cụ thể tình hình chính trị, mối quan hệ giữa
các lực lượng xã hội, các giai cấp trong xã hội Nga năm 1905, đảng Dân chủ-xã
hội Nga đã xác định vấn đề chính trị bức thiết trước mắt mà các đảng chính trị,
đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp xã hội cần phải đưa ra đường lối sách lược
để giải quyết. Đó là vấn đề triệu tập Quốc hội lập hiến. Và đã có ba xu hướng
chính trị biểu hiện ra về vấn đề này: thứ nhất là chính phủ Nga hồng, “thừa nhận
là cần phải triệu tập các đại biểu nhân dân, nhưng dù sao cũng khơng muốn cho
quốc hội ấy trở thành có tính chất tồn dân và lập hiến”; thứ hai là giai cấp vô sản
13


do đảng Dân chủ-xã hội lãnh đạo, “đòi hỏi phải chuyển tồn bộ quyền bính vào
tay Quốc hội lập hiến; nhằm mục đích ấy nó khơng phải chỉ muốn có quyền đầu
phiếu phổ thơng và có quyền hồn tồn tự do cổ động, mà nó cịn muốn lật đổ
ngay lập tức chính phủ Nga hồng và thay thế bằng một chính phủ cách mạng lâm
thời”; thứ ba là giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa, “khơng địi hỏi phải đánh đổ chính
phủ Nga hồng, khơng nêu ra khẩu hiệu thành lập chính phủ lâm thời, khơng u

cầu có những đảm bảo thực sự để cho cuộc bầu cử được hoàn toàn tự do và theo
đúng thủ tục đã quy định, để cho quốc hội này trở thành thực sự có tính chất tồn
dân và thực sự lập hiến. Kỳ thực giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa…..lại muốn tìm
cách đạt được một sự thỏa hiệp hết sức hịa bình giữa Nga hồng và nhân dân cách
mạng, hơn nữa, nó muốn đạt được sự thỏa hiệp đưa lại cho giai cấp tư sản nhiều
quyền bính nhất và cho nhân dân cách mạng, tức giai cấp vô sản và nông dân, ít
quyền bính nhất”.
Nghị quyết về đường lối sách lược được đánh giá là đúng đắn là nghị quyết
đánh giá được tình hình chính trị đúng như nó vốn có, và từ đó quy định được đúng
đắn thái độ chính trị, tính chất, phương hướng, phương pháp hoạt động chính trị
của đảng phản ánh đúng, và phù hợp với tình hình chính trị. Nói một cách cụ thể,
đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể nước
Nga năm 1905 phải giải đáp được đầy đủ vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời.
So sánh hai nghị quyết, một nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã hội
Nga (phái cách mạng dưới sự lãnh đạo của Lê-nin), một nghị quyết của hội nghị
(phái cải lương, chịu ảnh hưởng của Mác-tư-nốp), Lê-nin chỉ ra rằng, nghị quyết
của đại hội III đã đưa ra được một đường lối, đạt được những chuẩn mực của một
đường lối sách lược đúng đắn, “làm sáng tỏ cả tầm quan trọng của vấn đề mới, cả
thái độ của đảng của giai cấp vô sản đối với vấn đề ấy và cả chính sách của đảng
ở bên trong cũng như ở bên ngồi chính phủ cách mạng lâm thời”. Trong khi đó,
đường lối sách lược mà nghị quyết của hội nghị đưa ra là một đường lối sách lược
sai lầm, “xét về ý nghĩa khách quan của nó, đang tiếp tay cho phái dân chủ tư
sản,….là thứ chính sách đánh lạc hướng giai cấp vô sản, phá hoại tổ chức của giai
cấp vô sản và gieo rắc sự mơ hồ lẫn lộn vào trong ý thức của giai cấp vô sản, hạ
thấp sách lược của đảng Dân chủ-xã hội xuống, mà đáng lẽ ra là phải chỉ rõ con
14


đường duy nhất dẫn tới thắng lợi và tập hợp dưới khẩu hiệu của giai cấp vô sản
tất cả những phần tử cách mạng và cộng hòa trong nhân dân”.

b. Vấn đề thực hiện đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội. Cùng
với việc đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề đường lối sách lược của đảng và
những chuẩn mực để đánh giá tính đúng đắn của đường lối sách lược, V.I. Lê-nin
cũng đưa ra những luận điểm bàn về vấn đề thực hiện đường lối sách lược đúng
đắn đó để thực sự đạt được những mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Theo Lê-nin, để thực hiện có hiệu quả đường lối sách lược đúng đắn, trước
hết cần phải làm công tác tuyên truyền giáo dục trong quần chúng nội dung của
đường lối sách lược, làm cho quần chúng đồng tình với cương lĩnh, đường lối
sách lược của đảng.
Lê-nin chỉ ra, đường lối sách lược của đảng Dân chủ-xã hội Nga trong điều
kiện lịch sử cụ thể nước Nga năm 1905 chỉ có thể là tiến hành cuộc cách mạng
dân chủ, thực hiện chuyên chính dân chủ cách mạng, chun chính của giai cấp
vơ sản và nơng dân chứ chưa thể là thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa được.
Đó là vì những điều kiện khách quan và chủ quan của phong trào cách mạng nước
Nga lúc đó. V.I. Lê-nin viết: “Trình độ phát triển kinh tế của nước Nga (điều kiện
khách quan) và trình độ giác ngộ và trình độ tổ chức của quảng đại quần chúng
vô sản (điều kiện chủ quan liên hệ chăt chẽ với điều kiện khách quan) khiến không
thể thực hiện được ngay tức khắc việc giải phóng hồn tồn giai cấp công nhân”.
Lê-nin nhấn mạnh rằng, “quần chúng công nhân cịn chưa biết gì mấy về
những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và về những phương pháp để thực hiện chủ
nghĩa xã hội”, cần phải tiến hành công tác tổ chức, giáo dục quần chúng thông
qua phong trào đấu tranh cách mạng, bởi vì “giải phóng cơng nhân chỉ có thể là
sự nghiệp của chính bản thân cơng nhân; nếu quần chúng không giác ngộ và không
được tổ chức, nếu quần chúng không được cuộc đấu tranh giai cấp cơng khai
chống tồn bộ giai cấp tư sản rèn luyện và giáo dục thì khơng thể nói đến cách
mạng xã hội chủ nghĩa được”.
Trong quá trình thực hiện đường lối sách lược, tiến hành cuộc cách mạng
dân chủ, đảng Dân chủ-xã hội ln ln phải giữ vững tính chất giai cấp, phải ghi
dấu ấn vô sản trên các sự biến. V.I. Lê-nin chỉ ra, tuy giai cấp vô sản tham gia vào
15



chính phủ cách mạng lâm thời, tham gia cách mạng dân chủ là cuộc cách mạng tư
sản, nhưng giai cấp vơ sản phải bảo vệ tính độc lập giai cấp của mình.
2- Luận điểm về chính phủ cách mạng lâm thời (nhà nước trong cách
mạng dân chủ):
Đây là luận điểm hoàn toàn mới, lần đầu tiên được V.I. Lê-nin đưa ra, là sự
bổ sung, phát triển sáng tạo học thuyết Mác về vấn đề nhà nước, về vấn đề quyền
lực chính trị.
Khi phân tích hồn cảnh lịch sử của nước Nga năm 1905, V.I. Lê-nin đã
chỉ ra rằng, trong những điều kiện kinh tế-xã hội, chính trị-xã hội nước Nga lúc
đó, vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời đã nổi lên trở thành “điểm trung tâm
của những vấn đề sách lược hiện nay của Đảng dân chủ-xã hội”. Đại hội của đảng
cần thông qua nghị quyết để định ra cho đúng tồn bộ thái độ chính trị của đảng
đối với những nhiệm vụ chính trị mới hay một tình hình chính trị mới, để giải
quyết những vấn đề do những điều kiện hiện thời và do tiến trình khách quan của
sự phát triển xã hội, có ý nghĩa chính trị trọng đại. V.I. Lê-nin đã nhấn mạnh, nghị
quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã hội Nga đã “hoàn tồn và chỉ chun nói
về chính phủ cách mạng lâm thời”. Đó là vì, tại thời điểm đó, “tồn thể nhân dân
đã đề ra việc lật đổ chế độ chuyên chế và triệu tập Quốc hội lập hiến thành vấn đề
trước mắt”, đó là vấn đề có ý nghĩa chính trị trọng đại cần phải giải quyết ngay
lúc này.
a. Bàn về ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời. V.I. Lê-nin đã chỉ ra,
muốn giải đáp một cách đầy đủ về vấn đề chính phủ cách mạng lâm thời, trước
hết cần phải làm sáng tỏ ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời trong cuộc
cách mạng đang diễn ra (cách mạng dân chủ) và trong toàn bộ cuộc đấu tranh của
giai cấp vơ sản nói chung.
Đối với giai cấp vơ sản, tự do chính trị, sự tồn tại của một chế độ cộng hòa,
là một đòi hỏi tất yếu bảo đảm lợi ích trực tiếp cũng như lợi ích lâu dài của tồn
bộ cuộc đấu tranh của nó. Mà muốn lập nên một chế độ cộng hòa cần phải có một

hội nghị đại biểu nhân dân, do tồn dân bầu ra, trên cơ sở đầu phiếu phổ thơng,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, và quan trọng nhất là phải có quyền lập hiến.
Hội nghị đại biểu nhân dân đó chính là Quốc hội lập hiến. V.I. Lê-nin khẳng định
16


rằng, Nghị quyết đại hội III của đảng Dân chủ-xã hội Nga đã chỉ ra một cách rõ
ràng những điều kiện vật chất bảo đảm cho Quốc hội lập hiến thực sự làm tròn
được nhiệm vụ đại biểu nhân dân của mình, “thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân
dân”, bảo đảm cho “một Quốc hội lập hiến trên lời nói có thể trở thành lập hiến
trên thực tế”. Một trong những điều kiện vật chất đó phải là sự tồn tại của chính
phủ cách mạng lâm thời, kết quả của cuộc khởi nghĩa thắng lợi của nhân dân.
Phân tích Nghị quyết của đại hội III, V.I. Lê-nin khẳng định tính đúng đắn
khơng thể chối cãi được của luận điểm “chỉ có một chính phủ cách mạng lâm thời,
- vả lại, chính phủ đó phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhân dân thắng lợi, mới có thể bảo đảm cho việc cổ động tuyển cử được hoàn toàn tự do và triệu tập
được một Quốc hội thật sự biểu hiện cho ý chí của nhân dân”.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác về bản chất giai cấp của bộ máy
chính quyền nhà nước, V.I. Lê-nin khẳng định rằng, chính phủ Nga hồng nhất
định sẽ chống lại việc tổ chức tuyển cử tự do và triệu tập một Quốc hội thật sự đại
diện cho ý chí của nhân dân. Cịn chính phủ của phái tự do (của giai cấp tư sản),
thỏa hiệp với Nga hoàng và khơng dưạ vào cuộc khởi nghĩa của nhân dân thì
khơng muốn và nếu có muốn thì cũng khơng thể đứng ra triệu tập Quốc hội lập
hiến, không thể bảo đảm việc tiến hành cuộc tuyển cử tự do và theo đúng thủ tục
đã quy định, khơng thể giao lại tồn bộ sức mạnh và quyền hành cho Quốc hội.
V.I. Lê-nin nhấn mạnh, muốn lập hiến được thì phải có sức mạnh lập hiến.
Chừng nào chính quyền cịn ở trong tay Nga hồng, thì chừng đó những “quyết
định” về Quốc hội lập hiến của các đại biểu, dù là đại biểu như thế nào đi chăng
nữa, cũng chỉ là những lời ba hoa, trống rỗng và đáng thương mà thôi.
Từ những phân tích nói trên, V.I. Lê-nin đã rút ra kết luận về tầm quan
trọng của chính phủ cách mạng lâm thời. Theo V.I. Lê-nin, để có được tự do chính

trị, có được chế độ cộng hịa dân chủ thực sự, trong điều kiện của nước Nga năm
1905, trước hết phải có được chính phủ cách mạng lâm thời, một chính phủ thay
thế cho chính phủ Nga hồng, được thành lập do kết quả của cuộc khởi nghĩa nhân
dân lật đổ chính phủ Nga hồng.
V.I. Lê-nin khẳng định rằng, nghị quyết đại hội III của đảng Dân chủ-xã
hội Nga đã hoàn tồn làm sáng tỏ tính chất và mục đích của chính phủ cách mạng
17


lâm thời. V.I. Lê-nin viết: “Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất cơ bản của nó mà
nói, chính phủ ấy phải là cơ quan của cuộc khởi nghĩa nhân dân. Căn cứ vào sứ
mệnh chính thức của nó mà nói, nó phải là cơng cụ để triệu tập một Quốc hội lập
hiến của toàn dân. Căn cứ vào nội dung hoạt động của nó mà nói, nó phải thực
hiện cương lĩnh tối thiểu của phái dân chủ vô sản, vì chỉ có cương lĩnh đó mới có
thể bảo đảm được lợi ích của nhân dân đã nổi dậy chống chế độ chuyên chế”.
Trong khi phân tích ý nghĩa của chính phủ cách mạng lâm thời đối với tiến
trình cách mạng của nước Nga, cụ thể là trong cách mạng dân chủ, V.I. Lê-nin
đồng thời cũng nhấn mạnh tính giai cấp của cách mạng dân chủ. V.I. Lê-nin chỉ
ra rằng, cuộc cách mạng dân chủ “sẽ tăng cường sự thống trị của giai cấp tư sản”,
và coi đó là “điều không tránh khỏi trong chế độ kinh tế và xã hội hiện tại, nghĩa
là trong chế độ tư bản chủ nghĩa”.
Phê phán luận điểm của nghị quyết hội nghị (phái men-sê-vích) về những
nhiệm vụ của chính phủ cách mạng lâm thời, cho rằng chính phủ cách mạng lâm
thời phải đảm nhiệm những nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản và phải điều tiết
cuộc đấu tranh lẫn những giai cấp đối kháng trong nước, V.I. Lê-nin đã một lần
nữa khẳng định nguyên lý của chủ nghĩa Mác về tính giai cấp của nhà nước, nhấn
mạnh rằng nhà nước, chính phủ, trong đó có chính phủ cách mạng lâm thời, hồn
tồn không phải là cơ quan điều tiết cuộc đấu tranh giai cấp mà là cơ quan đấu
tranh giai cấp, “chính phủ cách mạng lâm thời là cơ quan của cuộc đấu tranh nhằm
làm cho cách mạng thắng lợi ngay tức khắc, nhằm trấn áp ngay lập tức những âm

mưu phản cách mạng”.
V.I. Lê-nin đã chỉ ra tính tất yếu của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và
giai cấp vơ sản để giành chính quyền trong cuộc cách mạng dân chủ này, trong
cuộc đấu tranh này, giai cấp tư sản ln tìm mọi cách để “cướp lại những thành
quả mà giai cấp vô sản đã giành được trong thời kỳ cách mạng”, coi đó là “kết
quả của việc tăng cường sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp vơ sản đã
được ít nhiều quyền tự do chính trị”.
Liên quan đến vấn đề chính quyền, trong tác phẩm, V.I. Lê-nin cịn bàn về
sự khác nhau, nói cho đúng hơn, sự đối lập nhau giữa quan điểm tư sản-tầm

18


thường và quan điểm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính, về mối quan hệ giữa
cách mạng và chuyên chính.
Lê-nin chỉ ra, theo quan điểm tư sản-tầm thường (mà nghị quyết của hội
nghị men-sê-vích đã tán thành và thể hiện) thì khái niệm chun chính và khái
niệm dân chủ loại trừ nhau; quan điểm này hiểu chun chính có nghĩa là hủy bỏ
tất cả mọi quyền tự do và tất cả những bảo đảm về quyền dân chủ, là mọi sự độc
đoán, mọi sự lạm dụng quyền hành cho lợi ích cá nhân kẻ độc tài. Trong khi đó,
quan điểm của chủ nghĩa Mác (mà nghị quyết của đại hội III - đại hội của những
người bơn-sê-vích tán thành và thể hiện) khẳng định rằng, chuyên chính là biện
pháp tất yếu của mọi chính quyền cách mạng để tiêu diệt, xóa bỏ những tàn dư,
vết tích của chế độ cũ. Phân tích tình hình lịch sử khách quan nước Nga năm 1905,
V.I. Lê-nin nhấn mạnh rằng: “Những vấn đề to lớn trong đời sống của các dân tộc
chỉ giải quyết bằng sức mạnh. Chính các giai cấp phản động thường là những kẻ
đầu tiên hay dùng đến bạo lực, nội chiến, hay “đưa lưỡi lê vào chương trình nghị
sự” như chế độ chuyên chế Nga đã từng làm như thế, và đang tiếp tục làm như thế
một cách thường xuyên, triệt để, luôn luôn và khắp mọi nơi, từ ngày 9 tháng Giêng
đến nay. Và một khi đã có tình hình như thế, một khi lưỡi lê đang thực sự được

đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị, một khi khởi nghĩa đã rõ
ràng là tất yếu và bức thiết, thì những ảo tưởng lập hiến và những bài thực tập về
chủ nghĩa đại nghị theo lối nhà trường chỉ còn dùng để che đậy sự phản bội của
giai cấp tư sản đối với cách mạng…..Lúc đó giai cấp chân chính cách mạng phải
đề ra chính là khẩu hiệu chuyên chính”.
b. Bàn về thái độ của giai cấp vơ sản đối với chính phủ cách mạng lâm thời,
V.I. Lê-nin khẳng định, trước hết, giai cấp vô sản cần xác định đúng tính chất giai
cấp của cách mạng dân chủ và xác định được thế nào là thắng lợi quyết định của
cuộc cách mạng này đối với chính phủ Nga hồng. Như phần trên đã phân tích,
cách mạng dân chủ là phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, tăng cường sự thống
trị của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, cũng vì lợi ích giai cấp nên giai cấp tư sản không
muốn tiến hành cách mạng dân chủ một cách triệt để, không muốn đạt tới thắng
lợi quyết định của cách mạng đối với chính phủ Nga hồng, cụ thể là khơng muốn

19


lật đổ chính phủ Nga hồng mà muốn thỏa hiệp với chính phủ Nga hồng chống
lại phong trào đấu tranh của giai cấp vơ sản.
Vì lợi ích giai cấp của mình cũng như vì lợi ích của tồn bộ phong trào cách
mạng, giai cấp vô sản cần phải thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ phát triển mạnh
mẽ và đi tới thắng lợi cuối cùng, quyết định: lật đổ chính phủ Nga hồng, thành
lập chính phủ cách mạng lâm thời. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi “thái độ của
giai cấp vơ sản đối với chính phủ cách mạng lâm thời phải như thế nào?”. V.I. Lênin viết: “Giải đáp vấn đề đó, nghị quyết của đại hội trước hết chỉ rõ cho toàn
đảng là phải ra sức thuyết phục cho giai cấp công nhân nhận thấy sự tất yếu phải
có một chính phủ cách mạng lâm thời. Giai cấp công nhân cần nhận thức rõ sự tất
yếu đó. Trong lúc giai cấp tư sản “dân chủ” lờ đi khơng nói đến vấn đề lật đổ
chính phủ Nga hồng thì chúng ta phải đặt vấn đề đó lên hàng đầu và nhấn mạnh
vào sự tất yếu phải có một chính phủ cách mạng lâm thời”.
Hơn nữa, trong những điều kiện khách quan về kinh tế-xã hội cũng như về

chính trị-xã hội, giai cấp vơ sản với vai trị “là người đi đầu và lãnh đạo tất cả
mọi người trong cuộc đấu tranh cho dân chủ”, giai cấp vô sản khơng chỉ thuyết
phục mọi người về tính tất yếu của chính phủ cách mạng lâm thời mà cịn phải
khẳng định một cách dứt khốt “về ngun tắc thì đảng Dân chủ-xã hội có thể
tham gia chính phủ cách mạng lâm thời (trong thời kỳ cách mạng dân chủ, trong
thời kỳ đấu tranh cho chế độ cộng hòa)”.
Đồng thời V.I. Lê-nin cũng nhấn mạnh rằng, “vấn đề có thể thừa nhận về
nguyên tắc đó, đương nhiên chưa phải là vấn đề hợp lý trong thực tế”. Chính vì
thế mà nghị quyết của đại hội III đảng Dân chủ-xã hội Nga không đưa ra những
điều kiện cụ thể quy định cho việc tham gia chính phủ cách mạng lâm thời. Nhưng
điều mà giai cấp vơ sản cần và có thể làm đối với vấn đề tham gia chính phủ cách
mạng lâm thời là xác định mục đích và tính chất của việc tham gia. Nghị quyết
đại hội III đã làm được điều đó, đã “chỉ rõ hai mục tiêu của việc tham gia: 1) đấu
tranh không khoan nhượng chống những mưu đồ phản cách mạng và 2) bảo vệ
những lợi ích riêng của giai cấp cơng nhân”. Chính là ở đây đã thể hiện sự vận
dụng đúng đắn nguyên lý của chủ nghĩa Mác nói về bản chất của nhà nước là công
cụ của một giai cấp này trấn áp một giai cấp khác để bảo vệ lợi ích của giai cấp
20


cầm quyền. Lê-nin viết: “Trong lúc mà bọn tư sản tự do chủ nghĩa bắt đầu say sưa
nói về tâm lý của phái phản động …., đang ra sức uy hiếp tinh thần của nhân dân
cách mạng và khuyên nhân dân phải nhân nhượng đối với chế độ chuyên chế, thì
việc đảng của giai cấp vơ sản nhắc nhở đến nhiệm vụ tiến hành một cuộc chiến
tranh thực sự chống thế lực phản cách mạng, là điều đặc biệt hợp thời. Những vấn
đề lớn về tự do chính trị và đấu tranh giai cấp chung quy chỉ có dùng sức mạnh
mới giải quyết được, và chúng ta phải quan tâm chuẩn bị và tổ chức sức mạnh đó
và sử dụng nó một cách tích cực, khơng những để phịng ngự, mà cịn để tấn cơng
nữa”.
V.I. Lê-nin nhấn mạnh rằng, trong thời kỳ những cuộc đảo lộn chính trị và

cách mạng đã bắt đầu, giai cấp vô sản không được phép chỉ dùng những khuôn
sáo cũ mà phải sử dụng những hình thức đấu tranh mới. Một trong những hình
thức đấu tranh mới đó là phải tham gia vào chính phủ cách mạng lâm thời, một
hành động “từ trên xuống”. Bởi vì, như V.I. Lê-nin đã chỉ ra, theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác, cách mạng là dùng bạo lực để phá đổ một kiến trúc thượng tầng
chính trị lỗi thời mà đến một thời kỳ nhất định thì mâu thuẫn giữa nó với những
quan hệ sản xuất mới đã đưa nó đến chỗ sụp đổ. Tình hình nước Nga năm 1905
cho thấy điều đương nhiên là kiến trúc thượng tầng cũ, chế độ chun chế Nga
hồng đã trở nên vơ dụng đáng bị xóa bỏ, mọi người đều thừa nhận cách mạng.
Vấn đề là ở chỗ phải chỉ ra giai cấp nào phải xây dựng kiến trúc thượng tầng mới,
và phải xây dựng kiến trúc thượng tầng mới ấy như thế nào. Sau khi phân tích bản
chất của từng giai cấp trong xã hội Nga lúc đó, V.I. Lê-nin đã chỉ ra chỉ có giai
cấp vơ sản mới có thể làm tròn nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ, chỉ có giai
cấp vơ sản mới có thể phá đổ kiến trúc thượng tầng cũ, xóa bỏ chế độ chuyên chế
Nga hoàng một cách triệt để, và thiết lập kiến trúc thượng tầng mới, thiết lập nền
chuyên chính dân chủ cách mạng. Lê-nin cũng nhấn mạnh, “chuyên chính, nghĩa
là dùng bạo lực đập tan sự phản kháng bằng bạo lực, vũ trang cho các giai cấp
cách mạng trong nhân dân”. Đó là sức mạnh mà giai cấp vơ sản cần phải có để
giải quyết những vấn đề lớn về tự do chính trị và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ
cách mạng. Đó chính là chun chính dân chủ-cách mạng, chun chính của giai
cấp vơ sản và nơng dân. Lê-nin khẳng định rằng, “người nào ngày nay không thừa
21


nhận khẩu hiệu chuyên chính dân chủ cách mạng, khẩu hiệu thành lập đội quân
cách mạng, chính phủ cách mạng, các ủy ban nơng dân cách mạng, thì người ấy
hoặc là hồn tồn khơng hiểu biết chút gì về nhiệm vụ của cách mạng, không biết
xác định những nhiệm vụ cách mạng mới và cao hơn do thời kỳ hiện tại đề ra,
hoặc là lạm dụng khẩu hiệu “cách mạng” mà lừa dối nhân dân, mà phản bội cách
mạng”.

V.I. Lê-nin cũng chỉ ra sự khác nhau giữa chuyên chính dân chủ-cách mạng
(chun chính của giai cấp vơ sản và nơng dân) với chuyên chính xã hội chủ nghĩa
(chuyên chính của giai cấp vơ sản). Chun chính dân chủ-cách mạng là yêu cầu
của các giai cấp cách mạng trong cách mạng dân chủ, và mới chỉ là một bước
trong sự nghiệp giải phóng giai cấp cơng nhân khỏi mọi sự áp bức và bóc lột.
Thực hiện đầy đủ và kiên quyết chun chính dân chủ-cách mạng của giai cấp vơ
sản và nông dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh thực sự của giai cấp
vô sản cho chủ nghĩa xã hội, chun chính của giai cấp vơ sản, chuyên chính xã
hội chủ nghĩa mới thực sự giúp cho giai cấp công nhân thực hiện được mục tiêu
cách mạng cuối cùng của mình, đó là hồn tồn giải phóng giai cấp công nhân
khỏi mọi sự áp bức và mọi sự bóc lột.
3- Luận điểm về vai trị của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủtư sản.
V.I. Lê-nin khẳng định, giai cấp vơ sản có thể và phải là người lãnh đạo
cách mạng dân chủ-tư sản. Có thể nói đây là luận điểm chủ yếu xuyên suốt nội
dung toàn bộ tác phẩm.
Mục tiêu của cuộc cách mạng dân chủ-tư sản là lật đổ chế độ quân chủ
chuyên chế, xóa bỏ quan hệ sản xuất và mọi đặc quyền, đặc lợi phong kiến, thực
hiện tự do, dân chủ.
Đứng trước tình hình chính trị, kinh tế-xã hội của nước Nga vào năm 1905,
đảng Công nhân dân chủ-xã hội Nga đã xác định là cần phải tiến hành cách mạng
dân chủ-tư sản nhằm mục tiêu nêu trên. Tuy nhiên giữa những người bơn-sê-vích
- những người mác-xít chân chính - , và những người men-sê-vích cơ hội chủ
nghĩa, hữu khuynh lại có những quan điểm đối lập nhau - được thể hiện trong nghị

22


×