Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

dien van ky niem ngay 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.39 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH LƯU. DIỄN VĂN KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982-- 20/11/2012) Kính thưa quý đại biểu và các vị khách quý! Thưa toàn thể thầy cô giáo và các em học sinh thân mến! Hôm nay trong không khí hân hoan, tưng bừng của thầy cô giáo và học sinh cả nước vui mừng chào đón Ngày nhà giáo Việt Nam . Trong niềm vui chung ấy thầy và trò nhà trường long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày nhà giáo Việt Nam(20/11/1982- 20/11/2012), thay mặt tập thể sư phạm nhà trường, cho phép tôi được gửi tới các quý đại biểu, các vị khách quý, các em học sinh lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất; chúc các thầy giáo, cô giáo nhà trường nói riêng, cả nước nói chung với lời chúc mừng trân trọng nhất, nồng nhiệt nhất nhân ngày NG VN Kính thưa các vị đại biểu quý thầy cô giáo và các em học sinh! Hôm nay trong không khí tưng bừng, phấn khởi của ngày hội truyền thống các nhà giáo, chúng ta hân hạnh được đón tiếp các đồng chí, bạn bè, các thế hệ thầy cô giáo và các em học sinh để cùng ôn lài truyền thống Ngày nhà giáo và của giáo giới Việt Nam. Vâng! Nghề dạy học và Nhà giáo có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống, xã hội, các Nhà giáo đã được nhân loại thừa nhận: “không có một vĩ nhân, một anh hùng nào trên đời này không qua bàn tay bế ẵm và sự dạy dỗ của bà mẹ, thì trên trái đất này không có một vĩ nhân một anh hùng nào lại không có bàn tay dìu dắt dạy dỗ của người thầy giáo”. Ông cha ta đã dạy : Quân- sư - phụ. Dân tộc ta, nhân dân ta luôn luôn đề cao nghề dạy học và quý trọng Nhà giáo, chính vì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” mà khẳng định: “Không thầy đố mày làm nên”. Cũng bởi xuất phát từ việc nhận thức rõ vị trí của người thầy, mà dân gian đã không quên nhắc nhở học trò lòng yêu kính, biết ơn thầy. Có một câu ca dao rất hay luôn có trong lời ru của mẹ: “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lòng yêu kính ấy, được biểu hiện qua nhiều cung bậc ứng xử, cách thức khác nhau, mỗi người chúng ta, ngoài sống có hiếu với cha, với mẹ, còn phải sống có nghĩa đối với thầy. Kính thưa các vị đại biểu và quý thầy cô giáo ! Cách đây 66 năm (năm 1946 ), Liên hiệp quốc tế các Công đoàn giáo dục được thành lập (viết tắt là FISE), với bản “Hiến chương các nhà giáo” . Tháng 5/1957, tại thủ đô Vacxava Hội nghị quốc tế các tổ chức của nhà giáo lần thứ 2 đã quyết định lấy ngày 20 -11 hàng năm làm ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Tại Việt Nam, ngày 20/11/1958 - lần đầu tiên ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” được tổ chức tại miền Bắc. Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, ngày 20-11 đã được tổ chức rộng rãi trong cả nước, dần dần trở thành ngày hội của giáo giới Việt Nam. Những ngày này, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã được hòa quyện trong các hoạt động tôn vinh Nhà giáo và đã trở thành ngày hội có tính chất xã hội rộng lớn. Do tính chất và mục đích của việc tổ chức ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghị Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167HĐBT với nội dung “Từ nay, hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam”. Ngày “Nhà giáo Việt Nam” lần đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Từ đó đến nay, ngày 20-11 hàng năm, giáo giới tiến bộ trên thế giới vẫn tổ chức kỷ niệm mang tên ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Còn ở nước ta, kể từ ngày 20/11/1982, ngày hội của giáo giới Việt Nam có tên gọi riêng là ngày “Nhà giáo Việt Nam”. Kính thưa các thầy giáo, cô giáo ! Truyền thống Nhà giáo Việt Nam vô cùng vẻ vang. Ở nước ta, nghề dạy học có từ rất sớm, gắn liền với 4000 năm văn hiến lịch sử dựng nước và giữ nước, là một bộ phận quan trọng tạo nên nền văn hóa Việt Nam. Nghề dạy học và nhà giáo với chức năng là truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của dân tộc và của loài người; đồng cam cộng khổ với nhân dân, bồi đắp, hun đúc tâm hồn người Việt Nam qua các thời đại; là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, quí báu của dân tộc ta. Chính vì vậy, Nghề dạy học, Nhà giáo Việt Nam đã lưu sâu trong tâm khảm của mỗi con người. Phẩm chất nổi bật trước hết, Nhà giáo Việt Nam giàu lòng nhân ái, yêu thương con người sâu sắc. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, dẫu nghèo đói đến đâu bao thế hệ người dân Việt Nam vẫn ráng học hoặc cho con cái học “dăm ba chữ” để làm người. Thông cảm với nỗi đau khổ của người thất học, người biết chữ đã tự mình có trách nhiệm dạy cho người chưa biết chữ và khi hết chữ của mình thì đi học thêm để về dạy tiếp. Dù dạy không lương, không bổng hay dạy ở các trường, người.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> thầy giáo luôn lấy lòng nhân ái, bao dung với tất cả bầu nhiệt huyết của mình để bồi đắp cho con cháu và các thế hệ mai sau. Nhà giáo Việt Nam giàu lòng yêu thương con người, đây là một đặc điểm cơ bản của nhà giáo Việt Nam, nó bao trùm lên toàn bộ công việc của người thầy giáo: Tiếp thu đạo lý làm người của các thế hệ trước để truyền lại cho những thế hệ sau. Thầy giáo hôm nay, cụ đồ ngày xưa đều là những người có học vấn, có đạo đức. Biết bao người thầy nổi tiếng “hay chữ”, “tài cao đức trọng” thường có rất nhiều người theo học tiêu biểu như thầy Chu Văn An . Nét đẹp của Nhà giáo Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn. Suốt hành trình lịch sử oanh liệt nhưng không ít đau thương của dân tộc đã ghi lại những tấm gương tiêu biểu của các thế hệ nhà giáo chân chính; làm sao có thể diễn tả được tấm lòng cao thượng, cốt cách thanh cao không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng. Đó là các tấm gương sáng ngời còn mãi trong lòng dân của thầy Cao Bá Quát, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu ... hiểu sâu biết rộng trong mọi lĩnh vực, canh cánh một lòng ái quốc, thương dân. Tiêu biểu hơn hết là thầy Nguyễn Tất Thành với cốt cách nhà giáo yêu nước sâu sắc, Người đã vượt qua muôn trùng gian khó để tìm đường cứu nước, cứu dân, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo con thuyền cách mạng Việt Nam, với mong muốn duy nhất: “Đồng bào ta, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nhà giáo Việt Nam thường sống một cuộc đời thanh cao, không màng danh lợi, thường dựa vào dân, sống cuộc đời của dân. Trong chiến tranh, cũng như thời bình, thầy giáo được dân nuôi cơm, đói no với dân. Ngoài thời gian dạy bảo học trò, thầy giáo còn là người tiếp xúc rộng rãi. Do đó thầy giáo là người hiểu biết nhất trong vùng, nên khi có việc hệ trọng cần thiết là người dân lại đến hỏi thầy. Thầy giáo trở thành là niềm tin, là điểm tựa của nhân dân. Người thầy giáo ngày xưa đã thế, ngày nay người thầy giáo vẫn tiếp nối truyền thống đó, nhất là thầy giáo ở nông thôn, miền núi xa xôi hẻo lánh, ngoài việc dạy chữ, dạy người, người thầy giáo còn thật sự là cán bộ địa phương, là bạn của mọi người, là “cố vấn” của mọi gia đình, là niềm tin và tấm gương sáng cho mọi phụ huynh và học sinh noi theo. Vâng ! Với trí tuệ uyên thâm lương tâm cao sáng các thầy đã viết nên trang sử vẻ vang của giáo giới Việt nam. Kính thưa quý vị Đại biểu, các vị khách quý Thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến! Phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam, đội ngũ Nhà giáo trường ta, với truyền thống hiếu học, đoàn kết và nỗ lực vượt khóđã góp phần XD và phát triển nhà trường, xây dựng quê hương Bạch Lưu ngày một đổi mới và phát triển. Kể từ khi thành lập năm 1956, trường ta chỉ có một thầy giáo và mấy chục học sinh, từ chỗ không có lớp học phải đi học nhờ đến nay nhà trường đã có tới 20 thầy cô giáo và cán bộ giáo viên với trên 200 học sinh , CSVC khang tranh sạch đẹp . Thật là một sự phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc. Lịch sử nhà trường và trong suy nghĩ của nhiều thế hệ học sinh còn ghi nhớ mãi hình ảnh những thầy cô giáo yêu trường, bám lớp, tận tâm tận lực với học sinh và nhà trường : Đó là hình ảnh thầy giáo Nguyễn Xuân Quý – Anh thương binh trở về sau cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu mà “ Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương”.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đó còn là các bài học về lẽ sống ,về cách làm người của các thầy cô giáo trường ta đã được nghỉ hưu mà vẫn thường xuyên quan tâm hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục,... Đó còn là sự nỗ lực của các thầy cô giáo tình nguyện sống cách xa nhà hàng mấy chục cây số ngày ngày vượt sông, vượt qua những khó khăn bám trường bám lớp dành thời gian để dạy HS , để làm người lái đò đưa các em học sinh dần đến bên bờ vinh quang . Điều ấy đã góp phần viết tiếp trang sử vể vang của nhà trường nói riêng , của giáo giới nước ta nói chung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của PGD , cá thế hệ nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường đã đóng góp công sức to lớn đưa sự nghiệp giáo dục của nhà trường phát triển. Ghi nhận công lao của các Nhà giáo, Đảng và Nhà nước đã tặng danh hiệu cao quý : Kỷ niệm chương VSNGD cho: 8 thầy cô; chiến sỹ thi đua cấp CS : 10 Đ/c; CST Đ cấp tỉnh: 01 Đ/c ; 03 bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh; nhà trường được công nhân đạt chuẩn quốc gia mức độ một, TT LĐTT XS… Đó là những thành tích đáng tự hào! Phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề giáo, thầy và trò trường Tiểu học Bạch Lưu đã và đang đạt được những thành quả đáng tự hào . Thành quả đó có sự đóng góp lớn lao, quan trọng và có ý nghĩa quyết định của mỗi thầy cô giáo trong trường chúng ta, thay mặt lãnh đạo trường, tôi xin trân trọng cảm ơn và nhiệt liệt biểu dương, ghi nhân những cống hiến, sự nỗ lực cố gắng của tất cả thầy cô giáo và cán bộ công chức nhà trường nhà trường. (xxx) Thưa các thầy cô giáo! Thực hiện chiến lược :đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, tôi kêu gọi các thầy cô giáo tích cực tự học tự rèn và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vân đông “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trau dồi phát triển nhân cách Nhà giáo trong tình hình mới. Bởi lẽ, hơn bất cứ nghề nào khác, tác phong của người thầy giáo, lời nói của người thầy giáo luôn rất cần sự chuẩn mực cần phải có của người hành nghề dạy học. Chọn nghề dạy học có nghĩa là chọn một cách sống mẫu mực để luôn là “tấm gương” cho học sinh noi theo . Đảng nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu đòi hỏi người thầy giáo cũng phải đổi mới, bổ sung nhiều giá trị phẩm chất để xứng đáng với sự ngưỡng mộ, tôn vinh của Đảng , Nhà nước, của nhân dân và sự tin yêu của các em học sinh . Kính thưa quý vị Đại biểu, các vị khách quý Thưa các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thân mến! Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam ta, truyền thống đó đã kết tinh thành đạo lý của người Việt Nam tự bao đời. Lịch sử dân tộc cũng đã chứng minh rằng, dù trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm, nhưng chưa khi nào và sẽ không bao giờ mất đi sự tôn vinh vai trò của người thầy trong xã hội..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Có thể trong mỗi chúng ta giờ này đều đang có những hồi ức về mái trường, nơi gắn liền với bao kỷ niệm của một thời đã qua, nơi chắp cánh những ước mơ hoài bão để đưa ta đến hiện thực, bài hát từ thuở thiếu thời vẫn còn in đậm mãi trong ký ức mỗi chúng ta: “Ai nâng cánh ước mơ cho em, là thầy cô không quản ngày đêm. Ai dạy dỗ chúng em nên người, là thầy cô giáo công ơn suốt đời”. Sang tuổi hoa niên có bài hát Bụi Phấn với ca từ da diết không thể mờ phai trong mỗi tâm thức tuổi học trò: “Thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay”. Các thế hệ học sinh nhà trường nhất là 218 em học sinh đang có mặt tại đây đã nố lực cố gắng nghe thầy đua bạn đã làm văn, làm báo, thi đua :nói lời hay làm việc tốt để chúc mừng thầy cô. Các em xứng đáng là con ngoan trò giỏi , cháu ngoan Bác Hồ. Thầy cô ghi nhân và cảm ơn các em! Vâng! Nói đến nghề giáo đã có biết bao bài ca, bao nhiêu áng văn chương, bao nhiêu lời hay ý đẹp được dành để ca tặng; bởi lẽ hình tượng người thầy được ví như người cha, người mẹ, mà có người cha người mẹ nào lại không mong muốn con mình khôn lớn trưởng thành. Kế thừa và phát huy truyền thống của ông cha ta tôn trọng nghề thầy giáo “ Tôn sư trọng đạo”, ngày nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã, đang và sẽ làm hết sức mình để chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, trong đó có chăm lo cho đội ngũ thầy cô giáo nói chung, bởi vì thầy cô giáo được xác định là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, là kỹ sư tâm hồn gieo trồng những mầm lộc tài năng và nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Nhân dịp gặp mặt thân mật kỉ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982- 20/11/2012, thay mặt nhà trường, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ . Trong buổi lễ hôm nay, được đón tiếp các quý vị đại biểu, được hội ngộ đầy đủ các đồng chí, đồng nghiệp và tự hào hơn là được gặp lại các thế hệ Thầy và trò nhà trường những năm vừa qua nay về họp mặt . Trong giờ phút đầy hân hoan và tự hào này cho phép tôi thay mặt Lãnh đạo nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý vị đại biểu, các thế hệ thầy cô giáo đã đến dự và chung vui trong ngày hội truyền thống này. Xin kính chúc quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục dành nhiều tình cảm hơn nữa cho nhà trường; Chúc các em học sinh chăm ngoan, học tập tiến bộ; Chúc các thầy giáo,cô giáo cùng các Đ/c CBNV nhà trường những lời chúc mừng chân thành nhất, tốt đẹp nhất và có ngày 20-11 thật vui !. Cùng nhau xây dựng nhà trường : nền nếp tốt , chất lượng tốt, văn minh sạch đẹp và đat chuẩn quốc gia. Xin trân trọng cảm ơn! Tháng 11 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×