Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.81 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>1. Nghệ thuật viết truyện ngắn Nguyễn Công Hoan:</b>
Trong truyện ngắn của NCH mang đậm chất trào phúng. Trào phúng của
Nguyễn Công Hoan lộ rõ cái thông minh của bản thân vừa có sắc thái sâu
sắc của văn học cổ, cái khỏe lẫn cái thô của văn học dân gian, đây đó có khía
cạnh bảo thủ của Nho giáo và thường khi thấm đượm một chủ nghĩa nhân
văn. Một phong cách nghệ thuật trộn mà không lẫn. Trong truyện ngắn trào
phúng NCH thể hiện một cách nhìn đời độc đáo, đời chỉ là một sân khấu hài
kịch, một tấn trò hề lố lăng, giải dối. Tất cả đều là trò lừa bịp, từ con người
đên cuộc đời, cơng lí đến chủ trương của nhà nước (Thật là phúc, đồng hào
có ma, sáu mạng người, thịt người chết…), tình cảm cha con, mẹ con đến
tình nghĩa vợ chồng (báo hiếu trả nghĩa cha, báo hiếu trả nghĩa mẹ, xuất giá
tòng phu…) từ nghề viết văn làm báo đến văn nghệ thể thao (anh chủ báo,
tơi chủ báo, nó chủ báo; tinh thần thể dục…) đều giả dối lừa bịp. NCH căm
ghét xã hội thực dân tư sản, căm ghét bọn có tiền và có quyền trong xã hội.
Ơng đã chế giễu mỉa mai châm biếm 1 cách không thương tiếc từ bọn quan
lại hãnh tiến đến cường hào ác bá ở nông thôn, địa chủ….ném ra tiếng cười
trào phúng đầy cay đắng. Ơng có con mắt sắc sảo, biết khám phá ra những
mâu thuẫn trào phúng của hiện thực cuộc sống. Mâu thuẫn Nội dung và hình
thức (báo hiếu trả nghĩa cha- mẹ; đồng hào có ma), bản chất với mục đích ý
nghĩa, mục đích ý nghĩa có vẻ tốt đẹp nhưng bản chết lại xấu xa (tinh thần
thể dục), Mâu thuẫn giữa hi vọng càng cao thất vọng càng lớn (ngậm cười;
người ngựa ngựa người;) mâu thuẫn giữa phúc và họa (hé hé hé; thật là
phúc…) Mâu thuẫn hậu quả nghiêm trọng với nguyên nhân nhỏ bé (lại
chuyện con mèo, thằng ăn cắp…) hồn cảnh đáng khóc với tình thế buộc
phải cười (kép Tư bền).
Để làm tăng sự trào phúng, làm cho cái đáng cười trở nên buồn cười hơn,
ngớ ngẩn để dẫn người đọc đi theo sự ngớ ngẩn đó, có khi dùng lời nói mập
mờ… Dẫn dắt truyện đi xa và kết thúc bất ngờ, tạo ấn tượng cho người đọc.
Ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà chất trào phúng, thấm đẫm tính sáng tạo của
nhà văn, giản dị, giàu có, đầy sức sống. Để tăng sự trào phúng cho ngôn ngữ
ông thường sử dụng biện pháp chơi chữ, so sánh bất ngờ. Ngôn ngữ tự
nhiên, đầy kịc tính, phù hợp với lời ăn tiếng nói của từng loại người, thể hiện
được bản chất và tính cách xã hội.
2, Giá trị hiện thức trong tác phẩm Bước đường cùng.
"Bước đường cùng" chính là vấn đề dân cày, vấn đề của cuộc cách mạng dân
tộc - dân chủ ở Việt Nam được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật sinh
động, là 1 truyện ngắn mà trong đó nhà văn đã xây dựng được những tính
cách điển hình trong hồn cảnh điển hình theo yêu cầu của chủ nghĩa hiện
thực. Phê phán bọn quan lại địa chủ mọt khoét của dân đến tận xương tủy, từ
quan nhỏ đến quan lớn, từ quan trong làng đến quan ngoài huyện, đâu đâu
cũng chỉ tham ô vơ vét của dân. Phê phán sự dốt nát, kém hiểu biết của con
người không biết đoàn kết lại để cùng chống lại cường hào ác bá. Miêu tả
sinh động cuộc sống nông thôn trước cách mạng. Vạch trần thủ đoạn, mánh
khóe tộc ác của bọn thống trị, đặc biệt xoáy xâu vào tội ác cướp đoạt rượng
đất nhân dân. Phàn ảnh không khí ngột ngạt của xã hội, nơng dân bất lực, bộ
mặt tàn bạo của địa chủ phong kiến, chế độ hương thôn thối nát, đời sống
nhân dân cùng cực,. Phơi bày tội ác địa chủ phong kiến toàn diện sâu sắc.
Miêu tả nỗi khổ của người nông dân, thể hiện được tinh thần phản kháng của
họ để giành quyền sống.
<b>Đề 2.</b>
<b>1. Con người, sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố.</b>
Phong cách sáng tác của ông chủ yếu là Chủ nghĩa hiện thực về người
nông dân.
b. Sự nghiệp sáng tác: Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào
lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu
như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình.
<b> 2. Phân tích hình tượng chị Dậu trong Tắt đèn.</b>
Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà
văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác
phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ
của tầng lớp nơng dân Việt Nam đầu thế kỉ 20 dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp. Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình – một
điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực
dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã vạch trần bộ mặt tàn ác,
bất nhân của xã hội thực dân nửaphong kiến đương thời. Đỉnh điểm của cơn
cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả bầy chó để lấy tiền
nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn trời đêm tối đen
như mực và như cái tiền đồ của chị.
Chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết
năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày
nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng
xí. Với chúng, ngơi nhà ngồi giá trị ấy ra khơng cịn giá trị nào khác.
Chị khơng cịn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngồi mấy đứa con,
đàn chó, hai gánh khoai ...), Thương chồng nên phải bán con, bán ổ chó,
gánh khoai. Nhưng chị cũng vô cùng yêu thương con cái của mình, chị đau
đớn xót xa vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt
khơng nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng
bán con”.
Một người phụ nữ tiềm tàng sự quật cường mạnh mẽ. (vùng lên đánh lại 2
tên lính cai lệ). Một khi đã bị ám bức chị sẵn sàng đứng lên chống lại mọi
thế lực.
Người phụ nữ trong trắng, phẩm giá cao quý, biết giữ mình. (Khi bị quan
phủ dùng tiền để dụ dỗ giở trò bỉ ổi, chị ném tiền vào mặt tên quan và chạy
ra ngoài.)
mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Làm nên sự thành cơng cho
tác phẩm, và góp phần vào sự tồn tại của tp.
<b>Đề 3</b>
<b> 1.Nguyên nhân xuất hiện phong trào thơ mới 1932-1945 ? Tại sao </b>
<b>Thơ mới nhanh chóng chiến thắng thơ cũ, chiếm lĩnh vị trí trên thi đàn </b>
<b>văn học ?</b>
Việc chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào Việt Nam và sau Thế chiến thứ
nhất, cùng với việc người Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa đã
vơ tình đẩy nhanh làn gió của văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Lớp trí
thức Tây học xuất hiện mang theo những khát vọng sống thành thực, sống
cho mình thật khác trước => nhu cầu cách tân thơ ca, phá bỏ luật lệ được cất
lên. Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp và nhận ra vần
luật, niêm luật của Nho gia đã q gị bó trong việc thể hiện tiếng thơ của
con người. Do sự phát triển của vốn trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ của
một thế hệ mới trong xã hội bấy giờ. Thơ cũ có những quy tắc khơng diễn
đạt được. Sự xuất hiện chủ nghĩa cá nhâ, cái tôi cá nhân. Do nhu cầu tìm đến
một phương diện thốt li hiện tại. =>> Đầu thập niên 1930, văn hoá Việt
Nam diễn ra một cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện
một làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc cách tân này đi vào
lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ mới.
Tại sao thơ mới nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên thi đàn văn học?
<b>2. Tại sao khẳng định phong trào thơ mới 1932- 1945 đã tạo nên một </b>
<b>thời đại rực rỡ trong lịch sử thơ ca dân tộc ?</b>
Vì thơ mới xuất hiện đã mang lại rất nhiều thành quả cho văn học Việt Nam.
Thơ mới đã thực hiện được một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm về
đối tương, chức năng của thơ ca.
- Đối tượng chính của Thơ mới là thế giới quanh mình với vẻ đẹp mn hình
mn thể, chính là cõi tinh thần lắng sâu của mỗi cá nhân. Thơ ca vừa miêu
tả cuộc sống hiện thời, vừa cất lên tiếng lòng, khát vọng của cá nhân tự ý
thức . Mỗi thi sĩ trong Thơ mới , trong thơ ca Việt Nam là một gương mặt
tiêu biểu, một điệu tâm hồn khơng thể lẫn lộn để Hồi Thanh có thể khái
quát 1 cách đầy tự hào trong “Thi nhân Việt Nam”.
Thơ mới có tinh thần dân tộc và khơng ít bài mang lòng yêu nước ngậm
ngùi xa xăm.
hồn bị bóp nghẹt, lịng khao khát một cuộc sống chân thật và tự do.
- Lòng yêu mến , trân trọng những vẻ đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc (
nhiều bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ , Bàng Bá Lân…đã
ghi lại thật sinh động những lễ hội , chợ Tết , những sinh hoạt văn hóa dân
gian đậm đà màu sắc Việt Nam), tình yêu tiếng mẹ đẻ bởi trong đó là “hồn
thiêng đất nước”
- Niềm hồi vọng xa xơi q khứ vàng son , oanh liệt như một cách phản
ứng lại xã hội đương thời (Thế Lữ, Huy Thông, Chế Lan Viên).
Thơ mới đã đem đến những xúc cảm thiết tha, trong sáng về quê hương,
về thiên nhiên.
- HÌnh ảnh những vùng quê đất Việt với vẻ đẹp, cuộc sống riêng hiện lên
khá sinh động trong thơ của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Tế
Hanh, Nam Trân…Khơng ít bài thơ mới đã gợi được cái hồn quê, tình quê
sâu thẳm từ miêu tả thiên nhiên, đời sống , sinh hoạt.
- Thiên nhiên trong thớ mới nhiều khi thật tươi non, đầy sức sống bởi được
nhìn bằng đơi mắt trẻ trung , tấm lòng rạo rực nồng nàn ( thơ Xuân Diệu,
Hàn Mặc Tử, Huy Cận…)
Thơ mới đã thực hiện cuộc cách tân quan trọng về phương thức thể hiện,
nhất là về giọng điệu và ngơn ngữ.
- Thơ mới khơng cịn chịu sự quy định số âm tiết trên dịng. Một dịng có thể
bao gồm nhiều câu thơ. Thơ mới mang giọng điệu trữ tình cá thể, gắn với
phong cách từng cá nhân.
- Ngơn ngữ thơ vượt ra khỏi tính trang trọng ước lệ mà gợi cảm và tinh tế
diễn tả bao trạng thái cảm xúc phong phú , phức tạp của con người cá nhân.
Trong thơ mới có rất nhiều liên từ và hư từ gắn với giọng điệu trữ tình cá thể
, tạo nên ngữ khí lời nói đa dạng , sinh động.
<b>Đề 4.</b>
<b>1. Sự đóng ghóp của Tản Đà đối với phong trào thơ mới ?</b>
<b>2. Đọc hiểu bài thơ Muốn Làm Thằng Cuội.</b>
<i>Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi.</i>
<i>Trần thế nay em chán nửa rồi</i>
<i>Cung quế đã ai ngồi đó chửa</i>
<i>Cành đa xin chị nhắc lên chơi</i>
<i>Có bầu có bạn can chi tủi</i>
<i>Cùng gió, cùng mây thế mới vui</i>
<i>Rồi cứ mỗi năm giằm tháng tám</i>
<i>Tựa nhau trông xuống thế gian cười</i>
Bài thơ ra đời năm 1917 in trong tập Khối tình con I. Thể loại thất ngôn
bát cú.
Trong bài thơ này tác giả đã bộc lộ tâm trạng, tâm sự của mình. Tâm trạng
buồn chán (thể hiện ở 2 câu đầu). Trò chuyện với trăng chứng tỏ ơng rất cơ
2 câu tiếp theo. Cung quế đã ai ngồi đó chửa, một sự ướm hỏi khéo léo
thiết tha, cũng là một sự rụt rè, hỏi trước rồi mới dám nhờ chị nhắc lên chơi.
Cành đa xin nhắc lên chơi: hình ảnh bay bổng => Thể hiện ước muốn thoát
ly của tác giả khỏi xã hội thực tại.
Có bầu có bạn can chi tủi. Cùng gió cung mây thế mới vui. Sử dụng phép
đối buồn tủi-vui vẻ. Trí tưởng tượng rất bay bổng, bầu bạn với chị hàng, vui
đùa cùng mây gió. Thể hiện một khát vọng về cuộc sống vui tươi phóng
khống, tự do, thanh cao hữu tinh.
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng 8. Tựa nhau trơng xuống thế gian cười. Hình
ảnh thơ rất táo bạo “tựa nhau trông xuống- cười”. Tác giả muốn lên cung
trằn để được thỏa mãn cái phong tình, thỏa mãn cái cuộc sống vui tươi thoải
mái, để rồi cười nhạo thế gian có cuộc sống vơ vị buồn chán. Cười thỏa mãn
vì đã đạt được khát vọng thoát ly mãnh liệt xa lánh cõi trần bụi bặm . Và
cười để thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cõi trần gian.
Trong bài thơ thể hiện được cái ngơng của tác giả. Đó là: Chán thực tại,
muốn thoát ly vào cõi mộng; Muốn làm thằng cuội sánh đôi với chị Hằng;
Muốn làm thằng Cuội để cười nhạo thế gian”.
<i><b>Đề 5.</b></i>
<i><b>Câu 1, Trình bày sự nghiệp văn học của Phan Bội Châu. Đánh giá những</b></i>
<i><b>đóng ghóp của ơng đối với sự nghiệp văn học nước nhà ? </b></i>
- Phan Bội Châu ( 26 tháng 12 năm 1867– 29 tháng 10 năm 1940), tên
thật làPhan Văn San tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị
Trước 1945. bài Hịch Bình Tây thu Bắc viết năm 16 tuổi, bài phú Hồ thượng
khóa lư, Bái thạch vi huynh phú, Trương Lương từ Hán quy hàn phú, những
bài thơ ngâm vịnh như Du đại Huệ sơn cảm chiếm, Đề hòe âm biểu, Hải Hồ
khoan…
Từ 1905 đến 1925. Đây là thời kì bút mực tung hồnh. Việt Nam vong quốc
sử (1905), Khuyến quốc dân tư trợ du học văn (1905), Hải ngoại huyết thư
1906, kính quốc nhân, ai cáo nam kì phụ lão thư, Hịa lệ cống ngơn, Gọi hồn
quốc dân, Tân Việt Nam (1907) Việt Nam quốc sử khảo (1908)… Kỉ niệm
lục 1907, Trần Đơng Phong truyện, Hồng Phan Thái truyện (1907), Tái
sinh sinh…. Hồi kí tự thuật Ngục trung thư (1914), tiểu thuyết Trùng Quang
tâm sử (1905-1914)…
Từ 1925 đến 1940. Hồn cảnh bị trói buộc, bị cắt lìa khỏi phong trào đấu
tranh của quần chúng, tâm trạng cô đơn bất lực, nhưng thơ văn ông vẫn nồng
nàn một lòng yêu nước, thương dân, một khát vọng thiết tha vói nền độc lập
tự do của dân tộc. Nữ quốc dân tri tu (1926) Nam quốc dân tri tu (1927),
Vấn đề phụ nữ (1928) Xã hội chủ nghĩa (1935) Khổng học đăng (1935), hồi
kí cách mạng Phan Bội Châu niên biểu (1937-1940)…. Và nhiều bài khác
được tập hợp trong các tập: Phan Sào Nam văn tập, Phan Sào Nam tiên sinh
quốc âm thi tập…
- Đánh giá: Di sản của nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà văn lớn vào
bậc nhất nước ta trong vòng hai mươi năm đầu thế kỉ 20, đối với đời
sau có nhiều ý nghĩa.Ơng đã mang đến một quan niệm mới về văn
chương, một lí tưởng mới cho cuộc sống, mang tinh thần dân chủ,
hoàn toàn tách rời chủ nghĩa tơn qn phong kiến. Ơng đã dùng văn
<i><b>Câu 2. Đọc thuộc lòng bài thơ Xuất dương lưu biệt và chỉ ra tính chất </b></i>
<i><b>giao thời của bài thơ ?</b></i>
<i>Làm trai phải lạ ở trên đời</i>
<i>Há để càn khôn tự chuyển dời</i>
<i>Trong khoảng trăm năm cần có tớ</i>
<i>Sau này mn thưở há không ai</i>
<i>Non sông đã chết, sống thêm nhục</i>
<i>Hiền thánh cịn đâu học cũng hồi</i>
<i>Muốn vượt biển đơng theo cánh gió</i>
<i>Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.</i>
hướng tỏ chí tỏ lịng - đặc trưng quan niệm mĩ học về con người trong văn
học trung đại.
Nhưng trong bài thơ này giọng thơ sôi trào, đầy nhiệt hứng => âm vang
của thời đại dội vào thơ mãnh liệt. Cái “tôi” được tác giả thể hiện và tận
dụng triệt để. Đây không phải đề cao cái tôi bi quan hay cực đoan mà là sự
khẳng định trách nhiệm của mỗi người, nhất là thanh niên, đối với vận mệnh
dân tộc.
<i><b>Đề 6.</b></i>
<i><b>Câu 1. Trình bày đặc điểm xã hội- lịch sử có ảnh hưởng trực tiếp tới sự </b></i>
<i><b>phát triển văn học nước ta những năm đầu thế kỉ XX – 1945 ?</b></i>
Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 -
- Chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật.
- Đơ thị hố nhanh chóng, xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới: tư sản,
tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị…
- Nhân vật trung tâm trong đời sống văn hoá là tầng lớp trí thức Tây học,
chịu ảnh hưởng sâu sắc các trào lưu tư tưởng văn hoá văn học phương Tây.
- Nhu cầu văn hoá ngày càng cao. Nghề in, xuất bản, làm báo phát triển
khá mạnh. Viết văn trở thành nghề kiếm sống.
Hoàn cảnh lịch sử nói trên địi hỏi VH phải nhanh chóng hiện đại hố.