Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nguon goc ten goi mot so chat huu co

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.22 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Nguồn gốc tên gọi một số hợp chất hữu cơ</b>



- Trước khi sử dụng các tên gọi hệ thống , các hợp chất hữu cơ đều được gọi tên bằng các tên thường hoặc các
tên gọi có tính hệ thống rất thấp. Các tên gọi này thường hình thành theo nguồn gốc tìm ra chúng hoặc những tính
chất bên ngồi (màu sắc, mùi vị,..) hoặc một yếu tố khác mà khơng có tính hệ thống. Dưới đây xin giới thiệu nguồn
gốc của tên gọi một số hợp chất hữu cơ có trong chương trình hóa học phổ thông.


1. <i>Metan (CH4):</i> Xuất phát từ Metyl trong tên gọi của ancol Metylic mà theo tiếng Hy-lạp thì methyl có nghĩa là


cồn, rượu vang, cịn hyle là gỗ (anchol metylic sinh ra trong quá trình chưng khan gỗ)


2. <i>Etan (C2H6):</i> Xuất phát từ <i>aithein</i> (trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là bùng cháy), vì etan là một trong những khí dễ


bùng cháy khi có ngọn lửa.


3. <i>Propan (C3H8):</i> Xuất phát từ tên gọi của axit propionic, axit đơn giản đầu tiên được tách ra từ chất béo.


4. <i>Butan (C4H10):</i> Bắt nguồn từ tên gọi của axit butiric (thành phần chính của chất gây mùi có trong bơ), theo tiếng


la tinh <i>butyrum </i>có nghĩa là bơ.


5. <i>Benzen (C6H6):</i> Được tìm ra lần đầu tiên từ sản phẩm nén khí cháy ở Anh bởi Faraday (năm 1825) ban đầu có


tên là benzene, 9 năm sau Pesligot và Mitscherslic điều chế được chất này bằng cách đung nóng axit benzoic với
vơi. Lúc đó Mitscherslic gọi nó là benzin, cịn Liebig gọi là benzol. Sau đó 1 năm nhà hóa học Laurent đề nghị gọi
là benzene nhưng rồi lại chính ơng đề nghị đổi lại là Phen (hiện nay không dung nữa) cùng với hai dẫn xuất có liên
quan là: phenol, gốc phenyl (được IUPAC lưu dùng). Hiện nay chúng ta sử dụng tên gọi benzene cho C6H6.


6. <i>Toluen (C7H8):</i> Được tách ra lần đầu tiên từ sản phẩm chưng cất một số nhựa cây như nhựa thông (Pelochie và


Oanter, 1837), nhựa tolu (Dervine, 1841). Ban đầu Dervine đề nghị tên gọi là benzoen, sau đó Benzileus đổi thành


Toluin hoặc Toluol (gần với benzin, benzol của benzene). Hiện nay cúng ta dung tên gọi Toluen theo tên của
benzene (cùng hậu tố -en).


7. <i>Ancol metylic</i> (CH3-OH): Xuất phát từ <i>methyl</i> (cồn, rượu vang…) và <i>hyle</i> (gỗ), vì anchol metylic sinh ra trong


quá trình chưng khan gỗ.


8. <i>Axit fomic</i> (HCOOH): Axit này được S. Fischer và J. Wray nêu lên từ năm 1670, nhưng phải tới năm 1749


A.S.Maggraf mới điều chế được nó ở dạng tương đối nguyên chất bằng cách chưng cất loại kiến đỏ có tên là


<i>fomica rufa</i>. Vì vậy năm 1791 người ta đặt tên cho nó là axit fomic.


9. <i>Axit axetic</i> (CH3-COOH): Đã từ lâu người ta biết đến sự có mặt của nó trong vang bị chua. Khoảng vào năm


1700, Stahl điều chế được axit này ở dạng đậm đặc. Theo tiếng La tinh tên của CH3-COOH là <i>acidum aceticum</i>,


có nghĩa là axit của vang chua ( <i>acere</i>: chua).


10. <i>Axit propionic</i> (C2H5-COOH): Đây là axit đầu tiên được tìm thấy trong chất béo. Tên gọi “axit propionic” xuất


phát từ tiếng Hi Lạp <i>proto</i> là đầu tiên, <i>pion</i> là chất béo.


11. <i>Axit butiric</i> (CH3-CH2-CH2-COOH): Axit này tồn tai ở dạng este với glixerol (gọi là butirin) có trong bơ làm từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

12<i>. Axit valeric</i> (CH3-[CH2]3-COOH): Axit valeric tồn tại ở dạng tự do hoặc dạng este trong rễ cây <i>valeriana</i>
<i>officinalis (cây nữ lang).</i> Vì thế, năm 1838 người ta đặt tên cho nó là axit valerianic, sau đó năm 1852 đổi tên là
Axit valeric.


13. <i>Axit lauric</i> (CH3-[CH2]10-COOH). Vào năm 1857, người ta tách được axit này từ quả của cây <i>Laurus nobilis</i>


<i>(nguyệt quế)</i>. Từ đó có tên axit lauric và ancol tương ứng là CH3-[CH2]10-CH2OH là ancol laurylic.


14. <i>Axit stearic</i> (CH3-[CH2]16-COOH). Phần lớn các chất dầu và mỡ động – thực vật đều chứa glixerit của axit này


(gọi là stearin). Tên gọi stearin có từ năm 1817, xuất phát từ tiếng Hi Lạp <i>stear</i> có nghĩa là mỡ hay chất béo đặc.
Axit xuất phát từ stearin được gọi là stearic.


15. <i>Axit oleic</i> ((Z)-CH3-[CH2]7-CH=CH-[CH2]2-CH3). Axit này là một chất lỏng dạng dầu, tồn tại ở dạng glixerit có


nhiều ở các loại dầu thực vật như: dầu oliu, dầu hạnh nhân,…tên gọi axit oleic xuất phát từ tiếng La tinh <i>oleum </i>có
nghĩa là dầu.


16. <i>Axit linoleic</i> (CH3-[CH2]4-[CH=CH-CH2]2-[CH2]6-COOH). Axit khơng no này có trong dầu lanh (linseed) và


một số loại dầu khác ở dạng glixerit. Năm 1857 người ta đặt tên cho axit này là linoleic, xuất phát từ tiếng La tinh


<i>linum</i> có nghĩa là cây lanh cịn <i>oleum </i>có nghĩa là dầu.


17<i>. Anilin (</i>C6H5-NH2): Được tìm thấy lần đầu tiên trong sản phẩm chưng khan inđigo (năm 1826) do đó có tên là


anilin (theo tiếng Bồ Đào Nha <i>anil</i> có nghĩa là Indigo).


18. <i>Mentol:</i> (C10H20O): Là một monotecpen vòng ancol phổ biến và quan trọng, có nhiều ở trong tinh dầu bạc hà.


</div>

<!--links-->

×