Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BAO CAO TONG KET 5 NAM THUC HIEN CUOC VAN DONGMOI THAY CO GIAO LA MOT TAM GUONG DAO DUC TUHOC VA SANG TAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.24 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

LĐLĐ TỈNH NAM ĐỊNH CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b>CƠNG ĐOÀN GIÁO DỤC Độc lập- Tự do- Hạnh phúc</b>


Số: 134/CĐN <i>Nam Định, ngày 22 tháng 10 năm 2012</i>


<b>BÁO CÁO</b>


<b>TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI THẦY, CÔ</b>
<b>GIÁO LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO”</b>


<b>I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH</b>


Nam Định là tỉnh có truyền thống hiếu học và học giỏi, nổi danh với nhiều
trạng nguyên, tiến sỹ, nhiều nhà chính trị, nhà văn hố lớn làm rạng danh cho đất
nước quê hương.


Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang đó, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao
của Bộ GD&ĐT, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, sự ủng hộ hết lòng của các cấp các ngành
và nhân dân trong tỉnh, sự cố gắng vươn lên của đội ngũ nhà giáo, CBQL, HS-SV;
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần “nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.


Đến năm học 2012-2013, tồn ngành có 872 cơ sở giáo dục với 28.260cán bộ,
giáo viên (nữ 22.286, tỷ lệ 81,86%) và 493.690 học sinh, sinh viên.


Thực hiện Nghị quyết 442/ NQ-CĐN ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Cơng
đồn Giáo dục Việt Nam; Kế hoạch số 285/KH- BGD ĐT –CĐGDVN ngày
05/5/2009 của Bộ GD&ĐT và Cụng đoàn GDVN về việc triển khai cuộc vận động
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và Hướng dẫn
số 54/HD-CĐN ngỳa 21/01/2010 về tiêu chí đánh giá thi đua trong việc thực hiện
cuộc vận động, sau 5 năm triển khai thực hiện cuộc vận động ngành Giỏo dục đó đạt


kết quả như sau:


<b>II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG 5 NĂM QUA </b>
<b>1. Công tác chỉ đạo</b>


1. Xác định nội dung cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”, là sự vận dụng sáng tạo nội dung cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng ta phát động .


Từ tháng 11 năm 2007 đến nay, Sở Giáo dục và Cơng đồn Giáo dục tỉnh đã
ban hành các văn bản để chỉ đạo thực hiện cuộc vận động: Quyết định số
1066/QĐ-SGD ĐT-VP ngày 17/10/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về thành lập Ban chỉ đạo
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận
động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, Công
văn liên tịch số 995/LT-SGD ĐT-CĐN ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Sở Giáo dục
và Đào tạo, Cơng đồn Giáo dục tỉnh về “Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận
động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” từ năm 2011
đến năm 2012”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với kết quả đánh giá công
chức, viên chức, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và hiệu trưởng các cấp học. Đối
với các tập thể các trường học, cơ quan quản lý giáo dục gắn với thực hiện nội dung
tiêu chuẩn và đánh giá Lĩnh vực công tác “Thực hiện các cuộc vận động và tham
mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương” từng năm học.


3. Theo báo cáo của các đơn vị trong ngành, 100% các cơ quan quản lý giáo
dục và các cấp học, ngành học trong tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động bao
gồm đại diện lãnh đạo chính quyền, đại diện cấp uỷ, cơng đồn, phịng ban, tổ chuyên
môn. Phương thức triển khai cuộc vận động lồng ghép với các cuộc vận động “Học


tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai khơng” và phong trào thi
đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, “Xây dựng trường đạt
chuẩn văn hố”, “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà”..


4. Sau một năm triển khai cuộc vận động, Ban chỉ đạo cuộc vận động của
ngành đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm chỉ đạo. Tại hội nghị Ban
chỉ đạo cuộc vận động đã tuyên dương 63 cá nhân và 11 tập thể tiêu biểu.


Từ kết quả 10 năm thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương- Tình thương- Trách
nhiệm” ở ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định nhiều đơn vị đã xây dựng quy
định chuẩn mực về phong cách nhà giáo. Điển hình là ngành Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Nam Định xây dựng tiêu chuẩn “Nhà giáo Ưu tú Thành Nam”, kết thúc
mỗi năm học Uỷ ban nhân dân Thành phố Nam Định tiến hành bình xét danh hiệu
“Nhà giáo Ưu tú Thành Nam”, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực xây 5
quy định phong cách nhà giáo: Phong cách sống: tình thương- danh dự; Phong cách
làm việc: Kỷ cương- sáng tạo; Phong cách học tập: tự học- thường xuyên; Phong
cách gia đình: hồ thuận- hiếu đễ; Phong cách ứng xử: tôn trọng- biết điều, ngành
Giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thuỷ phát động đoàn viên thực hiện khẩu hiệu:
“Sống yêu thương đức độ! Nói văn minh lịch sự! Làm kỷ cương trách nhiệm! Học
chăm chỉ siêng năng!”, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Xuân Trường với khẩu
hiệu: “Tâm huyết- Trí tuệ- Hiệu quả- Nghĩa tình”…


Trên cơ sở đó, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh
cuộc vận động “Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương- Trách nhiệm”, lồng ghép với cuộc
vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” chỉ
đạo xây dựng mơ hình ở 4 đơn vị trên để rút kinh nghiệm triển khai trên cuộc vận
động.


<b>2. Công tác tuyên truyền về cuộc vận động</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD ĐT
ngày 16/4/2008 về Quy định về đạo đức nhà giáo.


Từ năm học 2009-2010, triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm từng
năm học, Sở GD&ĐT, Ban chỉ đao cuộc vận động đã quán triệt thực hiện cuộc vận
động theo chỉ thị của Bộ truởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với các yêu cầu: Mỗi thầy
giáo, cô giáo thực hiện tốt Quy định về đạo đức nhà giáo; tự học về cơng nghệ thơng
tin và trong từng năm học có 1 đổi mới trong dạy học hoặc quản lý giáo dục của bản
thân.


2.2. Đẩy mạnh giáo dục truyền thống lịch sử quê hương Nam Định và truyền
thống của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định.


Là quê hương nơi phát tích của vương triều Trần, mảnh đất Thiên
Trường-Nam Định với hào khí Đơng A đã tạo nên văn minh Đại việt rực rỡ đạt đến dỉnh cao
vê “võ công, văn trị” gắn liền với công lao của các vị vua Trần và tên tuổi các Anh
hùng dân tộc. Thiên Trường xưa- Nam Định nay là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, nổi
tiếng là quê hương có truyền thống hiéu học, khoa bảng. Nhiều bậc hiển nho tài đức
là người con quê hương Nam Định đã nổi danh đóng góp cho đất nước trong sự
nghiệp đấu tranh chống xâm lược, xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ
lịch sử. Theo các sách ghi chép về khoa cử ở nước ta, từ năm 1075 đến năm 1919 các
triều đại phong kiến đã tổ chức 185 khoa thi với 2.896 người đỗ đại khoa (từ phó
bảng trở lên), trong đó 47 trạng nguyên. Thiên Trường - Nam Định có 88 vị đỗ đại
khoa: 5 trạng nguyên (Nguyễn Hiền, Đào Sư tích, Lương Thế Vinh, Vũ Tuấn Chiêu,
Trần Văn Bảo), 2 đệ nhất giáp, 2 thám hoa, 2 bảng nhãn, 15 hoàng giáp, 46 tiến sỹ
và 16 phó bảng. Các bậc đại khoa, trước khi thành đạt chủ yếu xuất thân từ các gia
đình nghèo, ham học, thơng minh và có ý chí vươn lên. Q hương chính là chiệc nơi
ni dưỡng, vun đắp ước mơ và khát vọng của họ. Những nhà khoa bảng Thiên
Trường- Nam Định đều là những tấm gương mẫu mực về nhân cách văn hố. Khi cịn
niên thiếu đến khi đỗ đạt làm quan, họ đều có tình cảm đạo đức trong sáng, lối sống


thuỷ chung nhất quán vì nghĩa lớn, vì sự hưng thịnh của quê hương đất nước. Tiếp
nối truyền thống hiếu học của quê hương Thiên Trường xưa, ngày nay đất học Nam
Định phát huy lên tầm cao.


Phát huy truyền thống đó các thế hệ nhà giáo Nam Định đã đóng góp thành
tích rực rỡ trong q trình xây dựng và trưởng thành gần 70 năm qua, đặc biệt là
trong giai đoạn đổi mới, 18 năm liên tục là “Đơn vị xuất sắc”, “Đơn vị dẫn đầu” toàn
quốc.


2.3. Các cơ sở giáo dục trong ngành đều có Khẩu hiệu “Mỗi thầy, cơ giáo là
một tấm gương tự học và sáng tạo” được gắn ở vị trí trang trọng, cuộc vận động trở
thành nhiệm vụ chung của toàn ngành được triển khai rất cụ thể ở từng năm học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tuyết-Phó Chủ tịch CĐ Trường THPT Trực Ninh A, Nguyễn Thị Ngọc Chinh- Tuyết-Phó trưởng
Phịng GD-ĐT huyện ý Yên- Phó Chủ tịch CĐGD huyện Ý Yên, Trần Thị Thanh
Xuân- GV Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong… Các nhà giáo được trao giải
thưởng Nguyễn Đức Thuận tỉnh Nam Định như Nhà giáo Ưu tú Trần Xuân
Đáng-GV Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, nhà giáo Nguyễn Huy Hoạt và Nguyễn
Bắc Phú- Trường THPT A Hải Hậu.


2.5. Phát động cuộc thi các tình huống sư phạm, tổ chức các hoạt động như:
Thi tìm hiểu 750 năm Thiên Trường - Nam Định, Thi giáo viên giỏi cấp cơ sở, Liên
hoan tiếng hát giáo viên lần thứ III (năm 2012)...


<b>3. Kết quả rèn luyện đạo đức, tinh thần tự học và sự sáng tạo của đội ngũ</b>
<b>cán bộ, nhà giáo và lao động.</b>


3.1. Về đạo đức:


Thực hiện cuộc vận động “Mỗi thày giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức,


tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo và lao động trong ngành xác định rõ quyền,
nghĩa vụ của bản thân: Ln có trách nhiệm với cơ quan đơn vị, trách nhiệm với học
sinh, sinh viên, tích cực tự giác phấn đấu hồn thành nhiệm vụ.


Từ khi cuộc vận động được phát động, mối quan hệ đồng nghiệp giữa các thầy
cô giáo đã mang màu sắc mới. Sự cảm thông, sẻ chia trách nhiệm trong cơng tác và
sinh hoạt đã góp phần làm tăng tình đồn kết, thân ái trong đội ngũ. Khơng chỉ giúp
nhau trong công tác chuyên môn, ở nhiều trường, nhiều địa phương, cơng đồn đã tổ
chức vận động đội ngũ giúp đỡ nhau trong cuộc sống như lúc ốm đau nhận dạy thay
không nhận tiền tăng giờ, giúp nhau làm kinh tế gia đình, cải thiện đời sống. Cuộc
vận động đã khơi dậy trong đội ngũ truyền thống tốt đẹp của cha ông từ ngàn xưa
“Thương người như thể thương thân”.


Quan hệ thầy và trò đã được thể hiện sự tơn trọng bao dung. Lịng nhân ái ở
mỗi thày cơ đều gắn với trách nhiệm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Các thày, cô giáo
ở các cấp học, nhất là cấp học Mầm non, Tiểu học có ni bán trú, có học sinh ở tập
thể (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) giành cho học sinh bằng tấm lòng người
cha, người mẹ, người anh, người chị. Lòng nhân ái thể hiện trong q trình kiên trì
giáo dục, chăm sóc học sinh cá biệt. Tình cảm chân thành của các thày cô đã lắng sâu
trong tâm hồn các em học sinh, nhiều học sinh hư đã được cảm hoá trở thành những
học sinh ngoan.


Mỗi năm học có từ 600 đến 800 đoàn viên được kết nạp vào Đảng, đến tháng
10/2012 tỷ lệ đảng viên trong toàn ngành 44,68%, tăng 5% so với năm 2007


Từ năm học 2009-2010 đến nay, khơng có nhà giáo vi phạm đạo đức.
3.2. Về tự học:


Chỉ thị 40-CT/TW, Chỉ thị 36-CT/TW, Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh giai đoạn 2006-2010”, các cấp quản


lý giáo dục, các cơ sở giáo dục đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bố trí thời gian để các
nhà giáo có điều kiện đi học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bộ GD&ĐT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo duc và Đào tạo tổ chức ở từng cấp
học, bậc học.


Đến tháng 10/2012: Giáo dục mầm non đạt chuẩn 93% tăng 3,64% so với năm
2007, trên chuẩn 33,65 tăng 18,65% so với năm 2007. Gíáo dục tiểu học đạt chuẩn
99,73% tăng 1,37%, so với năm 2007, trên chuẩn 81,33% tăng 33,68% so với năm
2007; Giáo dục trung học cơ sở đạt chuẩn 97,9% tăng 5,2% so với năm 2007, trên
chuẩn 36,6% tăng 17.8% so với năm 2007; Giáo dục trung học phổ thông đạt chuẩn
99,3%, trên chuẩn 3,8 so với năm 2007; Giáo dục thường xuyên đạt chuẩn 95,5%.


3.3. Về sáng tạo:


Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công đồn Giáo dục tỉnh chỉ đạo
cơng đồn các trường học và đơn vị giáo dục trên toàn tỉnh đẩy mạnh phong trào thi
đua yêu nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp đổi mới giáo dục và đào tạo, xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng cơ sở vật chất, xã hội hoá giáo
dục, xây dựng xã hội học tập; thực hiện giáo dục toàn diện nâng cao chất lượng và
đào tạo.


Tiêu biểu là phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản
lý, phát huy sáng kiến, nghiên cứu khoa học.


Kết quả trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” là kết quả các kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông và Bổ túc trưng học phổ thông, thi vào các trường Đại
học, Cao đẳng hàng năm đều đứng trong tốp đầu toàn quốc, đặc biệt là kết quả thi
chọn học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Từ năm học 2008-2009 đến năm học
2011-2012 tỉnh Nam Định liên tục đứng vị trí số 1 của tồn quốc. Đặc biệt năm 2011-2011-2012,


có 82/84 em đoạt giải (đạt 97,6%) gồm: 4 giải Nhất, 30 giải Nhì, 31 giải Ba, 17 giải
KK. Nam Định là tỉnh có tỷ lệ học sinh đoạt giải cao nhất toàn quốc và là tỉnh có số
lượng giải đứng thứ hai sau thủ đơ Hà Nội. Đồn học sinh tỉnh Nam Định dự thi
Olympic khu vực và Quốc tế đạt thành tích rực rỡ: Olympic Vật lý khu vực Châu Á
Thái Bình Dương tổ chức tại ấn Độ: 01 Huy chương Bạc và 01 Huy chương Đồng.
Olympic Quốc tế: 01 em đạt Huy chương Bạc môn Sinh học, 03 em đạt Huy chương
Đồng mơn Sinh học, Vật lý và Hố học.


Phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” tiếp tục được đẩy mạnh, hàng năm
SKKN, đề tài dự thi cấp ngành tỉnh và cấp tỉnh tăng về số luợng và chất lượng, ngành
giáo dục luôn được Hội đồng khoa học tỉnh Nam Định đánh giá là đơn vị có phong
trào dẫn đầu về “Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá trong sản xuất”. Kết quả cụ thể là, từ
năm 2007 đến năm 2012:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- 16.790 SK dự thi các cấp, Sở GD&ĐT cấp 612 giấy chứng nhận (khối trực
thuộc 221, khối PGD 391: Nam Định 99, Giao Thuỷ 65, Hải Hậu 43, Ý Yên 40,
Xuân Trường 31, Trực Ninh 29, Vụ Bản 28, Nam Trực 24, Mỹ Lộc 22, Nghĩa Hưng
10).


- 85 SK “Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất” được cấp chứng nhận của Sở
Khoa học và Công nghệ.


- 15 SKKN được trao giải tại Hội thi sáng tạo tỉnh Nam Định lần thứ hai (năm
2008-2009) và lần thứ Ba (năm 2010-2011).


- Năm học 2011-2012, thực hiện Quyết định số 4045/QĐ- BGDĐT ngày 16
tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nam Định là một trong số
5 tỉnh/thành trong cả nước được chọn thí điểm “Đề án phát triển thiết bị dạy học tự
làm giai đoạn 2010-2015”, ngay từ đầu năm học các cơ sở giáo dục trong tỉnh đã sôi
nổi hưởng ứng phong trào tự làm thiết bị dạy học. Tại Hội thi cấp huyện và các đơn


vị trực thuộc đã có hơn 6000 thiết bị dạy học tự làm tham gia. Hội thi cấp tỉnh có
10/10 đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tham gia 39/56 trường THPT, 15/17
Trung tâm trực thuộc tham gia với 324 sản phẩm dự thi cùng hàng trăm sản phẩm có
chất lượng của các cơ sở tham gia trưng bày tại các gian hàng của mỗi đơn vị. Thiết
bị , đồ dùng dạy học tính đa dạng, phong phú, đẹp về kiểu dáng, thẩm mỹ, có tính sư
phạm, giàu tính sáng tạo và tính thực tiễn, nhiều sản phẩm có thể triển khai sản xuất
đại trà.


Cấp học mầm non, tiêu biểu “Chiếc bảng đa năng” của nhóm giáo viên trường
MN Hải Châu, huyện Hải Hậu, “Cây thông đa năng “ của nhóm cơ giáo trường MN
Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Bộ tranh của cô giáo Đặng Thị Hường trường MN Giao Phong,
huyện Giao Thuỷ; Cấp tiểu học có sản phẩm “Biểu đồ Tốn 4 của cơ giáo Phan Bích
Thuỷ, trường tiểu học Trần Phú, thành phố Nam Định, Phần mềm dạy phân môn Lịch
sử của cô giáo Đặng Hồng Trường, trưởng tiểu học Xuân Hồng C, huyện Xuân
Trường, Bộ chữ cái dạy tập viết theo nhóm của các thầy cô giáo trường tiểu học A
Hiển Khành, huyện Vụ Bản; Cấp THCS có thiết bị “Nguyên tác tạo ra dịng điện
xoay chiêù mơn Vật lý của Thầy giáo Trần Ngọc Hiếu trường THCS Yên Lương,
huyện ý Yên, Sơ đồ đa năng mơn Hố học của cơ giáo Phạm Thị Ngọc, trường THCS
Nguyễn Hiền, huyện Nam Trực, Bộ đồ dùng dạy hình học khơng gian của thâỳ giáo
Phạm Xn Vũ, trường THCS Lương Thế Vinh, thành phố Nam Định, Mô hình thực
hành biểu đồ hình trịn dạy mơn Đại lý của cô giáo Nguyễn Thi Thanh Nhàn, trường
THCS Trực Cường, huyện Trực Ninh và Hệ thống cân bằng bền môn Vật Lý của
thầy giáo Phạm Văn Nam, trường THCS Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng; Cấp
THPTM GDTX có sản phẩm: “Dụng cụ vẽ hình elip” của thấy giáo Trần Gia Khánh
trường THPT Lương Thế Vinh, “Va li hình ảnh bản trong” của thầy giáo Cù Thế Lợi,
trường THPT Thịnh Long, “Bàn module thực hành điện dân dụng” của thầy giáo Bùi
Văn Minh và Trần Văn Sáu, Trung tâm KT-TH-HN và “ Mơ hình hệ tuần hồn máu”
của thầy giáo Phạm Minh Quyết, Trung tâm GDTX A Trực Ninh


<b>4. Kết quả Thi đua- Khen thưởng 5 năm</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

1. Tập thể:


- 01 đơn vị được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng” thời
kỳ đổi mới, THPT A Hải Hậu


- Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân
chương Độc lập hạng Nhất, năm 2010.


- Mỗi năm có 842 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, tỷ lệ 95%;
220 tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” tỷ lệ 20%; 26.695 Nhà giáo
đạt “Lao động tiên tiến”, tỷ lệ 95%; 7.025 Nhà giáo đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua
cấp cơ sở”


- 26 nhà giáo được phong tặng Nhà giáo Ưu tú (đợt 10 năm 2008 được 07 đ/c,
đợt 11 năm 2010 được 12 đ/c và đợt 12 năm 2012 được 7 đ/c).


- 15 nhà giáo được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp Bằng Lao động
Sáng tạo.


- 12 nhà giáo được Liên đồn Lao động tỉnh bình chọn, tôn vinh công nhân lao
động tiêu biểu tỉnh Nam Định và trao tặng “Giải thưởng Nguyễn Đức Thuận” lần thứ
nhất năm 2008 và lần thứ hai năm 2012.


Tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động vào dịp Kỷ niệm 30 năm ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11/2012. Qua báo cáo của các đơn vị trong ngành có 865/873 đạt
40 điểm, xếp loại Tốt, tỷ lệ 99,2%; 28.000/28.260 nhà giáo đạt 30 điểm, xếp loại Tốt,
tỷ lệ 99,%.


Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh xét chọn 30


tập thể xuất sắc, tiêu biểu và 80 cá nhân xuất sắc, tiêu biểu. Khối trực thuộc có tập
thê cá nhân, khối Phịng GD&ĐT có tập thể và cá nhân.


Hội thi đua khen thưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh xét chọn đề nghị
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơng đồn Giáo dục Việt Nam tăng Bằng khen cho:


- Tập thể giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,


- Cá nhân: Nhà giáo Ưu tú Trần Trí Thăng- chun viên Phịng Giáo dục
Trung học phổ thông- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định


<b>4. Những hạn chế, nguyên nhân</b>
- Hạn chế:


Ban chỉ đạo các cấp trong ngành chưa xây dựng chương trình, kế hoạch chưa
cụ thể từng năm học và trong 5 năm.


Sự phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện giữa chính quyền và cơng đồn chưa
chặt chẽ, việc đánh giá, bình xét theo thang điểm cho cá nhân nhà giáo và tập thể các
năm học chưa được đánh giá như các chỉ tiêu thi đua năm học nên chất lượng, hiệu
quả cuộc vận động chưa cao.


Cuộc vận động chưa có chiều sâu, chưa đều khắp ở các cấp học, bậc học, các
cơ sở, các cá nhân chưa thực hiện đầy đủ cả ba nội dung của cuộc vận động “đạo đức,
tự học và sáng tạo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Nguyên nhân: Ban chỉ đạo cuộc vận động ở các cơ sở giáo dục kế hoạch triển
khai chưa cụ thể, sát với thực tiễn của đơn vị.


Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cơng đồn Giáo dục Việt


Nam khơng đồng bộ, kịp thời.


Thời gian qua, nhiều tác động của cơ chế thị trường tới đời sống xã hội trong
đó có nhà giáo và lao động trong ngành.


Công tác kiểm tra, đôn đốc, đánh giá cuộc vận động chưa thường xuyên.


<b>III. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG TRONG</b>
<b>THỜI GIAN TỚI:</b>


1. Tiếp tục làm cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong ngành
nhận thức sâu sắc nội dung và ý nghĩa về “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
của mỗi thầy, cơ giáo; từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, nhà
giáo và người lao động về ý thức thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lương
tâm nhà giáo; tự học nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ; sáng tạo
trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới căn bản, tồn
diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hố, dân chủ
hố và hội nhập quốc tế.


<b>2. </b>Gắn Cuộc vận động với việc thực hiện Chỉ thị 03/CT-TW ngày 14/5/2011
của Bộ Chính trị về việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; tiếp tục thực hiện các nội dung đó được nêu trong Nghị quyết số
442/NQ-CĐN, ngày 01/11/2007 của Ban Thường vụ CĐGD Việt Nam; Kế hoạch liên tịch số
285/KH-BGDĐT-CĐGDVN, ngày 05/5/2009 giữa Bộ trưởng Bộ Giỏo dục và Đào
tạo và Chủ tịch CĐGD Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
Cuộc vận động; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/4/2008 quy định tiêu
chuẩn đạo đức nhà giáo; Công văn liên tịch số 995/LT- SGD ĐT-CĐN ngày
04/10/20011 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Cơng đồn ngành.


3. Nâng cao hiệu quả Ban Chỉ đạo cuộc vận động các cấp bằng việc xây dựng


chương trình kế hoạch từng năm học, tổ chức triển khai, đánh giá, bình xét gắn với
việc đánh giá công chức, viên chức, đánh giá chuẩn GV, Hiệu trưởng từng cấp học
trong từng năm học để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo.


4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động ở các
cơ sở giáo dục và mỗi cá nhân nhà giáo ở các cơ sở giáo dục.


<b>Nơi nhận:</b>


- CĐGDVN (để B/c)


- Lưu VP Sở GD&ĐT, TTCĐGD
tỉnh


<b>TM. BAN CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG</b>
<b>PHÓ TRƯỞNG BAN- CHỦ TỊCH CĐGD</b>


<i>(Đã ký)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9></div>

<!--links-->

×