Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

bao cao khoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.94 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUY CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC Báo cáo khoa học là kết quả cuối cùng của cả quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Báo cáo khoa học là cơ sở quan trọng để các hội đồng chấm điểm hoặc nghiệm thu đề tài. Báo cáo khoa học phải tuân thủ những qui định chung nhằm tạo sự thống nhất đối với tất cả sinh viên: 1. Định dạng báo cáo Báo cáo được đánh máy một mặt trên giấy khổ A4, bộ chữ unicode, phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5 lines; lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2,5 cm, lề dưới 2 cm. 2. Trình bày bìa Bìa báo cáo gồm bìa chính và bìa lót và được trình bày theo mẫu qui định (Khoa VHDL sẽ gửi mẫu bìa cho sv) 3. Cách đánh số trang Một báo cáo khoa học thường gồm các phần: mục lục, danh mục bảng biểu, mở đầu, nội dung chính, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Báo cáo được đánh số trang (1,2,3,4,…) từ trang danh mục bảng biểu, mở đầu, nội dung, kết luận đến hết phần tài liệu tham khảo. Phần mục lục không đánh số trang. Phần phụ lục được đánh số trang theo ký hiệu riêng (thường dùng số La Mã) và có một trang danh mục phụ lục đặt ở vị trí ngay sau tài liệu tham khảo và trước khi phần phụ lục bắt đầu. 4. Cách ghi đề mục của phần mở đầu Đề mục của phần mở đầu được đánh số thứ tự theo các nội dung trình bày. Ví dụ: 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Lược sử vấn đề nghiên cứu 5. Bố cục của đề tài —————————– 5. Cách ghi đề mục phần nội dung chính Nội dung báo cáo sẽ được chia thành các chương tùy thuộc cách giải quyết vấn đề của đề tài. Cách ghi đề mục của các chương trong phần nội dung như sau: CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ………………… (FONT TIMES NEW ROMAN, SIZE 14, CHỮ IN HOA, ĐẬM) 1.1. Khái niệm chung………………………………… (times new roman, size 14, chữ thường, đậm) 1.1.1. Khái niệm văn hóa………………………….. (times new roman, size 14, chữ nghiêng đậm) 1.1.1.1. Một số định nghĩa ……………. (times new roman, size 14, chữ nghiêng thường) 1.1.2. 1.1.2.1. 1.2. Sản phẩm thủ công…. 1.2.1. Sinh viên nên đặt trước chế độ heading 1, heading 2, heading 3….. để tạo sự thống nhất về đề mục cho toàn bộ báo cáo và thuận lợi khi làm mục lục. 6. Cách ghi đề mục cho bảng biểu, hình vẽ Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, sinh viên có thể đưa vào báo cáo một số hình vẽ, bảng biểu, biểu đồ. Khi đưa bảng biểu, hình vẽ vào báo cáo, sinh viên phải chú thích rõ nguồn gốc của chúng. Có thể sử dụng footnote để hoặc chú thích ngay góc dưới bên phải của bảng biểu. Đồng thời sinh viên phải đánh số đề mục cho bảng biểu, hình vẽ theo số chương và số thứ tự của bảng biểu, hình vẽ trong chương đó. Tên và đề mục bảng biểu được để phía trên, chính giữa của bảng biểu, hình vẽ. Ví dụ: Bảng biểu thứ nhất của chương ba thì sẽ được đánh đề mục là: Bảng 3.1: Tên bảng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Nguồn: Viện Nghiên cứu và phát triển… Sau đó, ở trang danh mục bảng biểu, hình vẽ được đặt ngay sau trang mục lục của báo cáo sẽ liệt kê toàn bộ các bảng biểu, hình vẽ và vị trí của bảng biểu, hình vẽ trong báo cáo (trang đặt bảng biểu, hình vẽ). 7. Cách trình bày tài liệu tham khảo Đây là phần rất quan trọng trong báo cáo khoa học. Tại liệu tham khảo đa dạng, phong phú, được trình bày đúng quy cách, rõ nguồn gốc sẽ chứng tỏ sự nghiêm túc của công trình nghiên cứu. Vì vậy, sinh viên cần lưu ý nhiều tới vấn đề này. Sinh viên Khoa Văn hóa Dịch sẽ liệt kê tài liệu tham khảo như sau: 7.1. Cách phân chia dạng tài liệu tham khảo Có nhiều cách phân loại tài liệu tham khảo như phân loại theo ngôn ngữ, phân theo loại tài liệu là sách – tạp chí – tài liệu điện tử…. Đối với công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Văn hoá Du lịch, tài liệu sẽ được phân chia theo ngôn ngữ và được sắp xếp theo thứ tự: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung. 7.2. Cách ghi tài liệu tham khảo - Cách ghi tài liệu sách: Tên tác giả (năm xuất bản), Tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Nếu sách có nhiều tác giả thì sẽ ghi tên tác giả chủ biên. nếu không có người chủ biên thì ghi tên tác giả đầu tiên và chữ nnk (nhiều người khác) Ví dụ: Nguyễn Đình Hòe (2006), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trần Thuý Anh chủ biên (2005), Ứng xử văn hoá trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. - Cách ghi tài liệu dịch: Tên tác giả (năm xuất bản), Tên tài liệu (tài liệu dịch), Nxb, nơi xuất bản, Ví dụ: Robert Laquar, Lê Văn Mạnh dịch (2001), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, TP. HCM - Cách ghi tài liệu là bài báo: Tên tác giả (năm), Tên bài báo, Tên tạp chí, số, bài được đăng tại trang … (nếu từ trang 51 đến trang 53 thì ghi 51 – 53, còn nếu in tại trang 51 và 63 thì ghi tr 51, 63). Lưu ý rằng chỉ có những bài báo được đăng trên tạp chí hoặc tuần báo thì mới có giá trị là tài liệu tham khảo. Ví dụ: Nguyễn Hà Lan (2008), Một số vấn đề về phát triển du lịch cộng đồng, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2008, tr 51 – 53 - Cách ghi tài liệu là bài viết được đăng trên tạp chí điện tử: tên tác giả, tên bài báo, địa chỉ đăng bài báo đó. Ví dụ: Trần Mạnh Thường (2005), Thiền – Công cụ trải nghiệm cuộc sống, Thông tin từ website của Tạp chí ORS ( (tức là phải ghi rõ đường link vào phần mà sinh viên đã tham khảo) 7.3. Cách sắp xếp tài liệu tham khảo Sau khi đã ghi đủ thông tin về tài liệu, sinh viên cần sắp xếp tài liệu theo thứ tự Alphabet tên tác giả. Hết phần tài liệu tiếng Việt thì đến phần tài liệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp…. Ví dụ: TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trịnh Lê Anh (2007), Du lịch trekking – loại hình và phương thức tổ chức (nghiên cứu trường hợp tại Sapa – Lào Cai), Luận văn thạc sỹ Du lịch học, ĐH KHXH & NV, Hà Nội. 2. Trần Thuý Anh chủ biên (2005), Ứng xử văn hoá trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 3. Trần Văn Thông (2005), Tổng quan Du lịch, Nxb Giáo dục, TP. HCM. 4. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2001), Địa lý du lịch, Nxb TP. HCM Tiếng Anh 5. Baud-B«vy Manuel & Fred Lauson (1977), Tourism and recreation development, The architectural Press LTD- London. 6. Boniface B. and Cooper C. (1993), Geography of Travel and Tourism, Heinemann Lodon..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 7. Buhalis.D (2000), Marketing the competitive destination of the future, Tourism management 21(1), p. 97 – 116. Tiếng Pháp 9. …………………………. 7.4. Cách chú thích khi sử dụng nội dung của tài liệu tham khảo Trong quá trình viết báo cáo, sinh viên sẽ trích hoặc sử dụng một số nội dung của tài liệu tham khảo nhằm làm rõ hơn ý tưởng của mình. Khi trích đăng như vậy, bắt buộc sinh viên phải có chú thích sử dụng. Cách chú thích như sau: - Đối với những đoạn trích nguyên văn từ 10 câu trở lên. Sinh viên để cả đoạn, chữ nghiêng và lùi lề vào 1 cm so với những phần khác của báo cáo. Cuối đoạn này, sinh viên có thể ghi luôn tên của tài liệu đã trích đăng và số trang của phần trích đăng trong tài liệu. - Đối với những câu trích nguyên văn, sinh viên để câu trích đó trong ngoặc kép, chữ in nghiêng và chú thích [số tài liệu; số trang]. Số tài liệu là số thứ tự tài liệu đã được sắp xếp hoàn chỉnh trong phần tài liệu tham khảo của báo cáo. Số trang là nơi mà câu trích đó được in. Ví dụ: Tài nguyên du lịch là một phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch. Đó chính là “những thành tạo tự nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay trí tuệ của con người làm nên cùng các giá trị thẩm mĩ, lịch sử, văn hóa, tâm linh, giải trí, kinh tế… của chúng, có sức hấp dẫn với du khách hoặc được khai thác phục vụ phát triển du lịch” [46;59] - Đối với những ý tưởng của tác giả khác nhưng được sinh viên sử dụng trong báo cáo của mình thì sinh viên cũng cần nói rõ hoặc chú thích cụ thể số tài liệu, số trang nơi tác giả của tài liệu tham khảo trình bày ý tưởng đó. Ví dụ: Khái niệm du lịch bền vững đã được tác giả Nguyễn Đình Hoè trong cuốn Du lịch Bền vững….. phân tích và chỉ rõ những nguyên tắc và nội hàm……. Hoặc: Khái niệm du lịch bền vững đã được các nhà nghiên cứu phân tích và chỉ rõ những nguyên tắc và nội hàm…………… [23;145] - Đối với những tham khảo thứ cấp sinh viên phải chú thích rõ bằng footnote nguồn trích đăng theo. Ví dụ: Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hệ thống du lịch của Leiper, 1990(1) Sơ đồ này là của tác giả Leiper, nhưng do được trích đăng từ tài liệu của tác giả Nguyễn Thị Hải (không trực tiếp từ sách của Leiper) nên được gọi là tham khảo thứ cấp. Đối với kiểu trích này, sinh viên cần chú thích cụ thể về nguồn trích theo như mẫu ví dụ. 8. Một số lưu ý khác - Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu (đặc biệt là khi viết báo cáo), sinh viên phải thường xuyên sao lưu thông tin ra nhiều ổ đĩa khác nhau hoặc gửi trực tiếp lên địa chỉ email của mình để tránh trường hợp mất dữ liệu do sự cố máy tính. - Trong khi thực hiện đề tài, sinh viên nên viết một số bài báo khoa học về đề tài mình đang nghiên cứu (có thể trích một phần hoặc tóm tắt lại toàn bộ nội dung báo cáo) để gửi đăng tập san Thông tin khoa học của Trường hoặc gửi đăng tạp chí chuyên ngành. Bài viết này sẽ có giúp sinh viên khẳng định tính nghiêm túc và hiệu quả của vấn đề mà sinh viên đang nghiên cứu. Nó cũng sẽ là một cơ sở để hội đồng đánh giá chất lượng của đề tài nghiên cứu và sự nỗ lực của sinh viên. Trên đây là những hướng dẫn nhằm giúp sinh viên nắm rõ hơn qui trình và cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Hy vọng rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Văn hoá Du lịch sẽ ngày một khởi sắc hơn.. (1) Trích theo Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Khoa học Địa lý, ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài 2:. PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC (Trung tâm CNTT sưu tầm, thấy hay nên dịch, không rõ nguồn gốc. 1998). Trình bày báo cáo khoa học không phải là một việc dễ dàng. Trong bài này chúng ta sẽ đưa ra một vài điểm cần lưu ý khi trình bày một báo cáo khoa học. 1. Thế nào là một báo cáo khoa học Một bản báo cáo khoa học là một bài thuyết trình khoảng 30 – 60 phút, trước một nhóm người có trình độ cao, khả năng tiếp cận vấn đề nhanh. Tuy nhiên họ có thể chưa biết thật rõ ràng, tường tận về vấn đề mà bản báo cáo đề cập đến. Bài viết này được rút ra từ những kinh nghiệm bản thân của tác giả qua những buổi hội thảo thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính (Computer Science). Phương pháp, cách thức trình bày một bản báo cáo khoa học hoàn toàn khác với cách trình bày những báo cáo thương mại mà chúng ta vẫn thấy. Lý do chính của sự khác biệt này là ở mục đích và nội dung báo cáo. Bài viết này không có tham vọng đưa ra một khuôn mẫu hoặc giải đáp tất cả thắc mắc của mọi người, tuy nhiên chúng tôi hy vọng đưa ra một số tiêu chí chung. Những tiêu chí này có thể không phải hữu ích với tất cả mọi người, vì vậy người đọc hãy lựa chọn lấy những tiêu chí phù hợp và bỏ qua những tiêu chí còn lại. 2. Nên trình bày những gì trong một báo cáo khoa học? Trong công việc, hãy coi những báo cáo, những buổi nói chuyện khoa học là thước đo để đánh giá quá trình nghiên cứu, tìm tòi của mỗi cá nhân. Trước khi quyết định cần trình bày vấn đề gì, hãy trả lời hai câu hỏi sau: · Ai là đối tượng chính của buổi báo cáo? · Nếu như ai đó chỉ nhớ được một vấn đề duy nhất trong bản báo cáo, chúng ta muốn đó là vấn đề nào? Câu trả lời cho hai câu hỏi trên chính là những tiêu chuẩn để chúng ta chuẩn bị nội dung của bản báo cáo, để quyết định đề cập và không đề cập tới vấn đề nào. Một điều ghi nhớ nữa là hãy đưa ra câu trả lời của câu hỏi thứ hai cho người nghe. 2.1. Sử dụng các ví dụ Công việc nghiên cứu của chúng ta luôn xuất phát từ thực tế. Sau khi giải quyết một loạt các vấn đề có liên quan với nhau, chúng ta đưa ra một phương pháp chung, tổng quát hoá, trừu tượng hoá giải pháp đã tìm được và đưa ra một lý thuyết chung. Ví dụ, khi tìm hiểu một hàm số để xác định cách mà hàm số đó tính toán dựa trên các đối số đầu vào, trước hết ta đi giải thích hàm số đó bằng lời, sau đó chúng ta tổng quát hoá bằng các lời giải thích trừu tượng. Một lỗi trầm trọng mà chúng ta thường mắc phải đó là chỉ đưa ra các phương pháp chung, các định nghĩa trừu tượng mà quên mất các ví dụ dẫn dắt tới kết quả đã nghiên cứu. Nhiều bản báo cáo khoa học trở nên quá trừu tượng, diễn giả trình bày hết slide nọ tới slide kia, trong khi đó không đưa ra các ví dụ minh hoạ cho vấn đề đang nói, vì thế hiệu quả thu được không cao..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ là một phần quan trọng của các bản báo cáo khoa học để minh hoạ cho chủ đề mà ta đề cập tới. Khi đưa ra một định nghĩa, một cấu trúc toán học hoặc một ký hiệu mới chúng ta cần đưa ra các ví dụ để người nghe có thể hình dung và hiểu được nó. Khi đưa ra một lý thuyết mới, ta cần sử dụng các ví dụ để có thể giúp người nghe hiểu được ý nghĩa của nó trong thực tế. Các bài viết cần phải đi sâu vào chi tiết một cách cụ thể, giải thích một cách rõ ràng, đầy đủ vấn đề cần trình bày kèm theo các ví dụ minh hoạ. Ngược lại, một buổi báo cáo không phải là công cụ để chúng ta trình bày chi tiết, mà nó chỉ có tác dụng trình bày đại thể và thuyết phục người nghe đọc bài viết của chúng ta. Một buổi báo cáo khoa học lại càng không phải là lúc để diễn giả thể hiện sự uyên thâm hay trình độ của mình. Sử dụng các ví dụ minh hoạ trong báo cáo là mục đích chính của bài viết này vì rất nhiều báo cáo đã thất bại bởi lý do không được minh hoạ một cách rõ ràng. Trong khi chuẩn bị, hãy luôn đặt câu hỏi: “Vấn đề/ định nghĩa/ lý thuyết/ thuật toán/ công nghệ này đã được minh hoạ rõ ràng bằng các ví dụ chưa?”. 2.2. Không nên nói quá nhiều Cần lưu ý khi trình bày một báo cáo khoa học là không nên tập trung quá nhiều vào các chi tiết hay một vấn đề nào đó, chỉ nên nói vừa đủ, sao cho toát lên được ý chính của vấn đề cần nói. Không nên làm cho người nghe phải thu nhận quá nhiều thông tin, lúc đó vấn đề sẽ trở nên nhàm chán và không mang lại hiệu quả như mong muốn. Cách tốt nhất để tránh khỏi lỗi trên là không áp dụng một công thức, một cách trình bày cứng nhắc cho bản báo cáo: tập trung sâu hơn vào một số khía cạnh, lướt hoặc bỏ qua một số khía cạnh khác, … Trong quá trình báo cáo, nếu vì lý do thời gian ta nên tập trung vào một vài phần và bỏ qua các phần khác. Như thế sẽ tốt hơn là đưa ra tất cả ý chính một cách sơ lược mà không đi sâu vào các chi tiết hoặc trình bày vượt quá thời gian cho phép. Nếu thực hiện theo cách thứ hai, người nghe sẽ không thu nhận được những thông tin bổ ích hoặc cảm thấy chán ngấy. Đối tượng chính trong buổi báo cáo là người nghe và mục đích của chúng ta là làm cho họ nắm được vấn đề đề cập tới. Trong số người nghe tham dự, không phải tất cả đều biết rõ về vấn đề được báo cáo, một số thậm chí còn không nắm được một chút thông tin nào. Vì vậy việc giới thiệu sơ qua toàn bộ báo cáo và những nội dung sẽ trình bày là một việc làm cần thiết, tuy nhiên ta chỉ nên dành một vài phút cho việc này và sau đó đi thẳng vào các vấn đề liên quan. Một điều cần ghi nhớ là nếu chúng ta làm cho người nghe cảm thấy nhàm chán ngay ở những phút đầu thì việc lấy lại hứng thú cho họ là gần như không thể. 2.3. Trình bày một cách thẳng thắn Khi trình bày một bản báo cáo khoa học không nên dấu đi những khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Làm như vậy không trung thực và hơn nữa không hiệu quả. Khi nêu ra những khó khăn, vướng mắc gặp phải, một số người nghe có thể cho ta những gợi ý, giải pháp hợp lý mà ta chưa hề nghĩ tới. 3. Tính trực quan của báo cáo Tính trực quan của một bản báo cáo là hết sức quan trọng, nó quyết định thành công của chúng ta. Khi trình bày nên sử dụng các công cụ như máy chiếu phim trong (Overhead projector), máy chiếu Multimedia (Multimedia Projector) và đôi khi là phim video. Trong khoảng thời gian báo cáo, sử dụng bảng với phấn hoặc bút viết là không nên bởi như vậy sẽ mất nhiều thời gian và không thuận tiện. Ta nên sử dụng máy chiếu Multimedia (nối trực tiếp với máy tính), nếu không có thì dùng máy chiếu phim trong. Bảng viết chỉ sử dụng để hỗ trợ khi ta cần viết hoặc minh hoạ thêm một vài ví dụ. Trong trường hợp chúng ta cần sử dụng nhiều thiết bị (máy chiếu phim trong, máy chiếu Multimedia, phim Video), nên hạn chế sự thay đổi giữa các thiết bị này. Lý do là tiết kiệm thời.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> gian và không làm phân tán sự tập trung của người nghe. 3.1. Công nghệ Nên sử dụng các phim trong viết tay thay thế máy bắn chữ hoặc các công nghệ khác, trừ trường hợp chữ viết của ta quá xấu. Sử dụng phim viết tay có một số lợi điểm sau: · Nếu địa điểm báo cáo ở xa, ta không cần phải chuẩn bị toàn bộ phim dùng cho báo cáo trước chuyến đi. Do viết bằng tay nên ta có thể xắp xếp thời gian trống để chuẩn bị phim. · Sử dụng màu sắc dễ dàng, phong phú hơn. · Dễ dàng vẽ các biểu đồ, đồ thị, thêm vào các mũi tên, hình vẽ, … Những công việc này có thể làm bằng máy tính, tuy nhiên sẽ chậm hơn (chuẩn bị trên máy tính, rồi mới in ra phim trong). · Máy bắn chữ tuy tỏ ra tiện dụng, xong thời gian mà chúng ta tiêu phí khi sử dụng nó sẽ không được dành cho nội dung của báo cáo. · Cần giới hạn nội dung của một phim. Không nên nhiều quá và không nên ít quá. Nếu quá nhiều, người nghe sẽ rất khó nhìn thấy những gì mà chúng ta thể hiện trên phim. Nếu quá ít, hiệu quả báo cáo sẽ không cao. · Trong trường hợp không dùng phim viết bằng tay, ta nên dùng Font chữ với co chữ to, ít nhất là 17 để người nghe dễ đọc. · Nếu dùng náy tính để chuẩn bị phim trong cho báo cáo, ta cần bỏ thời gian nhiều hơn để chuẩn bị trước tất cả những phim dự định sẽ dùng, tuy nhiên hiệu quả thu lại là các hình vẽ, chữ, … đẹp hơn. Ngoài cách dùng phim trong, ta cũng có thể sử dụng các phương tiện khác, chẳng hạn sử dụng máy tính nối trực tiếp vào máy chiếu Multimedia. Nên dùng bút không xoá được (Permanent Ink) để viết phim trong. Loại bút này có hai ưu điểm: không bị mờ, bị xoá khi gặp nước (đề phòng trường hợp bị ướt phim) và màu sắc của nó đỡ chói hơn. Khi sử dụng loại bút này ta vẫn có thể sửa các lỗi bằng cách dùng loại tẩy dành riêng cho nó. Nên sử dụng loại giấy thông thường để ghi những ghi chú, chú ý dành riêng cho diễn giả (chúng ta) trong khi nói. Những mảnh giấy này có tác dụng nhắc chúng ta những điểm cần trình bày, không có tác dụng đối với người nghe và được chuẩn bị trước khi báo cáo. Không nên dùng những tờ giấy pơ-luya đi kèm với phim vào mục đích này. Nên viết phim theo chiều ngang (Landscape), như vậy chúng ta có thể viết chữ to hơn, dễ đọc hơn và giới hạn được lượng thông tin trên mỗi phim. Sử dụng màu hoặc một số vật để che, phủ khi trình bày các ví dụ phức tạp sẽ tăng được hiệu quả. Trong một ví dụ phức tạp, đôi khi ta muốn dấu đi một vài phần hoặc nhấn mạnh một phần nào đó để tập trung sự chú ý của người nghe hoặc thể hiện quá trình thay đổi. Việc làm như vậy sẽ thu hút sự chú ý của người nghe (không bị phân tán bởi những phần chưa cần thiết, không phải đổi sang một phim mới), nhấn mạnh một số ý (tô màu hoặc chỉ hiển thị những phần cần thiết) và không phải chuẩn bị thêm phim trong. 3.2. Đưa những gì lên phim trong Khi chuẩn bị phim chiếu (slide) cần lưu ý rằng thông tin mà người nghe thu nhận được từ chúng là rất ít. Vì vậy sáu hoặc bảy mục trên một slide là quá đủ. Điểm thứ hai là các phim chiếu không nên lặp lại những gì mà chúng ta sẽ nói, nó chỉ có tác dụng nhấn mạnh. Khi trình bày, tuyệt đối không đọc nguyên văn những gì viết trên phim chiếu mà chỉ nên nói về chúng mà thôi. Không có.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> gì làm cho người nghe chán ngấy hơn là phải nghe diễn giả đọc chính tả lại những gì đã viết trên phim chiếu. Để tăng hiệu quả, chúng ta có thể copy những phim chiếu vào giấy và phát cho người nghe. Thông thường, chúng ta hay bắt đầu bằng một phim chiếu liệt kê tất cả những nội dung, đề mục sẽ nói tới trong buổi báo cáo. Tuy nhiên, việc làm này làm chúng ta tốn mất một vài phút quý báu và người nghe sau đó chưa chắc đã nhớ hay hiểu thêm được chút nào. Đừng bao giờ đưa vào buổi báo cáo một phần trình bày gọi là “Giới thiệu” hoặc “Kết luận”. Tuy nhiên ta hiểu rằng đó là hai phần không thể thiếu được của một buổi báo cáo. Trong buổi báo cáo, ta nên dùng những phim chiếu mô tả sơ lược vấn đề sẽ trình bày, chẳng hạn “Đây là vấn đề mà tôi sẽ trình bày và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nó”. Nó có tác dung định hướng lại tư duy của người nghe, tập trung họ vào vấn đề mà chúng ta sẽ trình bày, gợi nhớ cho họ về những câu hỏi sẽ dành cho chúng ta và hơn nữa, đó là một cách giới thiệu nhẹ nhàng, gián tiếp vấn đề sẽ nói tới. Còn một cách nữa để giới thiệu về nội dung sẽ trình bày là dùng một phim chiếu thể hiện tiêu đề của phần sẽ nói. 3.3. Chuẩn bị phim chiếu Không nên chuẩn bị phim chiếu quá sớm. Đây là một thói quen và cách làm nên sửa đổi, nó chỉ làm cho khoảng thời gian rỗi của chúng ta nhiều thêm mà thôi. Thông thường chúng ta bắt đầu nghiền ngầm, suy nghĩ về vấn đề sẽ trình bày khoảng 1 hoặc 2 tuần trước buổi báo cáo. Tuy nhiên, chỉ nên chuẩn bị phim chiếu vào ngay buổi tối hôm trước. Điều này làm cho chúng ta nhớ và nắm rất chắc nội dung sẽ trình bày vào ngày hôm sau, mặc dù tất cả những gì cần nói có thể đã được chuẩn bị trước đó khá lâu. Hãy loại bỏ tất cả những gì còn đọng lại trong đầu bạn từ buổi báo cáo gần đây nhất: nội dung đã trình bày, những phim chiếu cũ, … Đôi khi nội dung của những phim chiếu đó không còn phù hợp nữa và nếu ta còn nhớ tới chúng thì sẽ có một xu hướng là nội dung trong buổi báo cáo được lặp lại gần như hoàn toàn. 4. Trình báy báo cáo 4.1. Hồi hộp Nếu không cảm thấy hồi hộp một chút nào, đặc biệt là trước rất nhiều người không quen biết, có lẽ bạn là một người không bình thường. Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm buổi hội thảo, báo cáo khoa học nhưng cảm giác hồi hộp trước mỗi lần đều không thể nào loại bỏ. Mỗi khi như vậy, hãy cố gắng đứng thẳng, thở sâu, thậm chí tập một bài thể dục nhẹ. Tuy nhiên đừng hy vọng rằng bạn sẽ hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh. Nhớ rằng ngay cả những người vừa trình bày báo cáo trước bạn cũng thế thôi, họ không thoát khỏi được cái cảm giác đó. Trong khi nói, nên hướng ánh mắt về phía người nghe và tốt nhất là nhìn thẳng vào mắt một vài người. Làm như vậy bạn sẽ tự tin hơn và người nghe cũng cảm thấy dễ chịu hơn; họ được mời tham dự một cuộc nói chuyện, một cuộc bàn luận chứ không phải tới chỉ để nghe. 4.2. Trình bày phim trong đã chuẩn bị Một vài người khi trình bày hay sử dụng một tờ giấy che một phần phim trong, sau đó họ cho hiện dần từng dòng hoặc từng phần một. Trong một số trường hợp, cách làm như vậy là đúng và nên làm. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều sử dụng cách này và nó gần như trở thành một thói quen cố hữu. Làm như vậy có thể giúp người nghe tập trung vào phần mà ta trình bày, tuy nhiên nó làm cho người nghe không cảm thấy thoải mái. Họ nghĩ rằng bạn không tin tưởng họ, bạn sợ rằng họ không tập trung vào báo cáo đang trình bày. Nếu có ý định sử dụng phương pháp này, hãy cân nhắc xem một phim trong có thể chia thành nhiều phim được không. Có một số trường hợp ngoại lệ: khi muốn nhấn mạnh rằng vấn đề trình bày gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau hoặc để làm nổi bật điểm nút của vấn đề, ta nên sử dụng thủ thuật nói trên. Ghi nhớ nên làm cho các phần của phim chiếu càng rõ ràng, càng nhìn thấy nhiều càng tốt. Vì.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> vậy không nên đóng các phim trong thành một quyển, không nên dùng các kẹp lò xo (ring binder) để chứa phim, đặc biệt là mở-đóng chúng sau mỗi lần lấy ra, không nên tắt/bật máy chiếu mỗi khi chuyển đổi phim. Những động tác trên sẽ làm người nghe cảm thấy bản báo cáo bị gián đoạn, không thành một mạch liên tục. Lý do để chúng ta sử dụng máy chiếu là giúp cho người nghe nhìn được nhiều nhất, vì vậy đừng làm cản trở tầm nhìn của họ. Để tránh điều này nên đặt máy chiếu một cách hợp lý, không trỏ trực tiếp vào phim trong mà nên trỏ trên màn hình. Nếu trong một phòng họp lớn, hãy sử dụng que hoặc bút trỏ nhưng chú ý là không nên chạm vào màn chiếu. Làm như vậy màn chiếu sẽ rung và làm cho người nghe khó chịu. 4.3. Thời gian Không được nói quá thời gian cho phép. Làm như thế là ích kỉ và không lịch sự. Nói quá dài, chúng ta sẽ bị người dẫn chương trình cắt ngang, hoặc làm cho những người còn lại phải nói ngắn gọn hơn, hoặc làm cho buổi hội thảo kết thúc muộn. Trong mọi trường hợp, sự chú ý của người nghe là có giới hạn và những gì chúng ta cố nói thêm sẽ không hữu ích. Những người có kinh nghiệm thường đặt thời gian trình bày cho mỗi phim chiếu; thông thường là 2 hoặc 3 phút. Khi đó ta ngầm đặt một điểm mốc trong mỗi phim và mỗi lần nói tới mốc đó ta lại kiểm tra thời gian bằng đồng hồ một lần. Nên thêm một vài phim chiếu ở cuối, đề phòng trường hợp kết thúc quá sớm ta sẽ dùng tới chúng. Tuy nhiên tốt nhất là sắp xếp thời gian nói sao cho vừa đủ, không phải dùng tới những phim chiếu “câu giờ” này. 5. Kết luận Như đã trình bày ở đầu bài viết, đây hoàn toàn là những kinh nghiệm chúng tôi rút ra từ thực tế, do đó nó có thể có ích đối với một vài người và hoàn toàn vô nghĩa đối với một vài người khác. Dù sao chúng tôi cũng mong rằng bài viết này đem lại một chút lợi ích nào đó cho người đọc. Chúng ta hãy lựa chọn những gì phù hợp và bỏ qua những cái còn lại. Điểm quan trọng nữa là hãy vận dụng những gì ta có được một cách linh hoạt. Hy vọng rằng những kỹ năng đã trình bày sẽ đem lại người đọc những thành công nhất định trong việc trình bày các báo cáo khoa học. Quách Tuấn Ngọc. Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD và ĐT. Offline Giới tính: Bài viết: 968. KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC « vào lúc: 06 Tháng Chín, 2009, 08:04:23 AM » KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Áp dụng cho các nghiên cứu khoa học khối ngành khoa học xã hội). Tên đề tài • Cách chọn vấn đề xã hội để nghiên cứu = cách chọn tên đề tài. • Vấn đề xã hội = độ chênh giữa tại sao?cái đáng lẽ xảy ra/ cái mong muốn với thực tế • Độ chênh càng lớn vấn đề càng bức xúcthì hậu quả càng nhiều Đồng thanh tương ý, • Tiêu chuẩn chọn tên đề tài: đồng chí tương cầu ◦ Ngắn gọn, dễ hiểu ◦ Từ chính xác, không đa nghĩa, không mô phỏng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ◦ Gợi mở vấn đề nghiên cứu Mục Các phần chính Ghi chú (Những ghi chú dưới đây chủ yếu dùng trong xã hội học nhưng có thể sử dụng tương tự với công tác xã hội sau khi điều chỉnh phù hợp) Phần 1. Mở đầu 1 Tính cấp thiết của đề tài • Khi có vấn đề xã hội thì cần nghiên cứu, giải quyết vấn đề • Sự kiện xã hội là những sự kiện khác biệt và gây sức ép • Lý do chọn đề tài có thể: cần được giải◦ Khách quan: vấn đề xã hội quyết hay người viết báo cáo được thuê viết ◦ Chủ quan: do người viết là nhà khoa học có chuyên môn muốn nghiên cứu 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn • Ý nghĩa khoa học: để kiểm nghiệm hay phát triển một lý thuyết • Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng tri thức xã hội học đã được học 3 Mục tiêu nghiên cứu Lấy giải pháp khắc chỉ ra nguyên nhân thông tin nhằm phản ánh được bản chất phục 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu • Khách thể: một nhóm người mang đối tượng nghiên cứu của xã hội học hay được nhà xã hội học quan tâm • Đối tượng: chứa đựng trong khách thể và là vấn đề mà khách thể đang mang • Phạm vi: về ◦ Không gian và thời gian ◦ Vấn đề nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu phản Là cách tiếp cận để lấy thông tin ánh bản chất của nó (Nếu là phương pháp quen thuộc không cần thiết phải mô tả) ◦ Quan sát ◦ Phỏng vấn ◦ Phân tích tài liệu … 6 Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết (nếu có) ● Giả thuyết nghiên cứu: là những câu hỏi giả định về đối tượng nghiên cứu cần được chứng minh, chưa chứng minh được hay không thể chứng minh được • Giả thuyết có các loại: ◦ Mô tả ◦ Nguyên nhân ◦ Xu hướng • Lúc đầu có thể đặt vài giả thuyết nhưng trong công trình nghiên cứu nếu thấy không phù hợp có thể điều chỉnh • Căn cứ đặt giả thuyết:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ◦ Truyền thông đại chúng ◦ Kinh nghiệm bản thân ◦ Câu hỏi thắc mắc của những người xunh quanh ● Khung lý thuyết: là những mô hình, quan điểm, lý luận đã được đánh giá, tổng kết trên cơ sở thực tiễn Phần 2. Nội dung chính Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài • Cơ sở thực tiễn: lấy thông tin ở đâu, xử lý như thế nào,… 1.1 Cơ sở lý luận Lý luận cơ sở: triết học ◦ Lý thuyết xã hội học … 1.2 Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu Về những nghiên cứu cùng vấn đề trước đó hay khách thể liên quan tới đối tượng nghiên cứu 1.3. Những khái niệm công cụ 1.3.1. … 1.3.2. … Khái niệm: ◦ Là thuộc tính, bản chất của sự vật (thiếu nó sự vật không tồn tại được) ◦ Dựa vào các thuộc tính đó để phân biệt với các sự vật khác Chương 2 Kết quả nghiên cứu, những giải pháp và những khuyến nghị 2.1. Kết quả nghiên cứu 2.1.1. … 2.1.2. … 2.1.3. … 2.1.n. Kết luận 2.2. Những giải pháp 2.2.1. … 2.2.2. … 2.2.n. … 2.3. Những khuyến nghị 2.3.1. … 2.3.2. … 2.3.n. …. @copyright k51socialwork USSH Re: KHUNG MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC « Trả lời #1 vào lúc:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 13 Tháng Chín, 2009, 03:58:45 AM » Khung này cũ và có nhiều điểm không hợp lý aby ơi. Theo thefire, hãy xem Tiêu chuẩn của một báo cáo mà PGS TS Nguyễn Quý Thanh cùng hội đồng khoa học của Khoa Xã hội học soạn. Đây là tiêu chuẩn được soạn dựa trên nghiên cứu của Creswell năm 1998, 2003 và nhiều nghiên cứu về phương pháp khác. Dưới đây, thefire xin trích toàn văn bản tài liệu này: (Nếu khó xem, xin các bạn xem trên trang vnsocialwork.net. Thefire sẽ gửi tập file đính kèm lên.) THỐNG NHẤT MỘT SỐ ĐIỂM TRONG ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN/HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC KHOA XÃ HỘI HỌC. Vấn đề Nội dung thống nhất Cách xác định một đề tài khoa học XHH - Đề tài phải nghiên cứu đuợc (researchable): tức là phải có giả thuyết có thể kiểm chứng được; hoặc có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu; - Đề tài nghiên cứu xã hội học là một vấn đề-sự kiện xã hội theo cách hiểu của E. Durkheim, tức là phải xác định đề tài hướng đến những qui luật xã hội có tính chất ổn định tương đối chứ không phải hướng đến những biến cố ngẫu nhiên (ví dụ: một đợt tăng giá, một cuộc bãi công, biểu tình v.v.); Vì vậy, nên tránh xác định đề tài theo dạng một nghiên cứu thị trường hay một cuộc điều tra dư luận. - Khuyến khích các đề tài nghiên cứu liên ngành về các vấn đề xã hội; - Xác định tên đề tài: Đặt tên đề tài thẳng vào vấn đề nghiên cứu (tránh các từ như ‘thực trạng’, ‘nguyên nhân’...); - Khuyến khích đặt tên đề tài với tiêu đề kép (ví dụ: Internet và sinh viên: một phân tích xã hội học về văn hoá phụ); phải sử dụng các thuật ngữ khoa học đặc biệt là các các thuật ngư xã hội học và của các khoa học liên quan khác trong tên đề tài. Vấn đề khung lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu - Khung lý thuyết (còn gọi là Khung khái niệm) là một tập hợp những khái niệm liên quan với nhau, được trình bày và lập luận trên cơ sở các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu và gắn chặt với các khái niệm của nghiên cứu. - Khung lý thuyết có thể được trình bày dưới dạng sơ đồ HOẶC được mô tả bằng lời. Nhưng dù trình bày dưới hình thức nào thì các khái niệm và mối quan hệ của các khái niệm đó cần được mô tả đầy đủ trên cơ sở (các) lý thuyết liên quan và phải làm rõ được luận điểm nghiên cứu của tác giả - KHÔNG dùng từ điển tiếng Việt để định nghĩa khái niệm khoa học của đề tài mà phải dùng từ điển xã hội học hoặc từ điển/sách hoặc tài liệu của ngành/chuyên ngành liên quan. Không cần phải định nghĩa những cụm từ trong đề tài mà không phải là khái niệm.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> nghiên cứu hay biến số của nghiên cứu mà chỉ là các trạng ngữ, bổ ngữ hoặc tính từ trong tên đề tài. - Các định nghĩa thao tác (thao tác hoá) các biến số của nghiên cứu phải được trình bày trong phần Phương pháp và Dữ liệu chứ không phải trong phần khung lý thuyết. - Câu hỏi nghiên cứu là thành phần bắt buộc phải có trong mọi nghiên cứu. Ba dạng câu hỏi nghiên cứu thường được sử dụng là “what-why-how”. Không đặt câu hỏi nghiên cứu với các vấn đề khi chỉ có 1 câu trả lời duy nhất đúng hoặc có thể chắc chắn câu trả lời trước khi nghiên cứu. Một nghiên cứu chỉ nên có 1-2 câu hỏi nghiên cứu chính và 5-7 câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Không đặt câu hỏi nghiên cứu mang tính nhân quả trong nghiên cứu định tính. - Trong nghiên cứu định lượng, giả thuyết là một trong những điểm khởi đầu của nghiên cứu. Ngược lại, trong nghiên cứu định tính, giả thuyết (một lý thuyết giả định) lại là kết quả cuối cùng của nghiên cứu. Vì vậy, không phải nêu giả thuyết để kiểm chứng trong nghiên cứu định tính. Trong nghiên cứu phối hợp định lượng và định tính, tuỳ theo thiết kế nghiên cứu là song hành hay kế tiếp nhau để có thể trình bày câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cho phù hợp. Nếu là thiết kế dạng song hành, thì chỉ cần nêu câu hỏi nghiên cứu cho cả phần định lượng và phần định tính là đủ, tuy nhiên nếu thiết kế dạng kế tiếp nhau mà định lượng làm trước rồi mới đến định tính thì có thể nêu giả thuyết cho phần định lượng và sau đó nêu câu hỏi nghiên cứu cho phần định tính. Nếu thiết kế theo trật tự định tính - định lượng thì chỉ cần nêu câu hỏi nghiên cứu cho 2 phần là đủ. - Giả thuyết bao giờ cũng được xây dựng với các biến số rõ ràng và có tính chất có thể kiểm chứng được (verifiable/testable). Nên đặt giả thuyết dạng “có quan hệ, có tác động, khác nhau” v.v. hơn là các giả định theo dạng “không có quan hệ, không có tác động, bằng nhau” v.v. Thông tin định lượng - Thông tin phải đảm bảo (i) Tính đại diện: báo cáo phải mô tả rõ quy trình chọn mẫu để thuyết trình về tính đại diện của thông tin; (ii) Độ tin cậy (reliability): báo cáo phải trình bày cụ thể quy trình thiết kế công cụ nghiên cứu (vd: bảng hỏi) và cách thức thu thập thông tin; (iii) Độ chính xác: báo cáo phải có cảnh báo về mức độ chính xác/sai số/rủi ro của các kết luận - Thông tin định lượng phải được trình bày theo trình tự thống kê mô tả - thống kê suy luận. - Trong phần mô tả, các biến phân loại thì lấy tỷ lệ %, biến khoảng và tỷ lệ thì phải lấy giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn để mô tả chứ không lấy tỷ lệ %, kể cả sau khi chia khoảng số liệu. Cần nêu dung lượng mẫu nói chung và theo các phân nhóm thống kê. Các tỷ lệ phần trăm phải được mô tả theo biến độc lập (biến giải thích). - Không lầm lẫn giữa phân tích bảng ngẫu nhiên (hay còn gọi là bảng chéo - crosstab) với phân tích tương quan (correlation). Phân tích bảng chéo dung cho thanh định danh, còn phân tích tương quan chủ yếu thì dùng cho các thang khoảng, thang tỷ lệ hoặc thang thứ bậc. Trong một số trường hợp, phân tích tương quan giữa biến định danh có 2 giá trị (biến giới tính chẳng hạn) và 1 biến định lượng (thu nhập chẳng hạn) có thể được thực hiện mà vẫn có hiệu quả. - Bảng bảng ngẫu nhiên phải được đặt tên thể hiện mối liên hệ giữa hai biến số chứ không được đặt tên đó là bảng tương quan. Cách an toàn nhất là kiểu đặt tên: “Bảng … Mối liên hệ giữa biến số A và biến số B”. - Trong bảng ngẫu nhiên khi số tuyệt đối trong phân nhóm thống kê quá nhỏ (từ 5 đơn.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> vị trở xuống) thì không nên trình bày số liệu % của ô đó mà trình bày số liệu tuyệt đối nếu cần thiết phải trình bày. Tuy nhiên, nếu bảng có nhiều ô có tần xuất quan sát nhỏ hơn 5 thì nên gộp các cột/hàng lại để bảng có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, phải chú ý về các yều cầu về số ô có tần xuất kỳ vọng dưới 5 để sử dụng bảng chéo có hiệu quả. - Việc sử dụng kiểm định về tính độc lập χ2 vẫn có những giá trị nhất định. Nhưng, kiểm định χ2 hoặc Crammer’ V chỉ cho biết mối quan hệ (associasion) giữa hai biến số mà không cho biết tương quan hay quan hệ nhân quả giữa chúng. Nếu trong nghiên cứu dùng các thang như định danh thì χ2 hoặc Crammer’ V vẫn có thể sử dụng, nhưng nếu trong nghiên cứu có sử dụng các thang thứ bậc, khoảng cách và thang tỷ lệ thì nên áp dụng những thủ tục thống kê bậc cao hơn. Để sử dụng χ2 hoặc Crammer’ V có hiệu quả thì bảng ngẫu nhiên có số hàng và số cột lớn hơn 2 nên được chuyển thành dang bảng 2x2. - Tuyệt đối không nhầm lẫn giữa quan hệ tương quan với quan hệ nhân quả. Hai biến số có thể liên hệ (kiểm định χ2 có ý nghĩa thống kê) hoặc có tương quan mạnh (hệ số tương quan r có ý nghĩa thống kê) nhưng hai biến số đó chưa chắc đã có quan hệ nhân quả. Chúng ta chỉ có thể khẳng định được quan hệ nhân quả khi (i) giữa chúng có sự liên hệ, tương quan; (ii) biến nguyên nhân phải có trước biến kết quả về mặt thời gian; (iii) loại trừ được các giải thích khác cho mối quan hệ giữa hai biến này. Tức là, mối quan hệ giữa hai biến đó không phải là quan hệ giả, không phải là quan hệ có điều kiện, không chịu sự tác động của biến can thiệp, và không phải là sai số chọn mẫu. Vì vậy, hết sức thận trọng khi đưa ra các kết luận theo dạng “yếu tố A là nguyên nhân gây ra yếu tố B” nếu chưa đảm bảo được đầy đủ các điều kiện nêu trên. - Việc khái quát hoá và suy rộng kết quả không phải là mục tiêu cũng như không thể thực hiện được với những nghiên cứu mang tính chất thăm dò (explorative) hay nghiên cứu định tính. Vì vậy, cho dù trong các nghiên cứu này có thể có các số liệu điều tra, nhưng nếu chúng không được thu thập từ cách chọn mẫu ngẫu nhiên thì cũng không thể suy rộng kết quả được. Khi mẫu chọn là ngẫu nhiên và đủ lớn, nếu muốn suy rộng các kết luận ra ngoài phạm vi mẫu nghiên cứu phải được thực hiện dựa trên các kiểm định giả thuyết. Thí dụ, đó là việc kết luận mang tính chất so sánh các giá trị trung bình, kết luận các mô hình tác động, chiết xuất nhân tố phải được thực hiện cùng với các kỹ thuật thống kê tương ứng như kiểm định t, kiểm định F, hồi qui bội, phân tích nhân tố. Việc suy rộng kết quả phải dựa trên khung mẫu (sampling frame) của nghiên cứu, khung mâu ở cấp độ nào thì có thể suy rộng ở cấp độ đó. Thông tin định tính - Phải tuyệt đối đề cao khía cạnh đạo đức nghề nghiệp trong khi làm việc với dữ liệu cả định tính và định lượng. Tuy nhiên cần hết sức chú ý vấn đề đạo đực nghề nghiện khi làm việc với dữ liệu định tính bới vì nó mang tính trường hợp (case specific) chứ không mang tính khái quát như định lượng, do vậy, các đối tượng tham gia có thể bị nhận diên và bị ảnh hưởng. - Thông tin phải (i) Phục vụ cho mục đích của đề tài; (ii) Đảm bảo tính chính xác và trung thực khi trích dẫn thông tin; (iii) đảm bảo tính khuyết danh (KHÔNG nêu tên thật người trả lời phỏng vấn). Thông thường các đặc trưng nhân khẩu xã hội của người trả lời cần thiết cho trích dẫn phỏng vấn sâu là giới tính, tuối, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo v.v. Việc lựa chọn thông tin nhân khẩu xã hội nào thì tuỳ theo nội dung của nghiên cứu. Tối đa chọn 3 đặc điểm. Đối với trích dẫn thảo luận nhóm, các yếu tố cần là loại nhóm (nam-nữ, già-trẻ v.v.) và địa điểm thực hiện. Ví dụ: thảo luận nhóm nam, có gia đình, tại.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> xã A. - Không được trích dẫn ý kiến thảo luận nhóm như là ý kiến phỏng vấn cá nhân. Thí dụ, không được viết “trong thảo luận nhóm nam, anh B (hoặc 1 nam giới) đã cho biết…” vì bản chất của câu trả lời trong thảo luận nhóm khi có mặt người khác khác xa với câu trả lời khi họ ở một mình. - Không nên trích dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm kiểu viết của báo chí, thí dụ “khi được hỏi thì chị A cho rằng…”. Các trích dẫn phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm phải được trình bày tách biệt khỏi ý kiến phân tích của tác giả. Có thể sử dụng các hộp để trình bày các trích dẫn. - Những trích dẫn của phỏng vấn sâu phải được kiểm chéo và thực hiện tam giác đạc thông tin trước khi trích, tức là chúng phải được xác thực hoá (validate) qua nhiều nguồn, nhiều cấp độ, nhiều thời điểm, nhiều bối cảnh; Vì vậy, không trích những ý kiến chỉ mang tính chất giật gân nếu đó không phải là bản chất của hiện tượng được nghiên cứu. Các mục cần có trong một công trình XHH (việc phân chia thành các Phần hoặc để thành các chương/mục xuyên suốt nghiên cứu là tuỳ GVHD): tổng số trang qui định của trường cho khoá luận là 50 (+15%); qui định của khoa cho tiểu luận thực tập là không quá 30 (+15%) trang; báo cáo khoa học sinh viên không nên vượt quá 30 (+15%) trang. - Tóm tắt (từ 300 đến 400 chữ) - Danh mục Bảng, Hình, Hộp. - Danh mục những chữ viết tắt Mở đầu - Lý do chọn đề tài. - Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Nêu chủ đề nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu. - Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: Trình bày các vấn đề này một cách gắn kết với các lý thuyết đã có, lập luận để đưa ra câu hỏi nghiên cứu và/hoặc giả thuyết; - Phương pháp luận (nêu cách thức mà nghiên cứu sẽ được tiến hành và thiết kế nghiên cứu chứ không phải trình bày theo khái niệm phương pháp luận từ trước đến nay vẫn trình bày); phương pháp thu thập thông tin; các vấn đề đạo đức và các cảnh báo về dữ liệu; Các thông tin về khách thể được trình bày trong phần này nhưng không nhất thiết thành một mục riêng; định nghĩa thao tác các khái niệm được nghiên cứu (hoặc sẽ được đo đạc) Nội dung - Bối cảnh của địa bàn nghiên cứu (nếu là nghiên cứu thực nghiệm có gắn với địa bàn nghiên cứu) - Kết quả nghiên cứu (có thể có 1, 2 hoặc nhiều chương tuỳ theo nội dung. - Thảo luận (có thể tách riêng thành một chương, hoặc lồng ghép với phần kết quả nghiên cứu) Kết luận - Kết luận phải bám sát câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết nghiên cứu, không phân tích lại số liệu. Không bắt buộc phải có khuyến nghị. - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục (bảng hỏi, đề cương phỏng vấn sâu, bảng kiểm của quan sát).

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×