Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 28 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT BẾN CÁT TRƯỜNG THCS CHÁNH PHÚ HÒA. Giáo viên: Hoàng Thị Hồng Thắm Tổ: Sử - Địa - GDCD. NAÊM HOÏC 2012 - 2013.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. MỤC LỤC Trang I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: ............................................................................... 1 II. GIỚI THIỆU: ...................................................................................... 2 1. Hiện trạng ...................................................................................... 2 2. Nguyên nhân: .................................................................................. 2 3. Giải pháp thay thế: ......................................................................... 3 4. Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................. 3 III. PHƯƠNG PHÁP: ................................................................................ 3 1. Khách thể nghiên cứu: .................................................................. 3 2. Thiết kế: ......................................................................................... 4 3. Kết quả: ........................................................................................... 4 4. Quy trình nghiên cứu: ................................................................... 4 5. Đo lường: ........................................................................................ 5 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ: ............................................ 6 V. BÀN LUẬN KẾT QUẢ: ....................................................................... 7 1. Ưu điểm:............................................................................................ 7 2. Hạn chế: .......................................................................................... 8 VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ............................................................ 8 1. Kết luận: .......................................................................................... 8 2. Kiến nghị: ....................................................................................... 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................9 PHỤ LỤC ĐỀ TÀI. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. KHSPUD: Nâng cao khả năng hiểu và vận dụng kiến thức địa lí cho học sinh lớp 9A2 thông qua rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí ở trường THCS Chánh Phú Hòa. I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn Địa lí trong nhà trường THCS là giải thích các hiện tượng, các quá trình xảy ra trong môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong nội dung mỗi bài học có rất nhiều mối quan hệ nhân quả cần được giải thích. Vấn đề trên đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí ở Trường THCS là làm thế nào để học sinh không những phải thông hiểu được các sự vật, hiện tượng địa lí mà còn vận dụng được những kiến thức đó để tìm ra những kiến thức mới. Làm được điều đó tức là đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và nâng cao được chất lượng giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên, việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các sự vật, hiện tượng, quá trình của học sinh còn rất hạn chế. Qua các bài kiểm tra thường xuyên, nhiều học sinh có chăm chỉ học bài nhưng chưa hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, khả năng vận dụng các kiến thức chưa tốt nên kết quả học tập bộ môn của các em chưa cao. Giải pháp tôi đưa ra là rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí trong các hoạt động dạy học của phần nội dung sự phân hóa lãnh thổ các vùng kinh tế địa lí lớp 9 thay vì chỉ sử dụng phương pháp dạy học thông thường là học sinh tiếp thu kiến thức sẵn có trong bài học qua bài giảng của giáo viên. Tôi xem đây là chìa khóa để các em có thể tự lĩnh hội kiến thức, tự tìm tòi và giải thích được những vấn đề về tự nhiên, kinh tế-xã hội của các vùng kinh tế. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là hai lớp 9A1 và 9A2 của trường THCS Chánh Phú Hòa. Lớp 9A2 là lớp thực nghiệm, lớp 9A1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ bài 31 đến bài 34.. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng.. II. GIỚI THIỆU: 1. Hiện trạng Đa phần học sinh mới chỉ thành thạo ở mức độ nhận biết, gặp nhiều khó khăn khi phải giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí và vận dụng kiến thức địa lí vào thực tế còn hạn chế Trong các bài kiểm tra, mức độ thông hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh luôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhưng khi làm bài các em lại chưa đạt điểm cao, điều này chứng tỏ kỹ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí còn yếu 2. Nguyên nhân: Việc học bài của học sinh đa số là học thuộc lòng, ghi nhớ một cách máy móc, chưa có hệ thống nên khi trả bài, học sinh rất dễ quên kiến thức. Vì vậy, học sinh không thể liên hệ kiến thức cũ để nắm bắt tốt kiến thức mới. Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí cho học sinh dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Trong quá trình học tập, học sinh thường coi nhẹ bộ môn nên không chịu khó tìm tòi, học bài và tìm hiểu bài trước khi đến lớp. Môn Địa lí có khối lượng kiến thức lớn, số liệu nhiều nên học sinh còn ngại học. Nguyên nhân được xem là chủ yếu nhất và có thể tác động để hạn chế những nguyên nhân còn lại là: Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí cho học sinh dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí thay cho việc giảng dạy thông thường. 3. Giải pháp thay thế:. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 4.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. Rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí thay cho việc giảng dạy thông thường để học sinh hiểu và giải thích được các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội, biết vận dụng kiến thức bằng các hoạt động dạy học mới là tổ chức cho học sinh thảo luận với hình (bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh…) Vấn đề rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí cho học sinh đã được nhiều giáo viên quan tâm nghiên cứu như: Rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí cho học sinh của giáo viên Trần Thị Thơ - Trường THCS Trần Phú – Thành phố Hồ Chí Minh Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy - học một bài lí thuyết địa lí 8 của giáo viên Trần Văn NhiệmTrường THCS Đồng Nguyên- Bắc Ninh. Vấn đề nghiên cứu: Việc rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí cho học sinh có nâng cao khả năng hiểu và vận dụng kiến thức địa lí cho học sinh lớp 9 không? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Việc rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí cho học sinh sẽ nâng cao khả năng hiểu và vận dụng kiến thức địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS Chánh Phú Hòa. III. PHƯƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi lựa chọn lớp 9A1 và 9A2 của trường THCS Chánh Phú Hòa vì 2 lớp có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng về sự tương đồng trong thái độ học tập chủ động, tích cực, thành tích học tập năm trước của 2 lớp tương đương nhau về điểm số các môn học. 2. Thiết kế: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 9A2 là nhóm thực nghiệm và 9A1 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn Địa lí làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 5.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. 3. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng. Thực nghiệm. 5,4. 5,3. TBC p=. 0,46. p = 0,46 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Thực nghiệm. Đối chứng. Kiểm tra trước TĐ. Tác động. KT sau TĐ. O1. Dạy học có rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ địa lí.. O3. O2. Dạy học không rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ địa lí.. O4. Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập 4. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên: - Dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không rèn luyện kĩ năng giải thích mối quan hệ nhân quả địa lí. Giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học như bình thường, sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp đàm thoại gởi mở, chuẩn xác kiến thức cho học sinh sau các đơn vị kiến thức và cho học sinh ghi bài. Cuối tiết, phần củng cố, giáo viên củng cố lại nội dung kiến thức bài học như bình thường.. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 6.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. - Dạy lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học chú trọng rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả cho học sinh. Các hoạt động dạy học phải được thực hiện bằng phương pháp dạy học mới gắn với kênh hình, luôn kiểm tra kiến thức cũ của học sinh (có đánh giá và cho điểm). Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc theo các câu hỏi kèm theo hình ảnh và liên hệ các kiến thức đã học, phát hiện, tìm tòi các kiến thúc cần nắm. Đối với các câu hỏi đòi hỏi khả năng tổng hợp kiến thức để tìm ra nguyên nhân, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận (có cộng điểm khuyến khích đối với nhóm có kết quả đúng và ý thức thảo luận tốt). Phần củng cố, giáo viên không chỉ chốt lại nội dung bài học như bình thường mà phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế như giải thích hiện tượng, giải thích các biện pháp được tiến hành trên thực tế… Bài dạy tiến hành đối với nhóm thực nghiệm được kết hợp với hình ảnh được soạn powerpoint. * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 4. Thời gian thực nghiệm Tiết theo PPCT. Tên bài dạy. 37. Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ. 38. Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (TT). 39. Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ(TT). 40. Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ. 5. Đo lường: Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì I môn Địa lí, do giáo viên ra đề thi chung cho khối lớp 9. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có nội dung địa lí vùng Đông Nam Bộ do giáo viên thiết kế (xem phần phụ lục). * Tiến hành kiểm tra và chấm bài:. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 7.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, giáo viên tiến hành bài kiểm tra đánh giá. Sau đó giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Nhóm thực nghiệm. Nhóm đối chứng. Bài kiểm tra trước tác Bài kiểm tra Bài kiểm tra Bài kiểm tra động sau tác động trước tác động sau tác động Mốt. 3. 10. 5.5. 4. Trung vị. 5.5. 8. 5.5. 6. Giá trị TB. 5.3. 7.9. 5.4. 6.0. 1.9. 2.5. 1.6. Độ lệch chuẩn (SD) 2. Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0 cho thấy: Sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 7,9 6 1,1875 1, 6 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = (>1) Điều đó. cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí là rất lớn. Giả thuyết của đề tài:” Nâng cao khả năng hiểu và vận dụng kiến thức địa lí cho học sinh lớp 9A2 thông qua rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả địa lí ở trường THCS Chánh Phú Hòa” đã được kiểm chứng.. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 8.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng V. BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 1. Ưu điểm: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là trung bình cộng (TBC) = 7,9 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,9 ; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,1875. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p= 0 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 9.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. 2. Hạn chế: Nghiên cứu này rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có sự hỗ trợ bằng các phương tiện dạy học hiện đại VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua các bài sử dụng phương pháp rèn luyện kĩ năng giải thích các mối quan hệ nhân quả tôi nhận thấy có sự nâng cao rõ rệt chất lượng dạy và học bộ môn. Học sinh rèn luyện được các thao tác tư duy, tổng hợp kiến thức, khắc phục được việc học thuộc lòng một cách máy móc. 2. Kiến nghị: 2.1. Đối với cấp lãnh đạo: Cần đầu tư cơ sở trang thiết bị dạy học phù hợp, ngày càng đáp ứng nhu cầu học bộ môn của học sinh. 2.2. Đối với giáo viên: - Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. - Phải chuẩn bị bài soạn kỹ, đầu tư nhiều công sức. Giáo viên cần thiết kế kế hoạch bài học hợp lí. - Giáo viên sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ giảng dạy. 2.3. Đối với học sinh: - Học sinh có hứng thú với bài học, học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo - Có khả năng vận dụng kiến thức đã học Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.. Chánh Phú Hoà, ngày 23 tháng 2 năm 2013 Người thực hiện Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 10.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. Hoàng Thị Hồng Thắm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, Lý luận dạy học địa lý, nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội, năm 2004 2. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, Kỹ thuật dạy học địa lí ở trường THCS, nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999. 3. Nguyễn Đức Vũ, Pham Thị Sen, Đổi mới dạy học địa lý THCS, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2004. 4. Nguyễn Đức Vũ, Phương pháp dạy học địa lý Việt Nam ở trường phổ thông, Đại học sư phạm Huế, năm 1999 5. Phan Trọng Ngọ, dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, nhà xuất bản Đại học sư phạm Huế, năm 2005. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 11.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI I. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Những kiến thức đã học có liên quan đến bài Những kiến thức mới cần hình học thành - Trong 7 vùng kinh tế, Đông Nam Bộ là vùng - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế thổ và ý nghĩa đối với viếc phát triển kinh tế - xã hội. - Là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước - Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư – xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. I./ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kĩ năng: - Xác định được vị trí giới hạn của vùng trên bản đồ. - Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng. 3. Thái độ: Tỉnh Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ là vùng giàu tài nguyên, kinh tế năng động năng động từ đó học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy.. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 12.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. II/ Phương tiện dạy học: - Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ. - Một số tranh ảnh. - HS: ATLAT địa lí Việt Nam III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng: Bước 1: Giáo viên tiến hành cho học sinh nghiên cứu ATLAT và xác định trên bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ vị trí của vùng. Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội? Học sinh trên cơ sở quan sát bản đồ tự nhiên Đông Nam Bộ và vận dụng kĩ năng phân tích để trả lời. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Bước 1: Xác định lát cắt từ thành phố Đà Lạt đến TPHCM. Nêu đặc điểm độ cao địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam? Học sinh quan sát lát cắt và nêu được đặc điểm độ cao địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam Bước 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tổ chức Trò chơi “ Đi tìm tiềm năng”: Giáo viên chia lớp ra 2 đội: Mỗi đội thảo luận trong vòng 3 phút Đội 1: Tìm hiểu tiềm năng tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Đội 2: Tìm hiểu tiềm năng kinh tế trên biển của vùng Đông Nam Bộ. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 13.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. - Tiến hành chơi: Mỗi đội cử 5 đại diện, ghi lên bảng những tiềm năng của vùng. Trong 2 phút đội nào ghi đầy đủ sẽ chiến thắng Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức cho học sinh. Bước 3: Hãy phân tích những khó khăn của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nêu biện pháp khắc phục? Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội Bước 1: Giáoviên tiến hành cho học sinh tìm hiểu các đặc điểm dân cư xã hội của vùng Bước 2: Từ những đặc điểm trên, em hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? Học sinh phải biết vận dụng kiến thức về vị trí địa lí, các đặc điểm về sự phát triển kinh tế năng động của vùng để tìm ra nguyên nhân. 4. Củng cố: - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ - Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước? 5. Hoạt động nối tiếp:. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 14.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT) Những kiến thức đã học có liên quan đến bài Những kiến thức mới cần hình học thành Vị trí địa lí của vùng tạo thuận lợi để vùng Công nghiệp và dịch vụ Đông Nam Bộ giao lưu, hợp tác phát triển kinh chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tế kinh tế, công nghiệp có cơ cấu đa dạng với nhiều ngành quan Tiềm năng về tự nhiên đặc biệt là đất baban, khí trọng; sản xuất nông nghiệp hậu cận xích đạo, biển nhiều hải sản, nhiều dầu chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai khí ở thềm lục địa. trò quan trọng. Tiềm năng về dân cư-xã hội: + Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động. + Tiềm năng phát triển du lịch. I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng - Nắm được những khó khăn hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng. 2. Kĩ năng: - Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế và số liệu thống kê để biết đặc điểm, tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. - Có kỹ năng phân tích so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi. 3. Thái độ: Vùng Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế năng động và phát triển nhất trong cả nước từ đó cố gắng học tập để đóng góp tài năng của mình trong sự nghiệp xây dựng kinh tế của vùng.. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 15.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. II/ Phương tiện dạy học: - Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ. - Tư liệu, tranh ảnh hoạt động kinh tế của vùng. III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp của vùng: Bước 1: Giáo viên tiến hành cho học sinh tìm hiểu đặc điểm công nghiệp trước và sau giải phóng của vùng Đông Nam Bộ Bước 2: Kiểm tra kiến thức cũ: Đông Nam Bộ có những thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp? Từ những thuận lợi đó, cơ cấu công nghiệp của vùng như thế nào? Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên và dân cư lao động, học sinh rút ra được: Công nghiệp là thế mạnh của vùng, cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng: khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. Bước 3: Tiến hành cho học sinh so sánh tỉ trọng công nghiệp xây dựng của Đông Nam Bộ so với cả nước. Rút ra đặc điểm về tỉ trọng công nghiệp Đông Nam Bộ và biết được công nghiệp của vùng có tỉ trọng cao hơn trung bình cả nước. Cho học sinh làm việc với ATLAT để nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Giải thích vì sao lại có sự phân bố như vậy? Thảo luận: 4 nhóm(3 phút): Quan sát bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ để giải thích: Vì sao sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh? Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 16.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. (Vị trí địa lí; nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao; cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách phát triển luôn đi đầu.....) Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp của vùng: Kiểm tra kiến thức cũ: Đông Nam Bộ có những thuận lợi nào để phát triển ngành nông nghiệp? Từ những thuận lợi đó, cơ cấu nông nghiệp của vùng như thế nào? Học sinh biết vận dụng kiến thức địa lí tự nhiên đã học để rút ra cơ cấu cây trồng ( vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta) Giải thích: Vì sao cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ? Học sinh biết vận dụng kiến thức bài trước để rút ra các nguyên nhân sau: Vùng có thế mạnh để phát triển: + Thổ nhưỡng đất badan và đất xám. + Khí hậu cận xích đạo. + Tập quán và kinh nghiệm sản xuất. + Cơ sở công nghiệp chế biến. + Thị trường xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp GV hỏi: Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất? Vì sao? Yêu cầu học sinh liên hệ: Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở địa phương em? Theo em địa phương em có những điều kiện nào để phát triển loại cây này? Giáo viên tiến hành cho học sinh tìm hiều các đặc điểm khác của ngành nông nghiệp. Đặt vấn đề: Vấn đề đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ nói chung và địa phương em nói riêng là gì? 4. Củng cố: - Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 17.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. - Em đánh giá như thế nào về sản xuất nông nghiệp của Đông Nam Bộ? Theo em, ở địa phương cần giải quyết để những vấn đề gì để đưa nền nông nghiệp phát triển hơn? 5. Hoạt động nối tiếp:. Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (TT) Những kiến thức đã học có liên quan đến bài Những kiến thức mới cần hình học thành Là vùng phát triển kinh tế năng động, hoạt động kinh tế diễn ra sôi động.. - Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi để phát triển trong cơ cấu GDP. ngành dịch vụ - Dịch vụ rất đa dạng. Đông Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực Nam Bộ là nơi có sức hút mạnh thuộc trung ương, là trung tâm kinh tế, văn hóa, nhất nguồn đầu tư nước ngoài. khoa học kĩ thuật của cả nước. - Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu. - Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.. I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ - Biết được các trung tâm kinh tế lớn và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2. Kĩ năng: - Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế và số liệu thống kê để biết đặc điểm, tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ của vùng. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 18.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. 3. Thái độ: - Có thái độ tích cực trong việc đóng góp công sức phát triển kinh tế vùng. II. Phương tiện dạy học: - Lược đồ kinh tế Đông Nam Bộ. - Bản đồ giao thông Việt Nam. - Tư liệu tranh ảnh Đông Nam Bộ. III/ Các hoạt động dạy học: 3. ổn định tổ chức 4. Kiểm tra bài cũ Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành dịch vụ của vùng: Bước 1: Giáo viên tiến hành cho học sinh so sánh một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng so với cả nước. - GV hỏi: Theo em, Đông Nam Bộ có những thuận lợi nào hơn hẳn các vùng khác để phát triển các hoạt động dịch vụ? Từ những thuận lợi đó, Đông Nam Bộ có thể phát triển các hoạt động dịch vụ nào? Bước 2: GV chia lớp 4 nhóm: (3 phút) Nhóm 1, 2 thảo luận câu 1, 2. Nhóm 3, 4 thảo luận câu 3, 4. 1) Dựa vào H 14.1 hãy cho biết thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào? 2) Phân tích vai trò đầu mối giao thông vận tải của thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 19.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. 3) Căn cứ vào H 33.1 và kiến thức đã học cho biết vì sao Đông nam Bộ có sức mạnh đầu tư nước ngoài? 4) Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì? => Học sinh tiến hành thảo luận cùng với bản đồ để rút ra kiến thức. Hoạt động 2: Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 4. Củng cố: Nêu vấn đề cho học sinh thảo luận: Vì sao Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển kinh tế năng động của nước ta? Biểu hiện của sự phát triển năng động đó như thế nào? 5. Hoạt động nối tiếp:. Bài 34: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I/ Mục tiêu bài học: - Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. - Rèn luyện kỹ năng xử lý, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm. - Có kỹ năng chọn loại biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn. - Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình với kênh chữ và liên hệ với thực tiễn. II/ Phương tiện dạy học: - Học sinh: Thước kẻ, máy tính, bút chì, màu, Atlat. - Giáo viên: Bản đồ “Tự nhiên Việt Nam” và “Kinh tế Việt Nam”. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 20.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. III/ Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ? - Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp? 3. Bài mới: I. Bài tập 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên bảng, các số liệu trong bảng. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét ngành nào có tỉ trọng lớn, ngành nào có tỉ trọng nhỏ - Giáo viên hỏi: Với bảng số liệu này nên vẽ dạng biểu đồ gì? Gọi 2 học sinh khá lên bảng vẽ, 1 vẽ dạng hình cột, 1 vẽ dạng thanh ngang * Chú ý: Hai biểu đồ đều phải ghi tên biểu đồ, ghi chú đánh màu phân biệt các ngành trọng điểm - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét . Các ngành công nghiệp trọng điểm vùng Đông Nam Bộ thể hiện mạnh công nghiệp của vùng và chiếm gần 60% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. . Các ngành có tỉ trọng ưu thế rất cao so với cả nước. + Nhiên liệu (dầu thô 100%). + Cơ khí - điện tử . + Hoá chất. II. Bài tập 2: Tổ chức thảo luận (5’) - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc 4 câu hỏi a, b, c, d Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 21.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. Giáo viên hỏi kiến thức cũ: Vùng Đông Nam Bộ có những tiềm năng nào để phát triển công nghiệp? Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng? Giáo viên chia 4 nhóm: Nhóm 1,2 thảo luận câu a, b. Nhóm 3,4 thảo luận câu c, d. - Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên chuẩn xác. a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng: Khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực thực phẩm. b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may. c) Ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật cao: Ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, ngành điện, ngành công nghiệp cơ khí – điện tử, công nghiệp hoá chất, vật liệu xây dựng. d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước. - Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng so với cả nước 35,1% năm 2002. Giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2002 đạt 17,84 triệu đồng gấp 2,6 lần mức bình quân cả nước. - Công nghiệp là thế mạnh của vùng, sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ chiếm 56,6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (2002). TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất chiếm 50,4% giá trị sản lượng toàn vùng (2002) . - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 3 trung tâm kinh tế lớn tạo nên 3 cực tam giác phát triển công nghiệp đã đạt trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trong cả nước. 4. Củng cố: Vì sao nói Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát tiển công nghiệp cả nước? 5. Hoạt động nối tiếp:. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 22.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. II. ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau. 1. Vùng Đông Nam Bộ, kinh tế, xã hội phát triển rất năng động là do: a) Lợi thế về vị trí địa lí như là cầu nối Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Giàu tiềm năng trên đất liền và tiềm năng dầu khí trên biển cả ở lục địa phía Nam. c) Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, có nhiều lao động lành nghề, thị trường nội địa rộng lớn. d) Chọn a,c. a,b,c.. e) Chọn b, c.. g) Chọn a,b.. h) Chọn. 2. Thế mạnh đánh bắt hải sản và khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ không phải dựa trên : a) Biển sát đường hàng hải quốc tế. c) Biển ấm, ngư trường rộng.. b) Hải sản phong phú.. d) Thềm lục địa nông, giàu dầu khí.. 3. Điểm nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của vùng ĐNB: a) Đất xám và đất ba dan. . c) Nguồn sinh thuỷ tốt bình .. b)Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. d) Địa hình cao nguyên bằng phẳng, cao trung. 4.Trong số các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Đông Nam Bộ không có : a) Dầu mỏ.. b) Rau quả c)Thực phẩm chế biến . d). Hàng. dệt. may. 5. Vị trí địa lí của Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với : a) Đồng bằng sông Cửu Long. b) Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ . Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 23.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. c) Các nước trong khu vực Đông Nam Á. d) Chọn a,c. e) Chọn b, c. g) Chọn a,b.. h) Chọn a,b,c.. 6. Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở : a) Thành phố Hồ Chí Minh. d) Chọn a,c.. b) Biên Hoà.. e) Chọn b, c.. c) Vũng Tàu.. g) Chọn a,b. h) Chọn a,b,c.. II. Tự luận: (7.0 điểm) Câu 1: Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh? (4 điểm) Câu 2: Vì sao nói Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát tiển công nghiệp cả nước? (3 điểm) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Hãy chọn ý đúng trong các câu sau (3 điểm) Mỗi ý đúng 0.5 điểm. Câu. 1. 2. 3. 4. 5. 6. Đáp án. h. a. d. b. h. h. II. Tự luận: (7.0 điểm) Câu 1. (4 điểm) * Đặc điểm ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ Là thế mạnh của vùng cơ cấu công nghiệp cân đối, đa dạng bao gồm các ngành quan trọng: khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, công nghiệp cao, chế biến lương thực thực phẩm xuất khẩu, hàng tiêu dùng. (1 điểm) - Công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng lớn nhất (59,3%) trong GDP của vùng, cao hơn cả nước.(1 điểm) Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 24.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (50%), Biên Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu (1 điểm) * Sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ cấu hạ tầng tốt, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, lực lượng lao dộng dồi dào, có tay nghề cao (1 điểm) Câu 2: (3 điểm) Vì sao nói Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát tiển công nghiệp cả nước? - ĐNB là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỉ trọng GDP của vùng so với cả nước 35,1% năm 2002. Giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2002 đạt 17,84 triệu đồng gấp 2,6 lần mức bình quân cả nước.(1 điểm) - Công nghiệp là thế mạnh của vùng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ chiếm 56,6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (2002). Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất chiếm 50,4% giá trị sản lượng toàn vùng (2002) .(1 điểm) - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 3 trung tâm kinh tế lớn tạo nên 3 cực tam giác phát triển công nghiệp đã đạt trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trước nhiều mặt so với các vùng khác trong cả nước.(1 điểm). II. BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 25.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. STT. Họ và tên. Năm học: 2012-2013. Điểm kiểm tra trước tác động 4 9.5. Điểm kiểm tra sau tác động 4 8. 1 2. LÝ THỊ MỘNG CHI ĐỖ THỊ NGỌC ĐẸP. 3. NGUYỄN ĐOÀN NGỌC DUYÊN. 7.5. 7. 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14. NGUYỄN THỊ CẨM HÀ LÝ THANH HẰNG LÊ ANH HÀO PHAN HỒNG HỮU VÕ MINH KIỆT NGUYỄN HOÀI BẢO LÂM NGUYỄN THỊ CẨM LINH TRẦN THANH MAI NGUYỄN HỮU MẠNH NGUYỄN THỊ HỒNG NGA NGUYỄN VĂN NHẸ. 8 3 2 6 5.5 5 2.5 2.5 5.5 5.5 8. 8 5 4 6 6 5 4 4 6 5 8. 15. NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ. 7. 7. 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29. VĂN THỊ NGỌC PHƯỢNG NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN NGUYỄN THANH QUYỀN NGUYỄN TẤN TÀI NGUYỄN NHƯ THẢO VĂN QUANG THƯƠNG LÊ THỊ HỒNG THỦY ĐOÀN THỊ CẨM TIÊN ĐỖ TIN NGUYỄN QUỐC TRÍ THÁI THÙY TRINH BÙI PHI TRỌNG PHẠM VĂN VINH NGUYỄN THÚY VY. 8.5 8.5 6.5 2.5 7.5 1.5 4 1.5 5.5 4.5 9.5 2 4.5 7.5. 9 8 7 5 8 6 4 5 6 6 9 4 4 8. III. BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 26.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. STT. Họ và tên. Năm học: 2012-2013. Điểm kiểm tra trước tác động. Điểm kiểm tra sau tác động. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 27.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Khoa học Sư phạm Ứng dụng môn Địa Lí. Năm học: 2012-2013. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19. TRẦN THÁI BẢO THÁI THÀNH ĐẠT THÁI THỊ MỸ DUNG PHẠM THỊ MỸ DUYÊN NGUYỄN THỊ THU HÀ ĐOÀN THỊ NGỌC HIẾU LÊ THỊ ÁNH HOA HÀ THỊ THU HỒNG NGUYỄN THỊ LINH HUỆ THÁI THỊ XUÂN HUYỀN LƯU XUÂN KIÊN NGUYỄN CHI LÂM TRẦN MỸ LINH NGUYỄN THỊ LOAN TRẦN VĂN LUÂN LÊ HUỲNH THIÊN NGÂN PHẠM YẾN NHI ĐỖ MINH NHỰT TRẦN NGỌC QUÝ. 7 3 5.5 7 9.5 6.5 7.5 2 6.5 4 3.5 2 3 3 4.5 4.5 6 7.5 6. 10 6 10 9 9 8 10 7 10 8 6 6 7 5 7 5 10 10 10. 20. NGUYỄN NGỌC MỸ QUỲNH. 8.5. 10. 21 22 23 24. NGUYỄN SINH SANG TÔ HOÀI TÂM VÕ TẤN THANH HUỲNH THỊ CẨM THU. 6.5 5.5 6 3.5. 6.5 8 6 5. 25. NGUYỄN THỊ BÍCH THUYỀN. 8. 10. 26 27 28. PHẠM MINH TRÍ NGUYỄN HOÀNG TRỌNG NGUYỄN VĂN TRƯỜNG. 5 4 3. 8 8 7. Thực hiện: GV Hoàng Thị Hồng Thắm-Trường THCS Chánh Phú Hòa. 28.
<span class='text_page_counter'>(29)</span>