Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những thành tựu chính trong quá trình hoạt động của ASEAN từ khi thành lập đến nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.85 KB, 6 trang )

Họ và tên: Lê Thu Trang
Lớp K68.A
Khoa Lịch sử
KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
Mơn: Việt Nam và ASEAN
Đề bài
Anh (chị) hãy trình bày những thành tựu chính trong q trình hoạt động của
ASEAN từ khi thành lập đến nay.
Bài làm
a. Thành tựu về an ninh - chính trị
 Giai đoạn 1967 - 1976:
ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo
đảm hịa bình và an ninh khu vực, như: Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực Hịa bình,
Tự do và Trung lập (ZOPFAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông
Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối
quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước ASEAN và các
đối tác bên ngoài.
 Giai đoạn 1976 - 1992:
- Bối cảnh: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước năm 1975 đã tác động mạnh mẽ đến tình
hình khu vực và hoạt động của ASEAN.
- Thành tựu:
Chưa đầy 1 năm sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc, tháng 2/1976, Hội
nghị cấp cao ASEAN 1 được tổ chức tại Bali (Inđônexia). Hội nghị đã thông qua
những văn kiện quan trọng, đánh dấu bước đột phá lớn trong hợp tác khu vực và cơ
cấu tổ chức của ASEAN, thông qua 2 văn kiện quan trọng là Hiệp ước Bali và Tuyên
bố hoà hợp ASEAN.
Hiệp ước Bali - Đặt ra những cơ sở, nền tảng cho 1 nền hồ bình lâu dài ở khu
vực trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước, khơng can thiệp vào nội bộ
của nhau, giải quyết hồ bình các tranh chấp trong khu vực và kêu gọi hợp tác có hiệu
quả trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế vì lợi ích


chung của các nước trong khu vực.
Tun bố hoà hợp ASEAN - nêu rõ những mục tiêu và nguyên tắc bảo đảm sự
ổn định chính trị ở khu vực như đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực phát triển kinh tế,
văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp thiên tai, trong các chương trình phát triển khu vực,
giải quyết hồ bình các tranh chấp ở khu vực, đồng thời xác định rõ những lĩnh vực
hợp tác cụ thể về kinh tế.
=> Hai văn kiện trên đã thể chế hố các chương trình hợp tác của ASEAN
nhằm thực hiện các chương trình hành động trong các lĩnh vực hợp tác khác nhau, từ
chính trị - an ninh đến kinh tế, văn hố, xã hội… trong đó vấn đề an ninh – chính trị
được đưa lên hàng đầu.


=> Sự ra đời của 2 văn kiện trên được đánh giá là sự trưởng thành về nhận
thức và phản ứng kịp thời của ASEAN trước những chuyển biến của tình hình khu vực,
thể hiện sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên trong các vấn đề hợp tác
khu vực.
Từ sau thập niên 1980, các nước ASEAN đã đi đến thống nhất về việc đề ra
những giải pháp đối thoại hồ bình để giải quyết vấn đề Campuchia. Mặc dù thành
công của việc giải quyết vấn đề Campuchia trước hết và căn bản là do các bên liên
quan quyết định nhưng với tư cách là 1 tổ chức khu vực, ASEAN đã đóng góp 1 phần
quan trọng cùng với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác trong việc đề ra những giải
pháp chính trị tồn diện cho cuộc xung đột Campuchia.
=> Được dư luận đánh giá cao về những đóng góp trong việc giải quyết vấn đề
về Campuchia, trở thành 1 tổ chức có uy tín trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.
 Giai đoạn 1991 - 2015:
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có những thay đổi quan trọng và diễn biến
phức tạp, ASEAN đã đưa ra một sáng kiến quan trọng mang tính chủ động tích cực.
Đó là Hội nghị thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Băng Cốc (7/1994) với
sự tham gia của 18 quốc gia (6 nước ASEAN, 7 nước đối thoại, 3 nước quan sát viên
và 2 đối tác tham khảo). Đây là diễn đàn đa phương để trao đổi vấn đề an ninh ở Châu

Á - Thái Bình Dương.
Trong thập niên 90, ARF thúc đẩy quan hệ đối ngoại tăng cương hiểu biết, tin
cậy lần 17. Trong nội bộ, các nước và bên ngoài khu vực, ASEAN tích cực tham gia
điều hịa các quan điểm khác biệt, tăng cường đồng thuận, tăng cường đoàn kết và giải
quyết xung đột. ARF nổi lên như một kênh đối ngoại quan trọng để giải quyết các vấn
đề cấp bách của khu vực như khủng bố, an ninh biên giới, cướp biển.
Thông qua ARF, ASEAN đưa ra sáng kiến kí hiệp ước về khu vực Đơng Nam Á
khơng có vũ khí hạt nhân 1995.
Kể từ đó đến nay, ARF đã tiến hành được 13 hội nghị và đã thu được những tiến
bộ và thành tích quan trọng. Từ 18 thành viên lúc đầu, tới nay số lượng thành viên
ARF đã lên tới 26 quốc gia.
Thành công đáng kể nhất của ASEAN về hợp tác an ninh- chính trị là các quốc
gia thành viên đã tìm được tiếng nói chung trong hàng loạt các vấn đề quốc tế và khu
vực, tìm cách giải quyết vấn đề theo phong cách xử lí của ASEAN. Đồng thời, bằng
cách hành động tập thể, ASEAN có điều kiện để giảm thiểu sự can thiệp hoặc sức ép
từ các nước lớn bên ngoài khu vực.
 Giai đoạn 2015 đến nay:
Vào ngày 22/11/2015, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27
diễn ra tại Malaysia, lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt bút ký văn
kiện lịch sử Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN. Đây là một cột mốc quan trọng
trong tiến trình hội nhập ASEAN, phản ánh sự lớn mạnh của ASEAN sau 48 năm hình
thành và phát triển vươn lên trở thành một cộng đồng liên kết chặt chẽ trên cả 3 trụ cột
là: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, với vị thế ngày càng cao ở cả khu
vực và thế giới. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng thông qua Tầm nhìn Cộng đồng
ASEAN 2025 mang tên “Vững vàng cùng tiến bước”, hướng tới một cộng đồng hòa


bình, ổn định và cùng chia sẻ sự phồn vinh và trách nhiệm xã hội; hiện thực hóa một
Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng đến người dân và lấy người dân làm trung
tâm.

Trong đó thực hiện Chương trình hành động Viên Chăn (VAP) và kế hoạch hành
động về Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) đã đạt được những tiến triển
tích cực. Hầu hết các hoạt động đã hoàn tất và đang được triển khai nằm trong 3 lĩnh
vực đầu (Hợp tác chính trị; Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực và Ngăn ngừa xung
đột), trong đó tiến triển mới đáng chú ý là hồn tất xây dựng Hiến chương ASEAN,
hình thành cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phịng ASEAN, ký kết Cơng ước ASEAN
về chống khủng bố,…
Đặc biệt trong năm 2020, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song
ASEAN cũng đạt được nhiều thành tựu:
- Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn khu vực ASEAN, Cấp cao
Đông Á, Cấp cao ASEAN+1… tiếp tục thu hút được sự tham gia của các nước
lớn, đóng góp vào việc bảo vệ hịa bình, ổn định và hợp tác phát triển trong khu
vực. Quan hệ của ASEAN với các nước đối tác được tăng cường.
- ASEAN đã đón nhận thêm Cuba, Colombia và Nam Phi trở thành thành
viên mới của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), cùng trao
đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
b. Thành tựu về kinh tế
 Giai đoạn 1967 - 1976:
Về chiến lược hướng nội, ASEAN đã đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân
trong nước, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo góp phần giải quyết nạn thất
nghiệp,…(Cụ thể như Thái Lan sau 11 năm phát triển kinh tế nước này đã có những
bước tiến dài, thu nhập quốc dân tăng 19,6% trong những năm 1961 - 1966).
Về chiến lược hướng ngoại, ASEAN đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội các
nước này biến đổi to lớn. Tỉ trọng công nghiệp và mậu dịch đối ngoại tăng nhanh, tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Đặc biệt là Singapore đã trở thành “Con rồng” kinh tế
nổi trội nhất Đông Nam Á.
 Giai đoạn 1976 - 1992:
Các nước ASEAN đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trở thành một
trong những nhóm nước có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới.
Tuy các nước ASEAN vẫn lệ thuộc nhiều vào viện trợ và hợp tác kinh tế - quân

sự của Mĩ và phương Tây, song từ cuối thập kỉ 80, ASEAN ngày càng hoạt động độc
lập và tự chủ hơn, thể hiện rõ nhất trong việc chủ động cải thiện quan hệ với các nước
Đông Dương XHCN và cùng phối hợp giải quyết vấn đề Campuchia.
 Giai đoạn 1992 - 2015:
Tháng 1/1992, kí Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và
Thỏa thuẫn về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN đã tạo khuôn khổ căn
bản cho hợp tác ASEAN trên 6 lĩnh vực: thương mại và cơng nghiệp; khống sản và


năng lượng; tài chính và ngân hàng; lương thực, nơng và lâm nghiệp; giao thơng vận
tải và bưu chính – viễn thông.
Đông Nam Á với tiềm năng phát triển kinh tế cao, đã trở thành một khu vực có
sức hấp dẫn mạnh mẽ về thương mại và đầu tư với nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng
GDP của các nước khu vực là: Singapore 10,1%, Việt Nam 9,5%, Indonesia 7,8%,
Malaysia 7,4%, Thái Lan 6,8% …
 Giai đoạn 2015 đến nay:
GDP năm 2016 đạt 2,5 nghìn tỉ USD.
- Cán cân xuất – nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững
chắc.
Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở
châu Á với 2,55 nghìn tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 1999, năm ASEAN kết nạp
thành viên cuối cùng. Dự báo ASEAN sẽ vươn lên ở vị trí thứ năm thế giới vào năm
2020.
Năm 2017, GDP của tồn khối ASEAN đạt 2,8 nghìn tỷ USD, đạt mức tăng
trưởng hàng năm là 5,3%, tăng so với mức 4,8% năm 2016. Tổng kim ngạch thương
mại hàng hóa đạt 2,57 nghìn tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch thương mại dịch vụ đạt
695,2 tỷ USD. Giới chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP toàn khối sẽ tiếp tục duy trì
ổn định ở mức 5,1% và 5,2% trong năm 2018 và 2019.

ASEAN đạt được tiến bộ lớn trong việc thực thi 5 "mũi tên" kinh tế mà nước
Chủ tịch ASEAN (Singapore) đã vạch ra cho năm 2018, đó là: đẩy mạnh sáng tạo và
thương mại điện tử; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại; tăng
cường dịch vụ và hội nhập đầu tư; tạo môi trường pháp lý thuận lợi; và đẩy mạnh các
mối quan hệ ngoại khối ASEAN.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33, Ban Thư ký ASEAN cho biết toàn
khối đã sẵn sàng cho Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Một trong những thành
tựu đáng chú ý của sự đổi mới và công nghệ là các nước ASEAN đã nhất trí thành lập
Mạng lưới thành phố thơng minh ASEAN (ASCN), kết nối 26 thành phố thí điểm.
Mạng lưới này sẽ tập trung vào các giải pháp lấy con người làm trung tâm, góp phần
nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau thơng qua trao đổi văn hóa.
Năm 2019, ASEAN đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng trong
thương mại và phát triển bền vững. Thành tựu thương mại lớn nhất là kết thúc đàm
phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11 bởi 15 quốc
gia gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác đối thoại ASEAN (Australia,
Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc).
c. Thành tựu văn hóa - xã hội
Trong thời gian qua, hoạt động của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội đã đạt được
một số thành tựu đáng kể, như xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Cộng
đồng, xây dựng lộ trình và xác định các giai đoạn ưu tiên để thực hiện các kế hoạch,
xây dựng các chương trình và giải pháp để giải quyết nhiều vấn đề chính thuộc lĩnh


vực của cộng đồng như y tế, giáo dục, môi trường… Một kết quả đáng chú ý trong
thời gian qua, cụ thể như sau:
Về biến đổi khí hậu: Trong khn khổ hợp tác chuyên ngành về môi trường
thuộc Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, các Bộ trưởng Mơi trường đã thông qua các điều
khoản tham chiếu của Sáng kiến ASEAN về Biến đổi khí hậu (ACCI) và thành lập
Nhóm Cơng tác ASEAN về Biến đổi khí hậu tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi
trường diễn ra vào ngày 29-10-2009. Biến đổi khí hậu cũng được các ngành có liên

quan như: Nông nghiệp và lâm nghiệp, năng lượng và giao thông, quản lý thiên tai,
khoa học và công nghệ đặc biệt quan tâm. Công tác phối hợp với các Đối tác Đối thoại
và các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn đề Biến đổi khí hậu đang được triển khai.
Về quản lý thiên tai và hỗ trợ nhân đạo: ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trị lớn
trong điều phối công tác cứu trợ thời kỳ hậu Nargis tại Mi-an-ma đến cuối năm 2010.
Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và ứng phó với tình huống khẩn cấp đã có hiệu
lực kể từ ngày 24-12-2009. Chương trình Làm việc 5 năm thực thi hiệp định này và
các hoạt động có liên quan trong khn khổ Kế hoạch tổng thể ASCC cũng đã được
Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai thông qua thực hiện trong giai đoạn 2010-2015.
Việc thành lập Trung tâm Điều phối ASEAN về Cứu trợ nhân đạo trong Quản lý thiên
tai cũng đang được tiến hành.
Về y tế: ASEAN đã đưa vào hệ thống mạng và truyền thông về các bệnh truyền
nhiễm hiện khu vực đang gặp phải, đồng thời tăng cường giám sát và chuẩn bị ứng
phó trước nguy cơ đại dịch. Tăng cường hệ thống phản ứng với trọng tâm là phương
pháp phối hợp đa ngành, chia sẻ thông tin và tiếp cận đa quốc gia. Hiệp định được
thực hiện trên cơ sở phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện công tác phản ứng
nhanh ASEAN và tiến hành các hành động chuẩn trong ngăn chặn, chuẩn bị ứng phó
với đại dịch. Công tác tư vấn cũng được thực hiện trên cơ sở phối hợp với các công ty
dược và các đơn vị tư nhân nhằm tăng cường tiếp cận nhanh hơn với các loại thuốc
chống vi-rút và vắc-xin cúm đại dịch.
Về lao động: Việt Nam đã có những đóng góp rất tích cực và có hiệu quả ngay
từ khi tham gia hoạt động này thông qua việc tổ chức các sự kiện và triển khai các
quyết định của diễn đàn. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng lần thứ
12 vào năm 1998, Hội thi tay nghề lần thứ 5 năm 2004, Hội nghị mạng lưới an toàn vệ
sinh lao động lần thứ 5 vào năm 2005 và Hội nghị Bộ trưởng lao động ASEAN lần thứ
21 tổ chức tại Hà Nội ngày 24 tháng 5 năm 2010 đã thông qua kế hoạch hành động
của các Bộ trưởng lao động giai đoạn 2010-2015. Kế hoạch này tập trung vào việc
thúc đẩy thực hiện pháp luật lao động của các nước trong khu vực, tăng cường quan hệ
lao động lành mạnh, phát triển thị trường lao động, tăng cường an toàn vệ sinh lao
động, tăng cường quan hệ đối tác, phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân

lực ASEAN.
Về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em và người lao động nhập cư đã đạt
được một số tiến bộ đáng kể. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đăng cai Hội
nghị Ủy ban Phụ nữ ASEAN lần thứ 7, tháng 10-2008 tại Hà Nội. Khi thực hiện vai
trò là Chủ tịch đương nhiệm của Ủy ban Phụ nữ ASEAN năm 2008, Việt Nam đã đề
xuất xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm nâng cao năng lực các thiết chế quốc gia về


bình đẳng giới và phát triển phụ nữ thơng qua các hoạt động tuyên truyền, hội nghị,
hội thảo theo lịch của Ủy ban. Việt Nam tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan
tham gia quá trình thành lập Ủy ban quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (tham gia ý kiến
trong dự thảo TOR của Nhóm cơng tác, tham gia đối thoại Nhóm quan chức cao cấp,
tiến hành gặp gỡ và trao đổi thông tin với các đầu mối ACW tại các nước khác). Ngoài
ra, Ủy ban về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền Phụ nữ và Trẻ em ASEAN (ACWC) đã được
thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16 vào tháng 4-2010 tại Hà Nội.
Việc thành lập ACWC sẽ đóng vai trị là chiếc cầu nối cho hạnh phúc, sự phát triển,
tăng quyền năng và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em trong tiến trình xây dựng Cộng
đồng ASEAN. ASEAN cũng đã bắt đầu tiến hành soạn thảo các văn kiện về bảo vệ và
thúc đẩy các quyền của người lao động nhập cư.
d. Thành tựu về quan hệ đối ngoại
ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều đối tác quan
trọng trên thế giới, khởi xướng thành cơng và giữ vai trị chủ đạo trong một số khuôn
khổ hợp tác khu vực ở Châu Á-TBD. Hợp tác ASEAN rất đa dạng và phức tạp, khơng
chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và 10 nước thành viên ASEAN, mà
còn kể cả quan hệ đối ngoại của ASEAN thông qua các khuôn khổ hợp tác khu vực do
ASEAN lập ra và giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á
(EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Ngồi ra, ASEAN cịn là nhân tố quan
trọng của các khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác
Kinh tế Châu Á-TBD (APEC), Hội nghị Á - Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợp tác Đông Á
- Mỹ Latinh (FEALAC).

Thông qua quan hệ đối ngoại, ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ
thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp
hội; đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với
nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu Á – Thái Bình Dương.



×