Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.62 KB, 45 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thuyết minh về chiếc nón lá việt nam A.Mở bài: - Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam (Chiếc nón lá Việt Nam là một trong những vật dụng để che nắng che mưa duyên dáng và tiện lợi trở thành vật làm duyên đáng yêu cho những cô thiếu nữ ngày xưa, nó gắn bó với con người Việt Nam ta.) B. Thân bài: (thuyết minh về chiếc nón lá) - Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá: (có lẽ từ ngàn xưa, với cái nắng chói trang của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều tổ tiên ta đã biết lấy lá kết vào nhau để làm vật dụng đội lên đầu để che nắng che mưa.dần dần nó được cải tiến thành những chiếc nón có hình dạng khác nhau.) - Giới thiệu chất liệu và cách làm nón: (Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu bằng lá nón, chiếc nón được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chuốt từng thanh tre tròn rồi uốn thành vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau thành những cái vanh nón, vành nón to hơn có đường kinh rộng 50cm, cái tiếp theo nhỏ dần có đến 16 cái vanh, cái nhỏ nhất tròn bằng đồng xu. Tất cả được xếp tiếp nhau trên một cái khuôn hình chóp. Những chiếc lá nón được lấy về từ rừng đem phơi khô cho trắng được xếp tứng cái chồng khít lên nhau cất trong những túi ni lông cho đỡ mốc. Khi đem ra làm nón người phụ nữ, thợ thủ công lấy từng chiếc lá, là cho phẳng rồi lấy kéo cắt chéo đầu trên lấy kim sâu chúng lại với nhau chừng 24-25 chiếc lá cho một lượt sau đó xếp đều trên khuôn nón. Lá nón mỏng và cũng chóng hư khi gặp mưa nhiều nên các thợ thủ công nghĩ ngay ra tận dụng bẹ tre khô để là lớp giữa hai lớp lá nón làm cho nón vừa cứng lại vừa bền. Khâu đoạn tiếp, thợ thủ công lấy dây cột chặt lá nón đã trải đều trên khuôn với khung nón rồi họ mới bắt đầu khâu. Chỉ dùng để khâu cũng phải chọn rất kĩ lưỡng thì nó mới bền. Thợ thủ công của chúng ta dùng chỉ bằng nhiều loại khác nhau nhưng chỉ phải dai mềm. Họ cần mẫn khâu từng mũi kim thanh mỏng đều tăm thắp, dường như người khâu nón muốn gứi gắm trong chiếc non đó bao ước mơ, ý nguyện của mình, cho nên họ nồng trong lớp lá nón những hình ảnh cô thiếu nữ, những đó hoa, có khi có cả bài thơ nữa cho nên chiếc nón lá còn gọi là chiếc nón bài thơ là như vậy. Công đoạn làm nón cũng thật là công phu đòi hỏi người làm nón phải kiên trì nhẫn lại chăm chỉ mới có thể làm ra những chiếc nón đẹp và bền. Chính vì lẽ đó mà du khách nước ngoài đến thăm Việt Nam không chỉ trầm trồ khen ngợi.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> những cô gái Việt Nam duyên dáng trong bộ áo dài cùng chiếc nón lá trên đầu che dấu nụ cười đằm thắm bước đi uyển chuyển thướt tha Trong bộ đồng phục đó, nòn lá trở thành biểu tượng của dân tộc, chẳng những thế mà hình ảnh cô thôn nữ nở nụ cười tươi sau vành nón ôm bó lúa trên tay trở thành bức tranh cổ động ngày mùa thắng lợi được vẻ khắp các thôn xóm và trên biển quảng cáo ở thành thị.) - Tác dụng của chiếc nón lá chiếc nón có nhiều loại, ngày xưa trong triều đình hình ảnh anh lính quân cơ đội nón dấu, chiếc nón nhỏ vành chỉ che hết cái đầu, hình ảnh đó đã đi vào thơ ca đó sao : “Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài...” Hình ảnh đó được khắc rất rõ trong cỗ bài tam cúc mà các bạn vẫn chơi đấy. Còn ai đến vùng quê Kinh bắc nghe nhưng cô gái nơi đây hát những nàn điệu dân ca quan họ hẳn không thể quên chiếc nón quai thao rộng vành một loại nón cổ làm bằng lá già to gấp hai nón thường và trông như cái thúng vì vậy dân gian thường gọi là nón thúng quai thao. Ta còn nhớ hình ảnh người nghệ sĩ hát quan họ với con mắt lá dăm liếc dài sắc nhọn tình tứ cùng nụ cười duyện ẩn dấu sau vành nón quai thao đã làm nao lòng bao khán giả và du khách nước ngoài. Nón quai thao trở thành điểm nhớ của quê hương quan họ thanh lịch từ bao đời nay... Không chỉ làm vật che nắng che mưa, chiếc nón lá Việt Nam tự nhiên đã đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hoá, mang cái tâm hồn quê hương dân tộc, gợi cảm hứng cho thi ca: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ xứ nghệ...”Chiếc nón lá chiếc nón bài thơ mảnh mai thanh thoát nhẹ nhàng như giọng nói ngọt ngào của các cô gái xứ Huế thân thương đã trở thành dụng cụ biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mang phong cách dân tộc đậm đà.) C. Kết bài: suy nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam.( Nón lá xưa được sản xuất ở nhiều nơi như Hà Tây, Bắc Ninh, Quảng Bình ,Nam Định, Hải Dương...Nay cuộc sống thời hiện đại văn hoá phương Tây tràn vào nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra biết bao mẫu mũ, ô, dù xinh đẹp và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện, chứng tỏ sự trường tồn của nó cùng thời gian, cả về giá tri sử dụng lẫn nét đẹp văn hoá thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.) Bµi 2.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử: Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu? Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay. Với cây mác sắc,họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy. Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô. Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón. Sau đó người ta dùng cái khung hình chóp ,có 6 cây sườn chính để gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín. Nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá .... Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này. Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này. Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành. Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh; ngay ở trung tâm thành phố Huế, trên bờ nam sông An Cựu, làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá. Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thoát ,bền đẹp. Rồi nón Gò Găng ở Bình Định, nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam. Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy.Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng: Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng Nón bài thơ e lệ nép trong Thầm lặng bước những khi trời dịu Và ngay cả trong ca Nón này che nắng che Nón này để đội cho vừa đôi Còn duyên nón cụ quai Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong. Huế bay tay nắng dao: mưa ta tơ. Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá. Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.. Bµi 3: ThuyÕt minh vÒ chiÕc bót bi Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó. Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh. Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng! Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé! Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy. Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ. Bµi 4: ThuyÕt minh vÒ chiÕc bót m¸y Từ thuở xa xưa, Khi sáng tạo ra được những ký tự, con người đã luôn khao khát lưu lại bằng văn bản những cuộc phiêu lưu như là một bằng chứng thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên,.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> cuộc sống để lại cho thế hệ sau. Để làm được điều đó, người ta cần hai thứ : dụng cụ để viết và vật để lưu những ký tự đó. Người Xume là những người đầu tiên ghi lại lịch sử trên những phiến đất sét. Cách thức này được gọi là “chữ hình nêm” (tức chữ Ba Tư cổ), có từ khỏang 3.000 năm trước. Bút và giấy đầu tiên được ra đời trong nền văn minh Ai Cập cổ. Những người chép sử đã sử dụng cây sậy với đuôi được nhai nát để chấm lên chất màu. Sau đó, họ vẽ những chữ tượng hình lên tường hoặc giấy cói. Dần dần, cùng với sự phát triển của chất màu, những cây sậy được “lên đời” thành dụng cụ sắc nhọn với đường rãnh ở cuối, dọn đường cho việc ra đời bút lông chim. Trong thế kỷ 16, bút làm bằng lông cánh chim thiên nga trở thành dụng cụ viết số một với những ưu điểm là đầu dễ vót nhọn, dễ uốn hơn và ít gãy hơn dưới lực ép từ bàn tay nhằm tạo ra những nét thanh, nét đậm. Ống lông có thể lưu trữ mực đủ để viết nhiều dòng. Đến giữa thế kỷ 19, kim loại được sử dụng để chế tạo đầu bút vì dễ làm được chuẩn xác mà lại bền. Thế nhưng, người viết vẫn phải chấm bút vào lọ mực nên mỗi khi di chuyển thì rất phiền phức. Năm 1884, anh nhân viên môi giới bảo hiểm Lewis Waterman phát chán với những bất tiện trên đã tiến hành một cuộc cách mạng trong thế giới bút. Waterman phát hiện ra rằng lực hút mao dẫn có mối liên hệ động lực với áp suất khí quyển. Waterman tạo ra hai hoặc ba rãnh để không khí và mực đồng thời vận động. Không khí sẽ thế chỗ của phần mực đã sử dụng. Và cuộc cách mạng bắt đầu. Bút máy gồm có ba phần nắp bút được làm bằng nhôm, có khi được mạ đồng. Thân bút có thể chia thành ba phần : bình mực dự trữ, ống dẫn và ngòi bút. Trong đa số bút máy hiện đại, phần này dự trữ mực theo hai cách. Một cách đơn giản là đổ mực vào bình. Cách thứ hai sử dụng hệ thống pistol. Ống dẫn đưa mực xuống ngòi bút bằng một loạt các rãnh. Bút máy tạo nên những nét đậm nhạt khác nhau tùy thuộc vào lực tay người viết, góc độ của bút với mặt giấy và độ quay của đầu ngòi bút. Hiệu quả là những nét tao nhã được tạo nên và hình thành cả nghệ thuật viết chữ đẹp. Những kim loại quý đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ngòi bút, giúp ngòi bút có độ bền và viết đẹp hơn. Thường thì người ta dùng ngòi bút bằng thép không rỉ hoặc mạ vàng. Ở dạng nguyên chất, vàng không đáp ứng được những tiêu chuẩn đàn hồi nên dùng vàng pha là tốt nhất. Loại vàng hay được sử dụng để chế tạo ngòi bút là vàng mười bốn nghìn và vàng mười tám..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đầu ngòi bút không thể làm bằng vàng vì sẽ nhanh mòn trong thời gian ngắn. người ta chọn một chất liệu rắn, thường là Iridium hoặc Rhodium. Nhờ đó, người dùng có thể viết cả đời mà đầu bút vẫn nguyên vẹn. Thân bút thường làm bằng những chất liệu bền để nâng tuổi thọ cho cây bút. Những cây bút máy đời đầu có vỏ bằng cao su đã qua xử lý lưu huỳnh rất chắc chắn. Ngày nay, các nhà sản xuất sử dụng những chất liệu hiện đại hơn. Ở Italia, người ta dùng Celluloid cho những cây bút đắt tiền. Loại chất liệu này có khả năng chống va đập rất tốt và có thể tạo nên vẻ tao nhã, lịch lãm. Những cây bút làm bằng celluloid lúc mới dùng có mùi long não do có chất này trong quá trình nitơ hóa celluloid. Axetat hay nhựa tổng hợp cũng là các chất liệu quen thuộc đáp ứng được yêu cầu về độ bền. Loại bút vừa túi tiền thường có thân được làm bằng đồng thau phủ sơn, giúp cây bút có độ thăng bằng tốt và có dáng vẻ bắt mắt. Những chất liệu hiện đại giúp tạo nên nhiều màu sắc cho cây bút hơn. Còn với những cây bút cao cấp, thân bút thường được làm bằng bạc, bạc mạ vàng, vàng hoặc thậm chí cả bạch kim. Ngày nay đã xuất hiện nhiều loại bút máy của các hãng nổi tiếng. Những cây bút đẹp của hãng Paker. Những nét bút lướt nhẹ nhàng trên giấy tập của hãng Pilot và nhiều hãng khác. Giá thành những cây bút cao cấp này không dưới 100mộtcây. Nhữngcâybútlàmbằngvànghoặcmạvàng,giáthànhkhôngdưới1000 . Bút không có thuộc tính chọn chủ như những cây đũa phép trong truyện Hary Potter. Con người chọn nó tùy vào túi tiền, cá tính của họ. Có cây giá bình dân 15.000đ đến 20.000đ... loại được ưa chuộng nhất trên thị trường, cũng có cây lên cả bạc triệu. Nhìn bút, con người biết được "đẳng cấp" của nhau, nhìn vào nét chữ họ đoán tính cách, đánh giá những gì thành chữ họ rõ trình độ của nhau. Một cái áo cà sa không làm nên ông thầy tu, một cây bút tốt, đắt đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng. Ngày nay, nhiều loại bút bi đa dạng nhiều kiểu dáng và giá thành rẻ đã ra đời và chiếm lĩng thị trường văn phòng phẩm; đã xuất hiện nhữhng cây bút điện tử thông minh. Liệu cây bút máy còn tồn tại được bao nhiêu lâu nữa? Nhưng, dù bút hiện đại có đa dạng cỡ nào cũng không thể thay thế được bút máy bởi những nét chữ thanh đậm sống động, có hồn đòi.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> hỏi con người phải gai công rèn luyện. Cây bút máy dù bị thu hẹp thị trường nhưng giá trị của nó vẫn không thể nào thay đổi với thời gian. "Dù cho sống thác ai ơi Bút ta vẫn sống trọn đời tươi vui". ThuyÕt minh vÒ chiÕc bót bi Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó. Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh. Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng! Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng! Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. “Một chiếc áo cà sa không làm nên ông thầy tu”, một cây bút tuy tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng mà thôi! Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập… hãy biến chúng thành một người bạn thân thiết, một cánh tay đắc lực trong việc học tập bạn nhé! Cùng với sách, vở… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh bút rơi làm hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không xài bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi đấy! Có thể nói rằng bút bi là một trong những phát minh quan trọng của con người. Ngày nay cứ 1 giây lại có 57 cây bút bi được bán ra trên thế giới, chứng tỏ tầm ảnh hưởng quan trọng của nó. Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẽ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhỉ! ThuyÕt minh vÒ chiÕc bót m¸y Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng thì cây bút máy rất tiện dụng đối vopứi tầng lớp học sinh, sinh viên, viên chức. Chiếc bút máy đầu tiên ra đời vào thế kỉ 20, tại châu Âu. Sau này, người Việt Nam mới sử dụng rộng rãi. Cấu tạo bút máy gồm 2 phần chính: bên ngoài và bên trong. Vỏ bút máy gồm nắp và thân. Đa số nắp lam bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với học sinh, sinh viên. Thân bút hình trụ rỗng, thon dân vệ phía đuôi, có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.Bên trong bút gôm có: ngòi bút, ống dẫn mực, ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không gỉ. Ống dẫn mực ngán độ 3cm, nhỏ như cây tăm tre, làm bằng nhựa dẻo. Ống chứa mực dài 5cm, bằng cao su, được bảo vệ bằng một lớp kim loại. Khi sử dụng, ta nhúng đầu ngòi bút vao bình mực, lấy ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào ruột thì mưc sẽ được hút vào ống chứa. Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay cho gắn chặt vào là có thể sử dụng. Khi sử dụng xong, nên dùng giấy mềm để lau ngòi bút để tránh bị đóng cặn mực. Nên tháo các bộ phận ra và chùi rửa thường xuyên tránh dơ các bộ phận. Nếu bảo quản tốt, bút máy sẽ xài được rất lâu. Viết máy rất có ích với học sinh, sinh viên,. viên chức. Trong tương lai \, cây bút máy sẽ được sử dụng rộng rãi, gắn liên với các cô, cậu học sinh. Bút máy vừa dễ xài, vừa tiết kiệm lại vừa tiên lợi..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bµi 4: ThuyÕt minh vÒ chiÕc qu¹t ®iÖn. Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày - quạt máy. Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong sống. Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và thường được thiết kế tương tự như quạt điện. Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi và phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối đầu, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. Quạt máy là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế. Nhưng nếu sử dụng máy không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ ví dụ như việc ngồi trước quạt lâu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn đến bị cảm, đau bụng. Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30 - 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn chức năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ. Không nên để quạt thổi với tốc độ cao. Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi. Nếu để quạt thổi quá mạnh,.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để quạt thổi quá gần. Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi. Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn. Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm, tiện ích của (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,... Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả phải ngã phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Carlo Borer phát minh. Cái gì cũng có cái hạn của nó. Nếu chúng ta cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi. Vì vậy, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm (chẳng hạn như cánh quạt bị văng ra) hay tốn công và tiền của để đi sắm cái mới. Nói tóm lại, quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiểu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng quạt nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> ThuyÕt minh vÒ chiÕc qu¹t giÊy Những ngày hè oi bức, vật giúp con người xua bớt đi cái nóng khó chịu đem lại những làn gió mát mẻ chính là chúng tôi, anh em họ hàng nhà quạt. Chúng tôi có mặt ở khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc để thực hiện cái nhiệm vụ cao cả đáng tự hào ấy ! Họ hàng chúng tôi khá đông nào là: quạt mo, quạt giấy, quạt nan rồi quạt điện... Ngoài việc tạo ra những làn gió mát thì chúng tôi còn được sử dụng vào nhiều công dụng khác như trang trí, làm đồ chơi cho trẻ em, là vật làm duyên của các cô gái trong các lễ hội... Anh em chúng tôi mỗi người có một tính cách, một đặc điểm khác nhau . Anh quạt điện mạnh mẽ năng động . Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn . Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng . Còn tôi, quạt giấy thì được nhận xét là dịu dàng, thướt tha. Trong tất cả các anh em thì có lẽ quạt điện là có cấu tạo phức tạp nhất, bao gồm : - Động cơ điện. - Trục động cơ. - Cánh quạt. - Công tắc quạt. - Vỏ quạt. Nói về quạt điện thì những điều trên chỉ là bao quát thôi, chứ gia đình anh ý còn có : quạt trần, quạt treo tường, quạt để bàn... Quạt điện ra đời vào năm 1882 và Mỹ là những người đầu tiên phát minh ra anh quạt điện . Anh quạt điện đầu tiên 2 cánh được sản xuất bởi Cty Động cơ điện Croker and Curtis (C&C Company). Những cánh quạt ban đầu thường được làm bằng vải kiểu như Cối xay gió - địch thủ muôn đời của Đông Ki sốt. Nhờ sự hiện đại của nền công nghệ với đầy đủ chức năng nên anh ý rất được mọi người ưa chuộng . Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn là vật mà các bà các mẹ hay dùng để quạt cho con cháu vào những ngày hè oi ả với tất cả sự iu thương và trìu mến . Gợi lên vẻ đẹp thân thương của làng quê Việt Nam. Từ những bẹ cau khô tưởng chừng như không còn có ích lợi gì con người đã biến nó thành cô quạt mo dễ mến dùng để xua đi cái nóng khó chịu của mùa hè. Đầu tiên là một chiếc bẹ cau to đã khô, bỵ rụng xuống đất nhưng đẹp và không bị sâu, cắt phần lá đi chỉ để lại phần ôm lấy thân cau. Sau đó lấy cái cối đá đè lên, để khoảng 3-4 ngày rồi lấy ra sẽ được một tấm tầu cau phẳng phiu, tiếp đó dùng dao căt theo hình cái quạt. Để quạt không bị gãy phải gấp mép phía dưới, tức là phía tay cầm vậy là cô quạt mo nhà ta.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> có hình dáng gần giống hình bầu dục. Đó cũng chính là sự ra đời của cô quạt mo. Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng cũng được làm = cách rất đơn giản : chỉ cần 8-12 thanh tre vót nhọn, giấy, kéo, keo dán thì có thể dễ dàng tạo nên em ý. Đầu tiên là xếp các thanh tre lại, thanh tre nọ chồng lên thanh kja rồi dùi một lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng = cái trục. Tách các nan ra, ướm 2 tờ giấy lên cắt 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan được tách đều nhau vậy là đã được một em quạt nan quạt nan. Đấy, em quạt nan ra đời như thế đấy các bạn ạ ! Còn tôi, chiếc quạt giấy, tôi tự hào vì có được vị trí trong danh sách lịch sử nghệ thuật Việt. Cội nguồn của tôi bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ cây tre thân thuộc đã tạo ra tôi, chiếc quạt giấy đơn giản và dung dị. Về mặt giá trị tôi làm mát cho con người và tôi lặng lẽ đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tôi có thể là chiếc ô che nắng, thướt tha uốn lượn cùng các cô gái quan họ giao duyên. Trong tay các thi sĩ tôi được thổi hồn thơ vào đó. Những vần thơ mượt mà, sâu lắng. từ ngàn xưa, trên các làng quê có nhiều nghệ nhân tạo ra tôi và nhièu nhất là ở vùng quê bắc bộ. Họ hàng nhà quạt chúng tôi là như thế, khá phong phú và đa dạng phải không các bạn. Chúng tôi luôn tự hào vì đã tạo được niềm vui cho con người và chúng tôi vui mừng vì được con người yêu quý, gìn giữ cho đến tận ngày nay.. Cây quạt là vật dụng có từ rất lâu đời mà tổ tiên loài người đã tạo ra. Cây quạt xuất hiện từ khi con người bắt đầu biết mặc...quần áo (do nóng bức mà phải quạt cho... mát). Cây quạt đơn giản nhất chính là bàn tay của của chúng ta đó (trời nóng vẫy vẫy tay cho mát ý). Nguyên lý hoạt động của cây quạt vô cùng đơn giản đó là tạo ra những dòng không khí chuyển động liên tục (còn gọi là gió). Khi gió tiếp xúc với da con người thì sẽ mang đi một phần nhiệt lượng trên bề mặt da, do đó ta cảm thấy mát khi quạt. Cây quạt ngoài tác dụng quạt mát ra còn có nhiều tác dụng khác, như làm vật trang trí (quạt phong thủy, quạt thư pháp), làm vũ khí (các thư sinh trong các tiểu thuyết kiếm hiệp vẫn hay dùng ý). Cách làm một cây quạt cũng khá đơn giản:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Nếu bạn thích là quạt nan theo kiểu truyến thống thì chuẩn bị nguyên liệu: gồm 8-12 thanh tre vót mỏng, giấy, kéo, keo dán. Xếp các thanh tre lại, thanh nọ chồng lên thanh kia rồi dùi 1 lỗ xuyên qua đầu mút các thanh, cố định chúng bằng 1 cái trục sao cho chúng dễ dàng tách ra thành hình nan quạt và dễ dàng khi xếp lại. Tách các nan quạt ra, ướm 2 tờ giấy lên và cắt thành hình cung theo mong muốn, dùng keo dán 2 tờ giấy vừa cắt lên 2 mặt của các nan quạt sao cho các nan quạt được tách đều nhau. Vậy là bạn đã có 1 cái quạt đơn giản có thể mở ra gập vào. Tùy theo sở thích bạn có thể vẽ hoa hòe, trang trí, tua rua... cái quạt của mình cho thật đẹp. Còn bạn muốn có 1 cây quạt nổi tiếng nhất mọi thời đại (Quạt Mo của... Thằng Bờm) - cái này hơi khó>>> tìm 1 cái mo cau (vỏ của cây cau) cắt thành hình cái quạt, thế là xong. Quạt là một vật hình tam giác hay tròn, khi đưa qua đưa lại tạo ra một luồng gió làm mt khuôn mặt và cơ thể khi nóng bức. Trong khi ở châu Âu, quạt hầu như chỉ được phụ nữ sử dụng và ngày nay không còn được phổ biến nữa, thì ở châu Á tới tận ngày nay chúng vẫn còn được sử dụng hàng ngày bởi cả 2 giới tính. Quạt đã và đang không chỉ là một đồ dùng thuần tuý. Ở châu Âu nó từng là một phục trang thời trang, biểu tượng đẳng cấp và vật trợ giúp làm điệu.Ở Nhật Bản hay ở Việt Nam, … quạt còn là đạo cụ trong sân khấu truyền thống, như là sự kéo dài của cánh taylàm tăng sức biểu cảm của khuôn mặt. Đó đây thường thấy, người ta ẩn dấu khuôn mặt mình sau cái quạt. Lịch sử: Hình ảnh mô tả quạt đã được ghi nhận rất sơm từ thời Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên đó không phải là quạt tay mà là những tấm quạt được các người hầu chuyển động quạt mát cho ông bà chủ. Ở Trung Quốc, quạt được toàn dân dùng. Những chiếc quạt được có sớm nhất còn đến ngày nay là một cặp quạt nan tre lợp vải dệt hai bên từ thế kỷ 2 trước CN. Quạt gấp lại được là thời trang thời Minh. Trong khoảng 1368 – 1644, Hàng Châu là một trung tâm sản xuất quạt giấy, quạt gấp. Các hoạ sĩ thời đó đã vẽ các bức hoạ trang trí và đề thơ lên quạt. Nan quạt thường được làm bằng ngà voi, xương, vỏ trai ốc, gỗ đàn hương, mai rùa, tre trúc,… được lợp giấy, lụa,…. Quạt cầm tay được thấy ở châu Âu vào thế kỷ 16. Trong các bức tranh chân dung thời ấy, đặc biệt là ở Ý có quạt. Bề mặt của đa số các loại quạt gợi cho người ta các ý tưởng trang trí. Thân quạt được chạm khắc, giát vàng,… cánh gập của quạt được vẽ trang trí đầy nghệ thuật. Đến tận đầu thế kỷ 20 quạt vẫn còn là vật tuỳ thân thời trang không thể thiếu được ở.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> các quý bà. Đầu thế kỷ 20 (ở Nhật Bản đến tận người nay) quạt được sử dụng như là một món quà ra mắt, giới thiệu. Ngôn ngữ của quạt: Gắn với quạt người ta nói đến “ngôn ngữ của quạt” (trong các tự điển về vấn đề này người ta gắn một cử chỉ dùng quạt với một lời nói, ví dụ như quạt ấp bên má trái có nghĩa là : “Em yêu anh”), thậm chí có những khoá học về ngôn ngữ của quạt Nữ thi sĩ Vịêt Nam nổi tiếng Hồ Xuân Hương đã có hai bài thơ về quạt như sau CÁI QUẠT GIẤY (I) Một lỗ sâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dáng tự bao giờ. Chành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. Mát mặt anh hùng khi tắt gió, Che đầu quân tử lúc sa mưa. Nâng niu ướm hỏi người trong trướng Phì phạch trong lòng đã sướng chưa? CÁI QUẠT GIẤY (II) Mười bảy hay là mười tám đây? Cho anh yêu dấu chẳng rời tay. Mỏng dày chừng ấy chành ba góc, Rộng hẹp dường nào cắm một cây. Càng nóng bao nhiêu thời càng mát, Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày. Hồng hồng má phấn duyên vì cậy Chúa dấu vua yêu một thứ này. Xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển cùng với đó là đời sống của người dân cũng khá giả hơn. Những vật dụng trong gia đình cũng dần dần được đổi mới và cải tiến để đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người. Ngày nay, hầu hết các gia đình đều có chiếc tivi màu nhưng ít ai còn nhớ rằng cách đây khoảng hơn chục năm hiếm nhà nào mua nổi chiếc tivi trắng-đen nữa là. Vậy mới biết ngày trước thì cái gì cũng là quý. Từ cái bóng đèn, cuộn dây điện cho đến chiếc radio và chiếc quạt điện thân quen,… Nói đến chiếc quạt, tôi lại nhớ lại những trưa hè nóng bức, yên ắng với làn gió nhè nhẹ từ chiếc quạt giấy của mẹ quạt cho tôi và những lời ru tha thiết khi tôi còn đỏ hỏn. Nhớ biết bao! Chiếc quạt giấy gắn liền với những trưa hè của miền nhiệt đới, gắn liền với khung cảnh xa xưa của những vùng quê nghèo khó. Chiếc quạt giấy thân thương nay còn đâu khi mà thay vào đó là những chiếc quạt điện cồng kềnh và đắt tiền. Kéo theo đó là hàng loạt các loại quạt như: quạt sạc, quạt bàn, quạt công nghiệp, …Nhưng dù có thế nào thì tôi vẫn thích dùng quạt giấy hơn vì nó vừa.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> tiện lợi, ít tốn kém mà lại còn giản dị, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam qua bao đời nay. Quạt giấy là vật dụng đã có từ rất lâu đời mà tổ tiên loài người đã làm ra. Không những vậy, cội nguồn của chiếc quạt giấy Viêt Nam còn bắt nguồn từ những làng quê sau lũy tre xanh. Từ những người bạn “tre” hết sức đơn giản và mộc mạc đó, những chiếc quạt giấy thân thuộc với chúng ta đã ra đời. Cũng có một số sách sử ghi chép lại rằng: “Vào khoảng thế kỉ thứ XIV, vua Trần Dụ Tông sai sư nô làm quạt bán và từ đó nhiều làng làm quạt đã ra đời. Nhưng nổi tiếng hơn cả là quạt làng Vác ở Hà Tây với nhiều mẫu mã quạt tinh xảo. Nhưng rồi sau này quạt giấy được cải biên ra nhiều chất liệu khác như: giấy dó, vải, nhựa tổng hợp,…Bên cạnh đó những người thợ khéo tay còn tỉ mỉ khắc họa lên quạt những hoa văn tinh tế, những hình ảnh bắt mắt: như chân dung người thiếu nữ duyên dáng, những chú hổ dũng mãnh, oai nghi, những đồng quê bất tận và yên bình cho đến những dòng chữ thư pháp bay bổng uyển chuyển,… nhằm thu hút sự chú ý của người mua. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì quạt giấy vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu của nó là gần bằng nửa hình tròn với những nan quạt có thể xếp lại hoặc mở ra dùng một cách dễ dàng. Quạt giấy là một người bạn gắn bó cùng ta trong những trưa hè oi bức, cúp điện.Chẳng ồn ào, tốn kém và cồng kềnh như những chiếc quạt máy đắt tiền mà lại còn tạo ra những làn gió mát tự nhiên, thân thiện với môi trường. Nó như một chiếc ô nho nhỏ giúp ta che nắng mỗi khi đi đường và còn là một người bạn của nhà nông được dùng làm quạt thóc cho vụ mùa. Chưa dừng lại ở đó, quạt giấy còn là một đạo cụ không thể thiếu trong sân khấu chèo, tuồng,… nhằm làm tăng lên nét đẹp thùy mị, nết na của các tiểu thư khuê các, e lệ. Còn đối với giới nho sĩ thời xưa thì chiếc quạt còn là một vật bất ly thân, thường được họ mang theo bên mình trong những lúc bình thơ, viết văn. Không những thế, chiếc quạt thường được đề thơ nôm còn để làm quà kỉ niệm cho bạn bè, tri hữu. Ngoài ra, nó còn được mượn để bày tỏ ẩn ý sâu xa nhưng được giễu bằng những lời nhẹ nhàng và thâm thúy qua bài thơ “Vịnh cái quạt” của thi sĩ Hồ Xuân Hương như sau: Mười bảy hay là mười tám đây Cho anh yêu dấu chẳng rời tay Mỏng dày chừng ấy chành ba góc Rộng hẹp đường nào cấm 1 cây Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày Hồng hồng má phấn duyên gì vậy.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Chúa dấu vua yêu một cái này. Cây quạt giấy có cách làm đơn giản và cũng rất tiện dụng. Mọi người đều có thể sử dụng nó một cách dễ dàng, từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn,…Đi đến đâu ta cũng có thể thấy được cái thói quen dùng quạt giấy của người dân. Ngay cả khách nước ngoài đến Việt Nam cũng rất thích chiếc quạt giấy. Hình thù đơn giản mà bền chắc của chiếc quạt, không những vừa tạo ra làn gió mát mà việc phe phẩy chiếc quạt giấy còn giúp kích thích huyệt “Thốn Quan Xích” nơi cổ tay_một phương cách tuyệt vời để điều chỉnh khí huyết, cân bằng âm dương trong cơ thể từ đó làm cho cơ thể luôn ở trạng thái “thủy hỏa ký tế”. Cũng vì vậy mà cây quạt giấy còn là một đạo cụ trong môn Thái Cực Quyền, một môn thể dục dưỡng sinh của người có độ tuổi trung niên giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái thủy hỏa cân bằng, mọi tật bệnh tiêu tan, và khi đó con người mới thật sự được làm mát. Đó mới chính là dụng ý của sâu xa của người xưa trong thói quen phe phẩy cây quạt giấy. Ngày nay, con người thường bị chi phối bởi cái hình thức bên ngoài nên ngày càng rời xa những thói quen tốt đẹp trong đời sống bình thường. Xã hội phân hóa giàu nghèo, phân biệt giai cấp chủ tớ, người giàu có xu hướng ngày càng ít cầm đến cây quạt mà chuyển dần sang người đầy tớ quạt thay cho mình. Quả nhiên ông Trời thật không công bằng, người chủ thì được sung sướng, được phục vụ, được quạt mát bên ngoài mà không tốn công còn người đầy tớ thì ngược lại mang cái hình cực khổ phải quạt cho người, phải phục vụ cho người nhưng lại luôn trong bản chất hưởng thụ, vì nhờ lao động mà có sức khỏe, có gì quí bằng thân mình khỏe mạnh! Rồi xã hội càng hiện đại hơn, con người càng làm “hại điện” bằng cách chế ra cái quạt điện, cái máy lạnh… để làm mát con người nhưng đâu biết đang tự đưa mình vào cái vòng lẩn quẩn làm khó chính mình, càng làm cho trái đất nóng lên từng ngày, môi trường sống ngày càng khắc nghiệt. Mặc dù có không ít lời cảnh báo từ các bác sĩ, thầy thuốc rằng dùng quạt máy, máy lạnh quá mức là không tốt cho sức khỏe nhưng người ta vẫn cứ “xài thả ga”. Nên đâu đó ta vẫn nghe mấy vụ chết người vì thổi quạt máy vào người! Cái máy lạnh thì ngày càng nhốt con người vào những “cái hộp” tách biệt với thế giới tự nhiên bên ngoài, rồi người ta dần nhận ra nó là khắc tinh của những người mắc chứng viêm xoang, chứng lạnh thấu xương sau sinh của phụ nữ… Con người làm mình ngày càng yếu hơn! Người xưa có thể sinh hơn 10 người con mà vẫn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, 60-70 tuổi mà mắt vẫn sáng đến xỏ lỗ kim còn được. Người đời nay đến sinh bằng cách tự nhiên cũng sinh không được, đến 30-40 tuổi là bệnh tật liên miên, mắt mờ chân run, khi trái gió trở trời là y như rằng không thể chịu nổi, ngày nào cũng phải uống một nắm thuốc tây. Cái tuổi thọ hơn xưa mà con người đang kêu ca, chẳng qua là vì con người luôn phải được nuôi lây lất bằng thuốc. Đó cũng chính là những tác hại của việc ngồi quạt máy và máy lạnh hàng nhiều giờ liền của người dân thành phố nói riêng và của người Việt Nam nói chung..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày nay với công cuộc hiện đại hoá nhu cầu của con người ngày càng cao hơn quạt máy, điều hoà đã ra đời thay thế quạt thủ công. Nhưng vật dụng mộc mạc giản dị ấy vẫn còn cần thiết trong nhiều căn nhà vùng sâu vùng xa, đặc biệt là trong lao động nghệ thuật tôn giáo , sinh hoạt , tín ngưỡng. Chẳng thứ vật dụng nào có thể thể hiện tâm trạng, tính cách, tâm hồn, tình cảm của con người hơn chiếc quạt thủ công.Đó cũng chính là sức sống tiềm tàng của nó. Tôi tin rằng chiếc quạt giấy sẽ luôn song hành cùng với đời sống văn hoá của người Việt Nam chúng ta sau này và mãi mãi về sau.. ThuyÕt minh vÒ chiÕc kÝnh Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.. Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn. Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính. Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực... Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt. Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Trời mưa thì mặc trời mưa Em không có nón thì chừa em ra” (Ca dao). Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc “nón lá” đã theo chân người phụ nữ miệt quê miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá, bồng bềnh theo con nước lớn nước ròng, dầm dãi nắng mưa sớm chiều... Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Ngày nay chiếc nón là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người, nhưng có ai biết đâu để có cái nón lá đội đầu che mưa che nắng, và để làm duyên nữa, ngày xưa tổ tiên chúng ta đổ bao tâm sức để nghĩ ra và làm nên? Chiếc nón có lá mặt ở xứ mình từ khi nào thì không ai biết? Nhưng từ xưa cái nón đã xuất hiện trong thơ cổ, không biết tác giả là ai. “Dáng tròn vành vạnh vốn không hư, Che chở bao la khắp bốn bờ. Khi để (đội) tưởng nên dù với tán, Khi ra thì nhạt (lạt) nắng cùng mưa. Che đầu bao quản lòng tư túi,.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Giúp chúa nào quen nghĩa sớm trưa. Vòi vọi ngồi trên ngôi thượng đỉnh, Ai ai lớn nhỏ đội ơn nhờ.” (Thơ cổ) Nón như vậy đã có mặt lâu đời ở nước mình rồi. Nón lá là “Ðồ dùng để đội đầu, hình chóp, tròn, thường lợp bằng lá màu trắng”. Từ khi có mặt với chức năng là “cái nón”, thì chiếc nón đã theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón theo tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung cấm, nón theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu duyên cầu tự. Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng... Chiếc nón còn có mặt trong sách vở thi ca, qua câu hò tiếng hát của người bình dân để ngợi ca tình yêu trai gái... và chiếc nón thực sự trở thành một phần trong đời sống vô cùng đẹp và lãng mạn của người mình. Nhiều loại nón ngày xưa, nay không còn được sử dụng và mai một. Có loại nón được cách tân cho hạp với thời đại và thị hiếu thẩm mỹ của con người, làm cho chiếc nón vượt lên khỏi chức năng “che mưa che nắng”, trở thành đồ trang sức, làm duyên cho người phụ nữ. Có thể nói không sợ quá lời rằng: khôngcó dân tộc nào có chiếc nón, như chiếc “nón lá” gắn bó, gần gũi với con người như dân tộc Việt Nam mình! Nói về tên gọi chiếc nón thì ở nước mình phong phú lắm. Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời được đặt tên theo vật liệu làm nên nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón lá buông, nón dứa, nón gõ, nón quai thao, nón móp, nón bài thơ... Chiếc nón cũng được đặt tên theo hình dạng, như nón chóp, nón dấu, nón mê, nón mẻ, nón thúng, nón chân tượng giống chân voi... -“Tiếc vì nón lá quai mây, Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm”. -“ Ông già ông đội nón còi, Ông ve con nít ông Trời dánh ông.” (Ca dao) Nón cũng còn được đặt tên theo địa phương sản xuất, như nón.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> Nghệ, nón Huế, nón Tây Ninh, nón Tân Hiệp (Mỹ tho)... “Chợ Dinh bán áo con trai, Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.” (Ca dao Huế) Nón chuyên dùng thì có tên như “nón tu lờ” của các nhà sư, “nón ngựa” dùng cỡi ngựa, “nón cụ”, nón quai thao, dành cho cô dâu, “nón dấu” dành cho lính thú đời xưa,... (Cùng có nhiệm vụ để “đội chụp trên đầu”, nhưng không làm bằng lá thì gọi là cái mũ. Như mũ nan, mũ ni, mũ bạc, mũ cánh chuồn, mũ cánh tiên, mũ tai bèo, mũ bê rê, mũ cối,...) “Ngang lưng thì thắt bao vàng, Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài.” Chiếc nón xuất hiện ở nước mình đầu tiên ra sao? - Không ai biết. Bùi Xuân Phái chỉ biết lúc cái nón Bắc xuất hiện ở phố cổ Hà Nội cách đây 500 năm. Nón Bắc bấy giờ sản xuất ở làng quê với cái tên là làng Chuông, Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Rồi chiếc nón làng Chuông được đem ra bán cho người Hà Hội. Tại phố cổ Hà Nội, nơi phố phường chật hẹp, người đông đúc, có khoảng 100 con đường nhỏ gọi là Phố, với bao ngõ ngách chằng chịt. Nhà mặt tiền dành buôn bán, hẹp thắp và tối phát triển theo chiều sâu, được ngăn làm nơi ăn ở sanh hoạt gia đình, vừa buôn bán. Nón Bắc làng Chuông là mặt hàng đặc trưng ở Bắc lúc bấy giờ, bày bán ở phố Hàng Nón, cùng với phố Hàng Ðiếu, hàng Ðồng, Hàng Ðào, Hàng Buồm, Hàng Giầy, Hàng Chiếu, Hàng Than,... làm nên Hà Nội “băm sáu phố phường”. (Hà Nội 36 phố phường nay đã thay đổi. Hàng Ðiếu không còn bán điếu mà bán chè thập cẩm, Hàng Gà bây giờ không bán gà mà bán phở bò; Hàng Than nay bán quần áo; Hàng Giày nay bán khăn. Và Hàng Nón nay không còn bán nón nữa!) Nón làng Chuông “mang tánh lịch sử”, ngày nay được người Hà Nội làm sống lại qua/trong các lễ hội, được biết/được nhắc tới như là chiếc nón tiêu biểu cho Hà Hội. Tới chiếc cái nón Nghệ, rộng trên 80cm, sâu 10cm, đan bằng những sợi tre chuốt nhỏ, to và nặng, có đôi quai thao dài 1m50 làm bằng 8 sợi tơ, hai đầu có một quả găng... Quai thao xưa nổi tiếng thời thế kỷ 17, được làm ra ở làng Triều Khúc, Thanh Trì, còn gọi là làng Ðơ Thao. Làng Ðơ Thao là làng nghề làm quai nón nổi tiếng ngày xưa, có thờ tượng tổ sư của nghề dệt quai thao, tới nay còn được dân làng tự hào. Cái nón từ lúc xuất hiện, đi liền với đôi quai được làm bằng dây,.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> mây, vải,... vừa để giữ chiếc nón, vừa để điểm tô cho người đội thêm duyên, thêm dáng, thêm sang trọng và quí phái theo cái nhìn thẩm mỹ bấy giờ. -“Nón em nón bạc quai thao, Thì em mới dám trao chàng cầm tay.” -“Tròng trành như nón không quai, Như thuyền không lái như ai không chồng!” (Ca dao) Theo bước chân Nam tiến, chiếc nón vào xứ đàng Trong với tên gọi như nón Huế, nón bài thơ, nón Bình Ðịnh... Chiếc nón giờ đây có dáng vẻ nhẹ nhàng, mang theo trong nó cái “duyên ngầm” của người con gái Huế đội “nón nghiêng che” lãng mạn. Chiếc nón Triều Sơn huyện Hương Trà, nón Gò Găng, nón bài thơ... lồng bên trong bài thơ, hình ảnh cầu Tràng Tiền, chùa Linh Mụ, núi Ngự, sông Hương: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy, Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.” (Câu hò Huế) Nón Huế nhìn soi qua ánh nắng mặt trời, trông như là bức tranh thủy mạc, mãi mãi là là cái gì đặc trưng và “rặt Huế” không sao tả hết được! -“Chợ Dinh bán áo con trai, Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.” -“Nón này là nón u mê, Nón này là nón đi về che chung.” (Ca dao) Chiếc nón càng về sau này càng xa rời “nhiệm vụ che nắng che mưa”, trở thành cái để làm duyên của thiếu nữ và cũng được dùng để bày tỏ tình trai gái, tình nghĩa vợ chồng hay ẩn dụ điều gì đó... -“Nón mới gột nước trời mưa, Anh ham vợ đẹp thì thưa việc làm.” -“Trời mưa thì mặc trời mưa, Chồng tôi đi bừa đã có nón che.” (Ca dao) Vào đến miền Nam, chiếc nón được gọi nôm na là “nón lá buông”. Nón làm bằng lá buông, với tre, chỉ sợi... vật liệu có sẵn và nhiều ở Trảng Bàng Tây Ninh, Tân Hiệp Mỹ Tho... Chiếc nón lá miền Nam kiểu dáng nhẹ nhàng, rẻ tiền, rất ư là đời thường nên thực dụng, nhưng vẫn giữ cái dáng vẻ “duyên” của người.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> con gái miệt vườn, sông nước! Nón Tây Ninh, Tân Hiệp từ lâu luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng nên sản xuất làm 3 hạng nón: hạng nón thường, nón dày, nón lỡ. Việc tổ chức làm nón ở Tây Ninh qui mô, khoa học, sản xuất chia ra ba công đoạn để giảm giá thành, như: làm khung tre, lựa lá và chằm nón. Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung có hình chóp, kích cỡ bằng chiếc nón. Khung và bộ vành với 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng, nghệ thuật và nhẹ nhàng. Lá buông có nhiều ở địa phương, là nguyên liệu chánh làm nên cái nón. Lá phải chọn lá già, lá mật cật, đem luộc chín, vuốt thẳng, phơi/sấy và ủ khô sao cho lá còn giữ màu trắng tự nhiên vẫn xanh-trắng mịn màng, không bị ngả màu đen hay vàng. Lá phải cán hay vuốt thẳng, sao cho sau khi lợp, sau khi chằm không bị co bị dúm lại. Giai đoạn cuối cùng là chằm nón bằng những sợi chỉ trong suốt dọc theo nan tre. Chính giữa hai lớp lá được đặt vào các hoa văn, hoặc câu thơ cắt bằng giấy, có khi là hình cầu Tràng Tiền, núi Ngự, Sông Hương... Người thợ nón Tây Ninh mỗi ngày làm ra từ 2 đến 4 cái nón tùy theo hàng. Những chiếc nón ra lò ở đây trông “rất Huế” nhưng không phải Huế, do bàn tay những nghệ nhân Tây Ninh khéo léo, bằng những đường kim mũi chỉ sắc sảo. Ðó là những người thợ nón bước vào nghề từ lúc còn bé 5, 6 tuổi đến già, yêu cái nghề làm nón và cả đời làm nón Huế dầu chưa có một lần bước chân đến Huế! Nên có hai câu hát “Nón rất Huế nhưng đời không phải Huế/Mà chỉ để làm đẹp nón ai nghiêng...” *** Chiếc nón từ khi có mặt, đã phục vụ cho người thường, cho quan chức, cho cả người chết. Nón còn được làm để dâng cho thần linh trong đình chùa đền miếu miễu... phục vụ cho tín ngưỡng con người. Kể sao xiết những chiếc nón của người Việt mình xưa nay. Bởi: Còn những chiếc nón xuất hiện nơi thị thành đèn hoa đô hội: ngoài chiếc nón của thầy thông thầy ký mắc tiền đội hờ cho có, còn chiếc nón của bác xích lô, người phu quét đường, người “cu li” bốc vác... dùng để đội, để chắn gió mồi thuốc, để che mặt ngủ trưa hay chờ khách! Còn những chiếc nón ra đồng, chiếc nón dùng để múc nước rửa.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> mặt, múc nước uống tạm bên sông, chiếc nón của bà mẹ quê tạm dùng đựng mớ rau tập tàng mới hái được đâu đó để dành nấu canh cho chồng cho con ăn! Ðó là những chiếc nón của những mảnh đời tăm tối nhưng đáng trân trọng. Sao không? Dầu chiếc nón lá làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng nói đến cái nón lá xưa nay người mình có thói quen liên tưởng đến người phụ nữ “nón nghiêng che” đầy ấn tượng! “Ra đường nghiêng nón cười cười, Như hoa mới nở, như người trong tranh” (Ca dao) Chiếc nón Việt Nam vì vậy là cái gì kỳ diệu và thật sự trở thành một phần trong đời sống văn hóa của chúng ta. ThuyÕt minh vÒ chiÕc kÝnh Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú. Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn. Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính. Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực... Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt. Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú. Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266 ông Rodger Becon đã dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Còn vào năm 1352 trên một bức chân dung người ta nhìn thấy hồng y giáo chủ Jugon có đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó giữa năm 1266 và 1352. Khi những cuốn sánh in ra đời thì những đôi kính cũng trở nên rất cần thiết. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước ý và miền nam nước Đức, là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Còn vào năm 1784 Bedzamin.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Franklin đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm. Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính. Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ Ngày nay ngoài việc giúp con người đọc và nhìn tốt hơn , những chiếc kính còn được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Những chiếc kính dâm giúp chúng ta đỡ chói mắt và cản những tia nắng mặt trời có thể làm hại mắt. Người ta còn sản xuất những chiếc kính đặc biệt cho những người thợ thổi thuỷ tinh, những người trượt tuyết, các phi công, các nhà thám hiểm vùng cực... để bảo vệ mắt khỏi những tia cực tím và tia hồng ngoại. Chúng ta còn có thể kể ra đây rất nhiều ngành nghề cần có những đôi kính đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động Các bác sĩ mắt cảnh báo, không hiểu do tiết kiệm tiền hay không được tư vấn sử dụng mà rất nhiều bạn trẻ dùng kính áp tròng mà không có dung dịch ngâm rửa và nhỏ mắt. Khi đeo.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> kính áp tròng nếu không đủ nước sẽ làm mắt khô, kính cọ xát vào giác mạc dễ gây viêm, sưng đỏ và rách giác mạc. Nhiều bạn trẻ không hề hay biết là đeo kính áp tròng trong vòng từ 10-12 tiếng, người sử dụng phải nhỏ mắt từ 6-8 lần. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước… Kính đeo mắt dùng cho máy tính được khuyên là nên dùng loại tròng có chống tia phản xạ (tròng chống lóe) vì sẽ làm giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính đeo gây mệt mỏi thị giác. Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính, như giúp ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ... K chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ, kính còn đem lại vẻ đẹp thẩm mĩ cho khuôn mặt bạn. Sở hữu làn da trắng,khuôn mặt trái xoan,bạn thật hạnh phúc khi phù hợp với tất cả kiểu và màu sắc gọng.Nhưng với làn da bánh mật và khuôn mặt tròn,hãy thử dùng kính màu lạnh và có thành gọng đậm nét vuông.Mắt kính mỏng làm cho gương mặt hẹp lại và gọng kính dài làm cho gương mặt có độ sâu.Chiếc kính thể hiện cá tình của mỗi người qua màu sắc và kiểu dáng.Mỗi lần chọn kính là bạn lại bạn lại có dịp làm mới cho khuôn mặt của mình,bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để sở hữu khuôn mặt như ý với chiếc kính thời trang. Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn. ThuyÕt minh vÒ chiÕc ¸o dµi /Mở bài -Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN... II/Thân Bài.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 1.Nguồn gốc, xuất xứ +Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ +Bắt nguồn từ áo tứ thân TQuốc +Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử - Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân . - Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu. 2.Hiện tại +tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc biệt.. +đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người fụ nữ VN. 3.Hình dáng -Cấu tạo *Áo dài từ cổ xuống đến chân *Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. *Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. *Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. *áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ. *thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ. *tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay. *tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. *áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn. -Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người. -Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng... -Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm....
<span class='text_page_counter'>(31)</span> -Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm... 3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế -Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.... -phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài 4.Tương lai của tà áo dài III.Kết bài Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt trả lời rằng tà áo Dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ "áo Dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo Dài như ở Việt Nam. Áo Dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trang phục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng. Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri, sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưa nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được vấn cao lên, để lộ gáy... Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt có nhan sắc trung bình vẫn trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài? Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là “bì bào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc. Vì thế mà có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay “bì bào” không phải là lễ phục. áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi. Loại “bì bào” độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là “Sường xám”, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải. Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứ Đàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê Quý Đôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lối của Đàng Ngoài. Theo lệnh này, về thường phục thì: “Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được mặc loại áo ngắn tay có cổ đứng...”. Tức là tay áo chỉ dài đến cổ tay, thay vì dài gấp đôi chiều dài của cánh.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> tay như trong áo lễ. Trong cuốn sách của giáo sỹ Borri (như đã nói ở trên) có tên: “Tường thuật về sứ mệnh mới của các linh mục Dòng Tên ở Nam Kỳ - năm 1631” đã miêu tả cách ăn mặc của người Việt Nam đầu thế kỷ 17 như sau:“Người ta mặc năm, sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên kia, mỗi cái một màu. Cái thứ nhất dài đến mắt cá chân, những cái áo khác ở ngoài ngắn dần...”. Đấy là vị giáo sỹ đã nói đến chiếc áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt còn thấy ở các làng Quan Họ ở Bắc Ninh hay còn lác đác ở Huế. “Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp áo dài lụa... Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông rất đẹp mắt... khi có gió thổi, các dải áo bay tung lên như cánh chim công thật ngoạn mục...”. Thực ra, mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sỹ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm có ba hoặc bốn lớp dải lụa, gọi là cánh sen may chồng lên nhau. Bức tượng Bà Ngọc Nữ được tạc từ thế kỷ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài, các dải cánh sen, lẫn cách vấn khăn mà giáo sỹ Borri đã miêu tả. Cái áo dài đó cũng như cách vấn khăn không có nhiều khác biệt so với bây giờ. Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước, áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn... ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm. Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này, gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phương Tây dệt có khổ rộng hơn vải ta, áo vẫn may nối. Thời đó, Hà Nội đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da và một số ở khu vực Hàng Trống, Hàng Bông. Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bên dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ; vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vậy là áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi “thời thượng” lúc đó mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên. Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống. Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cái nịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phải được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài gần đến mắt cá chân. Năm 1960, vì muốn thấy có cảm giác cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền, được gọi là áo bà Nhu và sau này còn có người may áo dài với cổ khoét tròn. Vào cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp xuống còn 3 cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60 cm. Sau thời kỳ này trở về đến năm 1990, áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có vài mẫu đổi mới, chẳng hạn như quần và áo đồng màu, nhưng không phổ biến... Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới...Chất liệu mới cho áo Dài được kết hợp từ những tấm vải mẫu, thường được trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu thùa. Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo “công thức” cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII. Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt… Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> và nó cũng có sức cuốn hút hơn”. Và ngày càng vươn xa khắp các nước… Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt để trình chiếu tại nước này. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. [Văn8] thuyết minh về chiếc áo dài việt nam Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt. Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn. Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt. Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt… Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”. Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này. “Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đấy có áo dài Việt”. Áo dài không chỉ đơn.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> thuần là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt s. THUYẾT MINH VỀ ĐÔI DÉP LỐP. Đôi dép cao su là vật dụng đầy sáng tạo và độc đáo, chỉ ở đất nước Việt Nam mới có.Nó đã gắn bó thân thiết với cán bộ và chiến sĩ ta qua 2 cuộc kháng.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lăng. Dép lốp, hay còn gọi là dép cao su, sau này còn có tên là dép đúc ở thời bao cấp - được là ra từ lốp ( vỏ) ô tô cũ. Người ta dúng con dao bản to (như dao thái phở) để lọc, lạng mỏng lớp cao su của lốp ô tô rồi xén theo hình bàn chân. Đôi dép lốp có hình dáng giống các đôi dép bình thường khác. Quai dép được làm bằng săm (ruột) xe ô tô cũ. Hai quai trước bắt chéo nhau, 2 quai sau song song vắt ngang cổ chân.Bề ngang mỗi quai khoảng 1.5cm. Quai đươc luồn xuống đế qua các vết rạch vừa khít với quai. Đế dép được làm bằng lốp xe ô tô hỏng hoặc đúc bằng cao su, mặt dưới có xẻ những mảnh hình thoi để đi cho đỡ trơn. Dép lốp cao su dễ làm, giá thành rẻ, tiện sử dụng trong mọi thời tiết nắng, mưa. Khi xỏ quai sau vào, dép sẽ ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên người đi sẽ ko bị mỏi. Người đi đường xa mang sẳn cái rút dép tự tạo bằng cật tre già hoặc bằng nhôm để phòng khi dép cao su bị tuột quai thì rút lại. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mỗi anh bộ đội được phát một đôi giày và một đôi dép cao su. Chiến sĩ ta thường sử dụng dép cao su để hành quân đánh giặc. đi giày vừa nặng vừa nhiều cái bất tiện, nhất là lúc hành quân qua địa hình rừng núi, gắp trời mưa thì giày là cái túi nước dưới chân, là nơi trú ngụ tốt nhất của các con vắt trong giày, các chiến sĩ vẫn cắn răng chịu đựng, ko dám dừng lại để bắt nó vì sợ lạc đội ngũ. Nếu dùng dép lốp để hành quân thì mọi việc đơn giản hơn nhiều. Trời nắng thì dép nhẹ, dễ vận động. Nếu trời mưa, đường sình lầy thì chỉ cần đổ ít nước trong bi đông ra rửa bớt bùn và tiếp tục đi. Vắt cắn chân thì cúi xuông nhặt, vứt sang lề đường. chẳng mất thời gian. Đôi dép cao su là biểu tượg giản dị, thủy chung trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng đau thương mà oanh liệt của dân tộc ta. Dép cao su đã trở thành biểu tượng của sự giản dị, một đặc trưng của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam ( một trongnhững vật bất li thân). Nó được đặt bên di hài Hồ Chủ Tịch trong Lăng HCM ở Hà Nội. Nó xuất hiện trong các bài thơ, bài hát cách mạng ... Đôi dép cao su còn gắn liền với cuộc sống thanh cao, giản dị của lãnh tụ Hồ Chí MInh. Đôi dép cao su, ĐÔI DÉP BÁC HỒ đã trở thành đề tài bài thơ của nhà thơ quân đội Tạ Hữu Yên, được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc. Bài hát đã in đậm hình ảnh đáng yêu của đôi dép cao su trong lòng công chúng:" Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ, Bác đi từ ở chiến khu bác về. phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê, đều in dấu dép Bác về Bác ơi. dép này Bác trải đường dài, đã cùng bác vượt chông gai, xây non nc nhà. đường đi chiến đấu gần xa, dấu dép cha già dẫn lối con đi..." Bài hát đã vang lên cùng năm tháng, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta cùng trân trọng thành quả và ving quang to lớn mà ông cha ta đã tạo dựng nên từ những thứ bình thường nhất trong quá trình dựng nước và giữ nước Dép lốp không chỉ là vật đi ở chân, nó đã trở thành biểu tượng của những năm tháng dài cuộc sống vất vả mà tươi đẹp bởi đầy tình thương mến giữa con người với con người cùng nhau vượt qua khó khăn để sống để làm việc..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> Chúng tôi đã trải qua những năm tháng bom đạn ở hậu phương rồi chiến trường. Những kỷ niệm hãi hùng của chiến tranh...với đôi dép lốp ở chiến trường. Giờ đây chiến tranh đã qua đi, chúng tôi và con cháu chúng tôi không còn phải đi những đôi dép lốp. Mong sao những ngày tháng gian khổ qua đi vĩnh viễn và chiến tranh không bao giờ trở lại trên đất nước này, để những đôi dép lốp chỉ còn là những kỷ niệm về quá khứ, cho ta thêm yêu quý cuộc sống hôm nay. Thuyết minh về chiếc xe đạp Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ biến. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng bằng nhờ định luật bảo toàn mômen quán tính. Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp, như các nước châu Phi, Việt Nam, Trung Quốc, như phương tiện đi lại hằng ngày chính. Ở nhiều nước phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã ngoại. Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích tại các nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp cho các đường phố nhỏ hẹp của các đô thị cổ, như Amsterdam ở châu Âu. Lịch sử Năm 1790, lần đầu tiên xuất hiện xe đạp bắt đầu với cái célérifère, do bá tước Sivrac sáng chế. Nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Năm 1813, nam tước người Đức Karl Friedrich Drais làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được. Xe này được đặt tên là Draisienne (xe của Drais) và nó đã được nhiều người hoan nghênh. Sáng kiến lắp thêm pêđan cho bánh trước được cho là thuộc về hai anh em Ernest Michaux và Pierre Michaux, thợ đóng xe ở Paris. Vào năm 1865, khi phải sửa chữa một cái Draisienne, họ đã lắp cho nó một chỗ để chân, mô phỏng tay quay của máy quay tay của họ. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 1849, có thể một thợ cơ khí Đức là Heinrich Fischer đã sáng chế ra pê đan trước hai anh em Michaux. Pêđan ở bánh trước khiến cho bánh trước có kích thước lớn (lớn hơn bánh sau) để tăng quãng đường đi trong mỗi vòng đạp. Cải tiến này đã mang lại tên gọi mới cho thiết bị, bicycle (xe đạp). Bicycle vốn được làm bằng gỗ. Từ năm 1869 các xe đạp này đã được làm bằng thép. Năm 1879, một người Anh là Lawson đã sáng chế xích để truyền động cho bánh sau. Sáng chế này kèm theo các cải tiến ở khung, đùi, đĩa, pêđan, hệ tay lái và phuốc. Năm 1885, J.K. Sartley cho bánh trước có cùng đường kính với bánh sau và làm cái khung bằng ống thép. Năm 1887, John Boyd Dunlop, một nhà thú y Scotland, tiếp tục cải tiến bánh xe.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> với việc dùng ống hơi bằng cao su. Năm 1890, Roberton ở Anh và Édouard Michelin ở Pháp làm cho bánh có thể tháo lắp được. Năm 1920, việc áp dụng các hợp kim nhẹ đã giảm trọng lượng của xe được rất nhiều. Năm 1973 xe địa hình được chế tạo ở California. Việt Nam Tại Việt Nam, xe đạp hiện đang bị thay thế dần bởi xe máy tại các đô thị lớn. Nhưng tại các vùng nông thôn, xe đạp vẫn còn là một phương tiện giao thông được nhiều người chọn lựa. Thể Thao Xe đạp còn được coi là một môn thể thao với các thể loại khác nhau: đường trường, địa hình, bmx, trial v.v. và được thi đấu trong SEA Games, Olympic, X Games Thuyết minh ve chiếc xe đạp Viết lúc 8:42 tối 27/11/2011 Vang nhu cac bana biet, trong moi chung ta ko ai la ko gan bo vs chiec xe dap than quen. Tu xa xua chiec xe dap da tro thanh mot phuong tien thiet yeu cua moi gia dinh, ko chi de di chuyen, mang vac ma no con mang mot tinh than bat khuat trong chien dau nua. Nhung do xa hoi ngay nay dang tren da phat trien ko ngung, doi song cua moi nguoi dan tro len sung tuc hon va dac thu cong viec ho phai di xa thi chiec xe dap da dan dan bi mai mot o cac do thi lon tren toan the gioi. That vay! Theo nhung con so thong ke ve luong xe dap cua VN ngay cang giam sut. Do trih do van hoa ngay cang dc nang cao da tao co hoi cho cac loai xe chat luong cao du nhap vao VN mot cach nhanh chong. Vang! Qua thuc la nhu vay ! Luong o to, xe may dang ngay cang gia tang chinh vi vay viec tac nghen giao thong cuc bo dang ko ngung gia tang o cac do thi lon gay ra nhieu hau qua nang ne. Nhung co le ho chi biet su dung ma chang can de y den nguon goc xuat xu cua chung. Chiec xe dap dau tien dc che tao vao nam 1817, ngai nam tuoc Baron von Drais da tuong tuong ra chiec xe dap dau tien mang ten ong. Ko dc hoan mi nhu ngay nay chiec xe nay phai dung den luc cua hai ban chan chu ko co banh lai nhu ngay nay hon the nua banh xe o dang trc to hon dung de lai. Tiep theo la sang kien lap them pedan cho banh trc do la sang kien cua hai anh em nha Michaushai nguoi tho dong xeParisparis. va cu nhu the nguoi ta dan dan sang tao ra neu tinh nang cua xe dap hon cho den nam 1897 mot nguoi nuoc Anh da sang tao ra xich de truyen dong cho banh sau. Nam 1885, J.KSartley cho banh truoc co cung kich co vs banh sau va lm cai khung xe bang thep. Nam1887, Jonh Boys Dunlop, mot nha thu y xu Scotland, tiep tuc cai tien banh xe vs viec dung ong hoi bang cao su. Nam 1890, Robertono Anh va Edouard Michelin o Phap lm cho banh xe.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> co the thao dc. Nam 1920 viec ap dung cac hop kim nhe vao chiec xe dap da lm xe nhe di rat nhieu. Va cu the chiec xe dap ngay cang dc cai thien cho den tring do hoan mi ngay hom nay Qua thuc viec sang tao ra chiec xe dap qua thuc la mot phat minh cu ki sang tao cua con nguoi de roi tu do nguoi ta co the sang tao ra nhieu loai xe khac nhu xe dap dien, xe may... vs neu kieu dang hap dan... mot qua trinh ko ngung sang tao cua con nguoi !!!. Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm! Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988. Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,... Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó,.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi. Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều càn thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,… Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,… phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào . MỞ BÀI: - Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường. II. THÂN BÀI: 1. Nguồn gốc, xuất xứ: - Xuất xứ: vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển. - Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới. 2. Cấu tạo: - Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản. + Phía ngoài: chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,. + Bên trong: có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 3. Quy trình làm ra chiếc cặp : - Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: cặp táp, cặp da, ba-lô,. với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao,. mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau. + Lựa chọn chất liệu: vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,. + Xử lý: tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó. + Khâu may: thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế. + Ghép nối: ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau. 4. Cách sử dụng: - Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau: + học sinh nữ : dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người. => Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính. Nam sinh viên Đại học Đeo cặp một bên thể hiện sự tự tin và năng động + học sinh tiểu học : đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn. => Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1. Các nhà doanh nhân: sử dụng các loại cặp đắt tiền, xịn, thường thì họ xách trên tay. => Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước. - Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo. 5. Cách bảo quản: - Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu: + Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp. + Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao. + Cứ khoảng 1 - 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> + Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp. + Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da. + Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng. + Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp. 6. Công dụng: - Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường. - Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân. - Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò - cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. III. KẾT BÀI: - Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam. ^^~ __________________ Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau . Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày…… Phích nước (hay bình thuỷ) được phat minh bởi nhà bác hoc Duwur. Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng hay nước đá (kem). Cấu tạo ngoài gồm : Vỏ , quai xách , nắp , thân và đáy .Vỏ phích thương được làm bằng nhôm , nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu. Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ. Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. Aùp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách : - Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít, đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp. - Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết. - Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm. - Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn. - Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng. Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.s. Về chức năng: Bàn là là dụng cụ dùng để làm phẳng quần áo. Khi nhiệt độ lên cao sẽ làm quần áo nóng lên giãn nở ra và làm mất nếp nhăn. *Cấu tạo: Gồm có: Mặt bàn ủi, làm bằng kim loại, phẳng, láng. Có tác dụng chuyển nhiệt độ từ dây điện trở ra ngoài, lên quần áo. Cán cầm có nhiệm vụ cách nhiệt khi sử dụng. dây điện: nhiệm vụ dẫn điện rồi đưa đến mặt bàn ủi để làm nóng. Bóng đèn báo điện: nếu đèn sáng tức là nhiệt độ đã đủ nóng cần rút phít cắm. Núm vặn: để chỉnh độ nóng. Các ốc vít: để gắn các bộ phận.... Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó . Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp… Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau. Kéo kẹp: So với kéo khớp , kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu. Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần. Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa...; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật… Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được..
<span class='text_page_counter'>(46)</span>