Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

De Cuong Hoa 11 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.44 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHƯƠNG I. SỰ ĐIỆN LI I. LÝ THUYẾT 1. Nêu các khái niệm: chất điện li, sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Lấy ví dụ minh họa và viết phương trình điện li. 2. Định nghĩa axit, bazơ theo thuyết Arenius. Định nghĩa hiđroxit lưỡng tính, muối. Lấy ví dụ minh họa và viết phương trình điện li. 3. Khái niệm tích số ion của nước, pH. Xác định môi trường của dung dịch. 4. Nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Nắm vững cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Xác định nồng độ ion trong dung dịch chất điện li (Độ điện li α và Hằng số axit và bazơ). 2. Bài tập áp dụng định luật bảo toàn điện tích. 3. Bài tập tính pH của dung dịch: a. Axit hoặc hỗn hợp axit. b. Bazơ hoặc hỗn hợp bazơ. c. Hỗn hợp muối của axit yếu và bazơ yếu. d. Hỗn hợp axit + bazơ. 4. Bài tập áp dụng định luật pha loãng. 5. Bài tập vận dụng phương trình ion thu gọn. 6. Bài tập về phản ứng trao đổi axit, bazơ, muối và hiđroxit lưỡng tính. 7. Bài tập tổng hợp. III. CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Câu nào dưới đây là đúng khi nói về sự điện li? A. là sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. B. là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. là sự phân li một chất thành ion khi chất đó tan trong nước hay ở trạng nóng chảy. D. là quá trình oxi hóa hoặc khử. Câu 2: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các: A. ion khác dấu B. electron tự do C. phân tử nước D. chất tan Câu 3: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước? A. MgCl2. B. HClO C. đường glucozơ D. Ba(OH)2. Câu 4: Nồng độ các ion [K+] và [NO3–] trong dung dịch KNO3 0,2M lần lượt là A. 1,0M và 1,0M B. 0,1M và 0,1M C. 0,5M và 0,4M D. 0,2M và 0,2M Câu 5: Điều nào sau đây là đúng? A. Dung dịch KCl dẫn điện được B. KCl rắn, khan dẫn điện được C. Nước biển không thể dẫn điện D. Dung dịch rượu dẫn điện tốt Câu 6: Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. NaCl, Al(NO3)3 và Ca(OH)2. B. NaCl, Al(NO3)3 và Ag3PO4. C. NaCl, AgNO3 và AgCl D. Ca(OH)2, CaCO3 và CaSO4. Câu 7: Cho các chất sau đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, H2S, CuSO4. Các chất điện li yếu là A. H2O, H2S và CuSO4. B. H2S và CuSO4. C. H2O và H2S. D. NaCl, H2S và CuSO4. Câu 8: Dung dịch rất loãng chứa a mol Al2(SO4)3 có 0,6 mol SO42– thì A. a = 0,2 B. a = 1,8 C. có 0,6 mol Al3+. D. a = 0,6 + Câu 9: Một dung dịch có chứa 0,2 mol Na ; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3– và x mol Cl–. Vậy x có trị số là A. 0,15 mol B. 0,20 mol C. 0,30 mol D. 0,35 mol. Câu 10: Dung dich X chứa a mol Na+; b mol SO42–; c mol Mg2+ và d mol Cl–. Mối quan hệ giữa a, b, c, d thỏa mãn biểu thức nào sau đây? A. a + 2c = 2b + d B. a + 2c = b + d C. 2a + c = b + 2d D. a + b = c + d 3+ 2– 2+ Câu 11: Một dung dịch X chứa 0,2 mol Al ; a mol SO4 ; 0,25 mol Mg và 0,5 mol Cl–. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là A. 43,00 B. 57,95 C. 40,95 D. 25,57 Câu 12: Theo Arennius chất nào sau đây là axit? A. KOH B. Al(OH)3. C. CH3COONa D. HClO.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 13: Cho dung dịch có [H+] = 10–3 M. Chỉ số pH của dung dịch là A. 0,001 B. 3 C. 3,13. D. 4 Câu 14: Chỉ số pH của dung dịch KOH 0,0001M so với dung dịch KOH 0,001M thì A. nhỏ hơn 10 lần B. chênh lệch một đơn vị C. lớn hơn 10 lần D. có giá trị bằng nhau Câu 15: Chỉ số pH của dung dịch H2SO4 0,05M là A. 3 B. 2 C. 1 D. 1,301. Câu 16: Dung dịch NaHCO3 và dung dịch Na2CO3 đều A. mang tính axit B. mang tính bazơ C. là môi trường trung tính D. là hợp chất lưỡng tính Câu 17: Dung dịch X gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 25°C, CH3COOH có hằng số axit là 1,75.10–5 và bỏ qua sự điện li của nước. Giá trị pH của X ở 25°C là A. 4,24. B. 2,88. C. 4,76. D. 1,00. Câu 18: Nếu trộn 100 ml dung dịch KOH có pH = 12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M. Hỏi pH của dung dịch sau khi trộn bằng bao nhiêu? A. pH = 5 B. pH = 4 C. pH = 3 D. pH = 2 Câu 19: Dung dịch HNO3 có pH = 3. Cần pha loãng dung dịch trên bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 4? A. 1,5 lần B. 10 lần C. 2 lần D. 9 lần – + Câu 20: Phương trình ion thu gọn HCO3 + H → H2O + CO2 tương ứng với phản ứng dưới dạng phân tử là A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O B. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O to. C. KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O D. NaHCO3   Na2CO3 + CO2 + H2O Câu 21: Trộn 600 ml dung dịch BaCl2 1M với 500 ml dung dịch Na2SO4 0,8M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 93,2. B. upload.123doc.net,2. C. 78,8. D. 139,8. Câu 21: Có bốn dung dịch riêng biệt đựng từng chất: NaCl, H2SO4, Na2CO3, HCl. Hóa chất duy nhất làm thuốc thử nhận biết bốn dung dịch trên bằng một phản ứng là dung dịch A. AgNO3. B. BaCl2. C. NaOH D. Ba(HCO3)2. Câu 22: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần dùng để trung hòa 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là A. 100 ml B. 200 ml C. 150 ml D. 250 ml Câu 23: Phương trình phân tử: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O có phương trình ion thu gọn là A. Ca2+ + 2Cl– → CaCl2. B. CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + H2O + CO2. 2– C. 2H+ + CO3 → CO2 + H2O. D. 2HCl + CO32– → CO2 + H2O + Cl–. Câu 24: Dung dịch A chứa 0,2 mol SO42– và 0,3 mol Cl– cùng với x mol K+. Cô cạn dung dịch thu được số gam muối khan là A. 55,71 B. 57,15 C. 51,57 D. 15,75 Câu 25: Nhóm các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại ở trong một dung dịch? A. Na+, Al3+, SO42–, NO3–. B. NH4+, SO42–, Fe3+, OH–. C. Ba2+, Na+, CO32–, K+. D. CO32–, Cl–, H+, SO42–. Câu 26: Các dung dịch nào sau đây có pH > 7? A. Dung dịch NaCl, HCl B. Dung dịch NH4Cl, Ba(OH)2. C. Dung dịch Al(NO3)3, NaHCO3. D. Dung dịch NaOH, KHCO3. Câu 27: Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8 gam kết tủa keo. Nồng độ mol của dung dịch KOH là A. 1,5M. B. 3,5M. C. 1,5M hoặc 3,5M. D. 2M hoặc 3M. Câu 28: Cho dung dịch chứa 2,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42 gam Al2(SO4)3. Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là A. 3,12 gam. B. 2,34 gam. C. 1,56 gam. D. 0,78 gam. Câu 29: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 1,2 lít. B. 1,8 lít. C. 2,4 lít. D. 2,0 lít. –5 Câu 30: Dung dịch X gồm CH3COOH 1M (Ka = 1,75.10 ) và HCl 0,001M. Giá trị pH của dung dịch X là A. 2,33. B. 2,55. C. 1,77. D. 2,43. + –3 Câu 31: Một dung dịch có [H ] = 4.10 M. Đánh giá nào sau đây về pH của dung dịch là đúng?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. pH = 3 B. pH = 4 C. pH < 3 D. pH > 4 Câu 32: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao đổi ion? A. MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4. B. NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3. C. 2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2. D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Câu 33: Cho phản ứng: HCl + A → NaCl + B. Trong các câu trả lời sau, câu nào không đúng? A. A là NaOH; B là H2O B. A là CH3COONa; B là CH3COOH C. A là NaNO3; B là HNO3. D. A là Na2S; B là H2S. Câu 34: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,1 M, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất? A. NH4NO3. B. HNO3. C. Ba(OH)2. D. AlCl3. Câu 35: Chọn câu đúng. A. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng B. Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hóa xanh C. Dung dịch có pH > 7 là môi trường axit. D. Các dung dịch muối có pH = 7 Câu 36: Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, H+, Mg2+, Cl–. Trộn thêm dung dịch chất nào sau đây có thể tách nhiều ion nhất ra khỏi dung dịch A? A. Na2SO4 vừa đủ B. K2CO3 vừa đủ. C. NaOH vừa đủ. D. Na2CO3 vừa đủ. Câu 37: Hiện tượng nào xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3. A. Có kết tủa màu nâu đỏ. B. Có kết tủa màu lục nhạt và bọt khí thoát ra C. Không có kết tủa và bọt khí thoát ra. D. Có kết tủa màu nâu đỏ và có bọt khí bay ra Câu 38: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaHSO4 1M vào dung dịch hỗn hợp chứa Na2CO3 1M và K2CO3 1M? A. không có hiện tượng gì xảy ra B. xuất hiện ngay bọt khí C. sau một thời gian mới thoát khí D. có kết tủa trắng Câu 39: Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4, H2S. Chất điện ly yếu là A. H2O, CH3COOH, CuSO4, H2S. B. CH3COOH, HCl, H2S, H2O C. H2O, CH3COOH, H2S. D. H2S, H2O, NaCl, CuSO4, CH3COOH Câu 40: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với HCl là A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, BaSO4, NaOH C. AgNO3, NaHCO3, CuS. D. CuO, Cu(OH)2, NH3. Câu 41: Cho các phản ứng hóa học sau (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → (5) H2SO4 + Ba(OH)2 → (6) K2SO4 + Ba(NO3)2 → Các phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là A. 1, 2, 3, 6 B. 1, 3, 5, 6 C. 2, 3, 4, 6 D. 3, 4, 5, 6 3+ 2+ – Câu 42: Trong dung A có chứa các ion Al (0,6 mol); Fe (0,3 mol); Cl (a mol), SO42– (b mol). Cô cạn A thu được 140,7 gam chất rắn khan. Giá trị của a và b lần lượt là A. 0,6 và 0,9 B. 0,9 và 0,6 C. 0,3 và 0,5 D. 0,2 và 0,3 Câu 43: Dung dịch HCl 0,01M có giá trị pH là A. 2 B. 3 C. 11 D. 12 Câu 44: Dung dịch NaOH 0,1M có giá trị pH là A. 11 B. 10 C. 13 D. 1 Câu 45: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi A. Các chất của phản ứng đều là các chất dễ tan. B. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ của chúng. C. Có một sản phẩm vừa là chất không tan, đồng thời không bay hơi và không điện ly. D. Các chất tham gia phản ứng là chất điện ly hoàn toàn. Câu 46: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch ZnCl2? A. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết trong dung dịch NaOH B. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư. C. Không xuất hiện kết tủa và có bọt khí thoát ra. D. Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh hóa nâu trong không khí và không tan trong NaOH dư. Câu 47: Số mol kết tủa thu được khi trộn 120 ml dung dịch NaOH 0,4M với 80ml dung dịch AlCl3 0,16M là A. 0,00128 B. 0,0128 C. 0,0032 D. Kết quả khác. Câu 48: Cho V ml dung dịch KOH 1M vào 500 ml dung dịch AlCl3 0,5M thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị của V là.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. 150 hoặc 950. B. 750 hoặc 1050 C. 150 hoặc 750 CHƯƠNG II: NITƠ – PHOTPHO. D. 250 hoặc 850. I. LÝ THUYẾT 1. Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế nitơ. 2. Tính chất vật lí, hóa học của amoniac; ứng dụng và điều chế amoniac. Tính chất hóa học của muối amoni. 3. Cấu tạo phân tử; tính chất vật lí, hóa học của axit nitric; ứng dụng và điều chế axit nitric. Tính chất hóa học của muối nitrat. 4. Tính chất vật lí, hóa học của photpho; trạng thái tự nhiên; ứng dụng và điều chế photpho. Tính chất hóa học của axit photphoric và muối photphat. Nhận biết muối photphat. 5. Các loại phân bón hóa học: Thành phần, tính chất, cách điều chế, ứng dụng. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP 1. Bài tập tổng hợp NH3 từ H2 và N2. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac. 2. Bài tập đốt cháy nitơ, hấp thụ sản phẩm cháy vào nước thu axit tương ứng. 3. Bài tập về amoniac (tác dụng với axit và tạo phức chất với muối “muối Cu2+; Zn2+; Ag+”). 4. Bài tập về muối amoni (tác dụng với bazơ và phản ứng nhiệt phân). 5. Bài tập về axit nitric (tác dụng với kim loại, phi kim và oxit: phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp qui đổi, ...). 6. Bài tập về muối nitrat (phản ứng nhiệt phân). 7. Bài tập về đốt cháy photpho, hấp thụ sản phẩm cháy vào nước thu axit tương ứng. 8. Bài tập về H3PO4 hoặc P2O5 phản ứng với dung dịch kiềm. 9. Bài tập nhận biết ion photphat. 10. Bài tập về phân bón. 11. Bài tập tổng hợp kiến thức. III. CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Nitơ rất ít hoạt động ở nhiệt độ thường vì A. là khí có tính oxi hóa rất yếu. B. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. C. có liên kết ba bền vững. D. là phi kim yếu hơn oxi. Câu 2: Trong công nghiệp, nitơ được điều chế từ A. không khí B. NH4NO3. C. NH4Cl; NaNO2. D. HNO3. Câu 3: Trong hợp chất HNO3, số oxi hóa của N là A. +2 B. +4 C. +3 D. +5 Câu 4: Cây xanh hấp thụ nitơ chủ yếu dưới dạng A. đơn chất từ không khí B. khí nitơ hòa tan trong nước C. hợp chất như muối nitrat hay amoni D. hợp chất khí như NH3. Câu 5: Cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc nóng thì thu được khí nào sau đây? A. NO. B. N2O. C. NH3. D. NO2. Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Photpho có tính oxi hóa mạnh hơn hẳn nitơ B. Photpho chỉ thể hiện tính khử C. Photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ ở nhiệt độ thấp D. Ở nhiệt độ cao, nitơ có tính khử mạnh hơn photpho Câu 7: Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch H3PO4, quỳ tím có màu gì? A. Màu cam B. Màu tím C. Màu xanh D. Màu đỏ Câu 8: Cho ba dung dịch HCl, HNO3, H3PO4. Dung dịch của chất nào sau đây có thể phân biệt ba dung dịch trên? A. Ca(OH)2. B. BaCl2. C. phenolphtalein D. AgNO3. Câu 9: Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất nào? A. C, KClO3. B. S, KNO3. C. KNO3, C và S D. C, S và KClO3. Câu 10: Trong công nghiệp, khí amoniac được sản xuất bằng phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k)  2NH3 (k); ΔH < 0. Để tăng hiệu suất phản ứng có thể A. dùng xúc tác Fe. B. tăng áp suất chung của hệ phản ứng. C. thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thường D. tăng nhiệt độ phản ứng Câu 11: Phản ứng hóa học nào sau đây là không đúng? to. A. 2KNO3   2KNO2 + O2.. to. B. 4NaNO2   2Na2O + 4NO + O2..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> to. to. C. 2AgNO3   2Ag + 2NO2 + O2. D. NH4NO3   N2O + 2H2O. Câu 12: Khi cho a mol H3PO4 tác dụng với 2a mol NaOH, thu được muối nòa sau đây A. Na2HPO4 và Na3PO4. B. NaH2PO4. C. Na3PO4. D. Na2HPO4. Câu 13: Trộn 50 ml dung dịch H3PO4 1M với V ml dung dịch KOH 1M chỉ thu được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V là A. 200ml B. 170ml C. 150ml D. 300ml Câu 14: Công thức hóa học của phân đạm hai lá là A. NH4Cl B. (NH2)2CO. C. NH4NO3. D. KNO3. Câu 15: Trong các câu sau câu nào sai: A. Khí NH3 có thể hiện tính khử. B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước. C. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc tạo ra khí có mùi khai. D. Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học tốt hơn photpho. Câu 16: Trong phòng thí nghiệp để làm khô khí NH3, có thể dùng hóa chất là A. H2SO4 đậm đặc B. CaO C. P2O5. D. CuSO4 khan Câu 17: Đem nung nóng Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thì thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là A. 50 gam B. 49 gam C. 94 gam D. 98 gam Câu 18: Các kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội? A. Fe, Al và Cr. B. Cu, Ag và Pb. C. Zn, Pb và Mn. D. Mg, Fe và Zn. Câu 19: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thì thoát ra 0,56 lít (đktc) NO, là sản phẩm duy nhất. Giá trị của m là A. 2,22. B. 2,26. C. 2,52. D. 2,32. Câu 20: Hòa tan 0,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,112 lít khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là A. K B. Mg C. Fe D. Zn Câu 21: Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu dược 6,72 lít (đktc) khí NO, là sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng của Al trong X là A. 2,7 gam B. 5,4 gam C. 5,6 gam D. 8,1 gam Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 15,9 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thì thu được khối lượng muối khan là A. 77,1 gam B. 53,1 gam C. 17,7 gam D. 71,7 gam Câu 23: Cho 0,2 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất A. H3PO4, KH2PO4. B. K3PO4, KOH. C. K3PO4, K2HPO4. D. K3PO4, H3PO4. Câu 24: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%. Câu 25: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 0,112 lít D. 4,48 lít Câu 26: Cần lấy bao nhiêu lít khí H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac (đktc)? Biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac là 25%? A. 806,4 lít B. 100,8 lít C. 403,2 lít D. 25,2 lít Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu vào dung dịch HNO3 thu được V lít khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Giá trị của V là A. 22,4 lít B. 1,12 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 31 gam photpho rồi hòa tan hoàn toàn vào 129 gam nước thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của X là A. 49% B. 98% C. 24,5% D. 42,42% Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 8,2 gam Na3PO4 vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa màu vàng. Giá trị của m là A. 4,19 g B. 41,9 g C. 20,95 g D. 2,29 g.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 30: Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dung dịch. Khối lượng muối khan thu được là A. 16,4 g B. 38,2 g C. 14,2 g D. 24,0 g Câu 31: Hòa tan hết 1,12 gam hỗn hợp Mg, Cu bằng HNO3 thu được 0,896 lít hỗn hợp NO2 và NO (đktc) có tỷ khối hơi đối với hiđro là 21. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp là A. 12,27% B. 71,27% C. 42,86% D. 7,27% Câu 32: Hỗn hợp khí X gồm H2 và N2 có tỷ khối đối với oxi bằng 0,225. Dẫn X vào bình kín xúc tác Fe, đun nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối đối với oxi bằng 0,25. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac là A. 15% B. 25% C. 30% D. 20% Câu 33: Chọn câu phát biểu không đúng A. Amoniac có tính chất là tính bazơ yếu và tính khử. B. HNO3 có tính chất là tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh. C. Các muối nitrat và muối amoni đều kém bền với nhiệt D. Các muối amoni khi bị nhiệt phân đều tạo ra amoniac và axit Câu 34: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí NH3 từ phản ứng A. Nhiệt phân muối amoni nitrit. B. Cho muối amoni tác dụng với kiềm và đun nóng nhẹ. C. Đốt khí hiđrô trong dòng khí nitơ tinh khiết. D. Nhiệt phân muối amoni nitrat. Câu 35: Tìm phản ứng nhiệt phân sai? (điều kiện coi như có đủ) A. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2. B. NH4Cl → NH3 + HCl C. Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + O2. D. 4KNO3 → 2K2O + 4NO2 + O2. Câu 36: Khí amoniac có những tính chất đặc trưng sau (1) hòa tan tốt trong nước; (2) tác dụng được với axit (3) nhẹ hơn khí nitơ (4) Tác dụng được với oxi (5) Tác dụng được với dung dịch kiềm (6) Khử được CuO (7) tan trong nước tạo dung dịch làm quỳ tím hóa xanh. Trong số những tính chất trên, tính chất đúng là A. 1, 2, 3, 4 và 7 B. 1, 2, 4, 6 và 7 C. 1, 2, 3, 4 và 5 D. 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp Cu và CuO vào dung dịch HNO3 1M lấy dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu là A. 10,8 g B. 4,25 g C. 1,2 g D. 2,52 g Câu 38: Cho m gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít (đktc) NO và 6,72 lít (đktc) NO2. Giá trị của m là A. 5,4 g B. 20,8 g C. 10,8 g D. 2,38 g CHƯƠNG III. CACBON – SILIC I. LÝ THUYẾT 1. Tính chất vật lí các dạng thù hình cơ bản của Cacbon, tính chất hóa học của cacbon. Trạng thái tự nhiên, điều chế, ứng dụng của cacbon. 2. Tính chất hóa học các hợp chất của cacbon: cacbon monooxit, cacbon đioxit, muối cacbonat. 3. Tính chất của Silic và các hợp chất của silic. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP 1. Bài tập về tính chất hóa học cacbon. 2. Bài tập về CO khử Oxit kim loại (Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng). 3. Bài tập về CO2 tác dụng với dung dịch bazơ. 4. Bài tập về muối cacbonat, hidrocacbonat (tác dụng với bazơ, axit và nhiệt phân). 5. Bài tập về silic tác dụng với bazơ kiềm. 6. Bài tập về muối silicat. 7. Bài tập tổng hợp. III. CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau đây? A. C + O2 → CO2. B. C + CO2 → 2CO C. C + H2O → CO2 + H2. D. 3C + 4Al → Al4C3. Câu 2: Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 đun nóng; sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> A. Al2O3, Cu, MgO, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg C. Al2O3, Cu, Mg, FeO. D. Al2O3, FeO, Cu, MgO. Câu 3: Thuốc muối nabica để chữa bệnh đau dạ dày chứa muối A. Na2CO3. B. CH3COONa. C. NaHCO3. D. NaCl. Câu 4: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra? to. A. CaCO3   CaO + CO2. o. to. B. MgCO3   MgO + CO2. o. t t C. 2KHCO3   K2CO3 + CO2 + H2O D. Na2CO3   Na2O + CO2. Câu 5: Cho 0,1 mol khí CO2 đi từ từ qua 50 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được A. NaHCO3 và CO2 dư. B. NaHCO3 và Na2CO3. C. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH dư Câu 6: Silic đóng vai trò chất oxi hóa trong các phản ứng nào sau đây? A. Si + O2 → SiO2. B. Si + C → SiC C. Si + F2 → SiF4. D. Si + 2Mg → Mg2Si. Câu 7: SiO2 có thể hòa tan bởi dung dịch A. HNO3. B. H2SO4 đặc nóng C. KMnO4. D. NaOH đặc nóng Câu 8: “Thủy tinh lỏng” là A. silic đioxit nóng chảy. B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3. C. dung dịch bão hòa axit silixic. D. thạch anh nóng chảy. Câu 9: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) bằng 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,15M tạo được 2,5 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 1,456 lít B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,56 lít. Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được kết tủa có khối lượng là A. 10,0 gam B. 0,4 gam C. 4,0 gam D. 12,6 gam Câu 11: Trộn 150 ml dung dịch Na2CO3 1M và K2CO3 0,5 M với 250 ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí sinh ra ở đktc là A. 2,52 lít. B. 5,04 lít C. 3,36 lít. D. 5,60 lít. Câu 12: Cho 115 gam hỗn hợp ACO3, M2CO3 và R2CO3 tác dụng hết HCl dư thì thu được 0,896 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan có khối lượng là A. 120 g B. 115,44 g C. 110 g D. 116,22 g Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí (đktc). Hàm lượng CaCO3 trong X là A. 6,25% B. 8,62% C. 50,2% D. 62,5% Câu 14: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng của sắt thu được sau phản ứng là A. 5,6 gam. B. 6,72 gam C. 16,0 gam D. 11,2 gam. Câu 15: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Thể tích khí CO2 sinh ra là A. 8,96 lít. B. 2,24 lít C. 6,72 lít D. 3,36 lít. Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat của kim loại M (hóa trị II) thu được 1,96 gam chất rắn. Kim loại M là A. Mg B. Ca C. Ba D. Cu Câu 17: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,75M. Khối lượng muối thu được là A. 20 gam. B. 15 gam. C. 24,3 gam D. 18,1 gam 2– 2– 2– – Câu 18: Dung dịch A chứa các ion CO3 , SO3 , SO4 và 0,1 mol HCO3 , 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là A. 0,15 lít B. 0,20 lít. C. 0,25 lít D. 0,35 lít Câu 19: Cho V lít (đktc) CO phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe3O4 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là A. 0,448 B. 0,112 C. 0,224 D. 0,560. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp C và Si vào dung dịch NaOH đặc nóng dư thu được 13,44 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng Si trong hỗn hợp là A. 8,4 gam B. 2,4 gam C. 2,8 gam D. 4,8 gam.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 21: Lấy 13,4 gam hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II đem hòa trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít CO2 và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là A. 14,8 g B. 15,05 g C. 16,8 g D. 17,2 g Câu 22: Cho 39,2 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe2O3 phản ứng với khí CO dư đun nóng thu được m gam hỗn hợp rắn Y và khí Z. Sục toàn bộ khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 60 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 29,6 g B. 48,8 g C. 50,4 g D. 39,2 g Câu 23: Thổi một luồng khí CO dưqua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, Al2O3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dưthấy có 15 gam kết tủa trắng. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là A. 7,4 gam B. 4,9 gam C. 9,8 gam D. 23 gam Câu 24: Lấy 48 gam Fe2O3 đem đốt nóng cho CO đi qua ta thu được hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X đem hòa tan trong dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng dư thu được SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Khối lượng muối khan khi cô cạn dung dịch Y là A. 100 g B. 115 g C. 120 g D. 150 g Câu 25: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M và KOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng kết thúc là A. 5 gam B. 30 gam C. 10 gam D. 0 gam Câu 26: Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,182. B. 3,940. C. 1,970. D. 2,364. CHƯƠNG IV: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ I. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ? Cách phân loại hợp chất hữu cơ? Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ? 2. Các phương pháp lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. 3. Nội dung của thuyết cấu tạo hóa học? Thế nào là chất đồng đẳng, đồng phân? Cho ví dụ? II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP 1. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ a. Dựa vào công thức đơn giản nhất. b. Dựa vào phần trăm khối lượng các nguyên tố. c. Dựa vào khối lượng sản phẩm đốt cháy. 2. Bài tập tổng hợp. III. CÁC CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1: Hợp chất hữu cơ là A. hợp chất của cacbon B. hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua. C. hợp chất của cacbon và hiđro D. tất cả hợp chất có trong cơ thể sinh vật sống Câu 2: Cho các chất: C2H2, CHF3, CH5N, Al4C3, HCN, CH3COONa, (NH2)2CO, CO, (NH4)2CO3, CH3CN. Có bao nhiêu chất hữu cơ? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 3: Cho các chất: HCHO (1), C2H5Br (2), CH2O2 (3), C6H5Br (4), C6H6 (5), CH3COOH (6). Chất thuộc loại hiđrocacbon là A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 6 C. 5 D. 2, 4, 5. Câu 4: Đặc điểm không phải đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ là A. Nhất thiết phải chứa cacbon. B. Liên kết ở các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị. C. Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra nhanh, hoàn toàn và theo một hướng nhất định. D. Cacbon luôn có hóa trị 4 trong hợp chất hữ cơ. Câu 5: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 31. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z? A. CH3O B. C2H6O2. C. C2H6O. D. C3H9O3. Câu 6: Hợp chất X có chứa C, H và O với thành phần lần lượt là 54,54%, 9,1% và 36,36%. Khối lượng mol phân tử của X bằng 88 g/mol. Công thứ phân tử của X là.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> A. C4H8O2. B. C2H4O2. C. C2H6O. D. C3H6O2. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A thu được 0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước. Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Công thứ phân tử của X là A. C4H8O2. B. C2H4O2. C. C2H6O. D. C3H6O2. Câu 8: Chất nào dưới đây là đồng phân của C2H5OH. A. CH3–CO–CH3. B. CH3–O–CH3. C. CH3OH. D. HCOOH. Câu 9: Chất nào sau đây có hàm lượng cacbon cao nhất? A. C3H8. B. CH4O. C. C2H2. D. CH4. Câu 10: Cho các chất: CaC2, CO2, HCHO, Al4C3, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, C2H2O4, CaCO3. Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là A. 9 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 11: Công thức đơn giản nhất cho biết A. số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. B. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. phân tử khối của chất hữu cơ. D. thứ tự liên kết các nguyên tử trong phân tử. Câu 12: Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ A. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N. B. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có các nguyên tố O. C. Phân tử chất X không có nguyên tố O. D. Phân tử chất X có thể không có các nguyên tố H, O. Câu 13: Các chất CH3COOH và CH3CH2CH2COOH là A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng phân hình học. D. các dạng thù hình của một chất. Câu 14: Phản ứng nào sau đây không là phản ứng thế? A. C2H4 + Br2 → BrCH2–CH2Br B. C2H6 + Cl2 → C2H4Cl + HCl C. C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr D. C2H6O + HBr → C2H5Br + H2O Câu 15: Các chất nào sau đây thuộc cùng dãy đồng đẳng? A. C2H6, CH4, C4H10, C3H8. B. C2H5OH, C3H7OH, CH3CHO C. CH3OCH3, CH3CHO, C2H2. D. CH3OCH3, C2H5OH, C3H7OH. Câu 16: Hai chất: CH3CH2OH và CH3OCH3 là A. hai đồng đẳng B. hai đồng phân C. hai đồng vị D. cùng một chất Câu 17: Hóa trị của cacbon trong hợp chất hữu cơ luôn là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Trong phân tử CH4, thành phần khối lượng C, H lần lượt là A. 75% và 25% B. 20% và 80% C. 50% và 50% D. 25% và 75% Câu 19: Trong 4,4 gam CO2 thì khối lượng của nguyên tố C là A. 2,4 g B. 4,4 g C. 2,2 g D. 1,2 g Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam C2H2 thì khối lượng CO2 và H2O thu được lần lượt là A. 8,8 g và 1,8 g B. 4,4 g và 1,8 g C. 4,4 g và 4,4 g D. 1,8 g và 8,8 g Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn chất A chứa C, H ta thu được số mol CO2 và nước bằng nhau. Vậy công thức đơn giản nhất của A là A. CH B. CH2. C. CH4. D. CH3. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam axit hữu cơ A thu được 26,4 gam CO2 và 9 gam H2O. Công thức phân tử của axít trên là A. C3H5O2. B. C6H10O2. C. C6H10O4. D. C6H8O4. Câu 23: Phân tích thành phần nguyên tố của một axít A được phần trăm C, H lần lượt là 34,61%, 3,84% và còn lại là oxi. Công thức phân tử của A là A. C3H4O4. B. C6H8O4. C. C2H4O2. D. C3H6O2. Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X thu được 1,1 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với không khí là d = 2,69. Công thức phân tử của X là A. C2H6O3. B. C6H6. C. C3H10O2. D. C6H12..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Câu 25: Một hợp chất hữu cơ A có 51%C, 9,4%H, 12%N, 27,3%O. Tỉ khối hơi so với không khí là 4,05. Công thức phân tử của A là A. C5H11O3N B. C5H11O2N C. C5H10O2N D. C5H12O2N Câu 26: Khi phân tích chất hữu cơ Z (C, H, O) thu được tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 2,25 : 0,375 : 2 Công thức đơn giản nhất của Z là A. C3H6O2. B. CH3O C. C3H6O2. D. C4H10O Câu 27: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 45. Công thức phân tử của X là A. C2H4O2. B. C4H8O4. C. C3H6O3. D. CH2O. Câu 28: Đốt cháy 0,6 gam chất hữu cơ A thu 0,44 gam CO2, 0,36 gam H2O và 224ml khí N2 (đktc). Tìm công thức phân tử của A biết A có tỉ khối hơi so với He là 15. A. CH4ON2. B. C2H4O2. C. CH4O2N D. C3H8O.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×