ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÍ 8. HKI NH:10-11
I/LÝ THUYẾT
1/ Chuyển động cơ học
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối vì còn tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc (vật mốc).Người ta thường
chọn những vật gắn với Trái đất làm vật mốc.
2 / Vận tốc : Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài
quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
v = ; s = v.t ; t =
s (km), t(h) → v (km/h) s (m), t(s) → v (m/s)
1 km/h =1/3,6 m/s 1m/s = 3,6km/h
3/ Chuyển động đều- Chuyển động không đều:
- Chuyển động đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.
- vận tốc trung bình: v
tb
= =
4/ Biểu diễn Lực : Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ gốc: là điểm đặt của lực.
+ Phương: trùng với phương của Lực
+ Chiều: Cùng với chiều của Lực.
+ Độ dài mũi tên: biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
5 / Hai lực cân bằng-Quán tính :
-Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên cùng một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường
thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục
chuyển động thẳng đều (chuyển động theo quán tính).
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
6/ - Lực ma sát :
-Lực ma sát trượt: sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
-Lực ma sát lăn : sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
-Lực ma sát nghỉ : giữ cho vật không trượt khi có lực tác dụng.
- Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.
- Làm giảm ma sát bằng cách : tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc,…
6 / Áp suất :
-Áp lực: là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Vật đặt trên mặt mặt phẳng nằm ngang thì áp lực bằng trọng lượng vật F = P = 10.m
-Áp suất : là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
p = ; F = p. S ; S =
Trong đó: F : Độ lớn của áp lực (N) S : Diện tích mặt bị ép (m
2
) p : Áp suất ( N/m
2
, Pa)
7/Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau :
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
-Công thức: p = d.h ; Trong đó: + d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m
3
)
+ h : độ sâu của điểm đó tính từ mặt thoáng (m)
-Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
- Áp suất chất lỏng tại các điểm trên cùng một mặt phẳng ngang thì bằng nhau.
8/Áp suất khí quyển :
- Trái đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
- Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôlixenli, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn
vị đo áp suất khí quyển.
+ Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg có nghĩa là: Áp suất của khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân cao 76cm.
(Nghĩa là áp suất của khí quyển là: p = d.h = 136.000 x 0,76 = 103.360 N/m
2
)
9/L ực đẩy Ác- s i-m é t : -Mọi vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn
bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimét.
Tức là lực đẩy acsimet có đặc điểm:
+ Phương: thẳng đứng + Chiều: hướng lên + Độ lớn: F
A
= d. V
Trong đó: + d: trọng lượng riêng của chất chất lỏng.(N/m
3
)
+V: thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chổ (m
3
) - (bằng thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng)
10/Sự nổi: Khi nhúng chìm một vật vào chất lỏng thìvật sẽ:
+ chìm xuống khi : F
A
<P. + nổi lên khi: F
A
> P + lơ lửng khi: F
A
= P.
L ưu ý : -Khi vật đã nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì
.
A
F d V
′
=
với: V
’
là thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chổ
(bằng phần thể tích của vật bị chìm trong chất lỏng)
-Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng: F
A
= P .
11.Công cơ học:
-Công cơ học chỉ có khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo phương của lực.
- Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.
- Công thức: A= F.S. hoặc A=P.h
+ A: công thực hiện được (J) + F, P: lực tác dụng vào vật (N) + S,h : quãng đường vật dịch chuyển (m)
- Đơn vị: J hoặc N.m
II/ BÀI TẬP:
1/ Biểu diễn một lực có:
+ Điểm đặt O
+ Phương nghiêng một góc 30
0
so với phương ngang, chiều hướng lên ( bên phải).
+ Cường độ là 30N( tỉ xích 1cm ứng với 5N)
2/ Một người đi bộ đều với vận tốc 2m/s trên đoạn đường dài 3km, sau đó đi tiếp 3,9km trong 1h.Tính vận tốc trung
bình của người đó trong mỗi đoạn đường và suốt cả quãng đường.
3/ Một ôtô khi CĐ thẳng đều cần lực kéo là 1500N. Biết lực ma sát cản trở CĐ của ôtô có độ lớn bằng 0,06 trọng
lượng của ôtô. Tính: a/ Độ lớn của lực ma sát. b/ Khối lượng của ôtô.
4/ Người thứ nhất đi quãng đường 420m hết 2 phút. Người thứ hai đi với vận tốc 4,5km/h.
a/ Người nào chuyển động nhanh hơn?
b/ Nếu lúc đầu hai người cách nhau 400m, khởi hành cùng một lúc và đi cùng chiều nhau( trên một đường
thẳng) thì sau 10 phút hai người cách nhau bao nhiêu km?
5/ Một vật có khối lượng 5kg, đặt trên mặt sàn nằm ngang. Áp suất của vật gây ra trên mặt sàn l 250 Pa. Tính diện
tích bị ép.
6. Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao l 100cm. Người ta đổ thuỷ ngân vào ống sao cho mặt thuỷ ngân cách miệng ống
94cm.Tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy ống.
7. Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất mềm. Diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân người này với mặt đất là 2dm
2
.
a. Tính áp suất của người đó trên mặt đất nếu đứng bằng hai chân.
b. Nếu mặt đất chỉ chịu được áp suất là 20 000N/m
2
thì người này đi trên mặt đất có bị lún không?Tại sao
8. Một ôtô CĐ thẳng đều, lực kéo của động cơ ôtô là 500N. Trong 5 phút xe đã thực hiện được một công là
3000 kJ.Tính vận tốc CĐ của xe.
9/ Một vật có trọng lượng là P
1
= 1,8N khi ở ngoài không khí. Khi nhúng chìm trong nước, vật có trọng lượng là P
2
=
0,3N. Hãy tính thể tích của vật.
10/ Đổi đơn vị và điền vào chỗ trống :
a/.....km/h = 10m/s b/ 12m/s =......km/h c/ 48km/h =......m/s d/60km/h =.....m/s.=.......cm/s
11/ Một con chó đang đuổi riết một con thỏ. Khi chó chuẩn bị vồ mồi thì con thỏ nhảy tạt sang một bên và thế là trốn
thóat. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm đó.
12/ Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F
1
và F
2
. Biết F
1
= 15N có phương ngang ngược
chiều với chiều chuyển động.
a. Các lực F
1
và F
2
có đặc điểm gì? tìm độ lớn của lực F
2
.
b. Tại một điểm nào đó, lực F
1
bất ngờ mất đi, vật sẽ CĐ như thế nào? tại sao?
13/Đánh bắt cá bằng chất nổ gây ảnh hưởng gì đối với môi trường? Nêu biện pháp khắc phục tình trạng trên.
14. Hai thỏi đồng có cùng