Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

moi nguy dehp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.84 KB, 28 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ 2:. MỐI NGUY DEHP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> NỘI DUNG CHÍNH I. Giới thiệu về DEHP 1. Đặc tính và cơ chế 2. Độc tính 3. Các quy định liên quan II. Các biện pháp phòng ngừa III. Quy định về DEHP IV. Tình hình thực tế về DEHP.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Giới thiệu về DEHP DEHP là một loại hoá chất công nghiệp có công thức C6H4(C8H17COO)2 (viết tắt của diethylhexyl phthalate), đôi khi được gọi là dioctyl phthalate (viết tắt là DOP), tên thương mại là PALATINOLAH, vì là hóa chất công nghiệp rẻ tiền nên được dùng trong thực phẩm thay thế dầu cọ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Giới thiệu về DEHP . DEHP còn là 1 loại hóa chất làm dẻo, có trong các loại bao bì, thảm trải nhà, áo đi mưa bằng PVC, DBP (mỹ phẩm)... Điều đáng nói, DEHP chỉ được dùng trong sản xuất công nghiệp, tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận đã sử dụng nó vào trong chế biến thực phẩm. . Chất tạo đục trong thực phẩm chỉ được xem là chất phụ gia, không phải là chất bảo quản, và được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên như cùi chanh, cùi cam…, vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. Giới thiệu về DEHP 1.Đặc tính: Trong nước, DEHP có thể xem như không tan (độ tan chỉ từ 23-30μg/l), chỉ tan trong dầu, dễ dàng phân tán và tạo thành dung dịch có tính keo ngăn cản sự truyền suốt của ánh sáng, làm cho dung dịch trở nên đục, đây chính là lý do DEHP được sử dụng làm chất tạo đục trong một số loại thực phẩm, đặc biệt là các loại nước giải khát..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. Giới thiệu về DEHP 1. Đặc tính: Ở áp suất bình thường, DEHP là một chất lỏng không màu, không mùi, sánh như dầu và có nhiệt độ sôi khoảng 3700C Phơi nhiễm DEHP có thể từ các thức ăn thông qua việc chế biến, chuyên chở và đóng gói..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. Giới thiệu về DEHP 1. Đặc tính: Tuy nhiên DEHP không phải là chất duy nhất có khả năng tạo đục, trong thực phẩm người ta cũng ghi nhận có những chất khác có khả năng tạo đục, chúng là chất rắn không tan (ví dụ titanium dioxide) phân tán vào dung dịch hoặc là chất lỏng không tan trong nước nhưng có khả năng nhũ hóa, phân tán trong nước như DEHP..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I. Giới thiệu về DEHP 1.Đặc tính: Trong cơ thể người, DEHP dễ dàng được hấp thu trong đường tiêu hóa và trước tiên nó bị oxy hóa nhiều bước thành các hợp chất đơn giản hơn và dần dần được thải ra ngoài khoảng 11 25% qua nước tiểu sau khi ăn..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> I. Giới thiệu về DEHP DEHP xâm nhập vào cơ thể như thế nào? DEHP sẽ xâm nhập vào cơ thể khi con người sử dụng các loại thức ăn và nước uống có chứa DEHP hay khi hít phải không khí bị nhiễm độc.  Một lượng nhỏ DEHP có thể đi vào cơ thể qua sự tiếp xúc của da với nhựa, nhưng các nhà khoa học tin rằng cách xâm nhập này rất hiếm khi xảy ra.  Có sự phơi nhiễm liều cao khi DEHP bị nhả ra từ các vật dụng y tế làm bằng chất dẻo dùng truyền dịch, truyền máu. .

<span class='text_page_counter'>(10)</span> I. Giới thiệu về DEHP  DEHP có thể đi trực tiếp vào máu trong quá trình truyền máu, tiêm thuốc qua ống kim tiêm bằng nhựa dẻo hay đang điều trị lọc máu.  Hầu hết DEHP vào cơ thể là qua thức ăn, nước uống hoặc không khí, sau đó chúng sẽ được hấp thu vào máu từ ruột và phổi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I. Giới thiệu về DEHP 2. Độc tính Phụ thuộc vào mức độ DEHP được đưa vào cơ thể: Khi nhiễm cấp tính với liều lượng 5-10gr có thể gây ức chế hệ tiêu hóa ở người, một người nuốt phải 10 g DEHP có thể làm kích thích dạ dày và gây tiêu chảy. Khi nhiễm DEHP ở liều nhất định và kéo dài có thể gây tăng tế bào gan, phổi, gây dị tật bẩm sinh, giảm khả năng sinh sản. Theo các bác sĩ, DEHP nếu dùng nhiều trong thực phẩm có thể gây ung thư, phá vỡ tuyến nội tiết và làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể. Đối với nữ giới sẽ làm rối loạn hormone sinh dục và giảm lượng tinh trùng đối với nam giới..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> I. Giới thiệu về DEHP 2. Độc tính Theo WHO thì DEHP không quá độc hại khi liều lượng có thể gây chết 50% số lượng vật thí nghiệm khi cho ăn DEHP là LD50 =20g/kg thể trọng..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> I. Giới thiệu về DEHP 2. Độc tính Hiện chưa có nghiên cứu sâu về tác hại của DEHP trên sức khoẻ con người nhưng Bộ Y tế Hoa Kỳ cho rằng cần phải đề phòng vì DEHP gây ung thư, làm tổn thương gan và hệ sinh dục nam, ảnh hưởng việc sinh sản, gây khuyết tật ở loài vật trong labo..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> I. Giới thiệu về DEHP 2. Độc tính  Các nghiên cứu về sự tác động lâu dài lên chuột cũng cho thấy rằng: • Việc nhiễm phải DEHP nồng độ cao qua đường miệng có thể gây nên những ảnh hưởng lớn về sức khỏe đối với gan và tinh hoàn. Những tác động này bị gây ra bởi nồng độ DEHP cao hơn những gì cơ thể nhận được từ môi trường bên ngoài. • Độc tính của DEHP trong các mô khác thì ít thể hiện rõ, mặc dù tác động của nó lên tuyến giáp, buồng trứng, thận, và máu đã được ghi nhận trong một vài công trình nghiên cứu được tiến hành trên động vật..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> I. Giới thiệu về DEHP 2. Độc tính Nguy cơ về những ảnh hưởng lên thận trở thành mối lo ngại đặc biệt của con người bởi vì đây là cơ quan sẽ tiếp xúc với DEHP trong quá trình lọc máu. Thực tế, những thay đổi về cấu trúc và chức năng của thận cũng đã được ghi nhận trong một số con chuột bị nhiễm độc..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> I. Giới thiệu về DEHP 2. Độc tính Cơ quan y tế và dịch vụ dân sinh Hoa Kỳ cũng đã đưa DEHP vào danh sách các hóa chất có nguy cơ gây ung thư ở con người..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> I. Giới thiệu về DEHP Tóm lại, DEHP tồn tại trong tất cả các sản phẩm xung quanh con người, những đồ vật, thực phẩm, thậm chí không khí mà con người tiếp xúc , sử dụng, ăn uống hàng ngày và nó chỉ gây nguy hại có nguy cơ gây ung thư nếu nồng độ vượt mức cho phép..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> I. Giới thiệu về DEHP 3. Các quy định liên quan: Hiện nay, mặc dù chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học về các khả năng gây ung thư của DEHP đối với con người, nhưng để an toàn, WHO khuyến cáo tổng lượng DEHP dung nạp của con người mỗi ngày không nên quá 25 μg/kg thể trọng và hàm lượng tối đa của DEHP được phép còn lại trong thực phẩm là 8 μg/l..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> I. Giới thiệu về DEHP 3. Các quy định liên quan: . Từ năm 1999, Uỷ ban châu Âu đã cấm dùng phthalate để làm đồ chơi trẻ em, DEHP nằm trong 6 loại phthalate bị cấm.. . Năm 2005, lệnh cấm này nới rộng đối với cả các vật dụng chăm sóc trẻ con (dụng cụ giúp ngủ, giữ vệ sinh, nuôi ăn, núm vú…).

<span class='text_page_counter'>(20)</span> II. Biện pháp phòng ngừa 3. Các quy định liên quan: Nên cho trẻ dưới 3 tuổi bú sữa mẹ, dùng các thức ăn và đồ uống chế biến tự nhiên.  Hạn chế không cho trẻ con ăn uống các loại sữa, nước, thực phẩm đóng chai, chế biến không có nguồn gốc rõ ràng và không đạt các tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. .

<span class='text_page_counter'>(21)</span> II. Biện pháp phòng ngừa  Giảm bớt thiết bị y tế PVC •. Các nhà sản xuất thêm DEHP vào PVC để làm dẻo khiến người bệnh bị nhiễm tác nhân gây hại cho hệ sinh dục. Các vật dụng y tế sẽ nhả ra DEHP, chất này nhiễm vào người bệnh khi được truyền dịch, truyền thuốc, truyền máu hoặc nuôi ăn. • FDA Hoa Kỳ khuyến cáo dùng các vật dụng thay thế (như là ethylene vinyl (EVA), polyethylene...) khi các phương thức nguy cơ cao được dùng cho trẻ sơ sinh nam, thai phụ mang thai phôi nam hay trẻ trai gần tuổi dậy thì..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> II. Biện pháp phòng ngừa  Cẩn thận chọn đồ chơi và đồ dùng cho trẻ con Các thứ này đặc biệt nguy hiểm vì trẻ con cho vào miệng ngậm. Trong ống tiêu hoá, DEHP mau chuyển hoá thành MEHP rất độc cho hệ sinh dục, còn nguy hiểm hơn là qua đường tĩnh mạch..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> II. Biện pháp phòng ngừa Làm sao để biết cơ thể bị nhiễm DEHP: Phương pháp kiểm tra hữu hiệu nhất là đo nồng độ MEHP và các chất hóa học phân tách khác trong nước tiểu và máu. Cách kiểm tra này chỉ được thực hiện với những sự tiếp xúc mới nhất, bởi vì DEHP sẽ nhanh chóng phân hủy vào các thành phần chất khác và đi ra khỏi cơ thể..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> III. Quy định về DEHP Các quy định về DEHP có tại: • Quy định tạm thời về mức giới hạn nhiễm chéo bis (2-ethylhexyl) phthalate trong thực phẩm (ban hành kèm theo QĐ số 2204/QĐ – BYT ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y Tế) • Cho đến nay, Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (CODEX) chưa có quy định về giới hạn tối đa trong thực phẩm đối với DEHP..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> III. Quy định về DEHP • Giới hạn về ngưỡng sử dụng DEHP được ban hành dựa trên các hướng dẫn, bằng chứng khoa học về thực nghiệm độc tính của DEHP của (WHO) và Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA); cũng như có sự tính toán phù hợp với mức tiêu thụ thức ăn của người Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> IV. Tình hình thực tế về DEHP  Chất tạo đục công nghiệp DEHP vừa mới được phát hiện trong một lô sản phẩm thạch rau câu khoai môn Taro nhãn hiệu New Choice..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> IV. Tình hình thực tế về DEHP  VN hiện nay chưa quản lý chặt chẽ, rạch ròi trong kinh doanh giữa hoá chất trong thực phẩm và hoá chất công nghiệp.  Tại chợ sỉ hoá chất Kim Biên ở TPHCM, hoá chất được bán xen lẫn với phụ gia thực phẩm. Chính vì điều này đã tạo kẽ hở cho nhà sản xuất từ lớn đến nhỏ dễ dàng mua và sử dụng hoá chất không nằm trong danh mục cho phép để chế biến thực phẩm, chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.  Trong năm 2005, có 15% số vụ ngộ độc thực phẩm từ hoá chất, thì năm 2010, con số này tăng lên thành 60%..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> IV. Tình hình thực tế về DEHP  Thông tin mới nhất từ Chi cục ATVSTP TP.HCM cho biết, Chi cục đã phát hiện thêm 19 sản phẩm giải khát nhiễm DEHP, bao gồm: • 3 sản phẩm nước ép quả (chanh dây, xoài, vải) do Cty TNHH Nhất Phú Quý, Q.3 nhập khẩu. • 16 sản phẩm sirô các loại (dâu, kiwi, táo xanh, nho, vải, chanh, dưa gang, bách hương, đào, cam, xí muội, xoài, thơm, táo đỏ, lựu, dâu lam) do Cty TNHH MTV Hà Thành, Q. Bình Thạnh nhập khẩu..

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×