Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bao cao thanh tich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.8 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu giáo dục trong thời kì hiện nay nay là tập trung vào việc phát huy tính tích cực, năng động và sáng tạo của học sinh. Để đạt được mục tiêu này phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm chủ thể hoạt động dạy học, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Việc dạy và học Tiếng Anh hiện nay trong trường THCS là rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp thông qua bốn kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết. Giúp học sinh có khả năng nhận biết và giải quyết các vấn đề một cách khoa học trong học tập cũng như ứng dụng vào cuộc sống một cách hợp lí.Vậy để học sinh thực hiện tốt được 4 kỹ năng đó đòi hỏi nhiều yếu tố, song việc học từ vựng là một trong những vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất. Nếu học sinh không có vốn từ vựng thì các em sẽ không nghe được,không có vốn từ vựng các em cũng sẽ không viết được bài, và không có vốn từ vựng thì các em cũng sẽ không đọc thông, nói thạo được. Học từ vựng là một vấn đề rất khó đối với người học tiếng nước ngoài, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS-lứa tuổi ham chơi ,thích học đòi , chưa xác định được nhiệm vụ trọng tâm của việc học. Các em chưa ham học dẩn đến chưa tìm ra cho mình một phương pháp học từ vựng dể nhớ và nhớ được lâu. Học từ Tiếng Anh khác xa so với việc học tiếng mẹ đẻ: nghe một đường viết một nẻo lại thêm nghĩa của từ nữa. Có từ rất dài vừa khó viết lại vừa rất khó đọc nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Có em đọc được từ , nhớ được nghĩa nhưng lại viết không được… .Chính vì lẽ đó nên trong khi được kiểm tra nhiều học sinh không thuộc từ. - Để giúp các em tìm ra lối thoát trong việc ngại, sợ học từ tôi quyết định chọn viết một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về “Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh tại trường THCS” PHẦN II: NỘI DUNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Cơ sở khoa học Qua thực tiển giảng dạy tại trường THCS Châu Hóa tôi thấy một số học sinh chưa có phương pháp hiệu quả trong học từ Tiếng Anh. Chính vì lẽ đó trong việc dạy ngôn ngữ cụ thể là dạy môn Tiếng Anh điều cốt lõi và thực tiễn nhất đó là làm sao học sinh có được vốn từ, hiểu được vốn từ và sau đó vận dụng vốn từ vào giao tiếp. Người giáo viên làm thế nào để tạo được cảm giác hứng thú cho học sinh học từ, học từ như thế nào để nhanh nhớ và lâu quên đó là điều tôi muốn nói trong đề tài này. Phương pháp giáp dục hiện nay là phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng môn học, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh. Trong đó việc nắm vững vốn từ là cơ sở giúp các em phát huy được khả năng chủ động trong việc học. Đa số học sinh còn lười học từ vựng, vốn từ nghèo nàn bởi khó học, viết một đường mà đọc một nẻo. Nhiều từ dài học sinh rất khó nhớ để viết cũng như để đọc trở thành nước đổ lá môn. Từ chổ không nắm được từ vựng dẫn đến các kỹ năng nghe nói đọc viết không thể phát huy. Việc tổ chức các phương pháp mới, phương tiện dạy học không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trường nằm ở địa phận nông thôn nghèo nên tôi thấy việc mua thêm sách tham khảo phục vụ cho học tập còn ít. Đặc biệt học từ vưng cũng đòi hỏi các em phải dành nhiều thời gian nhưng hầu như không có . Các em còn thiế chủ động sáng tạo trong học tập . Việc giao tiếp bằng Tiếng Anh với người nước ngoài không có , giao tiếp với bạn bè còn rụt rè. Nhiều em vẩn chưa ý thức được học để xây dựng kho tàng kiến thức cho bản thân mà còn học để đối phó. Giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh mặc dù đã có sự đổi mới phương pháp dạy học, biết một số các thủ thuật dạy từ nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> như: chuẩn bị tranh ảnh hay hình minh họa .Nhưng điều kiện thời gian không có , hoặc không có năng khiếu trong vẽ tranh . Nhiều giáo viên còn ngại tìm tòi đổi mới các thủ thuật dạy từ nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh mà chỉ sử dụng một vài thủ thuật quen thuộc gây nên sự nhàm chán trong học từ . Giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình dạy học nhưng năng lực sử dụng công nghệ thông tin vẫn chưa được thành thạo 2. Nội dung 2.1. Vấn đề đặt ra Trong chương trình Tiếng Anh của bộ quy định khối lớp 6,7,8 mổi tuần có 3 tiết dạy, khối lớp 9 mổi tuần có 2 tiết dạy và hầu như tiết nào cũng có từ mới để dạy. Để nâng cao chất lượng dạy và học từ mới thì trong quá trình dạy học người giáo viên cần phải biết lồng ghép tất cả các thủ thuật dạy từ theo chủ đề, chủ điểm, tạo hứng thú cho các em học từ. Làm thế nào để các em không sợ học từ? Học thuộc từ và sử dụng từ vào quá trình học tập bằng cách nào? Người giáo viên cần dùng thủ thuật dạy từ nào là hợp lí? Có cần dạy tất cả các từ xuất hiện trong bài không? Đây là những câu hỏi mà đề tài của tôi cần trả lời. 2.2. Giải pháp thực hiện 2.2.1: Lựa chọn từ để dạy Trong mỗi bài học của chúng ta luôn luôn xuất hiện từ mới song không phải từ nào ta cũng cần phải dạy . Có những tiết học chỉ có một vài từ mới chúng ta có thể thực hiện trong phần dạy từ mới, nhưng cũng có những bài từ mới lại rất nhiều nên đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn từ trọng tâm để dạy . 2.2.2: Kỹ thuật dạy nghĩa của từ Trong dạy tiếng Anh có rất nhiều kỹ thuật dạy nghĩa của từ. Giáo viên có thể sử dụng các cách sau đây nhằm tạo ra được một không khí học tập sôi nổi, đồng thời đó cũng là biện pháp giúp các em dễ nhớ từ và nhớ từ lâu hơn:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> *Real objects Giáo viên có thể sử dụng các đồ vật trong lớp hoặc mang tới lớp, sử dụng tranh ảnh, bảng, sơ đồ hoặc có thể vẻ trực tiếp lên bảng, giáo viên có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ. Bản thân giáo viên và học sinh luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo léo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực gây hứng thú cho người học và người học nhớ từ nhanh, nhớ được lâu hơn. Ex: Ở Unit 9 The Body chương trình tiếng Anh lớp 6 giáo viên muốn giới thiệu các bộ phận trên khuôn mặt. Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc chỉ vào các bộ phận trên khuôn mặt mình và đọc to bằng tiếng Anh bộ phận đó. Ex:(giáo viên chỉ vào mũi) = a nose (giáo viên chỉ vào tai)= Ears *.visuals Giáo viên cho học sinh nhìn tranh hoặc vẽ phác họa cho các em nhìn, giúp các em đoán ra nghĩa của từ một cách nhanh chóng. Ex: Giáo viên dạy cho học sinh một số từ sau: Look at the pictures and say the meanings of the words “ chicken; vegetables; an apple; a can of soda…. A can of soda. vegetables. An apple. *.Mine Thể hiện qua cử chỉ điệu bộ nét mặt của người giáo viên Ex: Giáo viên muốn dạy “ cold, jump” “Cold T hugs the body and asks Ss :what happen with me ?. chicken.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ss: “lạnh” T :( in English ) “cold” jump T:(jump) asks Ss What am I doing ? Ss: nhảy *. Realia Là những đồ vật có sẵn trong lớp hoặc mang từ nhà tới để giới thiệu nghĩa của từ cho học sinh đoán .Đây là thủ thuật dạy từ gần gủi và học sinh dễ nhận biết nhất ) Ex: Giáo viên muốn dạy từ “ desk, pen, ruler..” T: shows the “desk” / “ pen” / “ruler” in the classroom and asks “ What is this?” S: Answer: Desk (cái bàn). Pen (bút). Ruler (cái thước). *. Situation/Explaination ( Tình huống / Giải thích) Dùng tình huống thực trong lớp hoặc giải thích để học sinh hiểu được từ Ex: Giáo viên muốn dạy từ “ between” T: Shows the student who sits between two others and says: “ Nam is between Lan and Mai.” Ex: Giáo viên muốn dạy từ “ Junk- yard” T: Explains “ Junk – yard is a piece of land full of rubbish.” *.Examples Giáo viên đưa ra ví dụ có chứa từ cần dạy để học sinh đoán nghĩa của từ Ex: Furniture T: Lists examples of furniture: “ tables, chairs, beds….these are all… furniture” * Synonym/Antonym ( Đồng nghĩa / trái nghĩa).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Từ đồng nghĩa – từ trái nghĩa là giáo viên sử dụng nghĩa của từ đã được học để giải thích cho nghĩa của từ học sinh chuẩn bị học . Ex: Giáo viên muốn day các từ : occur, happy, tall, fat, short. Synonym: T: Gives the vord she wants to teach then give the word which has the same meaning: S: Guess the meaning of the word Ex: Unit8- grade 9 Occur = happen Unit 1 – grade 7 happy = glad Unit 6 – grade 9 Folk = people Garbage = rubbish = trash Antonym: T: Gives the vord she wants to teach then give the word which has the different meaning: S: Guess the meaning of the word Ex: Unit 9 – grade 6 tall # short fat # thin short # long heavy # light Ex: Giáo viên muốn dạy từ “ beautiful” T: How do you say “ beautiful” in Vietnamese? S: Xinh đẹp * Translate into vietnamese ( Dịch sang tiếng Việt).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Dịch là thủ thuật dạy nhanh nhất, dễ nhất song rất đơn điệu và nhàm chán nên tôi nghĩ thủ thuật này chỉ vận dụng trong trường hợp không thể sử dụng các thủ thuật khác. Dịch giúp giáo viên khi dạy nhiều từ một lúc hoặc từ trừu tượng để tiết kiệm thời gian. 2.2.3. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới Quan trọng nhất trong khi giới thiệu từ mới là bạn phải thực hiện theo trình tự nghe – nói – đọc – viết. Trong quá trình dạy và qua việc tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học chúng ta phải thực hiện dạy từ theo các bước sau: BƯỚC 1: Bạn đọc mẫu cho học sinh nghe khoảng 3 lần(nghe). BƯỚC 2: Yêu cầu học sinh nhắc lại đồng thanh, cá nhân.( nói) BƯỚC 3: Bạn viết từ lên bảng và yêu cầu học sinh đọc đồng thanh, cá nhân. (Đọc) BƯỚC 4: Yêu cầu học sinh viết từ vào vở. ( Viết) BƯỚC 5: Yêu cầu học sinh cho nghĩa của từ đó bằng các thủ thuật dạy từ để học sinh rút ra nghĩa của từ và ghi lên bảng. BƯỚC 6: Đánh trọng âm của âm được nhấn 2.2.4. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ Chúng ta biết rằng khi dạy từ cho học sinh cũng như dạy các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiến trình dạy luôn luôn bao gồm 3 bước: BƯỚC 1: Giới thiệu từ BƯỚC 2: Luyện tập / thực hành từ. BƯỚC 3: Kiểm tra và cũng cố từ Ở bước thứ 3 này giáo viên có thể giúp học sinh nhớ từ hiệu quả, tạo hứng thú trong việc học từ và lớp học chắc chắn sôi nỗi hơn bằng các thủ thuật sau: *Jumble words Giáo viên viết từ không theo trật tự cho học sinh sắp xếp lại.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ex:lerru = ruler *What and where Giáo viên viết các từ mới vào hình tròn trên bảng, cho học sinh vừa đọc giáo viên vừa lần lượt xóa các từ đó, yêu cầu hs viết lại đúng vị trí của từ *Ordering Gv viết các từ thành cột lên bảng,đọc một đoạn văn có chứa các từ trên nhưng không theo trật tự, học sinh nghe và đánh số thứ tự 1,2,3.... *.Rubout and remember Giáo viên xóa các từ mới trên bảng ,giáo viên đọc cho học sinh đọc theo,giáo viên lần lượt vừa cho hs đọc vừa xóa các từ đó cho học sinh nhớ và lên viết lại *Matching Viết một cột bằng tiếng anh và cột kia bằng Tiếng Việt cho hs nối nghĩa giống nhau. Cũng có thể một cột bằng Tiếng Anh , cột kia là hình minh họa sau đó ch học sinh nối hình minh họa với nghĩa của từ cho phù hợp *Slap the board Viết các từ vừa mới dạy vào hình tròn trên bảng.Chia học sinh thành 2 đội chơi.Mổi đội cử 5 hoặc 6 em lên bảng tham gia trò chơi .Lần lượt giáo viên đọc từ 2 em của 2 đội đập tay vào từ giaos viên đọc .Nếu đúng và nhanh thì được ghi điểm, Ngoài sử dụng tiến trình dạy từ và các thủ thuật kiểm tra tôi còn hướng dẫn học sinh học thuộc từ ở nhà và kiểm tra 5 phút đầu giờ về từ mới nữa. * Giáo án mẫu về cách dạy từ UNIT 12-GRADE6- A1 * New words: Bước 1: Giới thiệu từ bằng tranh ảnh (giáo viên đưa ra bức tranh cho học sinh đoán nghĩa của từ ) VD: Gv đưa ra bức tranh một người đang bơi (What’s she doing ? ).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hs sẽ đoán ra từ gv muốn đề cập tới có thể bằng Tiếng Anh hoặc bằng tiếng việt. Bước 2: Luyện từ bằng cách đọc đồng thanh – cá nhân Bước 3: Kiểm tra từ bằng trò chơi UNIT5 –GRADE 9 Leson 1:Getting started –Listen and read Bước 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh tranh về phương tiên truyền thông va hỏi học sinh tên của các phương tiện. Từ các phương tiện giáo viên giới thiệu từ “ The media” Bước 2: Luyện đọc to từ (đồng thanh – cá nhân ) Bước 3 : Kiểm tra từ bằng cách hỏi câu hỏi “ What things do we call media?” PHẦN III : KẾT LUẬN Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập: - Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động học từ trên lớp. - Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. - Học sinh hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học. - Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt. - Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức tạp hơn. *Bảng kết quả học tập của học sinh trước khi chưa áp dụng kinh nghiệm TSHS. GIỎI. KHÁ. TRUNG BÌNH. YẾU. 9A. 32. 1. 8. 17. 6. 9B. 30. 2. 8. 15. 5. 9C. 30. 2. 7. 15. 6.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập cuả học sinh sau khi áp dụng phương pháp trên. LỚP. TSHS. GIỎI. KHÁ. TRUNG BÌNH. YẾU. 9A. 32. 2. 10. 17. 3. 9B. 30. 2. 12. 14. 2. 9C. 30. 2. 9. 14. 5. *Kiến nghị đề xuất SKKN của tôi chỉ đơn giản là cung cấp phương pháp dạy từ vựng cho các bạn tham khảo nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng taọ của học sinh trong việc học từ đồng thời gây thêm sự hứng thú sôi nổi trong lớp, khắc sâu trí nhớ về từ vựng. * Đối với giáo viên: Chuẩn bị bài dạy chu đáo,các phương tiện thiết bị cần thiết cho tiết dạy. Thường xuyên đổi mới các thủ thuật dạy từ cũng như các thủ thuật kiểm tra từ nhằm tạo một không khí vui vẻ hào hứng trong học tập. Không phải dạy tất cả các từ mà chỉ nên dạy các từ mà cần lựa chọn từ để dạy cho phù hợp với nội dung bài học . Cần nhớ có 3 bước dạy từ: Giới thiệu từ, thực hành và kiểm tra cũng cố từ với các thủ thuật hợp lí. *Đối với học sinh: Cần cho các em chuẩn bị bài kỷ trước khi đến lớp. Mạnh dạn , chủ động trong học tập ,đặc biệt là trong giao tiếp bằng Tiếng Anh. Sau khi thực hiện dạy từ của chương trình Tiếng Anh THCS với cách sử dụng phương pháp và kỹ thuật trên tôi đã có những thành công đáng kể..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Rất mong kinh nghiệm này sẽ được phổ biến rộng rãi và được các đồng chí áp dụng có hiệu quả, mong rằng các đồng chí đóng góp các ý kiến quý báu để kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn. Châu Hóa ngày 15/11/2012 Người viết sáng kiến. Hoàng Thị Ánh Hồng. MỤC LỤC PHẦNI: PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................trang 1 PHẦN II:NỘI DUNG......................................................................…..................2 1. Cơ sở khoa học....................................................................................................2 2. Nội dung ........................................................….................................................3 2.1. Vấn đề đặt ra: ........................................……..................................................3 2.2. Giải pháp thực hiện:......................……......................................................... .3 2.2.1: Lựa chọn từ để dạy:......................................................................................3 2.2.2: Kỹ thuật dạy nghĩa của từ.............................................................................3 2.2.3. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới.....................……..............................7 2.2.4. Các thủ thuật kiểm tra và cũng cố từ mới.................…............................ ...7 PHẦN III : KẾT LUẬN............................................................................. .. .....9.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III(2004 – 2007) môn tiếng Anh quyển 2. Nhà xuất bản giáo dục. 2. Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Anh THCS. 3. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn tiếng Anh THCS. 4. Cách viết sáng kiến trên mạng internet của một số đồng nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×