Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Xây dựng sàn giao dịch công nghệ theo mô hình doanh nghiệp để phát triển thị trường công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********

LƢU HOÀNG LONG

XÂY DỰNG SÀN GIAO DỊCH CƠNG NGHỆ
THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP
ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội – 2020



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 7
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 10
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 11
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 11
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 11
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 12
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 12
8. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 12
8.1. Cách tiếp cận .......................................................................................... 12


8.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13
9. Kết cấu của Luận văn ................................................................................... 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ THEO
MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP ............................................................................. 15
1.1. Cơ sở lý luận về sàn giao dịch công nghệ ................................................. 15
1.1.1. Khái niệm thị trường công nghệ ......................................................... 15
1.1.2. Khái niệm sàn giao dịch công nghệ .................................................... 15
1.1.3. Chức năng của sàn giao dịch công nghệ ............................................ 18
1.2. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khoa học và công nghệ ............................ 19
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp và doanh nghiệp xã hội ............................... 19
1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ ............................... 20
1.2.3. Vai trị của doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ .............................. 22
1.2.4. Vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ . 25
1.3. Hình thức tổ chức sàn giao dịch công nghệ theo mô hình doanh nghiệp.. 28
1


1.3.1. Sàn giao dịch công nghệ Offline ......................................................... 28
1.3.2. Sàn giao dịch công nghệ Online ......................................................... 30
1.4. Khung lý thuyết xây dựng sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh
nghiệp................................................................................................................ 31
1.4.1. Lý thuyết hệ thống ............................................................................... 31
1.4.2. Lý thuyết “khoa học và công nghệ đẩy” và lý thuyết “thị trường kéo”
....................................................................................................................... 34
1.4.3. Lý thuyết “Thị trường công nghệ theo tiềm năng” và “Thị trường
công nghệ theo nhu cầu” .............................................................................. 36
Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................ 39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SÀN GIAO
DỊCH CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM ............................................................... 40
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch công nghệ tại Việt

Nam ................................................................................................................... 40
2.2. Nguồn cung công nghệ tại sàn giao dịch công nghệ ................................. 44
2.2.1. Nguồn cung công nghệ tại sàn giao dịch công nghệ trung ương ....... 44
2.2.2. Nguồn cung công nghệ tại sàn giao dịch công nghệ địa phương ....... 52
2.3. Nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp .................................................. 56
2.3.1. Nhu cầu về thông tin công nghệ .......................................................... 56
2.3.2. Doanh nghiệp tìm kiếm cơng nghệ qua thơng tin về cơng nghệ ......... 57
2.4. Những khó khăn trong tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch công nghệ
........................................................................................................................... 60
2.4.1. Về nguồn cung công nghệ ................................................................... 60
2.4.2. Về liên kết thông tin công nghệ ........................................................... 62
2.4.3. Về nhân lực phục vụ sàn giao dịch công nghệ .................................... 63
Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................ 64
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SÀN GIAO DỊCH CƠNG NGHỆ
THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG
NGHỆ ................................................................................................................... 66
2


3.1. Tổ chức sàn giao dịch công nghệ theo mô hình doanh nghiệp ................. 66
3.1.1. Nguyên tắc tổ chức sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh
nghiệp ............................................................................................................ 66
3.1.2. Thiết chế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia sàn giao
dịch cơng nghệ............................................................................................... 71
3.1.3. Mơ hình quản lý sàn giao dịch công nghệ .......................................... 74
3.2. Hoạt động của sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh nghiệp ....... 76
3.2.1. Thu thập “nhu cầu của doanh nghiệp” .............................................. 76
3.2.2. Thiết lập quan hệ với các tổ chức cung công nghệ ............................. 78
3.2.3. Nguồn thông tin sở hữu công nghiệp .................................................. 80
3.3. Hoạt động hỗ trợ sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh nghiệp ... 81

3.3.1. Trao đổi thông tin giữa các sàn giao dịch công nghệ ........................ 81
3.3.2. Hoạt động đánh giá công nghệ tham gia sàn giao dịch công nghệ .... 82
3.3.3. Hoạt động đánh giá khả năng đầu tư của công nghệ tham gia sàn giao
dịch công nghệ............................................................................................... 83
3.4. Các giải pháp để xây dựng sàn giao dịch công nghệ ................................. 84
3.4.1. Chính sách xây dựng sàn giao dịch cơng nghệ ................................... 84
3.4.2. Liên kết các nguồn lực cho hoạt động của sàn giao dịch công nghệ . 85
3.4.3. Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động của sàn giao dịch công nghệ
trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 ............................................................... 86
Tiểu kết Chƣơng 3 ............................................................................................ 89
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 91
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA ............................. 94
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KIỂM TRA TRÙNG LẶP TÀI LIỆU .......................... 95

3


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ Xây dựng
sàn giao dịch công nghệ theo mơ hình doanh nghiệp để phát triển thị trường
cơng nghệ Việt Nam đƣợc hồn thành với sự nghiên cứu của học viên dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Văn Hải.
Tôi xin cam đoan tất cả kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung
thực. Nếu sai, tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn trƣớc Pháp luật và Nhà trƣờng.
Tác giả Luận văn

4



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CSDL

Cơ sở dữ liệu

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

SGDCN

Sàn giao dịch công nghệ

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ


TTO

Technology Transfer Office
Văn phịng chuyển giao cơng nghệ

WIPO

World Intellectual Property Organization
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại thế giới

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu, cùng với việc phát triển thị
trƣờng công nghệ là một trong những vấn đề lớn, khó khăn và một trong những
nút thắt của ngành khoa học và cơng nghệ Việt Nam. Chúng ta có thể tƣởng
tƣợng nếu các kết qủa nghiên cứu không thể ứng dụng vào thực tế, sẽ khơng có
đủ kinh phí để tiếp tục đầu tƣ cho nghiên cứu và hệ quả là nền khoa học và công
nghệ sẽ kém phát triển hoặc thậm trí lụi bại.
Chính sách của nhà nƣớc về phát triển thị trƣờng cơng nghệ là một chính
sách rõ ràng và đầy quyết tâm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, có thể thấy
rằng chúng ta chƣa thực sự có đƣợc một thị trƣờng về cơng nghệ ở Việt Nam,
đồng thời cũng chƣa có đƣợc các lƣợng giao dịch về công nghệ phù hợp về quy

mô, trong khi nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là nhu cầu cấp thiết
và khách quan.
Sàn giao dịch công nghệ của Việt Nam là một mơ hình đã đƣợc đƣa ra
trong nhiều năm qua. Hiện nay trên địa bàn cả nƣớc có 13 sàn giao dịch cơng
nghệ đang hoạt động, tuy nhiên hầu hết đều đánh giá hoạt động của các sàn giao
dịch này chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng đề ra.
Hiện nay cũng đã có nhiều các nghiên cứu về vấn đề thƣơng mại hoá các
kết quả nghiên cứu, các chính sách để phát triển thị trƣờng cơng nghệ ở Việt
Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chƣa đƣa ra đƣợc một mơ hình hoạt động cụ
thể và khả thi cho vấn đề thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu, thúc đẩy các
giao dịch chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng công
nghệ ở Việt Nam.

6


Chính vì vậy, Luận văn thạc sĩ chun ngành Quản lý KH&CN Xây dựng
sàn giao dịch công nghệ theo mô hình doanh nghiệp để phát triển thị trường
cơng nghệ có tính cấp thiết trong thực tế hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Một số nghiên cứu trong lĩnh vực thƣơng mại hố cơng nghệ, phát triển thị
trƣờng cơng nghệ nhƣ sau:
- Castells và Hall (1994) Castells M & Hall P.G (1994), Technopoles of
the World: The making of 21st Century Industrial Complexes, New York:
Routledge, bài nghiên cứu này đã xác định ba nguyên nhân cho việc thiết lập
công viên công nghệ, đó là tái cơng nghiệp hóa (reindustrialization), phát triển
khu vực và sức mạnh tổng hợp sáng tạo, đồng thời cũng cho rằng, cơng viên
cơng nghệ đƣợc nhìn nhận nhƣ là nơi thích hợp cho sự phát triển của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Radwan Kharabsheh (2012), “Critical Success Factors of Technology

Parks in Australia”, International Journal of Economics and Finance, Vol.4,
No.7, July 2012, đã chỉ ra 5 yếu tố tạo nên sự thành cơng của các cơng viên cơng
nghệ, đó là: Chấp nhận rủi ro và tinh thần doanh thƣơng; Tự trị trong quản lý
công viên công nghệ (An Autonomous Park Management); Môi trƣờng thuận lợi
cho hoạt động sáng tạo; Sự tham gia sáng tạo của các công ty quốc tế; Phân chia
lợi nhuận.
- Vũ Thuỳ Liên (2008), Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ
chức nghiên cứu và triển khai góp phần thúc đẩy thương mại hố các kết quả
nghiên cứu, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành chính sách khoa học và công nghệ).
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu
sử dụng mơ hình doanh nghiệp spin-off, khảo sát thực trạng về thƣơng mại hoá
các kết quả nghiên cứu sử dụng mơ hình doanh nghiệp spin-off, Luận văn cũng
7


đã đề ra các giải pháp chính sách để thƣơng mại hố các kết quả nghiên cứu sử
dụng mơ hình doanh nghiệp spin-off.
- Lê Bá Toàn (2014), Kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ thông
qua các tổ chức trung gian để thương mại hoá các kết quả nghiên cứu (nghiên
cứu trường hợp ngành y tế), Luận văn Thạc sĩ Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại
học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Lê Thị Hải Yến (2015), Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy
thương mại hố kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nơng
nghiệp. Luận văn thạc sĩ chun ngành chính sách khoa học và cơng nghệ. Luận
văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy thƣơng mại hoá kết quả
nghiên cứu của các viện, khảo sát thực trạng về chính sách thúc đẩy thƣơng mại
hố kết quả nghiên cứu của các viện, đồng thời đề xuất các giải pháp chính sách
thúc đẩy thƣơng mại hố kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện
nơng nghiệp.
- Trần Văn Hải (2015), Thương mại hố kết quả nghiên cứu ứng dụng

trong các trường đại học tại Australia – Những đề xuất cho Việt Nam. Tạp chí
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản
lý. Tập 31, số 2, 2015. ISSN 0866-8612. Bài viết phân tích các yếu tố làm nên sự
thành cơng của việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng của các
trƣờng đại học tại Australia: (i) hình thành các cơng ty bên ngồi các tổ chức
nghiên cứu công nhƣ các công ty vệ tinh hàn lâm (spin-off) và (ii) thành lập một
thể chế nội bộ hoặc một văn phịng dƣới hình thức TTO. Đối với mơ hình thứ
nhất chính là việc sử dụng mơ hình cơng ty, cơng ty tạo ra dịng chảy của tiền tệ
thông qua một chuỗi các hoạt động kinh doanh nhƣ là tƣ vấn, quản lý, các khóa
đào tạo phát triển nghề nghiệp. Tiếp đến là cơng ty cũng có thể hỗ trợ chức năng

8


CGCN của tổ chức. Trong một số trƣờng hợp, trƣờng đại học cung cấp tài chính
ban đầu đối với cơng ty mới thành lập và bắt đầu hoạt động.
- Phạm Thị Sen Quỳnh (2016), Phát triển thị trường công nghệ định
hướng nhu cầu (nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trần Văn Hải (2016), “Công viên công nghệ” tại Australia và những đề
xuất cho “cơ sở ươm tạo công nghệ” tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Cơng
nghệ Việt Nam, số 1/2016 (682), trang 58-62, ISSN 1859-4794. Bài báo này
phân tích việc Australia mở rộng các liên minh quốc tế và CGCN. Một trong các
đặc trƣng có ý nghĩa của mơi trƣờng kinh doanh toàn cầu trong các thập kỷ gần
đây là việc hình thành các mạng lƣới bao gồm các đối tác trong các nƣớc khác
nhau, mỗi một đối tác cung cấp hỗ trợ bổ sung các công nghệ và các dịch vụ.
Mạng lƣới này đƣợc thiết kế nhằm làm giảm rủi ro và chia sử chi phí phù hợp
với sự phát triển của các sản phẩm mới. Các thỏa thuận nhƣ vậy rất quan trọng
đối với những khu vực bị hạn chế tiếp cận với cơng nghệ và tài chính. Một số
của liên minh có thể bao gồm cả các nƣớc phát triển và đang phát triển, các thể

chế này có thể chia sẻ các cơng nghệ chủ chốt.
- Nguyễn Th Hiền (2017), Chính sách thúc đẩy thương mại hố kết quả
nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam hiện nay: những ưu điểm và hạn chế,
Chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, Vol 33, No 3, tháng 9/ 2017, ISSN 2588-1116. Bài báo đề cập đến
việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ đang ngày càng trở nên bức thiết trong xu thế hiện nay. Trong bài viết
này, tập trung làm rõ: (i) Lý thuyết về thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên
cứu và triển khai; (ii) Chính sách của Việt Nam hiện nay về thúc đẩy thƣơng mại
hóa kết quả nghiên cứu và triển khai; (iii) Cuối cùng, bài viết cũng nêu ra điểm
9


mạnh và những tồn tại trong chính sách về nghiên cứu và phát triển khoa học
công nghệ hiện nay. Bài viết cũng giúp các nhà quản lý có một cái nhìn tổng
quan về chính sách trong nghiên cứu và triển khai, từ đó có những kế hoạch bổ
sung, hồn thiện khung pháp lý nhằm phát huy đƣợc nội lực và thúc đẩy khoa
học phát triển.
Các nghiên cứu trên, cùng với một số nghiên cứu khác chủ yếu xem xét về
mặt lý thuyết cơ bản, hoặc một số khía cạnh chính sách cụ thể về thƣơng mại hoá
các kết quả nghiên cứu, hoặc theo hƣớng xúc tiến chuyển giao công nghệ (định
nghĩa trong luật chuyển giao cơng nghệ) nhƣ mơ hình sàn giao dịch, chợ công
nghệ, kết nối R&D - sản xuất - thị trƣờng. Một số nghiên cứu có đề cập đến sàn
giao dịch cơng nghệ, tuy nhiên chỉ nói về thực trạng, các vân đề tồn tại và những
kiến nghị về chính sách liên quan.
Các nghiên cứu trên cịn chƣa đầy đủ về mặt lý thuyết lẫn thực tế về sàn
giao dịch cơng nghệ. Cịn có nhiều khiếm khuyết khi nghiên cứu về sàn giao
dịch công nghệ ở Việt Nam, cũng nhƣ mơ hình sàn giao dịch khác trên thế giới
và Việt Nam.
Vấn đề nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh

nghiệp trong thực tiễn hoạt động hiện nay chƣa có nghiên cứu nào. Vì vậy,
nghiên cứu này tập trung giải quyết một mơ hình sàn giao dịch cơng nghệ cụ thể
có thể áp dụng khả thi tại Việt Nam để phát triển thị trƣờng cônng nghệ tại Việt
Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp xây dựng sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh
nghiệp để phát triển thị trƣờng công nghệ.

10


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, Luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận về sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh
nghiệp;
- Khảo sát, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch
công nghệ;
- Đề xuất giải pháp tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch công nghệ theo
mơ hình doanh nghiệp để phát triển thị trƣờng cơng nghệ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn khách thể: 05 đơn vị cung và cầu công nghệ trong nƣớc, 02 Sàn
giao dịch công nghệ, 05 đơn vị dịch vụ và trung gian khác, 02 đơn vị quản lý nhà
nƣớc.
- Phạm vi không gian: trong diện mẫu khảo sát, chủ yếu tập trung tại Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: khoảng thời gian từ 2011 đến 2018.
5. Mẫu khảo sát
Luận văn khảo sát các mẫu sau:

- Nhóm 1: sàn giao dịch công nghệ, bao gồm:
+ Chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam, Cục Thông tin Khoa học và Công
nghệ Quốc gia, Bộ KH&CN;
+ Cơ sở dữ liệu cung – cầu công nghệ, Cục Ứng dụng và Phát triển công
nghệ, Bộ KH&CN;
+ Sàn giao dịch công nghệ, thiết bị trực tuyến, Trung tâm Phát triển khoa
học - công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở KH&CN Hải Phòng;

11


+ Sàn giao dịch công nghệ, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN,
Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh;
+ Một số đơn vị cung cấp dịch vụ, trung gian chuyển giao công nghệ tại
Hà Nội và các tỉnh khác;
- Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nƣớc của Bộ Khoa học và Cơng nghệ;
- Nhóm 3: Các chun gia về KH&CN tại Hà Nội, Hải Phòng và thành
phố Hồ Chí Minh.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Cần xây dựng sàn giao dịch công nghệ nhƣ thế nào để phát triển thị trƣờng
công nghệ Việt Nam?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Để phát triển thị trƣờng công nghệ Việt Nam, cần xây dựng sàn giao dịch
cơng nghệ theo mơ hình doanh nghiệp.
8. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận quan sát: Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu có tham dự
với tƣ cách nhà quản lý để phân tích nhằm tìm ra giải pháp xây dựng sàn giao
dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh nghiệp để phát triển thị trƣờng công nghệ
Việt Nam;

- Tiếp cận phân tích hệ thống nhằm tìm ra mục tiêu của chính sách xây
dựng sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh nghiệp để phát triển thị
trƣờng cơng nghệ. Lý thuyết hệ thống đƣợc xem là nền tảng để xây dựng sàn
giao dịch công nghệ theo định hƣớng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Cách tiếp cận phân tích chính sách: nhằm tìm ra mối quan hệ giữa mục
tiêu và phƣơng tiện của chính sách xây dựng sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ
hình doanh nghiệp để phát triển thị trƣờng công nghệ.
12


8.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả kế thừa các nghiên cứu đã công bố về cơ sở lý thuyết có liên quan
đến xây dựng sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh nghiệp để phát triển
thị trƣờng công nghệ.
Về mặt lý thuyết: nghiên cứu vấn đề qua cách tiếp cận lịch sử, kinh tế và
xã hội học. Phƣơng pháp thu thập thông tin qua nghiên cứu tài liệu: tài liệu
nghiên cứu trên internet, thƣ viện của trƣờng, các tài liệu công bố và tạp chí ở
Việt Nam và trên thế giới, nội dung luận cứ dự kiến thu đƣợc là các khái niệm,
luận điểm về mối liên hệ giữa các khái niệm đã nêu.
Về mặt thực tiễn: sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin theo hƣớng:
nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn, hội nghị, điều tra chọn mẫu.
b. Phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia
Tác giả luận văn trƣng cầu ý kiến chuyên gia qua phiếu tham vấn (đƣợc
thể hiện tại Phụ lục của luận văn). Nội dung tham vấn thể hiện qua 2 điểm chính:
- Những khó khăn (nếu có) trong tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch
công nghệ tại Việt Nam;
- Giải pháp về tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch công nghệ tại Việt
Nam.
Cách tham vấn: tác giả luận văn trao đổi với các chuyên gia cần tham vấn,

đặt câu hỏi, hẹn thời gian trực tiếp trao đổi với chuyên gia, nhận phiếu trả lời
tham vấn.
Đối tƣợng tham vấn: các chuyên gia quản lý, hoạch định và thực thi chính
sách, tổ chức vận hành sàn giao dịch công nghệ ở trung ƣơng và địa phƣơng.
Sau khi nhận đƣợc nội dung trả lời của các chuyên gia, tác giả luận văn
tổng hợp, chọn lọc những chi tiết phù hợp để nghiên cứu để xuất giải pháp xây
13


dựng sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh nghiệp để phát triển thị
trƣờng công nghệ cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
c. Các phương pháp nghiên cứu khác
- Điều tra về các đơn vị cung và cầu công nghệ, các đơn vị dịch vụ, các
sàn giao dịch, các đơn vị quản lý nhà nƣớc: để nhận diện hiện trạng về sàn giao
dịch công nghệ và các vấn đề liên quan;
- Đánh giá hiện trạng: sử dụng số liệu theo bảng so sánh và biểu đồ, phân
tích thực trạng để đƣa ra các đánh giá về hiện trạng thơng qua phân tích, tổng
hợp, lịch sử/logic, …
- Dự báo tình hình: sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để dự báo. Đối
tƣợng dự báo là hình thức chuyển giao cơng nghệ trong tƣơng lai, địa điểm dự
báo: Việt Nam, thời gian dự báo: trong thời gian 10 năm tới.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về sàn giao dịch cơng nghệ theo mơ hình doanh
nghiệp;
- Chƣơng 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch công nghệ
tại Việt Nam;
- Chƣơng 3. Giải pháp xây dựng sàn giao dịch công nghệ theo mơ hình
doanh nghiệp để phát triển thị trƣờng cơng nghệ.


14


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ
THEO MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về sàn giao dịch công nghệ
1.1.1. Khái niệm thị trường công nghệ
Khi bàn về thị trƣờng công nghệ tiếp cận từ pháp luật về sở hữu trí tuệ,
Trần Văn Hải (2012) cho rằng yếu tố tiên quyết của thị trƣờng là phải có hàng
hóa, xét trên khía cạnh SHTT thì khoa học khơng thể là hàng hóa (ví dụ khơng
thể mua bán, trao đổi phát minh khoa học, không thể mua bán kết quả nghiên
cứu cơ bản trong cả 6 lĩnh vực KH&CN…), ngƣợc lại có thể mua bán, trao đổi
cơng nghệ, nhƣ vậy cơng nghệ có thể là hàng hóa. Trong luận văn này, tác giả
không sử dụng thuật ngữ “thị trƣờng KH&CN” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “thị
trƣờng công nghệ”.1
Thị trƣờng công nghệ đƣợc tổ chức thông qua nhiều hình thức, trong đó có
sàn giao dịch cơng nghệ (Techmart) hay “chợ cơng nghệ”, có thể hiểu đó là nơi
ngƣời bán trƣng ra các cơng nghệ mà mình có, ngƣời mua đi tìm mua cơng nghệ
mà mình cần, sau mỗi kỳ tổ chức Techmart mà số lƣợng giao dịch ít hơn so với
nhu cầu, tức là đã có nhiều hàng hóa cơng nghệ bị “ế”. Có nhiều ngun nhân
dẫn đến tình trạng này, trong đó có ngun nhân chủ yếu là Techmart đƣợc tổ
chức theo hình thức “thị trƣờng tiềm năng”.
1.1.2. Khái niệm sàn giao dịch công nghệ
Công nghệ dƣới dạng vơ hình có thể chuyển giao, đặc biệt là các sáng chế,
giải pháp hữu ích về quy trình, phần mềm, cơng thức, bí quyết kỹ thuật, thơng tin
1

Trong luận văn này, tác giả xin phép khơng phân tích thuật ngữ “thị trƣờng KH&CN” đang là chủ đề tranh luận

trên diễn đàn khoa học.

15


cơng nghệ và các tài liệu cơng nghệ có giá trị thƣơng mại nhƣ bản mơ tả quy
trình chế tác, bản vẽ thiết kế kỹ thuật, công thức pha chế… Công nghệ ở dạng
dịch vụ kỹ thuật, bao gồm dịch vụ đo kiểm, lắp đặt, tƣ vấn, quản trị,vận hành,
đào tạo, nghiên cứu, huấn luyện, điều chỉnh, cải tiến công nghệ theo u cầu.
Cơng nghệ dƣới dạng hữu hình có thể chuyển giao, ví dụ máy móc, thiết
bị, hệ thống thiết bị. Tùy theo hình thức tồn tại và đặc điểm kỹ thuật của từng
loại hàng hóa cơng nghệ để lựa chọn cách thức đƣa lên SGDCN. Có thể trình
bày dƣới dạng thơng tin mơ tả chi tiết, hình ảnh, mơ hình, sản phẩm mẫu trƣng
bày, giới thiệu tại SGDCN thực hoặc SGDCN ảo.
Các yếu tố để tồn tại SGDCN, bao gồm:
a. Cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch cơng nghệ:
Cơ sở hạ tầng bao gồm: văn phịng, địa điểm giao dịch, các bộ phận hỗ
trợ, địa điểm và phƣơng tiện trƣng bày, giới thiệu hàng hóa cơng nghệ, nơi tổ
chức các phiên đấu giá, phiên chợ công nghệ, tổ chức sự kiện giới thiệu công
nghệ theo từng chuyên ngành.
Hạ tầng cơ sở về tin học (mạng Internet, máy tính, phần mềm quản trị).
Cơ sở dữ liệu thơng tin liên quan đến hàng hóa cơng nghệ và các chủ thể tham
gia vào giao dịch mua bán công nghệ (bên cung, bên cầu).
b. Các chủ thể tham gia quá trình giao dịch cơng nghệ:
Các chủ thể này có thể bao gồm bốn loại chính sau:
- Các tổ chức và cá nhân cung cấp hàng hóa cơng nghệ.
- Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm mua hàng hóa công nghệ.
- Các tổ chức và cá nhân hỗ trợ, trung gian, tƣ vấn công nghệ.
- Các tổ chức quản trị sàn giao dịch.
c. Cơ chế quản lý và điều hành SGDCN


16


Văn bản pháp luật, điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế điều hành, thể lệ,
quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm các bên tham gia giao dịch công
nghệ tại Sàn giao dịch công nghệ nhƣ Bộ luật dân sự, Luật khoa học và công
nghệ, Luật chuyển giao cơng nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hƣớng dẫn
liên quan, Điều lệ SGDCN, quy chế thực hiện giao dịch tại SGDCN.
Ngoài các yếu tố chung về nguồn cung, nguồn cầu công nghệ, các tổ chức
cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ thị trƣờng nhƣ bất cứ một hình thức tổ chức thị
trƣờng cơng nghệ nào khác (đã đƣợc nghiên cứu tại nhiều đề tài, đề án nghiên cứu),
thì để thành lập và vận hành SGDCN còn cần nhiều các điều kiện cụ thể khác.
Để thúc đẩy việc thƣơng mại hóa các thành tựu KH&CN, hỗ trợ các doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trƣởng
kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nƣớc chủ trƣơng phát triển thị
trƣờng công nghệ, đặc biệt là các SGDCN – hình thức tổ chức tập trung, chuyên
nghiệp của thị trƣờng cơng nghệ. Quy định các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đối với
hoạt động của SGDCN: ƣu đãi thuế, cung cấp nguồn thông tin, hỗ trợ hoạt động
hợp tác quốc tế,… Thực hiện các chính sách, biện pháp làm tăng nguồn cung
cũng nhƣ nguồn cầu cho SGDCN: tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu và phát
triển, khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ ở các tổ chức khoa học và
cơng nghệ, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công nghệ,
thành lập các Quỹ phát triển KH&CN,… Thực hiện các biện pháp khuyến khích
phát triển các tổ chức môi giới, định giá, xúc tiến chuyển giao công nghệ,…
Sàn giao dịch công nghệ trong Luận văn này đƣợc tổ chức theo mơ hình
doanh nghiệp khơng phải là đơn vị sự nghiệp, với các tiêu chí sau đây:
- Nhân lực làm việc tại sàn giao dịch công nghệ không hƣởng quy chế
theo quy định của Luật Viên chức;
- Sàn giao dịch công nghệ không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc.

17


1.1.3. Chức năng của sàn giao dịch công nghệ
Chức năng của sàn giao dịch công nghệ gồm:
- Thúc đẩy thƣơng mại hóa thành quả KH&CN và phát triển thị trƣờng
cơng nghệ.
- Phục vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, thúc đẩy - hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất theo hƣớng hiện đại hóa.
- Hỗ trợ doanh nghiệp (trƣớc hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa) trở thành
những đối tác trong mạng lƣới CGCN, cung cấp cho doanh nghiệp những giải
pháp về đổi mới công nghệ, khơng vì mục tiêu lợi nhuận.
- Cung cấp dịch vụ ở mức cao nhƣ liên kết hợp tác tổ chức thành công các
liên minh bao gồm: Viện nghiên cứu & Trƣờng đại học + Đơn vị tƣ vấn + Tài
chính + Nhà nƣớc… để thực hiện các dự án đầu tƣ, đổi mới cơng nghệ có quy
mơ lớn và phức tạp
Các hình thức thƣơng mại hóa sản phẩm KH&CN tại sàn giao dịch công
nghệ bao gồm:
- Chuyển nhƣợng giấy phép sáng chế
- Hợp tác nghiên cứu và sản xuất
- Góp vốn cơng nghệ
- Truyền thơng cơng nghệ
- Liên minh chuyển giao
Các nội dung cơ bản của hoạt động thƣơng mại hóa cơng nghệ bao gồm:
- Tổ chức hệ thống thơng tin về cơng nghệ có thể chuyển giao. Phát hành
ấn phẩm thông tin định kỳ giới thiệu các dự án công nghệ tổng hợp định kỳ;
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ triển khai từ thông tin sản phẩm KH&CN đến
hợp đồng CGCN;

18



- Hỗ trợ sau kết nối: đánh giá, định giá, SHTT, đầu tƣ tài chính… Theo
Bùi Văn Quyền (2014).
1.2. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp và doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp (Enterprise) là một tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất/kinh
doanh trên trị trƣờng theo quy định của pháp luật. Pháp luật Việt Nam định
nghĩa doanh nghiệp tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, trong đó mục đích tồn
tại của doanh nghiệp là kinh doanh, định nghĩa này không đề cập đến lợi nhuận
nhƣ một mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp.
Bởi vậy, ngồi khái niệm doanh nghiệp nói chung thì cịn tồn tại thuật ngữ
doanh nghiệp xã hội theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014,
trong đó quy định mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết
vấn đề xã hội, môi trƣờng vì lợi ích cộng đồng, doanh nghiệp xã hội sử dụng ít
nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tƣ nhằm thực
hiện mục tiêu xã hội, môi trƣờng.
Theo Defourny, J. & Nyssens, M. (2008), doanh nghiệp xã hội (Social
enterprise or social business) đƣợc định nghĩa là một doanh nghiệp có các mục
tiêu xã hội cụ thể phục vụ cho mục đích tồn tại của nó. Doanh nghiệp xã hội tìm
lợi nhuận để tối đa hóa lợi ích cho xã hội và mơi trƣờng (profits while
maximizing benefits to society and the environment). Lợi nhuận của chúng chủ
yếu đƣợc sử dụng để tài trợ cho các chƣơng trình xã hội (Their profits are
principally used to fund social programs).
Doanh nghiệp xã hội có các đặc điểm chính nhƣ sau:
- Đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội để tồn tại và phát triển;
- Sử dụng các hoạt động kinh doanh là phƣơng tiện để đạt mục tiêu xã hội;

19



- Sử dụng phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để đầu tƣ cho sự
phát triển của xã hội, trong đó có mục tiêu về KH&CN.
Với nghĩa doanh nghiệp xã hội nhƣ vừa nêu, luận văn này hiểu “mơ hình
doanh nghiệp” để xây dựng sàn giao dịch cơng nghệ là mơ hình doanh nghiệp xã
hội, khơng đặt hồn tồn mục tiêu hoạt động của mình là lợi nhuận, mà đặt mục
tiêu chính cho tồn tại và phát triển vì KH&CN, vì tìm kiếm và chuyển giao cơng
nghệ cho nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh.
1.2.2. Khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp KH&CN có nguồn gốc từ thuật ngữ “doanh nghiệp có nền
tảng công nghệ (technology-based enterprises).
Theo Hesham Salman (2013) doanh nghiệp KH&CN cịn có thể gọi là
cơng ty dựa trên tri thức, công ty dựa trên công nghệ mới (knowledge-based
companies, new technology-based firms), doanh nghiệp KH&CN gồm có các
tiêu chí sau đây:
- Là doanh nghiệp sử dụng kiến thức khoa học và cơng nghệ một cách có
hệ thống và liên tục để sản xuất hàng hoá hoặc đƣa ra thị trƣờng dịch vụ mới có
giá trị gia tăng cao;
- Là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực chiến lƣợc cấp
cao nhất, chẳng hạn nhƣ vi điện tử, công nghệ sinh học, thiết bị y tế, công nghệ
nano, v.v.
- Là doanh nghiệp thực hiện R&D nội bộ hoặc hợp tác chặt chẽ với các
trƣờng đại học và trung tâm nghiên cứu để phối hợp sử dụng kết quả nghiên cứu
vào sản xuất kinh doanh;
Hesham Salman (2013) cũng lƣu ý rằng nhiều công ty khởi nghiệp không
đƣợc coi là công ty dựa trên công nghệ (Many start-ups are not technologybased companies) nếu chúng thỏa mãn 3 tiêu chí trên.
20


Nhƣ vậy, doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất,

kinh doanh dựa trên kết quả nghiên cứu, công nghệ mới, công nghệ cao. Các
doanh nghiệp này thƣờng bắt nguồn từ các viện nghiên cứu, trƣờng đại học hoặc
các cơng ty, tập đồn lớn dƣới hình thức thƣơng mại hố các mơ hình nghiên cứu
thành sản phẩm cung ứng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào đáp ứng các
điều kiện trên đây cũng đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH&CN hoặc có thể
đăng ký nhƣng khơng đƣợc cấp giấy chứng nhận do những nguyên nhân khách
quan, ví dụ doanh nghiệp khơng biết cách mơ tả q trình ƣơm tạo công nghệ
nhƣ thế nào hoặc không thể chứng minh đƣợc công nghệ, kết quả nghiên cứu là
thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình. Do vậy, trong nghiên
cứu này, doanh nghiệp KH&CN không chỉ đƣợc hiểu là các doanh nghiệp đƣợc
chứng nhận doanh nghiệp KH&CN mà còn là những doanh nghiệp chƣa đƣợc
cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN nhƣng mang bản chất của doanh
nghiệp hoạt có hoạt động trên nền tảng khoa học và cơng nghệ: có hoạt động
nghiên cứu khoa học và cơng nghệ và thực hiện sản xuất, kinh doanh dựa trên
những kết quả nghiên cứu do mình tạo ra hoặc đƣợc chuyển giao một cách hợp
pháp.
Ƣơm tạo doanh nghiệp KH&CN là hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân
thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN, hình thành các doanh nghiệp
KHCN, hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN trẻ vƣợt qua giai đoạn khó khăn lúc
khởi nghiệp, hồn chỉnh sản phẩm cơng nghệ, phát triển kinh doanh. Nhiều tổ
chức nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp đƣa ra các tiêu chí, điều kiện cần có để ƣơm
tạo doanh nghiệp KH&CN nhƣ: Cần có các kết quả nghiên cứu khoa học phải là
những sản phẩm cụ thể; Chủ doanh nghiệp/trƣởng nhóm nghiên cứu phải có tinh
thần doanh nhân, tinh thần sáng tạo khởi nghiệp, tâm đắc với sản phẩm
KH&CN; Các sản phẩm thuộc các lĩnh vực ƣu tiên; Có kế hoạch kinh doanh về
21


sản phẩm; Cam kết tham gia các hoạt động khác.. Do đó, việc ƣơm tạo doanh
nghiệp KH&CN bản chất có thể hiểu là sự hỗ trợ của nhà nƣớc hoặc một tổ chức

có chức năng để xây dựng một mơi trƣờng cho việc hình thành hệ sinh thái
doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp.
Đầu tƣ mạo hiểm là đầu tƣ vào những dự án có tiềm năng lợi nhuận cao
nhƣng cũng có độ rủi ro cao. Các nhà đầu tƣ mạo hiểm là các công ty hay cá
nhân cung cấp vốn đầu tƣ, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm phát triển dự án đầu
tƣ và start-up dự án. Đổi lại cho khoản đầu tƣ này, họ nhận một phần cổ phiếu
trong công ty, thƣờng tỷ lệ với khối lƣợng đầu tƣ và mức độ mạo hiểm kèm theo
đầu tƣ đó. Phần hƣởng lợi trong tƣơng lai cho những khoản đầu tƣ mạo hiểm này
gắn liền với sự thành công của công ty mà họ đầu tƣ. Một vụ đầu tƣ mạo hiểm
thƣờng có thời hạn dài (từ 3-7 năm) và thƣờng kéo dài hơn một chu kỳ kinh
doanh. Ngồi ra, có thể hiểu đầu tƣ mạo hiểm là việc cung cấp vốn tài chính cho
các cơng ty ở giai đoạn khởi đầu có tín hiệu tăng trƣởng.
1.2.3. Vai trị của doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ
Doanh nghiệp KH&CN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội, thể hiện trên các khía cạnh:
- Thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN: doanh nghiệp KH&CN là
đội qn đi đầu, có vai trị quan trọng trong việc khai thác các giá trị tài sản vơ
hình tiềm ẩn và vô hạn của mỗi quốc gia. Thông qua hoạt động thƣơng mại hoá
các thành quả nghiên cứu khoa học, doanh nghệp KH&CN tạo ra các sản phẩm
có hàm lƣợng giá trị cơng nghệ cao có khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị thặng
dƣ lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế. Trong
bối cảnh tồn cầu hóa thƣơng mại, xu hƣớng đầu tƣ quốc tế và phát triển nền
kinh tế dựa trên tri thức ngày càng mạnh mẽ và khẳng định lợi thế vƣợt trội thì
sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có hàm lƣợng chất xám cao, phát huy đƣợc lợi thế
22


so sánh của các ngành công nghiệp nội địa sẽ tạo nên sức mạnh và năng lực cạnh
tranh về kinh tế của mỗi quốc gia;
- Nơi khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ tạo nên sức cạnh tranh của

nền kinh tế: Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp KH&CN chính là nơi khai
thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ, biến nguồn tài ngun vơ giá này trở thành vật
chất, lợi nhuận bằng việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh và những
tài sản này sẽ đƣợc cải tiến tích cực qua thời gian ứng dụng vào thực tế. Sức
mạnh của nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng của các ngành công nghiệp và các
doanh nghiệp nội địa trong việc tiếp thu, khai thác, cải tiến và phát triển công
nghệ để sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có hàm lƣợng giá trị trí tuệ cao hơn. Đây
chính là lợi thế của nền kinh tế quốc gia, nhờ sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ cao
thƣờng có giá thành cao hơn, hiệu suất cao hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn gấp
nhiều lần so với những sản phẩm thô sơ là kết quả của lao động giản đơn.
- Nơi tập trung đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng: Kinh nghiệm phát triển
của các nền kinh tế cơng nghiệp hóa cho thấy có mối tƣơng quan mật thiết giữa
chi phí đầu tƣ cho nghiên cứu ứng dụng và tỷ lệ phát triển khu vực doanh nghiệp
cơng nghệ, tài sản trí tuệ – sản phẩm của nghiên cứu khoa học là vật liệu sản
xuất của doanh nghiệp công nghệ, ngƣợc lại, giá trị vật chất to lớn mà doanh
nghiệp công nghệ tạo ra, là nguồn vốn kích thích đầu tƣ cho nghiên cứu và cải
tiến khơng ngừng. Xu hƣớng đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học của các quốc gia
trên thế giới đang có sự thay đổi về cơ cấu và bản chất, từ việc chỉ chú trọng đến
đầu tƣ nghiên cứu thuần túy, mà sản phẩm là những cơng trình khoa học mang
tính hoc thuật, lý thuyết, chính phủ các nƣớc đã chuyển trọng tậm đầu tƣ sang
nghiên cứu ứng dụng. Nói cách khác, đã có sự biến đổi cơ bản về chất với cơ chế
quản lý mới trong chính sách đầu tƣ của các quốc gia, trong đó tính thực tiễn
(khả năng ứng dụng) đƣợc gắn với nghiên cứu, nói cách khác, mục tiêu của
23


×