Tải bản đầy đủ (.pdf) (436 trang)

Kỷ yếu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 436 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM:
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chương trình Đồng hành Cùng Doanh nghiệp khởi nghiệp

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
NĂM 2019



KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NĂM 2019
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chương trình Đồng hành Cùng Doanh nghiệp khởi nghiệp
1. BAN CHỈ ĐẠO
TT

Họ và tên

1.

PGS.TS. Phạm Hồng Chương

2.


PGS.TS. Bùi Đức Thọ

3.

PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu

Chức vụ/ Đơn vị

Nhiệm vụ

Hiệu trưởng

Trưởng ban

Phó Hiệu trưởng

Phó Trưởng ban

Trưởng Khoa QTKD

Ủy viên thường trực

2. BAN TỔ CHỨC VÀ THƯ KÝ HỘI THẢO
TT

Họ và tên

Chức vụ/ Đơn vị

Nhiệm vụ


Phó Hiệu trưởng

Trưởng ban

Trưởng Khoa QTKD

Phó trưởng ban

Phó trưởng Phòng QLKH

Ủy viên

Trưởng phòng Tổ chức cán bộ

Ủy viên

1.

PGS.TS. Bùi Đức Thọ

2.

PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu

3.

TS. Trịnh Mai Vân

4


PGS.TS. Bùi Huy Nhượng

5.

PGS.TS. Phạm Bích Chi

Trưởng phịng TC – KT

Ủy viên

6.

ThS. Bùi Đức Dũng

Trưởng phịng Tổng hợp

Ủy viên

7.

ThS. Nguyễn Hồng Hà

Trưởng phịng CTCT&QLSV

Ủy viên

8.

TS. Nguyễn Đình Trung


Trưởng phịng Quản trị thiết bị

Ủy viên

9.

TS. Vũ Trọng Nghĩa

Trưởng phịng Truyền Thơng

Ủy viên

Bí thư Đồn trường

Ủy viên

Phòng QLKH

Ủy viên

12. TS. Hà Sơn Tùng

Trưởng BM Quản trị DN

Ủy viên

13. TS. Trương Tuấn Anh

Phó trưởng Khoa QTKD


Ủy viên

14. TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trưởng Bộ môn VHKD

Ủy viên

Trưởng BM Quản trị chất lượng

Ủy viên

10. ThS. Nguyễn Nhất Linh
11. CN. Bùi Huy Hồn

15. PGS.TS. Đỗ Thị Đơng

i


Chức vụ/ Đơn vị

Nhiệm vụ

16. TS. Nguyễn Thu Thủy

Trưởng BM QTKD Tổng hợp

Ủy viên


17. TS. Nguyễn Kế Nghĩa

GĐ TT Tư vấn Doanh nghiệp

Ủy viên

18. TS. Đoàn Xuân Hậu

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

19. TS. Đặng Thị Kim Thoa

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

20. ThS. Tạ Thu Phương

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

21. ThS. Trần Mạnh Linh

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên


22. ThS. Nguyễn Thị Phương Linh

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

GĐ Cơng try Cổ phần Thiên Lộc

Phó trưởng ban

TT

Họ và tên

23. ThS. Nguyễn Tất Sơn

3. BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU
TT

Họ và tên

Chức vụ/ Đơn vị

Nhiệm vụ

1.

PGS.TS. Lê Công Hoa


Khoa Quản trị Kinh doanh

Trưởng ban

2.

GS.TS. Nguyễn Thành Độ

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

3.

PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

4.

PGS.TS. Ngô Kim Thanh

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

5.


PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

6.

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

7.

PGS.TS. Dương Thị Liễu

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

8.

PGS.TS. Trần Việt Lâm

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên


9.

PGS.TS. Vũ Minh Trai

Khoa Quản trị Kinh doanh

Ủy viên

10

PGS.TS. Đỗ Thị Đông

Trưởng BM Quản trị chất lượng

Ủy viên

11

TS. Hà Sơn Tùng

Trưởng BM Quản trị DN

Ủy viên

12

TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trưởng BM Văn hóa kinh doanh


Ủy viên

13

TS. Nguyễn Thu Thủy

Trưởng BM QTKD tổng hợp

Ủy viên

14

TS. Vũ Hoàng Nam

Khoa Quản trị kinh doanh

Ủy viên

15

TS. Ngô Thị Việt Nga

Khoa Quản trị kinh doanh

Ủy viên

ii


MỤC LỤC

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VÀ KINH NGHIỆM VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: CƠ
HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO KHỞI NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO ....................................................................................................... 1
TS. Đoàn Xuân Hậu, TS. Nguyễn Thị Phương Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TS. Nguyễn Thị Kim Chi
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
NCS. Nguyễn Quỳnh Trang
Học viện Ngân hàng

2.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO TRƯỚC YÊU CẦU CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ..................... 13
ThS. Nguyễn Thị Thu Hương
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Cơng nghiệp

3.

ĐỔI MỚI MƠ HÌNH KINH DOANH TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ........................................ 21
PGS.TS. Trần Việt Lâm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.


KHỞI NGHIỆP FINTECH TỪ CƠ HỘI CÁCH MẠNG 4.0 ................... 32
ThS. Lưu Huỳnh
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật cơng nghiệp

5.

KHỞI SỰ KINH DOANH VỚI MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP GIA ĐÌNH.. 39
PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi Dung
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

6.

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NHẰM PHÒNG NGỪA TRANH CHẤP
QUẢN TRỊ NỘI BỘ CÔNG TY ĐỂ KHỞI NGHIỆP BỀN VỮNG ......... 54
iii


ThS. Lữ Thị Ngọc Diệp
Trường Đại học Lao động - Xã hội
7.

CƠ CHẾ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO KINH NGHIỆM CỦA ẤN ĐỘ, SINGAPORE VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI
VIỆT NAM ..................................................................................................... 69
ThS. Bùi Thị Bích Thuận
Trường Đại học Cơng đồn

8.

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

NHÌN TỪ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC .................................................... 82
Lê Vũ Thanh Tâm
Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính

9.

THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP DU LỊCH TRONG THỜI ĐẠI CƠNG
NGHIỆP 4.0 - THỰC TIỄN MƠ HÌNH DU LỊCH 4.0 TẠI BỒ ĐÀO NHA .. 95
ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga
Trường Đại học Huế - Khoa Du Lịch

10. KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP TỪ MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRÊN THẾ GIỚI – BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ................................... 110
ThS. Nguyễn Thị Dung
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
11. PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BÀI HỌC CHO THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG ................................................................................................ 122
PGS.TS. Vũ Minh Trai
Khoa QTKD, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

iv


PHẦN II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
VỚI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM
12. VAI TRỊ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC VÀ GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI
Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ........................... 133
NCS. Huỳnh Thúc Hiếu
NCS. Dương Thị Phương Hạnh

Trường Đại học Lạc Hồng
13. Ý ĐỊNH, ĐỘNG CƠ VÀ MONG MUỐN KHỞI NGHIỆP CỦA
THANH NIÊN HIỆN NAY ......................................................................... 144
TS. Nguyễn Tuấn Anh
Viện Nghiên cứu Thanh niên
14. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KHỞI NGHIỆP TỚI DỰ ĐỊNH
KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ............................................................ 157
TS. Nguyễn Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
15. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH
DOANH THÁI NGUYÊN ........................................................................... 169
TS. Vũ Quỳnh Nam
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
16. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC ........................................................................................... 183
NCS. Huỳnh Thúc Hiếu
Trường Đại học Lạc Hồng
17. ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN KINH TẾ VỀ KIẾN THỨC HUY
ĐỘNG VỐN TRONG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ......................................................... 192
NCS. Vũ Thị Thanh Bình
Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội
NCS. Hồng Thị Hương
Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội

v


18. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 201

TS. Đặng Thị Kim Thoa, NCS. Nguyễn Ngọc Điệp
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
19. DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO - THỰC TIỄN VÀ XU
THẾ PHÁT TRIỂN ..................................................................................... 210
ThS. Nguyễn Chu Du
Trường Đại học Cơng đồn
Nguyễn Thị Thùy Dung
Trường Đại học Luật Hà Nội
20. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO HIỆN NAY ............................................................ 222
ThS. Nguyễn Thị Trang
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
21. CÁC YẾU TỐ VỐN NHÂN LỰC ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA MỚI THÀNH
LẬP TẠI VIỆT NAM .................................................................................. 230
NCS. Nguyễn Dụng Tuấn
Trường Đại học Cơng nghiệp TP Hồ Chí Minh/Cơ sở Thanh Hóa
22. PHÁT TRIỂN KHỞI NGHIỆP TRONG ĐẤU THẦU TƯ VẤN GIÁM
SÁT THI CƠNG XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH ........................................ 255
NCS. Trần Mạnh Linh, TS. Hà Sơn Tùng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

vi


PHẦN III. MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
TẠI VIỆT NAM - CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
23. CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM ..................................................................... 267
ThS. Trần Phạm Huyền Trang

ThS. Trần Ngọc Phương Thảo
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn
24. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI
NGHIỆP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................. 276
TS. Nguyễn Thị Phương Lan
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
25. CÁC CHÍNH SÁCH TRAO ĐỔI VÀ ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ
HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở
VIỆT NAM ................................................................................................... 286
Nguyễn Thị Thùy Dung
Trường Đại học Luật Hà Nội
26. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG SÁNG NGHIỆP:
NGHIÊN CỨU TỪ GÓC ĐỘ THỂ CHẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM ........................................................ 298
TS. Bùi Anh Tuấn
Công ty Cổ phần Hà Nội - Hưng Yên
PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
27. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM..................................................... 318
ThS. Nguyễn Phương Linh
Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Cơng nghiệp
28. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM ......................................................... 330
ThS. Nguyễn Thu Hà
Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh

vii



29. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ
NHÂN VIỆT NAM. ..................................................................................... 347
TS. Phạm Hương Thảo
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
30. KHUYẾN NGHỊ CHO XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
KỸ THUẬT SỐ Ở VIỆT NAM................................................................... 361
Đỗ Thị Hoa Liên
Trường Đại học Lao động - Xã hội CSTP.HCM
31. THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................... 374
TS. Bùi Thanh Tuấn ........................................................................... 374
Bộ Công an
ThS. Nguyễn Cảnh Dương
Bộ Công an
32. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT NAM THỜI KỲ CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ....................................................................... 381
ThS. Nguyễn Thị Diệu Thanh
Trường Đại học Quảng Bình
33. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHỈ SỐ TÍN NHIỆM NGƯỜI LÃNH
ĐẠO TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ...................... 399
ThS. NCS. Nguyễn Trí Duy
Tổng cục Thống kê

viii


ĐỀ DẪN HỘI THẢO
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Kính thưa các quý vị đại biểu!
Thay mặt lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi nhiệt liệt chào mừng
các quý vị đại biểu, các nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp và các bạn nghiên cứu
sinh, học viên, sinh viên đã dành thời gian tham dự Hội thảo khoa học quốc gia: “Khởi
nghiệp sáng tạo ở Việt Nam: Cơ hội phát triển bền vững” do Trường Đại học Kinh tế
quốc dân và Công ty cổ phần Thiên Lộc đồng tổ chức hôm nay.
Kính thưa q vị!
Làn sóng khởi nghiệp (Startup) đã lan tỏa khắp nơi trên thế giới, truyền cảm
hứng cho những người có ý tưởng và mong muốn thực hiện kinh doanh và góp phần
thúc đẩy, phát triển kinh tế. Xuất phát từ những năm 90, các doanh nghiệp startup
thường hay bị định dạng là một công ty công nghệ. Từ những năm đầu của thế kỷ 21,
Startup ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, người ta có thể bắt đầu khởi nghiệp ở
nhiều lĩnh vực khác nhau, startup được xác định từ tính sáng tạo đổi mới, quy mơ và
tốc độ tăng trưởng của nó hơn là lĩnh vực mà nó hoạt động.
Startup đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên
thế giới, với nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập, cùng với đó là các cơng
việc mới được tạo ra và thu nhập, đời sống của người dân ngày càng tốt hơn. Startup
thường gắn liền với việc tạo ra các doanh nghiệp mới, các sản phẩm/dịch vụ mới,
hoặc quy trình hoạt động mới của một cơng ty. Điều đó phần nào giúp nâng cao năng
lực đổi mới, năng lực cạnh tranh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc
gia. Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã sớm nhận ra tinh thần khởi nghiệp là
động lực phát triển xã hội mới và kêu gọi cả đất nước cùng nhau phát triển tinh thần
khởi nghiệp. Mỹ lấy tinh thần khởi nghiệp làm lợi thế cạnh tranh chủ đạo, duy trì vị
thế nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thay vì coi trọng dịng dõi, truyền thống… người
Mỹ coi trọng những cá nhân sẵn sàng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành cơng, bất kể
người đó ở địa vị nào trong xã hội.
Kính thưa quý vị đại biểu!
Khát vọng “Việt Nam 2035” là đến năm 2035, năng lực đổi mới sáng tạo của
Việt Nam được nâng cao, cơ bản dựa trên những nền tảng vững mạnh của hệ thống

đổi mới sáng tạo quốc gia. Trước hết các doanh nghiệp tư nhân cần phát triển năng
động với chất lượng quản trị và năng lực đổi mới sáng tạo được nâng cao, hấp thụ
ix


những tri thức tiên tiến để tạo ra những hàng hóa có giá trị gia tăng. Tuy nhiên, theo
đánh giá của WEF (2016), Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Myanmar,
Lào… phát triển kinh tế còn phụ thuộc khá nhiều vào khai thác tài nguyên; Trung
Quốc, Thái Lan và Indonesia … phát triển kinh tế dựa vào tính hiệu quả; trong khi
đó tại các quốc gia hàng đầu Châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc thì sự phát
triển kinh tế chủ yếu dựa vào sáng tạo. Vì vậy, để phát triển và đạt mục tiêu của “Khát
vọng Việt Nam 2035”, thì Việt Nam cần thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành hàng loạt chủ trương,
chính sách nhằm đổi mới mơ hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng và
thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo như Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01
tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng,
nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh
tế; Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11
năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng
cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;
Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch
cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2020
là xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững …
cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp quy
mơ lớn, nguồn lực mạnh… Hàng năm, khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có
hoạt động đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 35/CQ-CP ngày 16 tháng 5
năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 cũng xác định mục tiêu

đến năm 2020 là xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển
bền vững…
Bên cạnh đó, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã được Quốc
hội chính thức thơng qua ngày 12/6/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 chứa
đựng các nội dung về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (về cơ sở vật chất, đào
tạo-huấn luyện, thu hút đầu tư,…) và đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (như
miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn đối với thu nhập từ khoản đầu tư
vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo của nhà đầu tư; căn cứ điều kiện ngân sách địa
phương, giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc được quy định trong Luật).

x


Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi đã được Quốc hội chính thức thơng qua
ngày 13/6/2017 bao gồm một số nội dung liên quan tới doanh nghiệp khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: (i) Khẳng định chính sách
của Nhà nước đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (ii)
Quyền đối với kết quả nghiên cứu khoc học và phát triển công nghệ; (iii) “Nhà nước
tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, công nhận, đăng
ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới cho tổ chức, cá nhân thực hiện thương
mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công
nghệ.” (khoản 8, Điều 36); (iv) Các tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo được hưởng ưu đãi về thuế; (v) Có các chính sách thúc đẩy cá nhân và
nhóm cá nhân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo khai thác, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ.
Khơng những thế, Chính phủ đang nỗ lực để xây dựng, thúc đẩy sự phát triển
của hệ sinh thái khởi nghiệp. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025” được phê duyệt tại quyết định số 844/QĐ-TTg ngày
18/05/2016 đã đưa ra các hoạt động tích cực tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy,

hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng
trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới
như xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng khu
tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ ngân sách để tổ chức sự
kiện Ngày hội khởi nghiệp quốc gia với quy mô quốc tế;…
Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy nhận thức về khởi nghiệp còn khá đơn
giản, mở một doanh nghiệp, một cơ sở kinh doanh được xem là khởi nghiệp. Nhưng,
để hướng tới một nền kinh tế cất cánh, không thể chỉ mở một doanh nghiệp, một đơn
vị kinh doanh mà mình làm chủ là đủ. Những dự án khởi nghiệp chỉ đơn thuần dựa
trên bắt chước, thiếu đi sự sáng tạo thì giá trị gia tăng được tạo ra là khá thấp cho dù
có thể tạo cơng ăn việc làm cho một số lượng nhỏ lao động, nhưng lại có thể thâm
dụng tài ngun, hoặc nhanh chóng thất bại vì sẽ lại đối mặt với sự bắt chước của
những người mới. Theo Bloomberg, đa phần những doanh nhân khởi nghiệp thường
gặp thất bại trong những giai đoạn đầu tiên, cứ khoảng 10 dự án kinh doanh thì có
đến 8 dự án thất bại trong 18 tháng đầu. Nghiên cứu của Small Business
Administration chỉ ra rằng có một nửa doanh nghiệp mới tồn tại được trong 5 năm
đầu và chỉ 1/3 số doanh nghiệp này tồn tại được trong 10 năm. Trung bình chung,
trên 90% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại (Marmer, Hermann & Berman, 2011) và
hầu hết là do các doanh nghiệp tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc vào những sản

xi


phẩm và dịch vụ không như kỳ vọng (Nobel, 2011). Thống kê của Topica Founder
Institute (2016) về các mơ hình khởi nghiệp thành công ở Việt Nam cho thấy, chỉ có
khoảng 28 startup tạm xem là thành cơng, tức là thỏa mãn được một trong các tiêu
chí có định giá từ 10 triệu USD hoặc doanh thu từ 2 triệu USD hoặc có từ 100 nhân
viên hoặc đã gọi vốn vịng 2 hoặc đã bán được cơng ty với giá tốt. Các startup này
đều học hỏi và bản địa hoá từ mơ hình đã thành cơng ở nước ngồi.
Và tại ngày hội “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 – Techfest

2017” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức ngày 14/11/2017, Phó thủ tướng
Vũ Đức Đam đã liệt kê 10 vấn đề khó khăn của các startup Việt Nam. Đó là vốn; cơ
chế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp; các thủ tục giấy tờ; các vấn đề liên
quan đến sở hữu trí tuệ; chính sách cho các nhà đầu tư khởi nghiệp; không gian làm
việc chung (vườn ươm khởi nghiệp); vấn đề truyền tinh thần khởi nghiệp sáng tạo
cho sinh viên ở các trường đại học; tính sẵn sàng đón nhận, quảng bá startup của các
doanh nghiệp lớn và cuối cùng là chính sách thuế.
Chính vì vậy, nhằm nâng cao nhận thức về khởi nghiệp sáng tạo, tăng cường
hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về khởi nghiệp sáng tạo tại trường Đại học và
thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân và Tổ chức Hỗ trợ khởi nghiệp V-Startup, Công ty cổ phần Thiên Lộc đồng tổ
chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam: Cơ hội phát
triển bền vững”.
Sau hơn 6 tháng chuẩn bị, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được sự ủng hộ và
tham gia của nhiều nhà nghiên cứu với gần 40 bài viết, trong đó 33 bài viết có chất
lượng đã được lựa chọn và in trong Kỷ yếu Hội thảo. Các bài viết tập trung làm rõ (i)
Những vấn đề cơ bản và kinh nghiệm về khởi nghiệp sáng tạo; (ii) Trường đại học và
doanh nghiệp với khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam; (iii) Môi trường thể chế khởi
nghiệp sáng tạo tại Việt Nam - cơ hội phát triển bền vững.
Hội thảo hôm nay sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp,
các bạn nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên chia sẻ những quan điểm, tư tưởng và
những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam theo
hướng bền vững. Với tinh thần đó, Hội thảo sẽ tập trung làm rõ những nội dung sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo và phân biệt khởi nghiệp
sáng tạo với khởi sự kinh doanh, lập nghiệp, khởi nghiệp.
Thứ hai, khẳng định vai trò của trường đại học và doanh nghiệp với hoạt động
khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.
xii



Thứ ba, làm rõ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam theo
hướng phát triển bền vững.
Tôi tin tưởng rằng mỗi đại biểu, nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp và cựu
sinh viên, học viên, sinh viên tham dự Hội thảo ngày hôm nay đều là những người
tâm huyết và am hiểu về khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam. Sự chia sẻ quan điểm, ý
tưởng của Quý vị đại biểu, bình luận về những vẫn đề đặt ra sẽ góp phần quan trọng
cho thành cơng của Hội thảo qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng
tạo ở Việt Nam theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.
Thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi trân trọng cảm ơn Công ty cổ phần Thiên
Lộc đã phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc mời
chuyên gia cũng như chuẩn bị nội dung và điều kiện vật chất cho các hoạt động của
Hội thảo; và đặc biệt cảm ơn các nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp và cựu sinh
viên, học viên, sinh viên đã quan tâm gửi bài viết và dành thời gian tham dự cũng
như có như có những ý kiến thảo luận và chia sẻ trong Hội thảo hơm nay, góp phần
thúc đẩy hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo theo hướng bền vững ở Việt Nam.
Kính chúc Quý vị đại biểu nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng cảm ơn!

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

xiii



PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VÀ KINH NGHIỆM VỀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO




CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO KHỞI NGHIỆP
VÀ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO1
TS. Đoàn Xuân Hậu, TS. Nguyễn Thị Phương Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TS. Nguyễn Thị Kim Chi
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
NCS. Nguyễn Quỳnh Trang
Học viện Ngân hàng
Tóm tắt
Từ những năm đầu của thế kỷ 21, start-up ngày càng được nhắc đến nhiều hơn
và sự thành công của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp khiến phong trào này sôi nổi
hơn bao giờ hết. Nhưng thế nào là khởi nghiệp? Việc bắt đầu một hoạt động kinh
doanh nào đó có thể được xem là khởi nghiệp hay không? Làm sao để thúc đẩy một
nền kinh tế khởi nghiệp theo đúng nghĩa “start-up”? Bài viết này được thực hiện dựa
trên tổng quan tài liệu nhằm làm rõ nội hàm của thuật ngữ “start-up”; các yếu tố
ảnh hưởng tới ý định và quá trình start-up; tìm hiểu các tiêu chí đánh giá hiệu quả
hoạt động của các start-up; từ đó rút ra một số kết luận về Start-up và định hướng
cho việc lựa chọn các tiêu chí đo lường hiệu quả của các start-up/khởi nghiệp sáng
tạo tại Việt Nam.
Từ khóa: khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, hiệu quả hoạt động
1. Khái niệm về khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo
Khởi nghiệp (Start-up) đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở
nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập, cùng
với đó là các cơng việc mới được tạo ra và thu nhập, đời sống của người dân ngày
càng tốt hơn (Drucker, 1985; Gorman và cộng sự, 1997). Khởi nghiệp thường gắn
liền với việc tạo ra các doanh nghiệp mới, các sản phẩm/dịch vụ mới, hoặc quy trình
hoạt động mới của một cơng ty. Điều đó phần nào giúp nâng cao năng lực đổi mới,
năng lực cạnh tranh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia (Thurik và
Wennekers, 2004). Gần đây, Abdullah Azhar và cộng sự (2010) tiếp tục khẳng định

sự phát triển các hoạt động start-up góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm cho xã hội,
giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở nhiều quốc gia. Đồng quan điểm đó, Nafukho và Helen
Muyia (2010) chứng minh rằng start-up là điều sống còn trong việc tạo ra và hoàn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Thành phố “Thực trạng, giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn 2030” - Mã
số: 01X-10/04-2018-2
1

1


thiện một nền kinh tế mạnh khỏe. Cũng chính về thế, hướng nghiên cứu về start-up
được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới và ở cả Việt Nam.
Có nhiều khái niệm về khởi nghiệp được các nhà nghiên cứu đưa ra theo các
góc độ tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau. Theo quan niệm khởi nghiệp là bắt
đầu một cái mới, thì khởi nghiệp bao gồm các hoạt động cần thiết để tạo ra hoặc hình
thành một doanh nghiệp mới (Leibenstein, 1968) hoặc tạo ra một tổ chức mới
(Gartner, 1988; Cromie, 2000). Eric Ries (2012) cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp
là một định chế/tổ chức được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch
vụ mới trong các điều kiện cực kỳ khơng chắc chắn.
Từ góc độ doanh nhân/người chủ tổ chức (doanh nghiệp) mới, khởi nghiệp
là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới và tự làm chủ
nhằm mục đích làm giàu (Wortman, 1987), hoặc khởi nghiệp là việc bắt đầu tạo lập
một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh
doanh (Macmillan, 1993). “Khởi nghiệp là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân
giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình” hoặc “Khởi nghiệp là lựa chọn
nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của
chính mình”. Hơn nữa, Hisrich và Peters (2002) tuyên bố rằng khởi nghiệp có liên
quan nhiều đến một số đặc tính cá nhân như khả năng sáng tạo, độc lập và chấp
nhận rủi ro.

Từ góc độ khai thác các cơ hội kinh doanh, khởi nghiệp là một quá trình một
cá nhân nhìn nhận và đánh giá các cơ hội kinh doanh, thu thập các nguồn lực cần thiết
và bắt đầu các hành động thích hợp để khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh
(Nwachukwu, 1990). Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là việc phát hiện ra cơ hội và tạo
ra các hoạt động kinh tế mới, thường thông qua việc thành lập một tổ chức mới
(Reynolds, 1995). Tương tự, khởi nghiệp là việc xác định và khai thác có hiệu quả cơ
hội kinh doanh (Shane và Venkataraman, 2000), khởi nghiệp là một quá trình một cá
nhân tìm kiếm cơ hội không cần xét đến những nguồn lực mà họ hiện đang kiểm soát
(Baringer & Ireland, 2010); hay khởi nghiệp là sự sẵn lòng và khả năng của một cá
nhân trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư; và có thể thành lập, điều hành một doanh
nghiệp thành công dựa trên việc nhận biết cơ hội trong một môi trường kinh doanh
(Okpara, 2000). Khởi nghiệp là một q trình một cá nhân tìm kiếm cơ hội khơng cần
xét đến những nguồn lực mà họ hiện đang kiểm soát (Baringer và Ireland, 2010).
Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ giai đoạn bắt đầu khởi phát quá trình hoạt động
của một công ty. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn
bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin
rằng có nguồn cung. Định nghĩa này cũng trùng khớp với định nghĩa của Aswath
Damodaran (2009). Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các start-up với

2


quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu khơng có nguồn vốn hỗ trợ
từ các quỹ đầu tư.
Tiếp cận dưới góc độ trách nhiệm xã hội, khởi nghiệp là quá trình làm mới và
tạo ra sự khác biệt với mục đích đem lại sự giàu có cho cá nhân và tạo ra các giá trị
mới cho xã hội. Sự hiểu biết này phản ánh chức năng xã hội của kinh doanh là mang
lại lợi ích cho cơng chúng chứ không chỉ đơn thuần theo đuổi lợi nhuận cá nhân (Kao,
1993). Điều này liên quan đến khái niệm về doanh nghiệp xã hội, đề cập đến hoạt động
sáng tạo với mục tiêu xã hội trong khu vực lợi nhuận hoặc trong khu vực phi lợi nhuận,

hoặc trong các hình thức cấu trúc kết hợp hai ngành này (Dees, 1998). Đồng quan điểm
đó, Tan và cộng sự (2005), cho rằng cần nhận thức khởi nghiệp từ khía cạnh xã hội, cụ
thể khởi nghiệp khơng chỉ với mục đích tạo ra sự giàu có cho cá nhân và mà cần nhìn
nhận khởi nghiệp ở những giá trị đem lại cho xã hội.
Trong khi đó, khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo (Start-up) chưa có sự thống
nhất. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật số
04/2017/QH14 ban hành ngày 12/06/2017, có hiệu lực từ 01/01/2018) định nghĩa
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được
thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình
kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh. Như vậy, ba tiêu chí cơ bản để
xác định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là: (i) Tư cách pháp lý: phải là doanh
nghiệp, (ii) Hoạt động: Phải dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ hoặc mơ hình
kinh doanh mới và (iii) Triển vọng: Có khả năng tăng trưởng nhanh. Định nghĩa này
tương đối phù hợp với các định nghĩa thông dụng về startup ở nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là về các yếu tố liên quan tới hoạt động sáng tạo và triển vọng phát
triển. Dự thảo Thông tư về Quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo đưa ra
định nghĩa: “Khởi nghiệp sáng tạo là quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh
và hình thành mơ hình kinh doanh có giá trị gia tăng cao, có khả năng tăng trưởng
nhanh thông qua ứng dụng các thành tựu nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công
nghệ, quản lý để nâng cao hiệu quả kinh tế, năng suất, chất lượng hoặc giá trị của
sản phẩm”.
Bên cạnh đó, Theo Quyết định 844/QĐ-TTg: DN KNST được hiểu là là doanh
nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ,
mơ hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp KNST có thời gian hoạt động khơng q 5
năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Trong khi đó, Ekaterina Nagui (2015), start-up nhìn chung là một việc kinh
doanh mới, dựa trên một ý tưởng sáng tạo hoặc cơng nghệ có thể cung cấp lợi thế
cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, Start-up cũng có thể dựa các khía cạnh khác như
điều chỉnh những cơng nghệ hiện tại cho mục đích mới, đặt ra một mơ hình kinh


3


doanh mới để mở ra các giá trị trước đây chưa được tìm ra, hoặc thậm chí mang sản
phẩm hay dịch vụ đến một địa điểm mới hoặc nhóm khách hàng trước đây chưa được
phục vụ. Trong tất cả các trường hợp này, sự sáng tạo đổi mới là chìa khóa đưa đến
thành cơng cho cơng ty khởi nghiệp sáng tạo (Paul Graham, 2012).
Hay như hiệp hội khởi nghiệp Châu Âu (2016) cho rằng: Start-up là doanh
nghiệp hoạt động dưới 10 năm; doanh nghiệp phát triển dựa trên nền tảng cơng nghệ
mới hoặc mơ hình kinh doanh mới và có sự tăng trưởng nhanh về nhân viên hoặc
khách hàng.
Như vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được thành lập
trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới và có khả
năng tăng trưởng nhanh, có thời gian hoạt động khơng q 5 năm kể từ ngày được
cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
2. Doanh nghiệp khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo thành cơng là gì?
Doanh nghiệp khởi nghiệp thành công (hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
khởi nghiệp) khơng có định nghĩa duy nhất, và do đó đã được định nghĩa khác nhau
trong kinh doanh, tâm lý học và xã hội học (Van Praag, 2003). Trong nhiều nghiên
cứu trước đây, doanh nghiệp khởi nghiệp thành công là thường là doanh nghiệp đạt
được kết quả tài chính và/hoặc có sự tăng trưởng về lợi nhuận.Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu gần đây khơng đồng tình với quan điểm này (Kiviluoto, 2013). Fried và
Tauer (2015) cho rằng ở giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp thường doanh nghiệp tập trung
vào thiết lập, xây dựng công ty và mở rộng khách hàng chứ không phải phát triển
doanh thu và lợi nhuận. Đôi khi, với một doanh nghiệp khởi nghiệp thì có lợi nhuận
đã có thể được coi là thành công trong kinh doanh (Brännback và cộng sự, 2010;
Davidsson và cộng sự, 2009).
Đồng quan điểm đó, Van Praag (2003) cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp có
thời gian hoạt động (thời gian tồn tại) trên 5 năm có thể coi là thành cơng. Thời gian
hoạt động của một doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành kinh doanh càng lâu năm

thì thường phản ánh tốt hơn hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đó.
Hoặc như một qquan điểm khác, Cooper và Artz (1995), Chandler và Hanks,
(1993) cho rằng doanh nghiệp khởi nghiệp thành cơng có thể được đánh giá với sự
hài lòng của chủ doanh nghiệp/ dự án khởi nghiệp về kết quả hoạt động của doanh
nghiệp/dự án khởi nghiệp, hay có thể là cảm nhận (mãn nguyện hoặc thất vọng…)
của chủ doanh nghiệp khi sự nghiệp kinh doanh kết thúc (Hill, 2013).
Không những thế, một số nghiên cứu gần đây về hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp khởi nghiệp của Fried và Tauer (2015), Bianchi và Biffignandi
(2012) cho rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không chỉ dựa trên các chỉ

4


số tài chính và thời gian tồn tại mà cần đánh giá trên chỉ tiêu chuyển đổi đầu vào
thành kết quả đầu ra. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo thành công là doanh nghiệp tạo ra kết quả đầu ra nhiều hơn với ít đầu vào
hơn so với các công ty khác hoặc so với đối thủ cạnh tranh (Fried & Tauer, 2015,
Bianchi & Biffignandi, 2012).
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo
Kết quả tổng quan các cơng trình nghiên cứu cho thấy có nhiều nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cách thức đo
lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Venkatraman và Ramanujam (1986) cho
rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được xem xét ở nhiều góc độ như thuật
ngữ sử dụng, đơn vị phân tích (cá nhân, nhóm, bộ phận, tổ chức) cũng như công cụ
đo lường. Quan niệm hẹp nhất về hiệu quả hoạt động tập trung vào việc sử dụng kết
quả kinh doanh với các chỉ số tài chính như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận (phản
ánh theo tỷ lệ như hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA), hệ số sinh lợi của vốn chủ
sở hữu (ROE), hệ số sinh lợi trên doanh thu (ROS)), thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Một
khái niệm rộng hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là ngồi các chỉ số tài

chính thì sẽ nhấn mạnh vào các chỉ số hiệu quả hoạt động (nghĩa là phi tài chính).
Các chỉ số này bao gồm chỉ số phát triển thị trường (thị phần, số khách hàng mới, sự
tin tưởng của khách hàng, hiệu quả tiếp thị, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ…),
chỉ số phát triển nội bộ (tính khoa học của quy trình quản lý, điều hành doanh nghiệp;
các biện pháp hiệu quả trong áp dụng/ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh
doanh..), chỉ số chuẩn bị cho tương lai (giới thiệu sản phẩm mới, thị trường mới, đầu
tư cho nghiên cứu và phát triển).
Đồng quan điểm đó, Kaplan và Norton (2008) trong Tạp chí Harvard Business
Review đưa ra Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC) gồm các chỉ tiêu báo
tài chính và phi tài chính về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, các chỉ
tiêu phi tài chính tập trung vào ba mảng chính là (i) mức độ hài lòng của khách hàng,
(ii) mối quan hệ nội bộ và (iii) khả năng phát triển của công ty. Hoque (2007) cũng
đo lường các yếu tố phi tài chính trên ba khía cạnh: (i) khách hàng, (ii) quy trình nội
bộ và (iii) học hỏi và phát triển nhưng theo cách khác. Từ góc độ khách hàng, các tiêu
chí đó là thị phần, sự hài lòng của khách hàng, giao hàng đúng hạn, chi phí bảo hành
và thời gian phản hồi khách hàng. Các yếu tố về quy trình nội bộ gồm các biến hiệu
quả sử dụng đầu vào (lao động và nguyên vật liệu), sự cải thiện và đổi mới quy trình,
giới thiệu sản phẩm mới và mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. Và các yếu tố liên
quan đến học hỏi và phát triển gồm có đào tạo và phát triển nhân sự, môi trường làm
việc, sự hài lịng của nhân viên, mức độ an tồn và sức khỏe của nhân viên.
5


×