Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Luận án Tiến sĩ Khoa học Cây trồng: Nghiên cứu tuyển chọn và xác định một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê (Cucumis melo L.) nhập nội tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. LÊ THỊ KIỀU OANH

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.)
NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NCS. LÊ THỊ KIỀU OANH

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.)
NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN

Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đào Thanh Vân
2. TS. Ngô Thị Hạnh


THÁI NGUYÊN – NĂM 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu,
kết quả trong luận án này là trung thực, không trùng lặp với những kết quả đã được
công bố và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài và hoàn thành luận
án đều đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2021
Tác giả

Lê Thị Kiều Oanh


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ
chức, cá nhân, của các thầy, cô, các bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Nơng Lâm, phịng Đào
tạo, khoa Nơng học - Trường Đại học Nông Lâm đã trực tiếp hỗ trợ tôi trong suốt
thời gian học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Nông học, Trường Đại học Nông
Lâm; Bộ môn bảo vệ thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi

hồn thành đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô hướng dẫn khoa
học: GS.TS Đào Thanh Vân trường Đại học Nông Lâm và TS. Ngô Thị Hạnh - Bộ
môn Rau gia vị – Viện Nghiên cứu Rau Quả đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Viện Nghiên cứu
Rau Quả đã hết sức tạo điều kiện, giúp đỡ tơi trong q trình thí nghiệm và thực hiện
luận văn này. Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Hồng Ngọc Huy – cơng ty Vinasia đã
hỗ trợ một phần nguồn vật liệu thực hiện đề tài.
Tơi ln biết ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, hỗ
trợ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2021
Tác giả

Lê Thị Kiều Oanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................3
4. Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................................5
1.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa lê ......................................................7
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố ......................................................................................7
1.2.2. Phân loại........................................................................................................7
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới và Việt Nam ..........................10
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới .........................................10
1.3.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam ...........................................14
1.4. Tình hình nghiên cứu về cây dưa lê trên thế giới và Việt Nam ........................19
1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa lê ..............................................19
1.4.2. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật canh tác dưa lê ...........................................25
1.4.3. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật ghép trong sản xuất giống dưa lê ..............41
1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan ......................................................................49
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 51
2.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................51
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .....................................................................52
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................52
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................52


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................52
2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng, phát triển
của các giống dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên .......52
2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống dưa lê Geum je .....52
2.3.3. Xây dựng mơ hình sản xuất dưa lê giống Geum Je vụ Xuân Hè năm

2019 tại Thái Nguyên............................................................................................53
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................53
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng và xây dựng mơ hình .............53
2.4.2. Xây dựng mơ hình sản xuất dưa lê giống Geum Je vụ Xuân Hè năm
2019 tại Thái Nguyên............................................................................................57
2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...............................................................59
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................64
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 65
3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái và năng suất các
giống dưa lê Hàn Quốc trồng vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên....65
3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa lê ................................................65
3.1.2 Khả năng sinh trưởng thân nhánh của các giống dưa lê ..............................67
3.1.3. Đặc điểm ra ra, đậu quả và tỷ lệ đậu quả dưa lê của các giống thí nghiệm ......68
3.1.4. Đặc điểm hình thái của các giống và kích thước quả dưa lê ......................70
3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại các giống dưa lê.....................................................74
3.1.6. Năng suất và chất lượng các giống dưa thí nghiệm ....................................79
3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê nhập nội Geum Je ....85
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống dưa
lê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên .............85
3.2.2 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến sinh trưởng và năng suất giống
dưa lê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên ......96
3.2.3 Nghiên cứu và đánh giá hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với
bệnh hại dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên ..........111
3.2.4. Ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng và năng suất giống dưa lê
Geum Je trong vụ Xuân Hè năm 2018 tại Thái Nguyên .....................................121


v

3.3. Kết quả xây dựng mơ hình sản xuất dưa lê vụ Xuân Hè năm 2019 tại

Thái Nguyên ..........................................................................................................132
3.3.1. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình sản xuất dưa lê
vụ Xuân Hè 2019 tại Thái Nguyên .....................................................................132
3.3.2. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất dưa lê vụ Xn
Hè năm 2019 .......................................................................................................133
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................... 134
1. Kết luận ..............................................................................................................134
2. Đề nghị ...............................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 136


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC

: Asian Vegetable Research and Development Center –
The World Vegetable Center
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á – Trung tâm rau Thế giới

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CS

: Cộng sự

CT


: Công thức

CV

: Coefficient of Variation - Hệ số biến động

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KLTB

: Khối lượng trung bình

LSD.05

: Least Significant Difference - Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95%

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

Nxb

: Nhà xuất bản

P

: Probability – Xác suất

RCBD

: Randomized Complete Block Design -Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh

TGST

: Thời gian sinh trưởng

WHO

: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê các loại (dưa lưới, dưa
vàng, dưa thơm…) trên thế giới ................................................................ 11
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2018 ................................... 11
Bảng 1.3. Mười quốc gia xuất khẩu dưa lớn trên thế giới năm 2017 .......................... 13
Bảng 2.1. Các giống dưa lê trong thí nghiệm .............................................................. 51
Bảng 3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống
dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ............ 65
Bảng 3.2. Số nhánh và đường kính thân của các giống dưa lê trong vụ Xuân
Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ............................................... 67
Bảng 3.3. Khả năng ra hoa đậu quả của các giống dưa lê ........................................... 69
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu
Đông 2017 tại Thái Nguyên ...................................................................... 70
Bảng 3.5. Kích thước quả, độ dày thịt quả của các giống dưa lê thí nghiệm
vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên .............................. 73
Bảng 3.6. Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưa
lê trong vụ Xuân Hè 2017 tại Thái Nguyên .............................................. 74
Bảng 3.7. Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưa lê
trong vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ................................................ 76
Bảng 3.8. Mức độ bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm trong vụ Xuân
Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên ............................................ 77
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa lê
trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ....................... 80
Bảng 3.10. Hương thơm, độ giòn và thời gian bảo quản quả của các giống
dưa lê Hàn Quốc trồng tại Thái Nguyên .................................................... 82
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu chất lượng quả các giống dưa lê tại Thái Nguyên ........... 83
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các giống dưa lê thí nghiệm vụ Xuân Hè và
Thu Đông năm 2017, tại Thái Nguyên ...................................................... 84
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của

giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018
tại Thái Nguyên ........................................................................................ 85


viii

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số nhánh và đường kính thân
của giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông
2018 tại Thái Nguyên ................................................................................ 86
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số hoa và tỷ lệ đậu quả của
giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại
Thái Nguyên .............................................................................................. 87
Bảng 3.16 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trong các mật độ
trồng vụ Xuân Hè 2018 ............................................................................. 88
Bảng 3.17.Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trong các mật độ
trồng vụ Thu Đông 2018 ........................................................................... 89
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm bệnh hại của
giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại
Thái Nguyên .............................................................................................. 91
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và Thu
Đông 2018 tại Thái Nguyên ...................................................................... 92
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu chất lượng quả
dưa lê giống Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại
Thái Nguyên .............................................................................................. 95
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của dưa lê
Geum Je vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 .......................................... 96
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thời gian sinh trưởng
của giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông
2018 tại Thái Nguyên ................................................................................ 97

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến số nhánh cấp 2 của
giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại
Thái Nguyên .............................................................................................. 99
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến số hoa, tỷ lệ đậu quả
của giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái
Nguyên ..................................................................................................... 101
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến thành phần và mức độ
phổ biến sâu hại trên giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và
Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ............................................................. 102


ix

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến tỷ lệ bệnh hại dưa lê
trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ..................... 103
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của dưa lê vụ Xuân Hè 2018 tại Thái Nguyên ............. 105
Bảng 3.28 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại
Thái Nguyên ............................................................................................ 106
Bảng 3.29 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chất lượng quả dưa lê
trong vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên .......................... 109
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến hiệu quả kinh tế của dưa
lê vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ................................ 110
Bảng 3.31. Thành phần và mức độ phổ biến các loại sâu hại chính trên dưa lê
vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 ....................................................... 111
Bảng 3.32. Thành phần và mức độ phổ biến các bệnh hại chính trên dưa lê
vụ Xuân Hè và Thu Đơng năm 2018 ....................................................... 112
Bảng 3.33. Hiệu lực phịng trừ bệnh phấn trắng vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018........ 115
Bảng 3.34. Hiệu lực của một số thuốc BVTV đối với bệnh sương mai trên

cây dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ............................. 116
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến số nhánh và đường
kích thân dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại
Thái Nguyên ............................................................................................ 117
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến số hoa cái, số quả
đậu của dưa lê vụ Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên ........................ 118
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông
2018 tại Thái Nguyên .............................................................................. 118
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến một số chỉ tiêu chất lượng quả
dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ......................... 120
Bảng 3.39. Tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè
2019 và 2020 tại Thái Nguyên ................................................................ 121
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng sinh trưởng thân nhánh
của dưa lê trong vụ Xuân Hè năm 2019 và 2020 .................................... 122


x

Bảng 3.41. Ảnh hưởng của gốc ghép đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa
lê trong vụ Xuân Hè năm 2019 và 2020 .................................................. 124
Bảng 3.42.Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các gốc ghép
tham ra thí nghiệm vụ Xuân Hè 2019 tại Thái Nguyên .......................... 126
Bảng 3.43. Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại vụ Xuân Hè 2020 ......... 126
Bảng 3.44. Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến tình hình bệnh hại
chính trên cây dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè năm 2019, 2020 .............. 127
Bảng 3.45 Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè 2019 và 2020 ................. 128
Bảng 3.46. Ảnh hưởng của gốc ghép đến một số chỉ tiêu chất lượng quả dưa
lê vụ Xuân Hè năm 2019 và năm 2020 tại Thái Nguyên ........................ 130

Bảng 3.47. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống Geum Je vụ
Xuân Hè năm 2019tại Thái Nguyên ........................................................ 132
Bảng 3.48. Sơ bộ hạch tốn kinh tế mơ hình sản xuất thử nghiệm giống dưa
lê Geum Je năm 2019 tại Thái Nguyên ................................................... 133


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Đặc điểm quả một số nhóm dưa lê tiêu biểu theo Pitrat (2008) ....................9
Hình 3.1. Hình thái thân lá và hoa dưa lê ....................................................................71
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái quả khi thu hoạch các giống dưa lê ..............................72
Hình 3.3 Cây dưa lê ghép bằng phương pháp áp bên dùng kẹp ................................122
Hình 3.4 Các loại gốc ghép dưa lê thí nghiệm ..........................................................123

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diễn biến bệnh phấn trắng và sương mai qua các giai đoạn
sinh trưởng của cây dưa lê vụ Xuân Hè năm 2018 ................................. 114
Biểu đồ 3.2. Diễn biến bệnh phấn trắng và sương mai ở các giai đoạn sinh
trưởng cây dưa lê vụ Thu Đông năm 2018 ............................................. 114


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có
nguồn gốc từ châu Phi, sau đó được trồng lan rộng ra các nước Ai Cập, Ấn Độ,
Trung Quốc và ngày nay được trồng ở tất cả các nước trên thế giới (Vũ Văn Liết và
Hoàng Đăng Dũng, 2012). Dưa lê có thời gian sinh trưởng ngắn, quả sử dụng ăn

tươi có hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng phong phú có
lợi cho sức khỏe nên được nhiều người ưa thích. Ngồi cung cấp năng lượng và chất
xơ, quả dưa lê giàu các vitamin A, B, C, chất khống, chất chống oxy hóa như βcaroten. Trong 01 g dưa lê có tới 20,4 µg β-caroten, gấp khoảng 100 lần so với táo,
20 lần so với cam và 10 lần so với chuối (Tạ Thu Cúc, 2005). Tuy nhiên, hàm lượng
dinh dưỡng trong quả dưa lê phụ thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác (Trương Thị
Hồng Hải và cs, 2019).
Ở nước ta, cây dưa lê đã được trồng từ lâu nhưng vẫn duy trì quy mơ diện tích
sản xuất nhỏ, chưa trở thành cây trồng có thu nhập chính cho người nơng dân. Sản
xuất dưa lê phát triển chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế do thiếu bộ
giống và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho các vùng sinh thái dẫn tới năng suất thấp
và chất lượng không ổn định, đặc biệt việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
phòng trừ sâu bệnh hại và phân bón hóa học nên sản phẩm khơng an tồn, chưa tạo
được niềm tin cho người tiêu dùng. Mặt khác sản phẩm quả dưa lê dùng ăn tươi,
thời gian bảo quản quả trong điều kiện thường ngắn, quả rất dễ thối hỏng, do vậy
gây nhiều rủi ro cho người sản xuất nếu tiêu thụ không kịp thời.
Trong thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ dưa lê ngày càng lớn nên cây dưa lê
đang phát triển mạnh ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài các giống thuần truyền thống được trồng từ lâu
đời như dưa lê trắng Hà Nội, dưa lê mật Bắc Ninh hay dưa lê Hải Dương cho quả
nhỏ, thơm và vị ngọt, các công ty giống cây trồng (Nông Hữu, Trang Nông và Thần
Nông) đã đưa vào sản xuất một số giống dưa lê lai F1 nhập nội như: Ngân Huy, Thu
Mật (246), Thiên Hương (221), Thu Hoa (1217), Kim Cô Nương (1382), Nữ Thần


2

(1054), Kim Cúc, Ngọc Thanh Thanh. Các giống này cho năng suất cao, quả to, đa
dạng về màu sắc và hình dạng (Trương Thị Hồng Hải và cs, 2019). Từ năm 2015 2016, Viện Nghiên Cứu Rau Quả đưa vào khảo nghiệm, đánh giá giống dưa lê nhập
nội từ Hàn Quốc và bước đầu tuyển chọn được một số giống triển vọng với một số
đặc tính ưu việt như năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã quả đẹp và chống chịu

bệnh hại khá (Ngô Thị Hạnh và cs, 2017). Các giống triển vọng này cần được tiếp
tục nghiên cứu, đánh giá ở các vùng khí hậu khác nhau trước khi giới thiệu ra sản
xuất. Chính vì vậy đây là cơ sở cho việc lựa chọn vật liệu nghiên cứu của đề tài.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có mật độ dân số khá
cao, nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi ngày càng lớn do tập trung nhiều khu công nghiệp
và các trường đại học, cao đẳng. Tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp trồng các loại
rau ăn quả trong đó có cây dưa lê. Mặc dù hiện nay cây dưa lê đã được bố trí trong
cơ cấu cây trồng ở một số khu vực trong tỉnh như huyện Phú Bình, huyện Đại Từ,
thị xã Phổ Yên, tuy nhiên diện tích, sản lượng quả thấp, chất lượng không cao, chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong tỉnh.
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất dưa lê đem lại hiệu quả kinh tế cao và đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, cần nghiên cứu, tuyển chọn được bộ giống dưa lê
tốt và xây dựng các biện pháp kỹ thuật giải quyết những hạn chế trong sản xuất dưa
lê hiện nay tại Thái Nguyên nói riêng và trong cả nước nói chung.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế và từ luận cứ khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi
tiến hành đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xác định một số biện pháp kỹ thuật cho
giống dưa lê (Cucumis melo L.) nhập nội tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tuyển chọn được giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội có năng suất cao, chất
lượng tốt, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại Thái Nguyên, để bổ sung
vào bộ giống phục vụ sản xuất.
- Xác định được một số biện pháp canh tác phù hợp cho giống dưa lê mới
được tuyển chọn như: Mật độ trồng, lượng phân bón đạm (N), kali (K), phịng trừ
bệnh hại phổ biến, thử nghiệm gốc ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa lê tại Thái Nguyên.


3

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu khoa học có ý nghĩa và tin cậy
phục vụ cơng tác nghiên cứu, giảng dạy:
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về đặc tính sinh trưởng phát triển, khả năng chống
chịu sâu bệnh của một số giống dưa lê mới khi trồng tại Thái Nguyên;
- Cung cấp thông tin ứng dụng về mật độ trồng, phân bón, thuốc phịng trừ
bệnh hại phổ biến và gốc ghép phù hợp cho cây dưa lê Hàn Quốc nhập nội được
trồng tại Thái Nguyên.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung giống dưa lê mới có triển vọng cho năng suất cao và chất lượng tốt
vào bộ giống dưa hiện có tại địa phương. Xác định mật độ trồng phù hợp, liều lượng
phân bón hợp lý, loại thuốc phòng trừ bệnh hại hiệu quả cho giống dưa lê Geum Je tại
Thái Ngun.
- Góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất dưa lê an tồn, đạt năng suất
cao, chất lượng tốt phục vụ cho vùng trung du và miền núi phía Bắc.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định và giới thiệu ra sản xuất giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội Geum Je
cho năng suất quả cao hơn giống đối chứng (Ngân Huy); mẫu mã và lý tính quả tốt,
đồng thời có thời gian bảo quản dài hơn giống đối chứng, trồng phù hợp trong vụ
Xuân Hè và Thu Đông tại Thái Nguyên.
- Hồn thiện một số biện pháp kỹ thuật chính cho giống dưa lê được tuyển
chọn “Geum Je”:
+ Mật độ trồng thích hợp trong vụ Xuân Hè là 11.000 cây/ha và vụ Thu Đông là
13.000 cây/ha trên luống rộng 1,5 m với khoảng cách cây tương ứng là: 0,6 m và 0,5 m;
+ Tổ hợp phân bón có hiệu quả trên nền 30 tấn phân hữu cơ + 60 kg P2O5 ở vụ
Xuân Hè là 120 kg N + 110 kg K2O và ở vụ Thu Đông là 90 kg N + 110 kg K2O;
+ Sử dụng thuốc Ridomil Gold có khả năng phòng trừ hiệu quả cao đối với
bệnh phấn trắng ở vụ Xuân Hè, bệnh sương mai vụ Thu Đông;



4

+ Sử dụng gốc ghép dưa Mán cho khả năng sinh trưởng, năng suất quả cao hơn
đối chứng không ghép, sử dụng gốc ghép bầu Sao cho chất lượng quả cao hơn đối
chứng, năng suất cao hơn đối chứng nhưng không ổn định.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Dưa lê là loại rau ăn quả có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, quả có vị
ngọt, thơm do vậy thường sử dụng để ăn tươi hoặc làm nước giải khát được người
tiêu dùng ưa thích và lựa chọn. Tuy nhiên, để đạt dược năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất dưa lê cần chọn được giống tốt, đồng thời xác
định được các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống mới.
Giống có vai trị rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây
trồng. Năng suất cây trồng có thể tăng lên một cách đáng kể nếu chọn được giống
có tiềm năng năng suất cao và phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Hiện nay
ở Việt Nam ngoài một số giống dưa lê địa phương đã sản xuất từ lâu thì các giống
mới chủ yếu là giống nhập nội từ một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ixraen... có năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, trước khi đưa vào sản xuất ở
một vùng cần đánh giá khả năng thích ứng của giống với từng điều kiện sinh thái
khác nhau, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Giống dưa lê Hàn Quốc được nhập nội vào Việt Nam trong chương trình hợp
tác giữa Viện Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam (VAAS) và Tổng cục phát triển
nông thôn Hàn Quốc (RDA) từ năm 2014. Viện Nghiên cứu Rau quả đã khảo
nghiệm một số giống triển vọng tại tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình trong vụ

Xuân Hè năm 2017. Kết quả bước đầu đánh giá và tuyển chọn hai giống triển vọng
là Super 007 và Chamsa Rang có năng suất đạt lần lượt từ 27,5-29,8 tấn/ha và 29,7 31,5 tấn/ha, chất lượng quả ngon, mẫu mã quả đẹp và chống chịu tốt với bệnh phấn
trắng (Ngô Thị Hạnh và cs., 2017). Tuy nhiên, kết quả khảo nghiệm ở một số vùng
khác có năng suất thấp hơn. Trong vụ Xuân 2017 tại Quảng Xương, Thanh Hóa
giống Super 007 đạt 21,68 tấn/ha, Chamsa Rang 13,54 tấn/ha, Geum Je 15,7 tấn/ha
(Lê Huy Quỳnh và Trần Công Hạnh, 2017).
Kết quả nghiên cứu trên khẳng định rằng, năng suất và chất lượng dưa lê
khơng chỉ phụ thuộc vào giống mà cịn phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật và


6

điều kiện đất đai, khí hậu. Khảo nghiệm giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật
cho dưa lê Hàn Quốc chưa được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, do vậy cần có
nghiên cứu để lựa chọn được giống và xây dựng biện pháp canh tác phù hợp.
Mật độ, khoảng cách trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Theo nghiên cứu của Adeyeye và cs (2017) trên giống dưa lê ngọt (Cucumis
melo.var. cantalupensis) tại Nigeria cho thấy khoảng cách trồng 50 x 50 cm (40.000
cây/ha) đạt năng suất cao hơn khoảng cách trồng 25 x 25 cm và 30 x 30 cm. Nghiên
cứu khác của Rodriguez và cs. (2007) trên giống dưa lê Gal-152 trồng trong nhà
màng tại Florida cho thấy mật độ trồng 4,1 cây/m2 có năng suất cao hơn mật độ 1,7;
2,5 và 3,3 cây/m2. Giống dưa lê F1 Ngân Huy VA. 69 và Ngân Hương VA.68 với
phương thức trồng bò trên đất mật độ phù hợp là 400 - 600 cây/360 m2, khoảng
cách trồng cây cách cây 0,35 x 0,40 m, luống rộng 1,2 - 1,5 m. Đối với giống dưa lê
Hàn Quốc Super 007 Honey, trồng khoảng cách cây cách cây 0,4 - 0,5 m, luống
rộng 1,7 - 1,8 m (Trịnh Khắc Quang và cs., 2014).
Phân bón là nhân tố quan trọng trong nghiên cứu năng suất và chất lượng nông
sản. Các kết quả nghiên cứu tỷ lệ giữa liều lượng phân bón cho thấy, tỷ lệ N:K=1:1 là
lý tưởng nhất cho dưa vàng (Trích theo Bouzo, 2018), cịn theo Hochmuth, 1992 thì tỷ
lệ này là 1,5:1, theo Rincon-Sanchez và cs., (1998) tỷ lệ phù hợp là 2:1. Tuy nhiên liều

lượng phân bón khác nhau phụ thuộc vào giống, đất đai và thời vụ canh tác.
Dưa lê rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại như sâu xanh, bọ dưa, ruồi đục
quả, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy nhựa, bệnh héo dây. Để
hạn chế sâu bệnh hại đối với dưa lê, đặc biệt kiểm soát bệnh trong đất bằng biện
pháp hóa học gặp nhiều khó khăn (Agrios, 2004). Đối với bệnh héo rũ hại dưa lê do
nấm Fusarium trong đất, sử dụng giống kháng được đề xuất là giải pháp hiệu quả,
tuy nhiên giải pháp này khó thực hiện vì cho đến nay chưa có giống dưa lê Hàn
Quốc nào có khả năng kháng bệnh (Lee và cs., 2015). Tương tự, chưa có giống dưa
lê nào kháng tuyến trùng được thương mại hóa tại Hàn Quốc (Seo và Kim, 2017).
Nghiên cứu gốc ghép làm tăng khả năng kháng bệnh và tuyến trùng bắt đầu được
quan tâm từ năm 1920 (Lee, 1994; Lee và cs., 2010). Mục đích chính của cây ghép
làm tăng khả năng kháng bệnh trong đất đã được nghiên cứu trên cây họ bầu bí


7

(Wenjing Guan và cs., 2019), ngoài ra các bệnh trên thân lá và chống chịu với điều
kiện bất lợi như chịu nóng, chịu lạnh, chịu mặn, chịu hạn (Louws và cs., 2010; Lee
và cs., 2010; Kumar và cs., 2017).
Như vậy, để đưa giống dưa lê mới vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao cho
mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu để lựa chọn được giống phù hợp và xây dựng
biện pháp canh tác cho giống dưa lê mới.
1.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa lê
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố
Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có
nguồn gốc cũng chưa thực sự rõ ràng (Robinson và Decker-Walters, 1997). Nhiều
tác giả cho rằng nguồn gốc cây dưa lê ở miền Tây châu Phi. Sau đó được lan truyền
sang châu Á, rồi du nhập đến các nước châu Âu. Cuối cùng nhà thám hiểm
Columbus đã đưa cây trồng này đến châu Mỹ.
Dưa lê Hàn Quốc (Cucumis melo L. var. makuwa) được gọi bằng tiếng Hàn là

“chamoe”, là một loại quả được trồng phổ biến ở Hàn Quốc. Các nghiên cứu về sự
phân bào và dòng di truyền cho thấy dưa lê Hàn Quốc có nguồn gốc ở miền Đơng
Ấn Độ. Sau đó được đưa vào Trung Quốc qua con đường tơ lụa, từ đó được du nhập
vào Hàn Quốc và Nhật Bản (Lim, 2012).
1.2.2. Phân loại
Dưa lê (Cucumis melo) thuộc Bộ bầu bí (Cucurbitales), họ bầu bí
(Cucurbitaceae), Chi dưa: Cucumis, lồi: Cucumis melo L.
Phân loại cây dưa lê có nhiều quan điểm khác nhau:
Theo Munger và Robinson (1991) sử dụng mô tả của Naudin (1959) sắp xếp
các nguồn gen dưa lê vào bảy nhóm như sau:
1. C. melo var. agrestis: thân mảnh, là cây đơn tính cùng gốc, đều có hoa đực
và hoa cái trên cùng một thân phát triển như cỏ dại ở các nước châu Á, châu Phi và
Nam Mỹ. Quả rất nhỏ (<5 cm) và không ăn được, cùi mỏng và hạt rất nhỏ.
2. C. melo var. cantalupensis: quả có kích thước trung bình lớn, vỏ mỏng bóng
mịn, màu sắc vỏ biến động có vảy hoặc vân. Quả có mùi thơm, vị ngọt khi chín.
Hoa đơn tính đực và lưỡng tính ở hầu hết các kiểu gen, có lơng ở bầu nhụy. Phát
triển nhiều ở phía Nam châu Âu.


8

3. C. melo var. inodorus: dưa lê mùa Đông quả lớn, không thơm, bảo quản dài, vỏ
dày, mịn hay vân đốm. Bao gồm các loại dưa ngọt châu Á và Tây Ban Nha như giống
dưa ruột xanh và dưa vàng, hoa thường đơn tính và lưỡng tính, có lơng trên bầu nhụy.
4. C. melo var. flexuosus: quả rất dài và cong nên cịn gọi là dưa rắn, khơng có
vị ngọt và hương thơm, quả chưa chín ăn như dưa chuột, được tìm thấy ở Trung
Đơng tới phía Bắc của châu Phi, thường có hoa đơn tính cùng gốc.
5. C. melo var. conomon: được trồng nhiều ở vùng Viễn Đông, vỏ quả mịn mỏng
màu trắng, gồm loại ngọt và loại ăn xanh giịn. Cây có hoa đơn tính đực và lưỡng tính.
6. C. melo var. chito và dudaim: Có nguồn gốc hoang dại ở châu Mỹ, cây dạng

dây leo, quả nhỏ như quả mận, có hương thơm, hoa đơn tính cùng gốc, có lơng mịn
ở bầu nhụy, là nguồn vật liệu trong chọn tạo giống.
7. C. melo var. momordica: nhóm được bổ sung bởi Munger và Robinson
(1991) bao gồm các giống Ấn Độ, thân dạng dây leo, hoa đơn tính cùng gốc, quả to,
không ngọt, vỏ mỏng và tách khi quả chín.
Theo mơ tả của Pitrat (2008) dưa lê được chia làm 13 nhóm như sau:
1. C. melo var conomon: Dưa phân bố ở vùng Đông Á, quả dài, thịt quả màu
trắng, vỏ mọng mịn, không ngọt và không thơm, hoa lưỡng tính.
2. C. melo var makuwa: Dưa phân bố ở vùng Đơng Á, quả hình cầu trịn, thịt
quả màu trắng, vỏ mọng mịn có hoặc khơng có gân, thơm nhẹ, hoa lưỡng tính.
3. C. melo var chinensis: Dưa phân bố ở Trung Quốc, Hàn Quốc, quả hình trái
lê, thịt quả xanh đến vàng, vỏ xanh vết đốm trắng, vỏ nhẵn, độ ngọt trung bình,
hương thơm nhẹ hoặc khơng thơm, hoa đơn tính.
4. C. melo var momordica: Phân bố ở Ấn Độ, có hình dạng quả thon dài, thịt
quả màu trắng, vỏ mỏng có gân nhẹ, ngọt ít, và ít thơm, hoa đơn tính
5. C. melo var acidulus: Phân bố ở Ấn Độ, quả hình ovan-elip, vỏ mỏng màu
xanh vàng có đốm hoặc khơng, thịt quả màu trắng, khơng có vị ngọt và hương
thơm, hoa đơn tính
6. C. melo var tibish: Phân bố ở Sudan, hình dạng quả ovan nhỏ, màu sắc vỏ
xanh đậm với sọc vàng sáng, thịt quả màu trắng, khơng ngọt và khơng thơm, hoa
lưỡng tính


9

Hình 1.1. Đặc điểm quả một số nhóm dưa lê tiêu biểu theo Pitrat (2008)
(A) inodorus (Piel de Sapo); (B) conomon (Shiro Uri Okayama); (C) momordica (PI124112);
(D) chate(Carosello Barese); (E) dudaim (Queen Anne's pocket melon);
(F) acidulous (TGR-1551); (G) makuwa(Ginsen Makuwa); (H) ameri (Kizil Uruk); (I)
cantalupensis (Vedrantais); (J) reticulatus (Dulce); (K) flexuosus (Arya); (L) tibish (Tibish);

(M) chinensis (Songwhan Charmi), và (N) dưa lê hoang dại (trigonus).

7. C. melo var chate: Phân bố vùng Địa trung hải và Tây Á, hình dạng quả ovan
dài, vỏ quả màu vàng sáng, có gân, khơng ngọt và thơm, hoa đơn tính và lưỡng tính
8. C. melo var flexuosus: Phân bố ở Bắc phi tới Thổ Nhĩ kỳ, tới Irắc và Ấn Độ,
còn gọi là dưa rắn, quả nhỏ dài, vỏ màu xanh, thịt quả màu cam trắng nhạt, vỏ có
gân, ăn khơng ngọt và khơng thơm, hoa đơn tính
9. C. melo var cantalupensis: Phân bố ở châu Âu, Tây Á và phía Bắc, Nam
châu Mỹ, hình bầu dục dẹt, thịt quả màu vàng đơi khi màu xanh, vỏ có rãnh nhẵn,
có vị ngọt và hương thơm, hoa hữu tính
10. C. melo var reticulatus: Phân bố ở châu Âu, châu Á và phía Bắc, Nam
châu Mỹ, quả hình bầu dục trịn, thịt quả màu vàng cam, vỏ có vân lưới, hoặc gân,
có vị ngọt và hương thơm, hoa lưỡng tính
11. C. melo var ameri: Phân bố ở miền Tây và Trung Á, quả hình oval, vỏ màu
vàng sáng, thịt quả màu vàng nhạt, vỏ có vân lưới nơng, có vị ngọt nhưng khơng
thơm, hoa lưỡng tính


10

12. C. melo var inodorus: Phân bố ở Trung Á, Địa Trung Hải và châu Mỹ, quả
hình elip, vỏ quả màu xanh đậm, thịt quả màu trắng, vỏ gồ ghề có gân, có vị ngọt
nhưng khơng thơm, hoa lưỡng tính
13. C. melo var dudaim: Phân bố vùng Trung Á, quả hình cầu trịn nhỏ, vỏ
xanh có sọc, thịt quả màu trắng, khơng có vị ngọt nhưng rất thơm.
Theo tác giả Lim (2012) chia dưa lê thành 6 nhóm:
1. Nhóm Cucumis melo cantalupensis: có nguồn gốc ở châu Âu (I-ta-lia,
Pháp), dưa có vỏ thơ và có nốt sần, được người Mỹ gọi là dưa đỏ.
2. Nhóm Cucumis melo makuwa: dưa Hàn Quốc.
3. Nhóm Cucumis melo conomon: gồm dưa gang, loại trái trịn và trái dài

4. Nhóm Cucumis melo reticulatus: dưa tây vàng, dưa cantaloupe
5. Nhóm Cucumis melo inodorus: dưa hồng yến, dưa mật, dưa tây xanh, dưa xanh
6. Nhóm Cucumis melo hami: dưa vàng hami
Dưa lê Hàn Quốc trong nghiên cứu thuộc chi C. melo makuwa, được phân bố
ở vùng Đông Á, quả hình cầu trịn, thịt quả màu trắng vàng, vỏ mọng mịn có hoặc
khơng có gân, thơm nhẹ, hoa lưỡng tính.
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới
Dưa lê được trồng ở các nước trên thế giới, phổ biến ở các nước nhiệt đới,
thích hợp trong điều kiện khí hậu ấm áp, phát triển tốt trong điều kiện khơ, nắng,
nóng, khơng chịu được rét và sương giá. Theo số liệu thống của FAO năm 2020
(bảng 1.1) cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê các loại trên thế giới
không có sự thay đổi nhiều qua các năm.
Diện tích sản xuất của thế giới ít biến động qua 5 năm gần đây, năm 2014 gieo
trồng 1.058.209 ha, giảm nhẹ vào năm 2015 và tăng lên đạt cao nhất vào năm 2016
với 1.080.066 ha, sau đó có chiều hướng giảm dần đến năm 2018 duy trì 1.047.283
ha. Năng suất trung bình tăng lên rõ rệt, từ 24,62 tấn/ha (năm 2014) tăng lên 26,11
tấn/ha (năm 2018), do vậy sản lượng dưa cũng có chiều hướng tăng lên, cao nhất
năm 2018 (27,349 triệu tấn/ha).


11

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê các loại
(dưa lưới, dưa vàng, dưa thơm…) trên thế giới
Năm

Diện tích
(ha)


Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2014

1.058.209

24,62

26,059

2015

1.037.414

24,61

25,537

2016

1.080.066

24,59

26,563


2017

1.051.105

25,33

26,624

2018

1.047.283

26,11

27,349
(Nguồn FAOSTAT, 2020)

Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái, trình độ kỹ thuật thâm canh nên diện tích,
năng suất và sản lượng giữa các khu vực châu lục trên thế giới có sự chênh lệch rõ rêt.
Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2018 được thống kê ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2018
Châu lục
Thế giới
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Đại dương


Diện tích
(ha)
1.047.283
724.082
88.156
160.347
66.589
8.110

Năng suất
(tấn/ha)
26,11
27,56
21,77
23,23
22,75
28,30

Sản lượng
(triệu tấn)
27,349
19,959
1,919
3,725
1,515
0,229

(Nguồn FAOSTAT, 2020)
Trong các châu lục, châu Á có diện tích và sản lượng dưa lớn nhất, năm 2018
diện tích 724.082 ha, sản lượng đạt 19,959 triệu tấn, chiếm 72,9% so với tổng sản

lượng dưa trên tồn thế giới. Diện tích sản xuất khu vực này tăng mạnh, dự kiến đến
năm 2030 sẽ tăng gấp hai lần hiện nay. Ở châu Á, Trung Quốc là nước sản xuất dưa
lớn nhất thế giới, năm 2018 diện tích 358.961 ha chiếm 34,27% so với tổng diện
tích dưa lê toàn thế giới. Sản lượng dưa lê các loại của Trung Quốc cũng đạt cao
nhất, 12.788.218 tấn, chiếm 46,75% so với tổng sản lượng dưa lê toàn thế giới.
Đứng sau Trung Quốc về diện tích và sản lượng là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ
(FAOSTAT, 2020).


12

Tại Hàn Quốc, dưa lê được trồng chủ yếu trong nhà lưới. Năm 2015 diện tích
dưa lê là 5.515 ha, sản lượng đạt 176.622 tấn (MAFRA, 2015). Đặc biệt dưa lê Hàn
Quốc (oriental melon) được canh tác trong nhà lưới với diện tích cao nhất trong số
các loại rau ăn quả, với tỷ lệ trồng trong nhà lưới đạt khoảng 80% (Yunhee Seo và
Kim, 2017). Mặc dù tại Hàn Quốc diện tích trồng dưa lê các loại chỉ đạt 4.903 ha
năm 2017, nhưng năng suất đạt cao (31,029 tấn/ha), chỉ sau Trung quốc và Ô-xtrâyli-a. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đạt được năng suất như trên.
Một trong các kỹ thuật đó là sử dụng cây giống ghép. Cây giống dưa ghép được sử
dụng phổ biến từ năm 2011 đạt 99% cho dưa hấu, 98% cho dưa lê Hàn Quốc, 89%
với dưa chuột (Tae Cheol Seo và cs., 2016).
1.3.1.2 Tình hình tiêu thụ dưa lê trên thế giới
Năm 2017 sản lượng dưa lê các loại trên tồn thế giới đạt trên 31,9 triệu tấn,
trong đó Trung Quốc là quốc gia sản xuất dưa lê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sản
lượng dưa lê xuất khẩu lớn nhất lại không nằm quốc gia này. Quốc gia xuất khẩu
dưa lê lớn nhất là Tây Ban Nha với sản lượng 440.992 tấn, tiếp đến là Guatemala
370.102 tấn, các nước Brazil, Honduras và Mỹ (xuất khẩu từ 211.594 đến 233.653
tấn/năm) (Bảng 1.3). Đây là những quốc gia xuất khẩu dưa lê chính, chiếm trên
80% tổng sản lượng xuất khẩu. Trung Quốc xuất khẩu 64.223 tấn, mặc dù quốc gia
này có sản lượng dưa lê chiếm trên 50% sản lượng dưa lê toàn thế giới, điều này
cho thấy dưa lê ở nước này chủ yếu phục vụ cho thị trường tiêu dùng trong nước.

Doanh thu từ thị trường dưa lê tồn cầu lên đến 25 tỷ đơ la trong năm 2017,
tăng 18% so với năm trước. Con số này phản ánh tổng doanh thu của nhà sản
xuất và nhà nhập khẩu, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là + 2,2%
trong giai đoạn 2007-2017. Tỷ lệ tăng trưởng nổi bật nhất được ghi nhận trong
năm 2010, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn 10 năm, thị trường sản
phẩm dưa lê toàn cầu đạt mức tối đa trong năm 2017 và dự kiến sẽ giữ được mức
tăng trưởng trong tương lai gần.


×