Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

nghiên cứu tuyển chọn và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tiêu xuất khẩu tại phú hộ - phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 119 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





TRIỆU TIẾN DŨNG




NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHUỐI
TIÊU XUẤT KHẨU TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01







LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP






Thái Nguyên - 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





TRIỆU TIẾN DŨNG



NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT CHUỐI
TIÊU XUẤT KHẨU TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ



Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Vân





Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc






Tác giả luận văn




Triệu Tiến Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi còn
nhận được sự tận tình giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự
biết ơn chân thành tới:
PGS.TS Đào Thanh Vân, Trưởng bộ môn Cây ăn quả - Khoa Nông học -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn đã có nhiều công
sức trong việc hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Ban Giám đốc cùng tập thể lãnh đạo Trung tâm NC&PT rau hoa quả đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian cũng như kinh phí trong quá trình học
tập và bảo vệ luận văn.
Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những
người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên và khích lệ
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.




Người cảm ơn
Triệu Tiến Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và
vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
thương mại rau quả của toàn cầu, là cây có ưu thế xuất khẩu đứng đầu về khối
lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây
của thế giới. Đây cũng là loại hàng hóa nhạy cảm về kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo đánh giá của FAO, tổng kim ngạch xuất khẩu chuối đạt 16,8 triệu tấn
vào năm 2006. Cùng với gạo, lúa mì, ngũ cốc, chuối cũng là một trong số
những mặt hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển.
Tuy nhiên, xuất khẩu chuối của một số nước sản xuất chính như Ấn
Độ, Braxin lại không cao. Trên thực tế thì chỉ có 1/5 số lượng chuối sản xuất
ra được dùng để xuất khẩu.
Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiều
việc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất
khẩu chuối chính trên thế giới, cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh và
Caribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi. Theo FAO, xuất khẩu chuối của
cả thế giới đạt được trên 5,8 tỷ USD một năm (theo thống kê năm 2006)
đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều nước. Sự biến động về nguồn
cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tác động lớn tới thu nhập của
người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những hộ gia đình trồng

chuối cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn. Không
những thế, ngành chuối còn có tác động lớn tới cả những người làm trong
ngành công nghiệp thứ 2 và thứ 3.
Chuối là loại cây cây ăn quả dễ trồng, yêu cầu đầu tư thấp, quả ít bị ảnh
hưởng độc hại do có vỏ dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm
lượng đường. Trong 100gr thịt quả chuối tươi tỷ lệ đường chiếm 27%, prôtêin
1,8%,, lipit 0,3%, chuối cung cấp một lượng calo đáng kể 173 Kcal/100gr thịt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2
quả, trong khi đó cam chỉ có cho 53 Kcal/100gr. Đối với chuối luộc (Cooking
Banana) thì tỷ lệ Gluxit 31%, lipit 0,2%, prôtêin 1% và cho 128 Kcal/100gr
thịt quả [2]. Ngoài ra, trong quả chuối còn có nhiều loại vitamin khác nhau,
đặc biệt là Vitamin A, B1, B12,… (FAO 1985) [39]. Chính vì vậy chuối trở
thành thức ăn cho mọi tầng lớp nhân dân chẳng những ở các quốc gia nhiệt
đới mà khắp mọi nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam cây chuối đã đuợc trồng phổ biến từ lâu đời rải rác trong
các vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có
vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm
lương thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ
em… Ngoài sản phẩm quả các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử dụng
vào các mục đích khác nhau như thân giả dùng để chăn nuôi, lá dùng làm để
gói, cây non và hoa dùng để làm rau, các phần khác có thể làm phân bón…
hoặc phơi khô làm chất đốt. Chuối là cây xuất khẩu có giá trị với nhiều loại
mặt hàng như quả tươi, chuối sấy khô…
Chính vì vậy chuối được đánh giá là một trong ba cây ăn quả chính
cam, chuối, dứa và diện tích trồng không ngừng tăng lên. Năm 2002 diện tích

chuối trong cả nước là 96.000ha, năm 2004 là 102.091 ha và đến năm 2005
tăng lên là 103.400ha chiếm 13,4,% cây ăn quả trong cả nước. Cho đến năm
2005 sản lượng chuối 1.354,300 tấn .
Tuy có vai trò chiến lược như vậy, song cho đến nay công tác nghiên
cứu về cây chuối ở nước ta còn chưa đầy đủ và hệ thống, có thể nói chưa
xứng với vai trò kinh tế của nó trong sản xuất và xuất khẩu. Việc sản xuất ở
nước ta còn gặp một số khó khăn do chuối trồng phân tán, thu hoạch không
đồng đều, giống chuối quá đa dạng, năng suất, phẩm chất không ổn định. Để
có một giống tốt phục vụ cho xuất khẩu cần phải tiến hành nghiên cứu và
tuyển chọn giống có định hướng rõ rệt để quy hoạch sản xuất vùng trồng
chuối với số lượng lớn, tập chung có quy mô theo hướng sản xuất hàng hoá
đặc biệt cho xuất khẩu Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3
tuyển chọn và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tiêu
xuất khẩu tại Phú Hộ - Phú Thọ”.
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống chuối trong
tập đoàn VN1 tại Phú Hộ, Phú Thọ. Sơ bộ chọn ra một số giống có triển vọng
cho xuất khẩu và nội tiêu, phù hợp với điều kiện sinh thái Phú Thọ.
- Khảo nghiệm các giống có triển vọng và nhập nội, tìm ra các giống
chuối phục vụ cho việc sản xuất chuối thương mại ở miền Bắc Việt Nam.
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất chuối tiêu vụ đông
ở miền Bắc.
2.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

* Cung cấp cho các nhà chọn giống cây trồng nói chung và chuối nói
riêng những thông tin cơ bản về các giống chuối ở Việt Nam trong vườn tập
đoàn VN1.
* Tạo cơ sở bước đầu cho việc tuyển chọn các giống chuối ở miền Bắc
Việt Nam. Áp dụng BPKT sản xuất chuối tiêu đông nhằm giải vụ thu hoạch
cho người dân trồng chuối
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu gồm các giống chuối dòng AAA trồng trong
vườn tập đoàn VN1 và các giống nhập nội Trung Quốc.
* Phạm vi nghiên cứu đề tài: Tiến hành năm 2008 - 2009 tại Trung tâm
NC&PT rau hoa quả và các vùng phụ cận dọc theo sông Hồng (Thị xã Phú
Thọ - Phú Thọ, huyện Lâm Thao - Phú Thọ).




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của các giống chuối để phát hiện
các biểu hiện hình thái, các hiện tượng sinh lý của cây, nhằm xác định được
giai đoạn, chu kỳ sinh trưởng khác nhau của cây chuối như thân, lá, hoa, quả.
Trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, có ảnh

hưởng tốt đến năng suất, chất lượng chuối. Góp phần nâng cao sản lượng
chuối, tăng thu nhập cho người dân.
2. Đặc điểm thực vật học của cây chuối
Cây chuối nằm trong họ Musaceae là một trong 8 họ trong bộ gừng
Zingiberales (trước kia gọi là Csitaminales) [3].
Trong Bộ gừng, Musaceae là họ nguyên thủy nhất, chúng gồm những
cây thân thảo lớn có rễ, sống lâu năm, lá mọc xoắn ốc có bẹ lá ôm lấy nhau
tạo thành thân giả, phiến lá rất lớn. Cụm hoa mọc theo kiểu hoa tự bông vô
hạn được hình thành ở ngọn từ thân khí sinh. Trục mang hoa và thân thật
được mọc lên từ củ dưới lòng đất. Lá bắc lớn trong chứa từ 1 - 3 hàng hoa.
Những hoa ở gốc của cụm hoa là hoa cái, hoa ở giữa là hoa lưỡng tính, hoa
trên cùng là hoa đực. Bao hoa gồm 2 hoặc 3 vòng nhưng tạo thành 2 cánh,
cánh ngoài cùng được tạo bởi 3 đài đính liền với 2 cánh hoa và thường có
mầu vàng ươm hay mầu vàng nhạt, cánh hoa trong nằm đối diện với mảnh
ngoài thường ngắn, màu trong suốt và được hai mép của cánh ngoài bao phủ.
Có 5 nhị, bộ nhụy, lá noãn hợp bầu dưới, quả mọng, chứa nhiều hạt tuy nhiên
ở loài chuối trồng hạt thui đi rất sớm. [3]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5
Cheesman (1947 - 1950) [27] Bake và Simmonds (1951) [21]
Simmonds (1960 [57] đã đưa ra sơ đồ giới thiệu tổng quan.

Bảng 1.1: Các đặc điểm phân loại chuối
Bộ Ordo
Họ Family
Đặc điểm của họ

Chi Genus
Zingiberales
(Csitaminales)
Musaceae
Lá và lá bắc sắp xếp hình xoắn ốc
hoa đực, hoa cái, hoặc hoa lưỡng
tính xếp riêng rẽ trong 1 cụm hoa,
quả mọng có nhiều hạt.
Có 2 chi Ensete
Musa

Trelibziaceae
Lá và lá bắc xếp thành 2 dãy đối
xứng nhau. Gân chính nằm song
song không rõ đường phân nhánh
ngang của gân, lá đài rời, hoa
lưỡng tính cánh hoa ở giữa rộng
hơn các phần bên, quả nang hoặc
quả thịt chứa từ 1 đến 3 hạt.
Có 3 chi Strelitzia
Ravennala
Phenakospermun

Heliconiaceae
Lá và lá bắc xếp thành 2 dãy gân
phụ của lá dạng lông chim hoặc
hơi ngang, hoa lưỡng tính lá bắc
rất to, dài mở rộng.
Có 1 chi Heliconia


Lowiaceae
Gân chính song song, gân phụ
được nối với gân chính lá đài
dính nhau tạo hình ống cánh hoa
giữa hẹp, có mầu sắc.
Có 1 chi
Orechidantha

Costaceae
Chỉ có một nhị, bầu 3 ô nhiều
noãn
Chỉ có một chi
Costus

Zingiberaceae
Cây có chất thơm, lá xếp thành 2
dãy xoắn ốc. Bộ nhị hình cánh
hoa có một bao phấn 2 ô nhỏ.
Có khoảng 45 chi, 1 số
chi chính:
(Globa, Zingiber, Alpin,
Cureuma, Hedychium

Marantaceae
Lá không có mùi thơm, không
xếp xoắn ốc luôn tạo thành 2 dãy,
phiến lá hình gối, hoa rất hiếm
hoặc (không có) hoa rộng màu đỏ
sặc sỡ, chỉ có 1 nhị (hoặc ½) có
Có khoảng 25 chi

trong đó:
Maranta, Colathea.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



6
một noãn trong mỗi ô.

Cannaceae
Lá thon dài, hoa to sặc sỡ noãn
nhiều trong mỗi ô, bầu hạ, chỉ có
một phần, ½ nhị nửa còn lại lép
phát triển hình thành cánh
Có 1 chi Canna
Năm 1957, Moore đã đưa ra một bản liệt kê về chuối trồng ở Mỹ,
trong đó ông đặc biệt chú ý đến chuối có giá trị kinh tế như Grosmichel
và Lacatan [2, 34].
Ở họ Musaceae có 2 chi Ensete và Musa, chúng rất giống nhau ở bộ lá
và dạng cây, song có một đặc điểm lại rất khác nhau:
Chi Ensete do Horaninov đặt tên, vì có bộ lá giống lá chuối nên một
thời gian dài người ta xếp chúng vào chi Musa. Đây là loại cây thân thảo, chỉ
sinh sản một lần, thân ngầm không bao giờ đẻ nhánh, hoa và lá bắc dính liền
nhau và vào cuống buồng, chúng sinh sản hữu tính, không cây nào trong chi
này có quả tươi được vì quả của chúng chỉ có một lớp vỏ mỏng bên trong
chứa đầy hạt có đường kính to từ 1 - 1,2cm. Chi này có cây Ensete vetricosum
thường trồng ở Đông Phi, người ta lấy bẹ của chúng làm rau ăn hoặc lấy chất
bột trong bẹ ủ làm men để làm bánh ăn.
Chi Musa có 4 phân chi (chi phụ Subgenus) Austrilimusa, Callimusa,

Eumusa và Rohdochilamys trong đó 2 phân chi đầu có số nhiễm sắc thể cơ sở
là X = 10, 2 phân chi sau có số nhiễm sắc thể cơ sở là X = 11 [76].
Austrilimusa là phân chi cổ nhất trong họ Musaceae, các cây M.testilis
và M.abaca chỉ sử dụng làm dây buộc, chúng chỉ có ý nghía về khía cạnh
nghiên cứu nguồn gốc của chuối, không có ý nghĩa về kinh tế.
Callimusa gồm chỉ một loài dùng làm cảnh do các lá bắc mầu đỏ tươi
Musacocinea.
Rohdochilamys tuy có số nhiễm sắc thể X = 11 nhưng có đặc điểm là
bông đứng và rất ít hoa trong mỗi lá bắc (từ 1 - 5 hoa). Cây chuối kiềng đỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



7
Musa ornata roxb có lá bắc mầu hồng tím nhạt, hoa mầu vàng tươi, loại này
giống Calimusa chỉ trồng để làm cảnh.
Eumusa là một phân chi đáng chú ý nhất không chỉ vì nó lớn nhất,
phong phú về nòi nhất mà còn vì giá trị kinh tế của nó đặc biệt trong lĩnh vực
ăn tuơi và làm lương thực. Buồng quả của Eumusa ít nhiều cụp xuống, có thể
ngang hoặc hơi ngang, hay buồng thõng xuống, mỗi nải có số quả nhiều xếp
thành hai hàng. Trong Eumusa có các nòi chuối dại có thể không hoặc ít khi
có ích nhưng lại có giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu về phân loại (ví dụ
Musabasjvo sicb, cây dùng để lấy sợi, chịu rét tốt có nguồn gốc ở các đảo cực
nam của Nhật Bản, có thể trồng được trong các vườn phía nam của nước
Pháp). Musa intinerans - cheesm có nguồn gốc ở Miến Điện với đặc điểm là
những cây con mọc rất xa những cây mẹ. Nhưng các nòi chuối ăn được theo
E.E Cheesman và học trò của ông là Simmonds và Shepherd cho rằng chúng
có nguồn gốc từ hai loài quan trọng nhất là M. acuminata colla và M.
balbisiana colla. Trải qua nhiều quá trình biến đổi chúng đã trở thành loài

không hạt ăn được. Thực ra điều phát hiện này đã được Skuaz. 1965 nói đến
nhưng sau này Cheesman và cộng sự của ông đã khẳng định lại.
Musa acuminata colla là một thứ đa dạng, sống trong một khu địa lý rất
rộng thuộc châu Á từ các đảo Samoa ở nam Ấn Độ qua các đảo lớn của
Indonesia, bán đảo Đông Dương và Malaysia. Chúng rất đa dạng về hình
dạng và ổn định về di truyền, bởi vậy cho đến nay trên thế giới chưa có một
thống kê chính xác nào về các dòng, chúng có thể khác nhau về lớp sáp ở bẹ
lá, mầu sắc thân giả, góc tạo bởi buồng và thân, độ dài của buồng, hình dạng
của quả…, Mỗi đặc điểm khác nhau này đều được xếp vào một loại phụ.
Musa balbisiana colla là một thứ chuối khỏe, có thân giả mầu sáng,
mập mạp, có rất nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Philippines. Đặc điểm của Musa
balbisiana là buồng thõng đứng, quả mập ngắn, ít cong và ít số lượng về
chủng loại [71].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8
Ngoài ra N.W. Simmonds còn tìm thấy ở Guinea có hai loài mới không
xếp được vào chi nào có số nhiễm sắc thể cơ sở X = 7 (Musa ingcusimm) và
X = 9 ( Musabaccriisinm) [2].
3. Lịch sử phát triển cây chuối
Từ xa xưa việc trồng và nhân giống chuối đã tồn tại. Ở châu Đại Dương
nghề nông đã có sớm nhất khoảng 8.000 năm trước Công nguyên vùng này
đầu tiên đã thấy xuất hiện chuối Austramusa, loài này đã được coi là một
trong những cây nông nghiệp đầu tiên. Chúng được thu thập nhờ các cuộc
thám hiểm, người ta tìm thấy chúng đầu tiên ở New Guinea (Simmonds 1966)
[59] và được di chuyển đến Thái Bình Dương từ thời tiền sử (Krich 1978)
[46]. Khoảng 4000 năm trước Công nguyên việc giao lưu văn hóa và nông

nghiệp được phát triển sớm nhất ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Yên
1993). Philippine cũng là một nước được trao đổi các cây trồng khác nhau
trong đó có những cây thuộc Emusa (Krich 1978) [37], mà sau này được
xác định là nhóm chuối có kiểu gen AAB và ABB (Simonds. 1996)[59].
Về sau người châu Âu đã quay trở lại thăm dò nhiều dạng chuối ở khu
vực này để xác minh lại, trong đó có cả những nơi xa xôi như châu Đại
Dương (Longdon 1993) [47].
Việc sử dụng và trồng chuối ở Ấn Độ cũng đã xuất hiện từ hàng nghìn
năm trước đây, chúng đã được viết trong kinh thánh và được khắc họa trên
tường ở các thánh đường (Rcynolds 1927) [49], (Kervegant, 1935) [51,35]. Ở
về phía tây của trái đất diện tích trồng chuối và chuối ăn luộc cũng ngày càng
được mở rộng trong thời gian gần đây (Kervegant 1935) [44] đã đưa ra giả
thiết về sự có mặt của chuối ở Trung Đông và châu Phi là do người Ả rập cổ
xưa mang đến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



9
Sự mô tả về chuối một cách rõ ràng và sớm nhất do người Hy Lạp cổ
xưa thực hiện từ 325 năm trước Công nguyên. Trong cuộc hành trình của
Alexrander đến Ấn Độ (Rcynolds 1927, Kervegand 1935). Sau đó khoảng
100 năm sau Công nguyên người Ả rập đã thống trị mảnh đất từ Ấn Độ đến
Tây Ban Nha (Kinder và Higeman, 1974) [45] và chuối lại được quan tâm
phát triển. Nhất là chuối ăn quả tươi và chuối ăn luộc đã được đưa đến Bắc
Phi và phát triển rộng ở đây, mặc dù mảnh đất này rất khô cằn (Rcynolds,
1927) đã dựa vào những hóa thạch và các bức vẽ trên các hang động cho rằng
chuối cũng được trồng và phát triển được 15 thế kỷ ở châu Phi, trong đó Đông
Phi chủ yếu trồng 2 loài chuối có kiểu gen AA và AAA vùng gần xích đạo

phát triển chủ yếu chuối ăn luộc mang kiểu gen AAB (Vansina, 1984 - 1990)
[66 - 68] đã giải thích về sự xuất hiện chủ yếu của chuối mang kiểu gen AAB
ở châu Phi và cả ở Ấn Độ là một phần do sự thích nghi về khí hậu, song chủ
yếu là nhu cầu cấp bách về lương thực ở những nước này [41,52]. Đến thế kỷ
10 do ảnh hưởng của nền văn minh Ả rập, mối quan hệ giữa các nước được
mở rộng. Thời kỳ chuối là mặt hàng được trao đổi mạnh nhất trên thị trường,
cả ở những nước xa xôi như Trung Quốc (Davidson, 1974) [29]. Người ta cho
rằng chuối được di chuyển đến Mỹ nhờ người Bồ Đào Nha từ thế kỷ 14 và
sau đó được phát triển mạnh vào năm 1607 (Kervegant, 1935) [28]. Trong
thời gian gần đây sự thu thập và phổ biến về chuối đã có cơ sở khoa học, hơn
nữa chuối đã được đưa ra thương trường làm mặt hàng xuất khẩu chính [62].
Điều này đã gây sự chú ý đầu tư của các nhà khoa học về chất lượng và năng
suất của các giống. Ngày nay chuối đã được phát triển rộng khắp trên thế giới,
không chỉ nó quan trọng do việc xuất khẩu mà còn ở sự đa dạng về mặt hình
thái và chủng loại [64].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



10
Như vậy chuối đã có một lịch sử phát triển lâu dài đầu tiên là những
dạng hoang dại mọc rải rác ở New Guinea sau đó được thuần hóa và lan rộng
nhờ dân chúng, các nhà thám hiểm và qua các cuộc chinh chiến. Ở châu Á
chuối đã được xuất hiện từ 4000 năm trước Công Nguyên (Yên, 1993) [67],
vì vậy có thể nói chuối có nguồn gốc từ Châu Á. Điều này không những thể
hiện ở sự phát triển mạnh của chuối ăn quả tươi và chuối ăn luộc do thích hợp
khí hậu mà còn ở sự đa dạng các chủng loại chuối.
Ở Philippine có 43 giống chuối, Malaysia có 32 loại chuối, Indonesia
có 9 loại, New Guinea có 54 loại, Eestarn Astralia có 8 loài, Fili có 10 loài,

Hawai 19 loài, Thái Lan 18 loài, Ấn Độ 57 loài. (N.W Simmonds 1959) [78].
4. Những nghiên cứu vể cây chuối
4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
4.1.1. Công tác đánh giá và thu thập tập đoàn quỹ gen chuối
INIBAP (International Network for the Improvement of Banana and
Plantain) được thành lập năm 1984 tại Montpellier France. Đây là một tổ chức
Quốc tế nghiên cứu về cây chuối lớn nhất nằm trong hệ thống của GGIAR.
INIBAP có quan hệ rộng rãi với tất cả các tổ chức Quốc tế nghiên cứu về
nông nghiệp khác và đặc biệt rất quan tâm đến các chương trình Quốc gia.
Mục tiêu của INIBAP là hợp tác nghiên cứu, cung cấp thông tin và huy động
tài trợ ủng hộ các hoạt động nghiên cứu và phát triển về chuối. Nhận thức đầy
đủ vai trò của Đông Nam Á trong các vấn đề cây chuối, INIBAP đã đang và
sẽ tập trung nghiên cứu, tài trợ cho các hoạt động thu thập, đánh giá sử dụng
và bảo quản nguồn gen cây chuối trong vùng.
Bảng 1.2: Một số nƣớc có tập đoàn quỹ gen chuối lớn nhất
thế giới giai đoạn (1951 - 1977)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11
Địa điểm
Tổng số mẫu
Thời gian thu
thập
Chuối trồng
Chuối dại
Hondras
470

100
1951 - 1961
Jmaica
80
40
1920 - 1977
Philippines
61
1
1958 - 1959
Papua New Guinea
700
-
1967 - 1972
India
48
3
1949 - 1977
(Theo báo cáo của nhóm hoạt động IBPGR năm 1977 )
Ngoài ra những tập đoàn có quy mô lớn của thế giới một số nước ở
châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng cũng đã quan tâm tới
việc thu thập, đánh giá sử dụng và bảo quản chuối trong tập đoàn của họ.
Theo thống kê của INIBAP (1990) tổng số các mẫu chuối trồng của
Philippines là 80 mẫu trong đó các mẫu thuộc loại M.acuminata và
M.balbisiana là 27 mẫu và chỉ duy nhất có 1 mẫu là chưa xác định được kiểu
di truyền. Ở đây còn giữ và duy trì 29 mẫu giống của Malaysia, 35 mẫu giống
của Thailand, 16 mẫu giống của Indonesia, 148 mẫu giống của Papua
Newguinea. Ngoài ra còn có 10 mẫu giống của các loại khác trong chi Musa
và các loại họ hàng. Như vậy tính đến nay Philippines có 318 mẫu giống,
được coi là nước có tập đoàn chuối lớn nhất trên thế giới. Mặt khác INIBAP

cũng đang tiếp tục đẩy mạnh việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá và bảo quản
tập đoàn chuối ở khu vực này.
Ở Thai Lan tổng số mẫu là 49 mẫu trong đó 17 mẫu giống thuộc nhóm
AA/AAA, 1 mẫu thuộc nhóm BB/BBB và 21 mẫu giống là còn lai của
M.accuminata và M. balbisiana, 10 mẫu giống là các loài hoang dại và loài có
quan hệ họ hàng gần gũi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



12
Ở Malaysia tổng số có 62 mẫu giống trong đó có 30 mẫu giống thuộc
nhóm AA/AAA, 4 mẫu giống thuộc nhóm BB/BBB, 20 mẫu là con lai của
M.acuminata và M.balbisiana, các loài dại và có quan hệ họ hàng gần gũi.
Tập đoàn chuối của Indonesia có 37 mẫu giống trong đó có 18 mẫu
giống thuộc nhóm AA/AAA, 2 mẫu giống thuộc nhóm BB/BBB, 15 là con lai
của M.acuminata và M.balbisiana, các loài dại và có quan hệ họ hàng gần gũi
chỉ có 2 mẫu giống. Trong việc nghiên cứu thực vật nói chung và cây chuối
nói riêng thỉ công tác thu tập mặc dù là bước rất quan trọng và không thể
thiếu được nhưng nó chỉ là bước khởi đầu. Vấn đề ở chỗ phân tích, đánh giá,
mô tả sự đa dạng ấy để sử dụng chúng vào mục đích khác nhau phục vụ cuộc
sống con người. Chính vì vậy INIBAP đã đưa ra một cái mẫu dùng để mô tả
đặc điểm hình thái, đánh giá khả năng thích nghi, khả năng kinh tế chung cho
tất cả các vườn tập đoàn trên thế giới, thuận tiện cho công tác chọn tạo giống
và trao đổi hợp tác.
4.1.2. Vấn đề về phân loại
Các nhà thám hiểm châu Âu là những người nghiên cứu đầu tiên về
cây chuối, mặc dù nguồn gốc phát sinh của cây chuối không phải từ những
nước này Chline (1707 - 1778) người Anh, nhà phân loại học đã có công sắp

xếp và đặt tên cho các giống thực vật nói chung và cây chuối nói riêng. Musa
là tên ông đặt cho chuối để tưởng nhớ đến Antonius Musa một thầy thuốc vào
thời hoàng đế Roma thứ nhất Octavius Agnstus, tên Musa Sapientum.L cho
dòng chuối quả thịt không hạt, ăn tươi được ý nghĩa của tên này là quả của
người. Musa Pradisiaca.L. là dòng chuối ăn được thuộc “Plantain” ngày nay
Pradisiaca có ý nghĩa là quả của thiên đường hoặc quả của các vườn cây [2].
Mặc dù chuối đã được trồng từ lâu nhưng mãi đến thế kỷ 19 mới có
một vài tác giả nói về sự phát triển và dinh dưỡng của nó như Fonrcroy và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13
Vanquclin (1807) [2]. Thực tế các công trình nghiên cứu có hệ thống về chuối
thực sự bắt đầu và thế kỷ 20. Thời kỳ đầu người ta cũng sắp xếp vào 2 loại
chuẩn theo Linmaur chuối ăn tươi và chuối ăn luộc vì tinh bột ở những quả
này khi chín không chuyển hóa thành đường dễ tan. Nhưng sau đó các dòng
được thu thập ngày càng nhiều, có những dòng có thể vừa ăn tươi vừa ăn luộc
được (khi quả xanh có thể ăn luộc, khi quả chín tinh bột lại chuyển hóa thành
đường dễ tiêu) [53]. Việc xếp loại thật khó khăn người ta đã nghĩ ra cách đặt
tên cho một dòng là những đuôi latinh chỉ căn cứ vài đặc điểm ngoại hình
không cần quan tâm đến nguồn gốc di truyền. Ví dụ Musa Nanalonr và Musa
Cavendishulamb được đề nghị đặt cho cây Dway cavendish, Musa rubra,
Fiming nonwall đặt cho Morado Red, hoặc Pisang udang, Musa corniculata
lour cho chuối Eahorn, Tindok hay Pisang tamduk… [2] như những cây này
đôi khi chỉ có những biến đổi đơn giản. Việc tăng nhanh các tên khoa học do
số lượng cây giống ngày càng nhiều đã gây nhiều lộn xộn trong phân loại
[50]. Trong khi chờ đợi có những hiểu biết mới, nhất là quan hệ gần gũi của
các dòng họ, Giáo sư E .E Cheesman cho rằng tốt nhất là dùng các tên thông

thường của địa phương cùng với sự mô tả tỉ mỉ [25].
Do thấy được vai trò của cây chuối đối với nhu cầu ngày càng tăng của
nhân loại. Các nhà khoa học ngày càng quan tâm chú ý nghiên cứu toàn diện
về nó như phân loại, di truyền, sinh hóa, sinh lý, cũng như ảnh hưởng của
quan hệ sinh thái môi trường (chế độ dinh dưỡng, nước, nhiệt độ, ẩm độ và
sâu bệnh) đến năng suất và phẩm chất của chuối [29]. Chuối là cây trồng sinh
sản chủ yếu bằng con đường vô tinh nên rất phức tạp về chủng loại. Tuy
nhiên nhờ quan sát nhiều lần những tiêu bản sống (trong vườn tiêu bản ICTA
- Trimida) mà E.E Cheerman và cộng sự của ông đã xác định được sự tương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



14
tác mạnh của hai loài Musa acuminata colla (ký hiệu là A) và Musa
balbisiana colla (ký hiệu là B).
Ngay từ năm 1922 người ta đã cho lai phân tích, lấy phấn của
M.acuminata colla thụ cho hoa cái của giống Grosmichel là cây có quả không
hạt sẽ thu được giống chuối rất ít hạt. Những hạt tốt có thể mọc thành loài
M.Acuminata [2]. Trên cơ sở lập luận nguồn gốc các loại chuối trồng 2 ông đã
đưa ra một hệ thống phân loại mới, hệ thống phân loại này dựa vào tỷ lệ đóng
góp của 2 loài M.A cuminata Colla và M. Balbisiana Colla trong mỗi dòng,
cụ thể là: AA, AAA, AB, AAB, ABB, ABBB, BB, BBB.
Để xác định mức độ pha trộn Simmonds và Shepherd (1985) đã đưa ra
15 chỉ tiêu cơ bản có sự khác biệt rõ ràng giữa M.acuminata Colla và
M.balbisiana Colla.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15
Bảng 1.3. Thang điểm phân loại các dòng chuối
của Simmonds và Shepherd
TT
Đặc điểm
M. Acuminata
M.Balbisiana
1
Thân giả
Nhiều vệt nâu đen
Ít hoặc không có
2
Cuống lá
Mép thẳng, trải
rộng, có cánh,
không ôm thân giả
Mép tròn kín, không có
cánh phía dưới ôm thân
giả
3
Cuống buồng
Nhiều lông
Không có lông (nhẵn)
4
Cuống quả
Ngắn
Dài
5

Noãn
2 hàng thẳng
4 hàng lộn xộn
6
Vai lá bắc
Cao (X/Y < 0,28)
Thấp (X/Y >3)
7
Tập tính lá Bắc
Cuộn ngược
Không cuộn ngược
8
Hình thái lá bắc
Bóp nhọn từ vai
Bình thường đều
9
Đỉnh lá bắc
Nhọn

10
Mầu lá bắc
Ngoài đỏ, đỏ tối,
trong đỏ thẫm
Ngoài đỏ đặc biệt, trong
đỏ sáng
11
Sự chuyển mầu của
lá bắc
Nhạt dần đến gốc
Không thay đổi

12
Sẹo lá bắc
Lồi
Phẳng ít lồi
13
Cánh hoa đực tự do
Gấp nhiều nếp
Ít hoặc không gấp nếp
14
Mầu hoa đực
Trắng mượt
Ánh đỏ khác nhau
15
Mầu đầu nhụy
Da cam, vàng đậm
Mầu kem đỏ nhạt
Thang điểm cho mỗi chỉ tiêu biến động trong khoảng 1 - 5 trong đó
điểm 1 dành cho chỉ tiêu nào nghiêng nhiều nhất về phía M.acuminata Colla

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



16
và điểm 5 cho chỉ tiêu nào nghiêng nhiều nhất M.balbisiana Colla. Những chỉ
tiêu thể hiện trung gian thì tùy theo mức độ tham gia của (A) hoặc (B) mà cho
2, 3 hoặc 4 điểm và như vậy các loài chuối trồng sẽ có tổng số điểm dao động
từ 15 - 75 điểm. Trên cơ sở tổng số điểm của mỗi dòng, giống có được,
Simmonds và Shepherd đã chia toàn bộ chuối ra làm 6 nhóm: AA, AAA,
AAB, AB ABB và ABBB.

Nhóm AA/AAA tổng số điểm 15 - 23 điểm, nhóm AAB tổng số điểm
24 - 46 điểm, nhóm AB: 47 - 49 điểm, nhóm ABB: 59 - 63 điểm, nhóm
ABBB: 64 - 67 điểm.
Hệ thống phân loại này mang tính thuyết phục mạnh mẽ và dần dần
thay thế cho hệ thống phân loại của Linnaeur trong phân loại chuối.
Cho đến nay mặc dù nhiều phương pháp phân loại bổ xung khác song
phương pháp này vẫn là phương pháp có vai trò quan trọng không thể thiếu
được. Hiện nay ở hầu hết các ngân hàng gen chuối lớn nhất thế giới phương
pháp phân loại này được sử dụng rộng rãi để đánh giá nguồn tài liệu di truyền
cây chuối. Mặc dù vậy cách phân loại của Simmonds và Shepherd vẫn có
nhược điểm và không đề cập đến sự có mặt của dòng thuần M.balbisiana
Colla và không đưa ra giới hạn cho nhóm này (nhóm BB/BBB). Cho đến tận
bây giờ thì ông cũng không công nhận có giống chuối trồng không hạt có
nguồn gốc từ M. balbisiana Colla, bởi vì khi kiểm tra hoa đực của tiêu bản
thực vật giống Saba, ông quan sát thấy lá bắc cuộn lên, (Simmonds
Weatherup 1990 [60]. Một số các nhà nghiên cứu về chuối khác lại cho rằng
sự cuộn lên của lá bắc chỉ là đặc tính nhỏ của giống Saba, giống này đạt tổng
số điểm 72 chỉ thấp hơn 3 điểm so với điểm tuyệt đối (75) điểm cho loài dại
M.balbisiana Colla. Các nhà phân loại ở châu Á thấy rằng nếu theo
Simmonds và Shepherd giới hạn 9 điểm (15 -23) là có thể chấp nhận đối với
các loài trồng trọt xuât phát từ M.balbisiana Colla. Silayoi và Chomehalow
(1987) [42] khi phân loại nguồn gốc cây chuối của Thái Lan đã thấy được sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



17
chưa hoàn thiện của hệ thống phân loại theo phương pháp cho điểm của
Simmonds và Shepherd. Mặc dù thừa nhận tính ưu việt của phương pháp này.

Nhưng 2 ông đã sửa đổi lại và xếp nhóm các loại chuối chúng thành các nhóm
sau: AA/AAA, AAB, ABB, ABBB, BB/BBB.
Silayoi và Chomchalonw đã sử dụng hệ thống phân loại theo thang
điểm có sửa đổi này để phân loại chuối và thấy nó là công cụ hữu hiệu hơn.
Tất cả các loại chuối trồng ở Trung tâm đa dạng nguồn gen chuối Đông Nam
Á (Dvao - Philippines) và tất cả các cây trồng đại diện điển hình cho từng
nhóm đều đạt được số điểm trong giới hạn này. Các tác giả thấy giống Amas
và Bungalan lại xếp vào các loại chuối trồng trọt có nguồn gốc từ
M.acuminata Colla tương ứng với số điểm là 23 và 19 điểm. Các con lai được
trồng trọt phổ biến là Latudan và Matavia có số điểm tương ứng là 33 và 62
do đó được xếp vào nhóm AAB và ABB. Giống Saba với tổng số điểm 73
điểm dường như gần gũi với loài dại M.balbisiana Colla và được xếp vào
nhóm BB/BBB. Thực tế Saba gần gũi với loài M.balbisiana Colla hơn là
Amas với loài M.acuminata. Song với nhóm BB/BBB thì vẫn có nhiều ý kiến
khác nhau Simmonds (1966 - 1976) cho rằng những loài chuối trồng ở nhóm
BB/BBB thực chất lại là nhóm ABBB, Saba cũng thuộc loại này. Nhưng
Valiki (1967) [64] lại cho rằng Saba thuộc nhóm BB/BBB bởi vì khi phân
loại bằng cho điểm giống này có tổng số điểm gần với loài chuối dại
M.balbisiana Colla.
Ở đây cần phải nhấn mạnh là các tác giả ở Đông Nam Á không phủ
nhận hệ thống phân loại cua Simmonds và Shepherd. Nhưng họ cho rằng hệ
thống phân loại này phải được sửa đổi để phù hợp với sự đa dạng của các loài
chuối trồng ở trung tâm khởi nguyên của nó.
Một số nhà khoa học khác cho rằng tất cả 15 chỉ tiêu phân loại của
Simmonds và Shepherd chỉ là chỉ tiêu hình thái và do vậy sự phân loại theo
Simmonds chỉ là phân loại hình thái (Morphotaxonomy). Nhưng thực tế, khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




18
xác định các loài trồng trọt Simmonds có sử dụng những so sánh thực
nghiệm, đưa ra những quan sát và mô tả của ông ngoài đồng ruộng. Ông cho
rằng mà không có sự trợ giúp của những so sánh thực nghiệm thì chỉ là thử
nghiệm bởi vì tương tác giữa kiểu gen và môi trường là rất đáng kể.
Phân loại hình thái mặc dù là thống nhất và không thể thay thế được
nhưng nó cũng cần được bổ sung bằng những yếu tố khác nhằm xác định một
cách chính xác kiểu gen bên trong (Genotip).
Một thí dụ dễ thấy là rất nhiều loại trồng trọt có các chỉ tiêu hình thái
tương tự như nhau nhưng lại khác nhau rất đáng kể về phản ứng của chúng
với 1 hoặc 1 vài loại sâu bệnh nhất định. Ví dụ như loài chuối trồng Ấn Độ
Rajpury và Newdrapara có hình thái giống nhau song phản ứng của chúng với
nòi 2 của nấm gây bệnh héo Panama lại rất khác nhau. Hoặc một số giống
chuối có đặc điểm hình thái rất khác nhau lại được nhóm vào một nhóm
(tạo thành nhóm phụ) bởi vì chúng có các phản ứng tương tự với một loài
sâu bệnh.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới cho rằng việc thiếu những công cụ và
phương pháp phân loại tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân cơ bản
làm chậm những tiến bộ về cây chuối. Trong rất nhiều trường hợp những kết
quả nghiên cứu chỉ áp dụng cho những giống nhất định ở những nước nhất
định, mà các nước khác trong cộng đồng không thể sự dụng được nhận biết
sâu sắc và tên địa phương thực chất không có ý nghĩa gì cả J.W.Daniells
(1990)[30] cho rằng các chỉ tiêu hình thái được sử dụng để phân biệt các
giống cây trồng khác nhau (hoa đực, lá…) rất ít có giá trị ứng dụng trong việc
phân biệt các giống trong nhóm Cavendish (AA/AAA), ngay cả những chỉ
tiêu mà IBPGR đưa ra năm 1984 cũng chỉ có giá trị sử dụng để phân biệt các
nhóm khác nhau chứ không dùng để phân biệt các giống trong cùng một
nhóm phụ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



19
Để phân loại một cách chính xác, hiện nay ngoài phương pháp phân
loại theo hình thái người ta dùng rất nhiều phương pháp như: RELP
(Restriction Fragment Length Polymorphism). Phân tích Isozyme (Analysis
Enzyme Polymerphism).
Theo Masterbrock và Van Bredorode (1986) [12] có thể chia sự đa
dạng về sinh hóa ra làm 3 loại. Đa dạng về con đường đồng hóa, đa dạng
Protein và Enzyme, đa dạng DNA. Mặc dù cả 3 loại này đều xuất phát từ đa
dạng di truyền nhưng đa dạng về con đường đồng hóa chỉ phản ứng sự đa
dạng về quá trình thích nghi và chọn lọc, đa dạng Protein và Enzyme phản
ánh một cách trực tiếp hơn có cơ sở di truyền hơn và đa dạng DNA phản ánh
chính xác bản chất di truyền của cơ thể sinh vật. Nhưng việc phân tích DNA
hết sức đắt tiền không cho phép nghiên cứu đại trà. Do đó phương pháp phân
tích đa hình của enzyme (phương pháp Isozyme) gần đây đã trở thành một
phương pháp được sử dụng rộng rãi. Khái niệm Isozyme (đồng nghĩa với
Isoenzyme được Maket và Moller đưa ra đầu tiên năm 1959. Isozyme là
những Enzyme có dạng phân tử khác nhau nhưng chúng cùng xúc tác cho
những phản ứng xác định (Gottbieb 1971 [9]. Trong phương pháp này những
loại prôtêin (Enzyme) tan trong nước được tách ra từ mô của cây trồng và
chúng được phân tích bởi kích thước, sự tích điện và cấu trúc trên đường điện
di (các gen tinh bột hoặc gen điện di acrylamide). Sự khác biệt về khả năng
tích điện phản ánh bằng độ điện di của chuối Polypeptide là do sự khác biệt
của các Axit Amin trong chuỗi Polypetide và sự khác biệt này lại phản ánh
trong chuỗi Nucleotide của gen cấu trúc tương ứng. Khi những dạng phân tử
khác nhau được tách biệt trên đường điện di bằng phương pháp nhuộm thích
hợp, ta có thể thấy hoạt động của Enzyme thông qua những vạch trên gen.

Những thí nghiệm về di truyền được tiến hành sau đó nhằm xác định xem
vạch nào đại diện cho các sản phẩm của gen đã được mã hóa bởi các gen ở
các vị trí khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



20
Phân tích Isozyme bằng điện di là phương pháp mô tả hình thái dựa
trên hình ảnh của gen. Nó cung cấp thông tin về đặc tính di truyền và ít bị ảnh
hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh hơn là việc đánh giá chỉ dựa vào những đặc
tính hình thái và đặc điểm trong nông học (A.D.H.Brown, O.H.Frankcl,
D.R.Marshall, J.T.Williams. 1986) [22].
Gorman và Kiang (1977) [41] cho rằng phương pháp phân tích Isozyme
đã và đang được sử dụng như là phương pháp đánh dấu di truyền (Genetic
Marker) dùng để phân loại các dòng vô tính. Tansley và Ortor (1983),
Weeden và Lamb 1985) [65] lại sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu
phân loại và tiến hóa. Brettell (1986) [22] lại cho rằng phương pháp này rất có
ích trong nghiên cứu sự ổn định gen trong nuôi cấy mô.
Phân tích điện di các hệ Isozyme có thể sử dụng để xác định mối quan
hệ chủng loại giữa các dạng và chị em những dấu hiệu này được tính ra tần số
alen của các locut. Isozyme có thể dùng để phân biệt các đơn vị dưới loài và
các loài chị em (Trịnh Đình Đạt và cộng sự 1986)[6].
Trong phương pháp phân tích Isozyme các kỹ thuật chiết dịch nói
chung không thật phức tạp có thể tiến hành được. Như vậy cùng một lúc có
thể làm một số lượng lớn mẫu, cho vài thế hệ Enzyme khác nhau. Thông
thường chỉ cần dùng 1g mô thực vật là đủ để có thể phân tích một vài hệ
thống Isozyme. Các phương tiện để tạo ra trường điện di có thể cũng không
đến nỗi khó khăn, kể cả kỹ thuật sử dụng Lợi ích chủ yếu của kỹ thật này so

với đánh giá hình thái là nó có thể được tiến hành với tốc độ nhanh, với nhiều
loại mẫu riêng biệt (hạt hoặc cây con) mà không cần sử dụng các thử nghiệm
đồng ruộng. Trong ngân hàng gen kỹ thuật Isozyme rất có ý nghĩa trong việc
xác định các mẫu thực vật (Aceession). Mặc dù vậy phương pháp này vẫn còn
một số hạn chế: Phương pháp đánh dấu bằng Isozyme có thể chỉ đại diện cho
một phần nhỏ bộ Genome, không sử dụng cho những gen mã hóa những
protein không tan trong nước, Protein ở màng hay những gen điều khiển
(Gottbib, 1971) [12], một số Enzyme phát triển một cách không ổn định. Nhìn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



21
chung phân Isozyme đã được sử dụng như một phương pháp đánh dấu di
truyền cho cây chuối. Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng phương pháp
này có thể sử dụng để phân biệt các dòng vô tính và sử dụng trong nghiên cứu
phân loại (M.J-Simpson, L.A Winther 1986 [31], Bonner 1974 [23] đã phân
tích, Enzyme Peroydase (POX) để xác định sự da dạng của các giống trồng
trọt trong chi Musa (Musa SPP).
Việc sử dụng phương pháp Isozyme nhằm xác định các con lai trong
chi Musa đã được Jarret và Litz đề cập đến năm 1986. Các tác giả kết luận
rằng SKDH (Shikimid acid dehydrogenase) và MHD (Malate
dehydrogenase) là loại đặc trưng và sử dụng có hiệu quả trong việc phân biệt
các cá thể lai giữa M.Acuminata Colla và M.Balbisiana Colla SKDH và
GOT (Ghetamate Oxaloacetate Tiasperase) có rất ít giá trị sử dụng trong
việc phân loại giữa các giống trồng trọt thuộc nhóm BB/BBB. Rivera (1982)
[52] đã tiến hành phân tích Isozyme Peroydase và Polyphenol oxydase nhằm
phân biệt nhóm BBB và ABB. Espino và Pimentel (1980) [32] đã chú ý tập
trung vào việc sử dụng Enzyme Malaty Dehydrogenase (MDH) để phân tích

dòng thuần AA/AAA với dòng thuần BB/BBB và các con lai AAB, ABB.
4.1.3. Những nghiên cứu về chọn tạo giống chuối
Đối với mọi cây trồng nói chung và cây chuối nói riêng giống là khâu
quan trọng nhất cho hiệu quả kinh tế cao việc tạo ra giống mới có thể bằng
nhiều cách như đột biến, chọn lọc trong sản xuất tập đoàn. Đi đầu trong vấn
đề chọn giống chuối phải kể đến Viện Nghiên cứu chuối Đài Loan. Ở đây
phần lớn các giống chuối được chọn lọc để sản xuất chuối thương mại thuộc
về nhóm Cavendish.
Theo thống kê của Mạng lưới quốc tế cải thiện nguồn gen cây chuối
(INIBAP), ở mỗi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latin và Caribe,
châu Phi và các khu vực khác đều đã thu thập và lưu giữ trên 2000 mẫu giống
chuối. Các vườn tập đoàn giống chuối lớn nhất là Papua New Guine gồm trên

×