Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tác động của một số yếu tố sinh thái bất lợi đến tằm dâu tại vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

------------  ----------

NGUYỄN THỊ THU

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
SINH THÁI BẤT LỢI ĐẾN TẰM DÂU TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

------------  ----------

NGUYỄN THỊ THU

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
SINH THÁI BẤT LỢI ĐẾN TẰM DÂU TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG


SÔNG HỒNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 62.62.01.12

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phạm Thị Vƣợng
2. PGS.TS. Đỗ Thị Châm

HÀ NỘI, NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng
đƣợc sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trƣớc hết tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Phạm Thị Vƣợng và PGS.TS. Đỗ Thị Châm đã dành cho tơi nhiều thời
gian q báu, sự quan tâm, tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt chặng đƣờng
làm nghiên cứu sinh và hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Đảm đã luôn quan tâm, động
viên tơi trong q trình làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên
Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung Ƣơng, Viện Bảo vệ thực vật đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo, Ban Đào tạo sau đại
học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và góp ý cho tơi trong q
trình học tập và làm luận án.
Lòng biết ơn sâu sắc xin đƣợc gửi tới những ngƣời thân trong gia đình, tới tất
cả bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
làm nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu



iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ..................................................................... vi
Danh mục bảng ....................................................................................................... viii
Danh mục hình .......................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1

2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .......................................................................3

3.

Những đóng góp mới của luận án ..................................................................3

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................4

5.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................4


5.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................4

5.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................5

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................6
1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ..............................................................................6

1.2.

Tổng quan tình hình sản xuất và nghiên cứu dâu tằm trên thế giới ...............7

1.2.1.

Tình hình sản xuất dâu tằm trên thế giới .......................................................7

1.2.2.

Nghiên cứu về các yếu tố sinh thái bất lợi ảnh hƣởng đến con tằm ............10

1.3.

Tổng quan tình hình sản xuất và nghiên cứu dâu tằm trong nƣớc ...............28

1.3.1.


Tình hình sản xuất dâu tằm trong nƣớc .......................................................28

1.3.2.

Nghiên cứu về các yếu tố sinh thái bất lợi ảnh hƣởng đến con tằm ............32

Chƣơng 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............42
2.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................42

2.1.1.

Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................42

2.1.2.

Thời gian nghiên cứu ...................................................................................42

2.2.

Nguyên vật liệu, dụng cụ nghiên cứu ..........................................................42

2.2.1.

Giống tằm .....................................................................................................42


iv


2.2.2.

Giống dâu .....................................................................................................42

2.2.3.

Vật liệu, thiết bị và dụng cụ .........................................................................43

2.3.

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................43

2.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................43

2.4.1.

Điều tra tình hình sản xuất dâu tằm vùng đồng bằng sơng Hồng ................43

2.4.2.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của lá dâu bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và
khí độc đến sinh trƣởng và phát triển của con tằm ......................................45

2.4.3.

Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và khơng
khí bất lợi đến sinh trƣởng và phát triển của con tằm..................................50


2.4.4.

Nghiên cứu một số giải pháp làm giảm thiểu tác hại của yếu tố sinh
thái bất lợi đến đời sống con tằm .................................................................53

2.5.

Các chỉ tiêu và phƣơng pháp tính tốn ........................................................59

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................65
3.1.

Tình hình sản xuất dâu tằm vùng đồng bằng sơng Hồng.............................65

3.1.1.

Tình hình sản xuất dâu tằm vùng nghiên cứu ..............................................65

3.1.2.

Thành phần sâu hại trên cây dâu và cây trồng xen dâu ...............................68

3.1.3.

Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật và khí thải đến con tằm ở vùng
nghiên cứu ....................................................................................................72

3.2.


Ảnh hƣởng của lá dâu bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và khí độc đến
sinh trƣởng và phát triển của con tằm ..........................................................75

3.2.1.

Ảnh hƣởng của lá dâu bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến con tằm ...........75

3.2.2.

Ảnh hƣởng của lá dâu bị nhiễm độc khí thải đến con tằm...........................80

3.3.

Ảnh hƣởng của một số yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và không khí bất lợi đến
sinh trƣởng và phát triển của con tằm ..........................................................94

3.3.1.

Ảnh hƣởng của nhiệt độ, ẩm độ bất lợi đến con tằm ...................................94

3.3.2.

Ảnh hƣởng của mơi trƣờng khơng khí ô nhiễm đến con tằm ....................103

3.4.

Một số giải pháp làm giảm thiểu tác hại của yếu tố sinh thái bất lợi
đến đời sống con tằm .................................................................................116

3.4.1.


Giải pháp giảm ảnh hƣởng thuốc bảo vệ thực vật tồn dƣ trên lá dâu
đến con tằm ................................................................................................116


v

3.4.2.

Giải pháp giảm ảnh hƣởng của khí thải trên lá dâu đến con tằm...............128

3.4.3.

Giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của một số yếu tố mơi trƣờng có hại
đến con tằm ................................................................................................133

3.4.4.

Kết quả áp dụng các giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của yếu tố sinh thái
bất lợi đến con tằm xây dựng mơ hình ni tằm ở vùng nghiên cứu ............139

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................143
1.

Kết luận ......................................................................................................143

2.

Đề nghị .......................................................................................................144


Danh mục các cơng trình khoa học đã cơng bố có liên quan đến luận án ..............145
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................146
Phụ lục ....................................................................................................................157


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ cái viết tắt

Nghĩa của chữ viết tắt

và ký hiệu
1

A1

Giống tằm Lƣỡng hệ A1

2

A2

Giống tằm Lƣỡng hệ A2

3


O1

Giống tằm Lƣỡng hệ O1

4

O2

Giống tằm Lƣỡng hệ O2

5

1862

Giống tằm Lƣỡng hệ Lai tứ nguyên 1862

6

1827

Giống tằm Lƣỡng hệ Lai tứ nguyên 1827

7

BMC

Giống tằm Bạc mi chấm

8


BMC x TQ

Giống tằm Lai F1 Đa hệ BMC x TQ

9

ĐSK

Giống tằm Đồ Sơn khoang

10

ĐSK x TQ

Giống tằm Lai F1 Đa hệ ĐSK x TQ

11

HLS

Giống tằm Hoàng Liên Sơn

12

TM

Giống tằm Tằm mắt

13


TM x TQ

Giống tằm Lai F1 Đa hệ TM x TQ

14

TQ (LQ2)

Giống tằm Lƣỡng Quảng số 2

15

RVHT

Giống tằm Ré vàng Hà Tĩnh

16

VBL

Giống tằm Vàng Bảo Lộc

17

VDK

Giống tằm Vàng Diễn Kim

18


VK x TQ

Giống tằm Vàng khoang lai Trung Quốc

19

Mk

Khối lƣợng toàn kén

20

Mv

Khối lƣợng vỏ kén

21

M tằm 4,5

Khối lƣợng tằm tuổi 4, tuổi 5

22

NS kén

Năng suất kén

23


% vỏ kén

Tỷ lệ vỏ kén

24

HH

Hữu hiệu

25

TC

Tiêu chuẩn


vii

26

Vòng trứng

Đơn vị đo số lƣợng trứng tằm

27

TT

Thụ tinh


28

RH%

Ẩm độ

29

ToC

Nhiệt độ

30

o

Nồng độ Bome

31

CT

Cơng thức

32

Đ/C

Đối chứng


33

TN

Thí nghiệm

34

BQ

Bình qn

35

BVTV

Bảo vệ thực vật

36

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

37

K/C

Khoảng cách


38

NN

Nông nghiệp

39

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

40

YHLĐ

Y học Lao động

B


viii

DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng


Trang

1.1.

Sản lƣợng tơ thế giới từ năm 2001- 2015 ......................................................9

1.2.

Diện tích dâu, sản lƣợng kén tằm Việt Nam trong 10 năm 2004-2013 .......30

3.1.

Diện tích trồng dâu tại các địa phƣơng năm 2012-2013 ..............................65

3.2.

Năng suất dâu, sản lƣợng kén và thu nhập của các địa phƣơng năm
2012-2013 ....................................................................................................66

3.3.

Mật độ và khoảng cách từ nguồn ơ nhiễm đến phịng tằm và ruộng dâu
năm 2012-2013 ............................................................................................67

3.4.

Thành phần sâu hại dâu tại Thái Bình, Nam Định và Hà Nam năm
2012-2013 ....................................................................................................70

3.5.


Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật và khí thải đến năng suất kén tại
các địa phƣơng .............................................................................................74

3.6.

Ảnh hƣởng khí thải đến tỷ lệ tằm bị bệnh vỡ đốt ở các địa phƣơng ............75

3.7.

Ảnh hƣởng của lá dâu vùng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến con tằm .......76

3.8.

Kết quả phân tích lá dâu tằm ăn bị ngộ độc ở Thái Bình, Nam Định và
Hà Nam ........................................................................................................77

3.9.

Ảnh hƣởng của thức ăn nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến sức sống tằm.....78

3.10.

Ảnh hƣởng của thức ăn nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất kén ........79

3.11.

Ảnh hƣởng của thức ăn nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến tỷ lệ nhộng sống......79

3.12.


Ảnh hƣởng lá dâu vùng nhiễm khí thải đến con tằm ...................................81

3.13.

Hàm lƣợng F- và SO2 trong lá dâu ...............................................................82

3.14.

Tỷ lệ tằm vỡ đốt của lứa tằm vụ Đông, vụ Xuân và vụ Hè .........................83

3.15.

Ảnh hƣởng của nồng độ NaF đến sự phát phát sinh phát triển bệnh vỡ
đốt tằm..........................................................................................................85

3.16.

Ảnh hƣởng của nồng độ NaF đến sức sống tằm, năng suất và phẩm
chất kén ........................................................................................................87

3.17.

Ảnh hƣởng của thức ăn nhiễm độc Flo đến tỷ lệ bệnh ở một số giống tằm ......89


ix

3.18.


Ảnh hƣởng của thức ăn nhiễm độc Flo đến năng suất kén của các
giống tằm......................................................................................................90

3.19.

Ảnh hƣởng của thức ăn nhiễm độc Flo đến kết quả nhân giống .................92

3.20.

Ảnh hƣởng của điều kiện nóng ẩm và nóng khơ đến một số chỉ tiêu
của 6 giống tằm ............................................................................................95

3.21.

Ảnh hƣởng của điều kiện nóng ẩm và nóng khơ đến các chỉ tiêu nhân
giống tằm......................................................................................................97

3.22.

Ảnh hƣởng của điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô đến các chỉ tiêu sinh
học và kinh tế của 6 giống tằm ....................................................................99

3.23.

Ảnh hƣởng của điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô đến các chỉ tiêu nhân
giống tằm....................................................................................................102

3.24.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng ô nhiễm thuốc BVTV đến phát dục của

trứng, sức sống tằm và năng suất kén ........................................................103

3.25.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng ô nhiễm thuốc BVTV đến thời gian phát
dục của tằm, sức sống tằm và năng suất kén .............................................104

3.26.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng ô nhiễm thuốc BVTV đến khối lƣợng kén,
tỷ lệ vũ hoá và chất lƣợng trứng ................................................................106

3.27.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến sức
sống tằm, nhộng và năng suất kén đời sau .................................................107

3.28.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đến thời gian
phát dục của nhộng, tỷ lệ vũ hoá của ngài và chất lƣợng trứng giống.............108

3.29.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật thành đến
khả năng nhân giống ..................................................................................109

3.30.

Ảnh hƣởng của không khí trong phịng tằm do sử dụng nguồn nhiệt

khác nhau đến sự phát triển bệnh tằm và năng suất kén ............................110

3.31.

Ảnh hƣởng của khơng khí trong phịng tằm do sử dụng nguồn nhiệt
khác nhau đến khối lƣợng kén, năng suất và chất lƣợng trứng giống .......112

3.32.

Sự biến động của thành phần khơng khí trong phịng ni tằm do sử
dụng nguồn nhiệt khác nhau ......................................................................114


x

3.33.

Ảnh hƣởng của biện pháp thủ công đến tỷ lệ lá bị sâu hại chỉ số bệnh
hại và năng suất dâu ...................................................................................118

3.34.

Ảnh hƣởng của phẩm chất lá dâu đến kết quả ni tằm ............................119

3.35.

Hiệu lực phịng trừ của thuốc bảo vệ thực vật với sâu cuốn lá dâu ở
ngoài đồng ruộng .......................................................................................120

3.36.


Tỷ lệ lá dâu bị hại sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật ..............................121

3.37.

Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức sống tằm...........................122

3.38.

Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến năng suất kén..........................123

3.39.

Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật đến tỷ lệ ổ trứng đạt tiêu chuẩn ....124

3.40.

Tác động của biện pháp giảm thiểu dƣ lƣợng thuốc Angun 5 WDG
trên lá dâu đến sức sống tằm, nhộng ..........................................................126

3.41.

Tác động của biện pháp giảm thiểu dƣ lƣợng thuốc Angun 5 WDG
trên lá dâu đến năng suất kén và khối lƣợng toàn kén ...............................127

3.42.

Hiệu quả của biện pháp rửa lá dâu đối với bệnh vỡ đốt tằm .....................128

3.43.


Hiệu quả của biện pháp rửa lá dâu đến sức sống tằm nhộng và năng
suất kén ......................................................................................................130

3.44.

Tác dụng của biện pháp tƣới rửa lá dâu đối với con tằm ...........................131

3.45.

Tác dụng của biện pháp tƣới rửa lá dâu đến năng suất và phẩm chất kén .......132

3.46.

Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong phòng trừ sâu
bệnh hại cây trồng ở vụ Xuân đến con tằm................................................134

3.47.

Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong phòng trừ sâu
bệnh hại cây trồng ở vụ Hè đến con tằm....................................................135

3.48.

Ảnh hƣởng của thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong phòng trừ sâu
bệnh hại cây trồng ở vụ Thu đến con tằm ..................................................137

3.49.

Ảnh hƣởng của biện pháp che chắn phịng ni đến sinh trƣởng phát

triển của con tằm ........................................................................................138

3.50.

Sản lƣợng kén thu đƣợc .............................................................................140

3.51.

Hiệu quả kinh tế của một vòng trứng .........................................................141

3.52.

Hiệu quả kinh tế /ha dâu ............................................................................142


xi

DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1.

Tỷ lệ sản lƣợng kén tằm của các nƣớc trên thế giới ......................................8

1.2.


Tỷ lệ diện tích dâu tằm theo các vùng sản xuất ...........................................30

3.1.

Phân bố lƣợng mƣa trong năm tại Thái Bình (2012, 2013, 2014) ...............84

3.2.

So sánh năng suất kén của các giống tằm thí nghiệm với đối chứng ..........91

3.3.

Ảnh hƣởng của điều kiện nóng ẩm và nóng khơ đến năng suất kén ...........96

3.4.

Ảnh hƣởng của điều kiện lạnh ẩm và lạnh khô đến năng suất kén ............100

3.5.

So sánh chỉ số bệnh vỡ đốt của phòng tăng nhiệt bằng bếp than và
phòng tăng nhiệt bằng bếp điện .................................................................111

3.6.

So sánh chỉ số hàm lƣợng khí CO và CO2 ở phòng tăng nhiệt bằng
than và phòng tăng nhiệt bằng điện ...........................................................115

3.7.


Diễn biến mật độ sâu cuốn lá sau khi sử dụng biện pháp thủ công ...........117

3.8.

Diễn biến mật độ sâu đo sau khi sử dụng biện pháp thủ công ...................117

3.9.

Diễn biến tỷ lệ bệnh bạc thau sau khi sử dụng biện pháp thủ công ...........118

3.10.

Sự biến động về tỷ lệ tằm vỡ đốt của biện pháp rửa lá dâu .......................129

3.11.

Sự biến động về tỷ lệ tằm kết kén và năng suất kén của biện pháp tƣới
rửa lá dâu ....................................................................................................132


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề trồng dâu nuôi tằm, ƣơm tơ dệt lụa là ngành sản xuất cổ truyền và có
lịch sử phát triển lâu đời ở Việt Nam. Theo cuốn “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam,
2004” [36] ngƣời Việt đã biết trồng dâu, nuôi tằm và kéo sợi cách đây trên 4000
năm. Sợi tơ tằm là loại sợi có giá trị cao, cho đến nay chƣa có loại sợi nào có thể
thay thế, đƣợc sử dụng trong y tế, quốc phòng, đặc biệt khi đời sống con ngƣời nâng

cao thì nhu cầu sử dụng nguyên liệu tự nhiên phục vụ cho may mặc càng lớn. Trải
qua hàng ngàn năm phát triển, nghề sản xuất dâu tằm có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế,
xã hội, mang đậm nét văn hóa dân tộc và đầy tính nhân văn.
Việt Nam có lợi thế để phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm nhƣ: Quĩ đất
(vùng đất bãi ven sông, đất hoang hố, miền núi), điều kiện khí hậu thuận lợi cho
cây dâu sinh trƣởng phát triển quanh năm, giúp cho ngƣời dân có thể ni đƣợc từ 8
đến12 lứa tằm/năm. Việt Nam có 65 triệu ngƣời sống bằng nghề nơng, diện tích đất
nơng nghiệp ngày càng thu hẹp thì nghề trồng dâu ni tằm cịn tận dụng đƣợc
nguồn lao động lúc nông nhàn ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ văn hố (Lê Hồng
Vân, 2011)[31]. Chi phí sản xuất thấp, vịng quay thu hồi vốn nhanh, bình qn 20
đến 25 ngày là cho thu hoạch một lứa tằm, thu nhập cao gấp 2-5 lần so với trồng
lúa. Một hecta dâu nếu đƣợc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật có thể thu đƣợc 160-180
triệu đồng/năm. Mỗi năm sản xuất đƣợc khoảng 21.000 tấn kén, ƣơm đƣợc 2.100
tấn tơ các loại. Giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 160 triệu USD, đặc biệt là thị trƣờng tơ lụa
trong nƣớc tăng khoảng 1,2-1,5 triệu mét/năm (Nguyễn Thị Đảm, 2011)[10]. Có thể
nói, nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với
ngành nghề khác. Phát triển sản xuất dâu tằm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi trong nông nghiệp là một hƣớng đi đúng đắn trong cơng cuộc xố đói giảm
nghèo làm giàu cho các vùng nông thôn, miền núi nƣớc ta hiện nay.
Bên cạnh những tiềm năng và thuận lợi, ngành dâu tằm tơ của nƣớc ta trong
nhiều năm qua phát triển không ổn định, biến động về quy mơ diện tích, sản lƣợng
và chất lƣợng tơ kén. Diện tích dâu năm 2007 là 16.000ha, sản lƣợng kén 10.110
tấn, đến năm 2013 diện tích dâu giảm xuống cịn 7.753 ha, sản lƣợng kén 6.359 tấn


2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2004 - 2013) [43]. Số liệu điều tra cho thấy bình quân
thu nhập/ha đất trồng dâu nuôi tằm của nƣớc ta mới đạt 120- 140 triệu đồng, bằng
một nửa so với Quảng Tây, Quảng Đông Trung Quốc là 10.300 USD tƣơng đƣơng

240-250 triệu đồng [104], trong điều kiện khí hậu đất đai gần nhƣ nhau. Có nhiều
ngun nhân gây nên tình trạng nêu trên nhƣ: cơ chế, chính sách, thị trƣờng...nhƣng
một trong nguyên nhân quan trọng gây nên sản lƣợng thấp, bấp bênh, sản xuất hiệu
quả thấp là bệnh dịch nhiều. Kết quả theo dõi trong nhiều năm ở vùng đồng bằng
sông Hồng cho thấy, vụ Hè thời tiết rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh
trƣởng phát triển, trong đó có cây dâu. Sản lƣợng dâu chiếm từ 65-70% tổng sản
lƣợng dâu cả năm. Nhƣng đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các
loại sâu bệnh hại. Để phòng chống dịch hại cho cây dâu và các cây trồng khác gần
vùng trồng dâu nuôi tằm ngƣời dân đã sử dụng nhiều loại thuốc BVTV, số lần phun
cao đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng lá dâu và môi trƣờng sống của con tằm. Thêm vào
đó, biến đổi khí hậu đã làm thời tiết thay đổi thất thƣờng, nhiệt độ tăng cao về mùa
hè, kèm theo ẩm độ cao, không ổn định cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại
bệnh hại tằm phát triển (có những lứa tằm bị mất trắng). Vì thế, tỷ lệ kén bị tổn thất
trong vụ Hè chiếm trên 35% tổng sản lƣợng kén cả năm (Hà Văn Phúc và cộng sự,
1996)[19].
Trong khi đó, các vùng trồng dâu của đồng bằng sông Hồng lại thƣờng
xuyên bị nhiễm độc khí thải từ các lị nung gạch ngói, nung vôi và các khu công
nghiệp...(Nguyễn Thị Đảm , Hà Văn Phúc,1997) [5]. Những tháng về mùa khơ, mƣa
ít (vụ thu, cuối thu) tác hại của khí thải sẽ càng lớn và làm cho ni tằm trở nên khó
khăn. Chính các yếu tố sinh thái bất lợi nêu trên đã ảnh hƣởng đến nguồn thức ăn và
khơng khí, đã ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của con tằm. Tằm sinh trƣởng yếu,
dễ bị nhiễm bệnh, tỷ lệ thất thoát cao, gây tổn thất lớn đến sản lƣợng kén và làm cho
sản xuất dâu tằm không ổn định, kém hiệu quả (Nguyễn Thị Đảm, 2007)[7].
Hiện tại và cả tƣơng lai khơng xa, nền kinh tế nói chung, nơng nghiệp nói
riêng, trong đó có ngành trồng dâu ni tằm của nƣớc ta đang phải đối mặt với mặt
trái của tốc độ tăng dân số, phát triển công nghiệp ồ ạt, đô thị hố diễn ra nhanh
chóng... chất thải cơng nghiệp và dân sinh gây ô nhiễm môi trƣờng. Nơi sinh sống


3


của sâu bệnh bị thu hẹp, nhiệt độ trái đất tăng, sâu bệnh ngày càng bùng phát khó
kiểm sốt, buộc phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ mùa màng,
tất cả những vấn đề này sẽ làm tổn hại đến hệ sinh thái nông nghiệp. Các yếu tố sinh
thái nêu trên vừa có ảnh hƣởng trực tiếp, vừa ảnh hƣởng gián tiếp đến đời sống của con
tằm, làm giảm hiệu quả kinh tế, đó là một trong những nguyên nhân làm cho ngành
sản xuất dâu tằm tơ của Việt Nam khó đạt đƣợc chiến lƣợc đề ra nếu không xác định
đƣợc các tác nhân và biện pháp khắc phục.
Để giảm thiệt hại do các yếu tố sinh thái bất lợi cho con tằm, góp phần duy
trì, phát triển hiệu quả nghề trồng dâu ni tằm, tăng khả năng xuất khẩu và thu
nhập cho ngƣời nông dân là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay. Vì vậy, chúng tơi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác động của một số yếu tố sinh thái bất lợi đến tằm
dâu tại vùng đồng bằng sông Hồng và biện pháp khắc phục”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định đƣợc một số yếu tố sinh thái bất lợi đến đời sống tằm dâu (Bombyx
mori L.) ở vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu và đề xuất biện pháp giảm thiểu
ảnh hƣởng của chúng đến sinh trƣởng và phát triển của con tằm, góp phần duy trì,
phát triển sản xuất dâu tằm hiệu quả bền vững cho vùng đồng bằng sông Hồng.
2.2. Yêu cầu
- Xác định đƣợc một số yếu tố sinh thái bất lợi (thức ăn, mơi trƣờng khơng
khí vùng ni tằm bị nhiễm thuốc BVTV và độc tố khí thải, nhiệt ẩm độ bất lợi) ảnh
hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của tằm dâu.
- Đánh giá mức độ chống chịu của một số giống tằm với một vài yếu tố sinh
thái bất lợi.
- Đề xuất đƣợc một số biện pháp giảm thiểu tác hại của điều kiện sinh thái
bất lợi đến con tằm, làm cơ sở xây dựng quy trình trồng dâu ni tằm an tồn, hiệu
quả, bền vững cho vùng đồng bằng sơng Hồng.
3. Những đóng góp mới của luận án
Cung cấp một số dẫn liệu mới về yếu tố sinh thái bất lợi và ảnh hƣởng của

chúng đến tính ổn định và hiệu quả sản xuất của nghề trồng dâu nuôi tằm ở vùng


4

đồng bằng sông Hồng.
Đề xuất đƣợc một số giải pháp mới làm giảm thiểu tác hại của điều kiện sinh
thái bất lợi đến con tằm. Xác định đƣợc một số giống tằm có khả năng chống chịu
tốt với điều kiện sinh thái bất lợi. Góp phần hồn thiện quy trình nuôi tằm hiệu quả,
bền vững cho vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nƣớc nói chung.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung một số dẫn liệu khoa học về một số yếu tố sinh thái bất lợi
đến con tằm là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất tằm dâu tại vùng nghiên
cứu. Các thông số về khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của một số giống tằm.
Trên cơ sở đó đã nghiên cứu, cung cấp các dẫn liệu khoa học về các biện pháp
giảm thiểu tác hại của điều kiện sinh thái bất lợi đến con tằm.
Là tài liệu tham khảo cho sinh viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng Nông
nghiệp, cho ngƣời nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất trong nghề trồng dâu, nuôi tằm.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định đƣợc một số giống tằm có khả năng chống chịu tốt với điều kiện
sinh thái bất lợi để phục vụ sản xuất là một trong giải pháp quan trọng thực hiện tái
cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Đề xuất đƣợc một số biện pháp giảm thiểu tác hại của các yếu tố sinh thái bất
lợi đối với con tằm, góp phần hồn thiện quy trình trồng dâu ni tằm, phục vụ sản
xuất ổn định, hiệu quả bền vững cho vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng, cả nƣớc
nói chung trong điều kiện môi trƣờng bị ô nhiễm và biến đổi khí hậu nhƣ hiện nay.
Giúp cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo sản xuất và ngƣời nuôi tằm nắm đƣợc
các yếu tố sinh thái bất lợi, các đặc điểm của con tằm khi bị ảnh hƣởng của các yếu
tố sinh thái bất lợi. Áp dụng các giải pháp khắc phục các yếu tố sinh thái bất lợi,

đảm bảo sản xuất dâu tằm hiệu quả, bền vững.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Con tằm dâu và các yếu tố sinh thái bất lợi (ảnh hƣởng của thuốc BVTV, khí
thải cơng nghiệp, điều kiện nhiệt ẩm độ vƣợt quá giới hạn tối thích)


5

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số yếu tố sinh thái bất lợi với con tằm dâu ở
vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm
- Lá dâu (thức ăn) bị nhiễm độc thuốc BVTV và khí thải.
- Mơi trƣờng khơng khí bị nhiễm độc thuốc BVTV và khí thải.
- Điều kiện nhiệt độ, ẩm độ bất lợi.
- Các giải pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của các yếu tố bất lợi.


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tằm dâu thuộc lớp côn trùng: Insecta, Bộ cánh vảy: Lepidoptera, Bộ phụ:
Heterocera, Họ tằm dâu: Bombycidae, giống: Bombyx, Loài tằm dâu: Bombyx mori
L. trong hệ thống phân loại động vật (Đỗ Thị Châm,1995) [2], (Nguyễn Văn Long,
1995)[14].
Trong họ tằm dâu Bombycidae có hai lồi: Lồi Bombyx mori và loài Bombyx
mandarina. Loài Bombyx mori hiện nay bao gồm rất nhiều giống tằm khác nhau. Dựa
theo nguồn gốc của giống, màu sắc kén và hố tính mà phân chia ra các giống tằm

khác nhau. Theo tính hệ đƣợc phân ra giống tằm Đa hệ, Lƣỡng hệ và giống tằm Độc
hệ. Giống tằm Đa hệ có ƣu điểm chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và
bệnh hại, nhƣng phẩm chất kén và tơ thấp. Ở điều kiện tự nhiên, trứng sẽ nở nhiều lần
trong một năm (Hà Văn Phúc và cộng sự,1994) [17]. Giống tằm Lƣỡng hệ và Độc hệ
nếu khơng có tác động của con ngƣời thì một năm trứng chỉ nở 1 hoặc 2 lần. Giống
tằm này có phẩm chất kén tơ tốt, nhƣng sức đề kháng với các điều kiện ngoại cảnh
bất lợi và bệnh hại kém.
Con tằm dâu (Bombyx mori Linnaeus.) là lồi cơn trùng biến thái hồn
tồn,vịng đời trải qua 4 giai đoạn trứng, tằm, kén, ngài. Giai đoạn tằm (sâu non) là
giai đoạn duy nhất ăn lá dâu, nuôi dƣỡng cơ thể, giúp cơ thể sinh trƣởng phát triển
và tích lũy dinh dƣỡng cho các giai đoạn phát triển về sau. Con tằm có nguồn gốc là
tằm dại, đƣợc con ngƣời phát hiện mang về nuôi lâu đời trở thành tằm nhà, nên
chúng rất mẫn cảm với các điều kiện sống xung quanh.
Trong qúa trình sinh trƣởng và phát triển con tằm luôn luôn chịu tác động
của các yếu tố nhƣ thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ, khơng khí, ánh sáng, vi sinh vật.... Các
yếu tố ngoại cảnh luôn luôn vận động, biến đổi không theo quy luật nhất định. Dựa
theo tính chất tác động cũng nhƣ cấu trúc chức năng của hệ sinh thái để sắp xếp
thành các nhóm yếu tố nhƣ sau:
Yếu tố sinh vật đối với con tằm diễn ra phức tạp bao gồm: yếu tố thức ăn,


7

yếu tố thiên địch và hoạt động của con ngƣời. Trong đó hoạt động của con ngƣời có
tính chất quyết định chi phối đến các yếu tố còn lại.
Yếu tố vơ sinh bao gồm các yếu tố thời tiết khí hậu nhƣ nhiệt độ, ẩm độ,
khơng khí, ánh sáng...có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con tằm.
Do đó, nghiên cứu tác động của các yếu tố ngoại cảnh và thức ăn bất lợi đối
với con tằm để có hƣớng khắc phục cho các vùng trồng dâu ni tằm trên cả nƣớc
nói chung và vùng đồng bằng sơng Hồng nói riêng là rất cần thiết.

1.2. Tổng quan tình hình sản xuất và nghiên cứu dâu tằm trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất dâu tằm trên thế giới
Do tính ƣu việt của sợi tơ tằm nên nghề sản xuất này đã đƣợc phát triển ở rất
nhiều nƣớc trên thế giới. Theo thông báo của tổ chức F.A.O, trên thế giới có khoảng
50 nƣớc có nghề trơng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ và dệt lụa. Nhƣng sản lƣợng kén tơ
của các nƣớc châu Á chiếm gần 90% tổng sản lƣợng kén tơ của thế giới. Nguyên
nhân chủ yếu là do châu Á có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai và lao
động cho phát triển nghề dâu tằm. Năm 2015, tổng sản lƣợng tơ trên thế giới đạt
186.537 tấn, tăng 127% so với năm 2001. Trong vòng 15 năm sản lƣợng tơ tằm của
thế giới đều tăng lên qua các năm. Điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng tơ tằm của các
nƣớc đều không ngừng tăng (International Sericultural Commision-ISC, 2015)[99].
Đến nay, ngƣời ta đều khẳng định nghề sản xuất dâu tằm có nguồn gốc từ
Trung Quốc từ thiên niên kỷ thứ III trƣớc công ngun. Vào năm 2640 trƣớc cơng
ngun, Hồng hậu Trung Hoa Xi Ling Shi vợ của Vua Huang Ti (còn gọi là Hồng
Đế) lúc đó mới 14 tuổi là ngƣời đầu tiên đã tình cờ phát hiện ra tơ tằm và kéo đƣợc
sợi tơ từ con kén (Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam, 2001)[42]. Từ đó bà đã trở
thành Nữ Hoàng tơ lụa trong truyền thuyết của ngƣời Trung Quốc. Lịch sử tơ tằm
bắt đầu từ đây, Trung Quốc là nƣớc sản xuất tơ lụa độc quyền trên thế giới trong
gần ba thiên niên kỷ. Sau đó “Con đƣờng tơ lụa” từ Trung Quốc truyền bá đến
phƣơng Tây bằng đƣờng biển đến Nhật Bản. Từ năm 1868 đến năm 1937 trong
vòng 70 năm sản xuất Dâu tằm tơ của Nhật Bản thịnh vƣợng nhất, tốc độ tăng sản
lƣợng kén và tơ rất nhanh. Do kết quả của công tác cải lƣơng giống tằm mà tỷ lệ vỏ
kén từ 10% đã nâng lên 25%, độ dài sợi tơ của một con kén từ 500m tăng lên


8

1500m. Nhật Bản đã trở thành nƣớc có sản lƣợng tơ đứng đầu thế giới với tổng giá
trị xuất nhập khẩu tơ tằm chiếm 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Nhật Bản
(Anonymous,1975). Từ sau những năm 70 của thế kỷ trƣớc khi ngành công nghiệp

phát triển mạnh, đặc biệt khi phát hiện ra nguồn năng lƣợng đá dầu thì sản xuất Dâu
tằm tơ Nhật Bản dần bị thu hẹp vì thiếu đất và lao động [100]. Kết quả điều tra năm
1982 Nhật Bản có 1.388.000 hộ ni tằm chỉ bằng 35%, diện tích dâu có 113.000 ha
bằng 71% của năm 1970. Tuy quy mô và sản lƣợng tơ tằm giảm đi rất nhiều nhƣng
nhu cầu tiêu thụ tơ tằm của Nhật Bản khơng ngừng tăng lên. Bình qn một ngƣời
dân Nhật Bản trong một năm tiêu thụ 239 gam tơ và cao gấp 17 lần so với lƣợng tiêu
thụ bình quân đầu ngƣời trên thế giới [103]. Hàng năm Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ
tơ sống là 26.400 tấn bằng 51,6% tổng lƣợng tiêu thụ tơ trên thế giới.
Đến nay, Trung Quốc vẫn là nƣớc sản xuất dâu tằm lớn nhất thế giới chiếm
77,8%, Ấn Độ đứng thứ 2 chiếm 15,4% và Việt Nam đứng thứ 3 chiếm tỷ lệ 2,4%.
Việt Nam đã có bƣớc tiến đáng kể trong 13 năm từ 1995-2008. Sản xuất đã tăng từ
12.000 tấn kén năm 1995 lên 21.000 tấn vào năm 2008. Sau năm 2008, Việt Nam
từ nƣớc đứng thứ 3 lại tụt xuống đứng thứ 5, sản lƣợng kén chiếm một tỷ lệ rất khiêm
tốn là 2,4% và sản lƣợng tơ đạt 1,9% trong tổng sản lƣợng kén tằm của thế giới.

Hình 1.1. Tỷ lệ sản lƣợng kén tằm của các nƣớc trên thế giới
(Nguồn: Niên giám thống kê 2013)[43]
Sản lƣợng tơ của tế giới không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1989 sản
lƣợng tơ Trung Quốc đã đạt 40.700 tấn chiếm 61% tổng sản lƣợng tơ thế giới,
nhƣng đến năm 2008 tăng lên 98.620 tấn bằng 81,27% và đến năm 2015 đã tăng lên


9

152.000 tấn bằng 81,49% tổng sản lƣợng tơ thế giới (bảng 1.1)
Bảng 1.1. Sản lƣợng tơ thế giới từ năm 2001- 2015
Đơn vị: Tấn tơ
Năm

2001


2004

2006

2008

2010

Trung Quốc

58600

85000

87800

98620

115000

130000

152000

Ân độ

15875

14620


16525

16525

21005

26480

31032

431

263

117

95

54

30

30

1484

1512

1387


1177

770

550

568

60

0

0

0

3

2

1

Uzbekistan

1100

1100

1100


1100

940

980

1190

Thái Lan

1500

1420

1080

1100

655

680

711

Việt Nam

2000

2250


2250

2250

550

475

452

Nƣớc khác

946

689

583

469

141

221

215

121336 139118

159719


186537

Nƣớc

Nhật Bản
Brazin
Hàn Quốc

Tổng số

81996

106854

110842

2013

2015

Nguồn: Hội Dâu tằm quốc tế-ISC 2015 [99]
Trung Quốc, Ấn Độ vẫn là nƣớc đứng ở vị trí thứ nhất và thứ 2, Việt Nam
xuống vị trí thứ 6 sau Uzbekistan, Thái Lan và Brazin. Trung Quốc có 22 tỉnh trồng
dâu ni tằm trên tổng số 25 tỉnh toàn quốc, thu hút trên 20 triệu hộ gia đình tham
gia, nửa triệu ngƣời làm việc ở 600 nhà máy chế biến kén tằm và dệt lụa, giá trị xuất
khẩu tơ tằm đạt 2,7 tỷ USD (Somphob Jongruaysup, 2014) [81], [103]. Triết Giang
là tỉnh có diện tích dâu lớn nhất Trung Quốc chiếm 22% tổng diện tích dâu của cả
nƣớc, thu nhập từ sản xuất dâu tằm chiếm trên 30% tổng thu nhập của sản xuất
nông nghiệp [104].

Sản xuất Dâu tằm Trung Quốc đang ở giai đoạn điều chỉnh vùng sản xuất từ
Đơng sang Tây [114]. Vì thế diện tích trồng dâu của Quảng Tây từ chỗ chỉ có 13.300
ha vào năm 1999 nhƣng đến năm 2004 tăng lên là 76.000 ha, sản lƣợng kén cũng
tăng tƣơng ứng là 5,7 lần. Quảng Tây đã trở thành tỉnh trọng điểm sản xuất Dâu tằm,
đứng ở vị trí thứ 2 trong tồn quốc (Shen Xue- Hua,1995) [79]. Năm 2010 diện tích
trồng dâu ở Quảng Tây tăng lên 106.000 ha, sản lƣợng kén tăng gấp 1,5 lần và hiện
nay, vƣơn lên vị trí thứ nhất trong tồn quốc diện tích dâu trên 270.000 ha, với


10

530.000 hộ trồng dâu ni tằm, bình qn thu nhập từ dâu tằm của mỗi hộ là trên
3.000 NDT (Nhân dân tệ) tƣơng ứng 100.000.000 VNĐ (Rahmathulla, 2012) [90].
Đạt đƣợc những thành tựu nổi bật là do thành công trong công tác chuyển giao
TBKT ứng dụng giống dâu, giống tằm mới 100%, kỹ thuật nuôi tằm con tập trung
60%, sử dụng né ơ vng 64%, phịng trừ bệnh tổng hợp, tổn thất hạn chế ở mức
<5%… Li Long (2013) [61], đó là chìa khóa vàng dẫn tới nghề tằm phát triển nhƣ
ngày nay.
Nghề sản xuất dâu tằm ở Ấn Độ là nƣớc đứng thứ 2 sau Trung Quốc cũng đã
nuôi sống 7,25 triệu gia đình tại các vùng nơng thơn. Đƣợc sự đầu tƣ, hỗ trợ của
chính phủ, sản xuất phát triển nhanh trong giai đoạn 1950-1970, nhƣng đến cuối
thập kỷ 1970 thì giảm mạnh. Năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế, việc đƣa
giống mới áp dụng TBKT tiên tiến đã thu đƣợc những thành tựu không thua kém
nhiều so với Trung Quốc. Sản xuất dâu tằm Ấn Độ bền vững hơn, với tốc độ tăng
trƣởng cao và luôn là nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc. Năm 2015 Ấn
Độ đã sản xuất đƣợc 31.032 tấn tơ, tăng 47,7% so với năm 2010 (ISC-2015) [99].
1.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố sinh thái bất lợi ảnh hưởng đến con tằm
1.2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của lá dâu bị nhiễm độc và chất lượng lá dâu đến
sinh trưởng và phát triển của con tằm
a. Nghiên cứu ảnh hưởng lá dâu nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

Lá dâu là loại thức ăn duy nhất của con tằm, vì thế sự sinh trƣởng phát dục
của con tằm chịu ảnh hƣởng rất lớn và phụ thuộc vào chất lƣợng của lá dâu. Khi
tiếp xúc hoặc ăn lá dâu có nhiễm các loại thuốc BVTV làm cho cơ năng sinh lý của
con tằm bị phá hoại, do loại độc tố gây ra (Roxelle Ethienne Ferreira Munhoz et al.,
2013) [77].
Phần lớn con tằm bị trúng độc là do sử dụng thuốc BVTV làm nhiễm vào lá
dâu hoặc sau khi phun chƣa trải qua thời kỳ phân giải của thuốc. Cũng có trƣờng
hợp, do phịng ni, dụng cụ ni hoặc con tằm tiếp xúc với thuốc BVTV. Ngƣời
nuôi tằm sau khi sử dụng thuốc BVTV không rửa tay, không thay quần áo đi vào
phòng tằm, phòng bảo quản lá dâu cũng sẽ gây ngộ độc cho tằm.


11

Tằm bị trúng độc do thuốc BVTV dƣới dạng nội hấp, xông hơi hoặc tiếp xúc
(Chen, W.G. et al., 2010), [49]. Khi bị trúng độc con tằm đều có biểu hiện hoạt động
khơng bình thƣờng nhƣ bị lung tung, nơn ra dịch, phân bài tiết khơng có hình dạng
nhất định, con tằm nhỏ đi (Lu-Xue-Fang, 1986) [68]. Con tằm bị trúng độc do thuốc
BVTV có thể ở trạng thái cấp tính bị chết ngay. Trƣờng hợp lá dâu bị nhiễm với
lƣợng thuốc BVTV ít, nếu tằm ăn liên tục lá dâu loại này trong một thời gian nhất
định, tằm có biểu hiện hoạt động chậm chạp, phát dục không tốt. Đây là triệu chứng
nhiễm độc mãn tính, trƣờng hợp này chỉ cần cho tằm ăn loại lá dâu sạch không bị
nhiễm thuốc BVTV con tằm sẽ có thể khơi phục lạinhƣng chất lƣợng kén thấp (Victor
Perez-Landa et al., 2008)[86].
Tuỳ theo loại thuốc BVTV, nồng độ, liều lƣợng của thuốc và thời kỳ bị hại
của con tằm mà mức độ bị hại khác nhau [60]. Theo nghiên cứu Lu-Xue-Fang et al.,
1986 [68] và Lu Fu- An, 1985 [69] khi con tằm bị nhiễm thuốc BVTV thì thời kỳ tằm
con bị nặng hơn thời kỳ tằm lớn. Nhƣng xét về giá trị kinh kế của tồn lứa thì ở giữa
tuổi 5 và thời kỳ sau tuổi 5 đến trƣớc khi hoá nhộng nếu nhƣ chỉ cần lƣợng ít thuốc
BVTV thì tác hại lớn hơn nhiều so với thời kỳ tằm con. Sức đề kháng của tằm cái yếu

nên tằm cái thƣờng bị hại nặng hơn tằm đực (Nasr H.M., 2011) [74].
Ở thời kỳ sâu non (thời kỳ tằm) nhiễm thuốc BVTV làm ảnh hƣởng đến cơ
quan sinh sản của thời kỳ sau (nhộng, ngài), hoạt động giao phối khơng bình
thƣởng, đẻ trứng chồng lên nhau, số lƣợng quả trứng ít. Ngồi ra cịn có hiện tƣợng
trứng khơng thụ tinh, tỷ lệ trứng chết cao, tằm con sau khi nở bị chết yểu (Biram et
al., 2009) [80]. Cơ quan sinh sản của tằm dễ mẫn cảm với thuốc BVTV, vì tế bào
cơ quan sinh sản ở giai đoạn tằm và giai đoạn nhộng khơng ngừng phân hố, phát
dục. Lƣợng thuốc BVTV tuy khơng làm chết cơ thể con mẹ nhƣng cũng gây ảnh
hƣởng đến tế bào sinh sản (Lu-Yun- Lian et al., 1985)[69].
Tằm lớn bị nhiễm độc ở mức độ nhẹ thì biểu hiện các trạng thái ra bên ngồi
khơng rõ ràng, nhƣng bên trong tuyến tơ bị phá hủy. Khi tằm chín bắt lên né không
hoạt bát, đứng né con tằm không kết kén đƣợc hoặc kén bị mịng và dị hình, tỷ lệ lên tơ
và tỷ lệ tơ đều giảm. Do vậy, để ngăn ngừa tằm không bị nhiễm thuốc BVTV chính là
ngăn ngừa hiện tƣợng tằm khơng kết kén.


12

Ngoài bị nhiễm độc do thuốc BVTV, nếu con tằm ăn phải lá dâu có bám dính
chất nicotin của cây thuốc lào, thuốc lá hoặc trực tiếp tiếp xúc hơi của thuốc lào,
thuốc lá thì đều bị trúng độc (Dinter, A. et al., 2009) [50]. Hu Xue Fang (1994) [56]
cho rằng ruộng dâu trồng cách ruộng thuốc lào, thuốc lá từ 100-150 mét đều có thể
gây trúng độc cho tằm . Triệu chứng con tằm bị trúng độc nặng nicotin làm ngừng
ăn, ngừng hoạt động. Nửa phần trƣớc của con tằm hƣớng lên trên, nửa phần sau uốn
cong. Đầu và đốt ngực co lại, miệng nôn ra chất dịch màu nâu sau đó con tằm uốn
cong lại rồi chết. Cịn nếu bị trúng độc nhẹ thì con tằm ít hoạt động, không ăn dâu.
Theo tác giả Hu Xue Fang (1996) [57], lá dâu bị nhiễm chất nicotin từ 5 ppm
trở lên có thể gây độc cấp tính cho tằm. Hàm lƣợng nicotin từ 1-3ppm nếu tằm ăn
liên tục cũng sẽ làm cho tằm phát dục kém, chất lƣợng kén giảm. Nếu hàm lƣợng
nhỏ hơn 0,1ppm thì tằm khơng bị hại. Chất nicotin ở dạng khơ bám dính vào lớp da

con tằm, q trình vận động, hơ hấp chất nicotin xâm nhập vào bên trong cơ thể và
gây ra trúng độc. Bộ phận bị gây độc chủ yếu là cơ quan thần kinh của con tằm. Các
nghiên cứu đều khẳng định cấu tạo hình thái, độ dầy mỏng của lớp da và số lƣợng
chất sáp trên cơ thể của các giống tằm mà có tác dụng đề kháng nhất định với thuốc
BVTV. Giải pháp chủ yếu quy hoạch ruộng dâu và chọn giống chống chịu (Dinter,
A. et al., 2009 [50], [102]. Con tằm khi bị nhiễm độc ngoài việc bị chết do ngộ độc
ra còn bị chết do các bệnh khác gây hại. Giải thích hiện tƣợng này nhà khoa học
Nhật Bản Ullal, Narasimhanna (1987) [82] cho rằng tằm bị nhiễm độc do thuốc trừ
sâu hoặc do khí thải cơng nghiệp nhƣ HF, SO2 hay chất nicotin đều làm cho thể
trạng con tằm yếu đi, sức đề kháng giảm, tạo cơ hội thuận lợi cho các bệnh truyền
nhiễm xâm nhập và gây hại.
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của lá dâu nhiễm độc tố Flo
Theo Lu Yun- Lian và Lu Fu- An (1991) [70] Flo gây hại trên lá dâu có hai
dạng là dạng “Lá tro than” và “Lá khói than”. Ở “Lá tro than” có lớp tro (hay bụi)
phủ trên bề mặt của lá dâu. Nếu gặp thời tiết mƣa hoặc gió nó sẽ bị rửa trơi, để lại
hƣ hại nhẹ trên lá. Cịn “Lá khói than” khi Flo xâm nhập vào trong tế bào của lá
thơng qua tế bào khí khổng. Do sự vận chuyển và phát tán của nƣớc trong các tế bào
lá mà Flo chuyển đến đầu và mép lá rồi kết hợp với chất canxi tạo thành hợp chất


×