Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật đến bệnh đạo ôn hại lúa vùng đất cát ven biển quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN PHÚ SỸ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
SINH THÁI, KỸ THUẬT ðẾN BỆNH ðẠO ÔN HẠI LÚA
VÙNG ðẤT CÁT VEN BIỂN QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: BẢO VỆ THỰC VẬT

Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGƠ BÍCH HẢO

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, của riêng tôi và chưa được sử dụng để bảo vệ trong một
cơng trình khoa học nào.
Tác giả luận văn


Nguyễn Phú Sỹ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CÁM ƠN
ðể hồn thành luận văn này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn PGS.TS Ngơ
Bích Hảo người đã hướng dẫn tác giả trong thời gian qua. Trân trọng cám ơn
sự quan tâm giúp ñỡ của TS Nguyễn Văn Viên ñã hướng dẫn tác giả phân lập
xác ñịnh các chủng sinh lý nấm bệnh; TS Nguyễn Trường Thành ñã hướng dẫn
tác giả phương pháp lập phương trình dự báo bệnh đạo ơn hại lúa cùng các
thầy, cơ giáo trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tác
giả;
Xin bày tỏ lịng biết ơn đến Lãnh đạo Sở Nơng nghiệp và PTNT Quảng
Bình, đồng nghiệp, gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ, ñộng viên tác giả học tập và
nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Nguyễn Phú Sỹ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
Trang
I.
MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề

1


1.2. Mục đích

3

1.3. u cầu

3

II. TỔNG QUAN ðỀ TÀI
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài

4

2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ơn hại lúa Pyriculari oryzae
trong và ngoài nước

5

2.2.1. Lịch sử phát hiện
2.2.2. Mức ñộ phổ biến, triệu chứng và tác hại của bệnh đạo ơn

5
6

2.2.3. Phân loại và hình thái của nấm

11

2.2.4. Nguồn bệnh của nấm đạo ơn


12

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng ñến bệnh ñạo ôn

13

2.2.6. Những nghiên cứu về chủng sinh lý của nấm gây bệnh và
tính chống chịu bệnh đạo ôn của các giống lúa
2.2.7. Các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ơn hại lúa Pyricularia oryzae
III.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ

3.1.

ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu

23
28

38

3.1.1. Nguồn nấm Pyricularia oryzae

38

3.1.2. Bộ giống chỉ thị:


38

3.1.3. Hoá chất và các ngun vật liệu khác dùng trong thí nghiệm
3.1.4. Mơi trường nhân tạo để ni cấy nấm

38
38

3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm
3.2. ðịa điểm nghiên cứu

39
39

3.2.1. Nghiên cứu ngồi đồng
3.2.2. Nghiên cứu trong nhà lưới

39
40

3.2.3. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
3.3. Nội dung nghiên cứu

40
40

3.3.1. Nghiên cứu ngồi đồng ruộng

40


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.3.2. Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm

41

3.3.3. Nghiên cứu trong nhà lưới

41

3.4.

Phương pháp nghiên cứu

41

3.4.1. Nghiên cứu ngồi đồng ruộng

41

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng

43

3.4.3. Phương pháp nghiên cứu trong nhà lưới ñể xác ñịnh các
chủng sinh lý (Race) nấm Pyricularia oryzae

44


3.4.4. Phương pháp lập hàm hồi quy

45

3.5.
3.6.

Công thức tính tỷ lệ và chỉ số bệnh
Xử lí số liệu

47
47

IV.
4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật đến bệnh đạo ơn
hại lúa gieo thẳng trên nền ñất cát ven biển QB vụ ðX 08-09

49

4.1.1. Diễn biến của bệnh đạo ơn trên các giống lúa chủ yếu
ở QB vụ ðX 2008- 2009

49

4.1.2. Diễn biến của bệnh đạo ơn ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
trên một số giống lúa gieo thẳng ở QB vụ ðX 2008-2009


55

4.1.3. Ảnh hưởng của vùng sinh thái ñến bệnh ñạo ôn hại lúa
trong vụ ðông xuân 2008-2009 ở Quảng Bình

59

4.1.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật ICM đến bệnh đạo ôn hại lúa ở
Quảng Bình vụ ðông xuân 2008-2009

62

4.2.

Kết quả xác định chủng sinh lý của nấm Pyricularia oryzae

65

4.3.

Phân tính hồi quy về ảnh hưởng của một số yếu tố
sinh thái, kỹ thuật đến bệnh đạo ơn hại lúa ở Quảng Bình

68

V.
1.
2.

KẾT LUẬN-TỒN TẠI- ðỀ NGHỊ

Kết luận
Tồn tại:

89
90

3.

ðề nghị:

91

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


DANH MỤC BẢNG
TT
4.1.

Tên bảng

Trang

Diễn biến của bệnh đạo ơn trên một số giống lúa gieo
thẳng chủ yếu ở vùng ñồng bằng gần biển QB vụ ðX 2008- 2009

4.2.

Diễn biến bệnh ñạo ôn trên một số giống lúa gieo thẳng
chủ yếu ở vùng ñất cát gần biển QB vụ ðX 2008- 2009


4.3.

56

Diễn biến của bệnh đạo ơn trên giống IR 38 vùng
đất cát gần biển Quảng Bình vụ ðơng xn 2008-2009

4.6.

52

Diễn biến bệnh đạo ơn trên giống VN20 vùng
đồng bằng gần biển QB vụ ðX 2008-2009

4.5.

51

Diễn biến bệnh đạo ơn trên một số giống lúa gieo thẳng
chủ yếu ở vùng phù sa thuần lúa QB vụ ðX 2008- 2009

4.4.

50

58

Ảnh hưởng của vùng sinh thái đến bệnh đạo ơn hại lúa
trong vụ ðơng xn 2008-2009 trên giống P6 ở Quảng Bình


60

4.7.

Ảnh hưởng của vùng sinh thái đến bệnh đạo ơn hại lúa
62

4.8.

trong vụ ðông xuân 2008-2009 trên giống Xi 23 ở Quảng Bình
Ảnh hưởng của kỹ thuật ICM đến bệnh đạo ơn hại lúa
trên giống Xi 23 vụ ðông xuân 2008-2009 ở Quảng Bình

63

Cấp bệnh đạo ơn trên các giống lúa chỉ thị

65

4.9.

4.10. Mức độ kháng bệnh của nhóm giống chỉ thị với
các mẫu phân lập nấm Pyricularia oryzea

67

4.11. Kết quả xác ñịnh mã số các chủng sinh lý của nấm
Pyricularia oryzae ở Quảng Bình vụ ðơng xn 2008- 2009


67

4.12. Kết quả phân tích hồi quy đơn giữa chỉ số giống với
chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

70

4.13. Kết quả phân tích hồi quy bội giữa nhiệt độ,
chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

72

4.14. Kết quả phân tích hồi quy bội giữa ñộ ẩm,
chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v

73


4.15.

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa lượng mưa,
chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

4.16.

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa số giờ nắng,
chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

4.17.


85

Các phương trình dự báo chỉ số hại của bệnh đạo ơn
trên lúa ở Quảng Bình

4.28.

84

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa nhiệt độ, ñộ ẩm, lượng mưa,
số giờ nắng, chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở QB

4.27.

83

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa độ ẩm, lượng mưa,
số giờ nắng, chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở QB

4.26.

82

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa nhiệt ñộ, ñộ ẩm,
số giờ nắng, chỉ giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở QB

4.25.

81


Kết quả phân tích hồi quy bội giữa nhiệt độ, độ ẩm,
lượng mưa, chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở QB

4.24.

80

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa lượng mưa,
số giờ nắng, chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở QB

4.23.

79

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa độ ẩm, số giờ nắng,
chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh ñạo ơn ở Quảng Bình

4.22.

78

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa ñộ ẩm, lượng mưa,
chỉ số giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

4.21.

77

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa nhiệt độ, số giờ nắng,

CSG với CSH của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

4.20.

76

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa nhiệt độ, lượng mưa,
chỉ giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

4.19.

75

Kết quả phân tích hồi quy bội giữa nhiệt ñộ, ñộ ẩm,
chỉ giống với chỉ số hại của bệnh đạo ơn ở Quảng Bình

4.18.

74

86

Sai số giữa giá trị thực tế so với giá trị dự báo
sau khi ñã lấy giá trị tuyệt đối các chỉ số

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi

88



DANH MỤC CÁC BIỂU VÀ ẢNH
TT
4.1.

Tên biểu
Diễn biến của chỉ số bệnh đạo ơn lá trên giống VN 20

Trang

ở vùng ñồng bằng gần biển QB vụ ðX 2008-2009
4.2.

Diễn biến của chỉ số bệnh đạo ơn lá trên giống IR 38 ở
vùng đất cát gần biển Quảng Bình vụ ðơng xn 2008-2009

1.
2.
3.

Tên ảnh
Nơng dân và đồng lúa Quảng Trạch- Quảng Bình
vụ ðơng xn 2008-2009
Triệu chứng đạo ơn cổ bơng trên giống Xi 23
ở Quảng Long- Quảng Trạch- QB vụ ðông xuân 2008-2009
ðiểm cháy đạo ơn cục bộ trên giống BC 15
ở Phong Thủy- Lệ Thủy- QB vụ ðX 2008-2009

4.
5.


56
58

49
54
54

Chương trình ICM triển khai
ở Quảng Bình vụ ðơng Xn 2008-2009

64

Mẫu QB1 phát triển trên môi trường cám agar

68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Tổng

Âð

Ẩm ñộ

BT


Bố Trạch

BVTV

Bảo vệ thực vật

CSB

chỉ số bệnh

CSG

Chỉ số giống

CSH

Chỉ số hại

ðH

ðồng Hới

DT

Diện tích

DTDB

Dự tính dự báo


ðX

ðơng xn

HT

Hè Thu

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LM

Lượng mưa

Ln

logarrit

LT

Lệ Thủy



Nhiệt độ

PT


Phương trình

PTDT

Phương trình dự tính

QB

Quảng Bình

QN

Quảng Ninh

QT

Quảng Trạch

SGN

Số giờ nắng

TB

Trung bình

TLB

Tỷ lệ bệnh


TP

Thành phố

TT

Thứ tự

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


I. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn đề
Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 805.538 ha, phần lớn địa hình
rất phức tạp, có chiều dài dọc biển khá lớn khoảng 116 km nhưng lại có chiều
ngang hẹp và là nơi có chiều ngang hẹp nhất Việt Nam (gần 50 km). Nhìn
tổng thể, địa hình thấp dần từ Tây sang ðơng với 3 dạng địa hình chủ yếu là
vùng núi, vùng gị ñồi và vùng ñồng bằng ven biển. Phía Tây là dãy Trường
sơn với địa hình núi cao, núi trung bình, tiếp theo là địa hình núi thấp và đồi
có xen kẻ các thung lũng, kế ñến là vùng ñồng bằng hẹp ven biển.
Vùng ñồng bằng ven biển với ñộ rộng hẹp khơng ổn định. Có một số
vùng đồng bằng với diện tích lớn như Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch,
Quảng Trạch, nằm giữa vùng ñồi núi và dãi cát ven biển và ñây là vùng trồng
lúa chủ yếu của tỉnh từ trước ñến nay.
Do sự ña dạng về mặt ñịa hình, thời tiết khắc nghiệt lại nằm giữa mối
thơng thương Bắc Nam; Vì vậy Quảng Bình là tỉnh có nhiều ñối tượng dịch
hại và quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng dịch hại cũng có nhiều
nét đặc trưng. Là một tỉnh nghèo lại nằm xa các trung tâm nên việc áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật ở Quảng Bình vẫn cịn nhiều hạn chế. Do vậy
việc quản lý các đối tượng dịch hại nói chung ở Quảng Bình vẫn chưa đạt

hiệu quả cao, trong đó phải kể đến bệnh đạo ơn hại lúa vụ ðơng xuân.
Từ trước ñến nay lúa là loại cây trồng chủ lực nhất của tỉnh. Năm 2008,
tổng diện tích gieo trồng cây lương thực toàn tỉnh là 54.895ha, tăng 195 ha so
với năm 2007: Trong đó diện tích gieo cấy lúa cả năm là 49.773 ha; năng suất
bình quân 47,7 tạ/ha; sản lượng 237.308 tấn. Trên lúa ở Quảng Bình có rất
nhiều các ñối tượng dịch hại xuất hiện và gây hại, trong đó bệnh đạo ơn là 1
trong những đối tượng dịch hại nghiêm trọng nhất

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


Cũng như ở các địa phương khác, Quảng Bình cũng ñã không ngừng
nghiên cứu, sử dụng các biện pháp kỹ thuật mới nhằm làm tăng năng suất, sản
lượng và chất lượng nông sản. Song song với việc nghiên cứu, áp dụng các
biện pháp kỹ thuật mới trong nơng nghiệp thì nơng dân Quảng Bình vẫn cịn
sử dụng q mức thuốc BVTV. Thêm vào đó, cùng với sự thay đổi phức tạp
của điều kiện thời tiết đã hình thành nên các chủng, nịi dịch hại mới có tính
độc cao hơn và khó quản lý hơn.
ðể quản lý hiệu quả bệnh đạo ơn cần nghiên cứu tìm hiểu về hệ sinh
thái đồng ruộng; các yếu tố sinh thái, kỹ thuật ảnh hưởng; ðiều tra phát hiện,
dự tính dự báo bệnh hại chính xác, kịp thời; sử dụng các giống lúa có khả
năng kháng bệnh cao; cơ cấu tỷ lệ diện tích các giống lúa phù hợp, xây dựng
chế ñộ canh tác hợp lý cũng như việc thu thập, giám ñịnh các chủng sinh lý
(race) của nấm nhằm góp phần xây dựng biện pháp tổng hợp phịng trừ bệnh
đạo ơn, nhất là trong ñiều kiện bệnh ñạo ôn xuất hiện và gây hại nhiều như ở
Quảng Bình.
ðã có nhiều nghiên cứu về bệnh ñạo ôn và các yếu tố sinh thái ảnh
hưởng ñến sự phát sinh, phát triển của bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu về dự
tính dự báo bệnh đạo ơn ở Việt Nam hiện đang cịn có ít tác giả đề cập tới,
đặc biệt là ở các tỉnh khơng coi là vựa lúa nhưng lại ña dạng về vùng sinh thái

như ở Quảng Bình. Hơn nữa, cũng như các đối tượng dịch hại khác, mức độ
gây hại của bệnh đạo ơn và khả năng phát sinh các chủng sinh lý mới của nấm
Pyricularia oryzae phụ thuộc nhiều vào ñiều kiện sinh thái, cơ cấu giống và
chế ñộ canh tác của từng vùng. Bên cạnh đó cơ cấu, tỷ lệ các giống trên ñồng
ruộng, chế ñộ, tập quán canh tác cũng rất thay ñổi hàng năm ñể phù hợp với
sự phát triển của sản xuất. Việc nghiên cứu Dự tính dự báo về tình hình phát
sinh, gây hại của bệnh đạo ơn, sự phát sinh các chủng sinh lý mới của nấm
Pyricularia oryzae cũng như việc nghiên cứu các yếu tố sinh thái kỹ thuật ảnh
hưởng ñến sự phát sinh phát triển của bệnh đạo ơn là cần thiết để chủ động
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


hơn trong việc quản lý bệnh đạo ơn, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra ở Quảng
Bình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
Xuất phát từ thực tế sản xuất của ñịa phương, thực hiện theo sự phân
công của Khoa Nông học- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, được sự
hướng dẫn của PGS - TS Ngơ Bích Hảo, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật đến bệnh đạo
ơn hại lúa vùng đất cát ven biển Quảng Bình”.
1.2. Mục đích
- Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật ñến sự
phát sinh, phát triển của bệnh đạo ơn ở vùng ñất cát ven biển Quảng Bình làm
cơ sở cho việc dự tính dự báo và phịng trừ
1.3. u cầu
- Xác ñịnh một số chủng sinh lý của nấm Pyricularia oryzae gây hại
trên một số giống lúa ở Quảng Bình
- Xác ñịnh mối quan hệ giữa sự phát sinh, phát triển của bệnh đạo ơn
với một số yếu tố sinh thái, kỹ thuật liên quan ở vùng sinh thái ñồng bằng ven
biển Quảng Bình (Bao gồm các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, ðồng Hới,
Quảng Ninh, Lệ Thuỷ).


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


II. TỔNG QUAN ðỀ TÀI
2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Trong hệ sinh thái ñồng ruộng, dịch hại luôn tồn tại bởi mối quan hệ
thống nhất với môi trường sống. Mơi trường sống của các đối tượng dịch hại ñó
là các yếu tố sinh thái: Nhiệt ñộ, lượng mưa, số giờ nắng, ñộ ẩm… và các yếu tố
kỹ thuật: Mật ñộ gieo trồng, cơ cấu giống kháng nhiễm trên ñồng ruộng, lịch thời
vụ, lượng phân, loại phân bón và phương pháp bón phân…
Sự biến động về số lượng cũng như việc phát sinh những nòi dịch hại mới
phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi của mơi trường sống. Hiện nay cùng với việc
phát triển của công nghiệp; hiện tượng sa mạc hố diễn ra, diện tích của các
loại cây trồng cũng như cây lúa ngày một thu hẹp; Quá trình này diễn ra song
song với việc gia tăng dân số và nhu cầu con người ngày một địi hỏi nhiều
hơn. ðể giải quyết mâu thuẫn này thì việc áp dụng các biện pháp nhằm nâng
cao năng suất, phẩm chất, mẫu mã nông sản, lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ
thực vật, các hóa chất độc hại là điều ñang và tiếp tục diễn ra. Chính những
biện pháp này con người đã khơng ngừng can thiệp vào hệ sinh thái tự nhiên
và ñồng ruộng và kết quả của sự can thiệp q mức đó là phá vỡ hệ sinh thái
vốn có của tự nhiên, làm thay đổi diễn biến các ñối tượng dịch hại trên ñồng
ruộng cũng như việc hình thành các chủng, nịi sinh lý mới có độ ñộc cao hơn.
Cũng như các ñối tượng dịch hại khác, trong những năm gần đây bệnh
đạo ơn có nhiều diễn biến phức tạp với sự hình thành nhiều chủng sinh lý mới
lây nhiễm trên nhiều giống lúa trên ñồng ruộng. Do vậy, để quản lý có hiệu
quả bệnh đạo ơn thì việc nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố sinh thái, kỹ thuật
ñến ự phát sinh, phát triển của bệnh cũng như việc xác ñịnh các chủng sinh lý
cảu nấm gây bệnh làm cơ sở cho cơng tác dự tính dự báo bệnh hại là ñiều cần
thiết nhằm hạn chế tác hại của chúng.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đạo ơn hại lúa Pyricularia oryzae trong và
ngồi nước
2.2.1. Lịch sử phát hiện
Bệnh đạo ôn còn gọi là bệnh cháy lá do nấm Pyricularia grisea Sacc
(P. Oryzae cavara) gây ra. Theo viện nấm Commowealth (1981) bệnh này có
ở 87 nước trồng lúa trên thế giới [1].
Nấm gây bệnh đạo ơn hại lúa đã được phát hiện từ rất lâu và ñược ñặt
những tên gọi khác nhau. Năm 1871 theo Garovaglio ở Italia cho đó là do
nấm Pleospora oryzae Catt. ðến năm 1891 Cavara là người đầu tiên mơ tả
nấm bệnh trên cây lúa xác ñịnh chính thức nấm Pyricularia oryzae Cav. là
nguyên nhân gây ra bệnh đạo ơn trên lúa theo phân loại nấm của Saccardo
[26]. Nấm Pyricularia oyzae Cav. cịn có tên gọi khác là Pyricularia grisea,
Magnaporthe grissea [19]
Nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ơn có lịch sử lâu đời nhất trong
các bệnh hại lúa. Từ nhiều thế kỷ trước bệnh đạo ơn hại lúa ñã ñược quan sát
thấy ở các nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn ðộ, các nước vùng Trung
Á, Tây Á), ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quần ñảo Antin, Bungari, Rumani, Bồ ðào
Nha, Ý, Liên Xơ…[26]. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở Italia năm 1560, sau
đó ở Trung Quốc năm 1637, Nhật Bản năm 1760 và Ấn ðộ năm 1913 [25].
Ở Việt Nam bệnh đạo ơn cịn ñược gọi là bệnh “Tiêm lụi”; “ cháy lá
lúa” ñã ñược biết từ lâu. Năm 1921, Fivincens ñã thấy bệnh xuất hiện trên lúa
ở các tỉnh phía Nam. Sau đó ñến năm 1951, Roger cũng ñã thấy bệnh xuất
hiện ở các tỉnh phía Bắc. Nhưng thời kỳ đó bệnh ít phổ biến, gây hại nhẹ nên
khơng được chú ý nghiên cứu [19].
ðến năm 1956 một trong những vùng trồng lúa cạn ở nông trường
ðồng Giao tỉnh Hà Nam Ninh bệnh ñạo ôn bột phát làm chết lụi 200 ha lúa.

Sau ñó bệnh gây hại nghiêm trọng ở Hải Hưng, Hà Sơn Bình, Thái Bình, Hà
Nội, Hải Phịng và nhiều vùng khác. Có thể nói từ năm 1956-1962 là thời kỳ
bệnh ñạo ôn phát sinh thành dịch ở miền Bắc nước ta. ðiều đó chứng tỏ bệnh
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


ñạo ôn là một bệnh khá phổ biến và là ñối tượng gây hại nguy hiểm ñối với
ngành sản xuất lúa. Từ năm 1972 ñến nay nhất là từ năm 1976 đến nay bệnh
đạo ơn đã gây thành dịch phá hại ở nhiều vùng trọng ñiểm thâm canh lúa
thuộc ñồng bằng sơng Hồng, đồng bằng sơng Cửu Long, các tỉnh Duyên Hải
miền Trung và Tây Nguyên, một số vùng trung du miền núi phía Bắc trên các
giống lúa như NN8; IR1561-1-2; CR203; nếp cái hoa vàng vv [19].
Trong thời gian 1970 – 1990, giống lúa NN8 chiếm cơ cấu chủ yếu trong
trà lúa xuân chính vụ, trà xuân muộn cấy chủ yếu là giống CR203; IR1561-1-2;
T1; TH2, cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao chủ yếu là
tăng lượng đạm vơ cơ đã làm thay ñổi và tích luỹ các chủng sinh lý trong quần
thể nấm gây bệnh, làm bệnh đạo ơn phát triển mạnh [19].
2.2.2. Mức ñộ phổ biến- triệu chứng và tác hại của bệnh đạo ơn
Bệnh đạo ơn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa
kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới. Hiện nay bệnh đạo ơn hại
lúa là một đối tượng gây hại nghiệm trọng nhất ở một số nước như Nhật Bản,
Ấn ðộ, Philippin và Việt Nam [25]
Nấm Pyricularia oryzae có thể tấn cơng gây hại ở hầu hết các giai đoạn
sinh trưởng của cây lúa. Triệu chứng điển hình của bệnh là các vết đốm nhỏ
hình trịn hoặc hình bầu dục có màu xanh xám hoặc xanh sẫm, trong ñiều kiện
ẩm ướt vết bệnh lan rộng ra và có dạng hình thoi, ở giữa (trung tâm vết bệnh)
có màu xám trắng, có đường viền xung quanh màu nâu hoặc màu nâu đỏ. Vết
bệnh có thể kéo dài tới 1- 1,5 cm, rộng từ 0,3- 0,5 cm trên giống nhiễm ở điều
kiện độ ẩm cao [82]. Nấm bệnh có khả năng xâm nhiễm gây hại trên lá, ñốt
thân, ñặc biệt là ở giai đoạn hình thành bệnh trên cổ bơng và trên các gié của

bông lúa gây hại tới năng suất [82].
Bệnh trên mạ: Vết bệnh trên mạ lúc dầu hình bầu dục nhỏ sau tạo
thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu nâu hoặc nâu vàng.
Khi bệnh nặng, từng ñám vết bệnh kế tiếp nhau làm cây mạ có thể héo khơ
hoặc chết [25]

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6


Vết bệnh trên lá lúa: Trên lá vết bệnh ban ñầu là những chấm nhỏ màu
xanh xám, dạng thấm nước. Vết bệnh điển hình có dạng hình thoi, trung tâm
vết bệnh có màu trắng xám, xung quanh vết bệnh có viền nâu đỏ. Kích thước
vết bệnh trên lá của giống nhiễm thường lớn hơn giống kháng; các vết bệnh
có thể liên kết với nhau làm lá bị khô cháy [27]. Sự phát triển tiếp tục của
triệu chứng bệnh thể hiện khác nhau tùy thuộc vào mức ñộ phản ứng của cây;
trên các giống lúa mẫn cảm các vết bệnh to, hình thoi, màu nâu nhạt, có khi
có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám.Trên các giống
chịu bệnh, vết bệnh là những chấm rất nhỏ hình dạng khơng đặc trưng. Triệu
chứng này thể hiện phản ứng siêu nhạy của giống kháng [25]
Bệnh ở ñốt thân: Trên ñốt thân, triệu chứng bệnh ban ñầu là những vết
lõm màu xám xanh. Vết bệnh lớn dần, đốt có thể bị thắt lại, thân gãy
Vết bệnh ở cổ bông: cổ gié và các vị trí khác nhau của bơng lúa đều có
thể bị bệnh. Cổ bơng bị bệnh với triệu chứng các vết màu nâu xám hơi teo thắt
lại. Vết bệnh trên cổ bơng xuất hiện sớm thì bơng lúa bị lép, bạc lá; nếu bệnh
xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc thì gây hiện tượng gãy cổ bơng [25] . bệnh
nặng bơng lúa có thể bị khơ trắng. Trong điều kiện ẩm ướt trên bề mặt vết
bệnh có thể có lớp mốc màu xám xanh [27]
Vết bệnh ở hạt: khơng định hình, có màu nâu xám hoặc nâu ñen. Nấm
ky sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh
truyền từ vụ này qua vụ khác [25]

Bào tử nấm Pyricularia oryzae có thể tồn tại trên bề mặt của hạt, sợi nấm
ở dạng tiềm sinh có thể tồn tại ở các mô của phôi, nội nhũ, các lớp vỏ trấu và
mày hạt. Nấm tồn tại trên hạt cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hạt
biến màu và làm giảm sức sống của hạt [82].
Ở Triều Tiên trên một lô hạt bị nhiễm nấm Pyricularia oryzae nặng, tác
giả Jnheung kiểm tra trong phịng thí nghiệm cho thấy 65% số hạt bị nhiễm
bệnh trên vỏ trấu, 25% số hạt bị nhiễm bệnh ở bên trong vỏ, 4% hạt bị nhiễm
bệnh trong phôi. Lô hạt giống khác bị nhiễm bệnh tương tự khi gieo hạt kết

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


quả có 7- 8% cây con bị nhiễm bệnh và 90% cây con biểu hiện triệu chứng
không rõ ràng Chung H. S, (1974) [50].
Những nghiên cứu của Manandha và ctv, (1998) cho biết hạt của những
giống lúa bị nhiễm bệnh ngồi đồng được thu thập từ 3 địa phương của Nêpan
có tỷ lệ truyền bệnh qua hạt là rất thấp. Khi gieo hạt trong ñiều kiện nhiệt ñộ
thấp 15 - 20oC cây mạ sẽ không biểu hiện triệu chứng, nhưng nếu gieo hạt
trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao hơn 25 - 30oC cho thấy biểu hiện triệu chứng trên
mạ và tác giả ñã phân lập ñược nấm bệnh từ cây mạ bị bệnh [48].
Theo Lamey, (1970) nghiên cứu ở Mỹ cho thấy: Một mẫu hạt bị nhiễm
bệnh đạo ơn với tỷ lệ nhiễm nấm trên bề mặt hạt là 40% thì kết quả có 3- 13%
cây con bị nhiễm bệnh [42].
Ở Liên Xơ trong các thí nghiệm xác định tác hại của bệnh đạo ơn
Potkin, (1983) [26] cũng thấy ở các mức ñộ bị bệnh với chỉ số cấp bệnh: 0%;
25%; 33%; 42%; 63%; 75%; 100%, ñã làm giảm năng suất ở mức độ 0%22% đối với dạng đạo ơn lá, từ 0%- 64% đối với đạo ơn đốt thân, từ 0%- 78%
đối với đạo ơn cổ bơng.
Ở Nhật Bản từ năm 1953- 1960, hàng năm thiệt hại bình quân 2,89%
tổng sản lượng lúa, mặc dù đã có nỗ lực sử dụng thuốc hố học phun phịng
trị bệnh [52]. Năm 1988 dịch bệnh đạo ơn gây thiệt hại nặng ở vùng duyên hải

phía Bắc Nhật Bản, tổng sản lượng lúa bị thiệt hại của quận Fukushima là
24%, có những nơi thiệt hại lên tới 90% [59].
Ở Philippin năm 1962 và 1963 năng suất lúa bị giảm do bệnh đạo ơn
gây ra ước tính là 90% ở một số nơi, từ 50%- 60% ở tỉnh Bicol và tỉnh Leyte
[80]. Ở Nam Triều Tiên năm 1989 cũng có báo thiệt hại về sản lượng lúa do
bệnh đạo ơn gây ra là 4,2% năm 1978 và 3,9% năm 1980 [92].
Cho tới nay mức ñộ thiệt hại do bệnh ñạo ôn gây ra vẫn chưa được tính
một cách chính xác, vì đây là một vấn ñề phức tạp phụ thuộc vào nhiều nhân
tố khác nhau như: giống lúa, biện pháp phịng trừ, điều kiện vùng sinh thái.
Trong các bệnh hại lúa, đạo ơn được coi là bệnh phổ biến và gây hại
trầm trọng nhất. Theo Hà Minh Trung (1993) ở nước ta đạo ơn gây hại nặng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


nhất tiếp theo là bệnh khô vằn. Thiệt hại do bệnh đạo ơn gây ra đứng thứ 3
sau sâu cuốn lá và rầy nâu trong vụ chiêm xuân 1989-1990 và xếp hàng ñầu
trong các vụ chiêm xuân 1990-1991, 1991-1992 và 1992-1993 [1]
Trong những năm 1955-1961 bệnh ñã phát sinh gây hại nghiêm trọng
nhiều nơi trên miền Bắc nước ta như ở Hải Phịng, Thái Ngun, Ninh Bình,
Bắc Giang, Hà ðơng. Vụ ðơng xn 1991-1992 ở miền Bắc diện tích lúa bị
bệnh đạo ơn lá là 292.000 ha trong đó có tới 214.000 ha bị đạo ơn cổ bơng. Ở
Miền nam diện tich bị bệnh đạo ơn năm 1992 là 165.000 ha. Tác hại của bệnh
làm giảm 40% năng suất trung bình ở các vùng bị bệnh [25]
Bệnh đạo ơn được coi là một trong những bệnh chính gây hại nghiêm
trọng ñối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng lúa. Bệnh phân bố ở hầu
hết các nước trồng lúa và có thể gây thành dịch trong những điều kiện thuận
lơị ở nhiều quốc gia. Mức ñộ thiệt hại năng suất lúa do bệnh đạo ơn gây ra đã
được nhiều tác giả nghiên cứu.
Theo Padmandhan, (1965) [90] Khi lúa bị ñạo ơn cổ bơng 1% thì năng
suất có thể giảm từ 0,7-17,4% tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố liên quan khác.

Bệnh đạo ơn khơng chỉ làm thất thu năng suất, nó còn làm giảm chất
lượng gạo khi xay xát như làm giảm phần trăm gạo nguyên, tăng phần trăm
tấm và gạo bạc bụng. Kết quả nghiên cứu của Candole et al., 1999 cho thấy
bệnh đạo ơn đã làm tăng 30% hạt lững, 21% hạt bạc bụng, 7% hạt gãy và
giảm 12% gạo ngun so với đối chứng khơng bị bệnh gây hại. Theo Lê Hữu
Hải và ctv, Phạm Văn Dư, Trần Thị Thu Thuỷ, Phạm Văn Kim cho thấy kể cả
khi bệnh đạo ơn cổ bơng xuất hiện với mức độ khơng cao nhưng ảnh hưởng
của đạo ơn cổ bơng đến chất lượng gạo xay xát là khá cao, làm giảm rất ñáng
kể phần trăm gạo lứt, gạo trắng và gạo nguyên (giảm 6,84%) dẫn ñến làm tăng
tấm từ 15,28% lên 18,97%, làm tăng gạo bạc bụng từ 3,96% lên 8,66% [13]
Theo Phạm Văn Dư, (1997) [11] ở Việt Nam trong những năm 1980,
1981, 1982 dịch bệnh đạo ơn gây hại nặng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre,
Cửu Long, ðồng Tháp và An Giang trên một số giống như NN3A, NN7A,
MTL32, MTL36 thiệt hại về năng suất khoảng 40%. Bệnh ñạo ôn tái phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


hàng năm và gây hại trên diện rộng, ñến năm 1995 các giống như IR50404,
OM269- 65 và một số giống lúa khác bị nhiễm bệnh ở hầu hết các tỉnh ñồng
bằng sông Cửu Long với trên 200.000 ha, mức thiệt hại chung từ 10-15%.
Tồn miền Bắc riêng vụ ðơng xn năm 1979 đã có trên 15.000 ha lúa
bị nhiễm bệnh ñạo ôn, vụ ðông xuân năm 1981 là trên 40.000 ha lúa bị nhiễm
bệnh đạo ơn, vụ Chiêm xn năm 1982 có trên 80.000 ha lúa bị nhiễm bệnh
đạo ơn, vụ Chiêm xuân năm 1985 có trên 160.000 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo
ơn, vụ đơng xn năm 1986 có 119.977 ha lúa bị bệnh đạo ơn (Trong đó
nhiều vùng bị nhiễm nặng là Nghệ Tĩnh, Thái Bình, Hà Nam Ninh và Hải
Phịng…). Năm 1997 có trên 150.000 ha lúa bị nhiễm đạo ơn, trong đó có trên
10% diện tích nhiễm nặng, trên 20.000 ha nhiễm đạo ơn ở mức trung bình. Cá
biệt có nơi đạo ơn cổ bơng tới 60%-70% [19].
Năm 2001 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá là 336.370 ha, chiếm khoảng

4,56% diện tích gieo cấy, trong đó diện tích nhiễm nặng là 5.790 ha, diện tích
bị lụi là 62,4 ha. Trong vụ ðông xuân bệnh gây hại nặng cục bộ trên giống lúa
nhiễm như nếp, DT13, IR17494, IR38, IR1820, Q5… ở một số tỉnh Thừa
Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình và một vài tỉnh khác thuộc đồng
bằng bắc bộ. Bệnh đạo ơn lá ở các tỉnh miền trung khoảng 7.780 ha. Tại các
tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long bệnh phát sinh trên diện rộng, diện tích nhiễm
là 199.480 ha. Diện tích nhiễm đạo ơn cổ bơng khoảng 91.760 ha, trong đó
diện tích nhiễm nặng là 4.930 ha, diện tích bị giảm trên 70% năng suất khơng
đáng kể. Ở các tỉnh phía bắc bệnh hại chủ yếu trên các giống Q5, DT10,
Khâm Dục. Ở các tỉnh khu 4 và miền Trung bệnh hại chủ yếu ở Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, ðà Nẵng. Ở các tỉnh đồng bằng Sơng Cửu Long vụ đơng
xn có 46.000 ha nhiễm bệnh đạo ơn cổ bơng [5].
Năm 2002 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá khoảng 208.399 ha, trong đó
diện tích nhiễm nặng là 3.915 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể. Bệnh gây hại
nặng hơn ở các tỉnh đồng bằng Sơng Cửu Long. Ở các tỉnh phía Bắc bệnh phát
sinh cục bộ và gây hại chủ yếu trên lúa ðông xuân ở các giống lúa IR17494, IR38,
IR1820, Q5… Tại các tỉnh miền Nam diện tích nhiễm bệnh tồn vùng là 169.138
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.084 ha. Diện tích nhiễm bệnh đạo ơn cổ bơng
của cả nước là 42.684 ha., trong đó diện tích nhiễm nặng là 1.067 ha [6].
Năm 2003 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá là 265.216 ha trong đó diện
tích nhiễm nặng là 1.532 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể. Bệnh gây hại chủ
yếu ở các tỉnh đồng bằng Sơng Cửu Long. Tại các tỉnh đồng bằng Sơng Cửu
Long diện phân bố của bệnh tương đối rộng, diện tích nhiễm bệnh tồn vùng
là 254.149 ha. Diện tích nhiễm bệnh đạo ơn cổ bơng cả nước là 25.715 ha,
trong đó diện tích nhiễm nặng là 166 ha [7].
Năm 2004 diện tích nhiễm bệnh đạo ơn lá là 225.870 ha trong đó diện
tích nhiễm nặng là 5.716 ha, diện tích bị lụi khơng đáng kể. Diện tích nhiễm

bệnh đạo ơn cổ bơng là 40.470 ha, diện tích nhiễm nặng là 1.866 ha [8]
2.2.3. Phân loại và hình thái của nấm:
Theo Pidoplichko, N.M (1978) nấm đạo ơn thuộc họ Mucedinaceae, bộ
Hyphomycetales lớp nấm bất tồn (Deuteromicetes), ngành nấm (fungi) [1].
Giai đoạn hữu tính Magnaportha thuộc lớp nấm túi. Cành bào tử phân sinh
hình trụ, ña bào không phân nhánh, ñầu cành thon và hơi gấp khúc. Nấm
thường sinh ra các cụm cành từ 3-5 chiếc. Bào tử phân sinh hình quả lê hoặc
hình nụ sen, thường có từ 2-3 vách ngang, bào tử khơng màu, kích thước của
bào tử nấm biến động tùy thuộc các isolate, ñiều kiện ngoại cảnh khác nhau
cũng như các giống khác nhau. Nói chung ở miền Bắc Việt Nam, bào tử có
kích thước 16-27*5,5-12 µm [25] .
Cơ quan sinh trưởng của nấm Pyricularia oryzae Cav. là sợi nấm
không màu ña bào, phân nhiều nhánh, sống ký sinh trong mô thực vật. Nấm
có thể hình thành “bào tử hậu” song ít gặp trong điều kiện thơng thường. Bào
tử hậu có thể sống lâu dài trên 2 năm trong ñiều kiện khơ. Trong q trình
sinh sản vơ tính hình thành cành bào tử phân sinh và các bào tử phân sinh.
Cành bào tử phân sinh là cơ quan sinh ra bào tử vơ tính tạo thành một lớp
mốc mịn màu xám trên bề mặt vết bệnh ở lá, ở cổ bông và đốt thân. Cành bào
tử phân sinh có hình trụ thon dài, cong có thể đa bào song phần lớn là đơn

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11



×