Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do nấm candida ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LƯU THỊ NỮ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM CANDIDA
Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LƯU THỊ NỮ

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM CANDIDA
Ở PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG


THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: NT 62.72.13.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

Hướng dẫn khoa học: BSCKII. Nguyễn Chí Cường

THÁI NGUYÊN – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình này do tôi tự nghiên cứu. Tất cả các số liệu,
kết quả trong luận văn đều trung thực và chưa được ai báo cáo trên bất cứ cơng
trình nào.
Thái Ngun, ngày 27 tháng 12 năm 2020
Tác giả

Lưu Thị Nữ


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này, tôi luôn nhận được sự
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cơ Trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và các bạn đồng nghiệp.
Với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lịng biết ơn, tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Bộ mơn Phụ Sản, Phịng Đào Tạo Sau
Đại Học, q Thầy cô Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Bệnh viện Sản
Nhi Bắc Giang đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi học tập và

hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới BSCKII. Nguyễn Chí Cường là
những người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Thầy cơ đã
dành nhiều thời gian q báu để tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót
trong luận văn cũng như giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình thực hiện điều tra nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn đồng nghiệp
đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành
chương trình học tập và nghiên cứu này.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 12 năm 2020

Lưu Thị Nữ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPSDN

: Bộ phận sinh dục ngoài

CI

: Confidence Interval
Khoảng tin cậy

HIV


: Human Immuno - deficiency Virus

OR

: Odds Ratio
Tỷ số chênh

SL

: Số lượng

TĐHV

: Trình độ học vấn

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TL

: Tỷ lệ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý âm đạo................................................ 3
1.2. Những thay đổi của cơ thể khi mang thai .................................................. 6
1.3. Viêm âm đạo do nấm Candida .................................................................. 6
1.4. Chẩn đoán viêm âm đạo do nấm Candida ............................................... 12
1.5. Điều trị...................................................................................................... 15
1.6. Tình hình nghiên cứu viêm âm đạo do nấm Candida .............................. 17
Chương 2..ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.5. Phương tiện và cách thức nghiên cứu ...................................................... 24
2.6. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu ................................................... 26
2.7. Xử lý và phân tích số liệu ........................................................................ 30
2.8. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 32
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ............ 368
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ
có thai ............................................................................................... 39
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 44
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .............. 54
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ
có thai ................................................................................................ 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................


PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN .....................................................

DANH SÁCH BỆNH NHÂN ...........................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida so với nghiên cứu khác ........ 21
Bảng 3.1. Khu vực sinh sống của đối tượng nghiên cứu ................................ 33
Bảng 3.2. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ......... 33
Bảng 3.3. Tình hình nhà ở và phịng vệ sinh ở gia đình của đối tượng nghiên
cứu ................................................................................................. 34
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu ........ 34
Bảng 3.5. Một số tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu ........................ 35
Bảng 3.6. Tiền sử dọa sảy, dọa đẻ non của đối tượng nghiên cứu ................. 36
Bảng 3.7. Tuổi thai của đối tượng nghiên cứu ................................................ 36
Bảng 3.8. Các triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu ....................... 37
Bảng 3.9. Đặc điểm khí hư của đối tượng nghiên cứu ................................... 37
Bảng 3.10. Đặc điểm thực thể của đối tượng nghiên cứu ............................... 38
Bảng 3.11. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ....................... 38
Bảng 3.12. Nhóm tuổi liên quan đến tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo Candida ........ 39
Bảng 3.13. Học vấn, nghề nghiệp liên quan đến tỷ lệ viêm âm đạo do nấm
Candida ......................................................................................... 39
Bảng 3.14. Một số tiền sử liên quan đến viêm âm đạo do nấm Candida ....... 40
Bảng 3.15. Liên quan giữa sử dụng kháng sinh trong thai kỳ và viêm âm đạo
do nấm Candida ............................................................................ 41
Bảng 3.16. Nguồn nước sinh hoạt liên quan đến viêm âm đạo do nấm
Candida ......................................................................................... 41
Bảng 3.17. Liên quan giữa tuổi thai và tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida . 42
Bảng 3.18. Liên quan giữa thói quen mặc quần áo bó sát và viêm âm đạo do
nấm Candida ................................................................................. 42
Bảng 3.19. Liên quan giữa điều kiện phơi quần áo và viêm âm đạo do nấm
Candida ......................................................................................... 43

Bảng 3.20. Liên quan giữa cách rửa vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài và viêm
âm đạo do nấm Candida ............................................................... 43


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Trực khuẩn Lactobacilli với chiều dài khác nhau ............................. 4
Hình 1.1. Thang đo PH âm đạo ....................................................................... 28
Biểu đồ 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................... 32
Biểu đồ 3.2. Tiền sử viêm âm đạo do nấm Candida của đối tượng nghiên cứu ..... 35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm nấm Candida âm đạo là một bệnh nhiễm trùng niêm mạc cơ hội
và là bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến thứ hai ảnh hưởng đến phụ nữ trong
độ tuổi sinh sản [40]. Nó ảnh hưởng đến hơn 75% phụ nữ ít nhất một lần trong
đời, với khoảng 50% trong số họ cũng bị tái phát một lần [40], [75].Các triệu
chứng lâm sàng và biểu hiện của nhiễm nấm Candida âm đạo bao gồm tiết dịch
âm đạo giống như váng sữa, ngứa, đau, kích ứng, cảm giác nóng rát, khó thở
và khó tiểu [40], [64].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm nấm Candida ở phụ nữ có
thai cao hơn ở phụ nữ khơng mang thai và nó có xu hướng tăng lên theo sự tiến
triển của thai kỳ [63]. Một số dữ liệu mới nổi cũng cho thấy nhiễm nấm Candida
âm đạo trong thai kỳ có thể liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng, chẳng hạn
như vỡ ối sớm, chuyển dạ sinh non, viêm màng đệm và nhiễm nấm Candida da
bẩm sinh [64].
Các yếu tố khác nhau liên quan đến thay đổi sinh lý, chẳng hạn như
giảm khả năng miễn dịch tế bào, nồng độ hormone tăng cao, giảm pH âm đạo
và tăng nồng độ glycogen trong âm đạo, có liên quan đến nguy cơ nhiễm nấm

Candida âm đạo cao hơn trong thai kỳ. Sự xâm nhập của nấm Candida cũng
được coi là hậu quả của việc sử dụng kháng sinh phổ rộng và đã được báo cáo
là có liên quan đến việc giảm sự xâm nhập của vi khuẩn Lactobacillus, có thể
là do sự can thiệp vào các vị trí liên kết biểu mô. Thật vậy, khi sự cân bằng
giữa nấm Candida, hệ vi khuẩn bình thường và cơ chế bảo vệ miễn dịch bị rối
loạn, sự xâm lấn của khuẩn lạc được thay thế bằng nhiễm trùng [64].
Viên âm đạ do nấm Candida có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm trùng trong
tử cung, thai nhi chậm phát triển, vỡ ối sớm, chuyển dạ sinh non, sinh con nhẹ
cân, nhiễm trùng hậu sản và các kết quả mang thai bất lợi khác [54]. Bệnh nặng,
bệnh diễn tiến nhanh thậm chí có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và các bệnh


2

khác gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai phụ và thai nhi [49]. Như vậy,
việc tìm hiểu thêm về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của thai phụ có ý nghĩa rất lớn trong việc chẩn đoán
điều trị sớm và giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm âm đạo do nấm Candida. Do đó,
nhằm góp phần làm rõ hơn đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến viêm âm
đạo do nấm Candida trong thai kỳ để góp phần làm tốt hơn cơng tác chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho mẹ và con, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do nấm
Candida ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên” với các
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm âm đạo do nấm Candida ở
phụ nữ có thai tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 10/20196/2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do nấm Candida ở
phụ nữ có thai tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý âm đạo
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu âm đạo
Là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khoảng 8cm, đi từ cổ tử cung
chạy chếch ra trước và xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp
với đường ngang một góc 70 độ quay ra phía sau. Hai thành trước và sau âm
đạo áp sát vào nhau và thành sau dài hơn thành trước khoảng 1-2cm [5].
Về cấu tạo: âm đạo gồm 2 lớp: lớp cơ và lớp niêm mạc. Ở mặt trong âm
đạo có những nếp ngang do niêm mạc dày lên gọi là các gờ âm đạo. Ở mặt
trước và mặt sau lại có một lồi dọc gọi là cột âm đạo [5].
1.1.2. Sinh lý âm đạo
1.1.2.1. Sự tiết dịch âm đạo
Dịch tiết âm đạo bình thường bao gồm các chất tiết từ tuyến bã, tuyến mồ
hôi, tuyến Bartholin, tuyến Skene, dịch thấm qua thành âm đạo, dịch nhầy từ
cổ tử cung, niêm mạc âm đạo, vòi trứng và các vi sinh vật, các tế bào thượng
bì tróc ra. Số lượng các tế bào thượng bì tróc ra và dịch nhầy cổ tử cung thay
đổi tùy theo nồng độ nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt [6].
Bình thường dịch tiết âm đạo (khí hư) là một chất dịch trắng trong hơi đặc,
hoặc như lòng trắng trứng, lượng ít, khơng chảy ra bên ngồi, khơng làm cho
người phụ nữ để ý, thường đọng lại ở túi cùng sau âm đạo. Phết âm đạo bình
thường gồm các tế bào thượng bì, vài bạch cầu (< 1 bạch cầu/ tế bào thượng bì)
và các Lactobacilli (các trực trùng hình que, bắt màu gram dương). Khi âm đạo
bị viêm nhiễm, chất dịch tiết ra nhiều làm cho người phụ nữ lo lắng, trong
trường hợp này dù màu sắc thế nào, trắng hay vàng, có mùi hay khơng đều là
bệnh lý [7].



4

1.1.2.2. Hệ khuẩn chí bình thường của âm đạo
Hệ khuẩn chí bình thường của âm đạo bao gồm chủ yếu các vi khuẩn hiếu
khí, các tác nhân gây bệnh cơ hội và vi khuẩn kỵ khí, cùng chung sống trong
mối quan hệ cộng sinh với cơ thể vật chủ. Trong đó, phần lớn là các
Lactobacilli, có khả năng tạo ra các hydrogen peroxide. Có khoảng 7 chủng
Lactobacilli có thể được tìm thấy trong hệ khuẩn chí bình thường của âm đạo
những người phụ nữ khỏe mạnh. Các Lactobacilli là các trực khuẩn gram
dương, với chiều dài thay đổi, có khả năng tạo ra acid lactic, đóng vai trị bảo vệ
cho âm đạo. Bởi vì chỉ có Lactobacilli có thể sống được trong mơi trường có pH
như vậy, do đó, chúng sẽ ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

Hình 1.1. Trực khuẩn Lactobacilli với chiều dài khác nhau [47]
1.1.2.3. pH âm đạo
Mơi trường âm đạo thường có tính acid (pH từ 3,8-4,5) do trực khuẩn
Dodderlein (Lactobacillus) tạo ra acid lactic từ glycogene ở niêm mạc âm đạocổ tử cung. pH âm đạo xung quanh ngày phóng nỗn là 4,2. Trước và sau hành
kinh pH từ 4,8 đến 5,2. Trong những ngày hành kinh pH âm đạo 5,4.


5

1.1.2.4. Cơ chế bảo vệ
Thông thường, âm đạo của người phụ nữ đã tự bảo vệ được cho mình
chống lại mọi vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… xâm nhập vào âm đạo qua âm hộ
bằng nhiều cách. Như ta biết, đường sinh dục nữ ln ln thơng với bên ngồi
kể từ khi sinh ra (qua một lỗ nhỏ gọi là lỗ màng trinh) và khi dậy thì - khoảng
từ 13 đến 15 tuổi - là nơi để kinh nguyệt thoát ra ngồi theo chu kỳ hàng tháng.
Chính những lúc có máu kinh nguyệt là môi trường rất dễ cho vi khuẩn và các
loại vi sinh vật, kể cả nấm... xâm nhập nếu như vệ sinh kinh nguyệt không tốt

- kể từ nước rửa đến khăn kinh nguyệt không đảm bảo vệ sinh theo quy định...
Tuy vậy, rất may là cơ thể người phụ nữ đã có một loại trực khuẩn sống và phát
triển thường xuyên trong âm đạo "như một đội quân bảo vệ" sẵn sàng tiêu diệt
các yếu tố, vi khuẩn ngoại lai xâm nhập vào âm đạo đó chính là trực trực khuẩn
Doderlein. Loại trực khuẩn biến glycogen của tế bào biểu mô gai của âm đạo
thành acid lactic và từ đó tạo ra một mơi trường ở âm đạo có độ pH từ 3,8 đến
4,5 (mơi trường toan, acid) làm cho các loại vi khuẩn gây bệnh khơng phát triển
được; hoặc khó phát triển. Mặt khác, niêm mạc âm đạo cịn có dịch thấm mạng
tĩnh mạch, bạch mạch có các yếu tố kháng khuẩn, đó chính là cơ chế tự kháng
khuẩn của cơ thể. Tuy nhiên, vì một yếu tố nào đó gây ra thay đổi mơi trường
âm đạo, ví dụ như: sự thiếu hụt estrogen (một loại nội tiết tố quan trọng của
phụ nữ) dẫn đến thiếu glycogen, làm cho pH âm đạo bị kiềm tính hơn, hoặc do
sử dụng các loại thuốc, dung dịch vệ sinh vùng kín khơng đúng (do khơng có
chỉ định của bác sĩ chuyên khoa phụ sản) hoặc do có quan hệ tình dục với người
đang mang bệnh... dẫn đến mắc bệnh [75]. Sau cùng là sự suy giảm yếu tố miễn
dịch tự nhiên của cơ thể cũng gây nên việc dễ bị viêm, nhiễm ở âm đạo, cổ tử
cung: Ví dụ khi đã bị nhiễm HIV, bị viêm gan các loại, bị các tác nhân vật lý,
hố học ở mơi trường sống gây ra mà mình khơng biết... đều là những yếu tố
thuận lợi dễ bị mắc bện hơn bởi vì lúc đó cơ thể đã là người lành mang bệnh,
những người này rất dễ lây, nhiễm bệnh hoặc tại phát bệnh [34].


6

1.2. Những thay đổi của cơ thể khi mang thai
1.2.1. Một số thay đổi ở âm hộ- âm đạo khi mang thai
Khi mang thai, có sự tăng sinh mạch máu, sung huyết trong da và cơ của
vùng tầng sinh môn và âm hộ. Các mô liên kết mềm hơn. Do hiện tượng sung
huyết, niêm mạc âm đạo có màu tím nhạt và tăng tiết dịch [8].
1.2.2. Thay đổi về nội tiết khi mang thai

Trong khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi lớn về giải phẫu,
sinh lý và sinh hóa. Những thay đổi này xảy ra từ rất sớm, từ sau khi thụ tinh và
kéo dài trong suốt thời kỳ thai nghén. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do
những thay đổi về nội tiết và thần kinh gây ra. Hai loại nội tiết tố thay đổi nhiều
khi có thai là hCG (Human Chorionic Gonadotropin) và các steroid. Trong đó, hai
steroid quan trọng nhất là progesteron và estrogen, tăng đều đặn trong quá trình
mang thai và đạt mức cao nhất vào các tháng cuối của thai kỳ. Nồng độ estrogen
tăng cao khi có thai, kích thích các tế bào biểu mơ âm đạo tăng tích lũy glycogen, làm
tăng nguồn thức ăn cho nấm Candida phát triển, ngồi ra, estrogen cịn có tác dụng
làm tăng khả năng kết dính của nấm Candida với tế bào biểu mơ âm đạo cùng với
tình trạng giảm miễn dịch khi mang thai là các yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ viêm
âm đạo do nấm ở phụ nữ mang thai. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida và xuất hiện triệu
chứng lâm sàng ở phụ nữ có thai cũng cao hơn so với phụ nữ bình thường. Viêm âm
đạo do nấm tái phát cũng phổ biến hơn ở phụ nữ có thai và đáp ứng điều trị cũng
giảm hơn so với các phụ nữ khơng có thai [8].
1.3. Viêm âm đạo do nấm Candida
1.3.1. Dịch tễ học
Nấm Candida có thể gặp trong hệ khuẩn chí bình thường ở ruột, miệng và
âm đạo ở người. Vi nấm Candida là vi sinh vật có mặt trong khuẩn chí bình
thường của âm đạo với số lượng nhỏ, do sự phát triển vượt trội về số lượng của
các vi khuẩn trong âm đạo, mà chủ yếu là các Lactobacilli. Bình thường ln
có sự cân bằng giữa nấm Candida và các cơ chế bảo vệ của âm đạo, giữ cho


7

nấm Candida ở trạng thái hoại sinh với các vi sinh vật khác trong âm đạo và
không gây bệnh. Nhưng khi có sự thay đổi mơi trường âm đạo trong cơ thể vật
chủ, sẽ dẫn đến sự tăng sinh quá mức của vi nấm và gây viêm âm đạo do nấm
Candida [41].

Các nhà khoa học đã phân lập được hơn 400 chủng Candida, tuy nhiên,
chỉ một số chủng Candida gây viêm âm hộ âm đạo ở người, trong đó, Candida
albicans là tác nhân chủ yếu, chiếm 80- 92%, còn lại là các Candida khác như
Candida glabrata, Candida tropicalis, Candida krusei… [57]. Ở Việt Nam,
nghiên cứu của Lương Thị Trang trên bệnh nhân viêm âm đạo do nấm, Candida
albicans chiếm chủ yếu với tỷ lệ 90,85% [29].
1.3.2. Sinh bệnh học
Nấm Candida có mặt trong hệ khuẩn chí bình thường của âm đạo, nhờ
hiệu quả của cơ chế bảo vệ chống Candida của âm đạo mà nấm Candida tồn
tại trong âm đạo với vai trò hoại sinh với các vi sinh vật khác. Tuy nhiên, khi
có các yếu tố dẫn đến sự thay đổi của môi trường âm đạo thuận lợi cho sự phát
triển của nấm Candida, chúng sẽ tăng sinh quá mức và gây bệnh cho vật chủ.
Các yếu tố như mang thai, sử dụng thuốc tránh thai dạng uống nồng độ estrogen
cao, đái tháo đường, sử dụng kháng sinh kéo dài... làm tăng nguy cơ mắc viêm
âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ [44].
Vi nấm Candida là tác nhân gây bệnh cơ hội, khi có yếu tố thuận lợi sẽ
phát triển quá mức và gây bệnh. Sự xâm nhập của nấm Candida địi hỏi phải
có sự gắn của nấm vào tế bào biểu mô âm đạo, mà estrogen là một yếu tố làm
tăng khả năng gắn của nấm vào tế bào biểu mơ. Candida albicans có khả năng
gắn vào các tế bào biểu mô âm đạo cao hơn các Candida non- albicans. Nấm
gây bệnh bằng nhiều yếu tố, bao gồm các enzym tiêu protein có khả năng phá
hủy protein bao quanh tế bào để chống lại sự xâm nhập của nấm, các độc tố do
nấm tạo ra gây ức chế hoạt động của các đại thực bào, làm giảm miễn dịch tại
chỗ và các phospholipase do nấm tiết ra [44].


8

Quá trình xâm nhập của nấm diễn ra qua 3 giai đoạn: gắn vào tế bào biểu
mô, nảy mầm của các bào tử chồi, phát triển sợi nấm, xâm nhập vào biểu mô

âm đạo. Giai đoạn đầu tiên, vi nấm Candida phải nhận dạng và gắn được vào
receptor trên bề mặt tế bào biểu mô âm đạo, khả này được thực hiện nhờ
mannoprotein trên màng tế bào nấm. Khả năng gắn vào màng tế bào biểu mô
âm đạo bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: estrogen làm tăng khả năng gắn và các
Lactobacilli ngăn chặn, loại trừ quá trình gắn của bào tử nấm lên màng tế bào
biểu mô âm đạo. Candida alibicans có khả năng bám dính mức độ cao hơn các
Candida non- albicans [66]. Sau đó, các bào tử chồi nảy mầm và phát triển
thành các sợi nấm. Nấm ở dạng bào tử chồi khơng có khả năng xâm nhập vào
tế bào biểu mô âm đạo. Dưới tác động của estrogen, các bào tử sẽ phát triển
thành các sợi nấm, đây là dạng có thể xâm nhập vào biểu mô âm đạo và gây
bệnh. Giai đoạn cuối cùng chính là sự xâm nhập vào biểu mơ âm đạo của nấm
dạng sợi. Sự xâm nhập của nấm vào tế bào biểu mô liên quan đến sự tạo thành
một vài loại enzym tiêu protein do nấm tạo ra. Quá trình lan tràn của nấm trong
biểu mô âm đạo cũng giải phóng nhiều chất (prostaglandin, bradykinin) gây viêm
trong mơ và biểu hiện các triệu chứng lâm sàng. Yếu tố khác liên quan đến sự
lan tràn của nấm trong biểu mô âm đạo chính là lượng bào tử chồi trong mơi
trường âm đạo. Sự gia tăng lượng bào tử chồi trong môi trường âm đạo sẽ làm
tăng quá trình lan tràn và xâm nhập của nấm vào tế bào biểu mô để gây bệnh
[55].
1.3.3. Một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do nấm Candida
- Các yếu tố tự thân:
+ Có thai:
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida là vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong
độ tuổi sinh sản, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ có thai cao hơn phụ nữ không mang
thai do một số thay đổi sinh lý bình thường và mong đợi tạo điều kiện cho nấm
Candida phát triển ở đường sinh dục [69]. Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai,


9


nồng độ các hormone sinh sản như progesterone và estrogen sẽ tăng cao, có tác
dụng ức chế hoạt động chống nấm Candida của bạch cầu trung tính và ức chế
hoạt động của tế bào biểu mô âm đạo tương ứng [69]. Ngoài ra, Estrogen làm
giảm sự bài tiết các globulin miễn dịch trong âm đạo, khiến phụ nữ mang thai
dễ bị nhiễm nấm Candida âm đạo hơn và estrogen cũng giúp cung cấp hàm
lượng glycogen cao trong âm đạo, đóng vai trị là nguồn carbon cho
các lồi Candida [69].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh tỷ lệ nhiễm nấm Candida
ở thai phụ là 44,9%, cao hơn so với kết quả của những nghiên cứu khác trên
phụ nữ khơng có thai và trong tổng số thai phụ có đến 48,8% thai phụ có thai 3
tháng cuối nhiễm nấm Candida [18]. Nghiên cứu của Jacob Louis và cộng sự
cho thấy mang thai (OR = 1,59) là các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ viêm âm
đạo do nấm Candida [58].
Trong nghiên cứu phân tích một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do
nấm Candida tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương thấy nhóm phụ nữ có thai mắc
bệnh cao hơn 2,7 lần nhóm phụ nữ khơng có thai (44,4% > 23,1%) [35]. Trong
các nghiên cứu ở phụ nữ khơng có thai thì tỷ lệ viêm đường sinh dục do nấm
theo Lâm Hồng Trang (2018) là 25,97%, theo Nguyễn Đức Vy (2014) chỉ có
14% [28], [35].
Tuổi thai cũng có liên quan đến việc nhiễm nấm âm hộ, âm đạo. Hormone
Progesteron gia tăng trong thai kỳ ngăn cản họat động của hệ thống miễn dịch
qua trung gian tế bào, ngăn chặn hoạt động kháng nấm của bạch cầu [37]. Mặt
khác, các tế bào nhau thai sản xuất ra lượng lớn các chất trung gian ức chế miễn
dịch trong đó có prostanglandin ức chế tăng sinh tế bào lympho T, nên hệ thống
miễn dịch bị suy giảm. Tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo do nấm ở nhóm thai phụ mang
thai ba tháng cuối cao hơn ở các giai đoạn khác của thai kỳ. Điều này cho thấy
tuổi thai càng lớn thì tỷ lệ viêm âm hộ-âm đạo ở phụ nữ càng tăng. Theo nghiên
cứu của Đinh Ngọc Dung trên 287 thai phụ ở Bình Dương cho thấy tỷ lệ nhiễm



10

là 27,9%, trong đó nhóm thai phụ mang thai ba tháng cuối có tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất [11].
+ Đái tháo đường:
Các bệnh nhân đái tháo đường có tỷ lệ mắc viêm âm đạo do nấm cao hơn
so với người bình thường, thường gặp ở các bệnh nhân đái tháo đường khơng
kiểm sốt tốt đường máu, đặc biệt viêm âm đạo do nấm Candida ở các bệnh
nhân đái tháo đường type 2 thường do Candida glabrata. Nguyên nhân là do
bệnh nhân đái tháo đường có nồng độ glucose máu cao, làm tăng nguồn thức
ăn cho nấm và tăng quá trình chuyển hóa thành acid lactic làm pH âm đạo toan
nhiều, thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
Tỷ lệ nhiễm trùng âm đạo ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ cao hơn so
với phụ nữ mang thai khỏe mạnh. Đái tháo đường thai kỳ và hệ vi khuẩn âm
đạo bất thường đều có liên quan đến kết quả thai nghén bất lợi [73].
+ Các bệnh lý toàn thân:
Hệ thống miễn dịch là hàng rào bảo vệ chống lại sự phát triển và gây bệnh
của các tác nhân có hại, đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân
đang ký sinh. Một khi hàng rào này suy yếu nấm sẽ bùng phát và gây bệnh. Khi
mắc các bệnh lý toàn thân (lao, ung thư, bệnh lý máu, HIV), hệ thống miễn dịch
của cơ thể bị suy giảm, thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm.
Một nghiên cứu của Apalata T. và cộng sự tại Nam Phi cho kết quả 25
trong số 97 (53,6%) phụ nữ nhiễm HIV và 38/101 (37,6%) phụ nữ không nhiễm
HIV được chẩn đoán là mắc viêm âm đạo do nấm Candida (p = 0,032), điều
này khẳng định tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida có triệu chứng ở phụ nữ
nhiễm HIV phổ biến hơn so với phụ nữ không nhiễm HIV [72].
- Các yếu tố gây nhiễm từ bên ngoài
+ Dùng corticoid làm giảm sức đề kháng của cơ thể, kháng sinh phổ rộng
kéo dài làm rối loạn hệ vi sinh vật của âm đạo, làm pH thay đổi, viên thuốc



11

tránh thai kết hợp có thể làm thay đổi độ pH trong âm đạo, thuận lợi cho nấm
phát triển.
Trong nghiên cứu phân tích một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do
nấm Candida tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy viêm âm đạo do nấm
Candida ở phụ nữ có sử dụng thuốc kháng sinh là 43,8%, thuốc tránh thai là
40,6%. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) giữa viêm âm đạo do nấm
Candida với sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai. Tỷ lệ mắc bệnh ở
những người có sử dụng thuốc kháng sinh cao gấp 2,4 lần không sử dụng thuốc
[15].
+ Thay đổi nội tiết: ít khi bị nhiễm nấm ở phụ nữ sau mãn kinh thiếu
estrogen, trẻ gái chưa dậy thì.
Trong nghiên cứu của Lê Lam Hương (2016) thấy tình hình viêm nhiễm
đường sinh dục thấp ở phụ nữ mãn kinh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,4%,
nhóm tuổi 51-60 có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới là 54,1% [17].
+ Hoạt động tình dục: bệnh nấm âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ có quan
hệ tình dục và đơi khi hoạt động này làm tổn thương tế bào niêm mạc.
+ Việc thực hiện vệ sinh cá nhân, phụ nữ hàng ngày có vai trị quan trọng
trong việc phòng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới. Vệ sinh cá nhân không
đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phụ khoa như là không vệ
sinh thường xuyên gây nhiễm bẩn, hoặc sử dụng các loại xà bơng làm tiêu diệt
hệ vi khuẩn có ích và mất đi độ acid tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho
nấm và vi khuẩn có hại phát triển. Các thói quen vệ sinh như rửa âm hộ từ sau
ra trước, rửa bằng xà phịng hoặc mặc đồ lót bằng sợi tổng hợp có liên quan
đến việc nhiễm nấm. Thói quen thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh phụ
nữ làm thay đổi môi trường âm đạo là yếu tố nguy cơ của viêm nhiễm âm đạo
do nấm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngun Phương, thói quen khơng vệ sinh

sau tiểu tiện làm tăng tỷ lệ viêm âm đạo do nấm (p<0,01) [25]. Thụt rửa âm đạo


12

cũng có khả năng kích thích sự phát triển của nấm Candida [9]. Nghiên cứu
viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ: các yếu tố ảnh hưởng và kết quả
điều trị cho thấy thói quen vệ sinh thụt rửa sâu vào trong âm đạo làm tăng tỷ lệ
viêm âm đạo do nấm (p<0,01) [25]. Theo tác giả Phan Anh Tuấn thì trong số
264 bệnh nhân viêm âm đạo có 40,2 %(106/264) bệnh nhân có thói quen thụt
rửa âm đạo [31].
+ Trình độ học vấn của phụ nữ đóng vai trò quan trọng, kiến thức của bà
mẹ tốt tạo điều kiện thuận lợi cho chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe
sinh sản. Trình độ học vấn thấp có thể khiến cho phụ nữ có nhiều cản trở trong
các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến khả năng và mức độ tiếp nhận thông tin
cũng như kiến thức đúng và cách nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn. Nghiên
cứu của Phạm Thu Xanh về thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ
nữ có chồng trong độ tuổi 18 – 49 tại khu vực biển, đảo thành phố Hải Phòng
và hiệu quả một số giải pháp can thiệp năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn
đường sinh dục dưới của nhóm đối tượng nghiên cứu là 60,8%, nguyên nhân
gây bệnh phổ biến nhất là nấm Candida 31,3% [36]. Nghiên cứu này, tác giả
cũng đã chỉ ra rằng, phụ nữ có học vấn thấp, ở hộ gia đình nghèo, có nguy cơ
mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cao hơn các đối tượng có trình độ
học vấn và kinh tế cao. Ngoài ra, phụ nữ làm nghề ni trồng, chế biến và đánh
bắt hải sản có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới cao hơn so với
nhóm phụ nữ cịn lại, 66,1% so với 57,9%, p<0,05 [36].
+ Nhiều con và tiền sử đã từng mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản làm tăng
nguy cơ viêm nhiễm âm đạo do nấm. Nghiên cứu của Đinh Thị Ngọc Dung trên
287 thai phụ thấy tỷ lệ viêm nhiễm âm đạo do nấm là 27,9%, trong đó tỷ lệ nhiễm
nấm ở đối tượng từng bị viêm nhiễm âm đạo do nấm là 46,9% [11].

1.4. Chẩn đoán viêm âm đạo do nấm Candida
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng


13

- Ngứa âm hộ, âm đạo: kể cả môi lớn, mơi bé của âm hộ, có người cịn
đau, rát và thấy sưng nề ở âm hộ, xây xước do gãi làm cho bội nhiễm thêm nhất
là khi bị nhiễm nấm, trùng roi [34].
Theo nghiên cứu của Mai Thùy Anh (2018) tỷ lệ viêm âm đạo do nấm
Candida ở nhóm có triệu chứng ngứa âm hộ là 38,2% cao hơn nhiều so với
nhóm khơng có triệu chứng với 21,1% (OR=2,31; <0,05) [1]. Theo nghiên cứu
của Nguyễn Thị Phương Nam (2014) tại Bệnh viện Bạch Mai thì bệnh nhân
mắc nấm Candida âm đạo có biểu hiện ngứa âm hộ là 83,3% [23].
- Đơi khi có cảm giác nóng, tiểu rát, giao hợp đau.
Theo nghiên cứu của Mai Thùy Anh (2018) tỷ lệ viêm âm đạo do nấm
Candida ở nhóm có triệu chứng bỏng rát âm hộ là 50,0% cao hơn nhiều so với
nhóm khơng có triệu chứng này với 21,8% (OR=3,57; p<0,05) [1]. Còn triệu
chứng này trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nam (2014) tại Bệnh viện
Bạch Mai là 16,7% [23].
- Âm hộ và niêm mạc âm đạo viêm đỏ.
- Khí hư:
Chỉ gọi là khí hư khi dịch tiết âm đạo và âm hộ chảy ra bất thường (dù ít
hay nhiều). Trước tiên, chúng ta phải biết ở người phụ nữ bình thường, từ cổ tử
cung đạo, âm hộ có chất dịch tiết màu trắng như sữa, trong 1 đặc, dính nhẹ, số
lượng ít và đa số khơng chảy ra ngồi âm hộ. Dịch này làm cho âm đạo luôn
luôn ẩm ướt, mềm mại. khơng gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt, lao động của
người phụ nữ. Đó chính là dịch sinh lý do các tuyến của cổ tử cung, âm đạo tiết
ra một cách bình thường.
Khi có hiện tượng dịch này tiết ra nhiều, chảy cả ra ngoài âm hộ, làm ướt

át, gây khó chịu cho chị em buộc họ phải để ý tới, nhất là khi thấy có mầu, mùi
khác thường và nhiều thì đó là dịch tiết bất thường và gọi đó là khi hư [34]. Khi
viêm do nấm Candida khí hư thường trắng đục, đặc, lợn cợn thành mảng giống
như sữa động, vôi vữa [4].


14

Trong nghiên cứu của Lê Thị Ly Ly tại trường Đại học y Huế thì triệu
chứng khí hư trắng bột chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,1% [20].
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Mỹ Ngọc, trong số thai phụ bị
viêm âm đạo do nấm, khí hư trắng màu trắng đục chiếm tỷ lệ 65,4%, khí hư
trắng sệt, đóng bột chiếm 61,7% so với nhóm khơng có triệu chứng này là
38,3% chúng tơi tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa viêm âm đạo
do nấm và triệu chứng thực thể : màu khí hư trắng đục, khí hư trắng sệt, đóng
bột, dấu chứng viêm đỏ âm hộ với p < 0,05 [21].
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm chẩn đoán: Bệnh phẩm cần được xét nghiệm ngay vì nếu để
quá 24 giờ, dù ở nhiệt độ thấp, vi nấm vẫn có thể phát triển nhanh làm sai lệch
chẩn đốn.
- Phát hiện bằng kính hiển vi:
+ Soi tươi: Nhỏ nước muối vào bệnh phẩm là dịch tiết âm đạo, soi tươi
tìm nấm, trên kính hiển vi sẽ thấy các bào tử nấm Candida có hình bầu dục
hoặc trịn, có chồi hoặc khơng có chồi, kích thước từ 3 – 6μm, phải có ít nhất 3
bào tử nấm trên một vi trường.
+ Nhuộm Gram: xác định nấm khi có 3 – 5 bào tử nấm ở dạng nẩy chồi
trên một vi trường. Phương pháp này dễ tiến hành, cho kết quả nhanh, độ đặc
hiệu cao (99%).
- Nuôi cấy: Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm nuôi cấy trong môi trường
thạch Sabouraud trong vài giờ và ủ ấm 2 ngày ở nhiệt độ 37°C. Khuẩn lạc của

nấm Candida có màu trắng ngà và sền sệt
- Phát hiện kháng nguyên Candida: Khi có Candida trong dịch tiết âm
đạo, phức hợp kháng nguyên – kháng thể được tạo thành dưới dạng những hạt
ngưng kết, có thể thấy được bằng mắt thường. Kỹ thuật này cho kết quả nhanh
nhưng đắt tiền.


15

- Phát hiện AND (Deoxyribonucleic Acid) của Candida. Kỹ thuật này cho
phép xét nghiệm đồng thời nấm, Trichomonas và Gardnerella trong dịch tiết
âm đạo. Kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, nhưng đắt tiền.
Chẩn đoán kháng thuốc khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm nấm 3 lần
trong một năm và có ít nhất một lần được xét nghiệm chẩn đoán nhiễm nấm âm
đạo. Một số bệnh nhân nhiễm nấm tái phát sau điều trị kháng sinh chống nhiễm
khuẩn [9].
1.5. Điều trị
1.5.1. Nguyên tắc
- Không cần điều trị cho phụ nữ có nấm âm đạo khơng triệu chứng do phát
hiện ngẫu nhiên (ví dụ khi làm phiến đồ âm đạo - cổ tử cung).
- Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn lây lan, đề phòng kháng
thuốc và tái phát.
- Cần điều trị vùng âm hộ, âm đạo bằng kháng sinh chống nấm (thuốc viên
và thuốc mỡ bôi).
- Điều trị cho người vợ. Đối với chồng hoặc bạn tình, hiện nay các tác giả
khuyên không cần điều trị nhưng cần tránh giao hợp trong thời gian điều trị.
- Điều trị cho chồng hoặc bạn tình khi có triệu chứng [9].
1.5.2. Phác đồ điều trị
• Thuốc đặt âm đạo
- Nystatin 100.000 đy đặt âm đạo 1 viên/ngày x 14 ngày, hoặc

- Miconazole hay Clotrimazole 100 mg đặt âm đạo 1 lần/ngày x7 ngày, hoặc
- Miconazole hay Clotrimazole 200 mg đặt âm đạo 1/ ngày x 3 ngày, hoặc
- Clotrimazole 500 mg đặt âm đạo 1 viên duy nhất, hoặc
- Econazol 500 mg đặt âm đạo 1/ ngày x 3 ngày, hoặc
- Econazol nitrat 150 mg (vi hạt) đặt âm đạo 1 viên/12 giờ x 1ngày, hoặc
- Miconazol 1200 mg đặt âm đạo 1 viên duy nhất[3], [4].
• Thuốc uống


16

- Fluconazole 150 mg uống 1 viên duy nhất, hoặc
- Itraconazole 100 mg uống 2 viên/ngày x 3 ngày [3].
• Thuốc bơi
- Bơi thuốc kháng nấm ngồi da (vùng âm hộ) 7 ngày: Clotrimazol.
• Vệ sinh tại chỗ
- Natri hydrocarbonat 5 g pha rửa âm hộ.
- Povidon iodin 10%.
Chú ý: Chỉ điều trị cho người bạn tình khi có một trong các triệu chứng sau
• Có triệu chứng viêm ngứa quy đầu.
• Có nấm trong nước tiểu.
• Trường hợp người phụ nữ bị tái phát nhiều lần.
Theo dõi
• Tái khám khi có gì lạ.
• Khám phụ khoa định kỳ [4].
1.3.2. Điều trị viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ có thai
- Các kháng nấm Azole dùng tại chỗ được lựa chọn để điều trị viêm âm
đạo do nấm khi mang thai do lượng thuốc hấp thu đường toàn thân rất nhỏ,
nhằm giảm nguy cơ cho thai (theo các dữ liệu an toàn đã được nghiên cứu trên
người và động vật). Các nghiên cứu theo dõi cũng cho thấy chưa có sự gia tăng

nguy cơ khiếm khuyết của thai khi mẹ sử dụng các thuốc này ở bất kỳ tuổi thai
nào và cần điều trị với liệu trình ít nhất là 7 ngày.
- Fluconazole đường uống là một trong các thuốc kháng nấm phổ biến
cho nhiễm khuẩn do Candida, là ưu tiên thứ 2 khi điều trị viêm âm đạo do nấm
Candida, có hiệu quả điều trị tốt [70]. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu cho
thấy có sự gia tăng khiếm khuyết ở thai nhi khi sử dụng liều cao Fluconazole
trong thai kỳ, do đó, hiện nay hầu như không sử dụng Fluconazole để điều trị
viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ mang thai.


×