Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân biệt văn hóa và văn minh. Cơ sở hình thành và tính chất một nền văn minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.67 KB, 10 trang )

Tiểu luận:
-

-

Câu 1: Hãy phân biệt các khái niệm văn hoá và văn minh. Từ những trải nghiệm trong
đời sống thực tế, hãy đưa ra những ví dụ cho từng khái niệm và giải thích sự khác biệt
tương đối giữa hai khái niệm.
Câu 2: Hãy phân tích những cơ sở hình thành của một nền văn minh. Những tính chất
nào là tính chất quan trọng nổi bật của một thành tựu văn minh? Nêu những thành tựu
của một nền văn minh.

Câu 1: Hãy phân biệt các khái niệm văn hoá và văn minh. Từ những trải nghiệm trong đời
sống thực tế, hãy đưa ra những ví dụ cho từng khái niệm và giải thích sự khác biệt tương
đối giữa hai khái niệm.
Văn hoá và văn minh là hai khái niệm có mối tương quan và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Tuy nhiên, văn hố (Culture) và văn minh (Civilization) khơng phải là những từ đồng nghĩa,
chúng riêng lẻ và tách biệt với nhau. Việc phân biệt khái niệm văn minh và văn hóa giúp tránh
sự nhầm lẫn, có cái nhìn đúng hơn về sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người.
Văn hóa (Culture) gồm trồng trọt, chăm sóc, giáo dưỡng, làm thay đổi con người. Theo
Unesco, văn hóa nên được xem là tập hợp các đặc trưng tâm linh, vật chất, trí tuệ và cảm xúc
riêng biệt của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, nó bao gồm văn học và nghệ thuật,
lối sống, cách chung sống, hệ giá trị, truyền thống và đức tin. Cịn văn minh là trạng thái tiến
hóa về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của
văn hóa. Khơng phải nền văn hóa nào cũng có thể đạt những bước tiến văn minh.
Sự khác biệt đầu tiên của văn hóa và văn minh là thời điểm ra đời. Văn hóa là tồn bộ
những giá trị mà lồi người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là
những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội - giai đoạn có
nhà nước. Khi con người ra đời cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa trong q trình sinh
sống và lao động. Dần dần, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo…Và khi đến một thời điểm
nhất định, trên cơ sở văn hóa đó, lồi người mới tiến vào thời kì văn minh. Đó là khi nhà nước


ra đời. Sự ra đời của nhà nước, dẫn đến sự ra đời của luật pháp, chữ viết,…giúp văn hóa có
bước tiến nhảy vọt, thoát khỏi trạng thái nguyên thủy, tiến dần đến sự ra đời của văn minh.

1


Bên cạnh đó, văn hóa có bề dày lịch sử trong khi văn minh chỉ là một lát cắt lịch sử. Văn
hóa là những hoạt động sống trải qua thực tiễn và thời gian được lặp đi, lặp lại thành những thói
quen, tập quán, thành những chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu
truyền từ đời này qua đời khác. Như vậy, văn hóa có tính bề dày lịch sử, chắt lọc từ mn đời.
Trái lại, văn minh chỉ cho biết bước tiến trình độ phát triển của văn hóa, một lát cắt lịch sử.
Thơng thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của nhân
loại đến một thời kỳ lịch sử nào đó. Một số nhà nghiên cứu, chẳng hạn Alvin Tomer, sử dụng
chúng để phân chia lịch sử thành văn minh tiền nông nghiệp, văn minh nông nghiệp, văn minh
công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp. Hay như điện thoại Iphone 11 hiện đang là một
trong những dịng điện thoại thơng minh hàng đầu, cho thấy một bước tiến phát triển của cuộc
sống lồi người, nhưng dễ bị lãng qn trong dịng chảy của lịch sử khi những tính năng khơng
cịn đáp ứng được nhu cầu con người. Điều này khác với văn hóa, yếu tố được gìn giữ và coi
trọng lâu đời.
Sự khác biệt thứ ba là văn hóa mang tính truyền thống và văn minh mang tính hiện đại.
Ví dụ, áo tứ thân là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nhưng đó cũng là nét
đẹp trong văn hóa riêng biệt của người Việt Nam. Trái lại, quần tây, áo sơ mi được sử dụng rộng
rãi trong đời sống xã hội hiện tại, thể hiện nét hiện đại của cuộc sống văn minh thời nay. Như
vậy, văn hóa thừa hưởng tinh hoa truyền thống dân tộc và văn minh phải phản ánh tính hiện đại,
tiến bộ, thuận tiện hơn cho cuộc sống con người.
Điểm khác biệt thứ tư là khơng phải tất cả bản sắc văn hóa đều tiến bộ trong khi văn
minh ln mang tính tích cực. Văn hóa bao gồm cả những nét đẹp, bản sắc đáng quý cần trường
tồn lẫn những hủ tục phải kiên quyết bãi trừ. Ví dụ, nét đẹp văn hóa Việt Nam cần gìn giữ là
truyền thống yêu thương, gắn kết giữa những người thân trong gia đình. Điều này được thể hiện
qua việc con cháu thường đi thăm mộ tổ tiên từ khoảng 23 đến 30 tháng chạp, sửa sang, dọn

dẹp để bày tỏ lòng hiếu thảo và mời vong linh tổ tiên. Tuy nhiên, trong văn hóa Việt Nam cũng
còn những gánh nặng hủ tục cần loại bỏ, như tục "cướp vợ" của người H’Mông, Thái và những
dân tộc miền cao ở Tây Bắc. Tục “cướp vợ” bị biến tướng gây ra sự cưỡng ép hôn nhân, tảo
hôn, thậm chí dính líu đến đường dây bn người. Những hủ tục thường mang màu sắc mê tín
đã trở thành vật cản, gánh nặng đối với nhiều cộng đồng người. Như vậy, văn hóa có thể mang
2


cả màu sắc tích cực lẫn tiêu cực. Trái lại, văn minh ln mang tính tích cực, tiến bộ, nhân bản,
kèm theo sự tiến bộ của ý thức con người. Ví dụ như chiếc điện thoại thơng minh là hệ quả của
sự phát triển, tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và văn minh nhân loại.
Nét khác biệt tiếp theo là văn hóa khơng thể so sánh trong khi văn minh thì ngược lại.
Như trong văn hóa của người người kayan, một dân tộc thiểu số Tạng-Miến của Miến Điện,
việc đeo vòng cổ thể hiện sự sung túc, được xem là một chuẩn mực của vẻ đẹp người phụ nữ thì
đối với các nền văn hóa khác, cách hình dung này về vẻ đẹp khá kỳ lạ. Việc áp đặt một tiêu
chuẩn so sánh chung giữa các nền văn hóa là khá khập khiễng và dễ đem lại cái nhìn chủ quan
khi nhận xét về các nền văn hóa. Trong khi chúng ta có thể so sánh giữa những thành tựu văn
minh của nhân loại dựa trên nhiều khía cạnh. Ví dụ, cả điện thoại bàn và điện thoại thông minh
đều là sản phẩm tiến bộ của khoa học – kỹ thuật. Nhưng ta có thể dễ dàng có đánh giá cao hơn
đối với điện thoại thơng minh khi dựa trên cơ sở so sánh là sự tiện dụng.
Văn hóa mang giá trị riêng của từng cộng đồng và văn minh truyền tải những giá trị
chung của nhân loại. Văn minh có xu hướng thiên về cái chung, nó được chấp nhận ở đa số các
cộng đồng, cịn văn hoá lại thiên về cái riêng - cái đặc thù - làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng
đồng - dân tộc. Ví dụ, điện thoại, xe cộ, nhà ở, hạ tầng giao thông đều là những thành tựu văn
minh nhưng dùng điện thoại, đi lại như thế nào, ở ra làm sao lại là văn hóa.
Sự khác biệt tiếp theo là văn hóa đơi khi mang tính cảm hứng, kinh nghiệm, khơng thể
giải thích trong khi văn minh mang tính khoa học, logic, được giải thích bằng chứng minh khoa
học. Như trong truyện Sọ dừa, bà mẹ hiếm mụn và chỉ cần bưng cái sọ dừa bên gốc cây to đựng
đầy nước mưa lên uống bỗng có mang hay chuyện Thánh Gióng nghe tin giặc đến thì lớn bổng
là đi ngược lại với khoa học. Nhưng những câu chuyện cổ tích này lại là sản phẩm của văn hóa

Việt Nam. Trái lại, những thành tựu của văn minh như máy bay, điện thoại…luôn là sản phẩm
của tư duy logic, cần được trình bày rõ và kiểm nghiệm nhiều lần trước khi được giới thiệu.
Văn hóa hướng tới sự tuyệt đối, vĩnh hằng khi văn minh vươn tới sự hợp lý, tiện lợi. Như
trong truyện Tấm Cám, cô Tấm sẽ được hạnh phúc nhờ ông Bụt giúp đỡ thể hiện ước mơ về cái
thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác và người nghèo sẽ luôn được thần linh phù trợ. Cái đẹp trong
các sản phẩm văn hóa thường khơng để phục vụ cho một mục đích thực tiễn, tự nó có sự biện
3


minh riêng của nó. Trong khi tính thực tiễn của nền văn minh được chú trọng để phục vụ nhu
cầu con người.
Văn hóa và văn minh là hai khái niệm riêng biệt nhưng có mối quan hệ khăng khít với
nhau. Bên cạnh việc tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại thì việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa
dân tộc trong q trình tồn cầu hóa, chúng ta cũng cần phát huy, phát triển, hiện đại hóa nền
văn hóa dân tộc trong quá trình tiếp nhận những thành tựu văn minh nhân loại.
Câu 2: Hãy phân tích những cơ sở hình thành của một nền văn minh. Những tính chất nào
là tính chất quan trọng nổi bật của một thành tựu văn minh? Nêu những thành tựu của một
nền văn minh.
-

Hãy phân tích những cơ sở hình thành của một nền văn minh
Văn minh là một nền văn hoá phát triển ở một trình độ cao của con người, gắn liền với

chủ nhân sáng tạo, trên một địa bàn nhất định, trong những thời điểm xác định. Việc tìm hiểu
những cơ sở hình thành của một nền văn minh và tính chất quan trọng nổi bật của một thành tựu
văn minh giúp tránh sự nhầm lẫn, có cái nhìn đúng hơn về sự tồn tại và phát triển của các nền
văn minh trên thế giới.
 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thảnh đầu tiên và là cái nơi của nền văn minh. Trong đó,
vị trí địa lí đóng vai trị vơ cùng quan trọng, tác động sâu rộng và lâu dài đối với sự hình thành

và khắc họa bản sắc riêng của nền văn minh đó. Ví dụ, Hy Lạp và La Mã là hai đại diện của nền
văn minh Phương Tây cổ đại, thuộc khu vực Địa Trung Hải, nơi giao nhau của các châu Á, Phi,
Âu, biên giới có ba mặt tiếp giáp với biển tạo nên địa hình mở - văn minh mở. Bên cạnh đó,
biển Địa Trung Hải thanh bình, bờ biển khúc khuỷu, nhiều eo vịnh tạo ra những hải cảng tự
nhiên, thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các nước nên đời sống của cư dân gắn với biển – văn
minh biển. Những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè… mang những thành tựu
văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp thế giới. Nền kinh tế phát triển theo xu hướng
thủ công nghiệp và mậu dịch hàng hải – văn minh thương nghiệp, thủ cơng nghiệp. Ngược lại,
địa hình các nước Phương Đơng bằng phẳng, nhiều đồng bằng, sơng ngịi tạo điều kiện thuận
lợi cho các văn minh Phương Đơng cổ đại hình thành nơi các lưu vực sơng lớn. Đó là sơng Nin
4


ở Ai Cập, sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Tây Á, sơng Ấn và sơng Hằng ở Ấn Độ, Hồng Hà và
Trường Giang ở Trung Quốc. Vì thế, các nền văn minh Phương Đơng mang tính chất văn minh
sơng nước hay cịn gọi là văn minh nơng nghiệp. Vị trí địa lí khơng những tạo tiền đề hình
thành và phát triên các nền văn minh mà còn khắc họa những khác biệt giữa hai nền văn minh
Phương Đông và Phương Tây.
 Khí hậu
Khí hậu là tác động thứ hai của tự nhiên đến sự hình thành của một nền văn minh. Loại
hình khí hậu chủ yếu ở các nền văn minh Phương Đông là nhiệt đới (nhiệt đới sa mạc và nhiệt
đới gió mùa). Khí hậu gió mùa, nóng ẩm tạo điều kiện phát triển nền văn minh nông nghiệp ở
Phương Đơng. Trong khi đó, loại hình khi hậu ơn đới Địa Trung Hải khá lý tưởng, phong cảnh
hữu tình nên người Hy Lạp và La Mã sớm có thói quen sinh hoạt văn hóa ngồi trời, tạo tiền đề
cho hội họa và kịch thơ ra đời và phát triển.
 Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng là ảnh hưởng tiếp theo đến sự hình thành một nền văn minh. Địa hình các
nước Phương Đơng bằng phẳng, nhiều sơng ngịi, bồi đắp nên đất đai tơi xốp, màu mỡ, thích
hợp để trồng trọt, nơng nghiệp có thể điều kiện phát triển trong điều kiện nơng cụ cịn thơ sơ, do
đó, cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và tạo ra những nền văn minh rực rỡ. Ngược

lại, do địa hình cao ngun, nhiều đồi núi, đất đai rắn, khơng phì nhiêu và thích hợp cho cây
trồng, chủ yếu chỉ phù hợp trồng nho, oliu nên lương thực phải nhập khẩu từ Ai Cập và Tây Á
nên nền văn minh Phương Tây phát triển chậm hơn và nền thương nghiệp, trao đổi lương thực
hàng hóa phát triển để cung ứng nhu cầu dân cư.
 Thủy văn
Thủy văn hay lượng nước là yếu tố tự nhiên tiếp theo hình thành các nền văn minh cổ đại.
Ở các nền văn minh Phương Đông, vào mùa mưa hằng năm, mực nước dâng cao, phủ lên các
chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm đất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng
gỗ. Ảnh hưởng của mùa mưa hằng năm khiến họ phải quan tâm đến công tác thủy lợi, tạo ra hệ
thống kênh rạch để ngăn lũ để có thể thu hoạch lúa ổn dịnh hằng năm. Công tác thủy lợi khiến
mọi người ràng buộc với nhau, hình thành cơng xã và nhà nước, đặt nền móng cho con người
5


thốt khỏi hình thái ngun thủy, tiến vào xã hội văn minh. Nền văn minh Phương Tây hình
thành ven Địa Trung Hải, mưa vào mùa thu – đông, chủ yếu là mưa rào, cịn lại khơ nóng, bên
cạnh đó với đặc điểm sơng ngịi ngắn và dốc khiến đất đai không phù hợp để phát triển nền văn
minh nông nghiệp.
 Sinh vật:
Sinh vật là yếu tố ảnh hưởng khác đến cái nôi của các nền văn minh. Đặc điểm sinh vật nơi
các nền văn minh hình thành là rừng cây nhỏ, sản phẩm canh tác chủ yếu là lúa (đại mạch, tiểu
mạch, lúa nước), sản lượng khơng cao, ít sản phẩm thừa. Chăn ni mang tính chất cá thể riêng
lẻ, theo mơ hình “bầy đàn có chuồng trại”. Quy mơ chăn nuôi nhỏ, phụ thuộc nhiều hơn vào sản
lượng cây trồng, nên cung không đủ cầu, chủ yếu sử dụng làm sức kéo và phục vụ cho các dịp
lễ, tết, cưới hỏi…Do vậy, các sản phẩm nông nghiệp không trở thành hàng hóa, khó tạo tiền đề
để phát triển văn minh thương nghiệp. Ngược lại, cư dân các nền văn minh Phương Tây gặp
khó khăn khi trồng trọt cây lương thực, thuận lợi hơn đối với cây lưu niên như nho, ơ liu, cam
chanh. Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, người dân phải trao đổi
hàng hóa nho, ơ liu – tiền đề của văn minh thương nghiệp. Bên cạnh đó, đặc điểm nhiều đồng
cỏ, thung lũng tạo điều kiện để chăn nuôi gia súc, chủ yếu ni bị, cừu, dê, ăn thịt và uống sữa

bị, áo quần dệt bằng lơng cừu hoặc làm bằng da thú vật. Người dân phải đưa gia súc đi tìm cỏ,
sống du cư, và do nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên,
dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên. khác hẳn với lối tư duy Phương Đông “dựa vào trời”,
dẫn đến kết quả là khoa học kỹ thuật phương Tây phát triển, tạo nên nét phát triển đột phá hơn
so với các nền văn hóa Phương Đơng.
 Các nguồn tài nguyên khác
Yếu tố tiền đề tiếp theo là các nguồn tài nguyên khác. Nguồn tài nguyên khoáng sản ở các
nền văn minh Phương Đơng ít, kỹ thuật khai khống chưa phát triển nên cơng cụ lao động thô
sơ, lạc hậu, tiến bộ nhất là công cụ bằng đồng. Chính vì thế, văn minh Phương Đơng cịn gọi
là văn minh đồ đồng. Trái lại, địa hình các nền văn minh Phương Tây nhiều đồi núi, nhiều tài
nguyên khoáng sản. Khoáng sản ở đây khá phong phú với nhiều mỏ quặng lộ thiên làm xuất
hiện khá sớm ngành khai khoáng và luyện kim (sắt). Đất đai cứng nên chỉ khi đồ sắt ra đời, cư
6


dân ở đây mới canh tác được – văn minh đồ sắt. Với những đặc tính vượt trội của mình, đồ sắt
ra đời và phát triển, giúp văn minh Phương Tây có bước phát triển vượt bậc so với Phương
Đơng.
 Cư dân
Ngoài các yếu tố tự nhiên, cư dân là cơ sở hình thành tiếp theo của một nền văn minh. Cư
nhân là chủ nhân của nền văn minh và có sự khác biệt giữa các nền văn minh. Như chủ nhân
của nền văn minh Ai Cập cổ đại là khối cư dân bản địa người Negroid (thổ dân châu Phi) và
một nhánh người Hamit ở phía đơng Địa Trung Hải đến định cư ở vùng đồng bằng sông Nil,
dần dần đồng hóa với cư dân bản địa, đều coi mình là con cháu của thần sơng Nil và được gọi
là người Egypt. Trong khi chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa là khối cư dân cư trú ở vùng
đồng bằng Hoa Bắc (lưu vực sơng Hồng Hà) và người Địch và Nhung ở phía Bắc và phía Tây
– gọi chung là người Hán. Cư dân có ảnh hưởng mãnh mẽ tới nền văn minh được hình thành và
các thành tựu văn minh được sáng tạo. Ví dụ, cư dân của nền văn minh Phương Tây có tư duy
chinh phục thiên nhiên, cách nhìn rộng mở, chú trọng lối sống thực dụng, thiên về vật chất.
Chính vì vậy, nền văn minh Phương Tây do ảnh hưởng của tư duy cư dân chính mình, chú trọng

phát triển khoa học kỹ thuật. Một ví dụ khác về ảnh hưởng cư dân đến nền văn minh là việc ra
đời của Phật giáo – thành tựu văn minh thế giới do khát vọng muốn loại bỏ xiềng xích cho
người Dravida ở Ấn Độ. Cư dân là chủ nhân của nền văn minh và chính sự khác biệt về tư duy
và cách nhìn về thế giới đã tạo ra những khác biệt trong các nền văn minh cổ đại.
 Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển là cơ sở tiếp theo hình thành các nền văn minh. Ví dụ,
trong lịch sử hình thành và phát triển của Ấn Độ, người Dravida xem là khối cư dân bản địa.
Nhưng với sự thắng lợi của người Aryan, có nguồn gốc từ vùng thảo nguyên Trung Á thiên di
xuống Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỷ III tr.CN, đạo Hindu được hình thành để cai trị người
Dravida. Lịch sử đã ghi nhận sự bất công và bị đàn áp nặng nề của người Dravida và chính yếu
tố lịch sử này đã làm ngòi nổ ra đời của đạo Phật. Như vậy, yếu tố lịch sử cũng có những tác
động đối với các nền văn minh.
 Trình độ sản xuất kinh tế
7


Trình độ sản xuất kinh tế là yếu tố thứ tư tác động đến sự hình thành các nền văn minh.
Nền kinh tế Phương Đông chủ yếu phụ thuộc vào nơng nghiệp, các dụng cụ sản xuất cịn thơ sơ,
lạc hậu. Bên cạnh đó, do lực lượng sản xuất chủ yếu là nơng dân tự do (trong đó nơng dân cơng
xã giữ vai trị chủ đạo), q trình phân cơng lao động và chun mơn hóa hầu như chưa diễn ra,
lối sống của lực lượng sản xuất khép kín, ít giao tiếp với bên ngoài, mục tiêu sản xuất chủ yếu
là tự cung tự cấp nên nền văn minh thương nghiệp Phương Đông không thề phát triển. Kinh tế
các quốc gia phương Đông cổ đại chưa phải là nền kinh tế hàng hóa. Vì vậy, các thành tựu văn
minh thường không phát triển đến đỉnh cao. Ngược lại, với tư duy mở của lực lượng sản xuất,
văn minh thương nghiệp ở Phương Tây có cơ hội phát triển. Và sự ra đời của công cụ sản xuất
là đồ sắt giúp giảm bớt những tác động tiêu cực của thiên nhiên và khoa học kỹ thuật được sáng
tạo và ứng dụng sâu rộng trong các phương thức sản xuất giúp kinh tế Phương Tây phát triển
vượt bậc. Theo sự phát triển của nền kinh tế, con người được tạo điều kiện hoạt động và sáng
tạo ra các thành tựu văn minh rực rỡ.
 Trình độ quản lí xã hội

Trình độ quản lí xã hội là cơ sở hình thành cuối cùng của nền văn minh. Trong đó, nhà
nước là một trong những tiêu chí quan trọng. Thể chế chính trị ở các nền văn minh Phương
Đông là chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền,
trong đó có hai giai cấp đối kháng nhau là bên thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị (nông
dân, thợ thủ công, nô lệ). Trong khi đó, bộ máy nhà nước Phương Tây là bộ máy của q tộc,
chủ nơ mang tính dân chủ chủ nơ hay cộng hịa q tộc, có hai giai cấp cơ bản và đối kháng
nhau: chủ nô và nô lệ. Chế độ nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các thành
tựu văn minh, quyết định mạnh mẽ đến nội dung và giới hạn phát triển của nền văn minh đó.
Như những thành tựu văn minh Phương Đông mang nặng dấu ấn của giai cấp cầm quyền, chi
phối nhiều mặt đến tiến trình phát triển của các nền văn minh. Ví dụ do vua chuyên chế, tất cả
ruộng đất thuộc về vua nên để đáp ứng yêu cầu quản lý, phân chia, đo đạc ruộng đất, thu thuế
cho nhà nước, các con số, cơng thức tốn học được người Ai Cập sáng tạo ra. Tôn giáo phần
nào trở thành công cụ để điều hành và áp chế giai cấp bị trị. Văn học, hội họa, âm nhạc bị bó
hẹp trong khn khổ quy định giai cấp cầm quyền, không nhằm phục vụ cho con người và
không thể đạt được đỉnh cao.
8


Tóm lại, những cơ sở hình thành của một nền văn minh là điều kiện tự nhiên, cư dân, lịch
sử, trình độ sản xuất kinh tế và trình độ quản lý xã hội. Những khác biệt về những phương diện
trên ngoài tạo ra sự đa dạng và độc đáo của một văn minh còn thúc đẩy sự tồn tại và phát triển
của nền văn minh đó.
-

Theo suy nghĩ của các anh chị, những tính chất nào là tính chất quan trọng nổi bật của một
thành tựu văn minh
Thành tựu văn minh là chữ viết, văn học (thần thoại, thơ, kịch), sử học, khoa học tự nhiên và
kỹ thuật, nghệ thuật (kiến trúc, điêu khắc, hội họa), tư tưởng và các quan điểm triết học, tơn
giáo, luật pháp. Bất kì thành tựu văn minh tinh thần hay vật chất nào cũng chịu ảnh hưởng của
tiến trình lịch sử, chính trị xã hội và điều kiện tự nhiên – dân cư – kinh tế với các hệ giá trị nhân

bản, nhân văn, đạo đức, lương tâm, trách nhiệm và sự tự trọng… Những tính chất nổi bật của
một thành tựu văn minh nhân loại là nhân tính, quốc tính và cá tính.
Nhân tính có nghĩa là thành tựu văn minh đó phải phục vụ cho lợi ích phát triển của nhân
loại. Một sáng tạo không thể được xem là một thành tựu văn minh nếu khơng có tính nhân bản,
nhân văn; khơng là những giá trị có tính phổ qt, được nhân loại tiến bộ cùng chia sẻ và phải
không bị giới hạn hay chi phối bởi những góc nhìn của quốc gia, chủng tộc, tôn giáo hay thời
đại. Đây là nét khác biệt giữa văn minh và văn hóa. Ví dụ như chiếc điện thoại thông minh là hệ
quả của tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và mục tiêu phát triển của nó là đem lại sự tiện
lợi cho tồn thể lồi người, khơng phân biệt đến từ bất cứ quốc gia, tôn giáo hay tầng lớp nào.
Bên cạnh đó, các thành tựu văn minh thường có sắc thái văn minh/ văn hóa đa dạng, phong
phú, đậm màu sắc dân tộc riêng biệt. Các thành tựu văn minh có thể chứa đựng bản sắc của
nhiều quốc gia và khu vực. Ví dụ thành tựu văn minh chữ Hán là chữ tượng hình mơ phỏng
phần nào thiên nhiên, con người Trung Quốc; vì thế mang bản sắc văn hóa riêng biệt của Trung
Quốc dù là văn minh nhân loại. Hơn thế nửa, khi chữ Hán lan rộng và ảnh hưởng đến các nền
văn minh gần đó như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thì nó tiếp tục biến đổi, thấm nhuần bản
sắc văn hóa nước đó, đơi khi đồng hóa chúng vào nền văn minh.
Cá tính là nét riêng biệt của một nền văn minh nhưng luôn phải xây dựng trên nền tảng của
nhân tính. Việc tách biệt hai tính chất cá tính và nhân tính – tính chất quan trọng nhất của một
9


nền văn minh – thì sự sáng tạo của cá nhân, cộng đồng đó khơng thể trở thành một thành tựu
văn minh.
Thành tựu văn minh mang ba tính chất nổi bật là nhân tính, quốc tính và cá tính. Tuy nhiên,
nhân tính phải là tính chất quan trọng nhất của văn minh, phải đem lại lợi ích và giá trị chung
cho tồn thể nhân loại. Mọi nền văn hóa dù đặc sắc tới đâu, độc đáo tới đâu đi chăng nữa, trước
hết phải tuân thủ nhân văn tính.
Những thành tựu đỉnh cao của một nền văn mình
-


Chữ viết: Là một hệ thống ký hiệu hoặc đặc biệt dung để ghi lại ngôn ngữ của con người.
Văn học: Dùng chữ viết ghi lại tâm tư tình cảm của con người: Thần thoại, sử thi, thơ ca,

-

kịch, tiểu thuyết.
Sử học: Là lịch sử được ghi chép lại (chủ quan hay khách quan)
Nghệ thuật: Điêu khắc, kiến trúc, hội họa, …
Khoa học: Thiên văn học, lịch pháp, toán học, vật lý học, y học…
Tín ngưỡng và tơn giáo
Tư tưởng, triết học và giáo dục
Pháp luật

Tuy nhiên, ở các nền văn minh khác nhau, tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau, các
thành tựu văn minh không giống nhau về thể loại, số luợng và chất lượng.

10



×