Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Áp dụng mô hình trình diễn để khắc phục rào cản trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi nghiên cứu trường hợp tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN KHẮC THẾ

ÁP DỤNG MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN
ĐỂ KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG VIỆC TIẾP
NHẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Y TẾ Ở MIỀN NÚI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH LẠNG SƠN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN KHẮC THẾ

ÁP DỤNG MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN
ĐỂ KHẮC PHỤC RÀO CẢN TRONG VIỆC TIẾP
NHẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Y TẾ Ở MIỀN NÚI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH LẠNG SƠN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Hải

Hà Nội, 2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 3
1. Lý do nghiên cứu ........................................................................................................... 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 7
5. Mẫu khảo sát .................................................................................................................. 7
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 7
7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 7
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8
9. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. .......................................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN ..................................................................................... 9
1.1. Chuyển giao công nghệ ................................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm công nghệ ............................................................................................9
1.1.2. Công nghệ y tế ......................................................................................................11
1.1.3. Vai trị của cơng nghệ............................................................................................13
1.1.4. Khái niệm chuyển giao cơng nghệ ......................................................................17
1.1.5. Quy trình chuyển giao cơng nghệ .......................................................................18
1.1.6. Các loại hình chuyển giao cơng nghệ .................................................................20
1.1.7. Các quy định về chuyển giao công nghệ .............................................................21
1.2. Rào cản trong chuyển giao công nghệ ...................................................................... 23
1.2.1. Khái niệm rào cản...............................................................................................23
1.2.2. Khái niệm rào cản trong chuyển giao công nghệ ...............................................25

1.2.3. Rào cản về khả năng tiếp nhận công nghệ y tế ở miền núi .................................27
1.3. Mơ hình trình diễn .................................................................................................... 31
1.3.1. Khái niệm mơ hình trình diễn .............................................................................31
1.3.2. Khái niệm mơ hình trình diễn trong chuyển giao cơng nghệ y tế .......................31
1.3.3. Trình tự thực hiện mơ hình trình diễn trong chuyển giao công nghệ y tế ..........32
1.3.4. Mối quan hệ giữa mơ hình trình diễn đến sự thành cơng trong chuyển giao cơng nghệ
y tế .................................................................................................................................33
1.3.5. Tiêu chí đánh giá mơ hình trình diễn trong chuyển giao cơng nghệ y tế ở miền núi và
hạn chế của mơ hình này.................................................................................................34
Kết luận Chương 1............................................................................................................. 35
CHƯƠNG 2. ........................................................................................................................ 36
1


NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG ...................................................................... 36
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Y TẾ Ở LẠNG SƠN....................................................... 36
2.1. Khái quát về Lạng Sơn ............................................................................................. 36
2.1.1. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội Lạng Sơn.....................................................36
2.1.2. Khái quát về ngành Y tế Lạng Sơn .........................................................................37
2.2. Nhận diện rào cản về nhân lực và trang thiết bị y tế ở Lạng Sơn ............................. 41
2.2.1. Rào cản về nhân lực y tế ........................................................................................41
2.2.2. Rào cản về trang thiết bị y tế ..................................................................................45
2.3. Nhận diện rào cản về năng lực tiếp nhận công nghệ y tế được chuyển giao ở Lạng
Sơn ................................................................................................................................... 49
2.3.1. Rào cản về năng lực tiếp nhận công nghệ y tế ở tuyến tỉnh ......................................49
2.3.2. Rào cản về năng lực tiếp nhận công nghệ y tế ở tuyến huyện...................................54
2.3.3. Rào cản về năng lực tiếp nhận công nghệ y tế ở tuyến xã ........................................55
Kết luận chương 2 ............................................................................................................ 57
CHƯƠNG 3. ........................................................................................................................ 59
KHẮC PHỤC NHỮNG RÀO CẢN TRONG ..................................................................... 59

CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ Y TẾ Ở LẠNG SƠN....................................................... 59
3.1. Mơ hình trình diễn trong chuyển giao cơng nghệ y tế ở tuyến huyện ...................... 59
3.1.1. Mơ hình trình diễn trong tiếp nhận cơng nghệ phân tích đơng máu ..................59
3.1.2. Mơ hình trình diễn trong tiếp nhận cơng nghệ chạy thận nhân tạo ...................62
3.2. Mơ hình trình diễn trong chuyển giao cơng nghệ y tế ở tuyến xã ............................ 65
3.2.1. Mơ hình trình diễn trong tiếp nhận cơng nghệ xét nghiệm máu .........................65
3.2.2. Mơ hình trình diễn trong tiếp nhận cơng nghệ xét nghiệm nước tiểu .................70
3.3. Đánh giá tác động của mơ hình trình diễn trong chuyển giao cơng nghệ y tế .......... 74
3.3.1. Đánh giá chung ...................................................................................................74
3.3.2. Đánh giá tác động dương tính ............................................................................75
3.3.3. Đánh giá tác động âm tính .................................................................................77
Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 78
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 81
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................................... 83
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................................... 94

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía bắc của đất nước, gồm nhiều dân
tộc cùng sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (trên 80% dân số là
dân tộc thiểu số), sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện hết sức
khó khăn, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội, thông tin thị trường và các tiến
bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Ngành Y tế tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tốt công tác giám sát, phòng
chống dịch bệnh. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh trong việc củng cố và

kiện tồn Ban chỉ đạo phịng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh Lạng Sơn, Ban
chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm của Sở Y tế, xây dựng kế hoạch
phòng chống dịch bệnh nguy hiểm của ngành; chỉ đạo các đơn vị củng cố và
kiện toàn các ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, thành lập các
đội cơ động phòng chống dịch. Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất đảm bảo đáp
ứng trong tình huống dịch khẩn cấp xảy ra.
Các đơn vị trong ngành Y tế Lạng Sơn đã thực hiện các giải pháp nâng
cao năng lực quản lý và chuyên môn như kiện toàn bộ máy, nâng cao chất
lượng xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá tiến độ thực hiện, tăng cường
kiểm tra giám sát, tổ chức học tập quy chế và các quy định của Bộ Y tế, chú
trọng thực hiện các quy chế: cấp cứu, khám bệnh kê đơn và điều trị, hồ sơ
bệnh án, chăm sóc sơ sinh, công tác điều dưỡng và tiết chế dinh dưỡng, chống
nhiễm khuẩn bệnh viện, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
Về nhân lực Y tế của Tỉnh Lạng Sơn với tổng số cán bộ toàn ngành là
3.487 người, trong đó tuyến tỉnh: 1102 người; tuyến huyện: 1.068 người;
tuyến xã: 1.317 người, trong đó số bác sĩ: 595 đạt 8.0 BS/10.000 dân, BS ở xã
là 187 đạt tỉ lệ 82.74% xã có bác sĩ, Dược sĩ đại học: 34, đạt tỉ lệ 0,47/10.000
dân. Đối với tuyến tỉnh và tuyến huyện hiện còn thiếu bác sĩ, dược sĩ đại học,
đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa sâu; cơ cấu và chất lượng cán bộ ở một số đơn
vị chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đối với tuyến xã cơ bản đủ số
3


lượng, cơ cấu cán bộ theo qui định của Bộ Y tế, tuy nhiên năng lực tiếp nhận
công nghệ được chuyển giao còn nhiều hạn chế.
Trên thực tế hiệu quả của các hoạt động chuyển giao công nghệ y tế ở
tỉnh Lạng Sơn cịn gặp một số khó khăn dẫn đến hiệu quả chưa cao do nhiều
yếu tố như: Năng lực tiếp nhận, sử dụng cơng nghệ y tế cịn hạn chế; sự khác
biệt về địa hình, khí hậu, đất đai dẫn tới một số công nghệ y tế khi chuyển
giao không đạt hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho

người dân; cách thức, phương pháp và quy trình chuyển giao cơng nghệ y tế
chưa phù hợp, nguyên nhân chủ yếu là do chưa tìm ra mơ hình chuyển giao
cơng nghệ y tế phù hợp với năng lực tiếp nhận.
Với những lý do vừa nêu, tơi chọn đề tài Áp dụng mơ hình trình diễn để
khắc phục rào cản trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi
(Nghiên cứu trường tỉnh Lạng Sơn) làm Luận văn Thạc sĩ khoa học chuyên
ngành Quản lý KH&CN nhằm đề xuất giải pháp khắc phục những rào cản,
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ y tế ở miền
núi.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu mơ hình trình diễn đã được một số đề tài nghiên cứu
khi cần chuyển giao cơng nghệ cho các đối tượng có năng lực tiếp thu cơng
nghệ được chuyển giao thấp, trong đó có các đề tài/dự án sau đây:
- Dự án Mơ hình trình diễn do Phạm Viết Khánh, Giám đốc Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học - Sở KH&CN tỉnh Hải Dương chủ trì trong
khoảng thời gian 2002-2005. Dự án này đã xây dựng mơ hình trình diễn lị
gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp
với điều kiện sản xuất gạch nung thủ công ở tỉnh Hải Dương, đặc biệt là trên
vùng đất bãi ven sơng. Thơng qua xây dựng mơ hình, tổ chức tập huấn, tuyên
truyền từng bước nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền từ huyện đến
các xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư ở các địa phương có điều kiện sản
xuất gạch nung về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mơi trường và góp phần phát
triển bền vững trên địa bàn tỉnh.
4


- Đề tài “Xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật sản xuất một số chế
phẩm sinh học” do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp
An Giang đã hỗ trợ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Miền Tây thực hiện. Theo
đề tài, Công ty TNHH Miền Tây sẽ giới thiệu quy trình sản xuất, ứng dụng

các chế phẩm sinh học rộng rãi ra cộng đồng sau thời gian thực nghiệm hiệu
quả. Mơ hình được thực hiện qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 sản xuất ra các chế
phẩm phân sinh học; giai đoạn 2 sản xuất các chế phẩm đạm dinh dưỡng; giai
đoạn 3 sản xuất các chế phẩm tinh dầu. Hiện nay, đơn vị đã đi vào hoạt động
ở giai đoạn 1 và đã sản xuất đưa ra thị trường 3 loại chế phẩm sinh học cải tạo
đất, bón rễ và bón lá. Sản phẩm được trộn từ các nguyên liệu vi sinh tinh
khiết, có những thành phần cần thiết cho cây trồng như kali, magiê, phốt-pho,
urê,… và những nhóm vi sinh vật hữu ích như Rhizobium, Azotobacter. Các
giai đoạn còn lại đang tiếp tục thực hiện. Theo tính tốn, sau khi hồn thiện,
dự án sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 110 lao động tại địa phương.
- Đề tài “Chuyển giao công nghệ xây dựng mơ hình trình diễn sản xuất
và tiêu thụ một số loại nấm ăn tại tỉnh Bến Tre”, đề tài này đã mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội, làm cho nhiều hộ nông dân tham gia trồng các loại nấm
ăn.
- Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý KH&CN“Nâng cao hiệu
quả chuyển giao công nghệ cho nông dân ni trồng thuỷ sản bằng mơ hình
trình diễn” của Trần Đức Minh đề cập đến mơ hình trình diễn trong chuyển
giao công nghệ cho nông dân nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên mẫu khảo sát của
Trần Đức Minh chỉ dừng lại ở việc chuyển giao công nghệ riêng trong lĩnh
vực thủy sản tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Luận văn này không đề cập
đến các rào cản trong chuyển giao công nghệ.
- Luận văn cao học chuyên ngành Quản lý KH&CN “Khắc phục những
rào cản trong chuyển giao công nghệ cho nơng dân ở miền núi bằng mơ hình
trình diễn” của Trần Văn Đồi đề cập đến mơ hình trình diễn trong chuyển
giao công nghệ cho nông dân ở miền núi, công nghệ mà Luận văn này đề cập
thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, trong đó có trồng trọt và chăn nuôi, luận văn này
5


có đề cập đến các rào cản trong chuyển giao cơng nghệ và khắc phục chúng

bằng mơ hình trình diễn.
Chỉ riêng trong năm 2013, Lạng Sơn đã triển khai thực hiện 44 đề tài,
dự án khoa học. Trong đó, 29 đề tài và dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp,
chăn nuôi – thủy sản (66%); 15 đề tài thuộc lĩnh vực giáo dục – văn hóa – xã
hội và lĩnh vực khác (34%). Nổi lên trong những đề tài, dự án khoa học là: Dự
án “ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn ni bị thịt tại một số xã của tỉnh
Lạng Sơn”; “Nuôi thử nghiệm giống gà lai VCN-G15 hướng trứng thương
phẩm tại Lạng Sơn”; “Ứng dụng công nghệ vi sinh xây dựng mơ hình đệm lớt
sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”… đề
tài “Đánh giá tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đề xuất giải pháp
phịng, chống tại Lạng Sơn” do Bệnh viện Lao tỉnh tiến hành. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc khắc phục những rào cản trong q
trình chuyển giao cơng nghệ y tế ở miền núi.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh áp dụng mơ hình trình diễn là giải pháp có thể khắc phục
rào cản trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Đưa ra hệ thống khái niệm có liên quan đến đề tài, bao gồm: chuyển
giao công nghệ, năng lực tiếp nhận công nghệ, các rào cản trong chuyển giao
công nghệ, đặc điểm của chuyển giao cơng nghệ trong ngành y tế ở miền núi,
mơ hình trình diễn.
- Khảo sát, phân tích, tìm ra ngun nhân của thực trạng việc tiếp nhận
chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi.
- Đề xuất giải pháp chủ đạo áp dụng mơ hình trình diễn và các giải
pháp khác để khắc phục rào cản trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ y
tế ở miền núi.
6



4. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi.
- Thời gian khảo sát: 2009 – 2013
- Phạm vi hoạt động tiếp nhận mô hình trình diễn: 2013
5. Mẫu khảo sát
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn;
- Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc; Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn tỉnh
Lạng Sơn
- Trạm Y tế tại 6 xã thuộc huyện Cao Lộc, bao gồm: Cao Lâu, Hợp
Thành, Xuất Lễ, Xuân Long, Thanh Lịa, Hải Yến (là các xã đặc biệt khó
khăn theo Quyết định số 2405/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).
6. Câu hỏi nghiên cứu
Cần áp dụng mơ hình trình diễn như thế nào để có thể khắc phục những
rào cản về khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Cần tiến hành 7 bước trong mơ hình trình diễn để khắc phục rào cản về
khả năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi, bao gồm:
1. Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu về công nghệ y tế;
2. Lựa chọn cơ sở y tế để xây dựng mơ hình trình diễn và thành lập bộ
phận chỉ đạo chuyển giao công nghệ;
3. Lựa chọn nhân lực y tế để xây dựng mơ hình trình diễn trong việc
tiếp nhận công nghệ y tế được chuyển giao;
4. Xây dựng kế hoạch và các nội dung chuyển giao công nghệ y tế;
5. Tổ chức thực hiện mơ hình trình diễn và đánh giá định kỳ;
6. Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mơ hình trình diễn;
7. Tổ chức nhân rộng mơ hình trình diễn đã thử nghiệm thành cơng.
Lưu ý:
- Một phần giả thuyết nghiên cứu đã bị thực tiễn khảo sát tại mục 2.3.1.

trong chương 2 và mục 3.3.1. trong chương 3 loại bỏ;

7


- Qua khảo sát thực tiễn, Luận văn đã sửa lại một phần giả thuyết
nghiên cứu (được trình bày tại mục Kết luận).
8. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng những phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp
có liên quan đến công nghệ y tế, chuyển giao công nghệ y tế.
- Khảo sát thực địa để thu thập số liệu nhằm tìm ra các rào cản về khả
năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi.
- Phương pháp thí điểm mơ hình trình diễn để khắc phục rào cản về khả
năng tiếp nhận trong chuyển giao công nghệ y tế ở miền núi đã được tìm ra.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các phương pháp khác như:
- Phương pháp quan sát: để xem xét khách quan tình hình thực tế để
đưa ra những nhận định về rào cản trong chuyển giao công nghệ y tế ở miền
núi và cách khắc phục các rào cản này.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả Luận văn tiến hành phỏng vấn
nhân lực quản lý ngành y tế, nhân lực chuyển giao công nghệ y tế, nhân lực
tiếp nhận công nghệ y tế được chuyển giao. Để thu được kết quả phỏng vấn,
tác giả đã liên hệ trước với người được phỏng vấn, gửi câu hỏi và hẹn gặp.
Trong cuộc gặp, tác giả đã trao đổi và nghe ý kiến của chuyên gia về vấn đề
nghiên cứu.
9. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn gồm có 3 chương, bao gồm:
- Chương 1. Cơ sở lý luận của Luận văn;
- Chương 2. Nhận diện những rào cản trong chuyển giao công nghệ y tế

ở Lạng Sơn
- Chương 3. Khắc phục những rào cản trong chuyển giao công nghệ y
tế ở Lạng Sơn

8


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.1. Chuyển giao công nghệ
1.1.1. Khái niệm công nghệ
Về nguồn gốc công nghệ (technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng Hy
Lạp; techne có nghĩa là thủ cơng và logia có nghĩa là "châm ngơn") là một
thuật ngữ rộng dùng để chỉ đến các công cụ và cách thức làm chủ công cụ của
con người. [21;8]
Tùy vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ cơng nghệ có thể được hiểu:
- Cơng cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;
- Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến
trình để giải quyết một vấn đề;
- Các sản phẩm được tạo ra hàng loạt và giống nhau;
- Sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ.
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(ESCAP) định nghĩa: Cơng nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thơng tin. Nó bao gồm kiến thức, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp
dịch vụ [18;4]
Từ đó có thể thấy cơng nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm. Như vậy công nghệ là việc phát triển và ứng dụng các dụng
cụ, máy móc, ngun liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề

của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước
khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải
quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, ngun liệu hoặc
quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công

9


nghệ. Khái niệm về kỹ thuật: Kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những
phương tiện lao động và nhưng phương pháp tạo ra cơ sở vật chất.
Các thành phần của công nghệ:
Mỗi công nghệ đều bao gồm 4 thành phần chính:
- Kỹ thuật (T): bao gồm các máy móc thiết bị. Thành phần kỹ thuật là
cốt lõi của bất kỳ cơng nghệ nào. Nhờ máy móc, thiết bị, phương tiện mà con
người tăng được sức mạnh cơ bắp và trí tuệ trong hoạt động sản xuất.
- Con người (H): Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi,
tích lũy được trong q trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con
người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao
động.
- Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật, về con người và
tổ chức. Các thơng số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để
duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận
của phần kỹ thuật. Thành phần thông tin biểu hiện các tri thức được tích lũy
trong cơng nghệ, nó giúp trả lời câu hỏi "làm cái gì" và "làm như thế nào".
- Tổ chức (O).
Dưới góc độ pháp luật, cơng nghệ có hai cách hiểu: cơng nghệ nói
chung và cơng nghệ có thể chuyển giao.
Điều 3.2. Luật KH&CN 2013 định nghĩa: Cơng nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc khơng kèm cơng cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. [11; điều 3.2]

Luật KH&CN đề cập đến công nghệ nói chung (trong đó có cơng nghệ
khơng thể được chuyển giao, ví dụ cơng nghệ giáo dục, cơng nghệ đào tạo).
Cịn Luật chuyển giao cơng nghệ chỉ đề cập đến cơng nghệ có thể được
chuyển giao. Nhân đây cũng phải bàn thêm về thuật ngữ “công nghệ” trong
Luật KH&CN.
Khoản 2 điều 2 Luật KH&CN 2000 định nghĩa Công nghệ là tập hợp
các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
10


Khoản 2 điều 3 Luật KH&CN định nghĩa Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương
tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Lý do để các nhà soạn
thảo dự thảo đưa ra sự thay đổi này là “chỉnh sửa cho chính xác và phù hợp
với khoản 2 điều 3 Luật chuyển giao công nghệ năm 2006”.
Luận văn khơng bình luận về nội hàm của khái niệm công nghệ trong
hai văn bản vừa nêu, nhưng lý do để chỉnh sửa lại không thuyết phục bởi lẽ:
- Công nghệ trong Luật chuyển giao công nghệ chỉ được hiểu là cơng
nghệ có thể được chuyển giao, tức là cơng nghệ có thể được thương mại hóa.
- Cơng nghệ trong Luật KH&CN phải được hiểu là công nghệ nói
chung, tức là cả cơng nghệ có thể được thương mại hóa và cơng nghệ khơng
thể được thương mại hóa.
Cần thấy rằng phương pháp, quy trình, kỹ năng… (những bộ phận
thuộc công nghệ) trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn là khơng thể
thương mại hóa, do đó chúng không thể được chuyển giao theo quy định của
Luật chuyển giao công nghệ [10;42]. Cần phải thấy rằng Không có tổ chức, cá
nhân nào lại bỏ tiền ra mua độc quyền sử dụng phương pháp dạy văn học cổ
điển, quy trình kiểm tra bài tập của học sinh tiểu học, kỹ năng nghe tiếng Anh
cho trẻ em…

Quan niệm của tác giả Luận văn về công nghệ:
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
sản phẩm. Trong đó nhấn mạnh đến cơng nghệ có thể được chuyển giao và
loại trừ công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
1.1.2. Công nghệ y tế
Y tế là một ngành khoa học có vai trị, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ
cho con người. Với sự trợ giúp của các trang thiết bị sử dụng công nghệ hiện
đại, nhiều kỹ thuật mới đã được ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh, cơng
tác y tế dự phịng, sản xuất dược phẩm - vật tư y tế. Kỹ thuật siêu âm mầu 4D
11


đã đưa chun ngành chẩn đốn hình ảnh lên một vị thế mới, giúp bác sĩ quan
sát được hình ảnh các cơ quan trong cơ thể ở dạng không gian 3 chiều với
thời gian thực, cho phép phân tích chính xác quá trình phát triển bào thai, phát
hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong thời kỳ mang thai để có hướng
xử trí tích cực và nhiều ứng dụng chẩn đoán khác; Siêu âm Doppler đã trở
thành kỹ thuật thăm dị khơng thể thiếu được đối với chuyên khoa tim mạch.
Các thành tự mới trong công nghệ Laser được ứng dụng mạnh mẽ trong phẫu
thuật, điều trị các bệnh da liễu, Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng,... Với sự
trợ giúp của các thiết bị quang học hiện đại, kỹ thuật nội soi chẩn đoán, nội
soi phẫu thuật đã được các bệnh viện ứng dụng nâng cao chất lượng chẩn
đoán, giảm thiểu tổn thương trong phẫu thuật, rút ngắn thời gian điều trị, sớm
phục hồi sức khoẻ cho người bệnh. Máy chụp mạch số hố xóa nền, máy chúp
cộng hưởng từ là kết quả của thành tựu khoa học công nghệ trong nhiều lĩnh
vực: Vật lý, Công nghệ thông tin ....đã hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán, điều
trị nhiều bệnh lý về xương khớp, sọ não, tim mạch - lồng ngực.
Với sự hỗ trợ của máy cộng hưởng từ, CT-Scanner, máy điều trị thoát
vị đĩa đệm bằng sóng radio, đã triển khai thành cơng các phương pháp phẫu

thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, thay khớp háng nhân tạo, phẫu thuật nội soi
khớp, phẫu thuật sọ não lấy máu tụ dưới màng cứng trong các trường hợp
chấn thương, phẫu thuật lấy máu tụ nội sọ. [2;3]
Trong chuyên khoa Mắt, với việc ra đời của hệ thống máy phaco đã
thay thế phương pháp mổ đục thuỷ tinh thể truyền thống bằng phương pháp
phaco với nhiều ưu điểm: Thời gian mổ và phục hồi sau mổ ngắn, thị lực sau
mổ tốt hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một trong những giải pháp được
ngành y tế quan tâm trú trọng. Nhiều phần mềm tin học hỗ trợ cho công tác
quản lý đã được ứng dụng trọng quản lý tổng thể hoặc quản lý từng phần hoạt
động bệnh viện: Quản lý bệnh nhân khám bệnh, điều trị nội trú, ngoại trú,
quản lý cận lâm sàng, quản lý dược - vật tư, quản lý bảo hiểm y tế, quản lý tài
chính bệnh viện, quản lý nhân lực,...
12


Cũng tương tự như cơng nghệ nói chung, cơng nghệ y tế có 4 thành
phần chính sau đây:
- Kỹ thuật (T): bao gồm các máy móc, trang thiết bị y tế, phục vụ việc
khám chữa bệnh.
- Con người (H): nhân lực y tế, những người trực tiếp chuyển giao và
tiếp nhận chuyển giao công nghệ y tế.
- Thông tin (I): Bao gồm các dữ liệu về phần kỹ thuật y tế, về nhân lực
y tế và tổ chức y tế.
- Tổ chức (O): tổ chức y tế bao gồm cơ quan quản lý y tế, đơn vị sự
nghiệp công lập ngành y tế như bệnh viện các tuyến từ xã đến trung ương.
Quan niệm của tác giả Luận văn về công nghệ y tế:
Công nghệ y tế là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo
cơng cụ, phương tiện dùng để phục vụ việc khám chữa bệnh.
Trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố: trang thiết bị y tế, nhân lực y tế,

thông tin y tế và tổ chức y tế.
1.1.3. Vai trị của cơng nghệ
Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng sự tiến bộ về công nghệ là nhân tố chính
cho tăng trưởng kinh tế và đến lượt nó, các họat động nghiên cứu và chuyển
giao là động lực chủ yếu cho các tiến bộ về cơng nghệ. Mặt khác, nhiều nhà
kinh tế cịn nhấn mạnh hơn và cho rằng các lí thuyết về tăng trưởng cổ điển
với việc khẳng định lao động và vốn thì chưa đủ để đóng góp cho sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Nhà kinh tế học Robert Solow, người đã đoạt giải
Nobel về kinh tế năm 1987 với lí thuyết về vai trị của cơng nghệ trong tăng
trưởng kinh tế chứng minh rằng sự thay đổi về công nghệ bao gồm cả cơng
nghệ được cải thiện, và nâng cao trình độ lực lượng lao động là nhân tố chính
trong tăng trưởng dài hạn.
Một số lý thuyết kinh tế đề cập nhiều đến mối quan hệ giữa tiến bộ về
công nghệ và phát triển kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng mới nhấn mạnh tốc độ
tăng trưởng do nguồn vốn con người, bao gồm các tri thức hay các ý tưởng
sáng tạo từ khu vực doanh nghiệp, trường học và chính phủ. Cách tiếp cận
13


này như thế cho rằng các ý tưởng mới là nguồn gốc dẫn đến sự cải tiến về
công nghệ và do đó dẫn đến sự cải thiện về năng suất.
Trong một nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh như hiện nay, các quốc gia
cần duy trì sự phát triển về công nghệ trong hầu hết các khu vực kinh tế. Hàn
Quốc và Đài Loan là những ví dụ điển hình về sự đầu tư vào phát triển công
nghệ, để từ đó, chuyển các doanh nghiệp nội địa thành các cơng ty tồn cầu.
Trong khi đó, Singapore thì thực hiện việc thương mại hóa cơng nghệ để đạt
được sự tăng trưởng kinh tế.
Một đặc điểm nổi bật của thế giới ngày nay là sự phân chia giàu nghèo
ngày càng lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Một số nước đang
phát triển ở Châu Á, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á đã vươn lên rút

ngắn thời gian và đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, giảm khoảng cách
giàu nghèo trong khuôn khổ của phát triển bền vững bằng con đường CNH.
Trong đó, vai trị thúc đẩy của cơng nghệ đóng vai trị cốt lõi của mọi q
trình. Có thể hiểu cơng nghệ là tổng hợp các giải pháp cũng như công cụ để
chuyển đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của con người
thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính
cơng nghệ là yếu tố quyết định mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài
nguyên, làm nên sự thay đổi xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội loài người
đã chứng minh mối quan hệ biện chứng giữa công nghệ và phát triển bằng
việc tăng cường áp dụng công nghệ, xã hội lồi người đã từng bước chuyển
dịch vị thế của mình từ thế giới tự nhiên sang xã hội… Công nghệ cũng chính
là yếu tố quyết định sự thịnh vượng hay suy vong của một quốc gia.
Trong xã hội hiện đại, vai trị của cơng nghệ ngày càng tăng lên. Nó đã
và đang trở thành hàng hoá được chuyển giao trên thị trường và được bảo hộ
bằng pháp luật. Những tiến bộ như vũ bão của KH&CN trong hai thập kỷ qua,
đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, cơng nghệ sinh học, cơng
nghệ Nano, tự động hố đã làm đảo lộn tư duy và chiến lược của nhiều nước.
Khơng ai cịn có thể hồi nghi về vai trị của cơng nghệ trong phát triển kinh
tế tồn cầu và của mỗi quốc gia.
14


Trong những năm qua, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách
khuyến khích ứng dụng KH&CN vào sản xuất, nhất là sản xuất nơng nghiệp.
Song những cơ chế khuyến khích 20% kinh phí của Nhà nước và 80% kinh
phí đối ứng của người dân theo kênh khuyến nông chưa thật sự đủ mạnh để
tác động việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có hàm
lượng chất xám và giá trị kinh tế cao. Nhất là vùng nông thôn và miền núi
người dân cịn nghèo, trình độ dân trí cịn thấp, điều đó đã tạo ra rào cản rất

lớn cho KH&CN thâm nhập sâu vào đời sống cộng đồng nơi đây.
Chương trình nơng thơn miền núi đã thật sự mở ra một cơ hội mới cả
về vốn và công nghệ sản xuất cho người dân vùng nông thôn trong giai đoạn
hiện nay. Giai đoạn Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm nông
nghiệp đều phải sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ và sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao. Mặc dù trong ba năm qua, việc triển khai các dự án thuộc
Chương trình của huyện cịn mỏng, mới chỉ dừng lại ở hai dự án nêu trên,
nhưng bước đầu đã tạo ra được điểm sáng ứng dụng KH&CN vào sản xuất
nông nghiệp đối với vùng nông thôn, mở đường cho KH&CN ứng dụng vào
sản xuất đối với người dân trên địa bàn. Thực tế qua triển khai thực hiện các
dự án khoa học - công nghệ và hiệu quả của các dự án đã và đang thực hiện
bước đầu phát huy hiệu quả trong việc ứng dụng các KH&CN trong sản xuất
góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất.
Từ khi khoa học và công nghệ đi vào đời sống đã tạo ra một cuộc cách
mạng làm thay đổi diện mạo đời sống. Và đối tượng được hưởng những thành quả
đó khơng ai khác là những người dân.
Cơng nghệ đã giải quyết rất nhiều cho bài toán nhân lực và kỹ năng.
Ngày nay với sự phát triển từng ngày của cơng nghệ thì điều đó càng được
khẳng định rõ rệt. Có thể thấy điển hình như ở đối tượng lao động là người
nông dân vốn truyền thống là chỉ trông chờ vào các vụ canh tác, lao động thủ
công, năng suất thấp và được coi là một trong những bộ phận nghèo nhất
trong xã hội. Với sự cải tiến về KH&CN đã từng bước đưa người dân nâng
15


cao giá trị cuộc sống. Với các trang thiết bị máy móc và các mơ hình hiệu quả
đã khiến cho năng suất tăng lên gấp nhiều lần. Cùng với sự cải tiến trong hoạt
động quản lý đã dẫn hướng nông thôn lao động không chỉ phục vụ tốt nhu cầu
trong nước mà cịn xuất khẩu ra thị trường nước ngồi.
Kéo theo bài tốn nhân cơng, kỹ thuật làm tăng năng suất là đời sống

người dân tăng lên đáng kể. Không thể phủ nhận bước tiến của KH&CN đã
khiến cho những năm gần đây, xuất hiện nhiều người giàu đi lên từ kinh tế
nơng thơn. Nhiều hộ gia đình đã “ăn nên, làm ra” khi tham gia đề tài phát
triển kinh tế nơng nghiệp gia đình dưới sự chủ trì của Liên hiệp các Hội
Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, các Liên hiệp địa phương và một số hội
ngành thực hiện. Tổng kết 10 năm thực hiện đề tài “Xây dựng mơ hình phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam, 20 tỉnh
thành tham gia đề tài cũng đi đến thống nhất, tiếp tục phát triển đề tài này
theo hướng các dự án gắn với việc chuyển giao công nghệ, trong đó đặc
biệt chú ý đến chuyển giao cơng nghệ cho nơng dân miền núi.
KH&CN cịn nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua cách tiếp cận
thông tin và cung cấp dịch vụ. Ngày nay, với các chương trình đưa cơng nghệ
thông tin và khoa học dưới chủ trương của Nhà nước đã nâng cao được đời
sống nông dân một cách đáng kể, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã
hội. Với đường truyền thông tin đến được với người dân khiến cho nơng dân
tiếp cận được nhiều chương trình của Nhà nước, gia tăng hiểu biết và tiếp cận
công nghệ mới. Cũng như biết cách dùng KH&CN ứng dụng vào đời sống,
người dân cũng biết cách chủ động tiếp cận các dịch vụ như y tế, bảo hiểm…
Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của KH&CN đối với đời sống
người dân, nhất là đối với nông dân bởi những giá trị nó mang lại. Điều đó càng
khiến chúng ta càng nhận thức rõ hơn việc thúc đẩy đưa KH&CN vào đời sống
nhân dân tiến tới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

16


1.1.4. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công

nghệ sang bên nhận công nghệ.
Pháp lệnh chuyển giao cơng nghệ nước ngồi vào Việt Nam ngày
05/12/1988 cho đến Nghị định số 49/HĐBT ngày 04/03/1991 chi tiết việc thi
hành Pháp lệnh chuyển giao cơng nghệ nước ngồi vào Việt Nam đã bắt đầu
sử dụng thuật ngữ chuyển giao công nghệ (technology transfer). Các văn bản
gần đây nhất là Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/1998 và Nghị định
11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 quy định về chuyển giao công nghệ vẫn
tiếp tục sử dụng thuật ngữ “chuyển giao công nghệ”. Mặc dù trong các văn
bản pháp luật này chưa xác định được đúng nghĩa của việc chuyển giao cơng
nghệ nhưng ít ra cũng không làm cho người đọc hiểu sai về bản chất của
chuyển giao công nghệ. Các văn bản này mới dừng lại ở cách hiểu về chuyển
giao cơng nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
Cho đến khi Luật Chuyển giao công nghệ được ban hành thì khái niệm
về chuyển giao cơng nghệ đã bắt đầu được hiểu khác đi. Khái niệm chuyển
giao công nghệ không những được hiểu là chuyển quyền sử dụng cơng nghệ
mà cịn được hiểu là chuyển quyền sở hữu công nghệ. Cách hiểu như vậy sẽ
khiến cho việc xây dựng các khái niệm, các quy định khác dựa trên khái niệm
chuyển giao cơng nghệ khơng được chính xác. Việc thực thi các quy định sẽ
dẫn đến không thực hiện.
Theo Luật Chuyển giao cơng nghệ thì “chuyển giao công nghệ” là
chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc tồn bộ cơng
nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các
tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam. Chuyển giao cơng nghệ
từ nước ngồi vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân hoạt động ở nước ngồi
chuyển giao cơng nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt
17



Nam. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức,
cá nhân hoạt động ở nước ngoài.
Quan niệm của tác giả Luận văn về chuyển giao công nghệ:
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao cơng
nghệ sang bên nhận cơng nghệ.
Trong đó nhấn mạnh đến việc chỉ khảo sát cơng nghệ có thể được
chuyển giao như đã phân tích.
1.1.5. Quy trình chuyển giao cơng nghệ
Có thể tóm tắt các bước chuyển giao cơng nghệ như sau:
- Xác định nhu cầu chuyển giao công nghệ;
- Chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận và vận hành công nghệ;
- Chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao công nghệ;
- Sử dụng và vận hành công nghệ;
- Đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ;
- Nhân rộng, phát triển công nghệ phù hợp và hiệu quả.
a. Trước khi ký Hợp đồng chuyển giao:
- Người trực tiếp thực hiện hợp đồng đàm phán với đối tác về nội dung
hợp đồng, thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng như: giá cả, phương thức
thanh toán, thời gian thực hiện, thời gian bảo hành .v.v. . .
- Người thực hiện hợp đồng đến Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao
Khoa học công nghệ làm việc về nội dung hợp đồng sẽ thực hiện, soạn thảo
hợp đồng (Trung tâm cung cấp mẫu đúng quy định) đưa đối tác ký trước sau
đó đưa về Trung tâm ký.
- Trung tâm tiến hành lập hợp đồng ủy thác.
- Người nhận ủy thác nghiên cứu kỹ các quy định trong hợp đồng ủy
thác, trình Khoa, Phịng (đơn vị quản lý trực tiếp người nhận ủy thác) có ý
kiến về năng lực thực hiện hợp đồng của người nhận ủy thác.
18



- Tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác giữa Trung tâm và người thực
hiện hợp đồng.
b. Quá trình thực hiện Hợp đồng chuyển giao:
- Người nhận uỷ thác cần lập kế hoạch để thực hiện hợp đồng đúng tiến
độ.
- Mọi thủ tục thu chi theo tiến độ phải được thực hiện tại phịng kế tốn
Trung tâm theo đúng thời gian đã ghi trong hợp đồng.
- Người nhận ủy thác được tạm ứng theo tiến độ để thực hiện hợp đồng,
và có trách nhiệm thanh tốn tạm ứng đúng thời hạn (trên nguyên tắc hoàn
đợt trước mới ứng tiếp đợt sau), phịng kế tốn Trung tâm có quyền từ chối
những chứng từ thanh tốn khơng đúng quy định.
- Trong trường hợp có thay đổi về thời gian thực hiện hợp đồng, hoặc có
những khó khăn vướng mắc trong q trình thực hiện… người ủy thác có trách
nhiệm lập các biên bản ghi rõ lý do để làm minh chứng cho sự chậm trễ hoặc thay
đổi.
- Đối với những hợp đồng có giá trị lớn và thời gian thực hiện dài, bên
nhận ủy thác có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện và cung cấp cho trung
tâm những văn bản minh chứng như biên bản nghiệm thu, biên bản giao nhận
sản phẩm của từng đợt, nếu thấy cần thiết trung tâm sẽ tham gia kiểm tra việc
thực hiện hợp đồng.
c. Kết thúc Hợp đồng chuyển giao:
Khi hợp đồng đã thực hiện xong người nhận ủy thác lập biên bản minh
chứng cho việc đã hoàn tất hợp đồng như:
- Biên bản nghiệm thu, giao nhận đối với các hợp đồng thiết kế lắp đặt.
- Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với các hợp
đồng lập báo đầu tư môi trường, đánh giá tác động môi trường...
- Người nhận ủy thác nộp đầy đủ các khoản thu như: các khoản thuế
theo quy định, phí quản lý…

- Người nhận ủy thác thanh toán các khoản đã tạm ứng để thực hiện hợp
đồng.
19


- Trung tâm xuất hoá đơn trên cơ sở nghiệm thu, và thanh lý hợp
đồng đã được lập.
1.1.6. Các loại hình chuyển giao cơng nghệ
a. Hợp đồng chuyển giao cơng nghệ độc lập
Hợp đồng chuyển giao cơng nghệ:
a. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ: là bằng văn bản
hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex,
fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
b. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau
đây:
- Tên hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, trong đó ghi rõ tên cơng nghệ
được chuyển giao;
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo
ra;
- Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
- Phương thức chuyển giao công nghệ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao cơng nghệ, địa điểm thực hiện chuyển
giao công nghệ;
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
- Phạt vi phạm hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
- Cơ quan giải quyết tranh chấp;
- Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

20


Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao cơng nghệ có quyền
đăng ký hợp đồng chuyển giao cơng nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về
khoa học và cơng nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi
theo quy định của Luật Chuyển giao cơng nghệ các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
quản lý nhà nước về khoa học và cơng nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết
định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
b. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng
Trong mục này gồm có:
- Dự án đầu tư;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại;
- Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công
nghệ.
1.1.7. Các quy định về chuyển giao công nghệ
a. Luật Khoa học và Công nghệ
Điều 2.3 Luật KH&CN quy định công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phương tiện dùng để biến đổi các
nguồn lực thành sản phẩm. Hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa

học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt
động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt
động khác nhằm phát triển KH&CN.
b. Luật Chuyển giao công nghệ
Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam,
từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền
của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt
21


động chuyển giao cơng nghệ. Trong đó cơng nghệ được quy định là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc khơng kèm cơng cụ, phương tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Để hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ,
ngày 31/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ-CP.
Theo đó, trường hợp sử dụng vốn nhà nước để nhận chuyển giao công nghệ
trong dự án đầu tư, bên nhận công nghệ phải lập phương án nhận chuyển giao
công nghệ, trong đó nêu rõ nội dung chuyển giao cơng nghệ và giá ước tính
của cơng nghệ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (kể cả
trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để nhận chuyển giao công nghệ, trong
đó nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên).
Hợp đồng chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải đăng ký,
nhưng các bên tham gia giao kết hợp đồng có quyền đăng ký nếu có nhu cầu.
Đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục cơng nghệ khuyến
khích chuyển giao, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công
nghệ là cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định.
Về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao
công nghệ, Bộ KH&CN có thẩm quyền cấp đối với cơng nghệ thuộc dự án
đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư và các trường hợp còn lại

do Sở KH&CN cấp.
Đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
thì việc đăng ký được thực hiện thành 2 bước: chấp thuận chuyển giao công
nghệ và cấp phép chuyển giao công nghệ (do Bộ KH&CN cấp).
Nghị định cũng quy định về việc chuyển giao công nghệ trong dự án
hoặc hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp, hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao
cơng nghệ. Theo đó, khi lập dự án hoặc hợp đồng phải tách nội dung và chi
phí chuyển giao cơng nghệ thành một phần riêng trong dự án, hợp đồng.
Để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, các
trường hợp miễn, giảm thuế liên quan đến hoạt động này. Theo đó, tổ chức
22


góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh
bằng công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập
được tạo ra từ công nghệ; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu
để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới công
nghệ…
1.2. Rào cản trong chuyển giao công nghệ
1.2.1. Khái niệm rào cản
Rào cản là một khái niệm dùng để chỉ những đối tượng vật chất, hoặc
những vật thể được sử dụng để tách biệt, phân định ranh giới hoặc là các
chướng ngại vật nói chung [20;44]
Rào cản được hiểu theo các nghĩa:
* Tiếp cận rào cản từ yếu tố vật chất:
- Rào cản được biết đến như một dạng cấu trúc vật chất được xây dựng
để ngăn trở việc vượt qua;
- Rào cản là yếu tố phi vật chất với vai trò ngăn cản, gây trở ngại việc
thực hiện một ý đồ, một quá trình đã được hoạch định trước;

- Trong lĩnh vực sinh học rào cản là một lớp màng, lớp mô hoặc một cơ
chế có khả năng ngăn cản q trình chuyển đổi của một số chất;
- Trong lĩnh vực sinh thái học rào cản là yếu tố vật chất vật lý hoặc sinh
học giới hạn sự di cư;
* Tiếp cận rào cản từ yếu tố phi vật chất:
Rào cản được đề cập và phân tích trong nghiên cứu bao gồm: rào cản
về hành chính và pháp lý; rào cản về kinh doanh; rào cản về nguồn nhân lực;
rào cản công nghệ; rào cản về các thông lệ; rào cản nhận thức; rào cản cảm
xúc; rào cản trí tuê; rào cản ngơn ngữ… Trong đó nhấn mạnh:
- Rào cản nhận thức tồn tại khi con người không thể nhận thức đầy đủ
được vấn đề hoặc các thơng tin để có cách giải quyết phù hợp.
- Rào cản nhận thức xuất hiện trong q trình học hỏi để tiếp nhận
thơng tin về thế giới khách quan của con người .

23


×