Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý nước rỉ rác phù hợp với điều kiện tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
---  ---

NGUYỄN THANH PHONG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
RỈ RÁC PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
---  ---

NGUYỄN THANH PHONG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
RỈ RÁC PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUN NGÀNH: CƠNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG NƯỚC – NƯỚC THẢI
MÃ SỐ

: 62.85.06.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. NGUYỄN VĂN PHƯỚC
2. PGS.TS. LÊ ĐỨC TRUNG


PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP
1. PGS.TS. ĐẶNG XUÂN HIỂN
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG
3. TS. TRẦN MINH CHÍ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của GS.TS Nguyễn Văn Phước
và PGS.TS Lê Đức Trung. Cảm ơn thầy đã truyền đạt nhiều kiến thức và phương pháp
nghiên cứu sáng tạo, luôn đổi mới. Nhờ đó tơi có hướng đi đúng đắn và hồn thành luận
án này.
Cảm ơn gia đình đã ln hỗ trợ, động viên, theo sát tơi trong những lúc khó khăn
để giúp tơi có quyết tâm vượt qua những trở ngại và chuyên tâm học tập.
Cảm ơn các đồng nghiệp đã luôn sát cánh cùng tôi trong thời gian nghiên cứu.
Luận án hồn thành là một động lực để tơi và đồng nghiệp nỗ lực hơn trên con
đường nghiên cứu những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế trong tương lai.

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Phong


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thanh Phong, tác giả luận án “Nghiên cứu hồn thiện cơng nghệ

xử lý nước rỉ rác phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Dương”. Tơi xin cam đoan đây là cơng
trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận trong
luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình
thức nào.
Người cam đoan

Nguyễn Thanh Phong


iii

TĨM TẮT
Nước rỉ rác (NRR) có mức độ ơ nhiễm cao và thành phần rất phức tạp đặc biệt là
thành phần TN và chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Rất nhiều quy trình cơng nghệ
xử lý NRR đã và đang được áp dụng tại các bãi chôn lấp (BCL) tại Việt Nam. Tuy nhiên,
chất lượng nước sau xử lý của hầu hết các quy trình xử lý hiện hữu đều chưa đạt quy
chuẩn hoặc không ổn định ở hai thơng số TN và COD. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu
này đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý TN và COD
trong NRR góp phần hồn thiện quy trình cơng nghệ xử lý NRR hiện nay.
Hiện nay, cơng nghệ SBR dịng vào liên tục (SBR dịng liên tục) là cơng nghệ xử
lý mới cho phép loại bỏ được các thành phần ô nhiễm, đặc biệt là xử lý Nitơ trong nước
thải hiệu quả hơn so với các công nghệ xử lý sinh học truyền thống khác. SBR dòng liên
tục với quy trình sục khí tăng cường gián đoạn theo chu kỳ A/O kép, cho phép nước thải
đầu vào vào bể xử lý liên tục mà không bị gián đoạn theo mẻ.
Luận án đã nghiên cứu xử lý TN bằng công nghệ SBR dịng liên tục trên mơ hin
̀ h
thực nghiệm, kết quả cho thấy với thời gian lưu nước (HRT) 4 ngày và chu kỳ vận hành
5 giờ (trong đó sục khí 180 phút và khuấy trộn 40 phút, lắng 60 phút và rút nước 20
phút) cho hiệu suất xử lý đối với thành phầ n N-NH4+ 98% (< 5 mg/l), TN 76% (35 – 40
mg/l) và COD 79% (170 – 180 mg/l). Kế t quả so sánh trong cùng điề u kiê ̣n vâ ̣n hành

giữa mơ hình cơng nghệ SBR dòng liên tục có hiê ̣u quả xử lý các thành phầ n ô nhiễm
cao hơn công nghê ̣ SBR truyề n thố ng, đă ̣c biê ̣t thành phầ n N-NH4+ (N-NH4+ sau xử lý
luôn đạt QCVN 25:2009/BTNMT, Cột A). Kết quả xử lý TN của SBR dòng liên tục tuy
chưa đạt chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT (cột A), do có trong thành phần hữu cơ khó
phân huỷ sinh học. Vì vậy, sau q trình oxy hóa bậc cao bằng phương pháp Fenton,
Nitơ được chuyển hoá và phân huỷ trong hồ sinh học tiếp theo để đạt quy chuẩn xả thải,
cột A.
Đối với thành phần chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR, luận án đã
nghiên cứu xử lý bằng phương pháp Fenton dị thể với vật liệu xúc tác Fe/AC tự chế tạo
(Fenton dị thể) kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV. Kết quả cho thấy với hàm lượng Fe trong
vật liệu xúc tác Fe/AC chiếm 3,24%, hiệu suất xử lý COD đạt được hơn 71% (tương
ứng với nồng độ COD sau xử lý khoảng 60 – 65 mg/l) với điều kiện tối ưu như sau: pH


iv

= 8,5; thời gian phản ứng 120 phút; hàm lượng xúc tác Fe/AC 20 g/l; tỷ lệ H2O2/COD
là 9/1.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất quy trình cơng nghệ xử lý NRR
hồn thiện và phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Dương.


v

ABSTRACT
Leachate has a highly polluted level which contains complicated components,
especially nitrogen and hardly biodegradable components. Many leachate treatment
technologies have been applied at the landfill sites in Vietnam. However, the quality of
treated wastewater had not usually met the discharge standards yet or TN and COD
parameters were not stable . Therefore, the objective of research provide a suitable

technology to improve leachate treatment efficiency, which contribute to the perfect of
current leachate treatment technology.
Currently, the combination of SBR (Sequencing Biological Reactor) was also
known as continuous flow SBR technology which allow remove above-mentioned
pollutants than other conventional ones, especially more effective removal of TN in
wastewater. The continuous flow SBR with interrupting aerobic process based on A/O
doubled cycle allows un-intermittent wastewater influent.
The thesis studied TN treatment by the continuous flow SBR technology on the
empirical model, the result showed that, with the hydraulic retention time (HRT) for 4
days and 5 hours of operation cycle (including 180 minutes of aeration and 40 minutes
of mixing, 60 minutes of sedimentation and 20 minutes of decantation), the process
performance of components N-NH4+ is 98% (< 5 mg/l), TN is 76% (35 – 40 mg/l) and
COD is 78% (170 – 180 mg/l). The results showed that the treatment capacity of
pollutants by the continuous SBR technology, in the same operating conditions, is
effective than the conventional SBR technology, especially components of N-NH4+
(treated N-NH4+ met QCVN 25:2009/BTNMT, Column A). The result of total Nitrogen
treatment by the continuous flow SBR technology has not met the Standard QCVN 25:
2009/BTNMT(column A), due to their presence in hardly biodegradable organic
components. Thus, after advanced oxidation process by Fenton method, Nitrogen is
metabolized and decomposed in the bioreactor to met the discharge standards, Column
A.
For hardly biodegradable component in the leachate, the thesis studied its treatment
by the Fenton method using heterogeneous catalytic material Fe/AC in combination with
UV light irradiation. The result showed that Fe content in catalytic material Fe/AC is


vi

3.24%, COD removal efficiency achieved 71% (equyvalent to the treated concentration
of about 60-65 mg/l) with optimal conditions are as follows: pH = 8.5; reaction time is

120 minutes; catalytic content Fe/AC is 20 g/l; ratio H2O2/COD is 9/1.
On the basis of the research results, the thesis proposes a technological process for
treatment of leachate is perfect and suitable with the conditions of Binh Duong province.


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................ii
TÓM TẮT

............................................................................................................. iii

ABSTRACT ............................................................................................................... v
MỤC LỤC

............................................................................................................... v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU

............................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ........... 5
1.1 Thành phần nước rỉ rác trên thế giới....................................................................... 5
1.1.1Sự phát sinh nước rỉ rác .................................................................................... 5
1.1.2 Thành phần nước rỉ rác trên thế giới ................................................................ 6

1.2 Thành phần nước rỉ rác các bãi chơn lấp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ......... 9
1.2.1Hiện trạng một số BCL tại vùng KTTĐPN ................................................... 9
1.2.2Thành phần NRR một số BCL tại Vùng KTTĐPN..................................... 10
1.3 Các quy trình xử lý nước rỉ rác ngồi và trong nước ............................................ 11
1.3.1Các quy trình cơng nghệ xử lý NRR ngồi nước ............................................ 11
1.3.2 Các quy trình cơng nghệ xử lý NRR trong nước ........................................... 14
1.4 Các nghiên cứu về xử lý nước rỉ rác ngoài và trong nước .................................... 19
1.4.1 Nghiên cứu xử lý NRR ở ngoài nước ............................................................ 19
1.4.2 Nghiên cứu xử lý NRR ở trong nước ............................................................. 24
1.5 Định hướng nghiên cứu của Luận án .................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT XỬ LÝ NITƠ VÀ CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN
HỦY SINH HỌC TRONG NƯỚC RỈ RÁC ....................................... 30
2.1 Cơ sở lý thuyết xử lý Nitơ trong nước rỉ rác ........................................................ 30
2.1.1 Các phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải hiện nay .................................. 30
2.1.2 Cơ sở lý thuyết các quá trình xử lý Nitơ bằng phương pháp sinh học ........... 32
2.1.3 Xử lý NRR bằng công nghệ SBR .................................................................. 41
2.1.4 Xử lý NRR bằng công nghệ SBR dòng liên tục............................................. 46


viii

2.2 Cơ sở lý thuyết xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác........ 48
2.2.1 Tổng quan về các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR ................ 48
2.2.2 Tổng quan về quá trình Fenton ...................................................................... 50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ..................................................... 64
3.1 Sơ đồ nghiên cứu chi tiết ...................................................................................... 64
3.2 Đối tượng thực nghiệm ......................................................................................... 64
3.3 Mơ hình thực nghiệm ............................................................................................ 67
3.3.1 Mơ hình xử lý Nitơ trong NRR bằng cơng nghệ SBR dịng liên tục ............. 67
3.3.2 Mơ hình xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR bằng phương

pháp Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV ................................................. 68
3.4 Phương pháp thực nghiệm .................................................................................... 69
3.4.1 Mơ hình xử lý Nitơ trong NRR bằng cơng nghệ SBR dịng liên tục ............. 69
3.4.2 Mơ hình xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR bằng phương
pháp Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV ................................................. 73
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 80
4.1Kết quả nghiên cứu trên mơ hình bể SBR dòng liên tục ........................................ 80
4.1.1 Xác định thời gian lưu nước tối ưu ................................................................ 80
4.1.2 Xác định thời gian chu kỳ tối ưu.................................................................... 86
4.1.3 Đánh giá hiệu quả xử lý của cơng nghệ SBR dịng liên tục và so sánh với công
nghệ SBR truyền thống ........................................................................................... 90
4.1.4 Xây dựng phương trình thực nghiệm khử Nitrat ........................................... 91
4.2 Kết quả nghiên cứu trên mơ hình Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV .... 98
4.2.1 Hình thái, cấu trúc và đặc tính hóa lý của vật liệu xúc tác............................. 98
4.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình Fenton dị thể kết hợp chiếu
xạ bằng đèn UV .................................................................................................... 100
4.3 Đề xuất quy trình cơng nghệ xử lý NRR hoàn thiện phù hợp điều kiện tỉnh Bình
Dương ................................................................................................................. 106
4.4 Kết quả triển khai thực tế tại Nhà máy xử lý NRR thuộc KLH XLCT BD ........ 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 110
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 113


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
An/Ox

Anaerobic/Oxic

Kỵ khí/ Hiếu khí

A/O

Anoxic/Oxic
Thiếu khí/ Hiếu khí

A2/O

Anaerobic/Anoxic/Oxic
Kỵ khí/ Thiếu khí/ Hiếu khí

An/Ax/Ox/Ax/Ox

Anaerobic/Anoxic/Oxic/Anoxic/Oxic
Kỵ khí/ Thiếu khí/ Hiếu khí/ Thiếu khí/ Hiếu khí

AOPs

Advanced Oxidation Processes
Các q trình oxy hóa nâng cao

BOD

Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường


BCL

Bãi chôn lấp

CBOD

Cacbonaceous Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu Oxy sinh hóa các chất gốc Cacbon

COD

Chemical Oxygen Demand
Nhu cầu oxy hóa học

CHC

Chất hữu cơ

CFU

Colony-Forming Unit
Đơn vị đo lường số lượng vi khuẩn hữu hiệu

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

DO


Dissolved Oxygen
Oxy hòa tan

F/M

Food/Microoganism
Tỷ lệ thức ăn/vi sinh vật

HRT

Hydraulic Retention Time
Thời gian lưu nước

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KLH

Khu liên hợp


x

XLCT

Xử lý chất thải

MLSS


Mixed Liquor Suspended Solids
Cặn lơ lửng của hỗn hợp bùn

NBOD

Nitrogenous Biochemical Oxygen Demand
Nhu cầu Oxy sinh hóa các chất gốc Nitơ

NRR

Nước rỉ rác

PLC

Programatical Logic Controller
Bộ điều khiển tự động lập trình theo logic

SBR

Sequencing Batch Reactors
Bể phản ứng theo mẻ

SS

Suspended Solid
Chất rắn lơ lửng

SRT

Solids Retention Time

Thời gian lưu bùn

SVI

Sludge Volume Index
Chỉ số thể tích bùn

THT

Than hoạt tính

TKN

Total Kjeldahl Nitrogen
Tổng Nitơ Kjeldahl

TN

Tổng Nitơ

TP

Tổng Photpho (tính theo P)

TOC

Total Organic Cacbon
Tổng Cacbon hữu cơ

VSV


Vi sinh vật

VK

Vi khuẩn


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa tuổi BCL, thành phần NRR và phương pháp xử lý ............7
Bảng 1.2 Thành phần NRR theo tuổi BCL của một số quốc gia trên thế giới ...............8
Bảng 1.3 Thành phầ n NRR ta ̣i BCL ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương 10
Bảng 1.4 Kết quả xử lý NRR BCL Hempsted .............................................................. 12
Bảng 1.5 Nồng độ các chất ô nhiễm trước và sau xử lý ...............................................13
Bảng 1.6 Đánh giá hiệu quả một số phương pháp xử lý NRR .....................................14
Bảng 1.7 Chất lượng nước trước và sau xử lý năm 2009 .............................................16
Bảng 1.8 Chất lượng NRR trước và sau xử lý năm 2014-2015 ....................................18
Bảng 1.9 Các nghiên cứu xử lý NRR áp dụng công nghệ SBR ....................................21
Bảng 2.1 Phân tích, đánh giá các phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải .................32
Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa hiệu suất chuyển hóa Nitơ và tỷ lệ giữa các chất hữu cơ với
Nitơ ................................................................................................................................ 35
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tốc độ tăng trưởng đặc trưng tối đa của q trình
nitrat hóa ........................................................................................................................ 37
Bảng 2.4 Các chất hữu cơ khó phân huỷ và độc hại trong nước rỉ rác tại bãi rác đơ thị
.......................................................................................................................................49
Bảng 2.5 Số oxy hóa của một số tác nhân oxy hóa thường gặp ...................................51
Bảng 2.6 Các phản ứng chủ yếu trong quá trình Fenton ..............................................54
Bảng 2.7 Hiệu suất xử lý của quá trình Fenton ............................................................. 57

Bảng 3.1 Thành phần của NRR sau xử lý bậc 1 ........................................................... 65
Bảng 3.2 Thông số của đối tượng thực nghiệm ............................................................ 66
Bảng 3.3 Chế độ thực nghiệm khảo sát thời gian lưu nước (HRT) .............................. 70
Bảng 3.4 Các thông số và phương pháp phân tích ........................................................ 73
Bảng 3.5 Diện tích bề mặt THT từ tính (Fe/AC) với hàm lượng Fe khác nhau ...........74
Bảng 4.1 Kết quả mật độ vi sinh của các thực nghiệm khảo sát HRT .......................... 84
Bảng 4. 2 Xác định hiệu quả Nitrat hóa của bể SBR dịng liên tục trong giai đoạn sục
khí theo thời gian ...........................................................................................................92


xii

Bảng 4.3 Xác định hiệu quả nitrat hóa của bể SBR dịng liên tục trong giai đoạn sục khí
theo nồng độ TN đầu vào .............................................................................................. 92
Bảng 4.4 Số liệu thực nghiệm hiệu quả khử Nitrat theo thời gian lắng ........................ 94
Bảng 4.5 Số liệu thực nghiệm TN1...............................................................................94
Bảng 4.6 Số liệu thực nghiệm TN1 sau xử lý ............................................................... 95
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thời gian đến tốc độ khử Nitrat với tỷ lệ nồng độ BOD5/N-NO3.......................................................................................................................................97
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ BOD5/N-NO3- đến tốc độ khử Nitrat với thời gian
.......................................................................................................................................97
Bảng 4.10 So sánh hiệu quả công nghệ SBR dòng liên tục và SBR truyền thống .....108


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sự hình thành nước rỉ rác .................................................................................5
Hình 1.2 Cơng nghệ xử lý chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học trong NRR đề xuất ....27
Hình 2. 1 Chu trình chuyển hóa Nitơ bởi vi sinh vật .................................................... 33
Hình 2.2 Q trình Nitrat hóa/khử Nitrat sinh học trong hệ thống xử lý nước thải .....33

Hình 2.3 Mối quan hệ giữa các vi sinh vật Nitrat hóa trong hệ thống xử lý nước thải với
tác nhân tăng trưởng lơ lửng (bùn hoạt tính) và tỷ lệ BOD5/TKN ................................ 34
Hình 2.4 Q trình Nitrat hóa một bậc và từng giai đoạn ............................................35
Hình 2.5 Quy trình Phoredox (Kỵ khí/Hiếu khí) .......................................................... 40
Hình 2.6 Quy trình Kỵ khí/Thiếu khí/Hiếu khí ............................................................ 41
Hình 2.7 Quy trình Bardenpho (năm giai đoạn) ........................................................... 41
Hình 2.8 Mơ hình bể SBR dịng liên tục.......................................................................46
Hình 2.9 Mơ tả ngắn gọn về q trình 3 giai đoạn phổ biến của bể SBR dịng liên tục
.......................................................................................................................................46
Hình 2.10 Cơ chế của sự tạo thành humic ....................................................................49
Hình 2.11 Fenton đồng thể và Fenton dị thể ................................................................ 52
Hình 2.12 Sự kết hợp giữa q trình hố lý, sinh học và q trình Fenton ..................53
Hình 2.13 Cơ chế phản ứng Fenton theo đề nghị của Kremer (1999) .......................... 55
Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng qt ...........................................................................64
Hình 3.2 Than hoạt tính gáo dừa sản xuất trong nước..................................................66
Hình 3.3 Mơ hình thực nghiệm bể SBR dịng liên tục .................................................68
Hình 3.4 Mơ hình thực nghiệm Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV .............68
Hình 3.5 Sơ đồ thực nghiệm mơ hình SBR dịng liên tục xử lý NRR .......................... 70
Hình 3.6 Khảo sát thời gian chu kỳ xử lý khác nhau .................................................... 71
Hình 3.7 Sơ đồ khối quy trình thực nghiệm Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV
.......................................................................................................................................76
Hình 3.8 Sơ đồ thực nghiệm mơ hình Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV ...77
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn pH theo thời gian lưu nước .................................................80


xiv

Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn nồng độ BOD5 theo thời gian lưu nước .............................. 81
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn COD theo thời gian lưu nước..............................................81
Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn N-NH4+ theo thời gian lưu nước .........................................82

Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn TN theo thời gian lưu nước .................................................83
Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý COD, TN và N-NH4+ .................................83
Hình 4.7 Đồ thị biểu diễn pH theo chu kỳ vận hành .................................................... 86
Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn COD theo chu kỳ vận hành .................................................87
Hình 4.9 Đồ thị biểu diễn N-NH4+ theo chu kỳ vận hành ............................................87
Hình 4.10 Đồ thị biểu diễn TN theo chu kỳ vận hành ..................................................88
Hình 4.11 Ảnh hưởng của thời gian chu kỳ vận hành đến hiệu quả xử lý của bể SBR
dịng liên tục ..................................................................................................................89
Hình 4.12 Kết quả thực nghiệm của hai mơ hình SBR dịng liên tục và SBR truyền thống
.......................................................................................................................................90
Hình 4.13 Sự biến đổi nồng độ N-NH4+ theo thời gian của các thực nghiệm ..............93
Hình 4.14 Hiệu suất khử Nitrat theo thời gian ứng với tỷ lệ nồng độ BOD5/N-NO3- ..97
Hình 4.15 Hiệu suất khử Nitrat theo tỷ lệ nồng độ BOD5/N-NO3- ứng với thời gian ..98
Hình 4.16 Than hoạt tính trước và sau khi được chế tạo thành vật liệu Fe/AC ...........98
Hình 4.17 Phổ nhiễu xạ tia X của mẫu vật liệu Fe/AC.................................................99
Hình 4.18 Ảnh SEM: AC (1) và (2) ; Fe/AC (3) và (4)................................................99
Hình 4.19 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý COD ứng với các giá trị pH khác nhau ....100
Hình 4.20 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý độ màu ứng với các giá trị pH khác nhau ...100
Hình 4.21 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý COD ứng với các thời gian khác nhau ...101
Hình 4.22 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý độ màu ứng với các thời gian khác nhau 102
Hình 4.23 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý COD ứng với lượng vật liệu Fe/AC khác
nhau .............................................................................................................................103
Hình 4.24 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý độ màu ứng với lượng vật liệu Fe/AC khác
nhau..............................................................................................................................103
Hình 4.25 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý COD ứng với hàm lượng H2O2 khác nhau 105
Hình 4.26 Đồ thị biểu diễn hiệu suất xử lý độ màu ứng với hàm lượng H2O2 khác nhau .105
Hình 4.27 Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý NRR đề xuất ..........................................106


1


MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo tổng hợp số liệu đến cuối năm 2015, nước ta có khoảng 660 BCL (chưa thống
kê được đầy đủ các BCL nhỏ rải rác ở các xã) với tổng diện tích khoảng 4.900 ha. Trong
đó, có 203 BCL hợp vệ sinh, chiếm khoảng 31% tổng số BCL được thống kê. Phần lớn
các BCL tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) chưa được phân loại tại nguồn, có
thành phần hữu cơ cao nên tính ổn định thấp, chiếm nhiều diện tích đất, phát sinh lượng
lớn NRR. Nghiêm trọng hơn, các BCL không hợp vệ sinh phần lớn là các bãi rác tạm,
lộ thiên, khơng có hệ thống thu gom và xử lý NRR, khơng được che phủ bề mặt, khơng
phun hóa chất khử mùi và diệt côn trùng,…đang là nguồn gây ô nhiễm mơi trường đất,
nước, khơng khí, sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất
của con người.
Tính đến tháng 6/2016 Việt Nam có khoảng 795 đơ thị, tốc độ tăng dân số và q
trình đơ thị hóa nhanh chóng đang gây sức ép về suy giảm mơi trường sống do khơng
kiểm sốt được rác thải phát sinh. Xử lý rác thải đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng,
đặc biệt là CTRSH. Tổng khối lượng CTRSH thu gom tại đô thị hiện khoảng 38.000
tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom và xử lý CTRSH trung bình đạt khoảng 85%. Phần lớn CTRSH
chưa được phân loại tại nguồn: tỷ lệ CTRSH được giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế tại
các cơ sở xử lý chưa cao; công suất các nhà máy xử lý CTRSH mới chỉ đáp ứng khoảng
20% lưu lượng thu gom,…Bên cạnh đó, việc xử lý CTRSH chủ yếu là chôn lấp, tỉ lệ rác
thải đem chôn lấp của các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chiếm tới 80%
– 90%. Riêng Hà Nội ước tính, tỷ lệ thu gom CTRSH ở các quận nội thành đạt khoảng
95%, các huyện ngoại thành 60%, lượng chất thải rắn công nghiệp thu gom đạt 85% –
90% và các chất thải nguy hại mới chỉ đạt 60% – 70% [1].
Bình Dương là một trong 8 tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(KTTĐPN) có tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa cao của cả nước. Chính điều này làm
phát sinh lượng lớn CTRSH gây sức ép không nhỏ đến môi trường. Đến nay, khối lượng
CTRSH phát sinh trên toàn tỉnh khoảng hơn 1.000 tấn/ngày được thu gom, vận chuyển
và tập trung về Khu liên hợp Xử lý chất thải Bình Dương (KLH XLCT BD) tại phường

Chánh Phú Hòa, Thị xã Bến Cát để xử lý. Tại đây, phương pháp xử lý chủ yếu vẫn là
chôn lấp hợp vệ sinh, với phương pháp này làm phát sinh một lượng lớn NRR. Tuy


2

nhiên, do CTRSH chưa được phân loại tại nguồn nên NRR phát sinh có thành phần rất
phức tạp, nồng độ ô nhiễm cao, biến động lớn giữa các mùa. Hệ thống xử lý NRR của
KLH XLCT BD được đầu tư bài bản với công nghệ hiện đại đã đi vào hoạt động từ
tháng 9 năm 2009 đến nay góp phần đáng kể giải quyết một lượng lớn NRR còn tồn
đọng trong thời gian qua và góp phần bảo vệ mơi trường địa phương. Tuy nhiên, trong
quá trình vận hành, quy trình cơng nghệ xử lý hiện hữu phát sinh một số nhược điểm
như khó duy trì mức độ ổn định, đặc biệt là thành phần TN và COD đôi lúc không đảm
bảo quy chuẩn xả thải theo QCVN 25:2009/BTNMT (Cột A). Riêng đối với COD sau
xử lý sinh học chủ yếu là chất hữu cơ khó phân hủy sinh học và phương pháp được áp
dụng phổ biến là Fenton đồng thể, phương pháp này tuy có hiệu quả xử lý cao nhưng
chi phí xử lý cao do sử dụng nhiều hóa chất, phát sinh nhiều bùn thải và cơng trình
xuống cấp nhanh,…
Vấn đề xử lý NRR ở các BCL chất thải rắn trong Vùng KTTĐPN (trong đó có tỉnh
Bình Dương) đang là vấn đề được quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý
NRR đã và đang được áp dụng tại các BCL CTRSH như: Aeration tank, SBR, FBR, hồ
sinh học,…Tuy nhiên, NRR phát sinh từ BCL có thành phần phức tạp, thay đổi theo
từng thời điểm khác nhau theo mùa, theo tuổi BCL…. Hơn nữa, chất lượng NRR sau xử
lý của hầu như toàn bộ các quy trình cơng nghệ đã và đang được áp dụng tại các BCL
thường không ổn định, chất lượng nước sau xử lý vẫn cịn một số thơng số chưa đạt quy
chuẩn xả thải, điển hình là 2 thành phần TN và COD.
Vì vậy, mục tiêu của luận án là nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý TN và chất
hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR, góp phần hồn thiện quy trình cơng nghệ xử
lý NRR phù hợp điều kiện tỉnh Bình Dương.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Luận án tập trung nghiên cứu các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng công nghệ xử lý NRR, xác định các nguyên nhân
chính của những tồn tại nhằm khắc phục tồn tại, đồng thời tập trung vào nâng cao
hiệu quả xử lý TN (đặc biệt là thành phần N-NH4+) và chất hữu cơ khó phân hủy
sinh học trong NRR.
- Đề xuất giải pháp cải tiến quy trình cơng nghệ xử lý NRR hiện hữu phù hợp với
điều kiện tỉnh Bình Dương.


3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý TN và chất hữu cơ khó phân
hủy sinh học trong NRR.
2. Nghiên cứu thực nghiệm:
- Nghiên cứu thực nghiệm xử lý TN (đặc biệt là thành phần N-NH4+) trong NRR
bằng cơng nghệ SBR dịng liên tục. Xác định các điều kiện vận hành tối ưu gồm:
 Thời gian lưu nước (HRT);
 Xác định chu kỳ vận hành tối ưu bao gồm: thời gian sục khí, khuấy trộn và
lắng;
 Mật độ vi sinh;
 Xây dựng phương trình thực nghiệm của quá trình xử lý Nitơ trong NRR
đối với mơ hình SBR dịng liên tục;
 So sánh hiệu quả xử lý của SBR dòng liên tục và SBR truyền thống trên mơ
hình thực nghiệm và vận hành trên quy mô thực tế (480 m3/ngày).
- Nghiên cứu thực nghiệm xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR
bằng phương pháp Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV. Xác định các
thông số tối ưu cho quá trình Fenton dị thể gồm: pH, thời gian, hàm lượng vật liệu
xúc tác và lượng H2O2 tiêu hao.
3. Đề xuất quy trình cơng nghệ xử lý NRR phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Dương

và triển khai thực tế trên quy mô 480 m3/ngày.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa khoa học
+ Làm sáng tỏ bản chất quá trình xử lý Nitơ của cơng nghệ SBR dịng liên tục,
hiệu quả cao hơn và giảm nhu cầu cơ chất từ nguồn bên ngoài so với SBR truyền thống.
Xây dựng được phương trình thực nghiệm của quá trình xử lý Nitơ bằng SBR dòng liên
tục.
+ Xác định được hiệu quả xử lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR của
phương pháp Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV.
 Tính mới
+ Lần đầu tiên đã thực hiện nghiên cứu áp dụng cơng nghệ SBR dịng liên tục trong
xử lý NRR phát sinh từ BCL chất thải rắn.


4

+ Bước đầu thử nghiệm ứng dụng Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV xử
lý chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong NRR ở điều kiện phịng thí nghiệm.
+ Đề xuất hồn thiện quy trình công nghệ xử lý NRR phù hợp với điều kiện tỉnh
Bình Dương và triển khai thực tế quy mơ 480 m3/ngày, với hiệu quả xử lý cao hơn.
 Ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu cơng nghệ SBR dịng liên tục đã được áp dụng để hồn thiện
quy trình cơng nghệ xử lý NRR tại Bình Dương, giúp ổn định chất lượng nước thải sau
xử lý và giảm chi phí vận hành.
+ Fenton dị thể kết hợp chiếu xạ bằng đèn UV trong xử lý chất hữu cơ khó phân
hủy tuy chưa được áp dụng thực tiễn, nhưng là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo vì
có nhiều tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ dàng triển khai thực tế.
+ Luận án còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương áp dụng xử lý NRR, cho
sinh viên, học viên, cán bộ nghiên cứu về lĩnh vực xử lý NRR.



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC RỈ RÁC VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
1.1

Thành phần nước rỉ rác trên thế giới

1.1.1 Sự phát sinh nước rỉ rác
NRR từ các BCL có thể được định nghĩa là chất lỏng thấm qua các lớp chất thải
rắn mang theo các chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng [2]. NRR là sản phẩ m của quá trình
phân hủy chất thải bởi quá trình lý, hóa và sinh học diễn ra trong lịng BCL, chúng bao
gồm chất lỏng đi vào BCL từ các nguồn bên ngoài như nước mặt, nước mưa, nước ngầm
và chất lỏng tạo thành trong quá trình phân hủy các chất thải.
NRR được hình thành khi độ ẩm của rác vượt quá độ giữ nước và lắng xuống dưới
đáy ô chôn lấp. Mơ hình tổng qt minh họa sự hình thành NRR được trình bày trong
hình 1.1.
Lượng mưa

Lượng bay hơi

Lượng nước chảy tràn

Lượng mưa thâm nhập

Lượng nước chảy tràn

Lượng nước ngầm
thâm nhập


Lượng giữ ẩm của rác

Lượng nước ngầm
thâm nhập

Lượng nước rỉ rác BCL

Hình 1.1 Sự hình thành nước rỉ rác
Theo cân bằng nước đối với tồn bộ các hố chơn lấp trong BCL:
Qw = Sw + Ww + Lw – Pw – Ew (1.1)
Trong đó:
 Qw: Lượng nước rị rỉ từ bãi rác (m3/ngày).
 Sw: Lượng nước ngấm vào từ phía trên (m3/ngày).
 Ww: Lượng nước do thay đổi độ ẩm của rác và vật liệu phủ bề mặt
(m3/ngày).


Có thể ước tính gần đúng Ww = ∆Cw G/100ρ.



ρ: Khối lượng riêng của nước (tấn/m3). Ở 250 C, ρ = 0,99708.


6



∆Cw: Chênh lệch độ ẩm giữa rác đưa vào và rác trong hố (%).




G: Lượng rác đưa vào chôn lấp (tấn/ngày).

 Lw: Lượng nước thấm vào từ đất, có thể coi Lw=0 (do có lớp chống thấm).
 Pw: Lượng nước tiêu thụ cho các phản ứng (m3/ngày).
 Ew: Lượng nước bốc hơi (m3/ngày).
1.1.2 Thành phần nước rỉ rác trên thế giới
Ở mỗi quốc gia có quy trình vận hành BCL khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung
thành phần NRR chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ yếu như sau: Chất thải được đưa
vào chôn lấp; loại chất thải, thành phần chất thải và tỷ trọng chất thải; Quy trình vận
hành BCL (quá trình xử lý sơ bộ và chiều sâu chơn lấp); Thời gian vận hành BCL; Điều
kiện khí hậu (độ ẩm và nhiệt độ khơng khí); Điều kiện quản lý chất thải. Các yếu tố này
ảnh hưởng rất nhiều đến đặc tính NRR, đặc biệt là thời gian vận hành BCL. Yếu tố này
sẽ quyết định thành phần NRR. Khả năng phân hủy sinh học của NRR được đánh giá
thông qua tỉ lệ BOD5/COD. Đối với các BCL mới tỉ lệ này thường trên 0,5, thì tính chất
NRR là dễ phân hủy sinh học. Đối với các BCL lâu năm, tỉ lệ BOD5/COD rất thấp,
khoảng 0,05 - 0,2, thì tính chất NRR là khó phân hủy sinh học.
Nồng độ chất ô nhiễm trong NRR đối với BCL mới cao hơn rất nhiều so với BCL
đã vận hành lâu năm. Đối với BCL mới, q trình axit hóa diễn ra, thông thường pH
thấp, các thành phần ô nhiễm như chất hữu cơ, kim loại nặng, TDS có nồng độ rất cao.
NRR phát sinh trong giai đoạn này gọi là “NRR mới”. Khi các quá trình sinh học trong
BCL chuyển sang giai đoạn metan hóa thì pH tăng lên, đồng thời nồng độ ô nhiễm các
chất hữu cơ, TDS thấp hơn. NRR phát sinh trong giai đoạn này gọi là “NRR cũ”. Theo
đó, quy trình cơng nghệ xử lý đối với NRR cũng khác nhau tùy theo độ tuổi của BCL.
Bảng 1.1 cho thấy mối quan hệ giữa tuổi của BCL, thành phần NRR và phương pháp
xử lý [3].


7


Bảng 1. 1 Mối quan hệ giữa tuổi BCL, thành phần NRR và phương pháp xử lý
Tuổi BCL (năm)
Loại BCL
pH
COD (mg/l)
COD/TOC
BOD5/COD
VFA (% TOC)
Quy trình
Xử lý sinh học
Oxi hóa học
Kết tủa hóa học
Bùn hoạt tính
Đơng tụ - keo tụ
RO (thẩm thấu ngược)

< 5 (mới)
I (phân hủy sinh học)
< 6,5
> 10.000
< 2,7
< 0,5
> 70
tốt
khá - kém
khá - kém
khá - kém
khá - kém
kém


5 - 10 (trung bình)
II (trung gian)
6,5 - 7,5
< 10.000
2,0 - 2,7
0,1 - 0,5
5 – 30
Hiệu quả xử lý
khá
khá
khá
tốt - khá
tốt - khá
tốt

> 10 (cũ)
III (ổn định)
> 7,5
< 5.000
> 2,0
< 0,1
<5
kém
khá
kém
tốt
tốt
tốt


Từ số liệu bảng trên cho thấy, thành phần NRR sẽ khác nhau theo tuổi của BCL.
Các BCL có tuổi càng trẻ (loại I < 5 năm) thì nồng độ các chất ơ nhiễm càng cao (COD
có thể trên 10.000 mg/l), chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và pH
thấp hơn 6,5. Tuổi BCL càng cao (loại II, III) thì pH càng tăng và nồng độ các chất ơ
nhiễm càng giảm nhưng lại khó phân huỷ sinh học vì chứa chủ yếu các hợp chất hữu cơ
khó phân hủy sinh học (ví dụ như: Lignin, Axit Humic, Axit Fulvic,…).
Theo số liệu thu thập được, đối với các BCL trên thế giới nói chung và châu Á nói
riêng (trừ Nhật Bản) trong đó có Việt Nam, thì thành phần ơ nhiễm chất thải hữu cơ
trong CTRSH chiếm 60 - 90% và nhựa chiếm 3 - 18% [4]. Ngoài ra, do tập quán người
châu Á thường ăn các thực phẩm có nồng độ muối kali, natri và clorua cao, chính điều
này làm cho NRR có nồng độ muối cao tương ứng cho nên trong quá trình xử lý sinh
học NRR cần phải nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của nó đối với hiệu suất xử lý của quá
trình sinh học. NRR phát sinh ra từ các BCL từ 0 - 10 năm ở châu Á được đặc trưng bởi
nồng độ natri (1.500 - 5.640 mg/l), kali (400 - 1.940 mg/l) và clorua (875 - 2.900 mg/l).
Đối với các BCL cũ lớn hơn 10 năm thì NRR có nồng độ muối phổ biến dao động như
nồng độ natri (100 - 200 mg/l), kali (50 - 400 mg/l) và clorua (100 - 400 mg/l). Bảng 1.2
trình bày thành phần NRR theo tuổi BCL của một số nước trên thế giới.


8

Bảng 1. 2 Thành phần NRR theo tuổi BCL của một số quốc gia trên thế giới
Thông số

Trung Quốc
Xiaping
Datianshan
Thẩm
Quảng
Quyến

Đông

Thái Lan

Malaysia

Phitsanulok

Pathumthani

Nonthaburi

Srilanka

Sabak
Bernam

Taman
Beringin

Mỹ

Hong Kong

Năm tuổi

2

10


1

9

20

<1

7

16

6

10

1

16

Alkalinity
(mg/l)

-

-

300-4.700

6.620


1.140-5.800

450-3.700

1.2001.550

3.7509.375

10.70011.700

3.2304.940

8004.000

2.250

pH

7,8

-

7,1-8,3

5,4 – 7,7

8,0-8,01

7,8-8,7


8,1-8,6

7,6-8,1

5,2-6,4

-

Chloride
(mg/l)

-

-

-

2.530

3.600-4.200

-

4201.820

875-2.875

2.3202.740


522853

600-800

70

250

385,63

1.950

12,5

150-746

1.875

111-920

420-1.150

40-53

3-124

-

-


-

-

6.700

848

767-2.155

4.568 –
6.786

-

-

13.040

3.670,1

4.900-11.000

3.200

8.800-17.600

-

3.220,5


1.205,5

3.000-7.150

280

800-1.800

5.00015.000

1.2502.570
7261.210

TKN (mg/l)

-

-

-

1.256

154-2.540

-

-


104-1.014

N-NH4+
(mg/l)

2.090

845,01

150-1.250

-

-

-

3-8

2-47

Ni
(mg/l)

0,39

-

0,02-1,56


0,25

-

-

0-0,6

0,01

0,126

0,037

0,002

0,001

-

0-0,001

0,08

3,25

0,03-0,45

-


0,06

-

0-0,03

0,046

0,269

-

0,07

0,06 - 1,16

-

-

-

-

0,50-1,70

-

-


-

-

SS
(mg/L)
TS
(mg/l)
COD
(mg/l)
BOD5
(mg/l)

Cd
(mg/l)
Pb
(mg/l)
Cr
(mg/l)
Hg
(mg/l)

- : Không xác định.

8,1

8,1-8,5

0,29-0,66


10.300 –
13.680
1.9605.500

-

-

100-700

2.4602.830

562-1.990

-

641873
8891.180
7841.156

10.00040.000
7.50028.000
-

-

-

56-482


-

-

-

-

-

0-0,15

-

-

-

<0,05

0-3,45

-

-

-

1,0


0,04-0,70

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2.2192.860
1.1902.700

400
80


9

Từ số liệu trong bảng trên cho thấy, nhìn chung thành phần NRR của một số quốc

gia trên thế giới, đối với BCL mới có nồng độ ơ nhiễm COD, BOD5, N-NH4+ và TN, tỉ
lệ BOD5/COD cao và pH thấp và đối với BCL lâu năm thì nồng độ ơ nhiễm COD, BOD5,
N-NH4+ và TN, tỉ lệ BOD5/COD giảm dần và pH tăng. Điển hình tại Trung Quốc tỉ lệ
BOD5/COD tại BCL Xiaping – Thẩm Quyến (2 năm tuổi) là 0,25, BCL Datianshan Quảng Đông (10 năm tuổi) là 0,33; tại Thái Lan, BCL Phitsanulok (1 năm tuổi) là 0,6,
BCL Pathumthani (9 năm tuổi) là 0,08, BCL Nonthaburi (20 năm tuổi) là 0,09; tại Mỹ,
BCL (1 năm tuổi) là 0,75, BCL (16 năm tuổi) là 0,2. Như vậy, dựa trên thành phần, tính
chất NRR thay đổi theo thời gian vận hành BCL sẽ quyết định đến việc lựa chọn công
nghệ xử lý cho phù hợp.
1.2

Thành phần nước rỉ rác các bãi chơn lấp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

1.2.1 Hiện trạng một số BCL tại vùng KTTĐPN
Vùng KTTĐPN có 8 tỉnh thành gồm có Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Đến nay,
công nghệ xử lý CTRSH ở Vùng KTTĐPN được áp dụng phổ biến vẫn là công nghệ
chôn lấp bao gồm cả chôn lấp hợp vệ sinh và chôn lấp không hợp vệ sinh. Đối với cơng
nghệ chơn lấp này có ưu điểm là công nghệ đơn giản, giá thành đầu tư và chi phí vận
hành thấp, rất phù hợp trong điều kiện Việt Nam. Nhưng cơng nghệ này có nhiều nhược
điểm là nguy cơ ô nhiễm môi trường do BCL gây ra cao như: mùi hôi thối, các côn trùng
gây bệnh, ô nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nước mặt, nước ngầm tại các khu vực lân cận và
đặc biệt là lượng NRR phát sinh từ hoạt động của BCL là một trong những nguồn gây ô
nhiễm rất lớn đến môi trường [5].
Hầu hết, toàn bộ CTRSH trong vùng KTTĐPN chưa được phân loại tại nguồn,
rác có thành phần hữu cơ cao chiếm tỉ lệ 60 - 72% và còn trộn lẫn chất thải nguy hại
(rác công nghiệp, y tế, các thành phần nguy hại khác) với tỉ lệ 0,14 - 2,33% [6]. Do đó,
NRR phát sinh từ các BCL có nồng độ ô nhiễm cao và thành phần rất phức tạp. Ngoài
ra, nồng độ các chất ơ nhiễm trong NRR cịn thay đổi theo mùa (mùa khô, mùa mưa),
tuổi BCL, thành phần chất thải chơn lấp…
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trước đây, CTRSH của Thành phố được thu

gom, vận chuyển đưa về BCL Gò Cát xử lý và hiện BCL này đã đóng cửa. Đến nay,
lượng rác phát sinh trên 7.000 tấn/ngày được chuyển về BCL của KLH XLCTR Phước


×