Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nêu khái quát trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO và bình luận về những ưu nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp này tại WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.75 KB, 8 trang )

0

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI 10:
“ Nêu khái quát trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO và
bình luận về những ưu nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh
chấp này tại WTO”

HỌ TÊN

: TRẦN THỊ HOA

MSSV

: 422108

LỚP

: 4221

NHÓM

: 01


1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 2
NỘI DUNG.......................................................................................................... 2
I. Khái quát trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO............................................2
II.

Ưu điểm và hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO...................3
1.

Ưu điểm....................................................................................................3

2.

Những nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO...............5

KẾT LUẬN.......................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................7


2

MỞ ĐẦU
Tranh chấp thương mại quốc tế là một trong những hệ quả của thương mại
quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà q trình tự do hóa thương mại nâng
cao thì nguy cơ xảy ra tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng nhiều. Vì vậy,
việc giải quyết tranh chấp là một nhu cầu khách quan. Với vai trò là tổ chức
thương mại thế giới, WTO đã đặt ra một số cơ chế giải quyết tranh chấp để vận
hành hệ thống thương mại thế giới. Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp theo cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO đã bộc lộ nhiều ưu điểm và hạn chế cần xem
xét. Để làm rõ vấn đề này, em chọn đề số 10 trong danh mục bài tập lớn: “ Nêu

khái quát trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO và bình luận về những ưu
nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp này tại WTO”.
NỘI DUNG
I.

Khái quát trình tự giải quyết tranh chấp tại WTO
Tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO được hiểu là những

bất đồng giữa các thành viên WTO liên quan đến việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ theo hiệp định và thỏa thuận của WTO và bất đồng này được thơng báo
chính thức cho ban thư kí của WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là cách thức, phương pháp hoặc các
hoạt động của WTO để điều chỉnh bất đồng, các xung đột giữa các thành viên
WTO liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa
thuận của WTO nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Có ba bước chính trong q trình giải quyết tranh chấp trong WTO: 1.
Tham vấn giữa các bên; 2. Quá trình xét xử của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan
Phúc thẩm; 3. Thực thi phán quyết trong đó có khả năng áp dụng biện pháp trả
đũa trong trường hợp bên thua kiện không thực thi phán quyết.


3

II.

Ưu điểm và hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO

1. Ưu điểm
1.1.


Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa và phát

triển các quy định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích cực
gần 50 năm trong lịch sử GATT 1947.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm đạt
được một giải pháp tranh chấp tích cực cho tranh chấp, và ưu tiên những giải
pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định
liên quan.
 Tính hệ thống cao
Trên cơ sở quy định rời rạc về giải quyết tranh chấp trogn GATT, WTO đã
thành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn
bản thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO:
Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO này là bắt buộc đối với tất cả các
quốc gia thành viên theo đó mỗi thành viên có tranh chấp, khiếu nại với thành
viên khác buộc phải đưa tranh chấp ra giải quyết bằng cơ chế này. Quốc gia
thành viên bị khiếu nại khơng có cơ hội lựa chọn nào khác là chấp nhận giải
quyết tranh chấp theo các thủ tục của cơ chế này. Đây chính là điểm tạo nên sự
khác biệt cũng như hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO so với các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế khác.
 Nguyên tắc “ đồng thuận nghịch” trong việc thành lập Ban hội thẩm,
thông qua Báo cáo của ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm
Cơ chế biểu quyết thông qua môt quyết định giải quyết tranh chấp đã được
cải cách nhằm khắc phục yếu điểm của cơ chế đồng thuận trước kia. Đối với cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO, các báo cáo của Ban hội thẩm hay Cơ quan
phúc thẩm sẽ tự động thông qua nếu tất cả các thành viên không phản đối.
Nguyên tắc đồng thuận tự quyết khiến cho tất cả các quyết định trên thực tế được



4

thông qua. Với nguyên tắc đồng thuận nghịch, việc giải quyết tranh chấp nhanh
chóng, hạn chế việc khởi kiện lâu dài có thể gây thiệt hại. Nguyên tắc này khiến
cho thủ tục được giải quyết nhanh gọn, ít phụ thuộc vào áp lực chính trị của bất
cứ quốc gia nào, đặc biệt là các quốc gia lớn.
 Việc WTO cho phép tham gia của bên thứ ba vào diễn biến vụ việc
Đây là một biên pháp đảm bảo tính cơng minh trong quá trình giải quyết
tranh chấp của WTO. Theo quy định mới, những nước nhận thấy mình có lợi ích
liên quan đến những vấn đề tranh chấp giữa hai nước bất kì có thể u cầu tham
gia vào q trình giải quyết tranh chấp quốc tế với tư cách là bên thứ ba. Bên thứ
ba được phép tiếp cận nội dung vụ việc tranh chấp đồng thời có thể đưa ra các
quan điểm và lập luận của mình đối với tranh chấp.
 Thời gian giải quyết tranh chấp và thi hành phán quyết được quy định rõ
ràng.
Quá trình giải quyết tranh chấp đã từng phụ thuộc vào GATT trước đây
khơng phải thực hiện trên một lịch trình cụ thể với những thời hạn nào. Theo cơ
chế giải quyết tranh chấp của WTO, một vụ việc giải quyết tranh chấp về nguyên
tắc không được kéo dài quá một năm hoặc 15 tháng.
 Quy trình tố tụng hầu như tự động.
Bộ máy cưỡng chế thi hành các quy tắc thương mại quốc tế giống như cơ
quan tư pháp, WTO đã chứng minh tính hiệu quả trong giải quyết tranh chấp so
với trước, khi mà tranh chấp thường thường gây ra các biện pháp trả đũa đầy
nguy hại.
1.2.

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO đã mang lại

những thành tựu và đóng góp đáng kể, có tính cách mạng trong việc giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

 So sánh với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác
Có rất nhiều chế giải quyết tranh chấp: Cơ chế giải quyết tranh chấp của
Liên hợp quốc, của các tổ chức như tổ chức quốc gia Châu Mỹ( OAS), Tổ chức


5

Châu Phi thống nhất (OAU), ASEAN,NATO,UNESCO,... Trong đó cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO đang giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc giải
quyết tranh chấp thương mại giữa chính phủ và các thành viên. Nó bao gồm tổng
hợp các quy định pháp lý của WTO về cơ quan giải quyết tranh chấp, về trình tự
thủ tục giải quyết tranh chấp và các quy định của chuyên biệt khác liên quan đến
việc giải quyết tranh chấp trong từng lĩnh vực điều chỉnh cụ thể trong từng hoạt
động của WTO.
Qua hơn một thập kỷ thực hiện, cơ chế giải quyết tranh chấp này đã tỏ rõ
ưu thế của mình trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc
gia trong khuân khổ WTO. Hiệu quả này đạt được dựa chủ yếu vào các quy định
chặt chẽ về thủ tục được nêu tại các văn bản (nguồn) khác nhau, cơ chế thông
qua quyết định mới, các cơ quan chuyên môn độc lập với các thời hạn cụ thể.
Cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương không cho phép các nước phát
triển áp đặt luật của mình trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
 WTO ghi nhận những ưu đãi đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.
Khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, các nước đang phát
triển được hưởng những ưu đãi nhất định: chẳng hạn, trong ,một tranh chấp giữa
các nước phát triển với các nước đang phát triển, nếu các nước đang phát triển có
yêu cầu, Ban hội thẩm sẽ dẫn ít nhất một chuyên gia đến từ các nước đang phát
triển. Đồng thời, Ban hội thẩm trong quá tình xét xử sẽ phải lưu tâm tới sự đối sử
ưu đãi mà các nước đang phát triển trong hoạt động WTO. Trong quá trình giám
sát thực thi các quyết định của mình, cơ quan giải quyết chấp cũng phải xem xét
các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với các nước đang phát triển.

2. Những nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Từ những thực tiễn giải quyết tranh chấp đã bộc lộ những hạn chế nhất
định:
Thứ nhất, trong nguyên tắc bỏ phiếu và đồng thuận nghịch thì các báo cáo
và quyết định của cơ chế gần như được thơng qua tuyệt đối hồn toàn đồng


6

nghĩa với việc đã trao quyền lực quá lớn cho Ban hội thẩm và cơ quan phúc
thẩm. Trong khi đó, việc bổ nhiệm thanh viên Ban hội thẩm và Cơ quan phúc
thẩm chịu tác động khá lớn từ những nước phát triển như Hoa Kì, EU.
Thứ hai, phần lớn các quy định giành cho các nước đang phát triển mang
tính hình thức hơn thực tiễn. Những ưu đãi mà các nước đang phát triển được
hưởng được diễn tả bằng cá từ có nghĩa chung chung, khơng có tính ràng buộc
về pháp lý.
Thứ ba, quy định về thời gian giải quyết tranh chấp và thời hạn về thi hành
quyết định còn tương đối dài. Nếu tất cả thời gian biểu được thực hiện thì một
tranh chấp cũng kéo dài 2 năm hoặc có thể hơn. Điều này ảnh hưởng đến các
nước bị vi phạm đặc biệt là các nước đang phát triển. Mặt khác, theo quy định
các nước vi phạm không được bồi thường, không được trả đũa.
Thứ tư, biện pháp trả đũa thương mại với tư cách là biện pháp cưỡng chế
thi hành án. Quyết định này là không thực tế với các nước đang phát triển. Vấn
đề hậu trả đũa cũng chưa được quyết định. thủ tục nào để nước thắng kiện phải
dỡ bỏ biện pháp trả đũa khi nước thua kiện đã chấp hành phán quyết?
Thứ năm, cơ chế giải quyết ngày càng thiên về kỹ thuật đòi hỏi các nước
đang phát triển phải chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt nếu bên kiện là nước phát triển.
Các nước đang phát triển còn yếu kém và thiếu điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, cơ
sở vật chất. Các tiềm lực chung dễ có thể đối đầu với các nước đang phát triển
trong việc theo đuổi giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của mình.

KẾT LUẬN
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại là một phần của thương mại toàn
cầu. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO chứa đựng những ưu điểm và hạn
chế. Nhưng tưu chung sự đóng góp của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO là rất
to lớn trong hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại thế giới.


7

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương maị Quốc tế, PGS. TS Mai Hồng Quỳ, Ths. Trần Việt Dũng,
NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 2005
2. Giáo trình luật TMQT, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
2003.
3. Giáo trình LTMQT, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, 2005.
4. Giáo trình Luật Kinh tế Quốc tế, Học viện Quan hệ ngọai giao, 2001
5. GATT – Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch:



×