Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu VANHOA~3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.89 KB, 3 trang )

Văn hóa doanh nghiệp: Sức mạnh hội nhập
H. Đào, D. Quốc
Người Lao Động

01:24' PM -
Thứ năm,
12/07/2007
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ
TPHCM, phát biểu: “Doanh nhân VN đang bước ra biển
lớn hội nhập, đương đầu với sóng gió cạnh tranh khốc liệt.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) có vai trò
hết sức quan trọng đang đặt nặng lên vai doanh nhân, các
cấp, các ngành và toàn xã hội”.
Văn hóa – Sự sống còn của DN
“Hồi thế chiến thứ 2, có một nhà máy in ở Đức bị tàn phá,
Đức quốc xã chiếm dụng làm cơ sở quân dụng. Chiến
tranh đi qua, có 2 người đến nhặt từng viên gạch, cặm cụi
xếp lại thành đống. Một người đi tới hỏi: “Vì sao các anh
làm việc này?”. Họ trả lời: “Chúng tôi làm theo tâm
nguyện của ông chủ, phải xây dựng lại nhà máy...”. Người
hỏi đó chính là ông chủ và họ cùng ôm nhau khóc, quyết
tâm xây lại nhà máy”.
“Trong sự nghiệp của mình, ông chủ -
người sáng lập tập đoàn Samsung - ước
muốn sản xuất cho được chip điện tử.
Nhưng ông không hoàn thành tâm
nguyện. Trước khi qua đời, ông nói với
các cộng sự: “Tôi không làm được thì
các anh làm, rồi hãy đem nó đặt lên mộ
tôi...”. Kết quả là hiện nay, Samsung trở
thành một trong những tập đoàn hàng


đầu thế giới về sản xuất chip điện tử”.
Ông Đỗ Thanh Năm, chuyên viên tư vấn VHDN, Giám
đốc Công ty Win Win, kể lại câu chuyện trên và đúc kết:
50 lãnh đạo, đại
diện công đoàn
các doanh nghiệp
đã dự tọa đàm
“Văn hóa doanh
nghiệp và quá
trình hội nhập
kinh tế thế giới”
do LĐLĐ TPHCM
và Đài Truyền
hình TPHCM tổ
chức ngày 6-4
“Ý chí tinh thần, sự hãnh diện và niềm tự hào mãnh liệt là
lý do khiến nhân viên hết mình vì DN, biến ý tưởng sáng
tạo thành mục tiêu phát triển DN. Nó chỉ có được dựa trên
nền tảng của VHDN”. Theo ông Năm, trong kinh doanh,
vốn lớn, có bề dày kinh nghiệm thương trường... chưa hẳn
là quyết định thành công, mà chính là những yếu tố như
đã nói trên.
Con người, tri thức là tài sản
Có một sự gắn kết tương hỗ giữa VHDN với năng lực
cạnh tranh của DN. Ông Nguyễn Anh Ngọc, Phó Giám
đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư, đồng tình
với nhận xét này. Ông Đỗ Thanh Năm nhấn mạnh thêm,
con người là tài sản quý giá nhất của DN. Nhưng không
phải tất cả mọi người là tài sản. Chỉ những con người có
năng lực, tài năng, gắn bó lâu dài mới được coi là tài sản.

Để biến con người thành tài sản thì phụ thuộc vào cách
làm, cách gầy dựng VHDN của từng DN.
Vấn đề đặt ra là hiện nay, khái niệm về VHDN còn khá
mới mẻ đối với đại đa số DN VN. Thực ra, các yếu tố cấu
thành VHDN đang tồn tại, vận hành ở mọi DN, nhưng để
xây dựng nó thành những tiêu chí, chuẩn mực để vận
dụng thì rất ít DN làm được, thậm chí chưa được coi
trọng. Một trong những khách mời của buổi tọa đàm này -
ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Tổng
Biên tập Báo Người Lao Động, nhận định: “Khi xây dựng
VHDN, DN phải biết tiếp thu, chọn lọc từ những VHDN
khác nhau để áp dụng phù hợp cho riêng mình. Xây dựng
VHDN không chỉ có mỗi doanh nhân...”. Bên lề tọa đàm,
ông Nguyễn Huy Cận lưu ý: “Các tổ chức công đoàn phải
đặc biệt quan tâm, hợp lực cùng lãnh đạo DN trong việc
xây dựng VHDN, hướng đến mục tiêu cải thiện quan hệ
lao động tại nơi làm việc, cùng DN nâng cao năng suất
lao động”.
Theo ông Nguyễn Anh Ngọc, mô hình xã hội học tập cần
phải được nhân rộng trong cộng đồng DN. Bởi lẽ, chỉ có
học mới giúp có tri thức mà tri thức là nền móng của xây
dựng VHDN. “Trong một sân chơi chung, người nước
ngoài hơn ta về vốn và thế mạnh về quản lý. Đó có thể là
mối đe dọa. Nhưng ta phải học hỏi, đúc kết kinh nghiệm,
cách làm hay của họ để biến chúng thành lợi thế cho
mình. Mô hình học tập, xã hội cùng học tập là rất cần thiết
để phát triển DN theo quy trình quản lý tri thức, tạo nền
móng xây dựng và vận hành, nhân rộng VHDN” – ông Đỗ
Thanh Năm đúc kết.
ÔNG FRANK DUCHOSAL, CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ CHIÉN LƯỢC WIN
WIN:
Ít có DN VN quan tâm VHDN
Trong 4 năm làm công việc nghiên cứu, tư vấn, tôi tiếp
xúc với nhiều DN VN, nhưng thấy ít DN trong nước
quan tâm đến việc xây dựng VHDN. Ngay ở các nước
phát triển, chẳng hạn như Pháp, thường chỉ những DN
lớn quan tâm đến VHDN. VHDN có vai trò rất quan
trọng, nó là chất xi măng kết dính giữa chủ DN với
nhân viên, với đối tác, khách hàng... giúp DN phát triển
bền vững. Nhưng xi măng không thì chưa đủ, nó chỉ là
vật liệu cơ bản, còn tạo ra nền móng phải cần những
yếu tố khác. Với DN thì đó là thái độ, nhận thức đối
với con người, năng lực quản lý, tinh thần, sự năng
động, sáng tạo của nhân viên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×