Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN: TÌM HIỂU TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY CỦA NGƯỜI BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017

TÌM HIỂU TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY CỦA NGƯỜI BÌNH DƯƠNG HIỆN
NAY

Sinh viên thực hiện: LÊ THÀO NGUYÊN

Nam, Nữ: nữ

Dân tộc: kinh
Lớp; D15LS01

Năm thứ: 2

/Số năm đào tạo: 4 năm (2015-2019)

Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Kim Ánh

BÌNH DƯƠNG, 2017


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Năm học 2016 - 2017



1. Tên đề tài: Trang phục của người Nam Bộ xưa và nay

2. Mã số: (do cán bộ quản lý ghi)

3. Loại hình nghiên cứu:

 x Cơ bản

 Ứng dụng

 Triển khai

4. Lĩnh vực nghiên cứu:
 x Khoa học Xã hội và Nhân văn
 Kinh tế

 Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
 Khoa học Tự nhiên
 Khoa học Giáo dục

5. Thời gian thực hiện: 6 tháng
Từ tháng

10

năm 2016

đến tháng 4


năm 2017

6. Đơn vị quản lý về chuyên môn:
Khoa: sử

Bộ môn: lịch sử Việt Nam


7. Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ánh
Học vị: Thạc sĩ
Đơn vị công tác:ĐH Thủ Dầu Một

Khoa: sử

Địa chỉ nhà riêng:1299ĐL Bình Dương,phường Hiệp An, TP.TDM,BD
Điện thoại nhà riêng:0650 3560299
Di động:0903 189935

E-mail:

8. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lê Thảo Nguyên

Các thành viên tham gia đề tài (không quá 05 sinh viên):

TT

Họ và tên


Lớp, Khóa

1

Lê Thảo Ngun

D15LS01

Đinh Thị Bích Phương

D15LS01

Chữ ký

2
3
4

9. Lý do chọn đề tài:

Trong đời sống hiện nay, cùng với sự hội nhập và giao lưu với các nước trên thế
giới. Việt Nam đã và đang trên đà phát triển để cùng sánh vai với các nước năm
châu. Chúng ta tiếp thu và chọn lọc rất nhiều nền văn hóa từ các nước, sự trao
đổi và du nhập ấy đã góp phần tăng thêm vẻ đẹp cũng như màu sắc cho văn


hóa nước nhà. Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những khiếm khuyết không hề
nhỏ từ những việc tiếp thu văn hóa của các nước khác. Một số người Việt Nam
hiện nay đang dần chạy theo xu hướng mới nên đã quên mất đi truyền thống
dân tộc và từ đó cũng đang phai mờ đi trong nhận thức của mỗi người, mà

chúng ta thấy rõ nhất là qua vấn đề về trang phục, cách ăn mặc.
Ngay từ b̉i bình minh của lồi người, trang phục đã x́t hiện và khơng ngừng
thay đổi, sáng tạo cho đến ngày nay. Trang phục không chỉ giúp con người
chống lại cái rét, cái nóng oi bức của thiên nhiên, mà nó còn là chuẩn mực trong
xã hội và quan trọng nhất mà trang phục mang lại đó chính là dấu ấn văn hóa
riêng của từng đất nước, dân tộc, vùng miền mà không điều gì làm hòa tan được
bản sắc ấy.
Trang phục qua góc nhìn từ ngưởi Việt Nam là một trong những gì thân thiết
nhất đối với con ngưởi và sự gắn bó này xuất phát từ những trái tim yêu quê
hương, đất nước.
Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỡi dân tộc,
mỡi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú.
Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng
văn hóa của Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc
Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử.
Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu
như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật
quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, ... Người nông dân Bình Dương
chất phác, hiền lành và lao động cần cù, dũng cảm. Cũng từ đó mà trang phục
của người dân Bình Dương cũng có nhiều sự thay đồi mang đậm bản chất riêng
so với những vùng miền khác.
Không phải tự nhiên mà tôi lại chọn chủ đề trang phục thay vì những chủ đề
khác, chọn Bình Dương thay vì chọn những vùng miền khác. Thứ nhất là vì tơi
sinh ra và lớn lên ở vùng đất Bình Dương cho nẽn những gì đẹp nhất trong kí ức
và hiện tại của tôi đều gắn với nơi này. Nơi những con người thật thà chất phác,
một nắng hai sương, quanh năm cùng ruộng lúa. Thứ hai, đó chính là niềm tự
hào, ví dụ như ở các nước khác như Hàn Quốc, nhắc đến trang phục truyền
thống người ta nghĩ ngay đến là Hanbok, ở Nhật Bản là Kimono. Còn khi ai hỏi
đến trang phục truyền thống của Việt Nam, thì tơi sẽ tự hào mà nói rằng đó chính
là áo dài cũng như thế tơi tự hào khi ở Bình Dương q hương tôi có áo bà ba



chiếc áo mang đậm truyền thống dân tộc. Tôi tự hào rằng quê hương tôi và đất
nước của tôi mang những bản sắc văn hóa riêng và không bị hòa tan vào bất cứ
nền văn hóa cùa các quốc gia khác. Đó cũng là một phần lý do mà tôi chọn đề
tài này.
Bên cạnh những ý nghĩa thực tiễn thì trang phục của người dân Bình Dương còn
mang nhiều ý nghĩa về lịch sử. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Hình ảnh về chiếc khăn rằn, chiếc áo bà ba như một biểu trưng của”Miền Nam
thành đồng Tổ quốc” trong những ngày chống Mỹ cứu nước và nó còn có mặt
trong những giờ phút vĩ đại nhất làm nhục chí kẻ thù, tăng thêm chí khí cách
mạng của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi ở Bến Tre.
Trong điện ảnh, hình ảnh trang phục của người dân Bình Dương vẫn còn đọng
lại trong tâm thức của nhiều người qua các bộ phim như Đất Phương Nam,
Cánh đồng hoang,..
Đề tài nghiên cứu về trang phục của người dân Bình Dương được thể hiện qua
những hình ảnh chân thật và ngơn từ bình dị như chính người dân nơi vùng đất
Nam Bộ này.

10. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay với sự đổi mới và phát triển cùng với sự du nhập truyền thống văn
hóa trên thế giới đã góp phần làm đa dạng hơn bản sắc văn hóa của Việt Nam.
Thời gian trôi qua, đất nước của chúng ta ngày càng phát triển, ngày càng văn
minh hơn. Một phần khơng ít trong mỡi người đều đang chạy theo xu hướng, hội
nhập mà dần quên mất đi việc giữ gìn và tơn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.
Chúng ta chỉ thay đổi, tiếp thu nhưng lại quên mất đi việc chọn lọc, giữ gìn và tơn
vinh bản sắc văn hóa được lưu truyền từ đời nay sang đời khác ở Việt Nam.
Chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi chóng mặt ấy được thể hiện qua vấn đề về
trang phục, cách ăn mặc.

Như ở Việt Nam nói chung và ở các tỉnh Nam Bộ nói riêng, thì những nét đẹp về
truyền thống trang phục vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn trong các nhà truyền
thống hay trong những bảo tàng trưng bày. Nhưng nhìn ra thực tại thì người dân


đang dần lãng quên đi những trang phục truyền thống gắn với tổ tiên họ muôn
đời.
Trong các tiệm may mặc còn rất ít những người biết may những trang phục như
áo bà ba – chiếc áo màu bùn mang đậm ý nghĩa khi nhắc đến người dân Nam
Bộ hiền lànhvà chất phác.
Một phần lớn các bạn trẻ hiện nay chỉ thích chạy theo phong cách lai căn từ các
nước nởi tiếng trên thế giới, mà họ quên đi và thậm chí khơng quan tâm đến, bời
vì họ xem đó là cái xưa, cái cũ kĩ, cái cần phải thay đổi.
Từ những đều trên mà chúng ta, những người truyền lửa cần phải giáo dục cho
thế hệ trẻ và mọi người nhận thức được nét đẹp và ý nghĩa trong trang phục
truyền thống của nước Việt Nam ta.

11.Mục tiêu đề tài:

- Tìm hiểu trang phục của người Bình Dương hiện nay
- Góp phần xây dựng và lưu giữ bản sắc văn hóa Nam Bộ
- Quảng bá cho các bạn trẻ ở Việt Nam củng như trên thế giới hiểu biết về
trang phục người dân Bình Dương hiện nay.

12.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu:

- Đối tượng: trang phục của người Bình Dương hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Bình Dương
- Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:phương pháp lịch sử , phương

pháp lô-gic , phương pháp điền dã , phương pháp phỏng vấn sâu.


13. Mục lục:

TÌM HIỂU TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY CỦA NGƯỜI BÌNH DƯƠNG HIỆN
NAY
CHƯƠNG 1: Đơi nét về trang phục thường ngày của người dân Nam
Bộ xưa và nay
1.1

Trang phục của người dân Nam Bộ trong đời sống sinh hoạt hằng
ngày
1.2 Trang phục của người dân Nam Bộ trong lao động sản xuất

CHƯƠNG 2. Những nét chính về trang phục hằng ngày của người Bình
Dương hiện nay.
2.1.Những trang phục được người Bình Dương mặc trong sinh hoạt
hằng ngày
2.1.1.Khi ở nhà
2.1.2.Khi đi ra ngoài
2.2 Trang phục được mặc trong lao động sản xuất
2.2.1 Trong các ngành công nghiệp
2.2.2 Trong hoạt động nông nghiệp
2.2.3 Trang phục được mặc trong mộ số ngành dịch vụ
CHƯƠNG 3. Tổng kết chung và đánh giá về trang phục thường ngày của
người dân Bình Dương hiện nay.


14.Sản phẩm và khả năng ứng dụng:


-

Sản phẩm thu được sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn học tập và
nghiên cứu môn cơ sở văn hóa Việt Nam.

-

Ứng dụng thực tiễn cho các buổi sinh hoạt về chủ đề giữ gìn và phát huy
nét đẹp truyền thống dân tộc.

-

Rất có ý nghĩa trong việc truyền thơng, báo chí về mặt nhận thức và tuyên
truyền.

.
15.Chuyên mục tài liệu tham khảo:

-

Võ Văn Thành, Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, NXB Trẻ,
2013.

-

PGS.TS Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB giáo dục,
1/2000.

-


Chu Xuân Diên, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại Học Quốc Gia
TP.HCM, 2009.

-

Ngô Đức Thịnh, Trang phục cổ truyền của dân tộc Việt Nam, NXB Văn
hóa dân tộc, 1994.

-

(5), (4) Thạc sĩ Ngơ Minh Sang, Biến đởi đời sống văn hóa Bình Dương từ
góc nhìn đương đại, trang wed: sugia.vn / Hội Khoa học Lịch Sử tỉnh Bình
Dương, ngày 25/7/2012.

-

(6)Vân Chi, Văn hóa ăn mặc trong giới trẻ hiện nay, trang wed:
baoquangngai.vn, ngày 9/12/2012.

-

(2)Wed: tuoitre.vn – của Trần Phỏng Diều doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần.

-

(1), (3) Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Đặc khảo văn hóa người Hoa ở
Nam Bộ, NXB Văn hóa dân tộc,2012 (1)



Ngày 27 tháng 09 năm 2016

Ngày 27 tháng 8 năm 2016

Giáo viên hướng dẫn đề tài Sinh viên
(Ký, ghi rõ họ tên )

chịu trách nhiệm chính

(Ký, ghi rõ họ tên)
Bình Dương, ngày …… tháng …… năm 201…
Trưởng Khoa
(Ký, ghi rõ họ tên)


Lời mở đầu

Trong đời sống hiện đại ngày nay, cùng với sự hội nhập và giao lưu phát triễn,
tiếp xúc văn hóa với các nước trên thế giới . Đất nước ta, đã và đang trên đà
phát triển vượt bật để cùng sánh vai với các cường quốc năm châu, ghi lại dấu
ấn tốt đẹp với bạn bè quốc tế. Chúng ta khơng chỉ tiếp xúc riêng về mặt chính trị,
xă hội, khoa học – kĩ thuật mà chúng ta còn giao lưu và tiếp xúc về mặt văn hóa
nửa. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua vấn đề trang phục và cách ăn mặc của
mỗi người chúng ta hiện nay, thời trang là một trong những hình ảnh biểu thị rõ
nét nhất cho không gian đa sắc màu của thời kì hội nhập.
Ngay từ xa xưa con người biết đến trang phục như một vật dụng để bảo
vệ cơ thể khỏi sự khắt nghiệt của thời tiết trong khi lao động làm việc, thì hiện
nay những bộ trang phục ngồi những cơng dụng đó nó còn được xem như dấu
ấn một phong cách riêng của mỗi người mà không ai có thể giống ai được cả.
Tôi một đứa con được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất Bình Dương này,

tơi cảm thấy tự hào lắm về vùng đất và con người nơi đây. Với q trình cơng
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước buộc xã hội và con người phải thay đổi sao
cho phù hợp với sự phát triển của nó thì Bình Dương đã làm được điều này một
cách rất tốt.Con người nơi đây họ tiếp xúc , hội nhập những trang phục của
phương Tây một cách rất chọn lọc và họ tiếp biến những trang phục đó sao cho
phù hợp với bản thân và ch̉n mực xã hội của mình.
Chính vì điều này tơi càng tò mò hơn về những bộ trang phục của con
người nơi đây vì thế tơi đã chọn đề tài nghiên cứu này “ Tìm hiểu về trang phục
hằng ngày của người Bình Dương hiện nay” để có thể làm rõ hơn được trang
phục của người Bình Dương hiện nay như thế nào và nó có những đặc điểm gì
khác so với trước.
Chương 1: Đôi nét về trang phục thường ngày của người dân Nam Bộ xưa
và nay
1.1 Trang phục của người dân Nam Bộ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày


Nam Bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm,
nhưng văn hóa của Nam Bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng
dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử.
Ban đầu trang phục xuất hiện chỉ với mục đích đơn thuần là bảo vệ cơ thể
chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết hay một số loài vật gây hại nhưng dần về
sau khi cuộc sống được khá giả hơn thì trang phục còn có cơng dụng để làm
đẹp cho người mặt tôn lên vẻ đẹp cơ thể của họ, thể hiện được văn hóa, bản
sắc riêng của từng vùng miền từng dân tộc.
Từ thời Văn Lang – Âu Lạc trang phục hầu như rất đơn giản, nam thì đóng khố
cởi trần, nữ thì mặc váy áo hoặc yếm . Khố là một dải vải, chiều ngang khoảng
10cm, chiều dài khoảng 1,2m hoặc dài hơn nữa.Tùy theo chiều dài của khố mà
người ta quấn thành một hay nhiều vòng quanh bụng thả đuôi khố về trước hoặc
sau, khố mặc mát phù bợp với khí hậu nóng bức và dễ thao tác trong lao động., .
Váy và yếm , yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ

Việt xưa. Có hình vng vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ hai đầu
của lỡ đính hai sợi dây cột ra sau gáy . Nếu cở tròn là yếm cở xây, cở nhọn đầu
hình chữ V gọi là yếm cở xẻ , đít chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh
nhạn. Chiếc yếm luôn mang ý nghĩa đó là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem
là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. Quan niệm truyền
thống của người Việt cho rằng: Một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy
nhỏ nhắn như cái lưng ong và nó không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có
đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ. Sau này khi đời
sống chủ yếu dựa vào làm nông nghiệp, nông dân nơi đây chỉ biết “ bán mặt cho
đất , bán lưng cho trời” quanh năm làm nông chân lắm tay bùn, cùng với thời tiết
hai mùa rõ rệt nên không phù hợp cho các kiểu trang phục màu sáng hay sang
trọng. Vì vậy, màu sắc củng như kiểu may cũng rất đơn giản, đa phần màu sắc
chủ yếu đươc dùng thường là màu đen hoặc màu nâu, kiểu may thì sẻ giữa cài
hàng thắt nút, sẻ tà hai bên hông, vạt ngắn tạo cảm giác rất thoải mái cho người
mặc, bên cạnh đó gần vạt áo có thêm hai túi to rất tiện lợi cho việc đựng một số
vật dụng nhỏ. Kiểu trang phục này được goi với cái tên thân thuộc là chiếc áo Bà
ba, chiếc áo này được biến tấu từ chiếc áo dài xưa, khi người Nam Bộ chèo
xuồng, bn bán trên sơng, làm ruộng nước,…thì tà áo cũng theo đó mà ngắn
dần lên cho gọn gàng và dễ dàng trong công việc.
Aó bà ba gắn chặt với người Nam Bộ trong đời sống sinh hoạt lao động hằng
ngày cũng như là trong các lễ hội nó như một loại trang phục truyền thống , đặc
trưng của người dân nơi đây.


Aó bà ba được bắt nguồn từ chiếc áo truyền thống của Nam Bộ đó là những kiểu
áo cổ giữa, cổ lá sen, áo cổ kiềng, áo cổ chỉ,.. những kiểu áo này phổ biến
khoảng thế kỉ 18 và cuối thế kỉ 19, sau đó được cải tiến lần lần đến đầu thế kỉ 20
khi loại vải ú từ Mã Lai ( xứ bà ba) du nhập qua. Vải ú là loại vải bằng bông mà
có pha với lông chim nên vải bà ba về sau này rất mịn, có một loại vải ú đen và
vải ú trắng bán kèm cùng với khăn rằn. Một chiếc áo bà ba được may đẹp khi

nó tôn lên được vóc dáng của người mặc nhưng vẫn giữ lại được sự kín đáo
cần thiết của thuần phong mĩ tục Việt Nam , đó là lí do vì sao khơng phải ai cũng
may được chiếc áo bà ba đẹp chính điều đó là thước đo của sự khéo tay ở
người con gái, để được đánh giá vẹn tồn cơng, dung, ngơn ,hạnh.
Ở Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước chiếc áo bà ba còn đi
vào lòng người qua những một số bài hát như bài hát Chiếc áo bà ba của nhạc
sĩ Trần Kiết Tường viết cho người vợ yêu quý của mình thường vang lên trên
sóng Đài tiếng nói Việt Nam, thủ đô Hà Nội. Có thể nói Hà Nội lúc bấy giờ chưa
ai biết đến áo bà bà, người Bắc lúc bấy giờ chỉ có một chiếc áo gần giống chiếc
áo bà ba là chiếc áo cánh trắng không chít eo. Cho đến khi những người phụ nữ
miền Nam đi tập kết tự tay may những chiếc áo bà ba như bà Tố Linh vợ của
nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã làm cho chiếc áo bà ba được yêu quý và phổ biến
trên đất Bắc rất nhanh chóng. Bà Tố Linh với những chiếc áo tự tay thiết kế và
may đo theo phong cách của riêng mình đã trở thành một làn sóng một phong
cách thời trang mới của phụ nữ Nam Bộ trong những thập niên 60-70 hòa cùng
với bài hát của chồng bà đã làm chi hình ảnh chiếc áo bà ba ở miền Bắc trở nên
rất sáng giá. Người ta mới biết đến và cảm nhận ở đó một vẻ đẹp vừa bình dị
vừa sang trọng, vừa kín đáo lại vừa hấp dẫn, một sự gợi cảm ngấm ngầm từ
những đường cong trên cơ thể người phụ nữ mà khó có thể tìm thấy ở những
kiểu áo nào khác, một sự hoàn mĩ đến tuyệt vời như chiếc áo bà ba . Phụ nữ
miền Bắc cũng thấy đó mà đặt may theo do sự tiện lợi, gọn gàng mà chiếc áo bà
ba mang lại ngoài ra bà còn may cho cả những chính khách của Chính phủ Cách
mạng lâm thời miền Nam như bà Nguyễn Thị Bình, bà Đỡ Duy Liên mỡi khi cần
mặc áo bà ba đi dự hội nghị nước ngoài, đều cần đến đôi bàn tay khéo léo của
bà hay bà may áo cho những người chiến sĩ miền Nam đi B, áo cho những
người miền Nam trở về Nam chiến đấu . Nhờ sự tiếp xúc giữa hai miền Nam –
Bắc như vậy trang phục đã làm cho phụ nữ hai miền xích lại gần nhau hơn, thân
hơn, ruột thịt hơn.



Sau này, vào thời kỳ những năm 1960-1970, áo bà ba truyền thống được người
phụ nữ thành thị cải tiến vừa sáng tạo, hiện đại nhưng vẫn không quên thể hiện
đậm bản sắc dân tộc trong nó. Áo bà ba hiện nay thì khơng phẳng và rộng như
ngày xưa mà nhấn thêm eo bụng, eo ngực cho ôm sát lấy thân hình nhằm tơn
lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra người ta còn sáng tạo các kiểu
chấp vai, cổ tay , cửa tay , riêng các kiểu cổ lá sen, cánh én, đan tôn,…là được
tiếp thu từ kiểu y phục nước ngoài. Chiếc áo bà ba như đã chứng tỏ được sức
sống thanh xuân của nó trong sự hội nhập với các dòng thời trang hiện đại, như
chiếc áo dài truyền thống áo bà ba là nét đẹp rất đổi Việt Nam không thể thay thế
được, chiếc áo bà ba theo con người miền Nam qua bao thăng trầm lịch sử từ
hình ảnh ơng cha thời khẩn hoang mở đất, cho đến hình ảnh người nơng dân du
kích trong cuộc chiến tranh vệ quốc giữ đất, giữ làng. Hiện nay giữa dòng đô thị
ngày một phát triễn và đa dạng hơn, mới hơn như chạy đua với thời gian để hòa
mình vào thế giới hiện đại, ta vẫn bắt gặp những tà áo bà ba quen thuộc gần gủi,
ung dung niềm kiêu hãnh, thuần khiết vẻ đẹp Việt Nam.
Quần ống xuông cũng vậy ống quần cũng đã được làm nhỏ hơn để thuận tiện dễ
dàng hơn cho việc đi lại, lưng quần thì được luồng bằng dây thung tạo cảm giác
rất thoải mái trong các hoạt động thường ngày.


Hình ảnh người phụ nữ Việt trong chiếc áo bà ba cùng chiếc khăn rằng
(Nguồn: Bích Phương chụp 10/1/2016)
Còn chiếc khăn rằn cũng là hình ảnh hết sức quen thuộc của người phụ nữ ở
đồng bằng Nam Bộ . Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh
hết sức quen thuộc và gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người
phụ nữ đồng bằng Nam Bộ cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó, một nắng hai
sương Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng.
Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và
có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn, nó có chiều dài
khoảng 1,2m, rộng chừng 40-50cm, không cầu kỳ, sặc sỡ mà rất đỡi bình dị,

giản đơn. Trước khi có sự du nhập của các loại trang phục từ phương Tây thì
chiếc khăn rằn đóng vai trò chủ chốt trong lối ăn mặc của những người dân nơi
này Không chỉ người lao động lam lũ, mà cả những điền chủ, người giàu có
cũng sử dụng nó. Không chỉ có phụ nữ, mà nam giới cũng sử dụng loại khăn


này. Phụ nữ vắt gọn khăn trên đầu, còn đàn ông cột ngang trán, chừa hai đuôi
khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước.
Khăn cũng được quàng trên cổ, một đầu thả trước ngực, một đầu thả sau lưng.
Đơi khi hai đầu được bng xi xuống phía trước, đi với bộ quần áo bà ba làm
nên nét đặc trưng rất duyên của cư dân Nam bộ. Trãi qua nhiều thời đại chiếc áo
bà ba vẫn trường tồn vượt thời gian và khơng gian đó chính là nét đẹp văn hóa
độc đáo của người Nam Bộ, áo bà ba cùng với chiếc khăn rằn như một hình ảnh
gây ấn tượng khó quên của một dân tộc anh hùng, một đất nước có truyền thống
văn hóa thắm đậm, đầy tính năng động và sáng tạo để luôn đổi mới và phát triển
cho một tương lai sáng lạng đa sắc màu cùng với nhịp sống của xã hội hiện đại
hôm nay.

Chiếc khăn rằn nét đẹp không thể thiếu của người Nam Bộ
(Nguồn: Bích Phương chụp 10/1/2016)
Thế rồi thứ trang phục mà ta luôn bắt gặp mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống cần
lao cũng như sinh hoạt đời thường ấy lại xuất hiện ở những nơi trang trọng nhất
, tôn nghiêm nhất, sang trọng và đơng vui nhất. Cũng chính là chiếc áo bà ba
nhưng giờ đây thân phận đã hoàn toàn khác đủ tư cách như mọi thứ trang phục
dành mặt ở những chốn tôn nghiêm như đi lễ hội hoặc chùa chiềng, đình miếu
hay những cuộc vui văn nghệ , tiệc tùng vẫn không thiếu nét đẹp của tà áo bà
ba.Trong các ngày lễ thì trang phục của người dân Nam Bộ chỉnh tề , ngay ngắn,


lịch sự , trang trọng hơn sao cho phù hợp với từng lễ hội mà họ tham gia. Bộ

trang phục được xem là lễ phục phổ biến ngày xưa là bộ khăn xếp áo dài may
bằng loại vải đắt tiền hay lụa bóng ngồi ra thì nhưng bộ trang phục này củng có
thể mặc thường ngày ở nhà của những gia đình bá hộ khá giả ngày xưa để thể
hiện sự phân chia giai cấp trong xă hội lúc bấy giờ, vì là ngày vui nên các cơ dâu
thường mặc các màu đem lại sự may mắn như áo dài màu đỏ hay màu vàng
cung đình .

Tà áo dài truyền thống trong Lễ cưới
(Nguồn: Bích Phương)
Ngồi ra, bộ trang phục này thường được mặc khi dự lễ cúng đình hay đám
cưới, hay các dịp lễ nghi quan trọng cần sự tôn nghiêm trang trọng đó cũng như
ý thức trân trọng lịch sử hướng về cội nguồn, là niềm tự hào về những giá trị
chân , thiện, mĩ là những giá trị vĩnh hằng của dân tộc Việt .


Chính vì thế chiếc áo dài khăn xếp cũng vì thế mà được sử dụng đến ngày nay,
tuy cũng đã có một số phần cách tân hơn chiếc áo dài cùng chiếc khăn đóng
ngày xưa nhưng mang trong nó là một vẻ đẹp truyền thống không bao giờ phai
mờ , thay đổi theo thời gian được. Aó dài ngày xưa ở triểu Nguyễn thường may
rộng và dài dần về sau qua các triều đại áo dài cũng qua đó mà biến đổi đi rất
nhiều.Như áo dài cổ thuyền do Bà Rồng Trần Lệ Xuân khởi xướng vào những

năm 60 của thế kỉ XX, áo ơm sát người chít eo, dài tới gót chân, hở cổ.
Áo dài Ma đam Nhu Trần Lệ Xuân


Đến những năm 80,90 của thế kỉ XX áo dài tay ngắn xuất hiện ,tà ngắn đến đầu
gối chứ không dài tới gót chân như lúc ban đầu nữa, cổ thấp tạo sự thoai mái và
thanh thoát hơn cho người mặc. Đến ngày nay nhằm để hòa theo sự phát triễn
của xã hội và xu hướng thời trang mới của quốc tế thì chiếc áo dài dần dần

được biến tấu rất nhiều tay áo ngắn, tà áo chỉ dài hơi q mơng, thân áo ơm khít
người tạo ra đường cong mềm mại, tôn lên được tất cả vẻ đẹp của người phụ
nữ hiện đại, cổ áo có thể may rất nhiều kiểu tùy thuộc vào sở thích của ngưởi
mặc. Aó có thể có cổ hoặc không, có thể làm đơn giản nhẹ nhàng hay có thể tạo
điểm nhấn bằng cách đính hạt ngọc trai, sẻ cở hình giọt nước,..kiểu nào cũng
đẹp cũng rất thanh tú và phá cách như vẫn khơng mất đi được một chút kín đáo
một chút tơn nghiêm của chiếc áo dài Việt Nam. Loại áo dài cách tân này thì
được mặc chung với những chiếc quần jean hay quần tây, ôm dáng người mặc

đều rất đẹp và phù hợp mặc ở tất cả mọi nơi.


Aó dài cách tân hiện đại
Trang phục lễ tang thường có màu trắng làm màu chủ đạo, vì đó là màu tang
tóc. Vải để may đồ tang là loại vải thô, thưa mà dân gian thường gọi là vải tám.
Vải này rất rẻ tiền, không bền, không đẹp, cốt để biểu thị tình cảm của người
đang sống đối với người đã khuất với ý nghĩa cha mẹ hoặc ông bà mất rồi, con
cái quá đau buồn không thiết đến việc ăn mặc nữa. Áo tang phải được may trở
sống ra ngồi. Con là nam thì đầu đội mũ rơm, nữ thì đội mấn, những người họ
hàng thân thích thì chỉ quấn vòng khăn tang ngang đầu.
1.2 Trang phục của người dân Nam Bộ trong lao động sản xuất
Nam Bộ vùng đất của miền sông nước là chủ yếu và làm nghề nơng là
chính, với khí hậu hai mùa mưa và mùa nắng . Vì vậy để phù hợp với điều kiện
thời tiết như vậy và để thuận tiện cho việc đồng án thì những bộ trong phục cũng
phải phù hợp thì người nơng dân mới có thể lao động một cách thoải mái được

Đồ sẫm màu thuận lợi cho việc làm lụng

Trong cuộc sống từ làm vườn, giã gạo, cắt lúa, xay cám đến chèo ge trên
chợ nổi áo bà ba cũng rất thuận tiện. Chiếc áo ấy cùng lam lũ với người nông



dân trên đồng ruộng nó trỡ nên hết sức gọn gàng không làm vướng bận công
việc của nhà nông, dù đó là việc cấy cày hay mùa gặt hái .
Aó bà ba có mặt khắp nơi trong sinh hoạt đời thường của người Nam Bộ từ
những buổi chợ quê đến vùng phố thị đông đúc đâu đâu cũng thấy thấp thống
bóng hình chiếc áo bà ba dãi dầu mưa nắng cùng con người miền sơng nước
này. Chính vì lí do đó mà chúng ta thấy đa phần những bộ trang phục lao động
của người dân Nam Bộ thường là màu tối và vải mỏng để khi lấm lem bùn đất thì
có thể dể giặc ra và mau khơ ráo khi làm việc trong môi trường nước hay trong
mùa mưa.
Áo bà ba đã giúp người nông dân giải quyết được điều này, hồn cảnh gia đinh
của nơng dân Nam Bộ thường rất nghèo khó vì thế mà họ chỉ mai cho mình hai
bộ bà ba để mặc lao động cũng như trong một số hoạt động sinh hoạt thường
ngày. Vì thế cũng có thể khẳng định rằng trong trang phục người Việt hiếm thấy
loại trang phục nào đa dạng đến đặc biệt như chiếc áo bà ba của người Nam Bộ,
nó có thể tham gia vào bất cứ công việc trong sinh hoạt đời sống mà không vấp
phai chướng ngại nào. Quần mặc cùng với áo bà ba cũng đơn giản đến là
thường , chiếc quần ống rộng may suông đáy dài thường may màu đen là chủ
yếu, lưng quần thì được luồng thung vùa phải không quá chật để dễ dàng thuận
tiện cho các công việc. Dù đàn ông hay đàn bà thì bộ đồ bà ba ln ln là
người bạn đồng hành cùng họ trong tất cả mọi việc.


CHƯƠNG 2. Những nét chính về trang phục hằng ngày của người Bình
Dương hiện nay.
2.1.Những trang phục được người Bình Dương mặc trong sinh hoạt hằng
ngày
2.1.1.Khi ở nhà
Trang phục khi mặc ở nhà được người Bình Dương chọn đa số là những trang

phục đơn giản, thoải mái. Những chất liệu vải được chọn như: gấm, thun, kate,..
Tùy theo độ tuổi sẽ có những trang phục với chất liệu khác nhau. Người già
thường mặc đồ bộ đơn giản thoải mái phù hợp với t̉i tác, ít mặc rườm rà nhiều
họa tiết, chất vải được chọn thường là gấm, thun hoặc mặc piyama.
Tùy theo thời tiết sẽ khác nhau, thì sẽ có những trang phục phù hợp. Đối với
thời tiết ở Bình Dương, thì thời tiết sẽ khơng q lạnh như miền Bắc, cũng không
quá nóng, nhưng vẫn phân ra hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Thời tiết
vào mùa mưa, hoặc cuối năm khoảng thời gian gần Tết trời đôi lúc sẽ trở lạnh
hơn và người già là nam sẽ mặc piyama, đồ bộ dài tay cùng với quần dài, chất
liệu vải đủ để giữ ấm như vải nỉ, vải nhung, các loại vải có độ dày, mềm giữ ấm
tốt, các loại áo len chui đầu cũng được người già ưa chuộng.

Người già nam mặc piyama
(Nguồn: wed /linkedin.com)
Trang phục đối với người già quan trọng không chỉ qua chất vải mà còn thể hiện
ở kiểu dáng. Đa số người già thường may nhiều hơn là mua quần áo, bởi vì tính
cách càng lớn t̉i sẽ càng kĩ và khó tính hơn, trang phục phải kín đáo, lịch sự


và vừa vặn. Người già nên mặc trang nhã, đơn giản nhưng khơng vì thế mà cho
rằng hay ở nhà, về hưu thì cần gì mặc đẹp, mặc đẹp cho ai xem. Khơng phải
như thế, bởi vì ở t̉i già họ thường hay để ý và thích được làm đẹp, chỉnh chu.
Một trang phục khơng chỉ giúp mình đẹp hơn mà còn là sự tôn trọng người đối
diện, trang phục cũng là một phần giúp cho họ có niềm vui, tự tin hơn. Người già
hiện nay có mặc áo bà ba cách tân, là loại áo cũng tương tự như áo bà ba cổ
xưa nhưng có may phần tay ngắn, có hai túi vuông ở trước tà áo. Khi đi ngủ,
người già thường mặc đồ bộ piyama hoặc quần đùi với áo thun để thoải mái.

Trang phục hằng ngày của người già
(Nguồn: Thảo Nguyên chụp ngày 8/3/2016)

Đối với độ tuổi trung niên, khi ở nhà người phụ nữ hay làm những cơng việc nội
trợ thì sẽ chọn đồ bộ thun họa tiết hoa, tùy theo sở thích có thể chọn đồ bộ một
màu đơn giản hoặc họa tiết hoa lớn nhỏ, cái chính vẫn giữ đó là dù kiểu nào


nhưng vẫn phải mang lại sự thoải mái, tiện lợi khi ở nhà.

Người phụ nữ trong trang phục ở nhà
(Nguồn: Thảo Ngun chụp ngày 10/3/2017)
Người đàn ơng thì hay chọn cho mình những kiểu áo thun đơn giản cở tròn hoặc
cở bẻ, mặc cùng với quần đùi ngắn.
Người trẻ thì đa dạng kiểu quần áo mặc ở nhà hơn, so với thời b̉i hiện đại hóa
ngày nay, người trẻ ít ai còn mặc đồ bộ khi ở nhà. Những năm về trước người
trẻ thường mặc đồ bộ họa tiết dễ thương có thể đính thêm hoa hay nơ còn ngày
nay người trẻ tuổi vẫn chọn đồ bộ có họa tiết nhưng đơn giản và cách điêu đi
nhiều. Chất liệu vải thường ít được để ý kĩ như người lớn t̉i, quan trọng về
kiểu dáng nhiều hơn. Những năm gần đây người giới trẻ nữ ở nhà thường thay
đổi trang phục ở nhà thay vì đồ bộ thì giờ đây là quần thun dài, quần jean ngắn,
váy ngắn cùng với áo thun hoặc đầm dáng suông vừa để kịp với phong cách thời
trang hiện đại cùng với xu hướng ngoại hóa ngày nay. Nam thì vẫn đơn giản với
quần lửng đến ngang đầu gối với chất vải kaki, thun,.. cùng với áo thun hoặc ở
trần.Con trai thì hầu như thích ăn mặc đơn giản và thoải mái hơn con gái.
Trẻ em nhỏ thường mặc đồ bộ thun màu trắng, đầm, váy. Cha mẹ cũng như là
người lớn tuổi có để đến ý chất liệu vải khi mua đồ cho con của mình, đảm bảo


phù hợp với lứa tuổi ngây thơ, ngỗ ngịch của các em, chất liệu vải phải thấm hồ
hôi và có sự co dãn thoải mái.

Trang phục trẻ em

(Nguồn: Thảo Nguyên chụp)
2.1.2.Khi đi ra ngồi
Bình Dương là một khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các vùng phát triển hội
nhập lân cận mà dễ thấy nhất đó là thành phố Hồ Chí Minh, nên khơng chỉ ảnh
hưởng đến nếp sống sẵn sàng tiếp nhận và hướng về cái mới, nhạy cảm với cái
mới và còn ảnh hưởng đến trang phục đa dạng. Trang phục khi đi ra ngoài bao
gồm cả trang phục đi chơi và trang phục đi hoạt động gần nhà,gần nơi ở. Khí
hậu của Bình Dương đa mùa đều là nắng, cho nên khi đi ra ngồi thì họ sẽ sử
dụng thêm nón, khăn và áo khoác. Người già ít đi ra ngoài đây đó, thậm chí khi
ở nhà họ cũng ăn mặc rất lịch sự và trang nhã rồi nên trang phục khi đi ra ngoài
vẫn thường như ở nhà, có thể khoác thêm áo khoác nhẹ bên ngoài và đội nón,
đồ bộ gấm hoặc thun vải dày, khơng mỏng. Ơng già thay vì ở nhà sẽ mặc
piyama, quần đùi áo thun thì khi ra ngồi họ sẽ chồng thêm bên ngoài là quần
tây dài, kaki dài cho lịch sự. Người trung niên cũng như thế không có sự thay đởi
gì nhiều, có một số ít phụ nữ sẽ mặc quần thun dài với áo thun có cổ hoặc sơ mi
dáng dài để ra đi ra ngoài.


Trang phục các bạn nam khi đi chơi
(Nguồn: Thảo Nguyên chụp 12/11/2017)
Nhưng đến người trẻ thì lại khác, hầu như hiện tại ít có bạn gái nào mặc đồ bộ
để đi ra ngoài cả, họ sẽ thay bằng quần jean ngắn hoặc quần thun, kaki,.. Đối
với khi ra ngoài đi chơi sẽ đa dạng kiểu quần áo khác nhau, nghiêng về cách tiếp
xúc văn hóa,nghề nghiệp của từng người. Giới trẻ ngày nhạy bén với thời trang
nhất, có rất nhiều vấn đề xoay quay câu chuyện cách ăn mặc của giới trẻ hiện
nay. Và ở tỉnh Bình Dương, một nơi phát triển và hội nhập thì điều đó rất dễ
thấy. Ngoài đầm váy,quần áo chỉnh tề đẹp đẽ để đi chơi thì có một số bạn thích
ăn mặc theo phong cách của thần tượng, những người nổi tiếng, không cần
quan tâm có hợp với hồn cảnh hay khơng. Phong cách theo nước Hàn Quốc
được các bạn nữ ưa chuộng nhất. Chân váy, quần ngắn cùng áo kiểu, nhiều

kiểu hở cả vai hoặc cả lưng. Nam thì mặc quần kaki ngắn phối cùng vớ cao đến
đầu gối, áo thun trong mặc kèm ngoài với áo sơ mi,.. Rất đa dạng kiểu thời trang
từ các bạn trẻ, mặc theo sở thích của mình và khơng cần theo bất kì xu hướng
hay giống người nào. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bạn nữ chọn phong cách
quyến rũ, hở táo bạo, hiện nay rất nhiều, họ rất quan trọng đến trang phục, bởi vì
trang phục hầu hết quyết định vẻ bề ngồi của họ. Như đã nói từ trước,không
phải bạn trẻ nào cũng thích theo xu hướng thời trang, mà còn phụ thuộc vào tính


×