Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm trong hoạt động tố tụng dân sự (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.93 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ KIỀU MY

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM TRONG
••
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ
••••

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
••••


TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ KIỀU MY

TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TỊA SƠ THẨM TRONG
••

HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ
••••

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUÂN VĂN THAC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG


TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của chính người viết.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của
chính người viết và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ KIỀU MY


STT

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Diễn giải

1

BLTTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự

2
3
4


TTDS

Tố tụng dân sự

VADS
HĐXX

Vụ án dân sự
Hội đồng xét xử

5

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục Trang
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài..............................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài..........................................................................5
6. Kết cấu của luận văn .........................................................................................6
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRANH
TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM......................................................7

1.1. Lý luận chung về tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm .......................7
1.1.1. Khái niệm tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.......................................7
1.1.2. Ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm ...................................13
1.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử................................................15
1.2. Quy định pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm...............17
1.2.1. Chủ thể tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm...........................................17
1.2.2. Phạm vi tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm .........................................25
1.2.3. Phương thức tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm...................................26
1.2.4. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm ..........................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................37
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRANH
TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....38
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa dân sự
sơ thẩm .................................................................................................................. 38
2.1.1. Ưu điểm trong việc thực hiện quy định pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa


dân sự sơ thẩm........................................................................................................38
2.1.2. Hạn chế trong việc thực hiện quy định pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa
dân sự sơ thẩm........................................................................................................39
2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa dân sự
sơ thẩm .................................................................................................................. 62
.
Tại Việt Nam, sự trao đổi và tiếp thu thành tựu tố tụng của các nước là một
tất yếu khách quan. Tuy nhiên, các quy định về TTDS được xây dựng phải đáp ứng
được hai yêu cầu cơ bản: Tiếp thu được những thành tựu khoa học tố tụng của các
nước phát triển nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam16.
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã
chỉ rõ cần phải “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ,

bình đẳng, cơng khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia
và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh
tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng
để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư
pháp... ”.
Pháp luật TTDS Việt Nam trước đây quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa
theo thủ tục tố tụng xét hỏi, coi trọng việc điều tra, thu thập chứng cứ của Thẩm
phán và hồ sơ vụ án và đặc biệt chú trọng việc xét hỏi tại phiên tịa. Điều này có thể
được minh chứng bởi các quy định về thủ tục TTDS tại Bắc kỳ, Trung Kỳ và Nam

16trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ
biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 98.


7

kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc được xây dựng trên cơ sở mô phỏng và giản lược các
quy định của BLTTDS Pháp 180717. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định vẫn phải
thừa nhận vấn đề tranh tụng cũng đã được ghi nhận trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam từ rất sớm như quy định tại Điều 26 Sắc lệnh số 51 của Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa ngày 17 tháng 4 năm 1946 về việc ấn định thẩm quyền các
Tòa án và sự phân cơng giữa các nhân viên trong Tịa án “Khi ra phiên tịa, ơng biện
lý cũng như bên bị cùng bên dân sự ngun cáo, có quyền u cầu tịa thi hành mọi
phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật”; Điều 17 Sắc lệnh số 85 của Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 22 tháng 5 năm 1950 về việc cải cách bộ
máy Tư pháp và luật tố tụng “Tòa án chỉ thủ tiêu một phần hay tồn thể thủ tục nếu
xét một hay nhiều hình thức ghi trong luật tố tụng hình hoặc hộ có hại cho việc thẩm
cứu hoặc đến quyền lợi của đương sự” và sau này là các quy định tại ba pháp lệnh là
Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ
án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động năm 199618.

BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 về cơ bản cũng được xây
dựng trên cơ sở tố tụng xét hỏi nhưng có sự kết hợp các yếu tố của thủ tục tố tụng
tranh tụng. Cụ thể, BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011 coi trọng việc
điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, xây dựng hồ sơ vụ án của Thẩm phán.
Đồng thời xem việc xét hỏi tại phiên tịa của HĐXX có ý nghĩa quyết định đối với
việc giải quyết vụ án. Bên cạnh đó cũng đã đề cao nghĩa vụ tự chứng minh của
đương sự, tất cả các tình tiết, chứng cứ, tài liệu dùng làm căn cứ cho việc giải quyết
vụ án đều được các bên tranh tụng cơng khai, trực tiếp và bằng lời nói tại phiên tịa,
Tịa án khơng được hạn chế thời gian tranh luận mà phải tạo điều kiện cho những
người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của họ19.
17 Trần Anh Tuấn (2011), “Tranh tụng theo pháp luật tố tụng dân sự một số nước trên thế giới”,
18trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ
biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 104
19Xem Điều 6 và các điều từ Điều 85 đến Điều 98, Điều 222, Điều 232 và Điều 233 của BLTTDS
năm 2004.
5

Xem Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Điều 3, 4 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm
1996.


8

Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu khoa học tố tụng của các nước trên thế
giới, kế thừa những ưu điểm của BLTTDS năm 2004. Quy định về thủ tục tố tụng tại
phiên tòa dân sự sơ thẩm của BLTTDS Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở
của tố tụng tranh tụng và đã khẳng định tranh tụng là nguyên tắc của TTDS20.
Có thể nói tranh tụng trong TTDS nói chung và tranh tụng tại phiên tịa dân
sự sơ thẩm nói riêng là một trong những vấn đề cơ bản của TTDS Việt Nam. Tuy

vậy, định nghĩa về tranh tụng từ trước tới nay chưa có văn bản pháp luật nào quy
định.
Theo từ điển Luật học năm 2006, khái niệm tranh tụng và tranh tụng tại phiên
tòa được hiểu như sau: “Tranh tụng là hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên
tham gia tố tụng, có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ
để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích
của phía đối lập”. “Tranh tụng tại phiên tòa là những hoạt động tố tụng được tiến
hành tại phiên tòa xét xử bởi các bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận
điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia dưới sự điều khiển,
quyết định của Tòa án với vai trị trung gian, trọng tài”21.
Tác giả đồng tình với quan điểm được nêu tại đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường do tác giả Nguyễn Thị Thu Hà làm chủ nhiệm đề tài được thực hiện năm
2011, đó là: “Tranh tụng trong TTDS là quá trình hoạt động của các chủ thể tố

20Xem Điều 24 BLTTDS năm 2015.
21Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, Tr. 807,
808
.


9

tụng được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật, theo đó các chủ thể tranh tụng dưới sự điều khiển của Tòa án
được đưa ra, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án theo những trình tự, thủ tục do pháp
luật TTDS quy định và Tòa án ra phán quyết giải quyết vụ án dân sự căn cứ vào kết
quả tranh tụng của các chủ thể tranh tụng”22 .
Như vậy, khái niệm tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm có thể được hiểu
như sau: “Tranh tụng tại phiên tịa dân sự sơ thẩm là q trình giải quyết vụ án dân

sự tại phiên tòa cấp sơ thẩm, theo đó các bên đương sự trực tiếp trình bày yêu cầu,
trao đổi chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý chứng minh cho yêu cầu, phản bác yêu cầu
của mình để Tịa án trên cơ sở đó đưa ra phán quyết về việc giải quyết vụ án”. Tranh
tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm thực chất là một quá trình hoạt động của các chủ
thể tố tụng, theo đó các chủ thể tham gia vào q trình tranh tụng tại phiên tịa phát
huy tính tích cực, chủ động trong việc giải quyết vụ án dân sự đặc biệt là các bên
đương sự thực hiện quyền tranh tụng theo quy định của pháp luật TTDS để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên cơ sở xem xét khách quan, toàn diện và
đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ án và kết quả tranh tụng
tại phiên tòa, Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết vụ án công bằng, chính xác và
đúng pháp luật.
Với cách hiểu trên, tranh tụng tại phiên tịa dân sự sơ thẩm có các đặc điểm
chính như sau:

22Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên (2011), “Tranh tụng Trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu
cải cách tư pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, tr.8.


10

Thứ nhất, tranh tụng tại phiên tòa là thủ tục tố tụng đặc biệt trong q trình
Tịa án giải quyết vụ án 23. Gọi là thủ tục tố tụng đặc biệt vì tại phiên tịa tất cả các
tình tiết, tài liệu, chứng cứ của vụ án sẽ được Tòa án cơng khai tại phiên tịa và dựa
trên cơ sở đó các chủ thể tranh tụng chủ động, tích cực đưa ra các cơ sở, căn cứ và lý
lẽ để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là các bên
đương sự trong vụ án dân sự24.
Trong vụ án dân sự, các đương sự là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung
có tranh chấp được Tòa án xem xét giải quyết trong vụ án và tham gia vào vụ án là
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác đương sự cũng chính là

người biết rõ nguyên nhân cũng như điều kiện phát sinh tranh chấp. Vì vậy, để tìm ra
sự thật khách quan của vụ án thì chính các đương sự phải có trách nhiệm chứng minh
làm sáng tỏ các vấn đề của vụ án dân sự, chứng minh cho Tòa án và những người
tham gia tố tụng khác thấy được tính đúng đắn trong yêu cầu của mình và sự phản
đối của mình đối với yêu cầu của người khác. Trong suốt quá trình tố tụng tại phiên
tòa, các bên đương sự là người thực hiện việc tranh tụng liên tục trao đổi với nhau tất
cả chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho quyền và lợi ích hợp
pháp của mình trước Tịa án trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thứ ba, các hành vi tố tụng của chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên tòa dân
sự sơ thẩm phải tuân theo sự điều khiển của HĐXX.
Để đưa ra được phán quyết, làm sáng tỏ được các tình tiết cần phải chứng
minh của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì đương sự trong vụ án
phải liên tục đưa ra được những căn cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình và sự
23Nguyễn Thị Thúy Ly (2018), “Quy định về tranh tụng tại phiên tòa trong Bộ luật tố tụng dân sự
2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử, ngày 19 tháng 7 năm 2018, truy cập ngày 19 tháng 01 năm 2019, từ
24 .
11

Nguyễn Công Bình (2011), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự”,
trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ
biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 57.


13

phản đối của mình đối với yêu cầu của người khác tại phiên tòa. Tuy nhiên nếu các
đương sự tham gia tranh tụng tại phiên tòa một cách tùy tiện sẽ dẫn đến phiên tịa
diễn ra khơng hiệu quả, mặt khác sẽ mang lại những phản ứng thiếu tích cực. Vì vậy
để các chủ thể thực hiện tranh tụng tại phiên tịa thì việc tn theo sự điều khiển của
HĐXX, cụ thể là Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa là điều cần thiết. Điều đó sẽ làm

cho phiên tịa diễn ra một cách công bằng, đạt được hiệu quả. Đồng thời dưới sự điều
khiển của HĐXX quá trình tranh tụng của các bên đương sự được thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm, Tòa án giữ vai
trị của người trọng tài25. Tịa án khơng có trách nhiệm tìm ra sự thật của vụ án mà
chỉ kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của các tài liệu, chứng cứ do các bên
đương sự đưa ra và đồng thời nghe các bên đương sự hỏi, tranh luận trực tiếp với
nhau, từ đó đưa ra phán quyết về việc giải quyết vụ án.
1.1.1.

Ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Một là, tranh tụng thể hiện tính chất dân chủ, cơng khai và minh bạch của

phiên tòa dân sự sơ thẩm26.
Tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là một phương thức tố tụng thể hiện
rõ nhất tính chất dân chủ, công khai và minh bạch của pháp luật TTDS. Trong q

25 Nguyễn Cơng Bình (2011), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự”,
26trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ
biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 57.
11

Nguyễn Cơng Bình (2011), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự”,
trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ
biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 58.


12

trình thực hiện việc tranh tụng, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác

đều được bình đẳng, chủ động và công khai đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý để
hỏi, tranh luận nhau nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Tòa án là cơ
quan tiến hành tố tụng đóng vai trị điều khiển q trình tranh tụng tại phiên tịa và
sử dụng kết quả tranh tụng giữa các đương sự để ra bản án, quyết định một cách
khách quan, công bằng và đúng quy định pháp luật.
Hai là, thông qua tranh tụng các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình trước Tịa án27.
Thơng qua tranh tụng tại phiên tịa, đương sự có điều kiện trình bày, đưa ra
các chứng cứ, lý lẽ, lập luận để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt
khác, tranh tụng buộc các đương sự phải tích cực trong việc tham gia tố tụng. Kết
quả tranh tụng tại phiên tòa là cơ sở để Tòa án quyết định giải quyết vụ án nên đương
sự phải tìm mọi cách để thu thập chứng cứ và tìm ra căn cứ pháp lý để chứng minh
cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, đồng thời bác bỏ yêu cầu của phía
đương sự bên kia.
Thứ ba, tranh tụng tại phiên tịa góp phần bảo đảm cho bản án, quyết định
của Tịa án đã tun là có căn cứ và hợp pháp28.
Tranh tụng không những tạo điều kiện cho đương sự thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của mình mà qua q trình tranh tụng tịa án xác định được sự thật khách
quan của vụ án. Trên cơ sở đó, tịa án giải quyết được u cầu của các đương sự, xác
định đúng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo quy định pháp luật. Khi các

27 Nguyễn Công Bình (2011), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự”,
28trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ
biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 59.
15

Nguyễn Cơng Bình (2011), “Một số vấn đề lý luận cơ bản về tranh tụng trong tố tụng dân sự”,
trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ
biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 59.



13

đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
tại phiên tịa thì các tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ. Tịa án có đầy đủ các chứng
cứ để giải quyết vụ án một cách chính xác, cơng minh và đúng quy định pháp luật.
Bốn là, thông qua tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm giúp cho mọi công
dân hiểu biết thêm pháp luật, củng cố thêm lịng tin vào chế độ, vào đường lối, chính
sách và pháp luật của nhà nước. Trên cơ sở đó góp phần vào việc giáo dục và nâng
cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội của nhân dân, tạo
điều kiện cho việc củng cố trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa29.
1.1.2.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Hoạt động TTDS là một dạng hoạt động tư pháp với nhiệm vụ bảo đảm cho

việc giải quyết VADS được nhanh chóng và đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Vì vậy,
hoạt động TTDS được tiến hành theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật
TTDS quy định và trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Trong khoa học pháp lý,
nguyên tắc của TTDS được xác định là những tư tưởng chỉ đạo, biểu thị những đặc
trưng của TTDS, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho các hoạt động
TTDS30. Hay nói cách khác nguyên tắc của TTDS là những nguyên lý, những tư
tưởng chủ đạo, các định hướng chi phối tất cả các giai đoạn hoặc một số giai đoạn
nhất định của quá trình TTDS được thể hiện dưới hình thức các quy phạm pháp luật
TTDS và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật TTDS31.
Tranh tụng tại phiên tịa thực chất là một q trình hoạt động của các chủ thể
tố tụng, theo đó các chủ thể phát huy tính tích cực, chủ động trong việc giải quyết
VADS đặc biệt là các bên đương sự thực hiện quyền tranh tụng theo quy định của
pháp luật TTDS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và trên cơ sở xem xét

29Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên (2011), “Tranh tụng Trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu
cải cách tư pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, tr.9.
30Nguyễn Cơng Bình (1998), “Ngun tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương
sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, tr.12.
31Nguyễn Thị Thu Hà (2010), “Một số vấn đề về tranh tụng trong tố tụng dân sự”, Tạp chí nhà nước
và pháp luật, số 5/2010, tr.62.


14

khách quan, toàn diện và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết khác nhau của vụ
án, Tịa án ra bản án, quyết định cơng bằng, chính xác và đúng pháp luật. Như vậy,
tranh tụng không chỉ thể hiện tính chất dân chủ, cơng khai, minh bạch của quá trình
tố tụng nhằm bảo vệ các quyền con người trong TTDS mà còn định hướng chi phối
các hoạt động và hành vi tố tụng của các chủ thể tham gia TTDS. Trong lịch sử tố
tụng, tranh tụng được coi là ngun tắc gốc, có vai trị chỉ đạo mọi quy định tố tụng
nhằm chứng minh sự thật của vụ việc32. Vậy việc xác định nguyên tắc bảo đảm tranh
tụng trong xét xử là đòi hỏi tất yếu khách quan.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thay thế nguyên tắc bảo đảm quyền tranh
luận trong tố tụng dân sự bằng nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử33. Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận bảo đảm tranh tụng trong xét xử là một nguyên tắc
cơ bản của TTDS Việt Nam. Đồng thời xác định rõ: “Tịa án có trách nhiệm bảo
đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện
quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy
định của Bộ luật này. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân
sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày,
đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng
để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người
khác theo quy định của Bộ luật này. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ

phải được xem xét đầy đủ, khách quan, tồn diện, cơng khai.
Tịa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả
tranh tụng để ra bản án, quyết định”. Trên cơ sở đó, BLTTDS năm 2015 đã có nhiều
sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc này.
Để thực hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử cần đảm bảo những
nội dung sau:
32Bùi Thị Huyền (2016), “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015”, Tạp chí luật học, số 4/2016, tr. 50.
33Điều 23 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 24 BLTTDS năm 2015.


15

Một là các đương sự phải có quyền biết và trình bày ý kiến về những vấn đề
mà người khác có u cầu đối với mình về quyền và nghĩa vụ dân sự 34.
Hai là các chủ thể tham gia TTDS đều có quyền bình đẳng trước Tịa án trong
việc thực hiện quyền tranh tụng35.
Ba là Tòa án bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong
TTDS một cách bình đẳng, cơng khai và đúng pháp luật. Bản án, quyết định của Tòa
án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa36.
1.2. Quy định pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
1.2.1.

Chủ thể tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Ngoài chủ thể tiến hành TTDS là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến

hành tố tụng, trong quan hệ pháp luật TTDS cịn có sự góp mặt của các chủ thể tham
gia TTDS. Đây là những người tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ cho chủ thể tiến
hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án dân sự. Chủ thể tham gia tố tụng dân sự bao

gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Những
người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều
kiện do pháp luật TTDS quy định. Xuất phát từ bản chất của tranh tụng tại phiên tòa
là việc các bên đương sự đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý, lập luận, đối đáp lại
nhau, tranh luận với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình dưới sự điều khiển của Tịa

34Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Tranh tụng - Nguyên tắc của tố tụng dân sự”, trong Tranh tụng trong
tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ biên), Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 71.
35Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Tranh tụng - Nguyên tắc của tố tụng dân sự”, trong Tranh tụng trong
tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ biên), Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 72.
36Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Tranh tụng - Nguyên tắc của tố tụng dân sự”, trong Tranh tụng trong
tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu Hà (chủ biên), Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 74.


16

án37. Như vậy chủ thể tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm không phải là tất cả
chủ thể của TTDS.
Chủ thể tham gia tranh tụng được hiểu là những chủ thể mang quyền - nghĩa
vụ về tố tụng, tham gia vào quá trình tranh tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình trước Tịa án. Do đó, q trình tranh tụng ln ln có sự tham gia của hai
bên đương sự và Tịa án38.
Chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ
thẩm là các bên đương sự trong vụ án dân sự. Đây là nhóm chủ thể đóng vai trị quan
trọng đối với tồn bộ q trình tố tụng nói chung và đối với phiên tịa dân sự sơ thẩm
nói riêng39. Đương sự là người giữ vai trị chủ động, quyết định kết quả của quá trình

tranh tụng. Bởi họ tham gia tranh tụng xuất phát từ chính yêu cầu bảo vệ quyền và
lợi ích của họ trong vụ án, kết quả tranh tụng ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích
của các đương sự. Ngồi ra, đương sự là người biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát
sinh tranh chấp. Do đó việc xác định quyền và nghĩa vụ có tồn tại hay khơng thuộc
về các đương sự. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ

37Nguyễn Cơng Bình (2003), “Vấn đề tranh tụng trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, số 6/2003,
tr.4.
38Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên (2011), “Tranh tụng Trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu
cải cách tư pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, tr.10.
39Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2014), “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam”,
Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr. 296.


17

chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan40
nhưng chủ thể tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm chủ yếu là nguyên đơn và bị
đơn. Nguyên đơn và bị đơn là những chủ thể có mâu thuẫn về quyền và lợi ích, họ
đứng ở vị trí tố tụng đối lập nhau. Trong suốt q trình tranh tụng tại phiên tịa,
ngun đơn và bị đơn bình đẳng với nhau và liên tục trao đổi với nhau những chứng
cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh cho quyền lợi ích hợp pháp của mình trước
Tịa án trên cơ sở các quy định của pháp luật TTDS.
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm 41.
Trong phiên tịa dân sự sơ thẩm, việc tranh tụng trước hết được quyết định bởi
ngun đơn vì ngun đơn khơng những là người trực tiếp tham gia vào vụ án, có
quyền lợi liên quan đến vụ án mà ngun đơn cịn chính là người bắn phát súng đầu
tiên bắt đầu cho vụ án. Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo yêu cầu khởi kiện của

nguyên đơn. Vì vậy, trong suốt quá trình tranh tụng tại phiên tịa ngun đơn phải là
người tích cực đưa ra các chứng cứ, lý lẽ, lập luận để chứng minh cho yêu cầu của
mình và thuyết phục được Tịa án là u cầu của họ có căn cứ và hợp pháp.
Ở vị trí đối lập với nguyên đơn là bị đơn, bị đơn trong vụ án dân sự là người
bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do BLTTDS quy
định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm 29. Bị đơn là người tham gia
tranh tụng để trả lời về việc bị nguyên đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Việc tham gia của bị đơn mang tính chất bị động chứ không chủ động như nguyên
đơn. Họ buộc tham gia vào quá trình tố tụng do hành vi khởi kiện của nguyên đơn42.
Do quyền lợi của bị đơn gắn liền với vụ án nên trong tranh tụng tại phiên tòa dân sự
40khoản 1 Điều 68 BLTTDS năm 2015.
41khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015.
42 Đại học Kinh tế - Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Giáo trình Luật tố tụng dân sự”, Nxb
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 45.
29

khoản 3 Điều 68 BLTTDS năm 2015.


18

sơ thẩm bị đơn đóng vai trị khơng kém quan trọng hơn nguyên đơn. Để bảo vệ cho
quyền lợi của mình tại phiên tịa bị đơn phải ln chủ động, tích cực và tìm đủ mọi
cách để chứng minh cho quyền lợi của mình, bác bỏ những yêu cầu của nguyên đơn
đưa ra.
Ngoài các quyền bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bị đơn
cịn được thực hiện quyền năng đặc biệt đó là quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên
đơn, người có quyền lợi liên quan có yêu cầu độc lập43. Yêu cầu phản tố của bị đơn
là việc bị đơn đi khởi kiện ngược lại người đã khởi kiện mình, nhưng được xem xét

giải quyết cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết
yêu cầu của hai bên có liên quan với nhau. Về bản chất việc đưa ra yêu cầu phản tố
của bị đơn cũng giống như việc khởi kiện một vụ án, vì vậy vai trị tranh tụng của bị
đơn khơng chỉ đơn thuần là bị đơn mà cịn đóng vai trị tranh tụng của một nguyên
đơn trong cùng vụ án dân sự.
Trong đa số vụ án ngoài nguyên đơn và bị đơn tham gia vào q trình tranh
tụng tại phiên tịa cịn có sự tham gia của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi
kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi,
nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và
được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan32. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của một người mà khơng có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố

43 Điều 220 BLTTDS năm 2015.
32

khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015.


19

tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tịa án phải đưa họ vào
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường
hợp này họ cũng được coi là chủ thể tranh tụng tại phiên tòa, bởi họ cũng có quyền,
lợi ích liên quan đến vụ án, tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi của mình. Người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có quyền đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của
nguyên đơn, bị đơn. Ngoài việc khi tham gia vào vụ án dân sự, bên cạnh việc đứng
về nguyên đơn hoặc đứng về bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cịn
tham gia với vai trị người có yêu cầu độc lập để đưa ra yêu cầu của mình và u cầu

này có liên quan với vụ án đang được giải quyết44. Về bản chất, yêu cầu độc lập của
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng là một yêu cầu khởi kiện, có thể khởi
kiện thành vụ án độc lập. Tuy nhiên, nếu giải quyết yêu cầu độc lập sẽ không bảo vệ
kịp thời quyền lợi nên yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng vụ án. Do vậy
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng được đưa ra chứng cứ, lý lẽ và căn cứ
pháp lý để chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản đối yêu cầu của các đương sự
khác và bảo vệ cho yêu cầu độc lập của mình.
Trong trường hợp đương sự khơng thể hoặc khơng có điều kiện thực hiện
quyền tranh tụng của mình thì việc tham gia tranh tụng của những người này do
người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện.
Sự tham gia tranh tụng của người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự xuất phát từ quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự chứ khơng phải xuất phát trực tiếp từ lợi ích của họ bởi họ không phải là
chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nội dung45.
Người đại diện của đương sự là người thay mặt cho đương sự tham gia vào
q trình tranh tụng với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương

44Điều 201 BLTTDS năm 2015.
45Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên (2011), “Tranh tụng Trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu
cải cách tư pháp", đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, tr.10.


20

sự. Người đại diện của đương sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại
diện theo ủy quyền46. Về mặt lý luận thì chủ thể của quan hệ pháp luật có mâu thuẫn,
tranh chấp mới là chủ thể tranh tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Tuy nhiên
trong một số trường hợp vì đương sự khơng thể hoặc khơng có điều kiện thực hiện
tốt nhất quyền tranh tụng của mình nên pháp luật quy định họ có thể lựa chọn một
trong các đối tượng do pháp luật quy định để làm người đại diện cho mình để tham

gia tranh tụng. Do đó, khi tham gia tranh tụng tại phiên tịa người đại diện có quyền
và nghĩa vụ tố tụng của đương sự do mình đại diện47. Người đại diện có quyền được
biết tất cả chứng cứ, lý lẽ của bên đương sự đối phương và được quyền trình bày ý
kiến, đối đáp về những vấn đề mà đối phương có yêu cầu đối với đương sự mà mình
đại diện. Người đại diện của đương sự có quyền bình đẳng với bên đương sự đối lập
trước Tòa án trong việc thực hiện quyền tranh tụng.
So với các chủ thể khác cũng tham gia hoạt động tranh tụng, người đại diện
hợp pháp của đương sự là một trong những chủ thể nổi bật mặc dù không phải trong
vụ việc nào được giải quyết tại Tòa án cũng có người đại diện. Sự nổi bật của người
đại diện thể hiện ở chỗ họ thay đương sự tham gia tranh tụng, họ sẽ tận dụng mọi
phương thức, mọi biện pháp tranh tụng mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi
ích của đương sự mình đại diện. Ở một phương diện nhất định, hoạt động tranh tụng
của người đại diện được thực hiện theo phương châm bảo vệ quyền, lợi ích của
đương sự mà mình đại diện cũng là bảo vệ quyền, lợi ích cho chính mình. Chính vì
thế khác với một số chủ thể khác thực hiện các hoạt động tranh tụng khơng gắn với
quyền, lợi ích của chính mình, hoạt động tranh tụng của người đại diện thường được
thực hiện với một thái độ hết mình, quyết liệt nhất37.

46Điều 85 BLTTDS năm 2015.
47Điều 86 BLTTDS năm 2015.
Trần Phương Thảo (2011), “Hoạt động tranh tụng của người đại diện của đương sự trong tố tụng
dân sự”, trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị Thu
Hà (chủ biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 142.
37


21

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người giúp đỡ
đương sự về mặt pháp lý đồng thời tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của đương sự. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị
trí pháp lý độc lập với đương sự. Theo quy định tại Điều 75 của BLTTDS năm 2015
thì những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự: Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật
sư; Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của
pháp luật về trợ giúp pháp lý; Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động là người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong vụ việc lao động theo
quy định của pháp luật về lao động, cơng đồn; Cơng dân Việt Nam có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, khơng có án tích hoặc đã được xóa án tích, khơng thuộc
trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; khơng phải là cán bộ, cơng
chức trong các cơ quan Tịa án, Viện kiểm sát và cơng chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong
ngành Cơng an. Trong q trình tranh tụng, do người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự là người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm tham gia tố tụng và
kỹ năng tranh tụng nên có thể giúp cho đương sự bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, nhất là trong việc đưa ra chứng cứ pháp lý và các lập luận và giúp
cho Tòa án xác định được sự thật khách quan của vụ án.
Các chủ thể tham gia tố tụng khác như: Người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch không phải là chủ thể tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm mà
họ tham gia với vai trò trợ giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính
xác và thuận lợi hơn.
Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, tham gia
phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc
đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở
hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi hoặc vụ án dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng
tại thời điểm vụ án dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án


22


giải quyết chưa có điều luật để áp dụng 48. Kiểm sát viên chỉ kiểm sát việc tuân theo
pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Tòa án, các bên đương sự và
những người tham gia tố tụng khác. Phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi
các bên đương sự đã kết thúc việc tranh tụng. Khi phát biểu ý kiến về việc giải quyết
vụ án, Kiểm sát viên phân tích nội dung vụ án, đánh giá chứng cứ, đối chiếu quy
định của pháp luật có liên quan và đề xuất hướng giải quyết vụ án. Ý kiến của Kiểm
sát viên về việc giải quyết vụ án là một trong các căn cứ để HĐXX thảo luận, xem
xét giải quyết vụ án khi nghị án49. Phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát
được quy định trong BLTTDS xuất phát từ vị trí của Viện kiểm sát là cơ quan tiến
hành tố tụng thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS.
Vậy, trong TTDS hiện hành, Viện kiểm sát không phải là chủ thể tham gia hoạt động
tranh tụng50.
Để bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì
trong q trình tranh tụng, Tịa án phải thực hiện đúng chức năng của mình là người
tài phán cơng minh, xem xét, đánh giá đầy đủ và toàn diện tất cả các chứng cứ, căn
cứ pháp lý, lý lẽ lập luận mà các bên đương sự đưa ra trong quá trình tranh tụng. Tịa
án có vai trị quan trọng trong việc điều khiển quá trình tranh tụng, bảo đảm quá trình
tranh tụng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật TTDS đồng thời bảo
đảm sự bình đẳng của các chủ thể tranh tụng. Quyết định giải quyết vụ án trên cơ sở
cân nhắc các chứng cứ, căn cứ pháp lý và lập luận mà các bên đương sự đưa ra.
Như vậy, Viện kiểm sát và Tịa án khơng phải là chủ thể tranh tụng tại phiên
tòa dân sự sơ thẩm.
1.2.2.

Phạm vi tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Phạm vi tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là giới hạn những vấn đề mà

các bên tham gia tranh tụng phải làm rõ bằng các chứng cứ, căn cứ pháp lý và các lý
48Điều 21 BLTTDS năm 2015.

49Bùi Thị Huyền (2011), “Phiên tòa sơ thẩm dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, Tr. 170.
50Nguyễn Ngọc Khánh (2011), “Viện kiểm sát có là chủ thể tham gia hoạt động tranh tụng trong tố
tụng dân sự”, trong Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp, Nguyễn Thị
Thu Hà (chủ biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 161.


23

lẽ, lập luận. Việc xác định rõ phạm vi tranh tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
giải quyết vụ án. Khi xác định đúng phạm vi tranh tụng, đối với các bên tham gia
tranh tụng sẽ đảm bảo cho các bên đi đúng hướng trong quá trình tranh tụng, tránh
việc sa lầy vào những vấn đề không cần thiết. Đối với Tòa án, việc xác định đúng
phạm vi tranh tụng sẽ giúp đảm bảo cho hoạt động tranh tụng tại phiên tịa thực sự
có hiệu quả và kết thúc vụ án một cách nhanh nhất51.
Phạm vi tranh tụng chỉ xoay quanh yêu cầu của đương sự. Sau khi đương sự
trình bày xong yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu yêu
cầu của đương sự là đúng đắn, có cơ sở và được phía bên kia thừa nhận thì u cầu
đó được cơng nhận, đương sự đưa ra yêu cầu không cần phải chứng minh và đương
nhiên các bên đương sự không cần tranh tụng về vấn đề này. Tuy nhiên có những yêu
cầu mà một bên đương sự không đồng ý và có những chứng cứ mà đương sự khơng
chấp nhận. Đối với những yêu cầu và chứng cứ này để được Tịa án chấp nhận thì
buộc đương sự phải đưa ra những lý lẽ, lập luận, cơ sở pháp lý và đây là những vấn
đề để đương sự cần phải tranh tụng tại phiên tòa.
Tại phiên tòa, đương sự chỉ tập trung vào những vấn đề mà các bên không
công nhận, cịn những vấn đề các bên cơng nhận thì coi như là đã được giải quyết và
những chứng cứ nào các bên đã thừa nhận thì cũng khơng tranh tụng nữa. Vậy, các
chủ thể tranh tụng chỉ tranh tụng với nhau về những vấn đề mà các bên đương

51Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên (2011), “Tranh tụng Trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu

cải cách tư pháp", đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, tr.12.


24

sự cịn mâu thuẫn và có những chứng cứ chứng minh khơng thống nhất52 chính là
phạm vi tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.
1.2.3.

Phương thức tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Phương thức tranh tụng tại phiên tịa dân sự sơ thẩm chính là những ngun

tắc được quy định trong BLTTDS mà khi các chủ thể tham gia tranh tụng tại phiên
tòa bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc này.
Thứ nhất, việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của
chủ tọa phiên tịa53. Quy định này cho thấy vị trí, vai trò của chủ tọa phiên tòa trong
tranh tụng tại phiên tòa rất quan trọng. Chủ tọa phiên tòa là người tiến hành tố tụng
và là người điều khiển quá trình tranh tụng, hướng phần tranh tụng vào việc làm
sáng tỏ tồn bộ các tình tiết của vụ án mà đương sự còn mâu thuẫn. Chủ tọa phiên
tòa là người điều khiển xuyên suốt quá trình tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.
Thứ hai, Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều
kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền u
cầu họ dừng trình bày những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án dân sự44.
Quy định này chính là sửa đổi, bổ sung đoạn cuối của quy định tại Điều 233
BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011. Chủ tọa phiên tòa có quyền điều
khiển đương sự và những người tham gia tố tụng khác tuân thủ triệt để trình tự tranh
tụng, cắt những ý kiến xét thấy không liên quan đến vụ án. Những ý kiến phát biểu
đối đáp không liên quan đến vụ án sẽ khơng có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án
mà còn làm cho việc xét xử của Tịa án kéo dài. Vì vậy, quy định này tránh việc kéo
dài thời gian tranh tụng không cần thiết, bảo đảm cho quá trình tranh tụng giữa các

chủ thể tranh tụng đi đúng trọng tâm vào nội dung vụ án và quan hệ tranh chấp giữa
các đương sự.

52Nguyễn Thị Thu Hà chủ biên (2011), “Tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam trước yêu cầu
cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, tr. 12.
53Khoản 2 Điều 247 BLTTDS năm 2015.
44

Khoản 3 Điều 247 BLTTDS năm 2015.


25

1.2.4.

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Tại phiên tòa hoạt động tranh tụng của các chủ thể tranh tụng diễn ra một

cách công khai, minh bạch và Tòa án căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án,
quyết định về việc giải quyết vụ án. Bản án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã
được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tịa để phân tích, đánh giá,
nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật, để
chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan45.
Bên cạnh đó, quyền tham gia phiên tịa của các đương sự và những người tham gia tố
tụng khác là một trong những quyền quan trọng để họ thực hiện quyền tranh tụng tại
phiên tịa. Do đó, BLTTDS năm 2015 đã có các quy định từ Điều 227 đến Điều 231
về sự có mặt của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa và
hậu quả pháp lý khi họ vắng mặt tại phiên tòa. Quy định này cũng cho thấy chỉ có
thể thực hiện được việc tranh tụng tại phiên tịa khi có các bên đương sự có mặt tại

phiên tịa. BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể nội dung tranh tụng tại phiên tòa bao
gồm: việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận
về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và
pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
1.2.4.1.

Trình bày của đương sự tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm được bắt đầu bằng việc trình

bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nếu đương
sự có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trình bày về u cầu, ý kiến và chứng cứ để chứng minh cho yêu
cầu, đề nghị của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Sau khi người bảo vệ

45

Khoản 2 Điều 266 BLTTDS năm 2015.


×