BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC KIỆN
THỦ TỤC XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN
TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 62 38 01 04
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Hoàng Thị Minh Sơn
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Trƣờng Đại học luật TP. Hồ Chí Minh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS, TS. Hoàng Thị Minh Sơn
Phản biện 1:……………………………………………….
Phản biện 2:……………………………………………….
Phản biện 3:……………………………………………….
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại
phòng…....Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4,
TP.HCM vào hồi……giờ……phút, ngày……tháng…….năm 2016.
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn
Tất Thành, Quận 4, TP.HCM hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1. Nguyễn Ngọc Kiện, Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong
điều kiện cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2012;
2. Nguyễn Ngọc Kiện, Mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật số 10/2012;
3. Nguyễn Ngọc Kiện, So sánh các quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của
Mỹ, Pháp, Nga và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7/2014;
4. Nguyễn Ngọc Kiện, Quá trình hình thành và phát triển thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các thời kỳ, Tạp chí Kiểm sát số 11/2014;
5. Nguyễn Ngọc Kiện, Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ở Nhật Bản và gợi mở đối với
Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 324 tháng 4/2015;
6. Nguyễn Ngọc Kiện, Một số quyền mang tính phổ quát của bị can,bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hình sự ở nước
ngoài, Tạp chí Kiểm sát số 08 tháng 4/2015;
7. Nguyễn Ngọc Kiện, Một số nguyên tắc trong tố tụng hình sự chi phối hoạt động xét hỏi, tranh luận tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân số 12 tháng 6/2015;
8. Nguyễn Ngọc Kiện, Mối quan hệ giữa các chủ thể tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm- thực trạng và đề
xuất, Tạp chí Nghề luật số 06/2015;
9. Nguyễn Ngọc Kiện, Mô hình tố tụng hình sự với yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số
16, tháng 8/2015;
10. Nguyễn Ngọc Kiện, Bảo đảm quyền bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm, http/moj.gov.vn (Tạp chí dân chủ và
pháp luật- Bộ Tư pháp), đăng ngày 23/11/2015;
11. Nguyễn Ngọc Kiện, Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi tại phiên
tòa sơ thẩm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22, tháng 11/2015;
12. Nguyễn Ngọc Kiện, Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm, http/moj.gov.vn (Tạp chí dân chủ và pháp luật- Bộ Tư pháp), đăng ngày 24/11/2015.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ở nước ta, trước yêu cầu khách quan của nhu cầu đổi mới kinh tế xã hội- giai đoạn đầu Nhà nước tập
trung hoàn thiện pháp luật về kinh tế (đổi mới pháp luật nội dung), về sau chú trọng đến đổi mới thủ tục tố tụng
(pháp luật hình thức) để nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phù hợp với các chuẩn mực chung
của quốc tế. Trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, nhà nước mong muốn đạt được mục tiêu là hoạt động xét
xử được diễn ra theo hướng tranh tụng, công bằng, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong tố
tụng hình sự. Vì lẽ đó, nhu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng và đổi mới phiên tòa hình sự, hoàn thiện thủ tục xét
hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trở nên cấp thiết cao.
Việc lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu với đề tài Luận án tiến sỹ luật học: “Thủ tục xét hỏi và tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” dựa trên:
Một là, sự cần thiết phải làm rõ lý luận khoa học luật tố tụng hình sự về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm: Trong giai đoạn cải cách tư pháp đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta, đặt ra cho các nhà
khoa học pháp lý trách nhiệm giải quyết thấu đáo về mặt lý luận việc đổi mới phiên tòa hình sự gắn liền với đổi
mới thủ tục xét hỏi và tranh luận. Vì thủ tục xét hỏi, tranh luận có vị trí trung tâm trong quá trình tranh tụng tại
phiên tòa hình sự sơ thẩm; ở đó còn là cơ sở để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền lợi ích hợp
pháp của công dân và xã hội.
Hai là, sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục xét hỏi, tranh luận và nâng cao chất lượng xét hỏi và tranh
luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm: Pháp luật tố tụng hình sự nước ta qua hai lần pháp điển hoá (ra đời Bộ luật tố
tụng hình sự năm 1988 và năm 2003), ở đó nhà lập pháp đã thiết lập thành công một hệ thống thủ tục tố tụng
hình sự, là công cụ sắc bén để phòng, chống tội phạm và tăng cường pháp chế. Tuy nhiên mô hình tố tụng hình
sự nước ta chưa tiếp thu nhiều các hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng, nhiều quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003 đã trở nên bất cập, trong đó quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận chưa đáp ứng được yêu
cầu của thực tiễn tranh tụng.
Trên thực tế, trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt trong hoạt động tư pháp
hình sự, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả xét xử vẫn chưa cao; việc tổ chức phiên tòa hình sự và hoạt động tranh
tụng tại phiên tòa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong xã hội. Về tổ chức phiên toà theo
tinh thần cải cách tư pháp và vấn đề văn hoá pháp lý cũng có tính thời sự được dư luận quan tâm; thực trạng án
bị huỷ, sửa do vi phạm thủ tục tố tụng đáng kể hoặc có trường hợp gây oan, sai xâm phạm đến quyền lợi ích hợp
pháp của công dân .v.v.
Ba là, yêu cầu cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản mới được ban hành:
Trước yêu cầu của pháp luật tố tụng hình sự phải khẩn trương cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy
đoán vô tội và các nguyên tắc khác được Hiến pháp năm 2013 quy định mới và sửa đổi, bổ sung. Đồng thời với
việc triển khai, thi hành các luật như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014 và các luật quan trọng khác. Theo đó phải thiết lập cơ chế bảo đảm nó cả về mặt quy phạm, cả về mặt thực
tiễn. Bên cạnh đó tinh thần Hiến pháp năm 2013 coi trọng bảo vệ quyền con người, quyền công dân là một trong
những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trong đó nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự
phải được xác định rõ và thực thi có hiệu quả.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận, nghiên cứu và làm rõ thực trạng thủ tục xét hỏi và
tranh luận trong tố tụng hình sự (sau đây viết tắt: TTHS) Việt Nam, Luận án đề xuất giải pháp bảo đảm thực
hiện thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, Luận án có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:
+ Làm rõ lý luận về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm;
+ Nghiên cứu, phân tích, làm rõ những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục xét hỏi và
tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (sau đây viết tắt: PTHSST), chỉ ra những bất cập của những quy định
này; đồng thời phân tích, đánh giá quy định của pháp luật ở một số nước trên thế giới về thủ tục xét hỏi và tranh
luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
+ Làm rõ thực tiễn thực hiện những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục xét hỏi và tranh
luận tại PTHSST, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về thủ tục xét hỏi và tranh
luận tại PTHSST trong TTHS Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Luận án chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục
xét hỏi, tranh luận tại PTHSST, mà trọng tâm là theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; đồng thời
so sánh, đánh giá những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cùng vấn đề này; bên cạnh đó Luận án
còn tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST trong nền lập pháp
TTHS nước ta từ giai đoạn năm 1945, cũng như nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS một số nước trên
thế giới về vấn đề này.
Luận án nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật TTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại
PTHSST ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2015.
Về không gian: Để bảo đảm tính khái quát cao, Luận án không nghiên cứu bao hàm các khái niệm pháp
lý xung quanh thủ tục TTHS và không giàn trải ở các yếu tố liên quan đến tranh tụng khác, mà chỉ biện luận các
cơ sở và lý luận cho việc xây dựng khái niệm khoa học về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST và phân tích
đặc điểm, ý nghĩa của xét hỏi và tranh luận. Luận án nghiên cứu có giới hạn các yếu tố và cơ sở xác định thủ tục
xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Luận án không nghiên cứu hết các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự (sau đây viết tắt:
PTHS) mà chỉ chuyên sâu ở các quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Tuy nhiên,
để bảo đảm tính hệ thống và hiệu quả của mục tiêu nghiên cứu, thì phân tích, lý giải một số quy định chứa đựng
các yếu tố tranh tụng là không thể thiếu được. Bên cạnh đó là sự lựa chọn nghiên cứu đối với pháp luật của các
nước Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản về quy định thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Luận án chỉ đánh giá thực tiễn thực hiện thủ tục xét hỏi, tranh luận ở cấp xét xử sơ thẩm, cùng với một số
vụ án hình sự đã được xét xử.
3
4. Những đóng góp mới của Luận án
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại
phiên tòa sơ thẩm trong TTHS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cụ thể của Luận án với những đóng góp mới như
sau:
Thứ nhất, Luận án làm rõ, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại
PTHSST trong TTHS Việt Nam. Những vấn đề lý luận này được tác giả nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá
thực trạng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Thứ hai, Luận án làm rõ thực trạng luật thực định Việt Nam về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST;
trong đó có so sánh, đánh giá những điểm mới cùng vấn đề theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Bên cạnh đó, Luận án nghiên cứu so sánh quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận ở một số nước trên thế giới và
kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Thứ ba, Luận án phân tích thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục xét
hỏi, tranh luận tại PTHSST; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của
nó.
Thứ tư, Luận án đã đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Luận án góp phần bổ sung, củng cố và phát triển các vấn đề lý luận về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại
PTHSST trong khoa học pháp lý Việt Nam.
- Luận án làm rõ thực trạng quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại
PTHSST; đồng thời nghiên cứu so sánh, rút ra kinh nghiệm đối với Việt Nam cùng vấn đề này ở các nước: Mỹ,
Pháp và Nhật Bản; Luận án đánh giá sâu thực tiễn thực hiện thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST, giải thích
được nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc của nó .v.v.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Các kiến giải trong Luận án được tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn không những góp phần hoàn thiện
pháp luật TTHS và đổi mới phiên tòa hình sự, mà còn góp phần bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tố tụng
hình sự.
- Kết quả đạt được của Luận án góp phần tăng cường nhận thức áp dụng pháp luật tố tụng, đặc biệt là sự
đổi mới tư duy theo hướng tích cực hơn trong đội ngũ cán bộ làm công tác thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử.
- Luận án là nguồn tài liệu có thể dùng cho việc tham khảo nghiên cứu lập pháp, trong việc học tập,
nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo của chuyên ngành tư pháp hình sự.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, Luận án được chia thành ba chương:
Chương 1: Lý luận về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Chương 2: Thực trạng xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Chương 3: Giải pháp bảo đảm thực hiện thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
4
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Các chuyên khảo: cuốn “Criminal Procedure A Worldwide Study”1 (Tố tụng hình sự- Một nghiên cứu
trên toàn thế giới) của tác giả Craig M. Bradley; cuốn Criminal evidence and procedure: The Essential
Framework”2 (Khung thiết yếu về chứng cứ và thủ tục TTHS) của tác giả Stephen Seabrooke và John Sprack;
cuốn “General Reports to the 10th international congress of comparative law” 3 (Báo cáo tổng quan của Đại hội
quốc tế lần thứ 10 về pháp luật so sánh) của các tác giả: Lamm, Vanda, Péteri, Zoltán; cuốn “Judges, legislator
and professors: Chapters in European Legal History”4 (Thẩm phán, các nhà lập pháp và các giáo đồ: Những
chương trong lịch sử pháp lý Châu Âu) của tác giả R.C. Van Caenegem; cuốn “An Introduction to the Legal
System of the United States”5 (Giới thiệu nền pháp lý Hoa Kỳ) của tác giả E. Allan Farnswarth; cuốn “Criminal
Procedure: Prosecuting crime”6 (Thủ tục tố tụng: Truy tố hình sự) của tác giả Joshua Dressler và George C.
Thomas III; cuốn “Japanese Law”7 (Pháp luật Nhật Bản) của tác giả Hiroshi Oda; cuốn “Procédure pénale”8
(Tiến trình tố tụng hình sự) của tác giả Corinne Renault-Brahinsky; cuốn “допрос в советском уголовном
судопроизводстве”9 (Thủ tục thẩm vấn trong TTHS Liên Xô), của tác giả Н.и. Порубов; cuốn “Problems in
Criminal Procedure”10 (Những vấn đề trong TTHS) của các tác giả: Joseph D. Grano và Leslie W.Abramson;
cuốn “Principles of Criminal Procedure”11 (Những vấn đề chủ yếu của thủ tục TTHS) của các tác giả: Russell
L. Weaver, Leslie W.Abramson, John M. Burkoff và Catherine Hancock; cuốn “International Criminal
Procedure- A Clash of Legal Cultures”12 (Thủ tục TTHS quốc tế- Sự xung đột văn hóa pháp lý)13 của tác giả
Christine Schuon.
Qua việc nghiên cứu các công trình nước ngoài, tác giả Luận án đánh giá như sau:
1
Craig M. Bradley (2007), Criminal Procedure A Worldwide Study, Carolina Academic Press, Durham- North Carolina.
Stephen Seabrooke & John Sprack (2004), Criminal Evidence and Procedure: The Essential Framework, BlackStone
Press limited.
3
Lamm, Vanda, Péteri, Zoltán (1981), Public hearing in the absence of the accused person, “General Reports to the 10th
international congress of comparative law” (Edited by Publie’ par), Akademiai Kiado’, Budapest.
4
R.C. Van Caenegem (2000), Judges, Legislators and Professors: Chapters in European Legal History, Cambridge
University Press.
5
E. Allan Farnswarth (1963), An Introduction to the Legal System of the United States, Columbia University law, Oceana
Publications, New York, (Ấn phẩm của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ).
6
Joshua Dressler và George C. Thomas III (2006), Criminal Procedure: Prosecuting crime, Thomson/West, Printed in the
USA.
7
Hiroshi Oda (2009), Japanese Law, Oxpord University Press, New York.
8
Corinne Renault-Brahinsky (2014), Procédure pénale, Gualino éditeur, (14e édition).
9
Н.и. Порубов (1973), допрос в советском уголовном судопроизводстве, Издательство << вышэйшая
школа>>Минск;
10
Joseph D. Grano, Leslie W. Abramson (1988), Problems in Criminal Procedure, ST. Paul, minn, West Publishing Co.,
(second edition).
11
Russell L. Weaver, Leslie W. Abramson, John M. Burkoff & Catherine Hancock (2007), Principles of Criminal
Procedure, (second edition), Thomson/West, Printed in the USA.
12
Christine Schuon (2010), International Criminal Procedure- A Clash of Legal Cultures, T-M-C- Asser Press, Printed in
the Netherlands.
13
Về Tòa án hình sự quốc tế, tham khảo thêm tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), Luật hình sự quốc tế với việc đảm
bảo quyền con người, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
2
5
Một là, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài phân tích diện rộng các thủ tục xét xử nói chung, chứng
minh sự bình đẳng của các bên tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm14. Ở đó hoạt động xét hỏi, tranh luận
không được phân chia thành hai phần riêng biệt, nhưng lại thể hiện đậm nét quan hệ đối tụng. Vì thế mà phiên
tòa diễn ra dân chủ và sinh động. Ví dụ cụ thể như trong thủ tục xét hỏi, tranh luận với thủ tục “chất vấn chéo”
trở thành điển hình trong các phiên tòa theo mô hình TTHS tranh tụng. Các công trình ở nước ngoài phân tích
sâu về vai trò hướng dẫn luật và điều khiển phiên tòa của thẩm phán chủ tọa, về cơ chế bồi thẩm đoàn tham gia
xét xử và hoạt động buộc tội của công tố viên. Đồng thời thủ tục xét xử rất coi trọng vai trò của người làm
chứng- được hầu hết các tác giả ghi nhận.
Hai là, nổi bật là các quyền của bị cáo tại PTHSST được các học giả nước ngoài quan tâm bàn luận
nhiều. Trong đó bình luận có tính thuyết phục về thực tiễn áp dụng quyền thúc đẩy thông tin của người bị buộc
tội. Họ phải được thông báo lý do bị buộc tội và tội danh bị cáo buộc. Họ còn được thông báo về quyền được im
lặng, quyền được tư vấn pháp luật trước khi bước vào phiên tranh tụng, nếu không thì phiên xét xử sơ thẩm sẽ bị
coi là vi phạm nghiêm trọng, dẫn đến có thể bị cấp phúc thẩm hủy án. Điều này có ý nghĩa tham khảo vì chính
trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) mà Việt Nam gia nhập năm 1982 đã quy định
rằng để thực hiện quyền bào chữa, người bị buộc tội phải được thông báo về lý do buộc tội (Điều 14/3/a). Ngoài
ra, cần lưu ý đến thủ tục nhận tội của bị cáo quyết định đến phương thức xét xử của Tòa án. Nghĩa là thủ tục xét
xử coi trọng sự tự nguyện của bị cáo, có thể là do họ chấp nhận cáo buộc thì Tòa sẽ tuyên án hoặc họ thương
lượng nhận tội để đổi lấy lợi ích từ phía cơ quan công tố hoặc của bị hại, ví dụ như công tố viên sẽ rút lại cáo
buộc. Trong quá trình xét xử, bị cáo còn được hưởng quyền không phải tự buộc tội mình, theo đó cho phép bị
cáo không cần phải chứng minh là mình vô tội, mà trách nhiệm đó thuộc về công tố viên. Nếu công tố viên
không chứng minh được thì bị cáo sẽ đỗ lỗi và sẽ được tuyên vô tội.v.v. Phân tích trên cho thấy tại PTHSST
nguyên tắc tranh tụng được đề cao và thực thi triệt để; từ phía nhà nước rất chú trọng thiết lập các quyền cho
người bị buộc tội để họ tự bảo vệ mình, chứ không chỉ là cân bằng quyền lực cho cán bộ tư pháp.
Ba là, giá trị tham khảo trong việc gợi mở một số luận cứ nghiên cứu và tiếp cận đánh giá, so sánh với
luật thực định TTHS Việt Nam là rất cần thiết: Đó là, thủ tục nhận tội của bị cáo tại PTHSST; vấn đề công bố và
giải thích cáo trạng tại PTHSST; vấn đề triệu tập người làm chứng và vai trò của người làm chứng tại PTHSST;
thủ tục cung cấp chứng cứ phục vụ cho hoạt động xét hỏi, tranh luận tại PTHSST; thủ tục xét hỏi và chất vấn
chéo tại phiên tranh tụng bảo đảm sự bình đẳng, dân chủ cho người tham gia tố tụng; vai trò của chủ tọa phiên
tọa tại phiên tranh tụng.
2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
- Về sách:
Ở Việt Nam tài liệu về sách có quan hệ mật thiết đến đề tài nghiên cứu không nhiều. Gồm cuốn “Tranh
luận tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Dương Thanh Biểu, do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2007; cuốn
“Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Võ Thị Kim Oanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh năm 2011; cuốn “Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự” của tác giả Mai Thanh HiếuNguyễn Chí Công, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội năm 2008.
14
Quá trình xét hỏi, tranh luận phụ thuộc vào chứng cứ và cách thức đưa ra chứng cứ nhằm tạo ra hiệu quả của nó trong
việc tranh tụng bình đẳng, tránh sự can thiệp của Tòa án. Chứng cứ do các bên đưa ra tại phiên tòa quyết định đến bản chất
của vụ án và can thiệp đến tiến trình tố tụng tiếp theo.
6
- Về đề tài nghiên cứu khoa học các cấp:
Các đề tài khoa học thực hiện ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến khoa học luật tố tụng hình sự, tiêu
biểu gồm có:
Đề tài khoa học cấp bộ: “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố
ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, của VKSNDTC hoàn thành vào năm 1999; Đề tài khoa học cấp bộ: “Các
giai đoạn của tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của VKSNDTC hoàn thành vào
năm 2010; Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới thủ tục tố tụng
hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, của tác giả Lê Hữu Thể hoàn thành vào năm 2010; Đề tài khoa học
cấp Nhà nước: “Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực
xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của tác giả Uông Chu
Lưu hoàn thành năm 2005; Đề tài “Cải cách hệ thống tư pháp hình sự nhằm bảo vệ các quyền con người”, Đề
tài nghiên cứu nhóm B của Đại học Quốc gia Hà Nội trong Dự án của Đan Mạch, do tác giả Lê Văn Cảm (chủ
nhiệm) hoàn thành năm 2011; và Đề tài thuộc Dự án nêu trên: "Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ
quyền con người" do tác giả Nguyễn Ngọc Chí làm chủ nhiệm.
- Về tạp chí khoa học chuyên ngành luật:
+ Bài báo khoa học quan trọng đầu tiên phải kể đến là, “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự về thủ tục phiên tòa sơ thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của tác giả Hoàng Thị Minh Sơn, đăng
trên Tạp chí Luật học số 10 năm 2009.
+ Bài báo khoa học quan trọng thứ hai: “Một số vấn đề hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
về thủ tục xét xử sơ thẩm” của tác giả Trần Văn Độ, đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 08 năm 2012.
+ Liệt kê đến bài “Về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của tác giả Lê Thị Thúy Nga, đăng
trên Tạp chí Luật học số 07 năm 2008.
Ngoài ra còn có nhiều bài báo khoa học thể hiện nhiều vấn đề khác nhau trong khoa học tố tụng hình sự,
trong đó có đề cập đến thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST.
- Về luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ:
Về luận án tiến sĩ:
Ở phạm vi trong nước, chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST.
Chỉ có thể liệt kê đến Luận án của tác giả Lê Tiến Châu “Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam”
hoàn thành năm 2008 tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Luận án của tác giả Võ Thị Kim Oanh, “Xét xử sơ
thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” hoàn thành năm 2008 tại Viện Nhà nước và Pháp luật- Viện Hàn Lâm
khoa học xã hội Việt Nam.
Về luận văn thạc sĩ:
+ Luận văn của tác giả Đỗ Văn Thinh, “Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” hoàn thành năm
2006 tại Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh; Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Toản, “Tranh luận tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm” hoàn thành năm 2011 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn của tác giả Lê Đức Thọ
“Xét hỏi, tranh luận và nâng cao tính tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm”, hoàn thành năm 2008 tại
Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh; Luận văn của tác giả Phạm Đình Thanh, “Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
hình sự” hoàn thành năm 2011 tại Trường đại học luật Hà Nội; Luận văn của tác giả Đặng Thị Giao, “Thủ tục
tranh luận tại phiên tòa hình sự”, hoàn thành năm 2011 tại Trường đại học luật Hà Nội; Luận văn của tác giả
7
Hoàng Thị Thu Minh, “Tranh luận tại phiên tòa hình sự- Lý luận và thực tiễn” hoàn thành năm 2011 tại Trường
đại học luật TP. Hồ Chí Minh.
Qua việc nghiên cứu các công trình trong nước, tác giả Luận án rút ra các đánh giá như sau:
Một là, các công trình ở trong nước chưa làm rõ nội hàm của khái niệm thủ tục xét hỏi và tranh luận tại
PTHSST; nêu khái niệm thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại PTHSST chưa bảo đảm tính khoa học; chưa xác
định toàn diện, hợp lý về mục đích, ý nghĩa của thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST; chưa làm rõ mối quan
hệ giữa thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST, cũng như quan hệ giữa các chủ thể tham gia tranh tụng; đánh
giá thực trạng về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST ở nước ta còn thiếu toàn diện; hoạt động tranh tụng tại
PTHSST còn nhiều vướng mắc, hạn chế nhưng chưa làm rõ toàn diện các nguyên nhân của nó .v.v.
Hai là, nhiều luận điểm được nêu ra nhưng chưa được làm rõ hoặc chưa triệt để. Cụ thể như luận điểm về
sự cần thiết phải mở rộng quyền trực tiếp xét hỏi tại phiên tòa, nhưng chưa đưa ra các cơ sở và giải pháp hoàn
thiện; nêu quan điểm cần phải gộp giai đoạn xét hỏi, tranh luận làm một nhưng chưa lý giải và đưa ra kết luận;
chưa giải thích thuyết phục vấn đề KSV tham gia PTHSST (chỉ buộc tội hay bao gồm cả kiểm sát việc tuân theo
pháp luật); việc trình bày lời buộc tội của bị hại như thế nào và có nên quy định quyền được im lặng của bị cáo
tại PTHSST hay không chưa được luận giải.
Ba là, các công trình ở trong nước chưa làm rõ về hoạt động tranh tụng ở nước ta phụ thuộc vào chứng cứ
đã được tập hợp trong hồ sơ VAHS và việc triệu tập người làm chứng do Tòa án quyết định chứ không phải là
KSV và người bào chữa, có bảo đảm bình đẳng không? Mở rộng quyền thu thập chứng cứ cho người bào chữa
theo hướng nào cho phù hợp?
Bốn là, các công trình ở trong nước chưa thiết kế phương pháp xét hỏi và tranh luận tại PTHSST trong
giai đoạn hiện nay khi mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc
suy đoán vô tội theo tinh thần Hiến pháp 2013; cũng như chưa đề xuất các giải pháp khác để bảo đảm thực hiện
thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Xây dựng khái niệm thủ tục xét hỏi và khái niệm thủ tục tranh luận tại PTHSST trong TTHS Việt
Nam như thế nào cho phù hợp?
+ Đặc điểm, mục đích và ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST là gì, nó có vị trí, vai trò
như thế nào trong hoạt động tranh tụng và giải quyết vụ án hình sự?
+ Chứng tỏ như thế nào về mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST là quan hệ về nội
dung hoạt động tố tụng, còn quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng với nhau và với cả người tham gia tố
tụng là quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ do luật định (làm rõ các dạng quan hệ ở khía cạnh này)?
+ Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST bị chi phối bởi mô hình TTHS Việt Nam và các nguyên tắc cơ
bản trong TTHS như thế nào?
+ Nội dung quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST trong TTHS Việt Nam? Thực tiễn
thực hiện có những hạn chế, vướng mắc gì, nguyên nhân của nó?
+ Biện pháp nâng cao chất lượng xét hỏi và tranh luận tại PTHSST ở Việt Nam hiện nay là gì?
- Lý thuyết nghiên cứu của Luận án là:
8
+ Quan điểm khoa học về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
+ Nội dung, đặc điểm, ý nghĩa của thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Việc xác định và làm rõ lý thuyết nghiên cứu về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST làm tiền đề cho
việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của Luận án.
- Giả thuyết nghiên cứu
Với nhận thức, giả thuyết nghiên cứu là những “luận điểm cần phải chứng minh trong luận án”; là những
“nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu; là câu trả lời sơ bộ cần phải chứng minh..."15, chúng tôi
đưa ra giả thuyết nghiên cứu của Luận án dựa trên sự tìm hiểu quy định của pháp luật TTHS về thủ tục xét hỏi,
tranh luận tại PTHSST và thực tiễn áp dụng, như sau:
Một là, lý luận về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST trong khoa học pháp lý Việt Nam còn chưa
được chứng minh một cách có tính thuyết phục; thực trạng quy định của pháp luật TTHS về xét hỏi, tranh luận
thể hiện bất cập và thực tiễn thực hiện xảy ra vướng mắc, được đặt trong bối cảnh Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 mới có hiệu lực, nếu có giải pháp đồng bộ sẽ bảo đảm hiệu quả, chất lượng tranh tụng.
Hai là, đổi mới thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại PTHSST trong nền pháp luật TTHS Việt Nam
không phù hợp với thực tiễn có thể dẫn đến hoạt động TTHS kém hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng bản án sơ
thẩm. Thực tiễn ở đây bao gồm cả thực tiễn tranh tụng và tình hình xã hội. Về thực tiễn tranh tụng có thể hiểu
đó là hoạt động tranh tụng tại PTHSST, gắn kết hữu cơ với việc đổi mới phiên tòa, gắn với nền tảng của mô
hình tố tụng đang áp dụng, các nhân tố của truyền thống pháp lý và phải xuất phát từ thực trạng pháp luật tố
tụng; cũng như thực tiễn thực thi pháp luật có những ưu điểm và tồn tại như thế nào, cần phải tiếp thu những
nhân tố hợp lý của mô hình tranh tụng ra sao. Về thực tiễn xã hội, đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã
hội hiện tại và những tinh hoa văn hóa pháp lý ở các nước văn minh trên thế giới.
Ba là, hoạt động xét hỏi và tranh luận tại PTHSST đều hướng đến sự thật khách quan của vụ án, thế
nhưng vì xung đột lợi ích khác nhau giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTHS, nên việc áp dụng thủ
tục xét hỏi, tranh luận không tránh khỏi sự lạm quyền, hoặc có thể là khía cạnh xác lập và làm trái chức năng tố
tụng. Hệ quả là một phiên tòa bình đẳng, dân chủ, tranh tụng khách quan sẽ không đạt được như mong muốn.
Quyền của bị cáo và người tham gia tố tụng sẽ không được pháp luật bảo vệ tốt nhất, có sự hoài nghi của xã hội
về tính minh bạch, hiệu quả từ phía cơ quan tư pháp.
Bốn là, đề xuất giải pháp bảo đảm thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST có thể loại bỏ dần định kiến
có tội của HĐXX; bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của người tham gia tố tụng hình sự; nâng cao địa vị pháp
lý của người bào chữa tại phiên tòa; mở rộng quyền thu thập và cung cấp chứng cứ của người bào chữa .v.v.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và bằng các phương pháp cụ
thể: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp lịch sử; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê;
Phương pháp chuyên gia.
15
Vũ Cao Đàm (2008), “Giả thuyết và giả thiết trong nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Hoạt động Khoa học, (02).
9
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC XÉT HỎI
VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM
Chương 1 của Luận án làm rõ các vấn đề trọng tâm gồm: Phân tích và xây dựng khái niệm khoa học về
thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST; làm rõ mục đích, ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST;
chứng minh cơ sở xác định thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST; làm rõ mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi,
tranh luận và làm rõ mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia xét hỏi, tranh luận tại PTHSST.
1.1. Khái niệm thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Trong mục này, trước khi phân tích, xây dựng khái niệm thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST, tác giả
Luận án tiếp cận làm rõ nội hàm “thủ tục”, “thủ tục tố tụng hình sự”, tiếp cận nghiên cứu, bình luận các khái
niệm thủ tục xét hỏi, thủ tục tranh luận trong khoa học pháp lý Việt Nam để làm rõ thủ tục xét hỏi, tranh luận là
gì, với điểm phù hợp, hạn chế như thế nào, có đặc điểm gì .v.v.
1.1.1. Khái niệm thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Qua việc phân tích, bình luận, tác giả đề xuất xây dựng khái niệm khoa học về thủ tục xét hỏi tại
PTHSST như sau: Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là một thủ tục tố tụng được thực hiện bởi Hội
đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác theo trình tự quy định của pháp luật,
thông qua đặt câu hỏi và thực hiện các hoạt động khác nhằm kiểm tra, đánh giá chứng cứ một cách công khai,
bình đẳng để làm rõ các tình tiết, sự thật khách quan của vụ án hình sự.
1.1.2. Khái niệm thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Qua việc đánh giá, phân tích, tác giả đề xuất xây dựng khái niệm khoa học về thủ tục tranh luận tại
PTHSST như sau: Thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là một thủ tục tố tụng bắt buộc, dưới sự điều
khiển của chủ tọa phiên tòa, các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa, bị cáo và người tham gia tố tụng
khác đưa ra quan điểm, lập luận có căn cứ của mình về các chứng cứ, tình tiết của vụ án đã được làm rõ tại phần
xét hỏi và đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.
1.2. Mục đích và ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.2.1. Mục đích của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Mục đích chung của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST là nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ
án, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các chủ thể khi tham gia TTHS; nó còn góp phần bảo vệ
quyền con người trong lĩnh vực tố tụng hình sự … Mục đích của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST ở khía
cạnh không những là tạo điều kiện cho người bị buộc tội chứng minh là mình vô tội hoặc để làm giảm nhẹ tội,
mà quan trọng hơn là lúc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh sự vô tội cho họ. Cơ
quan tiến hành tố tụng phải triệt để tôn trọng quyền bình đẳng của mọi người trước pháp luật, phải luôn nhận
thức rằng người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật16.
Về mục đích cụ thể của thủ tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST biểu hiện:
Một là, mục đích của thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm:
16
Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và Điều 31 Hiến pháp năm 2013 chứa
đựng nguyên tắc suy đoán vô tội. Đây là các cơ sở để bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong pháp luật tố tụng hình sự.
10
Về hình thức, quy định thủ tục xét hỏi tại PTHSST phản ánh đặc điểm mô hình TTHS của nước ta đang
áp dụng;
Về kết quả: Mục đích của xét hỏi cơ bản là để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án
hình sự, làm rõ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án; là
lúc Tòa án thẩm tra, đánh giá chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, với một tập hợp tài liệu có hệ
thống trong hồ sơ vụ án. Cùng là lúc kiểm tra thông tin, sự kiện pháp lý đã xảy ra … Mục đích khác của hoạt
động xét hỏi rất quan trọng đó là nó biểu hiện tính công khai trong việc làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Hai là, mục đích của thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm:
Về hình thức, trong tranh luận tại PTHSST các chức năng cơ bản của TTHS được thể hiện rõ nét nhất;
phản ánh sự bình đẳng của các bên tham gia tranh tụng; và để thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được
bảo đảm- một trong những nguyên tắc đột phá, lần đầu được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Về kết quả: hoạt động tranh luận để làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, quyền và lợi ích của công dân và xã
hội; các bên tham gia tranh luận được tạo cơ hội, điều kiện đưa ra quan điểm, đối đáp lẫn nhau để làm sáng tỏ
chân lý vụ án. Là lúc người tham gia tố tụng công khai bày tỏ quan điểm liên quan đến việc giải quyết vụ án. Nó
còn giúp cho việc đánh giá chứng cứ xác thực hơn và HĐXX xác định bị cáo phạm tội gì, áp dụng khung hình
phạt nào là phù hợp, thiệt hại do tội phạm gây ra cho bị hại và xã hội như thế nào; cũng như nhiều trường hợp
thông qua tranh luận đã phát hiện tội phạm, hành vi phạm tội đã bị bỏ lọt trong quá trình điều tra, truy tố;
Về giáo dục xã hội: hoạt động tranh luận là lúc thể hiện quan điểm chủ trương, chính sách của Nhà nước
đối với công dân; là lúc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức xã hội.
1.2.2. Ý nghĩa của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
- C. Mác và Ăng- Ghen đã khái quát thành chân lý về việc xét xử công bằng, đúng người đúng tội, rằng
“Các vị không thể nào buộc được chúng tôi tin có sự phạm tội ở nơi không có sự phạm tội, - các vị chỉ có thể
biến bản thân sự phạm tội thành một hành vi pháp lý mà thôi. Các vị đã xóa nhòa ranh giới, nhưng các vị sẽ
nhầm nếu như các vị nghĩ rằng điều đó chỉ đem lại lợi ích cho các vị. Nhân dân nhìn thấy sự trừng phạt, nhưng
không nhìn thấy sự phạm tội, và chính vì nhân dân nhìn thấy sự trừng phạt ở nơi không có sự phạm tội, cho nên
nhân dân cũng không còn nhìn thấy sự phạm tội ở nơi có sự trừng phạt nữa”17. Về vấn đề này, tư tưởng vĩ đại
của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rất coi trọng về công tác xét xử phải đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh
theo pháp luật. Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc năm 1948, Người viết: “Các bạn là những người phụ
trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô
tư”, cho nhân dân noi theo”18. Người rất không hài lòng trước việc pháp luật của ta không được thực hiện
nghiêm minh, xét xử thiếu công bằng, “thưởng có khi quá rộng mà phạt thì không nghiêm”, lẫn lộn giữa công và
tội. Theo Người thì có công thì được thưởng, có lỗi thì phải phạt19 …
- Trong hoạt động xét xử tại PTHSST, hoạt động xét hỏi và tranh luận có vị trí trung tâm, cũng là quan
trọng nhất để xác định sự thật khách quan của vụ án. Ở đó việc hỏi và trả lời được diễn ra công khai, việc đưa ra
17
Nhà Xuất bản Sự Thật (1978), C.Mác- PH. Ăng Ghen toàn tập (Tập 1), Hà Nội, tr. 167.
Nhà Xuất bản Chính trị Quốc Gia (1995), Hồ Chí Minh Toàn tập, Hà Nội, tr. 381-382.
19
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
(2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 277.
18
11
lý lẽ, lập luận, đối đáp dân chủ, bình đẳng tại phiên tòa tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình …
- Qua thực tiễn xét hỏi, đặc biệt là tranh luận là lúc cơ quan tiến hành tố tụng có thể phát hiện căn cứ
pháp luật TTHS và pháp luật hình sự còn bất cập, hạn chế, để có phương hướng, đề xuất cơ quan có thẩm quyền
hoàn thiện về mặt quy phạm. Qua hoạt động xét hỏi, tranh luận đã không ít trường hợp Tòa án phát hiện được sơ
hở, thiếu sót trong việc quản lý kinh tế, xã hội của cơ quan nhà nước khác dẫn đến tội phạm và vi phạm pháp
luật, mà Tòa án xét thấy cần phải kiến nghị yêu cầu khắc phục, sửa chữa …
1.3. Cơ sở xác định thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm
1.3.1. Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam với yêu cầu cải cách tư pháp
Trong mục này, Luận án làm rõ đặc điểm của mô hình TTHS Việt Nam và xu thế áp dụng mô hình TTHS
trên thế giới, cũng như định hướng ở Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay. Khẳng định mô hình
TTHS nước ta là mô hình TTHS thẩm vấn, với những đặc trưng của nó, cần rút kinh nghiệm mặt hạn chế của
mô hình tố tụng thẩm vấn, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tranh tụng, chúng ta hướng
đến xây dựng một mô hình tố tụng chứa đựng nhiều yếu tố tranh tụng công bằng.
1.3.2. Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự
Trong mục này, Luận án bình luận và phân tích vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc TTHS chi phối đến hoạt
động xây dựng và thực hiện thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST. Việc tiếp cận nghiên cứu trên cơ sở quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, dưới góc độ bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định
của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và một số văn
kiện quốc tế có liên quan. Các nguyên tắc được lựa chọn phân tích: Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công
bằng, công khai; Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội; Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
được bảo đảm.
1.4. Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại PTHSST được làm rõ ở hai bình diện như sau:
Một là, mối quan hệ giữa thủ tục xét xét hỏi và thủ tục tranh luận tại PTHSST là quan hệ về nội dung
hoạt động TTHS, biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau, chúng quan hệ biện chứng với nhau và làm tăng tính
tranh luận.
Hai là, mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận có tính truyền thống pháp lý. Ngoài ra ở
mục này Luận án còn giải quyết thấu đáo câu hỏi được đặt ra là có nên gộp thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận
tại PTHSST không?
1.5. Mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng với nhau và với cả ngƣời tham gia tố tụng trong hoạt
động xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Trong mục này, Luận án tập trung phân tích, chứng minh các nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, về mối mối quan hệ giữa Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên thể hiện trên hai bình diện là mối
quan hệ phối hợp và mối quan hệ chế ước;
Thứ hai, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử với người bào chữa biểu hiện ở các mặt như
sau: Một là, mối quan hệ giữa Kiểm sát viên với người bào chữa vừa là quan hệ phối hợp vừa là quan hệ đối
tụng: Hai là, mối quan hệ giữa Hội đồng xét xử với người bào chữa là quan hệ chấp hành sự điều hành.
12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XÉT HỎI, TRANH LUẬN
TẠI PHIÊN TOÀ HÌNH SỰ SƠ THẨM
2.1. Thực trạng quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại
phiên toà hình sự sơ thẩm
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trong
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Trong mục này, những nội dung cơ bản được làm rõ như sau:
Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST trong pháp
luật TTHS Việt Nam thông qua các văn bản: Hiến pháp năm 1946; Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 của Chủ
tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa; Thông tư số 22- HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ tư pháp trả lời một số
điểm về quyền bào chữa; Thông tư số 2421- TC ngày 29/12/1961 của TANDTC hướng dẫn việc thực hiện chế
độ Hội thẩm nhân dân; Thông tư số 16-TATC ngày 27/9/1974 quy định về trình tự tố tụng tại phiên tòa; tìm
hiểu quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận ở miền Nam nước ta trước năm 1975 và theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự năm 1988 và năm 2003.
Qua nghiên cứu, cho thấy: Ở giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự
năm 1988 cho thấy thủ tục xét hỏi tại PTHSST được coi trọng. Việc xét hỏi tại PTHSST đặt nặng vào vai trò
của chủ tọa phiên tòa. Việc xét hỏi rất kỹ càng và là cơ sở để Hội đồng xét xử đưa ra kết luận bị cáo phạm tội
hay không. Trong khi đó thủ tục tranh luận được quy định rất sơ sài, quyền bào chữa quy định rất hạn chế và bị
cáo và người tham gia tố tụng khác có rất ít quyền. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời quy định thủ tục xét
hỏi, tranh luận thành hai chương riêng biệt, trong đó ghi nhận cụ thể hơn về trình tự xét hỏi, phương pháp xét
hỏi và thủ tục tranh luận. Tuy nhiên quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập được Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 (sau đây viết tắt: BLTTHS) sửa đổi, bổ sung nhưng nó đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
tranh tụng.
2.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà hình sự sơ
thẩm
2.1.2.1. Quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Trong mục này Luận án phân tích thực trạng và làm rõ nguyên nhân của thực trạng các quy định về các
vấn đề trọng tâm, đó là: Thủ tục công bố (trình bày) cáo trạng theo quy định tại Điều 206 BLTTHS; Chủ thể và
phạm vi xét hỏi theo quy định tại Chương XX của BLTTHS (Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa); phạm vi xét hỏi,
được quy định tại khoản 3 Điều 209 BLTTHS; Phương pháp và trình tự xét hỏi theo quy định tại Điều 207, Điều
209, Điều 210, Điều 211 và Điều 215 của BLTTHS.
Trong đó: Thứ nhất, về phương pháp xét hỏi, bao gồm: Phương pháp xét hỏi thứ nhất là, xét hỏi từng
người; Phương pháp xét hỏi thứ hai là, hỏi bổ sung; Phương pháp xét hỏi thứ ba là, xét hỏi kết hợp với biện
pháp cách ly bị cáo, cách ly người làm chứng; Phương pháp xét hỏi thứ tư là, xét hỏi kết hợp với công bố lời
khai, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ và trình bày, công bố các tài liệu của vụ án. Thứ hai, về trình tự xét
hỏi, (làm rõ: Đối với chủ thể tiến hành xét hỏi: Theo quy định tại Điều 207 của BLTTHS; Đối với người được
xét hỏi: Theo quy định tại Điều 209, Điều 210, Điều 211, Điều 215, Điều 216, Điều 223 BLTTHS).
2.1.2.2. Quy định về thủ tục tranh luận tại phiên toà hình sự sơ thẩm:
13
Trong mục này, trước hết Luận án làm rõ các chủ thể tham gia tranh luận, sau đó phân tích thực trạng và
làm rõ nguyên nhân của nó về các quy định theo Điều 217, Điều 218, Điều 219, Điều 221, Điều 217 BLTTHS
(bao gồm các vấn đề: trình tự phát biểu khi tranh luận, điều khiển phiên tranh luận, luận tội, bào chữa, phạm vi
và nội dung tranh luận, đối đáp, trở lại việc xét hỏi, xem xét việc rút truy tố tại phiên tòa). Ngoài ra, thực trạng
một số quy định khác liên quan đến thủ tục xét, tranh luận tại PTHSST cũng được làm rõ, đó là việc triệu tập
người làm chứng tại PTHSST theo quy định tại Điều 183 BLTTHS và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015; Việc thu thập chứng cứ của người bào chữa, theo quy định tại Điều 58 BLTTHS, Điều 73, Điều 88 của
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Đánh giá sâu các quy định của BLTTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST cho thấy các ưu
điểm, thuận lợi của nó, đồng thời lại bộc lộ hạn chế, vướng mắc: Trước hết, đó là việc trình bày cáo trạng và bổ
sung cáo trạng của Kiểm sát viên tại phiên tòa là chưa hợp lý. Sẽ phù hợp hơn nếu Kiểm sát viên đưa ra lời buộc
tội; đồng thời cần thiết phải xác lập thủ tục bị cáo được trình bày ý kiến bày tỏ về sự buộc tội của Kiểm sát viên
và đưa ra ý kiến có nhận tội hay không trước khi bước vào thủ tục xét hỏi. Mặt khác nghiên cứu đã chỉ rõ quyền
xét hỏi trực tiếp bị bó hẹp; về trình tự xét hỏi thể hiện chưa hợp lý; đồng thời nghiên cứu đã chỉ rõ nội dung, ưu
điểm và hạn chế của các phương pháp xét hỏi .v.v. Những bất cập này đã hạn chế quyền hạn chứng minh của
người tham gia tố tụng.
Về thủ tục tranh luận: quy định Kiểm sát viên đề nghị kết tội theo toàn bộ hay một phần cáo trạng là
chưa hợp lý, mà phải dựa vào diễn biến phiên tòa để đưa ra kết luận về tội danh, khung hình phạt mới chính xác.
Quy định về tranh luận cũng chưa dự liệu hết được trường hợp một bị cáo có nhiều người bào chữa, thì thủ tục
trình bày ý kiến bào chữa như thế nào; về thủ tục đối đáp đã không ràng buộc được Kiểm sát viên phải đáp lại
đầy đủ ý kiến của người bào chữa và bị cáo; về thủ tục rút quyết định truy tố, pháp luật TTHS vẫn tạo khả năng
cho Hội đồng xét xử tiếp tục giải quyết vụ án sau khi Kiểm sát viên rút quyết định truy tố là chưa phù hợp.v.v.
Ngoài ra thực trạng một số quy định có liên quan đến hoạt động xét hỏi, tranh luận, có ý nghĩa tranh tụng cũng
đã được làm rõ, như quyền triệu tập người làm chứng của Kiểm sát viên, người bào chữa và người tham gia tố
tụng khác ra trước phiên tòa .v.v.
2.1.3. So sánh, đánh giá những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục xét hỏi, tranh
luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Mục này đã so sánh, đánh giá những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thủ
tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Quá đó cho thấy bộ luật mới quy định về vấn đề này vẫn
chưa triệt để, cần phải tiếp tục hoàn thiện.
2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự của một số nƣớc trên thế giới về thủ tục xét hỏi, tranh luận
tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và kinh nghiệm đối với Việt Nam
Nghiên cứu quy định về thủ tục xét hỏi và tranh luận ở một số nước trên thế giới, cho thấy thủ tục xét
hỏi, tranh luận tại PTHSST ở Hoa Kỳ, Pháp và Nhật Bản quy định có tính tranh tụng cao, được thực hiện rất
hữu hiệu, gắn với việc bảo đảm các quyền của bị cáo; vai trò của người làm chứng và người bị hại tại phiên tòa
rất được coi trọng .v.v. Tuy nhiên các thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST ở các nước nêu trên với hạn chế là
phiên tòa phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà, kéo dài, hao tốn sức lực, chi phí và sự bị động thái quá của bị can,
bị cáo gây khó khăn cho việc chứng minh của nhà nước.
14
2.3. Thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi và tranh luận
tại phiên toà hình sự sơ thẩm
2.3.1. Những kết quả đạt được
Được đánh giá trên hai mặt là về mặt lập pháp và mặt thực tiễn. Những thành tựu về mặt lập pháp và
từ kết quả hoạt động áp dụng pháp luật cho thấy cán bộ tư pháp nhận thức tích cực về đường lối cải cách tư
pháp; chất lượng hoạt động tố tụng ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; bản án được tuyên
đã chú trọng hơn về kết quả tranh tụng .v.v. Về mặt lập pháp đánh giá ý nghĩa tích cực của Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST . Về mặt thực tiễn đánh giá chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các chủ thể: Viện kiểm sát nhân dân, người bào chữa, Tòa án nhân dân, người tham gia tố
tụng .
2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc trong xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Những hạn chế, vướng mắc trong xét hỏi và tranh luận tại PTHSST, được đánh giá hạn chế từ phía các
chủ thể tham gia xét hỏi, tranh luận và hạn chế từ phía bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Trong đó
nêu rõ số lượng án bị hủy, sửa, tuyên không phạm tội, bị kiến nghị, kháng nghị trong 10 năm gần đây. Ngoài ra
Luận án còn làm rõ những hạn chế, vướng mắc khác từ hoạt động xét xử ảnh hưởng đến chất lượng xét hỏi,
tranh luận tại PTHSST (gồm việc bố trí ngồi của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo và
người tham gia tố tụng khác tại phiên toà; cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện tổ chức phiên toà hình sự;
về chuyên môn, công tác tuyển dụng và đào tạo Thẩm phán và công tác quản lý trong ngành Tòa án; vấn đề văn
hoá pháp lý tại phiên tòa).
(Kết hợp với việc khảo sát 300 biên bản PTHSST và 300 bản án tương ứng để đánh giá việc vận dụng
thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST).
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
+ Nguyên nhân của thực tiễn áp dụng pháp luật, trước hết là do hạn chế về mặt lập pháp: pháp luật
TTHS chưa giải quyết đúng đắn, khoa học về các vấn đề cơ bản của tố tụng hình sự, như các mối quan hệ giữa
các chức năng TTHS; thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST còn chưa hợp lý, chưa bảo đảm hiệu quả các quyền
của bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng khác .v.v.
+Nguyên nhân do thực hiện pháp luật được nhìn nhận ở khía cạnh: Về ý thức trách nhiệm của cơ quan
tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; ý thức trách nhiệm
của người bào chữa trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; những hạn chế xuất phát từ bị cáo và
người tham gia tố tụng khác.
(Kết hợp với hoạt động khảo sát thông qua việc 300 phiếu phỏng vấn đối với Kiểm sát viên, Thẩm phán,
Thư ký Tòa án và luật sư ở các địa phương khác nhau trên quy mô toàn quốc để đánh giá).
15
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN THỦ TỤC XÉT HỎI
VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
3.1. Nhu cầu của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm
Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS và ở phương diện thực tiễn về thủ tục xét hỏi, tranh luận
tại PTHSST phải đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới và phải xuất phát từ thực tiễn Việt
Nam, tính đến điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, để xác định các mối quan hệ xã hội nào cần phải điều chỉnh
bằng quan hệ pháp luật tố tụng hình sự;
Thứ hai, giải pháp phải trên cơ sở tổng kết và đánh giá thực tiễn thi hành BLTTHS;
Thứ ba, hoàn thiện thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST phải theo hướng tăng tính tranh tụng, tiếp thu
những hạt nhân hợp lý của mô hình TTHS tranh tụng;
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật TTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST phải đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất của hệ thống pháp luật về tư pháp hình sự Việt Nam.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Ngoài những bất cập, hạn chế của BLTTHS về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST đã được khắc
phục trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nhưng qua nghiên cứu, so sánh những điểm mới của
nó và trên cơ sở thực tiễn, tác giả Luận án đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS về vấn đề nghiên cứu như
sau:
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về các quy định xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục trình bày cáo trạng:
Một là, đổi tên gọi điều luật là “Công bố bản cáo trạng” thành “Trình bày lời buộc tội và ý kiến của bị cáo”; hai
là, về nội dung điều luật: loại bỏ thủ tục đọc cáo trạng của Kiểm sát viên tại PTHSST nhằm khắc phục hạn chế,
vướng mắc của nó, thay vào đó là bổ sung thủ tục trình bày lời buộc tội của Kiểm sát viên và giải thích, bổ sung
luận điểm truy tố nếu cần thiết; bổ sung thủ tục bị hại trình bày ý kiến buộc tội trong trường hợp khởi tố vụ án
theo yêu cầu của họ; bổ sung thủ tục chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo có hiểu nội dung buộc tội hay không, có nhận
tội hay không và có cần trình bày ý kiến của bị cáo về việc bị Kiểm sát viên cáo buộc hay không.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trình tự xét hỏi, bằng việc
đổi tên gọi điều luật là “Trình tự xét hỏi” thành “Phương pháp xét hỏi và trình tự xét hỏi”. Về nội dung điều
luật: Một là, bổ sung cụ thể hơn về các phương pháp xét hỏi nhằm tạo ra sự linh hoạt: Đó là đặt Kiểm sát viên
chịu trách nhiệm chính trong việc xét hỏi, Hội đồng xét xử chỉ hỏi bổ sung khi thấy cần thiết; chủ thể xét hỏi
được quyền lựa chọn bị cáo hoặc người tham gia tố tụng nào trước để hỏi; khắc phục thực trạng trong hoạt động
xét hỏi không gắn với việc trưng diện và làm rõ vật chứng, cũng như bị cáo và người tham gia tố tụng khác
không được nhận xét vật chứng tại phiên tòa (chỉ xem qua biên bản mô tả vật chứng trong giai đoạn điều tra);
hai là, nhằm khắc phục bất cập trong việc điều khiển phiên tòa, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ trong hoạt động
tranh tụng, kiến nghị bổ sung quy định chủ tọa phiên tòa điều khiển phiên xét hỏi đi đôi với không được hạn chế
thời gian xét hỏi, nhưng có quyền cắt những câu hỏi có tính gợi ý, vòng vo, hoặc không liên quan đến vụ án; ba
là, để bảo đảm thống nhất và hiệu quả trong việc hỏi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 307 trường hợp vụ án
có nhiều bị cáo mà một trong số bị cáo phạm nhiều tội thì Kiểm sát viên xét hỏi hành vi của tội này xong, sang
16
hành vi khác của tội khác của bị cáo này, rồi chuyển sang xét hỏi bị cáo khác. Nghĩa là bị cáo phạm nhiều tội thì
phải xét hỏi hành vi của từng tội đối với bị cáo đó xong mới chuyển sang xét hỏi bị cáo khác.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Hỏi bị cáo) ở hai nội dung như
sau: Một là, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều luật này theo hướng không còn quy định “Bị cáo trình bày ý kiến về
bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án” nhằm thống nhất với giải pháp nêu trên là bỏ đi thủ tục công bố cáo
trạng mà thay vào đó là trình bày lời buộc tội của Kiểm sát viên và ý kiến của bị cáo về lời buộc tội đó; đồng
thời bổ sung chủ thể Kiểm sát viên, người bào chữa, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ được đề nghị Hội đồng xét xử hỏi thêm bị cáo. Hai
là, sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 309 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 theo hướng việc hỏi trực tiếp của bị cáo
không phụ thuộc vào “được người hỏi đồng ý” hay không. Bị cáo có quyền hỏi trực tiếp bị cáo khác theo trình
tự, chỉ đề nghị Hội đồng xét xử hỏi khi muốn hỏi bổ sung. Đồng thời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ và người giám định, người định giá
tài sản được đặt câu hỏi đối với bị cáo về các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong vụ án.
Trong trường hợp này quy định chủ tọa phiên tòa được cắt câu hỏi của bị cáo và người tham gia tố tụng khác
không liên quan đến vụ án hoặc vòng vo. Quy định này tăng tính tranh tụng cao, bảo đảm quyền chất vấn trực
tiếp, quyền bào chữa cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp khác của bị cáo.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 311 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Hỏi người làm chứng) ở các
nội dung: Một là, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều luật này bằng việc xác lập trường hợp người làm chứng là
người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất (mà không tự mình khai báo được) hoặc người làm
chứng có nhược điểm về tâm thần có người đại diện của họ giúp họ trình bày lời khai. Quy định này để phù hợp
với thực tiễn tranh tụng tại PTHSST có người làm chứng chưa thành niên bị hạn chế về thể chất hoặc tâm thần,
người có nhược điểm về thể chất như bị câm, điếc .v.v, cần phải có người đại diện của họ giúp đỡ trong việc đưa
ra lời khai; Hai là, sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều luật này theo hướng không bắt buộc trong mọi trường hợp
người làm chứng phải ở lại phiên tòa khi họ đã trình bày xong để tạo ra sự linh hoạt, thuận lợi cho người làm
chứng.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 308 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Công bố lời khai trong giai
đoạn điều tra, truy tố) ở hai nội dung như sau: Một là, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều luật này theo hướng quy
định Hội đồng xét xử chỉ được công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố theo yêu cầu của Kiểm sát viên,
người bào chữa hoặc người được xét hỏi khác. Hội đồng xét xử không được công bố lời khai để chứng minh tại
phiên xét hỏi mà chỉ là người thực hiện theo yêu cầu như đã nêu là nhằm bảo đảm khách quan, bình đẳng trong
việc chứng minh tại phiên tòa, mặt khác sẽ giúp cho Hội đồng xét xử tránh được định kiến buộc tội, cũng như sự
phàn nàn của người tham gia phiên tòa. Hai là, bổ sung trường hợp bắt buộc phải công bố những lời khai trong
giai đoạn điều tra, truy tố khi bị cáo chối tội và khi cần phải đối chất tại khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015- vì trên thực tế xảy ra nhiều phiên tranh tụng bị cáo không nhận tội, hoặc không thừa nhận hành vi
nào đó xuyên suốt từ quá trình điều tra cho đến khi xét hỏi tại phiên tòa.
- Kiến nghị mở rộng đối tượng của vật chứng và vật thể được đưa ra xem xét tại phiên tòa theo quy định
tại khoản 1 Điều 312 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Xem xét vật chứng), gồm băng ghi âm, ghi hình, phim
và các dự kiện điện tử nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Cụ thể khoản 1 Điều 312 được thiết lập như sau (bao
17
gồm đặt tên gọi mới của điều luật là “Xem xét vật chứng và vật thể liên quan đến vụ án” thay cho tên gọi cũ là
“Xem xét vật chứng”).
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về các quy định tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
- Kiến nghị bổ sung khoản 2 Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trình tự phát biểu khi tranh
luận) thủ tục trình bày lời bào chữa đối với nhiều người bào chữa bào chữa cho một bị cáo. Thủ tục này được
quy định để phù hợp với thực tế tại PTHSST có trường hợp nhiều người bào chữa cho một bị cáo.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Luận tội của Kiểm sát
viên) ở hai nội dung như sau: Một là, quy định rõ bản luận tội phải đưa ra “kết luận” của Kiểm sát viên chứ
không chỉ là nội dung chi tiết của bản luận tội và đề nghị kết tội bị cáo. Tính chất của “kết luận” nó khác với
tính chất của “đề nghị”. Việc kết luận sẽ cho chúng ta biết khẳng định đúng sai, quan điểm của Kiểm sát viên tại
PTHSST về tội danh và khung phạt mà bị cáo đã phạm, hoặc kết luận bị cáo phạm tội khác và khung hình phạt
khác với cáo trạng đã truy tố, hoặc bị cáo không có tội. Hai là, bỏ đi nội dung Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng
xét xử áp dụng hình phạt và mức độ của hình phạt đối với bị cáo, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, việc xử lý
vật chứng và các biện pháp tư pháp đối với bị cáo và người tham gia tố tụng khác khi trình bày luận tội. Bởi vì
luận tội của Kiểm sát viên được trình bày mở đầu cho phiên tranh luận, các bên chưa đưa ra quan điểm, lập luận
về chứng cứ và các tình tiết trong vụ án mà Kiểm sát viên đã đề xuất như đã nêu sẽ gây áp lực cho việc thực
hiện quyền bào chữa của bị cáo và phiên tranh luận sẽ kém phần sinh động. Kiểm sát viên chỉ nên kết luận về tội
danh và khung hình phạt, còn việc đề xuất mức án cụ thể và các vấn đề cụ thể khác của Kiểm sát viên trước khi
bước vào tranh luận là chưa hợp lý.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 323 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Trở lại việc hỏi). Theo đó
thẩm quyền xét hỏi không nên chỉ do Hội đồng xét xử đơn phương áp dụng, mà phải dựa vào đề nghị của các
chủ thể đảm trách việc xét hỏi, tranh luận như Kiểm sát viên và người bào chữa. Vì họ là các bên chịu trách
nhiệm chứng minh tại phiên tòa, do đó họ trực tiếp phát hiện và cần thiết phải trở lại xét hỏi hay không.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Xem xét việc rút quyết định
truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa”, bằng việc khắc phục mâu thuẫn về thẩm quyền của Tòa án
trong vấn đề rút quyết định truy tố. Đó là Kiểm sát viên đã rút quyết định truy tố nhưng Hội đồng xét xử vẫn
tiến hành xét xử là mâu thuẫn với chức năng xét xử. Vì giới hạn xét xử và quyền công tố của Viện kiểm sát đặt
ra yêu cầu nếu không có buộc tội thì không phát sinh việc xét xử. Cụ thể Điều 325 được sửa đổi, bổ sung theo
hướng: Nếu Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố thì Tòa án xét xử phần còn lại, nếu Kiểm sát viên rút
toàn bộ quyết định truy tố thì Tòa án phải tuyên bố bị cáo không phạm tội.
Ngoài ra để tăng tính tranh tụng, tác giả đề xuất hoàn thiện một số quy định khác của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 liên quan đến thủ tục xét hỏi, tranh luận tại PTHSST như sau: Thứ nhất, hoàn thiện quy định
về triệu tập người làm chứng ra trước phiên tòa: Thứ hai, mở rộng quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa
để bảo đảm cho việc tranh tụng của chủ thể này:
3.3. Tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm thực hiện quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục
xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Việc đề xuất các biện pháp bảo đảm thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhằm mục
đích tăng cường tính tranh tụng tại PTHSST theo tinh thần cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Cụ thể:
18
Một là, tăng cường các biện pháp triển khai thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nói chung, thủ
tục xét hỏi và tranh luận tại PTHSST nói riêng:
- Đề xuất các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Bộ Tư pháp và Cơ quan điều tra các
cấp chịu trách nhiệm và kịp thời tập huấn, tuyên truyền thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Hoạt động
tập huấn, tuyên truyền Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và tương đương giao nhiệm vụ cho Sở Tư pháp phối hợp với các trường đào tạo luật và chuyên ngành
pháp lý. Tránh thực trạng Bộ luật chậm đi vào cuộc sống do chậm tuyên truyền, tập huấn.
- Đề xuất Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn
thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tránh thực trạng Bộ luật chậm được
ban hành văn bản hướng dẫn thi hành.
.
Hai là, về cơ sở vật chất phục vụ phiên toà:
- Đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời xây dựng trụ sở Tòa án, với thiết kế phòng xử án đủ
rộng, có phòng nghị án, phòng lưu trữ vật chứng và phòng chờ xét xử (gồm có mục đích cách ly bị cáo, cách ly
người làm chứng). Đề xuất này rất quan trọng, vì nó không những triển khai thực hiện có hiệu quả Điều 257 Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 về phòng xử án, mà còn khắc phục được thực trạng phiên tòa được tổ chức thiếu
tính trang nghiêm, chật hẹp, quá tải, thiếu cơ sở vật chất và phương tiện để thực hiện việc cách ly bị cáo, cách ly
người làm chứng, giảm chất lượng, hiệu quả tranh tụng. Tuy nhiên việc xây dựng lại trụ sở Tòa án các cấp với
mô hình mới chưa thực hiện ngay được, đòi hỏi phải có lộ trình thực hiện là 5 năm (từ năm 2018 đến năm 2022).
- Đề xuất đổi mới hình thức PTHSST bằng việc bố trí lại phòng xử án, bố trí hợp lý chỗ ngồi của các chủ
thể tham gia phiên tòa và kết cấu lại các yếu tố khác của phiên tòa; đi đôi với định hướng sửa đổi Điều 256 Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 (Nội quy phiên tòa), theo đó quy định việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, nhằm
bảo đảm trên thực tế xét xử được công khai, dân chủ, khách quan. Nó cũng sẽ hỗ trợ, tăng cường hoạt động tranh
tụng của người bào chữa. Cụ thể đề xuất mô hình phòng xử án như sau:
19
Mô hình: Phòng xử án thông thường trong điều kiện cải cách tư pháp
Lối ra
Lối vào
Thẩm phán
Chủ tọa
Hội thẩm 1
Hội thẩm 2
Thư ký Tòa án
Kiểm sát viên
Người bào chữa
Bị cáo
Bàn để vật chứng
Lối vào
Người phiên dịch,
người giám định, người
làm chứng
-------------------------------lối ra
Bị hại,
nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự,…
Lối ra
lối vào
Mô tả: 1) Vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HĐXX sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm;
2) Không có vành móng ngựa; bị cáo có bàn, ghế đề ngồi thực hiện việc ghi chép.
3) Hội đồng xét xử ngồi trên bục cao nhất; Thư ký phiên tòa ngồi dưới một cấp, quay lưng vào HĐXX; Kiểm sát
viên và Luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, các đương sự ngồi đối diện nhau và ở phía
dưới HĐXX; thấp hơn nữa là vị trí của những người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa 20.
Ba là, về mặt đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo các chức danh Thẩm phán và
Kiểm sát viên:
- Đề xuất các cơ quan tư pháp trung ương liên tịch ban hành quy tắc ứng xử tại phiên tòa đối với Hội
đồng xét xử, Kiểm sát viên và người bào chữa. Trong đó nghiêm cấm cách ứng xử, phát ngôn và có hành vi
thiếu văn minh tại phiên tòa, nếu vi phạm thì tùy mức độ phải xử lý kỷ luật của ngành và theo quy chế nghề
nghiệp.
20
Mô tả thứ ba này được vận dụng Công văn số 88/TANDTC-PC ngày 1/4/2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc triển
khai góp ý thực hiện mô hình phòng xử án.
20
- Đề xuất đổi mới công tác đào tạo các chức danh tư pháp, theo hướng đào tạo bài bản, chuyên trách gắn
với công việc chuyên môn đảm nhiệm. Đó là theo lĩnh vực chuyên môn của Kiểm sát viên và Thẩm phán. Cụ thể
như đào tạo Kiểm sát viên trong lĩnh vực kiểm sát án điều tra, kiểm sát án dân sự, kiểm sát giam giữ cải tạo và
thi hành án hình sự .v.v; đào tạo Thẩm phán giải quyết án hình sự, giải quyết án dân sự, giải quyết án hành chính
.v.v. Việc đào tạo chuyên trách từng lĩnh vực giúp cho Kiểm sát viên và Thẩm phán đạt được chuyên môn sâu,
vững vàng trong nghề nghiệp. Khắc phục thực trạng hiện này Kiểm sát viên và Thẩm phán được đào tạo giàn
trải, khi ra trường làm công tác thực tiễn mắc sai sót trong việc vận dụng pháp luật. Đồng thời trong công tác đào
tạo cán bộ tư pháp không những phải bảo đảm vững về chuyên môn pháp lý mà cần chú ý đào tạo đạo đức nghề
nghiệp, đạo đức cách mạng và đi đôi với việc trang bị kiến thức cơ bản về các lĩnh vực xã hội.
- Đề xuất trong việc phân công công tác đối với chức danh tư pháp chuyên trách từng lĩnh vực tố tụng.
Kiểm sát viên, Thẩm phán phải được làm việc chuyên trách trong từng lĩnh vực tố tụng, thì họ mới vững vàng về
kiến thức pháp lý, sâu về chuyên môn, thu lượm và phát triển được nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Vì kinh nghiệm
thực tiễn giải quyết án hình sự được tích lũy càng nhiều thì chất lượng giải quyết án càng tốt. Giải pháp này góp
phần rất quan trọng khắc phục án bị oan, sai hoặc bị hủy, cải sửa trong những năm qua.
- Đề xuất các cơ quan tư pháp trung ương có cơ chế pháp lý và biện pháp thực tiễn thu hút, tuyển dụng,
bổ nhiệm và đào tạo ngắn hạn, bổ sung những người đã là luật sư, công chứng viên trở thành Thẩm phán hoặc
Kiểm sát viên; cán bộ làm công tác khác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội như kỹ sư, cán bộ thuế, cán bộ hải
quan, kiểm lâm, quản lý hành chính .v.v. có thể được tuyển dụng làm cán bộ Kiểm sát, Tòa án sau đó đào tạo
chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ cho họ để làm Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán; cán bộ đang làm Kiểm sát viên,
Thẩm phán có thể được điều chuyển sang công tác ở lĩnh vực quản lý nhà nước, sau đó trở lại làm nhiệm vụ
Kiểm sát viên và Thẩm phán. Giải pháp này nhằm bổ sung, tận dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao và tạo ra
sự linh hoạt trong công tác bổ nhiệm các chức danh từ pháp. Luật sư có thể chuyển sang làm Kiểm sát viên,
Thẩm phán vì họ là người có trình độ pháp lý chuyên sâu; các cán bộ công tác ở lĩnh vực quản lý hành chính là
những người am hiểu khoa học, họ là những nhà chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực khác nhau, nếu công tác trong
ngành tư pháp sẽ phát huy được lợi thế. Ví dụ như cán bộ cơ quan thuế, thì giỏi về lĩnh vực thuế. Còn Kiểm sát
viên, Thẩm phán có thể chuyển sang làm cơ quan quản lý hành chính một thời gian để nắm được kinh nghiệm về
lĩnh vực đó, phục vụ giải quyết án được thuận lợi.
- Đề xuất đổi mới quy trình bổ nhiệm Kiểm sát viên và Thẩm phán. Theo đó các chức danh này được
đưa ra dân bầu ở từng địa bàn cấp huyện của nơi trụ sở Tòa án, theo nhiệm kỳ 5 năm. Như vậy sẽ nâng cao được
ý thức, trách nhiệm của Kiểm sát viên và Thẩm phán.
- Đề xuất Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Y tế thành lập cơ quan giám định tư pháp ở cấp huyện (gọi là Tổ
chức giám định Tư pháp cấp huyện) để kịp thời giám định trong các trường hợp thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,
tài sản, bệnh lý tâm thần, giám định cơ học .v.v., phục vụ kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra,
truy tố, xét xử ở địa phương. Nó cũng sẽ giảm tải cho cơ quan giám định ở cấp tỉnh hiện nay.
Bốn là, về nhận thức của các chủ thể tham gia xét hỏi và tranh luận, cũng như Hội đồng xét xử:
Việc nhận thức đúng đắn về đường lối cải cách tư pháp và việc đổi mới PTHSST theo hướng tranh tụng
có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc nhận thức đúng đắn đó phải xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước và xã
hội, phải đổi mới tư duy theo hướng hoạt động TTHS là nhằm bảo đảm pháp chế, xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam và cụ thể hơn nữa nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng
21
hình sự, chứ không phải từ lợi ích cục bộ ngành và địa phương. Nếu các chủ thể là người tiến hành tố tụng
không chịu đổi mới tư duy hoặc chậm đổi mới thì hậu quả là phiên tranh tụng sẽ không đạt được yêu cầu theo
hướng tranh tụng công bằng; quyền lợi của người tham gia tố tụng không được bảo vệ kịp thời và đầy đủ. Bởi vì
chỉ có thể nhận thức đúng đắn và tích cực đổi mới tư duy thì hoạt động tố tụng sẽ khách quan, công tâm hơn,
tránh được định kiến buộc tội và thiên vị lẫn nhau trong hoạt động tranh tụng. Bên cạnh đó còn là nhận thức về
trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng- trong đó Thẩm phán và Kiểm sát viên phải
nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vụ án hình sự, làm cho hoạt động thực tiễn tránh
khỏi sự lạm quyền, tùy tiện, tùy nghi. Trong đó hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là không
thể thiếu, tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở các văn bản ký kết giao ước phối hợp với nhau là chưa đủ mà cần phải
định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm về vấn đề này. Cần nhận thức đúng đắn rằng trong quan hệ phối hợp giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng không được bao biện lẫn nhau, làm trái thủ tục tố tụng, tránh sự hoài nghi của xã hội
về tình trạng “án bỏ túi”. Đối với Kiểm sát viên trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cần chủ động xét hỏi và
tích cực tranh luận. Tránh đùn đẩy trách nhiệm xét hỏi cho Hội đồng xét xử và tránh việc không đối đáp đầy đủ
các ý kiến tranh luận của người bào chữa và của bị cáo. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, thực hiện việc
buộc tội phải là người tích cực trong hoạt động chứng minh tại phiên tòa, còn Hội đồng xét xử cần phải tránh tư
tưởng định kiến buộc tội và thiên vị Kiểm sát viên và nên tập trung nhiều hơn vào việc điều khiển phiên tòa.
Năm là, phát huy vai trò chủ động của luật sư:
Góp phần đạt hiệu quả, chất lượng cao trong hoạt động tranh tụng thì yếu tố chủ động của luật sư đóng
vai trò rất quan trọng. Muốn vậy Hội đồng xét xử phải bình đẳng trong hoạt động điều khiển phiên tòa, không
được thiên vị Kiểm sát viên và tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tranh tụng. Về phần mình luật sư phải chủ
động xét hỏi, đưa ra chứng cứ, cơ sở pháp lý và lập luận để tranh luận với Kiểm sát viên; kịp thời trong việc đưa
ra các yêu cầu, kiến nghị tại phiên tòa. Luật sư không những phải tích cực, chính xác hơn trong việc đưa ra ý
kiến lập luận bào chữa mà còn phải trên tinh thần phối hợp với Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên. Các bên tranh
tụng phải trên tinh thần hợp tác, phối hợp và thể hiện sự văn minh, văn hóa pháp lý tại phiên tòa. Muốn vậy luật
sư phải chuẩn bị chứng cứ, tài liệu và nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trước khi ra phiên tranh tụng. Khi phiên tòa bế
mạc, luật sư phải kiểm tra biên bản phiên tòa ngay, nếu cần đưa ra ý kiến ghi nhận vào biên bản. Mặt khác, luật
sư cần tự rèn luyện mình, học hỏi trao dồi kỷ năng nghiệp vụ; bên cạnh đó để có nhiều kinh nghiệm trong hoạt
động nghề nghiệp thì luật sư phải chủ động thu thập, tìm kiếm chứng cứ, ví dụ như chủ động gặp Cơ quan điều
tra và Viện kiểm sát để tham dự, chứng kiến một số hoạt động điều tra, chứ không chỉ là thụ động khi dựa vào
tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Mặt khác kiến nghị Bộ Tư pháp hàng năm có kế hoạch cụ thể và mở các lớp bồi
dưỡng kỹ năng bào chữa cho luật sư, trong đó coi trọng yếu tố thực hành nghề nghiệp và phổ biến văn bản pháp
luật mới và đào tạo ngoại ngữ cho luật sư; theo định kỳ cần phải sát hạch trình độ nghiệp vụ của luật sư. Ở địa
phương, Sở Tư pháp hàng năm tổ chức cuộc thi “Luật sư tài ba”, để các luật sư tham gia, nhằm nâng cao vai trò,
kinh nghiệm nghề nghiệp cho họ.
Sáu là, về cách thức lập bản cáo trạng:
Đề xuất Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra văn bản hướng dẫn cách thức lập cáo trạng trong ngành Kiểm
sát, theo đó về nội dụng: Cáo trạng phải ngắn gọn, phần quyết định không còn đề xuất HĐXX xử lý về trách
nhiệm dân sự, xử lý vật chứng và các biện pháp tư pháp, bởi vì muốn xử lý phần này thì phải thông qua hoạt
động chứng minh, theo yêu cầu của bị hại, ý kiến của bị cáo tại phiên tòa.
22
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cho thấy vai trò trọng tâm, cơ bản
của nó trong quá trình tranh tụng. Luận án đạt được những giá trị cơ bản như sau:
Một là, các điểm mới trong phần nghiên cứu lý luận của Luận án, đó là:
(i) khái niệm khoa học về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm được chứng tỏ:
trước hết nó là một thủ tục tố tụng có tính bắt buộc, công khai, thể hiện sự dân chủ, bình đẳng, được thực hiện
bởi các chủ thể theo trình tự luật định. Thủ tục xét hỏi, tranh luận không thể thiếu vai trò điều khiển của chủ tọa
phiên tòa. Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm có vai trò trọng tâm trong quá trình tranh
tụng, đều có mục đích chung là nhằm làm rõ sự thật khách quan vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho
các chủ thể tham gia tố tụng hình sự .v.v. Nếu như thủ tục xét hỏi phản ánh đặc điểm mô hình tố tụng hình sự,
thì trong thủ tục tranh luận các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự được thể hiện rõ nét nhất, phản ánh sự bình
đẳng của các bên tham gia tranh tụng. Thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm với mục đích cụ
thể là để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án, làm rõ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các
tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án .v.v.
(ii) Luận án lần đầu làm rõ về mối quan hệ giữa thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa hình sự
sơ thẩm, mà nội dung cơ bản của nó cho thấy thủ tục xét hỏi và thủ tục tranh luận có quan hệ tác động lẫn nhau,
biện chứng với nhau và làm tăng tính tranh luận; chúng xuất phát từ nền tảng truyền thống pháp lý của quốc gia
và phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng với nhau và với cả người tham gia tố tụng. Về mối
quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng, có thể rút ra nhận định như sau: Quan hệ giữa Hội đồng xét xử với
Kiểm sát viên vừa là quan hệ phối hợp vừa là quan hệ chế ước; quan hệ giữa Hội đồng xét xử với người bào
chữa là quan hệ chấp hành sự điều hành và quan hệ giữa Kiểm sát viên với người bào chữa vừa là quan hệ phối
hợp vừa là quan hệ đối tụng. Các quan hệ này được hình thành và xuất phát từ các chức năng cơ bản của tố tụng
và nhằm đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm;
(iii) Luận án làm sáng tỏ cơ sở xác định thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, với nội
dung trọng tâm là mô hình tố tụng hình sự Việt Nam với yêu cầu cải cách tư pháp và nguyên tắc tố tụng hình sự.
Theo đó mô hình tố tụng thẩm vấn ở nước ta đang vận hành với những đặc trưng của nó chi phối sâu sắc đến
việc xây dựng và áp dụng thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Về nguyên tắc tố tụng hình
sự, cho thấy nguyên tắc xét xử kịp thời, công bằng và công khai, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người
bị buộc tội và nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử- đây là các nguyên tắc định hình, tác động nhiều đến
hoạt động xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.
Hai là, Luận án làm rõ thực trạng xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Nổi bật ở các vấn đề:
(i) ở các thời điểm lập pháp khác nhau, thủ tục xét hỏi, tranh luận là công cụ hữu hiệu để cơ quan tiến
hành tố tụng làm rõ sự thật vụ án, nhằm ra bản án được khách quan, toàn diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân và xã hội. Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và năm 2013, hoạt động xét hỏi,
tranh luận được điều chỉnh bằng các thông tư và sắc lệnh, nhưng cũng đã thiết lập được nhiều thủ tục về xét hỏi,