Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng ý định tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện ba tri tỉnh bến tre (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN VĂN THĂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN VĂN THĂM

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC
THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HẢI QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre”
chính là cơng trình nghiên cứu của tôi . Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

TÁC GIẢ

NGUYỄN VĂN THĂM


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
EFA (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
UBND: Ủy ban nhân dân
NLĐ: Người lao động
SPSS: (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê
dùng trong các ngành khoa học xã hội


iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo Nhận thức về tính an sinh xã hội của BHXH tự nguyện ...........33
Bảng 3.2 Thang đo Thái độ .......................................................................................34
Bảng 3.3 Thang đo Hiểu biết về BHXH ...................................................................34
Bảng 3.4 Thang đo Ảnh hưởng xã hội ......................................................................35
Bảng 3.5 Thang đo Thu nhập ....................................................................................36
Bảng 3.6 Thang đo Truyền thông .............................................................................37
Bảng 3.7 Thang đo ý định tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện ................................37
Bảng 3.8 Bảng phân số lượng mẫu theo đơn vị hành chính .....................................39
Bảng 4.1 Thông tin người lao động được phỏng vấn ...............................................45
Bảng 4.2 Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo ................................................48
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả kiểm định các thang đo .................................................49
Bảng 4.4 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s Test của các biến độc lập .............50
Bảng 4.5 Tổng phương sai trích của các biến độc lập ..............................................51
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập sau khi xoay ..........................52
Bảng 4.7 Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s Test của biến phụ thuộc ...............53
Bảng 4.8 Tổng phương sai trích của các biến phụ thuộc ..........................................53
Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố các biến của thành phần phụ thuộc..................54
Bảng 4.10 Ma trận tương quan của 6 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc .............57
Bảng 4.11 Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy ...................................................58
Bảng 4.12 Phân tích phương sai Anovaa ...................................................................59
Bảng 4.13 Hệ số hồi qui ............................................................................................59
Bảng 4.14 Thống kê giới tính người lao động ..........................................................63


iv

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định trung bình người lao động nam và nữ .......................63
Bảng 4.16 Kiểm tra tính đồng nhất của các phương sai ...........................................64
Bảng 4.17 Kết quả phân tích phương sai giữa các độ tuổi........................................64

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định phương sai theo biến Trình độ học vấn ....................64
Bảng 4.19 Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm trình độ học vấn ..............65
Bảng 4.20 Kết quả kiểm định theo biến Thu nhập....................................................65
Bảng 4.21 Kết quả phân tích phương sai giữa các mức thu nhập .............................66
Bảng 5.1 Thống kê mô tả các biến quan sát ..............................................................72


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình hành vi của người mua sắm ........................................................13
Hình 2.2: Mơ hình Học thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein ................19
Hình 2.3. Mơ hình hành vi dự định (TPB) ................................................................19
Hình 2.4. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ý định tiếp tục tham gia BHXH
tự nguyện của người lao động tại huyện Ba Tri ........................................................28
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................31
Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................................55
Hình 4.2. Mơ hình hồi qui .........................................................................................60


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ....................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................1

1.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ............................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................4
1.3.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................4
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................5
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................5
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................5
1.6 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ......................................................................6
1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu ...................................................................................7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................8
2.1 Lý thuyết về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện .............................8
2.1.1 An sinh xã hội ....................................................................................................8
2.1.1.1 Khái niệm về an sinh xã hội ............................................................................8


vii

2.1.1.2 Bản chất của An sinh xã hội ............................................................................9
2.1.1.3 Vai trò của An sinh xã hội...............................................................................9
2.1.2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện ..............................................................................11
2.1.2.1 Khái niệm ......................................................................................................11
2.1.2.2 Đối tượng, phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện ....................11
2.1.2.3 Quyền lợi khi tham gia ..................................................................................11
2.2 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng .............................................................12
2.2.1 Hành vi người tiêu dùng...................................................................................12
2.2.1.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng ...............................................................12
2.2.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng .................................14
2.2.2 Lý thuyết thái độ ..............................................................................................15

2.2.2.1 Mơ hình thái độ ba thành phần (tricomponent attitude model) ....................16
2.2.2.2 Mơ hình thái độ đa thuộc tính (multi-attitude model) ...................................17
2.2.2.3 Mơ hình học thuyết hành động hợp lý (TRA - Theory of reasoned action
model)........................................................................................................................18
2.2.2.4 Mơ hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour) ..................19
2.2.3 Một số nghiên cứu điển hình liên quan đến đề tài nghiên cứu ........................20
2.2.3.1 Mơ hình nghiên cứu ngồi nước ...................................................................20
2.2.3.2 Mơ hình nghiên cứu trong nước ....................................................................20
2.3 Giả thuyết và mơ hình nghiên cứu...................................................................21
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện và giả thuyết
...................................................................................................................................22
2.3.1.1 Nhận thức về tính An sinh xã hội của BHXH tự nguyện ảnh hưởng đến ý định
tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện...........................................................................22


viii

2.3.1.2 Thái độ của người lao động ảnh hưởng đến ý định tiếp tục tham gia BHXH tự
nguyện .......................................................................................................................24
2.3.1.3 Hiểu biết về Bảo hiểm xã hội ảnh hưởng đến ý định tiếp tục tham gia BHXH
tự nguyện ...................................................................................................................24
2.3.1.4 Ảnh hưởng xã hội ảnh hưởng đến ý định tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện
...................................................................................................................................25
2.3.1.5 Thu nhập của người lao động ảnh hưởng đến ý định tiếp tục tham gia BHXH
tự nguyện ...................................................................................................................26
2.3.1.6 Truyền thông ảnh hưởng đến ý định tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện ....27
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.............................................................................28
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................29
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..............................................................30
3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................30

3.1.1 Sơ lược quy trình nghiên cứu. ..........................................................................30
3.1.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..............................................................................31
3.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính ..............................................................................32
3.2.1 Mục đích của nghiên cứu định tính ..................................................................32
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................32
3.2.3 Đối tượng tham gia thảo luận ...........................................................................32
3.2.4 Xây dựng thang đo ...........................................................................................33
3.3 Nghiên cứu định lượng .....................................................................................38
3.3.1 Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu .............................................................38
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................39
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................40


ix

3.3.3.1 Phân tích độ tin cậy – Cronbach’s Alpha ......................................................40
3.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá – EFA...............................................................40
3.3.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tính .........................................................................41
3.3.3.4 Kiểm định sự khác biệt bằng T- test và Anova .............................................42
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................43
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................44
4.1 Phân tích các đặc điểm mẫu .............................................................................44
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ....................................47
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ...................................................................50
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập ...................................50
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ............................................53
4.3.3 Diễn giải kết quả ..............................................................................................54
4.4 Mơ hình hiệu chỉnh và các giả thuyết ..............................................................55
4.5 Phân tích tương quan Pearson .........................................................................56
4.6 Phân tích hồi quy ...............................................................................................58

4.7 Kiểm định giả thuyết.........................................................................................61
4.8 Kiểm định đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm người tham gia ................62
4.8.1 Kiểm định ý định khác biệt của người lao động theo giới tính ........................63
4.8.2 Kiểm định ý định khác biệt của người lao động theo độ tuổi ..........................64
4.8.3 Kiểm định ý định khác biệt của người lao động theo trình độ học vấn ...........64
4.8.4 Kiểm định ý định khác biệt của người lao động theo thu nhập .......................65
4.9 Thảo luận kết quả và so sánh với các nghiên cứu trước đây ........................66
4.9.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................66


x

4.9.2 So sánh kết quả với các nghiên cứu trước........................................................67
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................69
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................70
5.1 Kết luận nghiên cứu ..........................................................................................70
5.2 Hàm ý quản trị ..................................................................................................73
5.3 Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ......................78
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................78
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội nhập sâu vào

nền kinh tế thế giới thì hệ thống an sinh xã hội nhất là bảo hiểm xã hội phải được phát
triển và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bảo đảm nhu cầu về an sinh xã
hội, là mục tiêu thể hiện tính ưu việt của xã hội văn minh, phù hợp với xu thế chung
của cộng đồng quốc tế. Mặt khác, mức độ đảm bảo quyền an sinh là một tiêu chí rất
quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia. Bên cạnh việc ban hành các
chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Nhà nước luôn coi trọng thực hiện các chính
sách xã hội đối với người lao động.
Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách quan
trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của các quốc gia trên thế giới. Nó là
một trong những cơng cụ hữu ích của nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu
tăng trưởng, ổn định và công bằng trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, Đảng
và Nhà nước hết sức quan tâm tới lĩnh vực an sinh xã hội nói chung và lĩnh vực
BHXH nói riêng. Các chính sách BHXH ln được đổi mới phù hợp với sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần đảm bảo đời sống của người lao động,
ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Chính sách BHXH góp phần đảm bảo về mặt thu nhập cho người lao động,
khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Chính sách BHXH cũng có
tác dụng động viên cơng nhân, viên chức, quân nhân và người lao động thuộc các
thành phần kinh tế khác yên tâm công tác sản xuất, chiến đấu góp phần thắng lợi vào
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Luật Bảo hiểm xã hội ra đời có hiệu lực thi hành từ năm 2007. Chế độ bảo
hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng từ năm 2008. Người lao động ở mọi khu vực có
quyền lợi trong tham gia bảo hiểm xã hội và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội.
Việc triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện rất thuận lợi giúp người lao động có thể


2

tiếp cận để tham gia. Tuy nhiên cho đến nay theo số liệu tổng hợp thu tại BHXH tỉnh
Bến Tre thì số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất thấp,

chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Bến Tre nói
riêng.
Tại huyện Ba Tri, từ khi triển khai thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện năm
2007, tính đến cuối năm 2018 huyện Ba Tri có 395 người tham gia (Theo báo cáo
tổng hợp thu - BHXH huyện Ba Tri), chủ yếu những người đã có thời gian công tác
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc muốn đóng thêm để đủ điều kiện hưởng chế độ
hưu trí. Số này còn quá thấp so với tiềm năng và kỳ vọng của ngành chức năng.
Nguyên nhân liên quan đến nhiều vấn đề như trình độ học vấn, nhận thức xã hội, việc
làm bấp bênh, thu nhập thấp. Từ đó người dân chưa xem bảo hiểm xã hội là một nhu
cầu cấp thiết.
Mặt khác, với chính sách xã hội mới, khuyến khích tính tự nguyện của tất cả
các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong khi chưa quen với việc tích lũy, tiết
kiệm, dự phịng cho tương lai. Ngồi ra, cơng tác chỉ đạo, tun truyền vận động nhân
dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của ngành cũng là một yếu tố quan trọng.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu yếu tổ ảnh hưởng đến ý định tiếp tục tham gia Bảo hiểm
xã hội tự nguyện của người lao động cần thiết và quan trọng để làm cơ sở ban hành
và thực thi chính sách. Đó là lý do thực hiện đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng ý định
tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre".
1.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Theo Lin (2006) nghiên cứu xác định nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Trung Quốc là “nhận thức về tính an sinh xã hội khi
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện” và “hiểu biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện”.
Min-Sun Homg & Yung-Wang Chang (2007), chứng minh rằng nhân tố “thu
nhập” có ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tại Việt Nam có các nghiên cứu như:


3

Trần Quốc Toàn & Lê Trường Giang (2001), nghiên cứu giải pháp thực hiện

bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ cơng
nghiệp trên địa bàn cả nước. Cơng trình có ý nghĩa khoa học và xã hội rất lớn, phù
hợp với xu thế mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể tác giả xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện như đặc
điểm lao động và tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách
nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách.
Đặng Thị Ngọc Diễm (2010), nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tiếp
cận và sử dụng bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân nông thôn hiện nay. Tác giả
khẳng định vai trò của yếu tố tâm lý của người dân tác động đến việc tiếp cận và tham
gia BHYT tự nguyện. Nếu người dân được ngành bảo hiểm xã hội, cơ sở y tế và chính
quyền địa phương quan tâm cung cấp đầy đủ thơng tin, nắm rõ các chế độ quy định
về chi trả BHYT thì rất có thể họ sẽ tham gia mua bảo hiểm này tích cực hơn.
Lưu Thị Thu Thủy (2011), tác giả kết luận rằng phần đông người lao động
mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng khơng thể
tham gia vì điều kiện tài chính của họ. Khả năng tham gia cịn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp, hình thức làm việc, hiểu biết, thu
nhập và mức độ ổn định về thu nhập.
Nguyễn Xuân Cường et al (2014) nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến
sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động buôn bán nhỏ
lẻ tại tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 7 biến tác động có ý nghĩa
thống kê lên sự quan tâm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với tầm quan trọng lần
lượt là: Tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Ý thức sức khỏe, Kiến thức về
bảo hiểm xã hội tự nguyện, Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Trách nhiệm đạo lý và Kiểm
sốt hành vi. Từ đây, tác giả đề xuất các hàm ý ứng dụng nhằm gia tăng sự quan tâm
của những người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đối với bảo hiểm xã hội
tự nguyện.


4


Nguyễn Tiến Dũng et al (2015), nghiên cứu tiến hành xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện của cư dân Thành Phố Hồ Chí
Minh. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là sản phẩm mới giúp đảm bảo thu nhập của người
hưu trí và giảm áp lực ngân sách. Mơ hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi
hoạch định của Ajzen và xét thêm hai yếu tố tâm lý là tính phịng xa và mức độ chấp
nhận rủi ro tài chính. Phương pháp PLS-SEM được dùng để phân tích dữ liệu khảo
sát trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh với kích thước mẫu 323. Kết quả nghiên
cứu đã xác định các yếu tố tác động đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Trong đó, thái độ đối với việc mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, chuẩn chủ quan, kiểm
sốt hành vi cảm nhận, tính phịng xa có tác động tích cực và mức độ chấp nhận rủi
ro tài chính tác động tiêu cực đến ý định.
Hồng Thu thủy & Bùi Hoàng Minh Thư (2018), nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Tác
giả khẳng định 5 biến: “ Hiểu biết về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, Thái độ
với việc tham gia, Cảm nhận rủi ro, Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện,
Trách nhiệm đạo lý” có yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện của nông dân.
Qua nghiên cứu tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy
cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp
tục tham gia bảo hiểm xã hội, các nghiên cứu này giúp luận văn bổ sung thêm cơ sở
lý thuyết và làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu. Mặt khác qua nghiên cứu cho
thây chưa có nghiên cứu nào tại tỉnh Bến Tre. Đây chính là khoảng trống cho đề tài.
Vì vậy đề tài sẽ nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre
1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện của người lao động tại huyện Ba Tri.



5

1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố ảnh hưởng ý định tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện của người lao động tại huyện Ba Tri.
Đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng ý định tiếp tục tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện của người lao động tại huyện Ba Tri
Xác định mức độ ảnh hưởng ý định tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
và đề xuất kiến nghị nhằm phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
tại huyện Ba Tri.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào tác động và ảnh hưởng ý định tham tiếp tục gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện của người lao động tại huyện Ba Tri?
Để tăng số lượng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại huyện Ba
Tri thì cần có những giải pháp gì?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động tại
huyện Ba Tri.
Đối tượng khảo sát: Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
tại huyện Ba Tri.

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập các thông tin thông qua
phiếu khảo sát người lao động trên địa bàn huyện Ba Tri.
Thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015
đến năm 2018 và nguồn tài liệu sơ cấp điều tra người lao động được thực hiện trong
năm 2019.



6

Nội dung: Đề tài là tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng quyết định tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn huyện Ba Tri.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ định tính:
Sử dụng phương pháp thảo luận tay đơi và phương pháp thảo luận nhóm giúp
cho việc xây dựng các biến tiềm ẩn (Latent Variable), biến quan sát (Observed
Variable) làm cơ sở cho việc hình thành bảng câu hỏi và thiết kế mơ hình nghiên.
Nghiên cứu định lượng:
Được tiến hành thơng qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Kết quả khảo sát
sẽ được mã hóa và xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê chuyên ngành (SPSS).
Thang đo được đánh giá sơ bộ qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA. Tiếp theo, kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu thơng
qua phân tích hồi tuyến tính, ANOVA.
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả khảo sát và nghiên cứu trong đề tài này, để NLĐ có ý định tiếp tục
tham gia BHXH tự nguyện thì cần có những giải pháp phù hợp, hiệu quả, thiết thực
phát triển và nâng cao vai trò của các yếu tố ảnh hưởng như đã nêu trên cụ thể:
Đối với yếu tố “ Thái độ” cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, mình vì mọi
người, mọi người vì mình vì mục đích chung là an sinh xã hội.
Đối với nhân tố “truyền thông” cần phát triển, nâng cao chất lượng các hình
thức truyền thông (kênh truyền thông).
Đối với nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” cần hỗ trợ kinh tế để cải thiện thu nhập,
ổn định cuộc sống NLĐ từ đó họ có cơ hội được gia nhập vào lưới ASXH.
Đối với các nhân tố “Nhận thức về tính ASXH của BHXH tự nguyện”, “Thái
độ” cần nâng cao nhận thức của NLĐ thông qua tăng cường công tác tuyên truyền về
BHXH tự nguyện.



7

Đối với nhân tố “Hiểu biết về BHXH tự nguyện” về mặt luật pháp là hồn
thiện chính sách pháp luật về chế độ BHXH tự nguyện.
1.8 Kết cấu đề tài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị


8

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện

2.1.1 An sinh xã hội
2.1.1.1 Khái niệm về an sinh xã hội
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội (ASXH)
là hình thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thơng qua một
số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về
kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai sản,
thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ
cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em.
Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) coi ASXH là thành tố của hệ thống chính
sách cơng liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ

khơng chỉ có cơng nhân. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ thống
ASXH là chăm sóc sức khoẻ thơng qua bảo hiểm y tế; hệ thống BHXH, chăm sóc
tuổi già; phịng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội.
Ở Việt Nam: An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội bằng
các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên
trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm
sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đơng con.
Dựa trên cơ sở những quan niệm của các nghiên cứu trên, chúng ta có thể hiểu
ASXH là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những người “Yếu
thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho các đối tượng khi
họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu nhập hoặc là bị rủi ro, bất hạnh, hoặc
là trong tình trạng nghèo đói, hoặc là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề


9

nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao động, già yếu... động viên, khuyến khích tự lực vươn
lên giải quyết vấn đề của chính họ.
2.1.1.2 Bản chất của An sinh xã hội
Bản chất của ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất
cả các thành viên trong trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay khi gặp những rủi ro
xã hội khác. Chính sách ASXH là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm
thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu
nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội do đó nó vừa có tính kinh tế, vừa
có tính xã hội và nhân văn sâu sắc, vì con người, vì sự tiến bộ và cơng bằng xã hội.
2.1.1.3 Vai trị của An sinh xã hội
Khi đánh giá về vai trò của ASXH, Ngân hàng Thế giới cho rằng, một hệ thống
ASXH được thiết kế tốt sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia.
Thông qua hệ thống ASXH, Nhà nước tiến hành phân phối lại thu nhập cho người

nghèo và những người dễ bị tổn thương, nhanh chóng tác động lên nghèo đói và bất
bình đẳng xã hội. Trên cơ sở phân tích vị trí của ASXH trong hệ thống chính sách
kinh tế - xã hội, chúng tơi cho rằng ASXH có những vai trị cơ bản sau:
a. Đối với xã hội
Hệ thống ASXH là một trong những cấu phần quan trọng trong các chương
trình xã hội của một quốc gia và là công cụ quản lý của nhà nước thơng qua hệ thống
luật pháp, chính sách và các chương trình ASXH. Mục đích của nó là giữ gìn sự ổn
định về xã hội - kinh tế - chính trị của đất nước, đặc biệt là ổn định xã hội, giảm bất
bình đẳng, phân hố giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận giữa các
giai tầng, các nhóm xã hội trong q trình phát triển.
ASXH còn là một trong những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính sách xã
hội. Nó hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu cho người dân, bảo vệ giá trị cơ bản
và là thước đo trình độ phát triển của một nước trong quá trình phát triển và hội nhập


10

ASXH là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thông qua việc áp
dụng các cơ chế điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các khu vực kinh tế, các vùng
kinh tế và các nhóm dân cư, ASXH có thể được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu
nhập cho người dân.
Hệ thống chính sách ASXH được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc cơng bằng,
đồn kết ở các mức độ khác nhau còn thể hiện giá trị và định hướng phát triển của
một quốc gia. Cách thức thiết kế hệ thống ASXH chính là sự thể hiện mơ hình phát
triển xã hội, quan điểm lựa chọn đầu tư cho con người.
Hệ thống ASXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
thơng qua việc "điều hồ” các "mâu thuẫn xã hội", đảm bảo xã hội khơng có sự loại
trừ, điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và bất ổn định
xã hội.
Nhà nước thơng qua chính sách ASXH để cân đối, điều chỉnh nguồn lực cho

các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triển hài hòa, giảm bớt sự
chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội,
hạn chế bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư.
Thơng qua việc hoạch định và thực hiện chính sách ASXH, cho phép các
Chính phủ tiến hành lựa chọn mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và bền vững. Một hệ
thống ASXH lâu dài, đầy đủ có thể thực hiện mọi mục tiêu tái phân phối của xã hội,
giải phóng các nguồn lực trong dân cư.
b. Đối với các gia đình
Nếu một hệ thống ASXH được thiết kế hiệu quả có thể tạo điều kiện cho các
gia đình đầu tư tốt hơn cho tương lai. Trong vai trò này, hệ thống ASXH cơ bản là
khắc phục các rủi ro trong tương lai, cho phép các gia đình tiếp cận đến được các cơ
hội để phát triển.


11

Hệ thống ASXH cịn góp phần hỗ trợ cho các gia đình quản lý được rủi ro.
Thơng qua các chương trình ASXH, ít nhất nó cũng giúp cho các gia đình đương đầu
được với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
ASXH còn là một yếu tố bảo hiểm, cho phép các gia đình được lựa chọn sinh
kế để phát triển. Như vậy, hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các thành viên trong xã
hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong cuộc sống.

2.1.2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1.2.1 Khái niệm
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia,
lựa chọn mức đóng và phương thức đóng (phù hợp với thu nhập của người tham gia)
để hưởng bảo hiểm xã hội. Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2006) quy định BHXH
tự nguyện bao gồm hai chế độ hưu trí và tử tuất.
2.1.2.2 Đối tượng, phương thức đóng và mức đóng BHXH tự nguyện

Đối tượng tham gia: Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam
từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Phương thức đóng: Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn đóng hằng
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng hoặc một lần cho nhiều năm về sau nhưng không
quá 5 năm 1 lần. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng
hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong
phương thức đóng đã chọn trước đó.
Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia
BHXH tự nguyện lựa chọn.
2.1.2.3 Quyền lợi khi tham gia
Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ như: Lương hưu và
Bảo hiểm y tế, điều chỉnh lương hưu, hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu, trợ cấp BHXH
1 lần, chế độ mai táng phí và trợ cấp tuất một lần.


12

2.2 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng

2.2.1 Hành vi người tiêu dùng
2.2.1.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại sao,
khi nào, nơi nào, bao nhiêu. Người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc
chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các hoạt động (Wayne & Deborah 2008).
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử
dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn như cầu cá nhân
của họ (Peter 1995)
Hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng
đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc
sống của họ (Leon et al 2005). Người tiêu dùng là những người mua hoặc sử dụng

các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cung ứng trên thị trường. Người tiêu dùng nói
chung được phân chia thành hai nhóm cơ bản: Người tiêu dùng cá nhân và người tiêu
dùng tổ chức. Người tiêu dùng cá nhân là những người mua hàng hoá, dịch vụ để sử
dụng cho cá nhân họ, cho gia đình, cho người thân, bạn bè. Những người tiêu dùng
này được gọi là “người tiêu dùng cuối cùng”. Người tiêu dùng tổ chức bao gồm các
tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp), đơn vị hành chính sự nghiệp..., họ là những người
mua sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức. Trong nghiên
cứu hành vi người tiêu dùng, chủ yếu thường tập trung vào người tiêu dùng các nhân,
bởi vì tiêu dùng cuối cùng là yếu tố bao trùm lên tất cả các dạng khác nhau của hành
vi người tiêu dùng và liên quan đến mọi người với vai trò là người mua, người tiêu
dùng hoặc cả hai.
Theo Philip Kotler (2004), nhà tiếp thị nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với
mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ, cụ thể là xem người tiêu dùng
muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ
mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến
lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình.


13

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn vượt xa hơn các khía cạnh
nói trên. Các doanh nghiệp tìm hiểu xem người tiêu dùng có nhận thức được các lợi
ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào
sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Điều này tác động đến những lần mua hàng sau
đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin về sản phẩm của họ đến những
người tiêu dùng khác.
Do vậy, các doanh nghiệp, các nhà tiếp thị phải hiểu được những nhu cầu và
các yếu tố ảnh hưởng, chi phối hành vi mua sắm của khách hàng. Philip Kotler hệ
thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng qua mơ hình sau:
Kích

thích
marketing

Kích thích
khác

Sản phẩm
Giá

Kinh tế
-Cơng nghệ

Địa điểm
- Chiêu thị

Chính trị
- Văn hóa

Đặc
điểm
người
mua

Q trình
ra quyết

Quyết
định của
người
mua


Văn
hóa
Xã hội

-Nhận thức
vấn đề

Chọn
sản
phẩm

Tâm lý
- Cá
tính

Tìm kiếm
thơng tin
Đánh giá
Quyết định
- Hậu mãi

Chọn
nhãn
hiệu
Chọn
đại lý
Định
thời
gian

- Định
số lượng

Hình 2.1. Mơ hình hành vi của người mua sắm
(Nguồn: Philip Kotler, 2001, tr.198)
Từ mơ hình này cho thấy, các yếu tố tiếp thị như sản phẩm, giá cả, địa điểm,
chiêu thị và các tác nhân bên ngoài như: kinh tế, cơng nghệ, chính trị, văn hóa đều
ảnh hưởng đến ý thức của người tiêu dùng. Người tiếp thị phải hiểu được điều gì đang


×