Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.21 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG TUẤN THẢO UYÊN

CĂN CỨ LY HƠN
THEO PHÁP LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
MÃ SỐ: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên
cứu của riêng mình.
TÁC GIẢ
Đặng Tuấn Thảo Uyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HNGĐ


:

Hơn nhân và gia đình

BLDS

:

Bộ luật dân sự

TAND

:

Tòa án nhân dân

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

HĐXX

:

Hội đồng xét xử


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HƠN ........................................... 6
1.1. Khái niệm về ly hơn và căn cứ ly hôn ................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm ly hôn ........................................................................................ 6
1.1.2. Ý nghĩa của việc ly hôn .............................................................................. 8
1.1.3. Cơ sở quy định căn cứ ly hôn ................................................................... 10
1.1.4. Yếu tố lỗi trong căn cứ ly hôn .................................................................. 12
1.2. Tính kế thừa và phát triển của căn cứ ly hơn qua pháp luật hơn nhân và gia đình
các thời kỳ.......................................................................................................................... 15
1.2.1. Thời kỳ phong kiến .................................................................................. 15
1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc .................................................................................. 17
1.2.3. Giai đoạn năm 1945-1954 ........................................................................ 18
1.2.4. Giai đoạn năm 1954-1975 ........................................................................ 19
1.2.5. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay ............................................................... 21
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: CĂN CỨ LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ............................ 25
2.1. Thuận tình ly hơn ............................................................................................... 25


2.2. Ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng ............................................................ 28
2.2.1. Trƣờng hợp bao lực gia đình .................................................................... 29
2.2.2. Vợ hoặc chồng của ngƣời bị Tòa án tuyên bố mất tích u cầu ly hơn ... 33
2.3. Ly hơn theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc ngƣời thân thích khác của vợ, chồng ... 38
Kết luận chƣơng 2: .................................................................................................... 40

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CĂN CỨ LY HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 41
3.1. Thực trạng và nguyên nhân của tình trạng ly hơn hiện nay............................... 41
3.2. Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hơn khi Tịa án giải quyết yêu cầu ly hôn ............ 45
3.2.1. Quy định về căn cứ ly hôn chƣa đủ rõ ràng để áp dụng........................... 45
3.2.2. Một số căn cứ cần đƣợc thừa nhận khi xem xét cho ly hôn ..................... 52
3.3. Khẳng định vai trò của yếu tố lỗi trong căn cứ ly hơn ...................................... 61
3.4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em khi ly hơn.................. 63
3.5. Mục đích và ý nghĩa của việc tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ly
hôn và căn cứ ly hôn .......................................................................................................... 64
3.6. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về căn cứ ly hơn ......................... 66
Kết luận chƣơng 3: .................................................................................................... 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nếu kết hôn là sự xác lập quan hệ vợ chồng, là bƣớc đầu để hình thành nên
gia đình, thì ly hơn chính là sự chấm dứt của hơn nhân, dẫn đến gia đình tan vỡ. Với
tƣ tƣởng truyền thống Á Đơng trƣớc đây “xuất giá thì phải tịng phu”, việc một cặp
vợ chồng ly hôn bị xem là làm ảnh hƣởng xấu đến danh dự của gia đình hai bên, làm
mất mặt dòng họ, đặc biệt là ngƣời phụ nữ sẽ bị chỉ trích rất nặng nề bởi sự ràng
buộc về quan niệm “tam tòng, tứ đức”. Tuy nhiên, nếu khơng phải là ngƣời trong
cuộc thì chắc chắn khơng thể thấu hiểu hết những tổn thƣơng họ phải chịu đựng khi
hằng ngày phải đối mặt với nhau mà tình cảm đã nguội lạnh, mâu thuẫn chồng chất
khơng thể hóa giải. Một khi ngơn từ bất lực thì bạo lực sẽ lên ngơi, dẫn đến những
vụ bạo hành gia đình, gây cho nhau những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Ly

hôn là điều không ai mong muốn nhƣng nếu tiếp tục chung sống mà mục đích hơn
nhân không đạt đƣợc, đời sống hôn nhân không thể duy trì, thì dừng lại đơi khi là
một giải pháp cần thiết cho cả đơi bên. Ly hơn giải phóng cho các cặp vợ chồng và
những thành viên trong gia đình thoát kh i xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc
sống.
Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của xã hội, cái nhìn về ly hơn dần đƣợc
cởi mở và thống hơn. Dẫn chứng là số vụ ly hơn trong cả nƣớc ngày một tăng cao.
Song điều này cũng thể hiện mặt trái của ly hôn. Hôn nhân tan vỡ khơng chỉ làm ảnh
hƣởng đến gia đình, ngƣời thân mà cịn ảnh hƣởng đến xã hội. Bởi gia đình là tế bào
của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng con ngƣời, là mơi trƣờng quan trọng hình thành và
giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi tế
bào khơng “kh e” thì xã hội cũng sẽ bị ảnh hƣởng nhiều mặt.
ằng các quy định của pháp luật về chế định ly hôn, Nhà nƣớc cũng hƣớng
tới bảo vệ lợi ích của gia đình, xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, khi xác định
những điều kiện cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân trƣớc pháp luật, gọi chung là


2

căn cứ ly hôn. Từ trƣớc khi Luật HNGĐ năm 2014 đƣợc ban hành, pháp luật về hôn
nhân và gia đình nƣớc ta chỉ quy định về căn cứ ly hơn trên cơ sở thực trạng quan hệ
vợ chồng, hồn tồn khơng đề cập đến yếu tố lỗi của các bên. Do đó, khi Luật
HNGĐ năm 2014 ra đời, lần đầu tiên yếu tố lỗi đƣợc đƣa vào làm căn cứ để xem xét
giải quyết yêu cầu ly hôn. Đây đƣợc xem là một quan điểm tiến bộ, nhận đƣợc nhiều
sự đồng tình ủng hộ, phù hợp với các yếu tố cấu thành của trách nhiệm dân sự.
Qua thực tiễn áp dụng từ khi ban hành đến nay, bên cạnh những mặt tiến bộ
đạt đƣợc, các quy định về căn cứ ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014 vẫn bộc lộ một
số bất cập, nhiều quy định chƣa đủ rõ ràng để áp dụng, một số căn cứ xảy ra nhiều
trên thực tế đáng lý nên thừa nhận nhƣng lại chƣa đƣợc quy định… Với mong muốn
tìm hiểu, đánh giá và phân tích cấu thành căn cứ ly hơn, từ đó đƣa ra các đề xuất,

kiến nghị nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung và chế định về ly
hơn nói riêng, tác giả lựa chọn nội dung “Căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Căn cứ ly hơn đã đƣợc nghiên cứu qua một số cơng trình nhƣ:
Luận văn thạc sỹ: “Căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hơn theo Luật Hơn
nhân và Gia đình năm 2000”1, tác giả Hà Thị Mai Hoa, năm 2007. Luận văn đã làm
rõ một số vấn đề về căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn nhƣ khái niệm "căn cứ
ly hôn", căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn qua các giai đoạn lịch sử, so sánh
với căn cứ ly hôn của một số nƣớc trên thế giới. Nghiên cứu những quy định của
Luật HNGĐ năm 2000 về căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn. Nghiên cứu thực
tiễn giải quyết ly hôn của TAND. Nêu một số kiến nghị về quy định chế định ly
thân; quy định trình tự và thủ tục cho cơng tác hịa giải; cần thành lập Tịa án chun
trách về hơn nhân và gia đình; nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án đối với các vụ
án ly hơn; cần quy định ngƣời có lỗi gây nên sự đổ vỡ của quan hệ hôn nhân phải
Hà Thị Mai Hoa (2007) “Căn cứ ly hôn và các trƣờng hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000” , Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
1


3

chịu trách nhiệm; cần có những quy định pháp luật cụ thể và chặt chẽ hơn để giải
quyết hậu quả của ly hôn.
Luận văn thạc sỹ: “Căn cứ ly hôn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp
dụng tại Lạng Sơn”, tác giả Nông Thị Nhung, năm 20142. Luận văn thực hiện những
nhiệm vụ đó là: a) Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hơn nhƣ: khái
niệm ly hơn, căn cứ ly hơn, tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống về chế định ly hôn
trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển; b) Nghiên cứu những vấn đề
về căn cứ ly hôn, đồng thời so sánh căn cứ ly hơn của Luật hơn nhân và gia đình

năm 2000 với Luật HNGĐ năm 2014. Từ đó rút ra những nhận xét về căn cứ ly hôn,
những ƣu điểm và hạn chế của quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam; c) Nghiên cứu phân tích thực trạng về việc thực hiện các căn cứ ly hôn của các
quy định của pháp luật thông qua một số vụ án điển hình, đồng thời đƣa ra các kiến
nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về căn cứ ly hôn
trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ: “Căn cứ ly hơn theo Luật Hơn nhân và Gia đình năm
2014”, tác giả Nguyễn Thị Thơm, năm 20153. Luận văn phân tích đƣợc những căn
cứ ly hơn theo Luật HNGĐ năm 2014. Ngoài ra, Luận văn đƣa ra đƣợc những vấn
đề thực tiễn, khó khăn và tồn tại của căn cứ ly hôn, cũng nhƣ những ƣu điểm, hạn
chế của các quy định về căn cứ ly hôn Luật HNGĐ năm 2014 so với Luật HNGĐ
năm 2000. Đặc biệt, luận văn đi sâu vào phân tích các căn cứ ly hơn, nhận xét đƣa ra
những ƣu điểm, hạn chế của các quy định về căn cứ ly hôn. Trên cơ sở đó, đƣa ra
các quan điểm, giải pháp về căn cứ ly hơn theo pháp luật hơn nhân và gia đình Việt
Nam.

Nông Thị Nhung (2014), “Căn cứ ly hôn - một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tại Lạng
Sơn”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật quốc Gia Hà Nội.
3
Nguyễn Thị Thơm (2015), “Căn cứ ly hôn theo Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014”, Luận văn
Thạc sỹ, Đại học Luật TP.HCM.
2


4

Có thể thấy rằng, đề tài về căn cứ ly hôn đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều. Tuy
nhiên, các đề tài trên nghiên cứu về căn cứ ly hôn theo pháp luật hơn nhân và gia
đình trƣớc đây, hiện chƣa có nhiều đề tài nghiên cứu tới vai trị của việc quy định
yếu tố lỗi trong căn cứ ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014 và hƣớng đến bảo vệ

quyền lợi phụ nữ, trẻ em khi ly hơn. Do đó, khoảng trống nghiên cứu mà tác giả
muốn hƣớng tới là phân tích lý luận và bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật
hiện hành, từ đó đƣa ra những đề xuất, kiến nghị mới nhằm hoàn thiện các quy định
về căn cứ ly hôn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu cần đạt đƣợc bao gồm:
- Hiểu về khái niệm và phân tích đƣợc ý nghĩa của ly hơn và căn cứ ly hơn.
Phân tích, đánh giá vai trò của yếu tố lỗi trong cấu thành căn cứ ly hơn. Sau đó, so
sánh với quy định của pháp luật trong các giai đoạn trƣớc đây, giúp nhìn nhận đƣợc
những điểm hay và điểm yếu của các quy định hiện hành.
- Tìm hiểu về thực tiễn áp dụng căn cứ ly hơn qua số liệu thống kê của Tịa
án nhân dân hai cấp một số tỉnh thành trên cả nƣớc giai đoạn 2013 – 2016.
- Tìm ra những giải pháp khắc phục bất cập. Và ở một mục đích rộng hơn,
tác giả muốn hƣớng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu đề tài: Các quy định của Luật HNGĐ năm 2014 và các
văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến căn cứ ly hôn. Vấn đề về căn cứ ly hôn
theo pháp luật Việt Nam – không bao gồm nghiên cứu trình tự, thủ tục tố tụng về ly
hôn. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân
và gia đình Việt Nam năm 2014;
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Giai đoạn 2012-2016


5

Không gian: Các quy định đƣợc ban hành và thực tiễn tại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài khoa học đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tƣ tƣởng Hồ

Chí Minh về gia đình, và đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp tƣ duy trừu
tƣợng, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp quy nạp và diễn
dịch, phƣơng pháp hệ thống và phƣơng pháp so sánh các quy định pháp luật về hôn
nhân và gia đình tại Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về căn cứ ly hôn.
Chƣơng 2: Căn cứ ly hôn theo pháp luật hiện hành.
Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn và một số kiến nghị.


6

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN
1.1. Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn
1.1.1. Khái niệm ly hơn
Trong khoa học pháp lý nói chung, nếu hôn nhân đƣợc định nghĩa nhƣ là sự
kết hợp giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ, đƣợc xác lập bằng việc kết hôn hợp
pháp, để hai bên cùng chung sống và tạo lập một gia đình, thì ly hơn chính là hành
vi pháp lý làm chấm dứt quan hệ hơn nhân đó4. Nói cách khác, ly hơn là việc chấm
dứt quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý khi cả vợ và chồng đều còn sống.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tại khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ năm
2014 định nghĩa: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tịa án”. Từ định nghĩa này có thể thấy pháp luật
Việt Nam chấp nhận và thực hiện theo quan điểm thứ ba: ly hôn tự do dƣới sự kiểm
soát của Nhà nƣớc. Khác với định nghĩa tại khoản 8 Điều 8 Luật HNGĐ năm 2000
rằng: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hơn nhân do Tịa án công nhận hoặc quyết định

theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”, định nghĩa về ly hơn
của pháp luật hiện hành có sự thay đổi cơ bản, mang tính chất chặt chẽ hơn, phản
ánh tính quyền lực của nhà nƣớc nói chung, cũng nhƣ phản ánh bản chất của ly hơn
nói riêng là mang tính chất giai cấp, đƣợc khẳng định qua nội dung: “bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tịa án". Tịa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền
xét xử, có vai trị quan trọng trong việc đóng góp phần tuân thủ, chấp hành các quy
định của pháp luật. Phán quyết ly hơn của Tịa án thể hiện dƣới hình thức bản án
hoặc quyết định. Nếu cả hai vợ chồng thuận tình ly hơn, giải quyết với nhau đƣợc tất
cả các nội dung sau khi ly hôn (quan hệ nhân thân, tài sản, con cái…) thì Tịa án
cơng nhận ly hơn và ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hôn. Nếu vợ chồng mâu
4

Trƣờng Đại học Luật TPHCM(2018), Giáo trình luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Hồng Đức- Hội
luật gia Việt Nam.


7

thuẫn, tranh chấp thì Tịa án xét xử và ra phán quyết ly hơn bằng bản án. Tóm lại, ly
hơn chính là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tịa án.
Ly hơn là một hiện tƣợng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc và chịu ảnh
hƣởng mạnh mẽ bởi phong tục, tập quán và bị tác động bởi kinh tế - xã hội, văn hố,
đạo đức, tơn giáo và pháp luật. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố kể trên, pháp luật khi
muốn điều chỉnh về ly hơn cịn phải xem xét những yếu tố thuộc về tâm sinh lý con
ngƣời. Nhƣ vậy, có thể nói khi quy định ly hôn và những căn cứ cho ly hôn, nhà làm
luật phải phụ thuộc và cân nhắc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá, đạo
đức và chịu ảnh hƣởng của yếu tố tâm sinh lý con ngƣời. Do đó, quan niệm về hơn
nhân ở mỗi quốc gia là khác nhau, dẫn đến việc quy định về ly hôn trong hệ thống
pháp luật của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Trên thế giới có thể tạm chia thành ba

quan điểm về ly hôn:5
(1)

Cấm ly hôn: Quan điểm này đƣợc chấp nhận trong rất nhiều hệ thống

luật nguyên sơ và đƣợc coi là nền tảng của luật giáo hội về gia đình. Nhiều nƣớc
Châu Âu chỉ mới từ b quan điểm này cách đây không lâu (ở Ý từ năm 1975, ở Tây
Ban Nha từ năm 1982…). Việc duy trì quan điểm này trong luật cận đại và đƣơng
đại của các nƣớc chủ yếu vì lý do tơn giáo. Theo đó, hơn nhân đƣợc xác lập và đƣợc
duy trì chỉ nhờ vào sự ƣng thuận lúc ban đầu, một khi đã ƣng thuận kết hơn thì
khơng thể thay đổi ý chí, nghĩa là phải chấp nhận cuộc sống chung cho đến cuối đời.
Nói cách khác, một khi đã kết hơn thì khơng đƣợc ly hơn.
(2)

Tự do ly hơn: Trái ngƣợc với quan điểm trên, hệ thống tự do ly hôn

bắt đầu xuất hiện và đƣợc thiết lập trong luật La Mã thời kì cuối. Quan điểm này dựa
trên lập luận rằng hơn nhân khơng thể đƣợc duy trì một khi vợ hoặc chồng hoặc cả
hai khơng cịn cảm thấy muốn chung sống cùng nhau. Mỗi ngƣời đều có quyền tự do
xác lập quan hệ hơn nhân thì cũng có quyền tự do chấm dứt quan hệ đó. Có hai hình

5

PGS.TS Hà Thị Liên Mai (2012), Giáo trình Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam Phần 2 , Đại học Huế


8

thức tự do ly hôn: ly hôn do cả vợ và chồng cùng đồng thuận hoặc ly hôn đơn
phƣơng từ một phía.

(3)

Ly hơn tự do dƣới sự kiểm sốt của Nhà nƣớc: Đây đƣợc xem nhƣ là

sự dung hoà giữa hai quan điểm trên. Nghĩa là, việc ly hôn vẫn xuất phát từ sự tự do
lựa chọn của các bên trong quan hệ vợ chồng, nhƣng chỉ đƣợc chấp nhận trong
những trƣờng hợp luật định. Nói cách khác, vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên có thể
đƣa ra yêu cầu ly hôn, nhƣng quyền quyết định cho phép ly hôn hay khơng lại thuộc
về Tịa án, thơng qua phán quyết của Thẩm phán, dựa trên cơ sở đánh giá tình trạng,
mức độ nghiêm trọng trong quan hệ hôn nhân, sự thấu tình đạt lý, nguyên nhân mâu
thuẫn v.v… Nhƣ vậy, khi Thẩm phán xét thấy có căn cứ cho rằng việc ly hơn có thể
ảnh hƣởng bất lợi nghiêm trọng đối với cuộc sống sau ly hôn của một trong hai
đƣơng sự (hoặc cả hai) hoặc đối với các thành viên khác trong gia đình, so với việc
tiếp tục quan hệ hơn nhân, thì Thẩm phán có quyền khơng chấp nhận đơn xin ly hôn
và các bên phải tiếp tục duy trì quan hệ hơn nhân đó. Hệ thống ly hơn tự do dƣới sự
kiểm sốt của Nhà nƣớc cho phép cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền can thiệp vào
sự hình thành suy nghĩ của vợ, chồng về vấn đề ly hơn đồng thời vẫn tơn trọng ý chí
của vợ, chồng hoặc của cả hai về việc duy trì hay khơng duy trì cuộc sống chung.
1.1.2. Ý nghĩa của việc ly hôn
Ly hôn là một hiện tƣợng xã hội phức tạp. Xét từ góc độ xã hội học, nếu hơn
nhân là hiện tƣợng bình thƣờng thì ly hơn là hiện tƣợng bất bình thƣờng, là mặt trái
của hơn nhân. Ly hôn chỉ là giải pháp sau cùng khi không còn khả năng hàn gắn lại
cuộc sống vợ chồng, mục đích hơn nhân khơng đạt đƣợc. Trƣớc đây, do ảnh hƣởng
của tƣ tƣởng lạc hậu nên việc ly hôn đƣợc xem là bất bình thƣờng, bị xã hội lên án.
Đặc biệt đối với ngƣời phụ nữ, việc chủ động xin ly hơn là điều khó đƣợc chấp
nhận. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, cách nhìn nhận về ly hơn đã có phần thống
hơn. Ly hơn dần đƣợc xem là một hiện tƣợng bình thƣờng của xã hội hiện đại. Khi
xã hội thừa nhận quyền tự do kết hơn thì cũng đƣơng nhiên cho phép tự do trong ly
hôn. Quan hệ hôn nhân hiện đại với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt



9

cuộc đời con ngƣời vì nó đƣợc xác lập trên cơ sở tình u thƣơng, tự nguyện gắn bó
giữa vợ chồng. Song, trong cuộc sống vợ chồng, vì nhiều lý do dẫn tới mâu thuẫn
sâu sắc giữa vợ chồng đến mức không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hơn
đƣợc đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát kh i mâu thuẫn
gia đình.
Mọi vấn đề đều có hai mặt, ly hơn cũng khơng ngoại lệ. Mặt trái của ly hơn
có thể để lại hậu quả nặng nề cho mỗi ngƣời trong cuộc và cho xã hội, kéo theo sự
tranh chấp trong phân chia tài sản, nuôi con, gây chia rẽ quan hệ gia đình, gây ảnh
hƣởng trực tiếp tới đời sống và tƣơng lai của các thành viên, đặc biệt là con chƣa
thành niên; bên cạnh đó, xã hội phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi ly hơn xảy ra
nhƣ tình trạng trẻ em phạm tội trong các gia đình ly hơn tăng nhanh do khơng nhận
đƣợc đầy đủ tình u thƣơng, quan tâm chăm sóc từ cha mẹ.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, mặt tiến bộ của ly hơn là giải phóng cho
mỗi cá nhân khi hơn nhân của họ đã thực sự khơng cịn hạnh phúc, đây là việc làm
mang tính nhân văn. Ly hơn là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời, việc
Nhà nƣớc thừa nhận chế định ly hôn trong pháp luật là thể hiện sự đảm bảo cũng
nhƣ tôn trọng quyền tự do định đoạt của vợ chồng, giúp họ giải quyết những bế tắc,
xung đột trong đời sống hôn nhân. Nhà nƣớc kiểm sốt ly hơn bằng pháp luật, mặc
dù Nhà nƣớc thừa nhận ly hôn là quyền dân sự gắn liền với nhân thân vợ chồng song
cũng cần phải hiểu rõ về bản chất rằng đây không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nƣớc
sẽ thực hiện quyền kiểm soát đối với hôn nhân nhằm hạn chế tối đa những hậu quả
tiêu cực mà ly hơn để lại. Tịa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của vợ chồng phải dựa
vào thực chất quan hệ vợ chồng và phải phù hợp với các căn cứ ly hôn mà pháp luật
quy định. Nhà nƣớc ban hành các quy định pháp luật về căn cứ ly hơn, trƣờng hợp ly
hơn, về trình tự thủ tục ly hôn, về việc giải quyết hậu quả ly hơn. Do đó nếu vợ
chồng muốn đƣợc ly hơn phải tuân thủ các điều kiện, căn cứ ly hôn và các trình tự
thủ tục ly hơn theo luật định. Mọi trƣờng hợp vợ chồng xin ly hôn chỉ xét thấy có

căn cứ ly hơn theo luật định là quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng,


10

đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt đƣợc” thì Tịa án
mới giải quyết cho ly hơn.
Ly hơn cịn hƣớng đến bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, tạo sự
công bằng cho xã hội. Vì khi xảy ra ly hơn, gia đình tan vỡ thì phụ nữ và trẻ em là
những đối tƣợng dễ chịu nhiều tổn thƣơng nhất. Điều này thể hiện qua các quy định
về hạn chế quyền xin ly hôn của ngƣời chồng trong một số trƣờng hợp nhất định. Cụ
thể, tại khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ có
thai, sinh con hoặc đang ni con dưới 12 tháng tuổi thì chồng khơng có quyền u
cầu xin ly hơn”. Đồng thời, các quy định về ly hôn đã tạo nền tảng vững chắc cho
việc giải quyết các hậu quả pháp lý phát sinh sau khi quan hệ hơn nhân chấm dứt.
Đó là các quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ cấp dƣỡng giữa vợ, chồng và
quan hệ cấp dƣỡng nuôi con…
Ly hôn là một chế định quan trọng trong Luật HNGĐ năm 2014 , cùng với
kết hôn, ly hơn tạo nên hai mặt hồn thiện của hơn nhân. Dù là mặt trái của hôn
nhân, nhƣng ly hôn là điều cần thiết nếu hơn nhân khơng thể duy trì và bảo đảm
trách nhiệm là tế bào cho xã hội. Chính vì thế, chế độ ly hơn có ý nghĩa to lớn trong
hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hơn nhân và gia đình nói riêng và
thực tiễn cuộc sống.
1.1.3. Cơ sở quy định căn cứ ly hôn
Hôn nhân (bao gồm cả ly hôn) là hiện tƣợng xã hội mang tính giai cấp sâu
sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai
cấp thống trị đều thông qua Nhà nƣớc, bằng pháp luật và tục lệ, quy định chế độ hơn
nhân phù hợp với ý chí của Nhà nƣớc6. Bởi vì trong quan hệ hơn nhân và gia đình,
ngồi lợi ích riêng tƣ của chủ thể, ln ẩn chứa lợi ích của xã hội, của Nhà nƣớc,
thơng qua các chức năng xã hội của gia đình. Theo đó, việc giải quyết ly hôn phải

dựa vào thực chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan
6

Nguyễn Văn Cừ; Ngô Thị Hƣờng (2002), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2000”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002


11

thực trạng quan hệ đó, một mặt phải bảo đảm lợi ích của vợ chồng, mặt khác phải
bảo đảm lợi ích của con cái, của các thành viên trong gia đình và lợi ích của xã hội.
Do đó, Nhà nƣớc phải kiểm sốt việc giải quyết ly hơn bằng cách xác định những
điều kiện cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật. Đó chính là căn cứ
để giải quyết cho ly hôn. Nhƣ vậy, “căn cứ ly hôn” là những điều kiện đƣợc quy
định trong pháp luật và chỉ khi có những điều kiện đó, Tịa án mới đƣợc xử cho ly
hôn. “Căn cứ ly hôn” ở đây cần đƣợc hiểu theo nghĩa của một thuật ngữ pháp lý;
theo đó, khi một đề nghị xin ly hơn đã hội đủ các điều kiện quy định trong luật thì
Tịa án khơng thể dựa vào bất cứ lý do nào ngoài những điều kiện ấy để bác đơn xin
ly hôn của đƣơng sự. Từ ý nghĩa pháp lý của thuật ngữ này giúp phân biệt “căn cứ”
ly hôn với “động cơ” ly hơn, hoặc “mục đích” ly hơn, hai khái niệm gần nghĩa
nhƣng không đƣợc coi là những điều kiện ly hôn quy định trong luật.
Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn đƣợc quy định dựa trên quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền
tự do ly hôn khi bản chất hôn nhân “đã chết”7, sự tồn tại của hơn nhân chỉ cịn là bề
ngoài và lừa dối. Nghĩa là, khi quy định căn cứ ly hôn, nhà lập pháp không dựa trên
sự tùy tiện của mỗi cá nhân mà phải căn cứ vào bản chất của những sự kiện xảy ra
mới xác định cuộc hơn nhân này thực sự cịn “tồn tại” hay khơng, từ đó Tịa án mới
xem xét quyết định cho ly hôn. Từ quan điểm trên cho thấy, nhà nƣớc xã hội chủ
nghĩa Việt Nam quy định căn cứ ly hơn mang tính khoa học, phản ánh thực chất
cuộc hơn nhân đã bị tan vỡ và việc Tịa án giải quyết cho họ đƣợc ly hơn chính là

cơng nhận một thực tế đã và đang tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng không thể cứu
vãn đƣợc. Với những căn cứ ly hôn nhƣ vậy sẽ đảm bảo khi Tịa án cho phép vợ
chồng ly hơn là hồn tồn phù hợp với những mâu thuẫn thực tế trong đời sống vợ
chồng. Lúc này, ly hôn trở thành một giải pháp tích cực để giải phóng vợ chồng và
các thành viên trong gia đình thốt kh i mâu thuẫn, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của họ.
7

V.I.Lênin - Toàn tập(1980), Tập 25, Nxb Tiến bộ, Maxcơva,


12

1.1.4. Yếu tố lỗi trong căn cứ ly hôn
Trong các căn cứ xem xét cấu thành vi phạm, nhƣ cấu thành vi phạm hành
chính, cấu thành tội phạm, căn cứ bồi thƣờng thiệt hại về hợp đồng và ngoài hợp
đồng…, thì “lỗi” ln là một trong những yếu tố đƣợc cân nhắc nhằm xem xét trách
nhiệm của các bên tham gia quan hệ đó.
Ở nƣớc ta, trƣớc khi Luật HNGĐ năm 2014 đƣợc ban hành, các luật HNGĐ
trƣớc đây (năm 1959, 1986 và 2000) khi xem xét căn cứ ly hơn hồn tồn khơng dựa
vào lỗi của vợ chồng mà chỉ dựa vào bản chất của hôn nhân tan vỡ trên ba cơ sở:
tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân
khơng đạt đƣợc. Điều này đã gây ra khơng ít khó khăn cho Tòa án trong việc áp
dụng pháp luật về trách nhiệm của các bên. Ví dụ: ngƣời chồng thƣờng xuyên say
rƣợu, đánh đập, chửi mắng, hành hạ thể xác và tinh thần vợ con; ngƣời vợ khơng
chăm sóc gia đình mà đi ngoại tình b bê chồng con…
Nhằm khắc phục vấn đề này, Luật HNGĐ năm 2014 đã đƣa việc “vợ, chồng
có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ,
chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể
kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt đƣợc” trở thành một trong các căn cứ cụ

thể để Tịa án giải quyết cho ly hơn. Đây là một điểm mới quan trọng và tiến bộ của
Luật HNGĐ năm 2014 so với các Luật HNGĐ trƣớc đó, bởi qua tổng kết thực tiễn
giải quyết các vụ án ly hơn của Tịa án cho thấy, số vụ ly hơn do bạo lực gia đình
chiếm tỉ lệ cao trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn, mà phần lớn nạn nhân là phụ
nữ và trẻ em. Tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng về số lƣợng và tính
chất nghiêm trọng và xuất phát từ nhiều lý do. Ngoài ra, đối với những vi phạm
khác, những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng phải đến mức
khiến hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống hơn nhân khơng thể kéo dài,
mục đích hơn nhân khơng đạt đƣợc do có sự vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ
của vợ chồng thì Tịa án mới giải quyết cho ly hơn. Có thể nói, Luật HNGĐ năm
2014 lần đầu tiên đƣa “yếu tố lỗi” để xem xét cho ly hôn. Việc quy định nhƣ vậy đã


13

tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một
bên, hạn chế sự tùy tiện của Tòa án trong áp dụng pháp luật. Đây là một sự đổi mới
quan trọng nhằm đƣa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con ngƣời,
quyền công dân vào thực tiễn và tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong việc giải quyết
việc ly hơn trong cả nƣớc. Qua đó, thể hiện sự tiếp thu quy định của một số nƣớc
trên thế giới khi có sự kết hợp giữa thực trạng của hôn nhân và yếu tố lỗi để giải
quyết việc ly hơn nhƣ:
Có thể kể đến BLDS Cộng hịa Pháp (Luật số 65-570 năm 1965), Điều 243
quy định: “Vợ hoặc chồng có thể xin ly hơn khi nêu ra tồn bộ những sự việc bắt
nguồn từ bên vợ hoặc chồng làm cho cuộc sống chung không thể tiếp tục”. Theo quy
định này, vợ hoặc chồng xin ly hôn trong đơn có nêu lỗi của bên kia và nếu bên kia
thừa nhận lỗi trƣớc Tịa thì Tịa sẽ tun ly hơn. Đồng thời, theo Điều 230 BLDS
Cộng hòa Pháp quy định: “Nếu hai vợ chồng cùng xin ly hơn thì khơng phải nói rõ
lý do”, trƣờng hợp thuận tình ly hơn thì Tịa án cho ly hơn mà khơng cần xem xét tới
yếu tố lỗi, ly hôn đƣợc giải quyết theo sự thoả thuận của đƣơng sự và cũng tƣơng tự

trƣờng hợp “thuận tình ly hơn” của pháp luật hiện hành nƣớc ta. Tuy nhiên, LDS
Pháp cũng xét đến tình trạng hơn nhân trên thực tế của vợ chồng, Tịa án sẽ xử cho
ly hơn nếu tính tình của một ngƣời đã thay đổi đến mức không thể sống chung đƣợc
nữa và dự đốn khơng thể đƣợc khơi phục trong tƣơng lai. Đồng thời, Điều 237
BLDS Cộng hòa Pháp còn xét đến thời gian sống riêng biệt của hai vợ chồng vì lý
do rạn nứt tình cảm phải là sáu năm, tức pháp luật Pháp công nhận ly thân là một
trong các căn cứ ly hôn. Nhƣ vậy, pháp luật của Pháp nhìn nhận bản chất hơn nhân
cũng là một hợp đồng nhƣ những hợp đồng dân sự khác.
Luật pháp của Canada về ly hơn có sự kết hợp giữa căn cứ ly hôn trong việc
xác định yếu tố lỗi và thực trạng hôn nhân. Hôn nhân đƣợc coi là tan vỡ khi hai vợ
chồng sống riêng rẽ đã hơn một năm với lý do hôn nhân bị rạn nứt, khi hai vợ chồng
có quan hệ ngoại tình với ngƣời khác hoặc khi vợ hoặc chồng có đối xử ngƣợc đãi


14

về thể chất hoặc tinh thần làm bên kia không thể chịu đựng đƣợc, khi đó Tịa án sẽ
tun chấp nhận ly hơn.
Theo BLDS Nhật Bản, vợ hoặc chồng có thể ly hơn qua th a thuận hoặc theo
trình tự xét xử. Đối với trƣờng hợp ly hôn theo th a thuận thì vợ chồng cũng phải
th a thuận đƣợc ngƣời nuôi con và những vấn đề cần thiết khác đối với việc chăm
sóc con nhƣ cấp dƣỡng hoặc việc phân chia tài sản. Nếu các bên không th a thuận
đƣợc các vấn đề này thì có thể u cầu Tịa án quyết định. Đối với trƣờng hợp ly
hơn theo trình tự xét xử, vợ hoặc chồng chỉ có quyền kiện địi ly hơn trong năm
trƣờng hợp sau: (1) Nếu một trong hai ngƣời bị ngƣời kia ngƣợc đãi, hành hạ thậm
tệ; (2) Một trong hai ngƣời có hành vi không chung thuỷ; (3) Nếu một trong hai
ngƣời trong ba năm liền biệt tích khơng rõ cịn sống hay đã chết; (4) Một trong hai
ngƣời bị bệnh tâm thần mà khơng có khả năng chữa trị; (5) Tồn tại lý do dẫn đến các
bên không thể tiếp tục hôn nhân (Điều 170 BLDS Nhật Bản). Tuy nhiên pháp luật
Nhật Bản cũng quy định nếu vợ hoặc chồng kiện đòi ly hơn trong bốn trƣờng hợp

đầu nhƣng Tịa án xét thấy việc tiếp tục hôn nhân là đúng đắn khi căn cứ vào mọi
hồn cảnh thì Tịa án có thể xem xét không cho ly hôn. Điều này giống quy định của
pháp luật nƣớc ta. Giải quyết ly hôn phải dựa vào bản chất của vấn đề chứ khơng chỉ
nhìn vào những lý do mà đƣơng sự viện ra để xin ly hơn.
Tóm lại, có thể thấy Luật HNGĐ năm 2014 đã bổ sung điểm mới khi quy
định một trong các căn cứ để ly hơn là “có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng”. Nhƣ vậy, pháp luật về hôn nhân và
gia đình hiện hành đã đƣa “yếu tố lỗi” để xem xét cho ly hôn. Đây là quan điểm tiến
bộ, đƣợc nhiều ngƣời đồng tình ủng hộ, phù hợp với các yếu tố cấu thành trách
nhiệm dân sự, thể hiện kỹ thuật lập pháp cao hơn so với các văn bản quy phạm pháp
luật về hôn nhân và gia đình trƣớc đây.


15

1.2. Tính kế thừa và phát triển của căn cứ ly hơn qua pháp luật hơn nhân và gia
đình các thời kỳ
1.2.1. Thời kỳ phong kiến
Bộ luật Hồng Đức (hay Quốc triều Hình luật) đƣợc ban hành dƣới thời vua
Lê Thánh Tông trong giai đoạn khoảng từ năm 1428 đến năm 1497, và ộ luật Gia
Long (hay Hoàng triều luật lệ) đƣợc nhà Nguyễn ban hành vào thế kỷ XIX, là những
thành tựu lập pháp của thời kỳ phong kiến nƣớc ta. Quy định về căn cứ ly hôn trong
các bộ luật trên cũng mang đậm nét tƣ tƣởng Nho giáo khi đặt luân lý gia đình lên
trên quyền lợi, lợi ích cá nhân. Đặc biệt là ngƣời phụ nữ ln phải gạt b nhu cầu,
hạnh phúc riêng của mình để phục tùng vua, cha và chồng theo thuyết tam cƣơng.
Thân phận ngƣời phụ nữ thời phong kiến luôn bị xem nhẹ và bất bình đẳng trong
quan hệ vợ chồng. Với mục đích bảo vệ quyền lợi gia đình hơn quyền lợi cá nhân,
căn cứ ly hơn (hay cịn gọi là “duyên cớ ly hôn”) trong xã hội phong kiến Việt Nam
đƣợc chia thành các trƣờng hợp sau: ly hôn bắt buộc, đơn phƣơng ly hơn và ly hơn
thuận tình.8

Ly hôn bắt buộc: Trong các trƣờng hợp này, ngƣời chồng buộc phải b vợ
(rẫy vợ) cho dù có muốn hay không. Điều 310 Bộ luật Hồng Đức quy định nếu
ngƣời vợ phạm phải một trong các điều “thất xuất” thì chồng phải b vợ, nếu không
sẽ bị xử tội biếm (giáng chức quan), bao gồm: khơng có con, dâm đãng, không thờ
phụng bố mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông và bị ác tật. Trên thực tế, tục lệ
xã hội phong kiến Việt Nam chỉ công nhận bốn duyên cớ để chồng b vợ đó là: vợ
bất chính (khơng trung thành với chồng, cờ bạc), vợ ăn cắp của chồng hoặc cha mẹ
chồng, vợ khơng kính trọng cha mẹ chồng, vợ đánh đập chồng.
Tuy nhiên, các trƣờng hợp “thất xuất” cũng có ngoại lệ. Theo đoạn 165 Hồng
Đức Thiện chính thƣ và Điều 108 Bộ luật Gia Long quy định ba trƣờng hợp “tam
bất khứ”, khi đó ngƣời chồng không đƣợc phép b vợ kể cả khi vợ phạm phải thất
8

Nguyễn Thị Thu Vân (8/2005), "Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam”, tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, Số
208, Tr.55-61.


16

xuất, bao gồm: khi vợ đã để tang nhà chồng ba năm; khi vợ chồng lấy nhau nghèo,
về sau giàu có; khi vợ chồng lấy nhau, vợ cịn bà con họ hàng, khi bỏ nhau thì vợ
khơng cịn nơi nào để trở về. Riêng đối với Bộ luật Gia Long, “tam bất khứ” sẽ
khơng có hiệu lực nếu vợ phạm phải tội thơng gian (ngoại tình).
Đơn phƣơng xin ly hơn: Ngồi các trƣờng hợp “thất xuất”, cổ luật Việt Nam
cịn quy định khi việc kết hôn vi phạm các điều kiện thiết yếu của hơn nhân thì vợ
chồng có quyền xin ly hôn. Các Điều 308 Bộ luật Hồng Đức và Điều 108 Bộ luật
Gia Long đã cho phép ngƣời vợ đƣợc phép xin quan cải giá sau năm tháng chồng
khơng đi lại (nếu có con là một năm) theo Bộ luật Hồng Đức và ba năm theo Bộ luật
Gia Long. Đây là một quy định thể hiện sự tiến bộ của nhà làm luật phong kiến Việt
Nam, góp phần hạn chế sự thiếu trách nhiệm của chồng đối với vợ và tạo cho ngƣời

phụ nữ có cơ hội để có thể tự giải thốt cho mình. Ngƣợc lại, trƣờng vợ b nhà đi thì
ngƣời chồng cũng đƣợc phép xin ly dị (Điều 321 Bộ luật Hồng Đức và Điều 108 Bộ
luật Gia Long). Đặc biệt, tại Điều 333 Bộ luật Hồng Đức còn cho phép vợ đƣợc ly dị
nếu chồng mắng cha mẹ vợ phi lý, bởi trong trƣờng hợp này ngƣời con rể đã phạm
vào tội bất hiếu với cha mẹ vợ nên luật cho phép ngƣời vợ có quyền ly hơn.
Thuận tình ly hơn: Ngồi hai trƣờng hợp ly hơn kể trên thì pháp luật phong
kiến cũng cho phép vợ chồng đƣợc thuận tình ly hơn. Tại đoạn 167 Hồng Đức Thiện
chính thƣ: “Nếu hai vợ chồng bất hịa thuận, nguyện xin ly dị thì tờ xin ly hôn do hai
bên vợ chồng tự viết hoặc nhờ người trong họ viết thay giấy thỏa thuận được hai
bên cùng ký, viết chữ giáp lai rồi mỗi bên giữ một nửa làm bằng, sau đó mỗi người
một nơi mà khơng cần có sự cho phép của nhà chức trách”. Đơn giản hơn thì trên
thực tế, tục bẻ đơi một đồng tiền (tƣợng trƣng cho việc phân chia tài sản) hay một
đơi đũa (chia lìa cuộc sống) vẫn đƣợc dân ta áp dụng khi hai vợ chồng có sự th a
thuận ly hôn. Trong Bộ luật Gia Long, tại Điều 108 cũng chấp nhận sự thuận tình ly
hơn: “Nếu hai vợ chồng khơng thể hịa hợp, thế là tuyệt tình chứ khơng phải tuyệt
nghĩa, mặc dù khơng có điều gì bắt buộc phải ly dị và làm cho hết ân nghĩa vợ
chồng, họ có thể được phép bỏ nhau mà không bị phạm tội”.


17

Nhƣ vậy, việc quy định vợ chồng đƣợc phép thuận tình ly hơn trong cổ luật
cho ta thấy đƣợc thái độ tôn trọng quyền tự quyết của vợ chồng về mối quan hệ hơn
nhân giữa họ.

ên cạnh đó ta cịn thấy đƣợc ý nghĩa nhân văn và tiến bộ của quy

định, khi các nhà làm luật thời phong kiến ghi nhận sự thuận tình ly hơn tức là
hƣớng tới sự giải phóng cho vợ chồng thốt kh i bế tắc trong cuộc sống hôn nhân
của họ.

1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc
Trong thời Pháp thuộc, Việt Nam là một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, bị
chia cắt thành ba xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng: xứ thuộc địa Nam
Kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc và Trung Kỳ. Với mục đích nhằm củng cố sự thống trị của
mình, thực dân Pháp đã ban hành ba bộ luật dân sự tƣơng ứng với ba miền, đó là: ộ
dân luật Bắc Kỳ năm 1931, bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 và tập Dân luật giản
yếu Nam Kỳ năm 1883.9
Về căn cứ ly hôn, mặc dù mỗi bộ luật đƣợc ban hành và áp dụng ở các vùng
miền khác nhau nhƣng chúng đều có sự tƣơng đồng nhất định và chủ yếu vẫn dựa
trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng, cụ thể nhƣ sau:
Các trƣờng hợp chồng có thể xin ly hôn: Tại Điều 117 Dân luật Trung kỳ và
Điều 118 Dân luật Bắc kỳ quy định chồng có thể xin ly hơn vợ vì các dun cớ: vợ
phạm gian; vợ b nhà chồng ra đi, tuy đã buộc phải về nhƣng không chịu về; vợ thứ
đánh chửi, bạo hành vợ chính.
Các trƣờng hợp vợ có thể xin ly hơn: Điều 118 Bộ Dân luật Trung kỳ và Điều
119 Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định vợ có thể xin ly hơn chồng vì những dun cớ
nhƣ: chồng b nhà đi q hai năm khơng có lý do chính đáng và không lo liệu việc
nuôi nấng vợ con; chồng đuổi vợ ra kh i nhà mà khơng có lý do chính đáng; làm trái
trật tự trong thê đẳng; chồng khơng làm nghĩa vụ đã cam đoan khi kết hôn, là phải

9

Nguyễn Văn Cừ; Ngô Thị Hƣờng (2002), “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2000”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002


18

tùy theo kế sinh nhai mà nuôi nấng vợ con. Đặc biệt, tại Điều 123 Dân luật Bắc kỳ
có quy định: “Ngƣời vợ có thể kiện xin ly hơn, khơng cần phải chồng cho phép”.

Nhƣ vậy, việc đặt ra quy định này có ý nghĩa quan trọng khi xác định cho ngƣời phụ
nữ quyền đƣợc tự quyết định hạnh phúc hơn nhân của mình chứ khơng phụ thuộc
vào ngƣời chồng.
Thuận tình ly hơn: Điều 119 Dân luật Trung kỳ và Điều 120 Dân luật Bắc kỳ
quy định về những duyên cớ mà cả vợ cả chồng cùng có thể xin ly hơn nhƣ: vì một
bên can án trọng tội, vì một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nỗi bên kia không thể ở
chung đƣợc… Tuy nhiên, điều kiện để hai vợ chồng có thể xin thuận tình ly hơn là
“đã chung sống với nhau 02 năm” (Điều 121 Dân luật Bắc kỳ và Điều 120 Dân luật
Trung kỳ). Dân luật giản yếu Nam kỳ lại chặt chẽ hơn khi quy định vợ chồng xin
thuận tình ly hơn sẽ khơng đƣợc chấp thuận nếu: chƣa chung sống đủ 02 năm hoặc
đã quá 20 năm; ngƣời chồng dƣới 25 tuổi hay ngƣời vợ dƣới 21 tuổi hoặc đã quá 45
tuổi. Nhƣ vậy, có thể thấy việc quy định hạn chế sự thuận tình ly hơn này nhằm
khuyến khích vợ chồng củng cố xây dựng gia đình lâu dài, bền vững, cũng nhƣ
nhằm đảm bảo lợi ích cho cả vợ và chồng khi mà việc ly hôn ảnh hƣởng trực tiếp
đến họ.
1.2.3. Giai đoạn năm 1945-1954
Trong những năm từ 1945 đến 1950, Nhà nƣớc ta đã ban hành các sắc lệnh
quy định về hơn nhân gia đình: Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945, Sắc lệnh số 97SL ngày 22/5/1950 và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950.
Về vấn đề ly hôn, nhà nƣớc ta quy định rõ tại Sắc lệnh số 159-SL ngày
17/11/1950. Sắc lệnh gồm 9 điều chia thành 3 mục: duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn
và hiệu lực của việc ly hôn. Cụ thể, tại mục đầu tiên về “duyên cớ ly hôn” quy định
thành hai trƣờng hợp nhƣ sau:
Đơn phƣơng ly hơn (Điều 2): Tịa án có thể cho phép vợ hoặc chồng ly hôn
trong những trƣờng hợp sau: một bên ngoại tình; một bên can án phát giam; một bên


19

mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa kh i; một bên b nhà đi q hai năm khơng
có dun cớ chính đáng; vợ chồng tính tình khơng đƣợc hoặc đối xử với nhau đến

nỗi không thể sống chung đƣợc. Sắc lệnh 159-SL thật sự đã thực hiện nguyên tắc tự
do hôn nhân: công nhận quyền tự do kết hôn và tự do ly hơn khi khơng cịn phân
biệt dun cớ ly hôn cho riêng vợ hoặc riêng chồng mà gộp vào làm một với cách
dùng từ “một bên”, xóa b sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong các ộ Dân luật
cũ.
Thuận tình ly hơn (Điều 3): Thêm một điểm tiến bộ trong Sắc lệnh số 159-SL
ngày 17/11/1950 đáng ghi nhận khi nhà làm luật đã cho phép vợ chồng có thể xin ly
hơn theo nhƣ đúng ý chí của họ mong muốn mà khơng phải chịu bất cứ một sự ràng
buộc nào về điều kiện đƣợc ly hơn, chỉ cần th a mãn duy nhất ý chí tự nguyện xin
thuận tình ly hơn của đơi bên.
Ngồi ra, sắc lệnh này còn bảo vệ phụ nữ và thai nhi trong việc ly hôn khi
quy định: nếu ngƣời vợ đang có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tịa án hỗn sau khi
sinh nở mới xử lý việc ly hôn (Điều 5).
1.2.4. Giai đoạn năm 1954-1975
Năm 1954, chiến dịch Điện iên Phủ thành công dẫn đến cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp toàn thắng. Hiệp định Geneve đƣợc ký kết. Quân Pháp rút về
nƣớc, miền Bắc nƣớc ta đƣợc hồn tồn giải phóng. Thời kỳ này đất nƣớc ta tạm bị
chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị và hai hệ thống pháp luật hơn nhân
và gia đình khác biệt:
- Ở miền Bắc, Luật HNGĐ năm 1959 đƣợc Quốc hội khóa I nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa ban hành vào ngày 29/12/1959 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
13/01/1960. Đây là một trong những văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành
sớm nhất thời kỳ này và là một bƣớc ngoặt đánh dấu sự tiến bộ trong lịch sử lập


20

pháp của nƣớc ta. Về căn cứ ly hôn, Luật HNGĐ năm 1959 quy định thành hai
trƣờng hợp:10
Thuận tình ly hôn: Tại Điều 25 quy định “Khi hai bên vợ chồng xin thuận

tình ly hơn, thì sau khi điều tra, nếu xét đúng là hai bên tự nguyện xin lý hơn, Tịa án
nhân dân sẽ cơng nhận việc thuận tình ly hôn”.
Đơn phƣơng ly hôn: Tại Điều 26 quy định “Khi một bên vợ hoặc chồng xin
ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hồ giải. Hồ giải khơng đƣợc, Tịa án
nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài,
mục đích của hơn nhân khơng đạt đƣợc, thì Tịa án nhân dân sẽ cho ly hơn”.
Nhƣ vậy, có thể thấy Luật HNGĐ năm 1959 không quy định những căn cứ ly
hơn riêng biệt mà quy định khái qt hóa căn cứ ly hôn cho mọi trƣờng hợp là khi
vợ chồng lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục
đích của hơn nhân khơng đạt đƣợc”. Đây là sự biểu hiện của nguyên tắc tự nguyện,
tiến bộ, tơn trọng ý chí của vợ chồng trong việc tự do đƣa ra quyết định ly hôn.
Trƣờng hợp vợ có thai, chồng bị hạn chế quyền xin ly hôn cho đến sau khi vợ
sinh con đƣợc một năm theo quy định tại Điều 27. Song, điều này không bị hạn chế
đối với quyền xin ly hôn của vợ, nghĩa là dù đang có thai hoặc ni con dƣới một
năm tuổi, ngƣời vợ vẫn có quyền xin ly hơn chồng. Có thể nói, quy định hạn chế
quyền ly hơn của chồng trong Luật HNGĐ năm 1959 đã thể hiện rất rõ tính nhân
đạo, tơn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em.
Trong khi đó ở miền Nam, Luật I/59 về gia đình của Chính phủ Việt Nam
Cộng hịa ra đời cấm vợ chồng ruồng b và ly hôn. Những trƣờng hợp đặc biệt
muốn đƣợc ly hôn phải do tổng thống xem xét (Điều 55). Luật I/1959 nhấn mạnh
đến trƣờng hợp lấy nhầm phải đầu s cộng sản giết ngƣời thì phải ly hơn, thể hiện ý
chí của chính quyền Ngơ Đình Diệm “chống cộng” điên cuồng, đồng thời thấy đƣợc
10

Nguyễn Thị Thanh Trà (2012), “Thuận tình ly hơn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” : Luận văn thạc sĩ /
TS. Ngô Thị Hƣờng hƣớng dẫn . Hà Nội, 2012.


×