Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tính kế thừa và phát triển về căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.46 KB, 16 trang )

Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình

A. MỞ BÀI
B. NỘI DUNG
I.

Ly hôn

II.

Tính kế thừa và phát triển của căn cứ ly hôn từ trước Cách mạng
tháng 8 năm 1945 đến nay.
1. Khái niệm căn cứ ly hôn
2. Căn cứ ly hôn trong giai đoạn trước năm 1945
3. Căn cứ ly hôn từ 1945 đến 1954
4. Căn cứ ly hôn từ năm 1959 tới nay.

C. KẾT BÀI

1

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình

A. MỞ BÀI
Nếu kết hôn là một hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ
chồng thì ly hôn là một hiện tượng bất thường, là mặt trái của hôn nhân mà
không một ai mong muốn xảy ra. Nhưng khi hôn nhân tan vỡ thì ly hôn lại
là giải pháp cần thiết cho vợ chồng và cả xã hội. Ly hôn là hiện tượng xã


hội mang tính giai cấp. Do có quan điểm khác nhau về việc quy định và
giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nội dung khác về bản chất so với căn cứ ly
hôn của nhà nước phong kiến, thực dân, tư sản. Nội dung căn cứ ly hôn đã
trải qua một quá trình phát triển cùng với sự phát triển của chế định ly hôn.
Để thấy được sự tiến bộ, đổi mới về nhận thức của Nhà nước ta trong nội
dung căn cứ ly hôn, em đã chọn đề tài: “Phân tính kế thừa và phát triển
về căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam”.

2

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình

B. NỘi DUNG
I. Ly hôn
Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh từ rất sớm trong
xã hội có giai cấp. “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công
nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ
chồng” (khoản 8 điều 8 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, ly hôn là một mặt quan hệ hôn nhân, nó
là mặt trái, mặt bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu được của
quan hệ hôn nhân và gia đình. Thực hiện quyền tự do hôn nhân của cá
nhân bao gồm quyền tự do kết hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước
pháp luật, khi đời sống tình cảm, yêu thương giữa vợ chồng đã chấm hết,
mâu thuẫn gia đình sâu sắc, mục đích của hôn nhân nhằm tạo lập cho xã
hội những gia đình – tế bào xã hội tốt đẹp đã không thể đạt được. Ly hôn
nhằm giải phóng cho vợ, chồng, các con và thành viên khác trong gia đình

khỏi những xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong đời sống gia đình bởi vì: “tự
do ly hôn không có nghĩa làm tan rã: những mối quan hệ gia đình mà
ngược lại nó củng cố những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có
và vững chắc trong một xã hội văn minh. Quyền yêu cầu ly hôn là quyền
nhân thân, quyền chính đáng gắn liền với bản thân vợ, chồng. Chỉ có vợ,
chồng hoặc cả hai vợ chồng thì không ai có quyền yêu cầu ly hôn được. Ly
hôn là kết quả tất yếu khi quan hệ hôn nhân đã tan vỡ.
Trong một xã hội có giai cấp thì ly hôn cũng thể hiện tính giai cấp sâu
sắc, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội trong lịch sử phát triển của
xã hội và ý chí của Nhà nước. Nhà nước bằng pháp luật tôn trọng quyền tự
do ly hôn chính đáng của vợ chồng, nhưng cũng bằng pháp luật kiểm soát
quyền tự do ly hôn, bởi vì, ly hôn không đơn thuần chịu ảnh hưởng tới
quyền lợi riêng của cá nhân vợ, chồng mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi của
3

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
Nhà nước, của xã hội. Bên cạnh mặt tích cực của ly hôn là giải phóng cho
vợ chồng thoát khỏi xung đột gia đình, ly hôn còn ảnh hưởng theo chiều
hướng “tiêu cực” tới gia đình và xã hội: sự ly tán gia đình, giáo dục trực
tiếp và đầy đủ của cha mẹ. Hậu quả của ly hôn để lại cho gia đình và xã hội
nhiều vấn đề phải giải quyết. Nhà nước bằng pháp luật quy định về căn cứ
ly hôn: trong những điều kiện, tình tiết cụ thể mới chấp nhận vợ chồng ly
hôn. Ly hôn không thể phụ thuộc vào ý chí tùy tiện của vợ chồng muốn
làm sao làm vậy.
Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta xảy ra phổ biến,
với nhiều nguyên nhân, lý do đa dạng, phức tạp cả về chủ thể và nội dung.
Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, những án kiện về hôn nhân và

gia đình luôn chiếm trên dưới 50% trong tổng số các án kiện về dân sự.
Trong các án kiện về hôn nhân và gia đình thì án kiện về ly hôn chiếm
90%. Theo ước tính thì năm 2006 có khoảng 66.000 vụ ly hôn. Tòa án
nhân dân lúc nào cũng trong tình trạng bận rộn với án ly hôn.
II. Tính kế thừa và phát triển của căn cứ ly hôn từ trước Cách
mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.
1. Khái niệm căn cứ ly hôn
Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác
nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng phương pháp luật
(hay tục lệ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định trong điều kiện nào thì cho phép
xác lập mối quan hệ vợ chồng, đồng thời xác định trong những điều kiện,
căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ hôn nhân. Đó
chính là căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật của Nhà nước.
Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Do có quan điểm khác
nhau vể quy định và giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy
4

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
định trong pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nội dung khác nhau
về bản chất so với căn cứ ly hôn Nhà nước phong kiến, tư sản đặt ra. Pháp
luật của nhà nước phong kiến, tư sản quy định có thể cấm ly hôn (không
căn cứ ly hôn mà chỉ công nhận quyền vợ chồng được sống cách biệt nhau
(biệt cư) bằng chế định ly thân; hoặc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo
thời gian xác lập quan hệ hôn nhân, theo tuổi của vợ chồng; và thường quy
định xét xử ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai. Vấn đề
ly hôn là một việc làm thụ động, hoàn toàn do ý chí của đương sự quyết

định.
Như vậy, căn cứ ly hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định
trong pháp luật và chỉ có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới cho
xử ly hôn.
1. Căn cứ ly hôn trong giai đoạn từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

Từ năm 1858 đến trước năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa
nửa phong kiến. Ở thời kỳ này, thực dân Pháp chia cắt đất nước ta thành ba
miền, mỗi miền áp dụng một bộ dân luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân
và gia đình. Ở Bắc Kỳ áp dụng những quy định trong Bộ dân luật 1931. Ở
Trung Kỳ áp dụng các quy định trong Bộ dân luật 1936. Ở Nam Kỳ áp
dụng các quy định theo tập Dân luật giản yếu 1883. Về vấn đề ly hôn, thì
cả ba Bộ dân luật trên đã giải quyết vấn đề ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của
vợ, chồng. Những duyên cớ ly hôn thực chất là vi phạm nghĩa vụ giữa vợ
chồng theo luật định. Điều 118 Bộ dân luật Bắc Kỳ và điều 117 Bộ dân
luật Trung Kỳ đã quy định những duyên cớ ly hôn riêng cho vợ, chồng.
Người chồng có quyền xin ly hôn khi vợ phạm gian (ngoại tình); vì vợ đã
bỏ nhà chồng đi tuy đã có lời chồng hối thúc mà vẫn không về; vì vợ thứ
đánh chửi vợ chính…Trong khi đó người vợ có thể xin ly hôn khi người
chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng không có quyền xin ly
hôn khi người chồng ngoại tình. Các văn bản pháp luật dân sự do thực dân
5

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
Pháp ban hành trong giai đoạn này thường quy định căn cứ ly hôn dựa vào
“lỗi” của vợ chồng với những duyên cớ ly hôn không bình đẳng giữa vợ
chồng.

Hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ phong kiến, thực dân cũng
đã quy định căn cứ ly hôn dựa vào “tội” của vợ như “thất suất” hoặc lỗi
của chồng, với những căn cứ, điều kiện phản ánh hình thức của quan hệ
hôn nhân.
2.

Căn cứ ly hôn từ 1945 đến 1954

Cách mạng tháng 8 thành công đã giải phóng dân tộc Việt Nam nói
chung và phụ nữ nói riêng ra khỏi ách thống trị hết sức hà khắc và đối xự
thậm tệ của chế độ thực dân phong kiến, mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử hôn nhân và gia đình Việt Nam. Cùng với Sắc lệnh số 97 – SL ngày
22-5-1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong Dân luật, Nhà nước
ta đã ban hành Sắc lệnh số 159 – SL ngày 17-11-1950 quy định về ly hôn.
Do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ, Sắc lệnh số 97 – SL và
Sắc lệnh số 159 – SL được Nhà nước ta ban hành nhằm giải quyết những
vấn đề cấp bách, góp phần vào việc xóa bỏ ảnh hưởng của chế độ hôn nhân
và gia đình phong kiến, đế quốc, thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và
nữ, giữa vợ và chồng, xóa bỏ sự gia trưởng, đáp ứng với sự nghiệp giải
phóng phụ nữ…(trong luật cổ Việt Nam, quyền ly hôn thường do người
chồng quyết định dựa vào “tội” của vợ (thất xuất). Sắc lệnh 159 – SL được
Nhà nước ta ban hành đã xóa bỏ các duyên cớ ly hôn bất bình đẳng giữa vợ
chồng trong các bộ dân luật của Nhà nước thực dân phong kiến trước đó.
Điều 2 của sắc lệnh đã quy định 5 duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ
chồng là: Ngoại tình, một bên can án phạt giam, một bên mắc bệnh điên
hoặc một bệnh khó chữa khỏi, một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có
duyên cớ chính đáng, vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau
đến nỗi không thể sống chung được. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm
6


Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
mang tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới, Sắc lệnh số 159 –
SL quy định căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng.
Hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ phong kiến, thực dân cũng
đã quy định căn cứ ly hôn dựa vào “tội” của vợ như “thất suất” hoặc lỗi
của chồng, với những căn cứ, điều kiện phản ánh hình thức của quan hệ
hôn nhân. Điều này là chưa hợp lý chưa đúng còn nhiều điểm hạn chế, vẫn
còn sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng.
Ngoài ra, việc giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của người chồng còn
được Luật gia đình 1- 1959 ở miền Nam dưới chế độ Ngô Đình Diệm quy
định.
3. Căn cứ ly hôn từ năm 1959 tới nay.
Sau chiến thắng Điện Biên phủ năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia
cắt làm hai miền. Dưới tác động của chế độ kinh tế mới, gia đình Việt Nam
thay đổi rất nhanh về quy mô tổ chức và về nội dung của các quan hệ nội
bộ. Sắc lệnh số 97 – SL, Sắc lệnh 159 – SL quy định vấn đề căn cứ ly hôn
hay duyên cớ ly hôn không còn đáp ứng được yêu cầu và tình hình phát
triển Cách mạng. Mặt khác hai sắc lệnh này đã trở nên quá đơn giản, nhiều
chế định không còn phù hợp nữa như căn cứ ly hôn. Việc ban hành một
đạo luật mới về hôn nhân và gia đình để xác định lại căn cứ ly hôn đã trở
thành một đòi hỏi của toàn thể xã hội, là một tất yếu khách quan, đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp giải phóng phụ nữ: nếu không giải phóng phụ nữ thì xây
dựng chủ nghĩa xã hội mới một nửa. Chính vì vậy, bắt đầu từ luật hôn nhân
và gia đình năm 1959 - bộ luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước ta,
luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và mới đây nhất là luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 đã bảo đảm quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ
chồng quy định căn cứ giải quyết ly hôn dựa vào bản chất quan hệ hôn

nhân đã hoàn toàn tan vỡ mà không dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng.

7

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
Quan điểm nhà làm luật tư sản cho rằng hôn nhân thực chất là một
“khế ước”, một “hợp đồng” do hai bên nam nữ tự do, tự nguyên xác lập,
vậy thì chỉ được xóa bỏ hôn nhân – khế ước đó trên cơ sỏ “lỗi” của các
bên…Bộ luật dân sự của Pháp quy định: “vợ hoặc chồng có thể xin ly hôn
do những sự việc bên kia gây ra, vi phạm nghiêm trọng và liên tục bổn
phận và nghĩa vụ hôn nhân khiến cho đời sống chung không thể duy trì
được”. (Điều 242 mục III thiên VI). Theo đó, việc giải quyết các hậu quả
của căn cứ ly hôn như quyền lợi về tài sản, trách nhiệm đối với con cái,
cũng như dựa trên căn cứ này.
Luật hôn nhân và gia đình các nước xã hội chủ nghĩa quy định giải
quyết ly hôn theo đúng thực chất của vấn đề, hoàn toàn không dựa vào lỗi
của vợ chồng, trên cơ sở nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng thực chất
của quan hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan vỡ. Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo
đảm quyền tự do ly hôn khi quan hệ hôn nhân về thực chất đã hoàn toàn
tan vỡ, mục đích của hôn nhân không đạt được. Theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lenin, thực hiện quyền tự do kết hôn của nam, nữ nhằm xác
lập quan hệ vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật.
Đồng thời, phải giải quyết ly hôn theo đúng bản chất của sự việc: “ly hôn
chỉ là việc xác nhận một sự kiên – đó là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại
của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối”. Đương nhiên, không phải ý chí của nhà
lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của các cá nhân này đã chết hay
chưa …Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện theo bản chất

của mối quan hệ, theo đó, những trường hợp nào về mặt pháp lý, hôn nhân
được coi là tan vỡ, nghĩa là về thực chất, hôn nhân tự nó phá vỡ rồi và việc
Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ là việc ghi biên bản công nhận sựu
tan vỡ bên trong của nó (C.Mác – “bản dự luật về ly hôn – 1842”) và chỉ
khi nào hôn nhân xét về bản chất không còn là hôn nhân nữa, Tòa án mới
được được xử cho ly hôn.
8

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quy định căn cứ ly hôn thật sự
khoa học, là biện pháp hữu hiệu củng cố các quan hệ gia đình, bảo vệ lợi
ích chính đáng của các đương sự, ý chí của vợ chồng không phải là điều
kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giải quyết ly hôn phải căn cứ
vào điều kiện (căn cứ pháp lý về ly hôn) được quy định trong luật hôn
nhân và gia đình. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình nước ta từ năm
1945, đặc biệt là từ luật hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 và năm 2000
vừa bảo đảm quyền tự do ly hôn dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã
hoàn toàn tan vỡ, không dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng. Từ điều 26 năm
1959 luật hôn nhân và gia đình “Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ
quan có thẩm quyền sẽ điều tra và hoà giải. Hoà giải không được, Toà án
nhân dân sẽ xét xử. Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Toà án nhân dân sẽ
cho ly hôn”, điều 40 luật hôn nhân và gia đình năm 1986 “Khi vợ hoặc
chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến
hành điều tra và hoà giải. Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn,
nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly
hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn. Trong trường

hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà
án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân
dân xử cho ly hôn”, điều 89 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “Toà án
xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án
quyết định cho ly hôn. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà
án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Trong
mọi trường hợp ly hôn, dù ly hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu hay hai vợ
chồng thuận tình ly hôn, Tòa án nhân dân đều phải tiến hành điều tra và
9

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
hòa giải nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, chỉ
khi nào xét thấy quan hệ vợ chồng đã thực sự đến mức “tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhan không đạt
được” thì Tòa án mới giải quyết cho ly hôn. Đó là nội dung căn cứ ly hôn
theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Khi xem xét và đánh giá thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là phải đặt thực trạng cuộc
sống vợ chồng trong tổng thể các mối quan hệ. Nếu chỉ đơn thuần xem xét
quan hệ giữa hai cá nhân là vợ chồng chưa đầy đủ. Tình yêu chân chính
giữa nam và nữ là cơ sở cho việc kết hôn nhưng tình yêu giữa vợ, chồng
không phải là cơ sở duy nhất để duy trì quan hệ hôn nhân. Bởi vì, hôn nhân
không chỉ có hai người mà còn có người thứ ba đó là con cái. Đây cũng là
vấn đề của xã hội. Tình yêu giữa vợ chồng không còn dẫn đến trách nhiệm
giữa họ đối với nhau và với các thành viên gia đình không còn thì rõ ràng

“tình trạng” đã “trầm trọng” và không thể “kéo dài” đời sống chung.
Qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn của Tòa án cho
thấy số vụ ly hôn so hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất trong
các nguyên nhân ly hôn ở nước ta. Năm 1995 có 18.353 vụ (chiếm 56,4%),
năm 1996 có 19.425 (chiếm 56,3%), năm 1997 có 20.910 (chiếm 56,3%).
Trong đó đa phần phụ nữ là nạn nhân của tình trạng này. Tình trạng bạo
lực gia đình ngày càng xảy ra nhiều vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có
trường hợp ghen tuông, nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập
nhau. Tệ cờ bạc, nghiện ngập cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng
đánh đập, ngược đãi nhau. Đa phần bạo lực gia đình dẫn đến tình trạng vợ
chồng ly hôn.
Bên cạnh đó còn dẫn tới xảy ra án mạng. Ví dụ như Hà Văn H ở huyện
S, thành phố H do bị vợ cằn nhằn về đánh bạc nên đã thường xuyên đánh
đập vợ dã man, không chịu được vợ hắn đã đem con về nhà mẹ đẻ sinh
10

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
sống, H đã tới nhà mẹ đẻ đâm chết mẹ vợ. Hiện tượng vợ chồng ngoại tình
cũng dẫn tới cuộc sống vợ chồng lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài”. Cùng với nạn bạo lực trong gia đình thì việc vợ
chồng ngoại tình trở thành nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn. Theo thống
kê hằng năm có khoảng 10% số vụ ly hôn do vợ chồng có hành vị ngoại
tình. Hành vi ngoại tình của người chồng vợ có thể là nguyên nhân dẫn đến
hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, nhưng ngoại tình cũng có thể là biểu hiện của
quan hệ vợ chồng đã bị phá vỡ.
Trong những năm gần đây, những trường hợp vợ chồng yêu cầu ly hôn
vì mâu thuẫn gia đình ngày càng tăng. Thông thường những mâu thuẫn này

có thể phát sinh giữa vợ chồng nhưng cũng có thể mâu thuẫn phát sinh
giữa vợ chồng với cha mẹ, anh, chị, em của một trong hai bên. Những mâu
thuẫn có thể rất nhỏ, chỉ là do bất đồng quan điểm trong sinh hoạt hàng
ngày, trong việc đối xử với các thành viên khác trong gia đình, trong việc
nuôi dạy con. Nhưng do vợ chồng thiếu sự thông cảm, không thiện chí và
cố chấp nên đã dẫn đến tình trạng một trong hai bên không thể chịu được
và yêu cầu ly hôn. Chẳng hạn có trường hợp nhà có khách, chồng bảo vợ
nấu cơm, vợ đã nấu nhưng do có sơ suất nên còn thiếu sót người chồng đã
đánh chửi vợ làm người vợ bỏ về nhà mẹ đẻ. Người chồng không gọi về,
người vợ cũng không tự về, sau gần một năm vợ chồng không gặp nhau
không quan tâm tới nhau nên người chồng đã yêu cầu ly hôn.
Như vậy, biểu hiện của tình trạng trầm trọng trong đời sống chung
không thể kéo dài là rất khác nhau, đa dạng, phong phú. Việc xem xét,
đánh giá nếu không thận trọng sẽ gặp sai lầm. Trước thực tế đó, cần có
những quy định cụ thể trong việc xác định quan hệ vợ chồng đã đến mức
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài.

11

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
Khoản 1 điều 89 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về nội
dung căn cứ ly hôn và được hướng dẫn cụ thể tại mục 8 – nghị quyết số
02/2000/NQ – HĐTP ngày 23 – 12 – 2000 của Tòa án nhân dân tối cao:
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ
nhau như: Người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người
vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con

thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa
giải nhiều lần.
- Vợ chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như:
Thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xâm phạm đến danh
dự, nhâm phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của
họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thủy với nhau, như: Có quan hệ ngoại
tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích
của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn
tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của người vợ chồng
không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ
chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại Điểm a.1 mục 8 này.
Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn
tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc
nhau hoặc vẫn có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau, thì có
căn cứ để nhân định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo
dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa
vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng;
không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của người vợ, chồng;
12

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của vợ, chồng; không
giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt”.
Như vậy, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, nội dung căn

cứ chung để ly hôn là xuất phát từ những nguyên nhân, lý do cụ thể
trong đời sống vợ chồng như: Vợ chồng luôn có hành vi ngược đãi,
hành hạ nhau thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xâm phạm
đến danh dự, nhâm phẩm và uy tín của nhau...
Mục đích của việc xác lập hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là
nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững (điều 1 luật hôn nhân và gia đình năm 2000). Như vậy, nếu sự tồn
tại quan hệ hôn nhân không thể xây dựng được gia đình như trên thì
hôn nhân đã không đạt được mục đích và vợ chồng có thể ly hôn.
Khoản 2 điều 89 luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định căn
cứ thứ hai để Tòa án giải quyết việc ly hôn: “trong trường hợp vợ chồng
của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết
cho ly hôn”. Theo khoản 2 Điều 78. Tuyên bố một người mất tích của
bộ luật dân sự năm 2005 “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người
bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Xét
về kỹ thuật lập pháp, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 coi đây là một
căn cứ để giải quyết ly hôn (trước đây, theo luật hôn nhân và gia đình
năm 1959 và năm 1986 của nhà nước ta không quy định vấn đề này).
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các án kiện ly hôn nhiều năm qua ở
nước ta, khi chưa có Bộ luật dân sự năm 1995, nay là Bộ luật dân sự
năm 2005, Tòa án vẫn giải quyết ly hôn theo yêu cầu của đương sự khi
vợ, chồng của họ đã bị tuyên bố mất tích. Đường lối giải quyết ly hôn
khi vợ, chồng bị mất tích được hướng dẫn tại Nghị quyết số
02/2000/NQ – HĐTP:

13

Lớp N08 – nhóm 05



Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình
-

Người vợ hoặc chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên

bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu
Tòa án giải quyết cho ly hôn; nếu Tòa án tuyên bố người đó đã
mất tích thì bác đơn yêu cầu của người chồng hoặc người vợ.
-

Người vợ hoặc người chồng đã bị Tòa án tuyên bố mất

tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi
bản án của Tòa án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất
tích có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của
người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp
này thì Tòa án phải giải quyết cho ly hôn.
Như vậy, quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án được coi là căn
cứ ly hôn nếu người vợ chồng của người tuyên bố mất tích yêu cầu
được ly hôn. Quy định này hoàn toàn phù hợp với mục đích của hôn
nhân. Nếu một trong hai vợ chồng bị tuyên bố mất tích có nhà nước xác
nhận là họ đã biệt tích hai năm mà không có tin tức gì xác thực về
người đó còn sống hay đã chết. Chính sự vắng mặt này làm cho quan hệ
hôn nhân của họ tồn tại chỉ là hình thức. Giải quyết ly hôn trong trường
hợp này nhằm bảo vệ cho người vợ, chồng ở nhà về các lợi ích nhân
thân, tài sản, đồng thời củng cố mối quan hệ gia đình. Có thể người vợ
hoặc chồng đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó mất tích và
giải quyết cho họ được ly hôn. Nếu chưa đủ điều kiện tuyên bố mất tích
thì bác đơn yêu cầu ly hôn của người kia.
Việc ly hôn dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã được quy

định ngay từ luật hôn nhân và gia đình năm 1959 tiếp đến năm 1986 và
được quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn nữa trong luật hôn nhân và
gia đình năm 2000. Ở mỗi bộ luật sau này đều có sự kế thừa và phát
triển hơn nữa căn cứ ly hôn giúp cho việc ly hôn đảm bảo sự công bằng,
khách quan.
14

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình

B. KẾT BÀI
Tóm lại, trải qua nhiều năm phát triển và hoàn thiện căn cứ ly hôn đã
xóa bỏ việc xác định ly hôn do lỗi của vợ chồng mà dựa vào bản chất
của hôn nhân để Tòa án quyết định cho ly hôn, theo luật hôn nhân và
gia đình các năm 1959, 1986 và cụ thể ở đây là năm 2000 của Nhà nước
ta được quy định trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin đó là cơ sở
khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi
Nhà nước ta ban hành luật hôn nhân và gia đình lần đầu tiên năm 1959.
Đây là một quan điểm tiến bộ và đúng đắn phù hợp với thực tế với bản
chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

15

Lớp N08 – nhóm 05


Bài tập lớn môn Luật hôn nhân và gia đình


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trường đại học
Luật Hà Nội. NXB công an nhân dân, 2009.
2. Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000.
Bộ Tư Pháp, Viện khoa học pháp lý, Đinh Thị Mai Hương, NXB
chính trị quốc gia.
3. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về luật hôn nhân và gia đình
năm 2000, Luật sư – Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ, Thạc sĩ Ngô Thị
Hường.
4. Sự phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và
những sửa đổi bổ sung, TS Nguyễn Văn Cừ.

16

Lớp N08 – nhóm 05



×