Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Quy định pháp luật về khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.92 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG LÊ KHÁNH HÀ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ THUẾ
TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

ĐẶNG LÊ KHÁNH HÀ

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ THUẾ
TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Quy định pháp luật về khấu trừ thuế trong thuế
thu nhập cá nhân” là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Trong q trình viết bài, tơi đã tham khảo một số tài liệu có nguồn
gốc rõ ràng nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo
các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo
đúng quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Luật (Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Bình đã hướng dẫn tận tình để tơi
hồn thành luận văn này.
TP Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 9 năm 2020
Tác giả

Đặng Lê Khánh Hà


PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
VỀ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ...................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân........................................... 7
1.1.1. Khái niệm về khấu trừ thuế trong thu nhập chịu thuế ................................ 13
1.1.2. Mục tiêu cơng bằng trong chính sách thuế thu nhập cá nhân ..................... 14
1.2. Nguyên tắc, phƣơng thức, điều kiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân........ 17
1.2.1. Nguyên tắc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ............................................... 18
1.2.2. Phương thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ............................................. 22
1.2.3. Điều kiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân .................................................. 25
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ....... 26

1.3.1. Khái quát về chính sách khấu trừ thuế của các nước .................................. 26
1.3.2. Chính sách khấu trừ thuế của Trung Quốc ................................................. 30
1.3.3. Chính sách khấu trừ thuế của Thái Lan ...................................................... 31
1.3.4. Chính sách khấu trừ thuế của Singapore .................................................... 32
1.3.5. Chính sách khấu trừ thuế của Hoa Kỳ........................................................ 33
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHẤU TRỪ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ................................................ 37
2.1. Quy định của pháp luật về khấu trừ gia cảnh ............................................... 37
2.1.1. Khấu trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế ......................................... 38
2.1.2. Khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc ..................................................... 39
2.2. Quy định của pháp luật về khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hƣu trí
tự nguyện ................................................................................................................ 41
2.3. Quy định của pháp luật về khấu trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân
đạo, khuyến học ...................................................................................................... 43
2.4. Những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về khấu trừ thuế
thu nhập cá nhân .................................................................................................... 44
2.4.1. Bất cập trong quy định của pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho bản thân
người nộp thuế ..................................................................................................... 45


2.4.2. Bất cập trong quy định của pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho người phụ
thuộc .................................................................................................................... 49
2.4.3. Bất cập trong quy định của pháp luật về khấu trừ các khoản khác ............. 55
2.5. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân ......................................................................................................................... 59
2.5.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho bản thân người nộp
thuế ...................................................................................................................... 59
2.5.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về khấu trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
............................................................................................................................. 65
2.5.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về khấu trừ các khoản khác ....................... 68

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 76


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là một phạm trù lịch sử, thuế ra đời là
một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Để duy
trì sự tồn tại đồng thời thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước cần có nguồn
lực vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội, trong đó thuế là nguồn
thu quan trọng nhất. Nhà nước dùng thuế như là một công cụ để điều tiết vĩ mơ nền
kinh tế, điều hịa thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. Thuế là khoản thu bắt
buộc của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức, khơng mang tính đối giá và hoàn
trả trực tiếp. Nộp thuế là nghĩa vụ của mọi người, mọi công dân và được quy định
tại Điều 47 Hiến pháp 2013:“Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.” Trên
cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành hệ thống văn bản pháp luật về thuế, góp phần tạo
lập hành lang pháp lý cho các hoạt động thu và nộp thuế, quản lý thuế của các cơ
quan Nhà nước, tăng thu ngân sách Nhà nước và là công cụ thực hiện các chính
sách kinh tế - xã hội.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu ra đời từ khá sớm, phạm vi
tác động rộng, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thu nhập của những người
có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế - xã
hội Việt Nam hiện nay, thuế gián thu vẫn là nguồn thu chủ yếu nhưng cùng với sự
phát triển của kinh tế trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, thu nhập của người dân ngày
càng tăng, các loại thuế trực thu trong đó có thuế thu nhập cá nhân ngày càng chiếm
vai trò lớn trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nước, góp phần đa dạng hóa cơ cấu
nguồn thu. Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành năm 2007 được sửa đổi, bổ sung
năm 2012 và năm 2014 đã thể chế hóa chính sách của Nhà nước, tạo ra hành lang

pháp lý trong việc thực hiện và quản lý thuế thu nhập cá nhân. Trong các quy định
của pháp luật thuế thu nhập cá nhân thì quy định về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
là một nội dung cực kỳ quan trọng, không chỉ tác động đến bản thân người nộp thuế
mà còn ảnh hưởng đến các cá nhân liên quan của họ. Tuy nhiên, trong quá trình


2

thực hiện, luật thuế thu nhập cá nhân nói chung và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
nói riêng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế như việc quy định mức khấu trừ cố định
cho cá nhân và người phụ thuộc, chưa tính đến sự chênh lệch thu nhập và mức sống
giữa các vùng miền, tình hình lạm phát phát sinh, một số khoản chi phí đáng lẽ ra
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế chưa được quan tâm…dẫn đến việc người
nộp thuế chưa đồng tình với cách thức tính thuế, hiệu quả quản lý thuế cịn thấp,
tình trạng trốn thuế, gian lận thuế vẫn cịn nhiều gây thất thu cho ngân sách Nhà
nước, tạo sự bất bình đẳng giữa các đối tượng có thu nhập chịu thuế.
Vì những lý do trên, có thể thấy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng các quy
định của pháp luật hiện hành về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân để làm rõ những
vướng mắc, bất cập cụ thể, nguyên nhân và hướng khắc phục, qua đó kiến nghị, đề
xuất bổ sung các quy định của pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ngày
một hoàn thiện hơn. Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Quy định pháp luật về khấu trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân” làm đề tài
luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy có
một số cơng trình khoa học, bài viết, luận án, luận văn có liên quan như:
- „Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam‟, Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Hoàng Mai Lương năm 2013 (Khoa Luật – Đại học Quốc gia
Hà Nội). Trong luận văn này, tác giả đã khái quát lý luận chung về căn cứ tính thuế
thu nhập cá nhân và phân tích thực trạng pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập cá

nhân. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về căn
cứ tính thuế thu nhập cá nhân như xác định các khoản giảm trừ khi tính thuế thu
nhập cá nhân, mức khởi điểm chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập cá nhân, giải
pháp đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán và cổ tức,...
- „Pháp luật thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn Thành phố Cần Thơ‟, Luận
án Tiến sĩ Luật học của Huỳnh Văn Diện năm 2016 (Học viện khoa học xã hội).


3

Trong luận án này, tác giả đã khái quát quy định của pháp luật thuế thu nhập cá
nhân trong đó đề cập đến một số quy định của các nước trên thế giới, phân tích thực
trạng thi hành pháp luật thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam nói chung và trên địa
bàn thành phố Cần Thơ nói riêng từ đó chỉ ra những bất cập và đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị. Tuy nhiên, luận án này chỉ đề cập chung đến thuế thu nhập cá nhân
chứ chưa đi sâu vào một thu nhập chịu thuế cụ thể là thu nhập từ tiền lương, tiền
công và vấn đề khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
- „Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh Thái Bình‟, Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thu năm 2016 (Học viện khoa học xã hội).
Tương tự như luận án tiến sĩ của tác giả Huỳnh Văn Diện, luận văn này cũng mới
chỉ khái quát chung các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thực tiễn thi
hành trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- „Về giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế thu nhập cá nhân nhìn từ góc độ
bình đẳng giới‟ của Thạc Sĩ Nguyễn Thị Lan đăng trên Tập chí Luật học số 3/2008.
- „Những vấn đề đặt ra khi thực thi Luật thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam‟
của Tiến Sĩ Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tập chí Luật học số 4/2009.
- „Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ
tiền công, tiền lương và một số giải pháp hoàn thiện‟ của tác giả Lê Huỳnh Phương
Chính trên ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 5
+ 6 tháng 4/2018.

- „Nghiên cứu pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tiền công,
tiền lương‟ của tác giả Lê Huỳnh Phương Chính đăng trên website
www.tapchicongthuong.vn.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đa phần chỉ nghiên cứu, phân tích chung
về tất cả các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân chứ chưa đề cập sâu về một
khoản thu nhập chịu thuế cụ thể là tiền lương, tiền công và quy định về khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân hoặc phạm vi tương đối hẹp, chỉ nghiên cứu, khảo sát thực


4

tiễn tại một địa phương cụ thể. Vì vậy có thể nhận định rằng cho đến nay có rất ít
các cơng trình khoa học nghiên cứu một cách tồn diện, bao quát, đầy đủ về khấu
trừ thuế thu nhập cá nhân. Điều này cho phép tác giả có cơ sở khẳng định tính cấp
thiết của vấn đề này trong đề tài luận văn của mình.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu và kế thừa những thành quả từ các công trình
nghiên cứu đi trước, nhiệm vụ của tác giả là sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ
thêm những điểm bất cập, chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật về thuế thu
nhập cá nhân đối với khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, qua đó, kiến nghị, đề xuất
hướng khắc phục, nhằm giúp cho hệ thống pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói
chung và các quy định pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nói riêng ngày
một hồn thiện và phát huy tốt hiệu quả trong thực tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận
về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ thuế thu
nhập cá nhân và chỉ ra một số bất cập trong thực tiễn áp dụng từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế thu nhập cá
nhân nói chung và pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nói riêng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả tập trung nghiênng cuộc sống.
Tăng thêm các khoản được khấu trừ, nguồn thu trước mắt bị thiếu hụt nhưng
về lâu dài khi đời sống vật chất và tinh thần được bảo đảm, trình độ được cải thiện,
người dân có thêm động lực lao động, thu nhập tăng lên, chi tiêu nhiều hơn thì ngân
sách cũng sẽ thu được nhiều hơn. Một khoản chi khác cũng có thể được xem xét là
khoản chi tiền vé khứ hồi về phép thăm gia đình nếu có đủ chứng từ, biên lai, vé
máy bay, tàu xe nhằm hỗ trợ cho người lao động xa quê có điều kiện về thăm gia
đình cũng như thể hiện sự bình đẳng trong chính sách thuế giữa lao động trong
nước với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động Việt Nam làm
việc tại nước ngoài. Cũng như kinh nghiệm của một số nước, các khoản giảm trừ
này khi đưa vào trong luật cần xây dựng theo hướng khống chế mức khấu trừ chứ
khơng được khấu trừ tồn bộ, có thể quy định từng hạn mức cho từng khoản giảm


72

trừ hoặc quy định tổng mức giảm trừ chung cho tất cả các khoản. quy định lựa chọn
các hạn mức tối đa trong các khoản chi phí được miễn thuế. Ví dụ, học phí của con
cái thì sẽ theo mức phí các trường cơng lập mà Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các tỉnh
thành phố công bố hằng năm chứ khơng phải người khai theo học phí trường tư,
trường quốc tế. Tương tự, chi phí khám chữa bệnh cũng theo mức chung của Bộ Y
tế công bố chứ không phải mức chi phí bệnh viện tư…Việc cho phép khấu trừ các
chi phí hợp lý, hợp lệ phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân cũng khuyến
khích người nộp thuế lấy hóa đơn cho các hàng hóa, dịch vụ mà mình đã chi tiêu.
Việc quy định mức khống chế các khoản khấu trừ là phù hợp để đảm bảo sự công
bằng giũa các đối tượng nộp thuế và mục đích của chính sách khấu trừ thuế.


73


Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày các quy định của pháp luật về khấu trừ
thuế thu nhập cá nhân giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát về các quy định
hiện hành liên quan đến khấu trừ cho bản thân người nộp thuế, cho những người
phụ thuộc và các khoản khấu trừ khác. Hiện nay, người nộp thuế khi tính thu nhập
chịu thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, giảm trừ các
khoản đóng bảo hiểm và giảm trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến
học. Các khoản giảm trừ trên đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người nộp thuế khi
họ được khấu trừ các chi phí thiết yếu phục vụ cuộc sống.
Tuy nhiên, qua quá trình hơn mười năm thi hành, Luật thuế thu nhập cá nhân
nói chung và các quy định về khấu trừ thuế nói riêng đã bộc lộ một số hạn chế, bất
cập cần được xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Khoản giảm trừ gia
cảnh được quy định mức cố định cho tất cả các nhu cầu của người nộp thuế và
người phụ thuộc sau hơn sáu năm thi hành đã khơng cịn phù hợp, ngưỡng thu nhập
xác định người phụ thuộc còn quá thấp, nhiều khoản chi phí khơng được giảm trừ
đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người nộp thuế. Mặt khác, một số quy định về
người phụ thuộc còn bất hợp lý và chưa chặt chẽ dẫn đến việc lợi dụng chính sách
để trục lợi, ngân sách bị thất thu.
Từ việc phân tích một số hạn chế trong q trình thực thi các quy định của
pháp luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về giảm trừ như tăng mức giảm trừ
gia cảnh, sửa đổi quy định về điều kiện, tiêu chí xác định người phụ thuộc, bổ sung
một số khoản giảm trừ mới tạo điều kiện để người nộp thuế cải thiện chất lượng
cuộc sống, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp
thuế.


74

KẾT LUẬN

Luật thuế thu nhập cá nhân chính thức được ban hành năm 2007, đánh dấu
q trình hồn thiện của hệ thống thuế Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung vào các
năm 2012 và năm 2014. Các khoản khấu trừ thuế, giảm trừ thuế là một nội dung
quan trọng trong quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo sự công bằng giữa
những người nộp thuế, điều tiết thu nhập, thực hiện chính sách an sinh xã hội của
Nhà nước. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quy định pháp luật về khấu trừ thuế
trong thuế thu nhập cá nhân” là cần thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản
sau:
Một là, phân tích cơ sở lý luận về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân như khái
niệm về khấu trừ thuế trong thu nhập chịu thuế, nguyên tắc, phuơng thức, điều kiện
khấu trừ. Ngồi ra, tác giả cịn giới thiệu kinh nghiệm của một số quốc gia khi xây
dựng quy định về khấu trừ thuế, trong đó có các quốc gia phát triển với nền lập
pháp tiên tiến như Hoa Kỳ, Singapore, quốc gia đang phát triển như Thái Lan và
đặc biệt là Trung Quốc với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội tương đồng nước ta.
Hai là, trình bày một cách có hệ thống và tồn diện các quy định của pháp
luật về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập từ
thực tiễn thi hành các quy định này. Bất cập lớn nhất là việc mức khấu trừ gia cảnh
được duy trì qua nhiều năm khơng cịn phù hợp với các thay đổi về điều kiện sống
của kinh tế - xã hội, khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng cao, lạm phát, chênh lệch thu
nhập và mức sống giữa các vùng miền, ảnh hưởng tới đời sống của người nộp thuế,
chưa có chính sách ưu đãi cho những đối tượng có hồn cảnh đặc biệt như người
khuyết tật, người cao tuổi. Điều kiện xác định người phụ thuộc còn nhiều bất cập.
Một số khoản chi liên quan đến việc tái tạo sức lao động phục vụ công việc, như chi
phí khám chữa bệnh, học tập, chỗ ở khơng được khấu trừ trong khi doanh nghiệp
được khấu trừ toàn bộ tạo nên sự bất bình đẳng giữa các sắc thuế.


75


Ba là, trên cơ sở những hạn chế, bất cập đã được phân tích, tác giả đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về khấu trừ thuế trong thuế
thu nhập cá nhân nhằm đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập của người dân,
góp phần thực hiện cơng bằng xã hội và hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các
tầng lớp dân cư. Bên cạnh việc đổi mới chính sách giảm trừ nhằm tạo điều kiện để
người nộp thuế nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng năng suất lao động, Nhà nước
cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
cũng như sự phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tổ chức thi hành Luật,
thực tốt việc kiểm soát nguồn thu nhập của người dân thơng qua việc hồn thiện các
quy định về quản lý, kiểm soát tài sản và thu nhập, bắt buộc sử dụng thanh tốn
khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng, tiến tới việc thực hiện liên thông dữ liệu dân
cư, bảo hiểm với các cơ quan quản lý có thẩm quyền, xử lý nghiêm khắc những
trường hợp lợi dụng quy định để trục lợi, làm mất đi ý nghĩa nhân văn của chính
sách.
Luận văn thể hiện quan điểm của tác giả về các quy định của pháp luật khấu
trừ thuế trong thuế thu nhập cá nhân. Tác giả hi vọng những nghiên cứu và nhận
định của tác giả sẽ hữu ích với những chủ thể có nhu cầu tìm hiểu nội dung trên. Vì
thời gian và khả năng có hạn, vấn đề khấu trừ thuế thu nhập cá nhân lại khá phức
tạp với nhiều quan điểm khác biệt nên luận văn còn nhiều khiếm khuyết, tác giả
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ và bạn đọc để luận văn được
hồn thiện hơn.


76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
I. Văn bản pháp luật
1. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013

2. Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, ban hành
ngày 21 tháng 11 năm 2007
3. Quốc hội (2012), Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thuế thu nhập cá nhân, ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012
4. Quốc hội (2014), Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của
các luật về thuế, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2012
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2020), Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14
về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, ban hành ngày 02
tháng 06 năm 2020
6. Chính phủ (2000), Nghị định số 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã
hội, ban hành ngày 09 tháng 3 năm 2013
7. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách
mạng, ban hành ngày 09 tháng 4 năm 2013
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế thu nhập cá nhân, ban hành ngày 27 tháng 06 năm 2013
9. Chính phủ (2019), Nghị định số 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối
thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, ban hành ngày
15 tháng 11 năm 2019


77

10. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc
ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, ban
hành ngày 19 tháng 11 năm 2015
11. Bộ Tài chính (2013), Thơng tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực
hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết

một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế thu nhập cá nhân, ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2013
12. Bộ Tài chính (2014), Thơng tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số
111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số
85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn
giản các thủ tục hành chính về thuế, ban hành ngày 25 tháng 8 năm 2014
13. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện
Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động
kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập
cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số
71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế, ban hành ngày 15 tháng 06
năm 2015
II. Sách tập chí bài viết luận văn
14. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo kinh nghiệm cải cách thuế thu nhập cá
nhân của một số nước trên thế giới, Hà Nội


78

15. Bộ Tài chính (2012), Báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội
16. Cục Thuế TP. Hà Nội (2018), Công văn số 74289/CT-TTHT về việc
khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN, ban hành ngày 07 tháng 11 năm 2018
17. Janet Stotsky, Cẩm nang chính sách thuế, phần 1: Cơ sở thuế thu nhập
cá nhân, do Nguyễn Văn Phúc dịch, Nguyễn Trọng Hồi hiệu đính, Chương trình

Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2010 – 2012
18. Nguyễn Thị Lan (2008), Về giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập
cá nhân nhìn từ góc độ bình đẳng giới, Tập chí Luật học số 3/2008
19. Lê Nết (2006), Kinh tế Luật, Nhà xuất bản Tri Thức, TP. Hồ Chí Minh
20. Thomas D. Griffith (1989), Theories of Personal Deductions in the
Income Tax, Hastings Law Journal Volume 40
21. TS. Lê Thị Thu Thủy (2009), Những vấn đề đặt ra khi thực thi Luật Thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Tập chí Luật học số 4/2009
22. Tổng cục Thống kê (2018), Việt Nam điều tra quốc gia người khuyết tật
2016, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
23. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Luật Thuế (tái
bản có bổ sung), Nhà xuất bản Hồng Đức Hội Luật gia Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh
III. Website
24. Linh Anh – Bảo Chương (2018), Sửa đổi uật Thuế thu nhập cá nhân:
hi người dân phải kêu lên: “Vô lý ”, truy cập lần cuối ngày 24 tháng 12 năm 2019
từ

< />
phai-keu-len-vo-ly-586389.ldo>


79

25. Như Bình (2019), Sớm sửa Luật thuế thu nhập cá nhân, truy cập lần cuối
ngày 19 tháng 12 năm 2019, từ < />26. Bộ Tài chính (2018), Số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, truy
cập lần cuối ngày 20 tháng 12 năm 2019 từ < />portal/btc/r/lvtc/slnsnn/sltn/dutoan/sltn_dutoann_chitiet?dDocName=MOFUCM14
3902&dID=149918&_afrLoop=96405559887086242#!%40%40%3FdID%3D1499
18%26_afrLoop%3D96405559887086242%26dDocName%3DMOFUCM143902
%26_adf.ctrl-state%3D1aew1m0oyg_45>
27. Bộ Tài chính (2018), Hỏi đáp CSTC, truy cập lần cuối ngày 21 tháng 12

năm 2019 từ < />28. Bộ Tài chính (2019), Động viên ngân sách thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 4 năm 2019 từ <.
gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/nctd//nctd_chitiet?dDocName=MOFUCM153854&
_afrLoop=70217371222802430#!%40%40%3F_afrLoop%3D70217371222802430
%26dDocName%3DMOFUCM153854%26_adf.ctrl-state%3D55tbc6c6g27_42>
29. Bộ Tài chính (2019), Số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, truy
cập lần cuối ngày 20 tháng 12 năm 2019 từ />webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn/sltn/dutoan/sltn_dutoan_chitiet?dDocName=MO
FUCM169288&dID=176792&_afrLoop=98268620080589617#!%40%40%3FdID
%3D176792%26_afrLoop%3D98268620080589617%26dDocName%3DMOFUC
M169288%26_adf.ctrl-state%3D12u qdoq2v1_127>
30. Bộ Tài chính (2020), Báo cáo tình hình thực hiện NSNN quý I năm 2020,
truy cập lần cuối ngày 02 tháng 4 năm 2020 từ < />webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn/sltn/slqt9/slqt_chitiet6?dDocName=MOFUCM17
4953&__afrLoop=98267803498386697#!%40%40%3F_afrLoop%3D9826780349


80

8386697%26dDocName%3DMOFUCM174953%26_adf.ctrl-state%3Dn2t976v1q
_50>
31. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2019), Cả nước có khoảng 6,2
triệu người khuyết tật, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 12 năm 2019 từ <
/>32. Lệ Chi (2020), TS Bùi Quang Tín: Luật đẩy thiệt thòi cho người nộp
thuế, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 3 năm 2020 từ < />33. Lý Phương Duyên (2017), Mở rộng cơ sở thuế đối với thu nhập ở Việt
Nam hiện nay, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 12 năm 2019 từ
< />34. ThS. Nguyễn Thu Hà (2018), Một số trao đổi về chính sách thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay, truy cập lần cuối ngày 22 tháng 12 năm 2019 từ
< />35. Ánh Hồng (2018), Thuế thu nhập 'siết' người làm công ăn lương, truy
cập lần cuối ngày 24 tháng 12 năm 2019 từ < />36. Ánh Hồng (2019), Quyết toán thuế thu nhập cá nhân: giải đáp nhiều 'ca
khó', truy cập lần cuối ngày 10 tháng 12 năm 2019 từ < />37. Hà Lâm (2019), Thuế thu nhập cá nhân: Nhiều bất cập vì lạc hậu, truy
cập lần cuối ngày 10 tháng 12 năm 2019 từ < />


81

38. Lê Văn Lên (2019), Luật Thuế thu nhập cá nhân khơng cịn phù hợp với
thực

tế,

truy

cập

lần

cuối

ngày

10

tháng

12

năm

2019

từ


< />39. Lê Nga (2019), Dân số Việt Nam bước vào giai đoạn rất già năm 2049,
truy cập lần cuối ngày 25 tháng 12 năm 2019 từ < />40. Nguyễn Đức Nghĩa (2019), Kỳ vọng sửa đổi Luật Thuế TNCN, truy cập
lần cuối ngày ngày 20 tháng 12 năm 2019 từ < 637.htm>
41. Cao Nguyên (2019), Tổng cục Thuế lên tiếng về mức giảm trừ gia cảnh
tính thuế thu nhập cá nhân, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 12 năm 2019 từ
< />42. Nguyễn Thị Tấm (2009), Quản lý thuế thu nhập cá nhân ở một số nước
và kinh nghiệm cho Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 19 tháng 12 năm 2019 từ
< />43. Tập chí Tài chính (2017), Xu hướng điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân tại
các quốc gia trên thế giới, truy cập lần cuối ngày 24 tháng 12 năm 2019 từ
< />44. Lê Thanh (2014), Thu nhập từ kinh doanh khơng tính giảm trừ gia cảnh,
truy cập lần cuối ngày 30 tháng 11 năm 2019 từ < />45. Lê Thanh - Ánh Hồng-Lan Anh-Việt Hà (2016), Bệnh "thập tử nhất
sinh" vẫn phải đóng thuế, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 12 năm 2019 từ


82

< />46. Lê Thanh – Như Bình (2009), 6 năm vẫn cứ giảm trừ thuế 3,6
triệu/người, các nhà làm luật dựa vào đâu?, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 12 năm
2019 từ < 20190822075416242.htm'>
47. Lê Thanh – Như Bình (2019), Thuế thu nhập cá nhân không thể cao hơn
thuế thu nhập doanh nghiệp, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 12 năm 2019 từ
< />48. Lê Thanh (2019), Sẽ sớm nâng mức giảm trừ gia cảnh, truy cập lần cuối
ngày 10 tháng 12 năm 2019 từ < />49. Tổng cục Thuế (2020), Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh
cho người nộp thuế lên 11 triệu đồng/tháng, truy cập lần cuối ngày 03 tháng 3 năm
2020 từ < />lFtbm5dOb9SqFJAOXr7eFGecEUaK45iXZGfOObs5uwmS6A7JItzlWVjmqyJ8Ur
EvWWBNBpY7cAGEM26DPRpx17HbAHOOvANAZ3qtAIbpCnqNYagjeRa_a_
YoHyoA7QLYtHV707MmGGxywD-S_-TDD8uEOr6LJJJxUa7Le-RnSXkRr4oy
LcoGbMNAxfu9SF-2X4egDF8bALqmgw4NIJREgvBUg3gRaxQWXIsEjjSdYN0
gPKKMQJVjHecJ8s9Ce3Wmy9NX9qp8Na7WacgD48bKLns04YxxrAu7iXxVJP_
R2Q6gWaXhWaNgbCMfV0GxDU5Sgj06zNIrLFISUQGUMRpjzAzCwOCCUoN

CskgI8kUlaM3VfDbg7LYdFf3d2T5F3i5PX5BTrJ6Xavpnv2xcD-oysD9mOCnfH
cD_yut_lO_X_QaqnfnDZiNN9Sarhr6W6O7fHqVXN8HrpeM4S0HetMepAKJOz
WwZtFs3mt_fvatNRiIzLy8_APuvuYg!/dz/d5/L3dHQSEvUUtRZy9nQSEh/#Z7_C
QKCVKV008FRE0IM9AV84E10F0>


83

50. Trương Bá Tuấn (2017), Cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân của
Việt Nam hướng tới mục tiêu tái cấu trúc ngân sách nhà nước, truy cập lần cuối
ngày 12 tháng 6 năm 2019 từ vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet?dDocName=MOFUCM114640&dID=119562&_
afrLoop=54024939340186627#!%40%40%3FdID%3D119562%26_afrLoop%3D5
4024939340186627%26dDocName%3DMOFUCM114640%26_adf.ctrl-state%3D
1b77ydddkc_19>
51. Đức Việt (2020), Thuế thu nhập cá nhân: Thay đổi mức giảm trừ gia
cảnh phù hợp với biến động giá, truy cập lần cuối ngày 01 tháng 4 năm 2020 từ
< />52. Thanh Xuân (2019), Tăng mức giảm trừ gia cảnh lên gấp đôi?, truy cập
lần cuối ngày 20 tháng 12 năm 2019 từ < />B. Tiếng Anh
53. />ct-expatriates
54.

/>
002446.html
55. />56. />57. />me-tax/income-tax-rates-and-allowances-current-and-past
58. />59. />

84

60.

61.
62. dualDeductions
63. />64. />uctions



×