Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tranh chấp hợp đồng vay tiêu dùng với một bên là công ty tài chính tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÂM ĐỨC TÀI

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIÊU DÙNG
VỚI MỘT BÊN LÀ CƠNG TY TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

LÂM ĐỨC TÀI

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TIÊU DÙNG
VỚI MỘT BÊN LÀ CƠNG TY TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

Ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGƠ HỒNG OANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tranh chấp hợp đồng vay tiêu dùng với
một bên là cơng ty tài chính tại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của TS. Ngơ Hồng Oanh. Các nội dung, số liệu, kết quả nghiên cứu
nêu trong đề tài này là độc lập, trung thực và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những quan điểm, nhận xét, đánh giá của các tác giả khác đều
được tác giả trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
TÁC GIẢ

LÂM ĐỨC TÀI


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự

BLDS

Luật các Tổ chức tín dụng

LTCTD

Ngân hàng thương mại

NHTM

Tổ chức tín dụng


TCTD


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................................2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4
3.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.....................................................5
6. Bố cục của Luận văn ...............................................................................................6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAY TIÊU DÙNG VỚI MỘT BÊN LÀ
CÔNG TY TÀI CHÍNH............................................................................................7
1.1. Những vấn đề chung về cơng ty tài chính ........................................................7
1.1.1. Khái niệm cơng ty tài chính ..............................................................................7
1.1.2. Phân loại cơng ty tài chính ................................................................................8
1.1.3. Chức năng của cơng ty tài chính .....................................................................10
1.1.4. Đặc điểm của cơng ty tài chính .......................................................................13
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính ......................................16
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính ........................................16



1.2.2. Phân loại cho vay tiêu dùng của công ty tài chính ..........................................17
1.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính .........................................21
1.2.4. Hợp đồng vay tiêu dùng của cơng ty tài chính tại Việt Nam: .........................25
1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng của một số nước trên thế giới:.......................28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CƠNG TY TÀI
CHÍNH TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..............31
2.1. Vướng mắc từ hoạt động cho vay tiêu dùng ..................................................31
2.1.1. Vướng mắc về thông tin cá nhân, khả năng trả nợ của khách hàng ...............31
2.1.2. Vướng mắc về trách nhiệm pháp lý của nhân viên tín dụng ...........................34
2.1.3. Vướng mắc về hoạt động nhắc nợ, đòi nợ của cơng ty tài chính ....................35
2.1.4. Vướng mắc về trách nhiệm pháp lý của người vay tiêu dùng ........................37
2.2. Thực trạng và vướng mắc khi giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án
...................................................................................................................................39
2.2.1. Về thủ tục tố tụng tại Tòa án ...........................................................................39
2.2.2. Về việc áp dụng pháp luật ...............................................................................42
2.2.3. Về tính đảm bảo thi hành các quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật ....47
2.2.4. Một số kiến nghị khác nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính tại Việt Nam .....................................48
KẾT LUẬN ..............................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quy luật khi kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng
phát triển. Và cùng với đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD cũng ngày
càng phát triển, phù hợp với xu thế chung của thế giới, giúp người dân dễ dàng tiếp

cận với các nguồn vốn vay tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của quy luật
cung và cầu trên thị trường. Ở Việt Nam, hoạt động vay tiêu dùng có rất nhiều tiềm
năng do kinh tế có đà tăng trưởng tốt, dân số trẻ với nhu cầu tiếp cận các thành tựu
của khoa học, cơng nghệ như điện thoại, máy tính… hoặc đáp ứng các nhu cầu về du
lịch, nghỉ dưỡng, phương tiện đi lại như ô tô, xe máy… ngày càng phổ biến. Hệ thống
các TCTD cũng từ đó trở nên ngày càng phát triển.
Trước đây, người dân Việt Nam khi có nhu cầu vay vốn cho các nhu cầu tiêu
dùng thường chỉ biết vay của bạn bè, người quen. Hoặc có nhiều trường hợp vay
ngoài xã hội với những rủi ro về lãi suất cao ngất ngưỡng cùng với việc đòi nợ theo
kiểu “xã hội đen” mang tính chất đe dọa, bạo lực vơ cùng nguy hiểm. Cịn đối với các
NHTM hầu hết chỉ cho vay các khoản tiền lớn với những mục đích cụ thể như mua
xe ơ tơ, mua nhà, xây nhà…, nhưng cũng kèm theo các điều kiện, quy trình phức tạp,
thời gian giải ngân lâu. Nhưng trong những năm gần đây, loại hình cơng ty tài chính
ngày càng phát triển, đa dạng hóa hoạt động theo hướng hiện đại phù hợp với thơng
lệ quốc tế. Từ đó việc vay tiêu dùng trở nên phổ biến hơn, được áp dụng cho nhiều
đối tượng khách hàng hơn và trở thành một mơ hình tốt, tiến bộ để đáp ứng nhanh
chóng nhu cầu của người dân, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội và đất
nước. Tuy nhiên, do đây là một loại hình mới đi kèm với sự phát sinh nhiều quan hệ
tranh chấp mới nên hành lang pháp lý tại Việt Nam đối với hoạt động vay tiêu dùng
còn khá nhiều vướng mắc và hạn chế dẫn đến việc cho vay tiêu dùng của các công ty
tài chính cịn nhiều bất cập, chưa thực sự ổn định, hướng đến sự phát triển lâu dài và
bền vững, tạo nền tảng cho việc đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, góp phần phát
triển kinh tế và đất nước...


2
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có LTCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017), Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014, Thông tư số
39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016; Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016, Nghị định 01/2019/NĐ-HĐTP ngày 11/01/2019 và một số văn bản pháp

luật khác nhằm quy định về mơ hình cơng ty tài chính, hoạt động của cơng ty tài chính
cũng như các vấn đề về cho vay tiêu dùng, quy định về điều khoản hợp đồng, lãi suất
trong hạn, lãi suất quá hạn… được áp dụng đối với cơng ty tài chính. Tuy nhiên, trên
thực tế quy định pháp luật về hoạt động cho vay của của cơng ty tài chính tại Việt
Nam vẫn cịn nhiều bất cập, vướng mắc.
Một thời gian dài, có rất nhiều trường hợp cho vay của cơng ty tài chính có sự
“biến tướng” theo kiểu “xã hội đen” gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người vay tiêu
dùng. Do đó, cần có một cơng trình nghiên cứu chun sâu hơn, nhằm phân tích, đánh
giá thực trạng các vướng mắc, bất cập và đưa ra các giải pháp cho hoạt động vay tiêu
dùng của cơng ty tài chính; góp phần hồn thiện pháp luật, thúc đẩy hoạt động vay
tiêu dùng, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo nên sự cân bằng
trong cán cân về lợi ích giữa các bên. Vì vậy, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Tranh
chấp hợp đồng vay tiêu dùng với một bên là cơng ty tài chính tại Việt Nam” để làm
Luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù sự thành lập và hoạt động của các cơng ty tài chính tại Việt Nam đã
khá lâu, và cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của cơng ty tài
chính cũng như về hoạt động vay tiêu dùng của các công ty tài chính tại Việt Nam
cũng như trên thế giới. Một số cơng trình nghiên cứu về hoạt động cho vay tiêu dùng
được đề cập đến trong các báo cáo, bài viết trên các Tạp chí chun ngành đa phần
nói về lý luận, mơ hình, tổ chức, hoạt động tín dụng của các TCTD hoặc một số bài
viết, đề tài chỉ phân tích ngắn gọn về từng yếu tố riêng lẻ như mơ hình hoạt động,
phân tích về lãi suất, nợ xấu.


3
Một số đề tài nghiên cứu chuyên ngành như: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân
hàng – Phát triển cho vay tiêu dùng tại Cơng ty tài chính Cổ phần Dệt may Việt Nam
– năm 2012 của tác giả Lê Hồng Nga; Luận văn Thạc sĩ Luật học – Pháp luật về hoạt

động của các cơng ty tài chính ở Việt Nam – năm 2014 của tác giả Nguyễn Thu
Hương; Luận án Tiến sĩ Kinh tế – Nghiên cứu mô hình tổ chức và hoạt động kinh
doanh của các cơng ty tài chính ở Việt Nam – năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị
Hương Lan;, Luận án Tiến sĩ Kinh tế – Phát triển dịch vụ tín dụng của các cơng ty tài
chính ở Việt Nam – năm 2015 của tác giả Phùng Việt Hà; Luận văn thạc sĩ Luật học
– Pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng – năm 2018 của tác giả Trần Ánh
Phương; Bài viết chuyên đề – Thực trạng cho vay lãi suất tiêu dùng của các Cơng ty
tài chính và đề xuất giải pháp quản lý – năm 2015 của Thạc sĩ Nguyễn Đức Long trên
Tạp chí Ngân hàng số 12/2015 và một số bài tiểu luận, bài viết trên các tạp chí khác
đều đã lâu; chủ yếu tập trung phân tích mơ hình của các cơng ty tài chính và hoạt
động tín dụng tiêu dùng nhằm đưa ra giải pháp cho một cơng ty tài chính cụ thể; hoặc
tập trung về một yếu tố lãi suất, về phương pháp tăng hiệu quả cho vay tiêu dùng.
Thực tế vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào dưới góc nhìn đi sâu vào các
vướng mắc, bất cập của hoạt động vay tiêu dùng; chưa phân tích và làm rõ nguyên
nhân các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay tiêu dùng trên thực tiễn và đưa ra được
phương án giải quyết các vấn đề này.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn sẽ tập trung nghiên cứu cả về lý luận của công ty tài
chính lẫn thực tiễn hoạt động vay tiêu dùng, các tranh chấp phát sinh từ hoạt động
cho vay tiêu dùng để thấy được ý nghĩa, vai trị của cơng ty tài chính, nhu cầu thực tế
xuất phát từ xã hội và định hướng để cân bằng lợi ích giữa cơng ty tài chính và người
vay tiêu dùng. Luận văn từ việc tập trung nghiên cứu, phân tích các bất cập, vướng
mắc và nguyên nhân tranh chấp xảy ra từ hoạt động cho vay tiêu dùng của các công
ty tài chính để đưa ra kiến nghị, giải pháp và cơ sở để đảm bảo kiến nghị đó khả thi


4
về mặt pháp lý, cũng như trên thực tiễn; đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho các bên
trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài với mục tiêu sẽ

là nguồn tư liệu hữu ích cho các cơng trình nghiên cứu về sau.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chung của Luận văn này chính là cơ sở lý luận về cơng
ty tài chính, hoạt động cho vay tiêu dùng và các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vay
tiêu dùng của các cơng ty tài chính thơng qua các giáo trình luật dân sự về hợp đồng,
các từ điển pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản dưới luật quy định về
cơng ty tài chính và hoạt động vay tiêu dùng, hợp đồng vay tiêu dùng, quy định về
lãi trong hoạt động cho vay tiêu dùng…
Đối tượng khảo sát được dùng để nghiên cứu cụ thể là: BLDS năm 2015;
BLTTDS năm 2015; LTCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Nghị định số
39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014; Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016;
Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016; các Hợp đồng tín dụng tiêu dùng
của một số cơng ty tài chính như Cơng ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Home Credit Việt Nam (Home Credit Việt Nam), Cơng ty Tài chính Trách
nhiệm hữu hạn Một thành viên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (Fe Credit); các
bản án, quyết định của một số Tòa án về tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng của
các cơng ty tài chính; một số bài báo, bài viết khoa học pháp lý; luận văn thạc sĩ có
liên quan đến cơng ty tài chính…
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật
hiện hành về hoạt động cho vay tiêu dùng để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc sử
dụng các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật trước đây, một số trích
dẫn từ các cơng trình nghiên cứu khác chỉ nhằm vào mục đích phân tích hay so sánh
với pháp luật hiện hành, mang tính dẫn dắt đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cịn tham khảo
thêm một số quy định pháp luật hiện hành của các nước về tín dụng tiêu dùng nhằm
phân tích, so sánh để tìm ra ưu điểm áp dụng vào pháp luật Việt Nam.


5
Về thực tiễn, tác giả sẽ tiến hành tìm kiếm và thu thập thông tin về các tranh

chấp hợp đồng vay tiêu dùng của các cơng ty tài chính tại Việt Nam và thực tiễn giải
quyết các tranh chấp này tại một số Tòa án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng xuyên suốt phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật.
Phương pháp so sánh, đối chiếu thể hiện khá rõ nét trong tất cả các chương.
Thơng qua q trình so sánh, đối chiếu các khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề
mà đề tài đang nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, kết luận, giúp tác giả làm nổi bật vấn đề bất
cập, vướng mắc đang nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp minh họa giúp tác giả thể
hiện sinh động các ý tưởng cần diễn đạt thông qua các vướng mắc, tranh chấp xảy ra
trên thực tế.
Phương pháp bình luận pháp luật, đây là phương pháp mang tính chất quan
trọng, chủ đạo để đưa ra các đánh giá, nhận xét về tất cả các vấn đề pháp lý có liên
quan. Chính vì vậy phương pháp này cũng sẽ được sử dụng xuyên suốt các nội dung
của đề tài. Phương pháp này sẽ được kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp và
các phương pháp khác nêu trên để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để có cơ sở đưa ra
các giải pháp, kiến nghị cho mỗi vấn đề. Từ đó, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến
nghị có khả năng thực thi để hồn thiện pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của
các cơng ty tài chính tại Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài tổng hợp, phân tích những khái niệm, chức năng, đặc điểm của cơng ty
tài chính và về hoạt động cho vay tiêu dùng; phân tích các quy định trong các văn
bản, quy định của pháp luật hiện nay để cho người đọc có một cái nhìn khái qt,
tổng quan về cơng ty tài chính và hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam.
Đồng thời, luận văn nêu ra các vướng mắc, bất cập, thực trạng tranh chấp về hợp


6
đồng vay tiêu dùng của các cơng ty tài chính và từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải

pháp pháp lý theo quan điểm của tác giả nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật,
nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng, đảm bảo hài hòa lợi ích của các
bên trong hợp đồng vay tiêu dùng.
Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài luận văn, tác giả mong muốn góp phần làm
cơ sở để các cơng ty tài chính ứng dụng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu
dùng, giảm bớt các tranh chấp, nợ xấu xảy ra như hiện nay.
6. Bố cục của Luận văn
Với các nội dung cần giải quyết như trên, Luận văn này sẽ được thiết kế theo
bố cục gồm có ba phần chính như sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Lý luận chung về vay tiêu dùng với một bên là cơng ty tài chính
Chương 2: Thực trạng vay tiêu dùng của cơng ty tài chính tại Việt Nam và một
số kiến nghị hoàn thiện
Phần 3: Kết luận


7
CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAY TIÊU DÙNG VỚI MỘT BÊN LÀ CƠNG TY
TÀI CHÍNH
1.1. Những vấn đề chung về cơng ty tài chính
1.1.1. Khái niệm cơng ty tài chính
Khái niệm pháp lý về cơng ty tài chính được thể hiện đầu tiên theo Điều 2
Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 với nội dung: Cơng ty tài chính là
loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn
huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về
tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng
khơng được làm dịch vụ thanh tốn, khơng được nhận tiền gửi dưới 01 năm.
Tiếp đó, tại LTCTD năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) thì khái niệm cơng

ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện một số hoạt động ngân
hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi
không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.
Và theo quy định hiện hành tại Khoản 4 Điều 4 LTCTD năm 2010 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017) thì khái niệm cơng ty tài chính đã có nhiều thay đổi, Cơng ty tài
chính là một loại hình TCTD phi ngân hàng được thực hiện một hoặc một số hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá
nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Như vậy, quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam dần thay đổi theo thời
gian. Công ty tài chính theo LTCTD hiện hành được định nghĩa bằng phương pháp
so sánh kết hợp với liệt kê loại trừ từ định nghĩa của NHTM.
Dù cũng là một loại hình TCTD nhưng là TCTD phi ngân hàng nên công ty
tài chính có các điểm khác biệt đó là:
Thứ nhất, hình thức huy động vốn của cơng ty tài chính giới hạn chủ yếu thông
qua huy động vốn từ: các tổ chức, các TCTD gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng


8
chính sách, ngân hàng hợp tác xã; các tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi và
vay của Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
Thứ hai, hoạt động cấp tín dụng, cơng ty tài chính chủ yếu là cho vay các
khoản tiền nhỏ bao gồm cả cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, loại hình
này đang phát triển mạnh tại Việt Nam và thích hợp với nhu cầu vay vốn của các cá
nhân là người kinh doanh, buôn bán nhỏ và người tiêu dùng.
1.1.2. Phân loại cơng ty tài chính
Thơng qua việc phân loại các cơng ty tài chính, chúng ta có thể nắm bắt được
mơ hình cơng ty, quy trình hoạt động, cho vay của các cơng ty tài chính nhằm so sánh
ưu và khuyết điểm. Chúng ta có thể phân loại các cơng ty tài chính theo các tiêu chí
sau:
 Căn cứ vào quan hệ sở hữu1:

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 30/2015/TT-NHNN ngày 25/12/2015 do
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì TCTD phi ngân hàng có thể thành lập
dưới các hình thức sau:
- Cơng ty tài chính cổ phần.
- Cơng ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Cơng ty tài chính trách nhiệm hữu hạn (hai thành viên trở lên).
- Công ty tài chính liên doanh.
- Cơng ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên (100% vốn nước
ngoài).
Hiện nay, các cơng ty tài chính do đặc trưng vốn điều lệ không lớn bằng các
ngân hàng thương mại, các hoạt động cho vay, đầu tư cũng hạn chế hơn. Do đó, để
tiết kiệm chi phí quản lý, vận hành và đơn giản hóa, tối ưu hóa hoạt động, các cơng

Lê Thị Hồng Nga (2012), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Cơng ty tài chính Cổ phần Dệt may Việt
Nam”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Hà Nội.
1


9
ty tài chính đa phần thành lập với mơ hình Cơng ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do một tổ chức đầu tư 100% vốn điều lệ. Chẳng hạn như:
- Fe Credit do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng sở
hữu 100% vốn điều lệ.
- Home Credit Việt Nam do tập đoàn Home Credit của Cộng hịa Séc sở hữu
100% vốn điều lệ.
- Cơng ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Một Thành Viên Quốc Tế Việt Nam
Jaccs (JIVF) do tập đoàn Japan Consumer Credit của Nhật Bản sở hữu 100% vốn
điều lệ.
 Căn cứ vào hoạt động kinh doanh2:
Căn cứ vào hoạt động kinh doanh thì trên thế giới hiện nay, Cơng ty tài chính

hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Tài chính bán hàng (Sale finance): Cơng ty tài chính gián tiếp cấp tín dụng
cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản
xuất nào đó.
- Tài chính tiêu dùng (Consumer finance): Cơng ty tài chính cung ứng vốn cho
các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng như đồ nội
thất, điện máy, dụng cụ gia đình...).
- Tài chính kinh doanh (Business finance): Cơng ty tài chính cấp tín dụng cho
các doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau.
Như vậy, mỗi loại hình có những khách hàng riêng biệt của mình và một phạm
vi cung ứng dịch vụ riêng. Tuy nhiên tại Việt Nam, phần lớn các cơng ty tài chính
đang mở rộng phát triển đối với lĩnh vực tài chính tiêu dùng vì nguồn khách hàng dồi

Lê Thị Hồng Nga (2012), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Cơng ty tài chính Cổ phần Dệt may Việt
Nam”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Hà Nội.
2


10
dào, nền kinh tế khoa học, công nghệ đẩy mạnh nhu cầu vay tiêu dùng của các cá
nhân và gia đình.
 Căn cứ vào tính độc lập trong hoạt động3:
Có hai mơ hình cơng ty tài chính gồm:
- Cơng ty tài chính độc lập.
- Cơng ty tài chính thuộc tập đồn.
Tại Việt Nam hiện nay các cơng ty tài chính được thành lập chủ yếu từ các tập
đoàn nước ngoài hoặc từ một TCTD như NHTM. Việc các công ty tài chính có một
chỗ dựa là các “cơng ty mẹ” có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động cho vay nói chung
và cho vay tiêu dùng nói riêng đảm bảo được sự phát triển bền vững, lâu dài, tránh
tình trạng thâm hụt vốn đầu tư từ nhiều rủi ro khách quan, lẫn chủ quan dẫn đến việc

phá sản, giải thể sau một thời gian ngắn hoạt động.
1.1.3. Chức năng của công ty tài chính
Vì cơng ty tài chính là TCTD phi ngân hàng nên có những chức năng cơ bản
theo quy định tại Điều 108 LTCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đó là:
 Chức năng nhận tiền gửi:
Vốn là một yếu tố vơ cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại, phát
triển và mở rộng kinh doanh của cơng ty. Do đó, hoạt động huy động vốn từ các
nguồn khác nhau là vô cùng cần thiết. Thường các cơng ty tài chính có nguồn vốn
điều lệ khơng lớn, cịn lại chủ yếu là do huy động từ các nguồn khác, đặc biệt là các
nguồn vốn trung và dài hạn.
Các nguồn vốn mà công ty tài chính có thể huy động gồm:
- Nhận tiền gửi của tổ chức;

Lê Thị Hồng Nga (2012), “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Cơng ty tài chính Cổ phần Dệt may Việt
Nam”, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, Hà Nội.
3


11
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
của tổ chức;
- Vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật;
- Vay Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
So với các NHTM, nguồn vốn huy động của các công ty tài chính phải chịu
mức chi phí cao hơn do chỉ được phép huy động các nguồn vốn trung và dài hạn. Bên
cạnh đó, cơng ty tài chính khơng thể vay từ chiết khấu của Ngân hàng nhà nước dễ
dàng như các NHTM.
Và đặc biệt một yếu tố để phân biệt rõ ràng với các NHTM đó là cơng ty tài

chính khơng được phép huy động vốn của cá nhân. Trước đây, theo LTCTD năm
1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) thì cơng ty tài chính vẫn được phép huy động vốn
của cá nhân. Tuy nhiên, kể từ LTCTD năm 2010 đã bỏ hoạt động huy động vốn từ cá
nhân. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng phân biệt rõ ràng hoạt động của “TCTD”
và “TCTD phi ngân hàng”. Bởi các cơng ty tài chính thường cho khách hàng vay với
lãi suất cao hơn nhiều các NHTM nên nếu được phép huy động vốn từ cá nhân sẽ xảy
ra tình trạng huy động với lãi suất cao, gây ra sự cạnh tranh và khó khăn cho hoạt
động của các tổ chức tín dụng nói chung cũng như cho các NHTM nói riêng.
 Chức năng cấp tín dụng:
Sau khi sử dụng vốn tự có và huy động vốn từ các nguồn khác, cơng ty tài
chính sẽ thực hiện các hoạt động sau:
- Hoạt động cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng. Đây
là một trong những chức năng, hoạt động cơ bản nổi trội của các cơng ty tài chính tại
Việt Nam hiện nay, tập trung vào cho vay trả góp (các mặt hàng điện tử, xe máy, xe
ô tô, tiêu dùng liên quan đến du lịch, học hành, khám chữa bệnh, mua sắm đồ dùng…)


12
và cho vay tiêu dùng (cho vay tiền mặt) với đối tượng là các cá nhân, người tiêu dùng
có nhu cầu vay nguồn vốn nhỏ và vừa.
- Hoạt động phát hành thẻ tín dụng. Fe Credit thường xuyên kết hợp cho vay
trả góp, cho vay tiêu dùng kèm với việc phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng. Trong
khi đó các cơng ty tài chính khác chẳng hạn như Home Credit Việt Nam chỉ quản lý
và thu nợ thông qua tài khoản của khách hàng.
- Đối với các hoạt động khác như: Bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, tái chiết
khấu cơng cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác, bao thanh tốn, cho th tài
chính và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp
thuận thì trên thực tế hầu như các cơng ty tài chính dù có đăng ký tại giấy phép thành
lập và hoạt động nhưng không thực hiện các hoạt động này do khơng có nguồn khách
hàng.

 Các dịch vụ tài chính khác:
Bên cạnh hai hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cấp tín dụng, các cơng ty
tài chính cịn được thực hiện các hoạt động khác được quy định từ Điều 109 đến Điều
111 của LTCTD năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), gồm:
- Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. Tại Việt Nam, ngoài các chức năng, hoạt
động cho vay là thế mạnh thì thời gian gần đây, các cơng ty tài chính cịn làm đại lý
kinh doanh bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm. Và đặc trưng các gói bảo hiểm này
cũng tập trung vào bảo hiểm khoản vay tiêu dùng, bảo hiểm các mặt hàng điện tử, xe
máy, xe ô tô, bảo hiểm đồ dùng, bảo hiểm nhân thọ, bệnh tật… Theo quan điểm của
mình, tác giả cho rằng đối với loại hình bảo hiểm khoản vay hầu như khơng thiết thực
và chỉ làm cho khách hàng thêm gánh nặng về khoản tiền góp cho gói bảo hiểm hàng
tháng.
- Đối với các hoạt động khác tại các điều luật nói trên như: Phát hành thẻ tín
dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về
ngoại hối; mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng; góp vốn,


13
mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư… cũng hầu như khơng được các cơng ty
tài chính tại Việt Nam chú trọng.
1.1.4. Đặc điểm của cơng ty tài chính
Với những chức năng, hoạt động theo quy định của pháp luật, các cơng ty tài
chính có những thuận lợi và rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, gồm:
 Năng động, tự do trong hoạt động:
Thời gian đầu khi mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam, các công ty tài chính
theo xu hướng mở rộng ồ ạt các chi nhánh, điểm giao dịch, với lượng nhân viên khủng
vừa để tiếp cận khách hàng, vừa để cạnh tranh với các NHTM, cũng như để cạnh
tranh lẫn nhau giữa các cơng ty tài chính.
Tuy nhiên, càng về sau các cơng ty tài chính đã đổi mới hơn, kiểm sát chặt chẽ
hơn thông tin khách hàng, đào tạo kỹ lưỡng hơn các nhân viên tín dụng. Bên cạnh đó

là sự tinh gọn bộ máy hoạt động, giảm bớt số lượng nhân viên ở tất cả các bộ phận
để giảm chi phí phát sinh, giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng niềm tin của khách hàng vào
cơng ty tài chính.
Với đặc trưng thủ tục vay vốn đơn giản, giải ngân nhanh chóng, hiện nay đa
phần các cơng ty tài chính đã áp dụng triệt để công nghệ thông tin, thiết kế và quảng
bá đến người tiêu dùng các phần mềm vay tiêu dùng trên điện thoại di động. Cùng
với đó là các hình thức giải ngân linh hoạt, nhanh chóng qua tài khoản tất cả các ngân
hàng mà khách hàng sở hữu, hoặc qua các ứng dụng ví điện tử (đã được định danh)
của MoMo, ViettelPay, ZaloPay… Chính sự năng động, linh hoạt của các cơng ty tài
chính tạo điều kiện thuận lợi và đen lại lợi ích vơ cùng to lớn cho người vay tiêu dùng,
góp phần nâng cao đời sống của người dân, phát triển kinh tế, xã hội và đất nước.
 Rủi ro cạnh tranh trên thị trường:
Do tiềm năng to lớn của thị trường cho vay tiêu dùng nên ngày càng có nhiều
tên tuổi lớn tham gia thị trường. Cuối năm 2017, Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân Đội thành lập Cơng ty Tài chính TNHH MB Shinsei (thương hiệu Mcredit).


14
Tháng 6/2018, Cơng ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit), tiền thân là Cơng ty
Tài chính Cổ phần Xi măng (CFC) được thành lập với vốn điều lệ giữ nguyên ở mức
604,9 tỷ đồng. Đầu tháng 8/2018, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP
Sài Gịn - Hà Nội (SHB Finance) được thành lập. Trong khi trước đó, chỉ trong hai
tháng đầu năm 2018, thị trường có thêm sự nhập cuộc của bốn cơng ty tài chính tiêu
dùng gồm Cơng ty Tài chính Cổ phần Điện Lực (EVN Finance), Cơng ty Tài chính
TNHH MTV Lotte Việt Nam (Lotte Finance), Cơng ty Tài chính TNHH MTV Bưu
Điện (PT Finance) và Cơng ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam
(Prudential Finance) khiến cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Với q nhiều cơng
ty tài chính dẫn đến thị trường và lợi nhuận của các cơng ty tài chính bị chia nhỏ, khả
năng xảy ra nhiều nợ xấu thì sẽ khơng đủ bù cho các chi phí hoạt động, nhân viên,
quảng cáo...

Đó là chưa kể đến sự phát triển mạnh hoạt động cấp thẻ tín dụng của các
NHTM đang dần đe dọa đến thị trường vay tiêu dùng của các cơng ty tài chính.
 Rủi ro về nợ xấu:
Nợ xấu là những khoản vay mà người đi vay khơng có khả năng hoặc cố tình
khơng trả nợ khi đến hạn thanh toán như thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn. Hay nói
cách khác theo hệ thống CIC (Trung tâm thơng tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam) thì nợ xấu là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90
ngày.
Sau một giai đoạn phát triển nhanh đến chóng mặt, giai đoạn khoảng 05 năm
từ năm 2014 đến năm 2018, các cơng ty tài chính tại Việt Nam phải đối mặt với tình
hình nợ xấu gia tăng khủng hoảng. Bắt nguồn từ việc cho vay ồ ạt đối với mọi đối
tượng khách hàng, từ việc xét duyệt cho vay lỏng lẻo, qua loa, không đúng quy định,
từ việc khơng thể kiểm sốt khoản tiền cho vay được sử dụng đúng hay sai mục đích,
từ việc người vay tiêu dùng phát sinh rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, hoặc do
bản thân người vay tiêu dùng cố tình khơng trả nợ, đã tạo ra hệ quả nợ xấu ở mức
khủng hoảng, cũng như các tranh chấp, khiếu kiện xảy ra triền miên.


15
Trên thực tế những khách hàng đi vay hiện nay của các cơng ty tài chính đa
phần là những cơng ty nhỏ hoặc cá nhân không thể vay vốn tại ngân hàng. Hay nói
cách khác, các cơng ty tài chính chủ yếu là cho vay tín chấp, khơng có tài sản để đảm
bảo, nhưng lại không thể đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng. Rất nhiều
trường hợp vào thời điểm ký hợp đồng vay vốn của công ty tài chính, khách hàng có
việc làm ổn định, với mức lương từ trung bình đến cao, có nơi cư trú rõ ràng, nhưng
sau một thời gian thì xảy ra rủi ro như: khách hàng nghỉ việc, thất nghiệp, bệnh tật,
tai nạn… dẫn đến khơng cịn khả năng để trả nợ vay. Trong khi đó, đối với những
khách hàng cố tình trốn tránh việc trả nợ thì thường có các hành vi ngưng sử dụng số
điện thoại liên lạc, chuyển đi nơi khác để “trốn nợ” của công ty tài chính.
Do đó, giai đoạn này kéo theo sự tăng trưởng nhân sự về pháp lý, chi phí để

xử lý nợ xấu, nợ khó địi. Các món nợ rơi vào nhóm nợ xấu, nợ khó địi ngày càng
nhiều trong khi hoạt động xử lý nợ thơng qua khởi kiện tại Tịa án lại không đạt được
hiệu quả như mong đợi. Trên thực tế hiện nay, rất ít trường hợp các khách hàng thuộc
nhóm nợ xấu trả được hết khoản tiền đã vay cho các cơng ty tài chính. Các khách
hàng thường chỉ trả được nợ gốc hoặc thậm chí chỉ trả được một phần nợ gốc và
không trả được tiền lãi. Do đó, số tiền các cơng ty tài chính thu về không đủ để bù
vào những khoản lỗ từ nợ xấu, chi phí hoạt động của cơng ty, lương thưởng cho nhân
viên…
 Rủi ro từ tâm lý của người vay tiêu dùng:
Thời gian qua, nhiều khách hàng đã và đang khiếu nại các cơng ty tài chính
cung cấp thơng tin khơng chính xác, khơng rõ ràng về lãi suất, lãi quá hạn, lãi phạt,
các khoản phí phát sinh… gây nhầm lẫn cho người đi vay. Do đó, khi xảy ra tranh
chấp, các khách hàng không đồng ý trả các khoản lãi quá hạn, lãi phạt, phí phát sinh…
Việc này bắt nguồn từ khâu tư vấn, giải thích hợp đồng của các nhân viên tư vấn vay
tiêu dùng và do người dân không nắm rõ được các quy định pháp luật để phân biệt sự
khác nhau giữa vay tiêu dùng từ cơng ty tài chính và vay tiêu dùng từ các NHTM
hoặc các TCCD khác.


16
Bên cạnh đó, có rất nhiều tố cáo, khiếu nại các cơng ty tài chính thu hồi nợ với
nhiều phương thức, hành vi mang theo kiểu “xã hội đen”, với sự đe dọa, gây áp lực,
ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, uy tín của nhiều khách hàng. Nhiều trường hợp
khách hàng bị các đối tượng “xã hội đen” gọi điện tới chửi mắng, đe dọa, uy hiếp tinh
thần, ép trả nợ cho cơng ty tài chính; hoặc bị tạt sơn, tạt chất bẩn vào người, vào nhà
cửa… Điều này làm người dân mất niềm tin vào các công ty tài chính, ảnh hưởng đến
thị trường tiềm năng của các cơng ty tài chính.
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính
Như đã phân tích ở trên, cơng ty tài chính có nhiều chức năng, lĩnh vực hoạt
động. Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài, luận văn đi sâu phân tích chủ yếu hoạt động

cho vay tiêu dùng, một trong những lĩnh vực, hoạt động chính yếu với lợi nhuận
khủng nhưng cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu, tranh chấp phát sinh ngày càng lớn của các
cơng ty tài chính tại Việt Nam hiện nay.
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày
30/12/2016 thì: “Cho vay tiêu dùng là việc cơng ty tài chính cho vay bằng đồng Việt
Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với
tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại cơng ty tài chính đó khơng
vượt q 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản
này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài
sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật”.
Khái niệm vay tiêu dùng là để phân biệt với vay kinh doanh. Bởi vì mục đích
sử dụng hai loại vốn này là hồn tồn khác nhau. Vốn vay kinh doanh chỉ được sử
dụng với mục đích sản xuất kinh doanh, với mức lãi suất riêng dành cho vay để kinh
doanh. Và để vay vốn kinh doanh, điều kiện, thủ tục, hồ sơ cũng phức tạp hơn nhiều
so với vay tiêu dùng.


17
Cũng từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy được các điều kiện của cho vay
tiêu dùng đó là:
- Cho vay bằng đồng Việt Nam.
- Chỉ dành cho đối tượng khách hàng là cá nhân.
- Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Khoản 2
Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, gồm: Mua phương tiện đi lại,
đồ dùng, trang thiết bị gia đình; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục,
thể thao; chi phí sửa chữa nhà ở.
Trên thực tế thời gian qua, các hợp đồng vay tiêu dùng của các cơng ty tài
chính thường khơng ghi rõ nhu cầu, mục đích các khoản vay đúng theo quy định trên

mà chỉ ghi chung chung: “mục đích tiêu xài cá nhân”. Và các khách hàng sau khi
nhận được khoản tiền vay sử dụng vào việc gì, các cơng ty tài chính hồn tồn khơng
thể kiểm sốt, quản lý được.
- Với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại cơng ty tài
chính đó khơng vượt q 100.000.000 đồng (trừ trường hợp vay mua ô tô). Như vậy,
đa phần các cơng ty tài chính cho vay tiêu dùng đều thuộc trường hợp vay tín chấp
với mức vốn nhỏ và vừa (không vượt quá 100.000.000 đồng). Đối với loại hình vay
mua ơ tơ hiện nay, người dân thường đi vay tại các NHTM vì được ưu đãi với mức
lãi suất thấp hơn, linh hoạt hơn và một phần từ tâm lý của khách hàng là tin tưởng
NHTM hơn so với cơng ty tài chính.
1.2.2. Phân loại cho vay tiêu dùng của cơng ty tài chính
Thơng qua sự phân nhóm các đối tượng khách hàng vay tiêu dùng, các cơng
ty tài chính sẽ có nhiều phương pháp tiếp cận, cũng như chính sách dành riêng cho
mỗi đối tượng. Chúng ta có một số cách phân loại như sau:
 Căn cứ vào thu nhập:
Đây là một tiêu chí dễ dàng được xác định qua mức thu nhập thực tế của khách
hàng và khả năng thanh tốn nợ vay qua đó thể hiện khách hàng thuộc nhóm có tiềm


18
năng lớn hay khơng, từ đó các cơng ty tài chính sẽ phân bổ nguồn vốn, nhân lực phù
hợp để đầu tư thu hút khách hàng.
+ Nhóm có thu nhập thấp: Thị trường của nhóm khách hàng này thường hạn
chế do nguồn thu nhập không đủ để trang trải chi phí sinh hoạt của họ, cũng như về
khả năng trả nợ. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng của họ không khác mấy so với nhóm
có thu nhập trung bình xuất phát từ sự phát triển mặt bằng chung của xã hội hiện nay.
Do đó, các cơng ty tài chính cần có phương pháp, chính sách phù hợp để hình thành
các hình thức cho vay hợp lý tới nhóm đối tượng này.
+ Nhóm có thu nhập trung bình: Thị trường của nhóm có thu nhập trung bình
có xu hướng tăng trưởng ngày càng mạnh bởi khoản tích lũy của nhóm này tuy ít

nhưng thu nhập tương lai lại khá ổn định để có thể chi trả cho những khoản vay tiêu
dùng dưới hình thức trả góp. Do đó, đây là các khách hàng tiềm năng của các cơng
ty tài chính.
+ Nhóm có thu nhập cao: Nhóm này thường chỉ cần tới những khoản vay tiêu
dùng với tư cách là các khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm các khoản thanh toán
đặc biệt khi tiền của họ đã đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn. Các công ty tài chính
cũng rất quan tâm tới nhóm khách hàng này vì khả năng đảm bảo thanh toán nợ cao.
 Căn cứ vào tính chất cơng việc:
Xét theo tính chất cơng việc, chúng ta có những nhóm khách hàng sau:
- Cơng chức, viên chức; nhân viên văn phịng của các cơng ty lớn: đây là nhóm
đối tượng có nhu cầu cao về tiêu dùng các mặt hàng điện tử, phương tiện công nghệ
hiện đại, đồ dùng gia đình, văn phịng… với nguồn thu nhập tương đối ổn định.
- Những người hành nghề chuyên nghiệp như: Bác sĩ, ca sĩ, luật sư, giám đốc,
kinh doanh bất động sản, người làm nghề kinh doanh với nguồn vốn lớn… thường có
nhu cầu vay vốn lớn nên đây thực tế lại là nhóm đối tượng khó tiếp cận. Hầu hết
nhóm này khi có nhu cầu thường sẽ vay vốn từ các NHTM.


19
- Đối với các đối tượng cịn lại như: cơng nhân, người lao động trong các công
ty tư nhân quy mô vừa và nhỏ; những người làm công việc kinh doanh nhỏ, lẻ; những
người lao động tự do hiện đang là nhóm đối tượng có khối lượng vay tiền nhiều nhất
của các cơng ty tài chính.
Thực tế giai đoạn năm 2014 đến năm 2018, các cơng ty tài chính hầu hết tập
trung cho vay tiêu dùng quá nhiều vào nhóm khách hàng có thu nhập thấp, nhóm
khách khơng có thu nhập ổn định, khả năng trả hết nợ không cao. Cùng với việc cho
vay với phương án chưa linh hoạt, kiểm sốt chưa hiệu quả, lãi suất cao, nhiều chi
phí phát sinh dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng đột biến. Hiện nay các tranh chấp phát sinh
về hợp đồng cho vay tiêu dùng của các cơng ty tài chính từ khoản nợ xấu khó địi khá
nhiều và khiến các cơng ty tài chính phải đau đầu khi giải quyết hậu quả.

 Căn cứ vào mục đích vay:
Việc xác định chính xác và đúng đắn mục đích vay tiêu dùng của khách hàng
giúp các cơng ty tài chính hạn chế được rủi ro, đảm bảo việc thu hồi vốn và lãi.
- Cho vay tiêu dùng liên quan bất động sản: Là các khoản cho vay tiêu dùng
nhằm hỗ trợ vốn cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà cho
khách hàng.
- Cho vay tiêu dùng liên quan đến tài sản khác: Là các khoản cho vay nhằm
hỗ trợ vốn cho nhu cầu thanh toán các chi phí: mua sắm phương tiện đi lại, đồ điện
tử, máy móc, đồ dùng cá nhân, đồ dùng gia đình…
- Cho vay để trả chi phí cho các dịch vụ khác như: chữa bệnh, học hành, giải
trí, du lịch, thể thao…
Với những mục đích vay như trên, các cơng ty tài chính cần có những hợp
đồng, điều khoản dành riêng phù hợp cho từng mục đích vay. Từ đó, cơng ty tài chính
sẽ dễ dàng quản lý nguồn vốn cho vay và có sự ràng buộc hợp lý hơn đối với từng
nhóm khách hàng.
 Căn cứ vào phương thức hồn trả:


×