Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty tại Việt Nam : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.46 KB, 109 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
----------------------------

LÊ THỊ MỘNG LOAN

GIÁ TRỊ HỢP LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG GIỮA ĐỘ TIN CẬY VÀ
THÍCH HỢP CÁC THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
---------------------

LÊ THỊ MỘNG LOAN
GIÁ TRỊ HỢP LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG GIỮA ĐỘ TIN CẬY VÀ
THÍCH HỢP CÁC THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số:
60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013


3

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các Anh/Chị đã đóng góp ý kiến và giúp tôi thu
thập tài liệu cho luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn Mẹ và cảm ơn Gia đình đã hết sức ủng hộ
và động viên tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2013
Lê Thị Mộng Loan


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học. Tất cả các nguồn tài
liệu tham khảo đã được trình bày đầy đủ. Nội dung của luận văn là
trung thực.
Tác giả luận văn

Lê Thị Mộng Loan


5

MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................... 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý .............................................. 11
1.1 .Các mô hình định giá ........................................................................ 11
1.1.1 .Kế toán giá gốc ........................................................................... 11
1.1.2 Kế toán giá theo mức giá chung ................................................... 12
1.1.3 Kế toán giá hiện hành ................................................................... 13
1.1.4 Kế toán giá đầu ra......................................................................... 13
1.1.

Sự hình thành giá trị hợp lý .............................................................. 14
1.2.1. Sự hình thành kế toán giá trị hợp lý .............................................. 14
1.2.2. Khái niệm giá trị hợp lý ................................................................ 16

1.2. Những nội dung liên quan đến giá trị hợp lý ......................................... 18
1.3.1. Xác định giá trị hợp lý .................................................................. 18
1.3.1.1 Đối tượng định giá ................................................................. 19
1.3.1.2 Thị trường giao dịch............................................................... 22
1.3.1.3 Các bên tham gia thị trường ................................................... 23
1.3.1.4 Dữ liệu đầu vào ...................................................................... 23
1.3.1.5 Các phương pháp định giá...................................................... 25
1.3.2. Vấn đề áp dụng kế toán giá trị hợp lý ........................................... 27
1.3.3. Công bố thông tin ......................................................................... 28
1.3.4. Tác động của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRs 13- Đo lường giá trị
hợp lý đến các chuẩn mực đã ban hành. ................................................. 30

1.4. Các trường hợp sử dụng giá trị hợp lý ................................................... 30
1.5. Các yêu cầu đặc điểm chất lượng đối với báo cáo tài chính ................... 32
1.6. Lý thuyết tổ chức và thông tin bất cân xứng.......................................... 35
1.7.

Kinh nghiệm của một số nước khi áp dụng kế toán giá trị hợp lý ......... 35
1.7.1. Kinh nghiệm của Mỹ .................................................................... 35
1.7.2. Kinh nghiệm của Malaysia ........................................................... 40

1.8. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ............................................. 42


6

Chương 2: Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam và ảnh hưởng của
kế toán giá trị hợp lý đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và tính thích hợp của thông tin
trên báo cáo tài chính ......................................................................................... 44
2.1.
Thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam ............ 44
2.1.1. Quá trình phát triển và vai trò của giá trị hợp lý tại Việt Nam ....... 44
2.1.2. So sánh những qui định về kế toán giá trị hợp lý trong chuẩn mực kế
toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý ............... 47
2.2.

Thực trạng sử dụng kế giá trị hợp lý tại Việt Nam................................. 48

2.3.

Ảnh hưởng của giá trị hợp lý đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và tính thích
hợp của các thông tin trên báo cáo tài chính ................................................ 51


2.4.

Khảo sát ảnh hưởng của giá trị hợp lý đến sự cân bằng của hai đặc điểm

chất lượng: độ tin cậy và thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính............. 53
2.4.1. Mục đích ...................................................................................... 53
2.4.2. Phương pháp thực hiện ................................................................. 53
2.4.3. Kết quả khảo sát ........................................................................... 54
2.4.4. Đánh giá kết quả khảo sát ............................................................. 57
2.5.

Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt

Nam ............................................................................................................ 58
2.5.1. Thuận lợi ...................................................................................... 58
2.5.2. Khó khăn ...................................................................................... 59
Chương 3: Một số kiến nghị định hướng việc sử dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam64
3.1. Mục đích kiến nghị ............................................................................... 64
3.2.1. Mở rộng phạm vi sử dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam................... 64
3.2.2. Phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới ............................... 64
3.2. Nội dung kiến nghị ............................................................................... 65
3.2.1. Về ngắn hạn ................................................................................. 66
3.2.1.1. Sửa đổi Luật kế toán .................................................... 66
3.2.1.2. Giáo dục về nhận thức ................................................. 66
3.2.1.3. Giải thích rõ các thuật ngữ liên quan đến giá trị hợp lý 66
3.2.1.2.1. Thuật ngữ giá trị hợp lý..................................... 66


7


3.2.1.2.2. Các khái niệm liên quan đến giá trị hợp lý ........ 66
3.2.1.2.3. Phương pháp xác định giá trị hợp lý .................. 68
3.2.1.4. Công bố thông tin về giá trị hợp lý .............................. 68
3.2.1.5. Bổ sung giá trị hợp lý vào chuẩn mực chung (VAS 01)69
3.2.1.6. Điều chỉnh các chuẩn mực hiện hành ........................... 70
3.2.2. Về lâu dài ..................................................................................... 71
3.2.2.1. Ban hành chuẩn mực về công cụ tài chính .............................. 71
3.2.2.2. Hoàn thiện chuẩn mực bất động sản đầu tư ........................... 78
3.2.2.3. Ban hành chuẩn mực kế toán giá trị hợp lý ............................. 79
3.2.2.4. Minh bạch thông tin kinh doanh ............................................. 80
Kết luận ............................................................................................................. 82


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APB:

Acounting Principles Board
Ủy Ban nguyên tắc kế toán

IAS:

International Accounting Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế

FAS:

Financial Accounting Standard

Chuẩn mực kế toán tài chính

FASB:

Financial Accounting System Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán

IASB:

International Accounting Standard Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRs:

International Financial Reporting Standard
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

FRS:

Financial Reporting Standard
Chuẩn mực báo cáo tài chính

SEC:

Securities and Exchange Commission
Ủy ban chứng khoán


9


DANH MỤC BẢNG BIỀU
Bảng 1.1: Các bước đo lường giá trị hợp lý
Bảng 1.2: Cách thức công ty xác định giá trị hợp lý cho nợ phải trả và công cụ tài
chính mà công ty sở hữu
Bảng 1.3: Xác định giá trị hợp lý dựa vào dữ liệu đầu vào
Bảng 1.4: Phương pháp chọn kỹ thuật định giá
Bảng 1.5: Công bố thông tin đo lường giá trị hợp lý
Bảng 1.6: Khuôn mẫu lý thuyết chung IASB những đặc điểm chất lượng tác động
đến thông tin hữu ích
Bảng 2.1: Kiểm tra mức độ tương quan trong tổng thể
Bảng 2.2: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhà đầu tư
Bảng 2.3: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhân viên kế toán
Bảng 2.4: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhân viên kiểm toán
Bảng 2.5: Kiểm tra mức độ tương quan các khoản mục đối với nhân viên ngân hàng


10

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các công ty
Phụ lục 2: Bảng khảo sát mức độ tin cậy và thích hợp của các thông tin trên báo
cáo tài chính đo lường theo giá trị hợp lý
Phụ lục 3: Kiểm tra tính cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp của các khoản mục
đo lường theo giá trị hợp lý


11

MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài

Nhiều năm qua, thế giới đã chứng kiến sự hội nhập quốc tế cao trong tất cả lĩnh vực.
Các nhà đầu tư không chỉ đầu tư trong nước mà đã vươn đầu tư ra các nước khác
trên toàn thế giới. Ngoài khó khăn về rào cản pháp lý khi đầu tư ra nước ngoài thì
họ cũng đối mặt với khó khăn về những qui định trong kế toán. Chính sự trở ngại
này làm cho các nhà đầu tư khó tiếp cận với báo cáo tài của nước sở tại. Nắm bắt
những vướng mắc trên thì hệ thống kế toán các nước dần hội tụ tiến đến sử dụng
một hệ thống chung của quốc tế. Các chuẩn mực báo cáo tài chính kế toán hiện nay
ban hành chuyển theo khuynh hướng sử dụng giá trị hợp lý nhiều hơn trong các
chuẩn mực. Thuật ngữ “giá trị hợp lý” xuất hiện rất lâu trong các chuẩn mực quốc
tế cũng như chuẩn mực kế toán riêng của các nước. Mặc dù, tại Việt Nam giá trị
hợp lý cũng được qui định trong chuẩn mực kế toán nhiều năm qua. Tuy nhiên, nó
vẫn còn khá mới mẻ đối với cả người làm kế toán lẫn nhà đầu tư. Chính lí do này
mà tôi chọn đề tài: “GIÁ TRỊ HỢP LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG
GIỮA ĐỘ TIN CẬY VÀ THÍCH HỢP CÁC THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY TẠI VIỆT NAM” để làm đề tài luận văn
thạc sỹ của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về giá trị hợp lý, từ đó
luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm định hướng việc sử dụng kế toán giá trị hợp
lý tại Việt Nam.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này chỉ nghiên cứu những nội dung liên quan đến kế toán giá trị hợp lý và
ảnh hưởng của nó đến hai đặc điểm chất lượng trên báo cáo tài chính là tính thích
hợp và độ tin cậy. Để thực hiện điều này, luận văn sẽ tiến hành khảo sát báo cáo tài
chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM 2012
về mức độ sử dụng kế toán giá trị hợp lý trên các BCTC. Đồng thời, phát phiếu
khảo sát để khảo sát nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà cho vay và cả kế


12


toán (người lập báo cáo tài chính) có tin tưởng rằng các khoản mục trên báo cáo tài
chính trình bày theo giá trị hợp lý có độ tin cậy và thích hợp cho việc ra các quyết
định không.
4. Tổng quan và điểm mới của luận văn
Kế toán giá trị hợp lý: Lời cảnh báo từ vụ Enron
George J. Benston cho rằng: Enron mở rộng sử dụng dữ liệu cấp độ 3 và cấp độ 2
ước tính trong một số trường hợp cho cả báo cáo tài chính sử dụng nội bộ lẫn bên
ngoài. Đồng thời, mô tả các trường hợp Enron sử dụng và sử dụng sai giá trị hợp lý
để giúp kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính nhận thức sâu sắc hơn
vấn đề, đặc biệt là trường hợp công ty sử dụng dữ liệu cấp 2 và 3. Những kế toán và
kiểm toán độc lập có ít kinh nghiệm với dữ liệu cấp độ 3 thì thường sử dụng chiết
khấu dòng tiền và kỹ thuật định giá khác được tạo ra bởi các nhà quản lý hơn là
tham chiếu đến những mức giá của thị trường. Giá thị trường, đặc biệt là dữ liệu đầu
vào cấp độ 2 được Enron sử dụng để định giá các cổ phiếu bị giới hạn, mặc dù trong
nhiều trường hợp họ không được điều chỉnh sự khác nhau giữa cổ phiếu mà họ đang
nắm giữ với cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường theo FASB. Giá thị trường còn
được sử dụng bởi các thương nhân Enron trong các mô hình định giá tài chính của
họ theo xu hướng thổi phồng tài sản và thu nhập.
Bài báo mô tả việc Enron sử dụng và lạm dụng dữ liệu cấp 3 trong các hợp đồng
năng lượng, hợp đồng hàng hóa. Đồng thời, lý do tại sao hệ thống kiểm soát nội bộ
và kiểm toán độc lập không phát hiện được.
Thông qua những phân tích trên cho thấy quan điểm của Benston: Báo cáo tài
chính có thể bị phản ánh không đúng thực trạng công ty nếu như công ty sử dụng
giá trị hợp lý để định giá tài sản công ty mà lạm dụng việc sử dụng dữ liệu cấp 3.
Đồng thời, cũng chỉ ra rằng với hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém không phát hiện
ra các sai sót trọng yếu hoặc là có sự thông đồng với các kiểm toán độc lập đã lờ đi
các thông tin có “rủi ro cao”.



13

Mặc dù, ông cho rằng việc xác định kế toán giá trị hợp lý có nguồn gốc nội bộ dựa
trên các kỹ thuật định giá và các ước tính không đáng tin cậy. Nhưng chưa đưa các
giải pháp nhằm hạn chế hoặc cải thiện tình huống trên.
Quan điểm thứ 2:
Sự dịch chuyển hợp lý: Khuynh hướng dịch chuyển đến giá trị hợp lý
Nishan Perera nghiên cứu và nhận xét: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho
nội bộ của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Nó chính là bức ảnh của doanh
nghiệp nhưng đôi khi bức ảnh này quá phức tạp đối với người sử dụng. Bài báo dự
đoán xu hướng sử dụng giá trị hợp lý. Tác giả cho rằng: minh bạch thông tin không
phải là ý tưởng hoàn toàn mới nhưng ảnh hưởng của nó sẽ chỉ phát triển trong
tương lai. Mặt khác, bài viết cũng trình bày khái niệm của giá trị hợp lý và chỉ ra sự
mơ hồ trong định nghĩa cùng với sự phức tạp của các phương pháp đo lường.
Những nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung cho rằng khi có những tài sản
giảm giá trong thời gian dài thì công ty sẽ ghi giảm gía trị tài sản, còn khi gia tăng
giá trị thì công ty không ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, điều này có nghĩa là
công ty có cơ sở để nhận thấy tài sản gia tăng giá trị nhưng người khác kể cả nhà
đầu tư lại không nhìn thấy vấn đề này.
Một sự di chuyển đến giá trị hợp lý: Người làm kế toán nhận thấy việc làm trên là
hoàn toàn không hợp lý. Làm như vậy tình hình tài chính công ty không minh bạch.
Vì vậy, FASB đã phát hành các chuẩn mực có liên quan đến giá trị hợp lý để ghi
nhận các khoản mục theo giá trị hợp lý dựa trên dữ liệu quan sát được. Điều này,
cũng yêu cầu các nhà quản lý phải làm quen với khái niệm giá trị hợp lý. Mặc dù
việc sử dụng giá trị hợp lý là một sự chọn lựa cho nhiều khoản mục, nhưng giá trị
hợp lý ngày càng được sử dụng nhiều hơn giá gốc.
Vậy thì điều gì là quan trọng cho các doanh nghiệp trong tương lai: các công ty sẽ
đo lường tài sản tài chính kể cả nợ và tài sản theo giá trị hợp lý. Chúng sẽ không
còn giữ một mức giá trong thời gian dài. Mà chúng phải phản ánh theo giá thị
trường khi các báo cáo tài chính được cập nhật. Điều này phù hợp hơn bởi vì phản

ánh giá trị thực sự mà công ty đang có. Đây chính là sự khác biệt giữa giá gốc và


14

giá trị hợp lý. Nhà đầu tư sẽ nhìn thấy sự thay đổi trong tài sản của công ty. Công ty
sẽ phải kiểm tra lại tất cả các tài sản mà nó đang nắm giữ để ghi nhận theo giá trị thị
trường. Việc làm này phải làm cẩn thận vì tất cả các quyết định này sẽ trình bày trên
báo cáo tài chính và qua đó sẽ nhìn thấy phản ứng của các bên liên quan.
Vậy thì đã sẵn sàng hay chưa khi sử dụng giá trị hợp lý? Kế toán là xương sống của
công ty, nhân viên kế toán chính là người phân loại các hoạt động của doanh
nghiệp. Họ sẽ phải phân loại cái gì mà công ty đang sở hữu và đang nợ để định giá
theo giá trị hợp lý. Nhưng không có cái gì tồn tại độc lập trong doanh nghiệp, kế
toán giá trị hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khi nó có hiệu lực.
Nó sẽ làm thay đổi tất cả những gì mà một giáo sư dạy ở trường nổi tiếng nhất nước
dạy. Các giám đốc tài chính phải suy nghĩ kế toán giá trị hợp lý sẽ ảnh hưởng đến
dự toán ngân sách; công ty cần một cấu trúc vốn với bao nhiêu nợ là đủ, hàng ngày
tình hình tài chính này ảnh hưởng đến hoạt động công ty trong tương lai như thế
nào. Các giám đốc điều hành phải lược qua tất cả các chi tiết tốt của hoạt động công
ty để nhìn thấy ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của công ty trong tương lai. Đây chỉ
là 2 ví dụ quan trọng khi chuyển sang kế toán giá trị hợp lý.
Với những lập luận trên: Bài báo chỉ ra xu hướng tất yếu của kế toán giá trị hợp
lý. Đồng thời, những thay đổi khi sử dụng kế toán giá trị hợp lý cho cả nhà đầu tư
cũng như người sử dụng báo cáo tài chính nói chung. Có rất nhiều điều lo lắng khi
sử dụng kế toán giá trị hợp lý: Các ước tính rất là khó đạt được, các giả thuyết hành
vi thị trường có thể tác động đến công ty, giá trị thay đổi liên tục yêu cầu phải tái
định giá cùng với tuân thủ các quy định có thể là áp lực lên các nguồn lực của công
ty. Báo cáo tài chính phải liên tục thay đổi để phản ánh tình hình tài chính của công
ty, phản ánh giá trị thực sự. Người sử dụng báo cáo tài chính phải đọc chi tiết hơn
trước đây chỉ xem thu nhập ròng, các tỷ số. Vì các nghiên cứu liên quan sẽ đánh giá

sức mạnh công ty trong tương lai dài. Và phản ứng nhà đầu tư sẽ dựa trên sự thay
đổi giá trị hợp lý của các tài sản.


15

Nói chung, tác giả bài báo đưa ra những ưu điểm cũng như những thách thức đối
với kế toán giá trị hợp lý nhưng chưa có những đề xuất nhằm hạn chế những khó
khăn và thách thức này.
Quan điểm thứ 3:
Khủng hoảng kế toán giá trị hợp lý: Góc nhìn rõ ràng hơn những tranh cãi gần
đây về giá trị hợp lý
Christian Laux và Leuz tóm lược có 4 vấn đề gây tranh cãi gần đây về kế toán giá trị
hợp lý:


Thứ nhất, có quá nhiều tranh cãi về giá trị hợp lý chẳng hạn, giá trị

hợp lý có gì mới và khác với giá gốc cũng như những quan điểm khác nhau
về mục đích của giá trị hợp lý.


Thứ hai, có mối quan tâm lớn về việc ghi nhận giá trị của các tài sản

theo giá thị trường trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Bởi vì, chúng tôi
thấy rằng có mối quan hệ giữa nguyên tắc và những quy định cũng như
những nhà quản lý và các nhà đầu tư quan tâm đến phản ứng của thị trường
trong ngắn hạn. Vấn đề này không thể giải quyết thông qua hệ thống kế toán.
Chúng có thể giải quyết một cách hợp lý hơn thông qua điều những quy ước
trong hợp đồng. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý theo GAAP US và

IFRs không nhất quán mới là mối quan tâm lớn. Cả hai chuẩn mực này cho
phép có những sai lệch với giá thị trường trong những tình huống không chắc
chắn, chẳng hạn như bán tháo. Chính điều này là nguồn gốc của mọi tranh
cãi.


Thứ ba, vấn đề thực hiện giá trị hợp lý trong thực tế. Ví dụ, có thể là

nhà quản lý phải đối mặt vụ kiện tụng về giá trị hợp lý cho dù nó có thể xác
định phù hợp. Cũng như SEC rất quan tâm khi cho phép các nhà quản lý có
đối xử linh hoạt trong các tình huống tiềm năng (như khủng hoảng tài chính),
họ có thể lợi dụng giá trị hợp lý để tránh các khoản lỗ và tổn thất tài sản.
Chính điều này, gây cho các nhà lập pháp cũng như tổ chức thực thi pháp


16

luật đối mặt với sự cân bằng giữa hiệu ứng lây lan và những suy giảm tức
thời.


Thứ tư, vậy sự quay trở lại sử dụng giá gốc có thể khắc phục vấn đề

không? Bản thân giá gốc cũng có nhiều vấn đề chẳng hạn như khuyến khích
cái gọi là lãi đã thực hiện hay chứng khoán hóa hay bán các tài sản. Câu trả
lời là sự thiếu minh bạch thông tin khi sử dụng giá gốc có thể làm cho tình
hình tài chính của công ty ngày càng tồi tệ hơn. Quan điểm ủng hộ cho rằng
giá trị hợp lý phản ánh những điều kiện hiện tại của thị trường và cung cấp
thông tin kịp thời. Vì vậy, giá trị hợp lý thể hiện sự minh bạch và có những
hành động kịp thời. Quan điểm phản đối giá trị hợp lý cho rằng: tính minh

bạch do giá trị hợp lý cung cấp có thực sự quan trọng?. Họ cho rằng giá trị
hợp lý có thật sự cung cấp thông tin hữu ích hay làm phát sinh những hành vi
sai lệch không mong muốn của các hãng và ngân hàng. Giá trị hợp lý không
phù hợp và tiềm ẩn những sai lệch đối với những tài sản do công ty nắm giữ
lâu dài; chẳng hạn giữ đến ngày đáo hạn, mức giá có thể bị bóp méo do thị
trường không hiệu quả, bởi kỹ thuật định giá không đáng tin cậy. Và giá trị
hợp lý góp phần vào khủng hoảng tài chính mang tính chu kỳ.
Thông qua bài phân tích, Christian Laux và Leuz giúp người đọc khái quát về giá
trị hợp lý: khái niệm, dữ liệu dùng để đo lường giá trị hợp lý. Bên cạnh đó, bài báo
cũng nhận thấy sự không nhất quán khi sử dụng giá trị hợp lý cả IFRs và GAAP
US. Hai nhà phân tích cũng bàn luận về những nhược điểm của giá gốc và giá hợp
lý và cho rằng cần có giải pháp thay thế; giải pháp thay thế sẽ phụ thuộc vào tài sản.
Bài viết cũng nhận ra khó khăn trong thực tế khi sử dụng dữ liệu ở mức 3; mặc dù
chuẩn mực có quy định cụ thể nhưng thật là khó khăn để xác định tình huống nào
cho phép có những sai lệch so với giá thị trường; tình huống nào nó bị lợi dụng bởi
chính người quản lý nhằm giảm tổn thất. Bên cạnh đó, họ cũng đánh giá những khó
khăn cho các nhà lập pháp: Bất cân xứng thông tin làm cho người quản lý có thông
tin tốt hơn nhân viên kiểm toán và SEC. Do đó, người làm luật không biết khi nào
cần có những phản ứng linh hoạt và tình huống nào hạn chế những phản ứng linh


17

hoạt. Giá thị trường dù xác định dễ dàng nhưng rất khó để thực thi. Do đó, giá trị
hợp lý coi như là một giải pháp nhằm giảm bớt bất cân xứng thông tin. Sự khủng
hoảng tài chính có thể do các ngân hàng không đưa các tài sản vào định giá theo cấp
độ 3 nên dẫn đến hiệu ứng lây lan. Và khi nào còn kiện tụng về giá trị hợp lý thì khi
đó các nhà lập pháp sẽ không ngừng phải hoàn thiện khung pháp lý.
Những tranh cãi liên quan đến kế toán giá trị hợp lý theo 2 ông thì có thể giải
quyết bằng cách minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính. Nhưng câu hỏi đặt ra

thì liệu công bố thông tin hay minh bạch thông tin có lợi hay có hại?. Bởi vì, một
nghiên cứu của KPMG khi một số ngân hàng công bố các công cụ tài chính vào
năm 2007 là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng 2008. Nhà đầu tư phản
ứng như thế nào với những thông tin khi minh bạch, họ phản ứng ra sao thì vẫn
chưa được giải quyết.
Quan điểm thứ 4:
Tính thích hợp và đáng tin cậy của kế toán giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn
mực báo cáo tài chính quốc tế
TS. Nguyễn Thế Lộc tóm lược lại quá trình hình thành định nghĩa kế toán giá trị
hợp lý trong các chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể, để đi đến một định nghĩa thống
nhất. Kế toán giá trị hợp lý đã chứng tỏ thích hợp trong thông tin nhưng việc sử
dụng các kỹ thuật định giá theo mô hình toán học làm cho thông tin không đáng tin
cậy và đôi lúc gây khó hiểu. Bài viết mở ra hướng nghiên cứu cho độc giả về việc
sử dụng kế toán giá trị hợp lý có đảm bảo yêu cầu các đặc điểm chất lượng thông tin
hay không.
Quan điểm thứ 5:
Dự đoán giá trị hợp lý là cơ hội tốt nhất cho nhà đầu tư
Richard nghiên cứu và cho rằng: Sự khó khăn khi tất cả các công ty chuyển sang sử
dụng giá trị hợp lý. Một vài ví dụ mà Richard đưa ra về tình trạng hỗn loạn khi sử
dụng giá trị hợp lý: các ngân hàng đối xử với khoản lỗ do sự sụt giảm giá trị hợp lý
như là thu nhập đối với kế toán. Bởi vì những quy tắc kế toán giá trị hợp lý cho
phép xử lý các sụt giảm giá trị thị trường của các khoản nợ như là khoản thu nhập.


18

Tuy nhiên, theo quy định của kế toán hiện hành thì giá trị hợp lý của các tài sản
ngân hàng dường như bị bỏ qua. Ví dụ, danh mục cho vay là danh mục tài sản lớn
của ngân hàng ghi nhận theo giá gốc. Tồi tệ hơn sự sụt giảm giá trị hợp lý của
những tài sản của các ngân hàng lại gia tăng doanh thu, thu nhập và giá trị sổ sách.

Kế toán giá trị hợp lý đang là cây cầu thu hẹp khoản cách giữa giá thị trường và giá
trị sổ sách của các tài sản mà công ty đang nắm giữ. Nhưng giá trị hợp lý có hợp lý
hay không hợp lý. Việc ước tính giá trị hợp lý dựa trên những giả định khác nhau có
thể cho các kết quả khác nhau. Có lẽ đây cũng là lý do giải thích tại sao những
nguyên tắc kế toán dần rời bỏ những ước tính kế toán không chắc chắn về giá trị
hợp lý khi cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Kế toán theo giá gốc ghi nhận
doanh thu phù hợp với chi phí tạo ra doanh thu, phản ánh được các giao dịch xảy ra
trong quá khứ. Nhà đầu tư sử dụng những thông tin xem như điểm bắt đầu để dự
đoán dòng tiền cũng như dự đoán thu nhập.
Với những quan sát trên, ông cho kết luận: Kế toán hiện hành quy định không nhất
quán giữa 2 mô hình: kế toán giá gốc và kế toán giá trị hợp lý. Họ trung thành với
kế toán giá gốc trong ghi nhận doanh thu và chi phí trong khi đó cho phép ghi nhận
giá hợp lý cho một số điều chỉnh. Kết quả là bảng cân đối kế toán khó mà phản ánh
giá trị tài sản, nợ theo giá trị hợp lý, cũng như báo cáo thu nhập cũng khó phản ánh
khoản thu nhập chắc chắn khi có những điều chỉnh theo giá trị hợp lý. Mục tiêu
quan trọng của kế toán giá trị hợp lý là cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.
Hệ thống kế toán hiện hành đang thu hẹp khoảng cách mong đợi. Nhà thiết lập luật
pháp nên gắn với mô hình truyền thống nhưng phải giảm bớt các ước tính không
chắc về giá trị hợp lý. Các dữ liệu quan sát và các thông tin tốt nhất nên công bố.
Trong khi đó các nhà đầu tư khôn ngoan khi sử dụng báo cáo tài chính để quyết
định cần có sự thận trọng cao.
Với quan điểm kế thừa các nghiên cứu trên, luận văn sẽ trình bày các vấn đề:


Quá trình hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế về giá trị hợp lý.



Kinh nghiệm của một số nước khi áp dụng kế toán giá trị hợp lý.



19



Tìm hiểu lý thuyết tổ chức dẫn đến thông tin bất cân xứng là một

trong những nguyên nhân hình thành nên giá trị hợp lý nhằm giảm bất cân
xứng thông tin.


Các đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính cụ thể, là tính thích

hợp và đáng tin cậy.


Giá trị hợp lý hình thành ở Việt Nam.



Xem xét giá trị hợp lý đã ban hành trong một số chuẩn mực kế toán

Việt Nam.


Khảo sát mức độ sử dụng kế toán giá trị hợp lý ở Việt Nam thông qua

thu thập báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch TP.
HCM năm 2012.



Đồng thời, khảo sát nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà cho

vay và cả kế toán (người lập báo cáo tài chính) về tính đáng tin cậy và thích
hợp của những khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý.


Trên cơ sở các đánh giá trên luận văn sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm sử

dụng kế toán giá trị hợp lý tại Việt Nam hiệu quả hơn.
5.Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phân tích định
lượng. Tổng quan quá trình hình thành kế toán giá trị hợp lý thông qua phân tích
định tính để đưa ra cái nhìn khái quát về giá trị hợp lý cũng như xem xét các đặc
điểm chất lượng của báo cáo tài chính. Đồng thời, sử dụng phương pháp định lượng
để khảo sát việc vận dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam.
6.Bố cục của luận văn:
Luận văn có kết cấu như sau:
- Lời cảm ơn
- Lời cam đoan
- Mục lục
- Mở đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý


20

Chương 2: Thực trạng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại Tp.Hồ Chí Minh và ảnh
hưởng của kế toán giá trị hợp lý đến sự cân bằng giữa độ tin cậy và tính thích hợp
của thông tin trên báo cáo tài chính

Chương 3: Một số kiến nghị định hướng việc sử dụng giá trị hợp lý tại Việt Nam
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


21

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về giá trị hợp lý
1.3.

Các mô hình định giá

Kế toán đòi hỏi các giao dịch phải được ghi nhận bằng đơn vị tiền tệ, do đó các
khoản mục trên báo cáo tài chính phải được định giá: “Định giá là đo lường các
giao dịch bằng đơn vị tiền tệ” (Vũ Hữu Đức, 2010, trang 28). Vấn đề định giá là
một vấn đề đang được tranh cãi rất nhiều không chỉ những người làm kế toán, các
nhà lập quy kế toán mà còn gây chú ý của nhà lãnh đạo các nước. Bởi lẽ, định giá
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, tình hình tài chính của một công ty. Đặc biệt, trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mọi người đổ lỗi lên hệ thống định giá gây
tăng trưởng kinh tế quá nhanh và kết thúc bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong
lịch sử phát triển của kế toán có rất nhiều loại giá cùng tồn tại bao gồm: kế toán giá
gốc, kế toán theo mức giá chung, kế tóan giá hiện hành, kế toán giá đầu ra…
1.1.5 Kế toán giá gốc
Kế toán giá gốc dựa trên giá mua vào quá khứ để ghi nhận các giao dịch và lập báo
cáo tài chính. Giá gốc là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản
tính đến trạng thái sẵn sàng sử dụng.
 Ưu điểm:
Đối với chủ sở hữu và chủ nợ thì kế toán giá gốc giúp người đọc đánh giá năng lực
quản lý cũng như trách nhiệm giải trình của người quản lý. So với các phương pháp

đo lường khác, giá gốc được cho là khách quan nên đảm bảo được đặc tính đáng tin
cậy của thông tin trên báo cáo tài chính. Mặt khác, đo lường theo giá gốc sẽ để lại
những dấu vết cho các kiểm toán giúp họ thực hiện các cuộc kiểm toán dễ dàng
hơn.
 Nhược điểm:
Kế toán giá gốc ra đời từ lúc ghi sổ kép Pacioli và tới ngày nay vẫn còn được sử
dụng. Tuy nhiên, kế toán giá gốc cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định. Kế toán
giá gốc phản ánh sự tăng trưởng của tài sản thuần theo đồng tiền danh nghĩa, không
phản ánh tài sản thuần theo sức mua của đồng tiền. Do đó, dẫn đến nhà quản lý có
thể sai lầm trong chia cổ tức, tức chia cổ tức nhiều hơn lãi thực của công ty. Mặt


22

khác, lợi nhuận tính theo giá gốc không quan tâm đến lợi nhuận kinh tế, tức chi phí
cơ hội không được tính. Kế toán giá gốc được xây dựng dựa trên giả định hoạt động
liên tục nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa thì sáp nhập, khủng hoảng diễn ra
thường xuyên thì giả định này không được đảm bảo chắc chắn. Kế đến, giả định
nguyên tắc phù hợp cũng rất là khó đáp ứng, chẳng hạn như phân bổ chi phí giữa
các kỳ kế toán đôi khi không chính xác.
Theo Sterling nhận xét về giá gốc như sau: “Bản chất giá gốc không phải là nguyên
lý cơ bản của kế toán; nó là thứ phái sinh của nguyên tắc thận trọng”.
1.1.6

Kế toán giá theo mức giá chung

Kế toán theo mức giá chung dựa trên chỉ số giá để điều chỉnh báo cáo tài chính
nhằm loại trừ ảnh hưởng biến động của giá, đặc biệt trong tình hình lạm phát.
Kế toán theo mức giá chung phát triển trong giai đoạn lạm phát gia tăng trên thế
giới vào những năm thuộc thập niên 1960-1970, và hiện nay một số nước có

mức lạm phát cao vẫn còn sử dụng.
 Ưu điểm:
Tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính quy về cùng một đơn vị tiền tệ theo
sức mua tại cùng một thời điểm xem xét, do đó giúp tăng khả năng so sánh được
báo cáo tài chính giữa các công ty với nhau. Các kỹ thuật áp dụng để lập báo
cáo tài chính theo mức giá chung tương đối dễ dàng. Đồng thời, kế toán theo
mức giá chung cung cấp thông tin hữu ích cho người quản lý: các khoản mục
lãi/lỗ của khoản mục tiền tệ phản ánh cách thức mà người quản lý đối phó với
lạm phát, các khoản mục phi tiền tệ được điều chỉnh theo sức mua của đồng tiền
phản ánh doanh nghiệp cần có nguồn lực tương ứng để tái tạo chúng và lợi
nhuận đã loại trừ ảnh hưởng của biến động giá sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh
giá khả năng tạo ra lợi nhuận chính xác hơn.
 Nhược điểm:
Việc dùng một chỉ số để điều chỉnh là không phù hợp vì các tài sản khác nhau có
mức độ lạm phát khác nhau, cũng như các ngành khác nhau chịu ảnh hưởng của lạm


23

phát cũng khác nhau. Mặt khác, việc phân loại khoản mục là tiền tệ và phi tiền tệ
đôi khi gặp khó khăn.
1.1.7

Kế toán giá hiện hành

Kế toán giá hiện hành dùng giá hiện hành hay còn gọi là giá thay thế để lập báo
cáo tài chính và xác định lợi nhuận.
 Ưu điểm:
Việc lập báo cáo tài chính dựa trên giá đầu ra giúp cho nhà quản lý xác định được
lãi từ hoạt động kinh doanh, lãi/lỗ do nắm giữ đã thực hiện và lãi/lỗ do nắm giữ

chưa thực hiện.
 Nhược điểm:
Đối với các tài sản dài hạn như máy móc, chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh nên việc tăng giá của các tài sản này không có ý nghĩa gì đối với doanh
nghiệp. Mặt khác, có một số tài sản không phải lúc nào cũng có thị trường để xác
định giá trị của chúng.
1.1.8

Kế toán giá đầu ra

Kế toán giá đầu ra dựa trên giá bán trên thị trường để đo lường và đánh giá tình
hình tài chính cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
 Ưu điểm:
Kế toán giá đầu ra do dựa trên giá thị trường nên thích hợp với tất cả các đối tượng
trong việc ra quyết định.
 Nhược điểm:
Kế toán giá đầu ra sử dụng tiền đề định giá trong trao đổi để định giá. Trong khi,
một bộ phận tài sản của doanh nghiệp là sử dụng để hoạt động. Kế toán giá đầu ra là
tiền đề ra đời một loại giá mới “giá hợp lý”. Giấc mơ của các nhà kinh tế là giá trị
hợp lý của tài sản trừ đi giá trị hợp lý của nợ phải trả sẽ bằng với giá trị hiện hành
của vốn chủ sở hữu nếu như vốn chủ sở hữu được bán trong thị trường mở. Nhưng
đây vẫn chỉ là giấc mơ không bao giờ trở thành sự thật bởi lẽ không phải dễ dàng gì
ước tính được giá trị hợp lý cho tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính. Bên
cạnh đó, một số khoản mục như chi phí nghiên cứu phát triển, kỹ năng của người


24

lao động, danh mục khách hàng… gọi chung là tài sản vô hình của công ty thì vẫn
chưa có một mô hình định giá nào giải quyết triệt để. Mặc dù, giá trị tài sản vô hình

trên đóng góp rất lớn vào việc tạo ra lợi nhuận công ty và chỉ được định giá khi
công ty được bán. Dẫu vậy, sự ra đời của giá trị hợp lý đã mở ra hướng phát triển
mới trong hệ thống định giá của kế toán.
1.4.

Sự hình thành giá trị hợp lý

1.2.3.

Sự hình thành kế toán giá trị hợp lý

Giá trị hợp lý là một vấn đề nổi bật trong thời gian gần đây. Nó trở thành tiêu
chuẩn đo lường trên báo cáo tài chính (BCTC), đặc biệt cho các khoản mục là
tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính. Theo nghiên cứu của Omiros Georgiou
và Lisa Jack (2011)1 sự hình thành kế toán giá trị hợp lý có thể chia làm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1850-1970: Giai đoạn tự phát của giá thị trường
Trước đây, vấn đề định giá trong kế toán quy định rất lỏng lẻo nhưng sau đại
khủng hoảng, giá gốc giữ một vai trò thống trị trong kế toán ở Mỹ vì người ta tin
rằng nó sẽ hạn chế các công ty thổi phồng tài sản. Giá thị trường được bàn đến
trong các nghiên cứu dưới các hình thức giá trị thuần có thể thực hiện, giá hiện
hành, giá đầu ra…
Giai đoạn 1970-1990: Giai đoạn chính thức hình thành giá trị hợp lý
Thời kỳ đầu của giai đoạn này, lạm phát khiến giá thị trường quan tâm. Một
trong giá thị trường được nhắc đến là giá hiện hành được hạch toán để đối phó
với lạm phát.
Đến những năm 1970, một trong những báo cáo kế toán đầu tiên của Hoa Kỳ đề
cập đến sử dụng giá trị hợp lý như là tiêu chuẩn trong đo lường là APB
(Acounting Principles Board) 18. APB 18 trình bày báo cáo tài chính hạch toán
và đo lường các khoản lỗ đầu tư như là yêu cầu ghi nhận khoản lỗ này nếu như

giá trị hợp lý của khoản đầu tư sụt giảm xuống thấp hơn giá trị ghi sổ. Đầu năm

1

Omiros Georgiou và Lisa Jack, 2011. In pursuit of legitimacy: a history behind fair value accounting, 251326 pp.


25

1973, APB 29 “kế toán các giao dịch phi tiền tệ” đã đưa ra triển vọng trình bày
giá trị hợp lý cho những giao dịch phi tiền tệ. Cuối những thập niên 1970, FAS
15 “kế toán dành cho chủ nợ và khách nợ để tái cấu trúc nợ xấu” đã đưa ra khái
niệm giá trị hợp lý.
Sang đến thập niên 1980, đo lường giá trị hợp lý cũng được trình bày trong kế
toán các quỹ. Chuẩn mực kế toán quốc tế trong thời gian này cũng ban hành
nhiều chuẩn mực có đề cập đến giá trị hợp lý như: IAS 16 “Bất động sản, nhà
xưởng và máy móc thiết bị”, IAS 17 “thuê tài sản”…
Giai đoạn 1990–2005: Giai đoạn phát triển của giá trị hợp lý

2

Trong suốt thập niên 1990, chứng kiến sự bùng nổ của thương mại internet toàn
cầu, quá trình hợp nhất doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Tại Hoa kỳ, APB 16
“Hợp nhất kinh doanh” được cập nhật để ghi nhận lợi thế thương mại trong quá
trình hợp nhất cho những tài sản vô hình. Năm 1991, FAS 107 “công bố giá trị
hợp lý cho công cụ phái sinh” yêu cầu công bố giá trị hợp lý của các công cụ
phái sinh. Năm 1999, FAS 115 “kế toán cho chứng khoán nợ và chứng khoán
vốn”, yêu cầu giá trị hợp lý là tiêu chuẩn đo lường cho nhiều loại chứng khoán
nợ và chứng khoán vốn.
Năm 2000, FAS giới thiệu FAS 133 “kế toán công cụ phái sinh và bảo hiểm rủi

ro” yêu cầu ghi nhận các công cụ phái sinh theo giá trị hợp lý. Với sự gia tăng
của nền kinh tế toàn cầu và ngày càng tăng các doanh nghiệp xuyên quốc gia,
nhà đầu tư và người sử dụng khác đòi hỏi có bộ tiêu chuẩn chung cho thông tin
tài chính. Ngày 29/6/2001 Ủy ban chuẩn mực kế toán Hoa kỳ (FASB) phát hành
FAS 141 “Hợp nhất kinh doanh”–tiêu chuẩn đầu tiên của FASB về hợp nhất
kinh doanh yêu cầu: "Một tài sản cố định vô hình được ghi nhận như một tài sản
trừ lợi thế thương mại phát sinh từ giao dịch hoặc bản quyền; nếu không phát
sinh từ giao dịch thì tài sản cố định vô hình được ghi nhận như một tài sản chỉ
khi nó có khả năng được bán, chuyển nhượng, cấp giấy phép, cho thuê hoặc trao
đổi.”
2

Mark L.Zyla, 2010. Fair value measurements, Practical guidance and implementation, 2-8 pp


×