Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
--------------
Trần đăng kiên
đặc điểm ngôn ngữ trong
Trờng ca mặt đờng khát vọng
Của nguyễn khoa điềm
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
MÃ số: 60.22.01
Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.ts. hà quang năng
Vinh - 2010
Li cm n
Lun vn ny c hon thành, ngồi sự nổ lực của bản thân, cịn
nhờ vào sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của nhiều người
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hà Quang Năng
(Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)- người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tơi hoàn thành tốt đề tài.
1
Tơi xin tỏ lịng biết ơn tổ Ngơn ngữ, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn và
Văn phòng khoa Sau Đại học trường Đại học Vinh đã tạo nhiều điều kiện
tốt cho tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Ngữ văn trường THPT Hà Huy Tập
- Hà Tĩnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong q trình học tập
Tơi xin cảm ơn cán bộ thư viện Quốc gia, thư viện Đại học Vinh, thư
viện tỉnh Hà Tĩnh, thư viện Trường THPT Hà Huy Tập đã cung cấp tài liệu,
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tạo điều
kiện cho tôi gặp gỡ, trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã đồng cảm,
chia sẻ với việc học tập và nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Trần Đăng Kiên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5
6. Đóng góp của luận văn................................................................................5
7. Bố cục của luận văn.....................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU.....7
1.1. Khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ................................................................7
1.1.1. Khái niệm thơ........................................................................................7
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ......................................................................12
1.2. Khái niệm trường ca...............................................................................20
1.3. Trường ca Mặt đường khát vọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Khoa Điềm.....................................................................................................23
1.3.1. Vài nét về tiểu sử.................................................................................23
1.3.2.Quá trình sáng tác.................................................................................24
1.3.3. Trường ca Mặt đường khát vọng.........................................................26
1.4. Tiểu kết...................................................................................................27
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ, VẦN THƠ, NHỊP THƠ TRONG
TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG.............................................28
2.1. Đặc điểm thể thơ trong trường ca Mặt đường khát vọng........................28
2.1.1. Sự xuất hiện của những dòng thơ ngắn...............................................30
2.1.2. Tần số xuất hiện của những dòng thơ vừa...........................................35
2.1.3. Tần số xuất hiện của những dòng thơ dài............................................36
2.1.4. Tần số xuất hiện của những dịng thơ giống văn xi.........................39
2.2. Đặc điểm vần thơ trong trường ca Mặt đường khát vọng.......................40
2.2.1. Khái niệm vần trong thơ......................................................................40
2.2.2. Vần trong trường ca Mặt đường khát vọng xét ở vị trí gieo vần.............43
2.2.3. Vần trong trường ca Mặt đường khát vọng xét ở mức độ hòa âm..........47
2.2.4. Vần trong trường ca Mặt đường khát vọng xét theo sự biến thiên của
thanh điệu.......................................................................................................51
2.3. Đặc điểm nhịp thơ trong trường ca Mặt đường khát vọng.....................53
2.3.1. Khái niệm về nhịp điệu........................................................................53
2.3.2. Nhịp điệu trong trường ca Mặt đường khát vọng................................55
2.4. Tiểu kết...................................................................................................64
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NỔI BẬT,
CÁCH TỔ CHỨC VĂN BẢN TRONG TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG
KHÁT VỌNG................................................................................................65
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa các lớp từ sử dụng trong trường ca Mặt đường khát
vọng................................................................................................................65
3.1.1. Lớp từ chỉ địa danh..............................................................................65
3.1.2. Lớp từ chỉ tên người............................................................................69
3.1.3. Lớp từ chỉ không gian..........................................................................72
3.1.4. Lớp từ chỉ thời gian............................................................................79
3.2. Chất liệu ngôn ngữ - văn hóa dân gian trong trường ca Mặt đường khát vọng...85
3.2.1. Dùng phong tục - truyền thống để nói về nguồn gốc Đất Nước..........87
3.2.2. Dùng ca dao - dân ca, truyền thuyết để lí giải Đất Nước là gì............88
3.2.3. Dùng danh lam - thắng cảnh để định danh chủ thể Đất Nước.............88
3.2.4. Dùng thành ngữ, tục ngữ để ca ngợi truyền thống yêu Đất Nước...............89
3.2.5. Dùng cổ tích để khẳng định chân lí sống- cịn của Đất Nước.............89
3.3. Một số phương tiện, biện pháp tu từ nổi bật trong trường ca Mặt đường
khát vọng........................................................................................................90
3.3.1. Điệp ngữ..............................................................................................90
3.3.2. So sánh.................................................................................................97
3.3.3. Chấm lửng tu từ.................................................................................102
3.4. Đặc điểm tổ chức văn bản trong trường ca Mặt đường khát vọng.............104
3.4.1. Đặc điểm về tiêu đề...........................................................................104
3.4.2. Đặc điểm dòng thơ, câu thơ...............................................................105
3.4.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ..........................................................108
3.5. Tiểu kết.................................................................................................109
KẾT LUẬN.................................................................................................111
TƯ LIỆU KHẢO SÁT...............................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................113
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Theo định nghĩa hiện nay, trường ca là một tác phẩm thơ có dung
lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình. Từ thời cổ đại đến nay,
trường ca luôn chiếm một vị trí trang trọng trong nền văn học của dân tộc
cũng như văn học thế giới. Đã có nhiều cuộc tranh luận về tên gọi của
trường ca, về những đặc điểm của thể loại trường ca hiện đại, về vị trí, vai
trị của nó trong hệ thống các thể loại thơ ca nói riêng và trong hệ thống các
thể loại văn học nói chung. Điều đó, chứng tỏ thể loại văn học này luôn dành
được sự quan tâm, chú ý của giới nghiên cứu.
1.2. Nguyễn Khoa Điềm là một trong số ít nhà thơ tiêu biểu, trưởng
thành trong kháng chiến chống Mĩ, có đóng góp lớn cho văn học hiện đại
Việt Nam. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu thơ ông luôn là vấn đề có ý nghĩa
và hấp dẫn đối với những ai quan tâm đến văn học và ngôn ngữ. Tuy nhiên,
từ trước đến nay việc nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm nói chung và
trường ca Mặt đường khát vọng nói riêng chủ yếu tập trung vào bình diện
văn học, cịn góc độ ngơn ngữ hầu như chưa được khảo sát và nghiên cứu
thỏa đáng.
1.3. Mặt khác, Nguyễn Khoa Điềm là một trong số nhà thơ có nhiều tác
phẩm được đưa vào dạy - học trong nhà trường của nhiều bậc học khác nhau.
Thơ ông hấp dẫn bạn đọc nhiều thế hệ bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn
và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam.
Trường ca Mặt đường khát vọng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách đó. Vì
vậy, nghiên cứu ngơn ngữ trong trường ca này sẽ là một vấn đề có ý nghĩa
thiết thực giúp cho việc dạy - học thơ Nguyễn Khoa Điềm tốt hơn.
2
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, thơ Nguyễn Khoa Điềm nói chung và trường ca Mặt
đường khát vọng nói riêng mới chỉ được nghiên cứu mang tính tự phát, số
lượng cịn chừng mực và chưa mang tính hệ thống. Mặt khác, các nghiên
cứu cũng chỉ thiên về khám phá góc độ văn học, cịn khía cạnh ngơn ngữ coi
như cịn bỏ ngõ. Có thể kể ra đây một số ý kiến tiêu biểu như sau:
Phan Thị Hương Giang trong Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa
Điềm, đã khái quát:
Cũng như nhiều nhà thơ trong cuộc chiến tranh chống Mĩ khác,
Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cái tôi trữ tình mang trong mình một
trách nhiệm cơng dân cao cả, với ý thức lớn lao của cả thế hệ trong chiến
tranh. Cái tơi ở đây hịa chung với cái ta ln nhận ra trách nhiệm của
mình trong dịng chảy của đất nước. những cái tôi ấy lại là một cái tơi riêng
biệt, có cá tính, khơng thể nhịe lẫn, nó phản ánh phong cách, cá tính sáng
tạo độc đáo của nhà thơ [25, 110].
Nguyễn Quang Thiều (chủ biên), Nguyễn Quyến, Trần Thanh Hà
trong Tác giả nói về tác phẩm, có nhận xét:
Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn
hóa dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự dobao giờ cũng
phảng phất phong vị của ca dao tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân
gian thấm đẫm vào từng từ. Những hình ảnh bình thường của cuộc sống hện
thực, thường nhật được đặt cạnh những hình tượng thần thoại, truyền thuyết
khiến cho tác phẩm vừa mang vẻ gần gủi lại vừa có khơng khí thiêng liêng
của một nền văn hóa ngàn năm [52, 255].
Riêng về trường ca Mặt đường khát vọng, các bài nghiên cứu hầu như
chỉ tập trung vào chương 5- chương Đất nước.
3
Lại Nguyên Ân trong Văn học và phê bình, từng đánh giá:
Khơng phải ngẫu nhiên mà những gì gọi là đặc sắc nhất của Mặt
đường khát vọng lại tụ vào một chương mang tiêu đề Đất nước. Bao nhiêu
“định nghĩa” được đặt ra. Từ kỉ niệm riêng- Đất là nơi anh dến trường,
Nước là nơi em tắm, Đất nước là nơi ta hò hẹn…Từ truyền thuyết –Đất là nơi
chim về, Nước là nơi Rồng ở, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Đẻ ra đồng bào ta
trong bọc trứng…Từ muôn vàn dấu hiệu tưởng như không bao giờ kể hết,
tưởng kể mấy cũng khơng đủ. Chính cảm giác về cái nhiều tưởng như vơ tận
trong những cách hình dung về đất nước là nguồn cảm hứng trữ tình chính
luận của Nguyễn Khoa Điềm trong Mặt đường khát vọng.[ dẫn theo 62, 79 ].
Lê Bảo trong Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thôngnhững con đường khám phá, từng viết:
Khúc giao hưởng, dịng sơng, cái nhìn huyền thoại là con đường đến
với đất nước tình yêu trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ở cả chương V nói riêng
và Mặt đường khát vọng nói chung. Cái bề thế của một nền văn hiến bốn
nghìn năm mà nhà thơ tiếp nhận được đã biến thành một dịng chảy tâm
hồn. Dịng chảy ấy có tiếng róc rách của con suối khởi ngun, có xơn xao
của một dịng sơng, có cả cái ào ạt của những con sóng biển dâng trào.[ dẫn
theo 62, 80-81 ].
Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi,
cho rằng:
Câu thơ ( Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi) thốt ra như một lời nói
bình thường, nhưng lời nói đó là một chân lí .Và để chân lí đó giản dị như
một lời nói tự nhiên thốt ra thì đất nước đã phải được tạo dựng qua bao đời
người, qua bao thăng trầm lịch sử, qua bao biến thiên thời gian…Nhà thơ
đưa lại cho người đọc mọt sự cảm nhận và một sự thức nhận mới về đất
nước nhờ anh đã thực sự đã biết yêu biết hiểu dân tộc mình. Những điều đã
quen thuộc, những chân lí đã hiển nhiên bổng sáng lên giá trị vĩnh hằng của
4
sức sống, sức trường cửu của dân tộc trên số phận mỗi người dân vô danh
trên lớp lớp thời gian trơi.[dẫn theo 62, 79].
Trần Đình Sử trong Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam, phần văn
học hiện đại, cũng nhận xét :
Nguyễn Khoa Điềm cũng như một số nhà thơ hàng đầu của thế hệ,
ông đã cảm nhận sâu sắc thời điểm lịch sử trang nghiêm, nên đã để tâm
huyết vào chủ đề lớn của thơ ca là đất nước. Và tất nhiên để phù hợp với nội
dung phong phú, rộng lớn đó phải có một hình thức lớn, có nội dung lớn là
trường ca. Cho nên nhiều trường ca đã ra đời trong giai đoạn văn học này
mà nổi tiếng hơn cả là ba trường ca Những người đi tới biển của Thanh
Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Mặt đường khát vọng của
Nguyễn Khoa Điềm [dẫn theo 62, 80 ].
Điểm qua một số bài viết và cơng trình nghiên cứu về thơ Nguyễn
khoa Điềm nói chung và trường ca Mặt đường khát vọng nói chung, chúng
tơi thấy rằng các ý kiến đều chú tâm vào việc nhận xét, đánh giá về nội dung
tư tưởng của tác phẩm, hoặc có đề cập một vài nét đặc sắc nghệ thuật của
một chương. Điều đó cũng có nghĩa là chưa có một cơng trình hay một
chun luận nào đi vào khái quát, mô tả những đặc điểm ngôn ngữ nghệ
thuật của trường ca Mặt đường khát vọng. Ở luận văn này, trên cơ sở kế thừa
những gợi ý của những người đi trước, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát một
cách hệ thống những đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm trong
trường ca Mặt đường khát vọng. Qua đó, chúng tơi mong được làm sáng tỏ
đóng góp của nhà thơ về ngôn ngữ trường ca, cũng như mối quan hệ biện
chứng giữa nội dung và hình thức trong một tác phẩm văn học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bản trường ca Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu, khai thác cấu
trúc ngơn ngữ trường ca (tổ chức mơ hình, niêm luật, vần điệu, thanh điệu),
5
nghiên cứu khả năng biểu đạt, xây dựng hình tượng của ngôn ngữ trong
trường ca này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn này được thực hiện nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
4.1.Xác lập một khung lí thuyết liên quan đến việc nghiên cứu đặc
điểm ngôn ngữ của trường ca. Liên quan đến cơ sở lí thuyết là những khái
niệm về thơ, ngôn ngữ thơ, trường ca.
4.2. Khảo sát các đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp nhằm xác định các
tiêu chí nhận diện và miêu tả cấu trúc thể loại thơ chủ yếu trong trường ca.
4.3. Tìm hiểu đặc điểm từ ngữ, các biện pháp tu từ nổi bật, cách tổ
chức văn bản của trường ca
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập, thống kê, xử lí tư liệu để tìm
hiểu đặc điểm hình thức, đặc trưng nội dung của trường ca. Để đạt mục đích
đề ra, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, định lượng: thống kê thể thơ trong trường ca
(theo số chữ), các biểu hiện gieo vần, ngắt nhịp, các lớp từ, các biện pháp tu từ…
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ dụng để phân tích cách thể
hiện ý nghĩa của các đơn vị từ vựng, tìm hiểu quan hệ giữa nội dung với ngữ
cảnh để xác định các quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị trong trường từ
vựng – ngữ nghĩa.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu được xác sử dụng để xác lập các
tầng nghĩa do các đơn vị ngơn ngữ biểu thị.
6. Đóng góp của luận văn
Về lí luận, kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đặc điểm ngôn
ngữ của trường ca nói chung và trường ca Mặt đường khát vọng nói riêng về
phương diện hình thức cũng như phương diện sử dụng, tổ chức các đơn vị
6
ngơn ngữ. Qua đó, có thể hiểu rõ hoạt động hành chức, nội dung ý nghĩa các
cấp độ ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp những cứ liệu vào việc nghiên cứu ngơn
ngữ văn học chung, đặc biệt là góc độ ngơn ngữ trường ca từ cách tiếp cận
ngôn ngữ học, hướng tới cách phân tích ngữ nghĩa của các cấp độ ngơn ngữ
trong một tác phẩm văn học.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và định hướng nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm thể thơ, vần, nhịp trong trường ca Mặt Đường
khát vọng
Chương 3. Đặc điểm từ ngữ, các biện pháp tu từ nổi bật, cách tổ chức
văn bản trong trường ca Mặt đường khát vọng
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ
1.1.1. Khái niệm thơ
Thơ là hiện tượng tượng độc đáo của văn học ở cơ chế vận hành bộ máy
ngơn ngữ của nó. Từ thời cổ đại, các học giả vĩ đại như Aritxtốt, Điđơrơ, sau đó
đến Lý Bạch, Đỗ Phủ, Mạnh Hạo Nhiên, N.G.Tsecnưsepxki…bàn đến những
vấn đề của thơ ca. Aritxtốt trong cuốn Nghệ thuật thơ ca gọi tất cả loại hình
thơ ca (sử thi, bi kịch, hài kịch, tửu thi) là các nghệ thuật mô phỏng hay là sự
mô phỏng. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là tác phẩm thơ ca chỉ đơn giản là
sự tái hiện bản thân hiện thực bằng các hình tượng được tạo nên bởi các
phương tiện ngơn ngữ- tức là tái hiện những cái đã xảy ra trong chính hiện
thực. Hình tượng thơ ca khơng cần phải là bản sao của một hình tượng duy
nhất nào đó trong hiện thực, mà phải là sự sáng tạo của nhà thơ, tương ứng
với điều Aritxtốt đã nói trong định nghĩa về đối tượng thơ ca: Nhiệm vụ của
nhà thơ khơng phải nói điều đã xảy ra. Ở Việt Nam cũng có các học giả Ngơ
Thì Nhậm, Nguyễn Trãi, Lê Q Đơn…có những quan niệm về thơ. Chẳng
hạn, Lê Q Đơn (1726-1784) có những chun mục bàn về thơ (như mục
Văn nghệ gồm 48 điều trong bộ Vân đài loại ngữ). Các ý kiến bàn về thơ
nhiều hơn cả là nằm trong các bài Đề từ, Tựa, Bạt, Bình…các hợp tuyển thơ
(như Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập, Toàn Việt thi lục), nhất là tập thơ
của các nhà nho [60, 9 - 10]. Trong số đó, có tác giả thiên về tình, có tác giả
thiên về ý, có tác giả bàn về cả tình và ý trong thơ.
Bạch Cư Dị (đời Đường, Trung Quốc) qua thư gửi Nguyễn Chẩn đã
viết: Cái gọi là thơ thì cảm hóa nhân tâm khơng gì bằng tình cảm. Khơng
thể bắt đầu bằng gì khác ngồi ngơn ngữ. Khơng gì thân thiết bằng âm
thanh. Khơng gì sâu sắc bằng nghĩa ý. Gốc của thơ là tình cảm. Lá của thơ
8
là ngôn ngữ, Hoa của thơ là âm thanh. Quả của thơ là nghĩa lý (Văn nghệ,
số 5, ngày 10-12-1994).
Ở thời hiện đại cũng có nhiều quan niệm khác nhau về thơ. Trong số
đó phải nói đến quan niệm về thơ của các nhà thơ, quan niệm về thơ của các
nhà phê bình lí luận và quan niệm về thơ của các nhà nghiên cứu thi pháp
học và theo cách nhìn của nhà ngơn ngữ học.
* Quan niệm về thơ của các nhà thơ:
Bàn theo góc độ cảm hứng sáng tác, các nhà thơ có quan niệm về thơ
như sau:
Nhà thơ Tố Hữu trong một lần trả lời phỏng vẫn Lê Thọ Bình đã nói
rất ngắn gọn: Thơ là cảm hứng.cảm hứng thì nên ghi lại.
Theo phần trích dẫn của Mã Giang Lân trong [ 35, 17-18] thì: Lưu
Trọng Lư cho rằng: thơ là sự sống tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc
sống. Thanh Tịnh cũng nghĩ: thơ là tinh hoa, là thể chất cơ đọng của trí tuệ
và tình cảm. Tố Hữu quan niệm: Thơ biểu hiện tinh chất của cuộc sống, thơ
là cái nhụy của cuộc sống, Thơ là tiếng nói tri âm, Thơ là chuyện đồng điệu.
Sóng Hồng trong bài tựa tập thơ của mình đã viết: thơ là biểu hiện cuộc
sống một cách cao đẹp. Có thể nói, các quan niệm của các nhà thơ này đều
theo hướng thơ gắn liền với đời.
Theo Lê Quang Đức trong bài Chế Lan Viên - tháp Bayon bốn mặt là
ơng? thì Chế Lan Viên là một trong những người suy tư và viết về lao động
thơ nhiều nhất, ơng thể hiện tất cả điều đó thành thơ:
Thơ, thơ đong từng ngao như tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời
Trong bài viết Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ thơ Việt
đương đại, Trần Ngọc Hiếu đã viết: …họ định nghĩa làm thơ tức là làm chữ,
hay cụ thể hơn làm thơ tức là làm tiếng Việt (Trần Dần), nhà thơ chính là kẻ
9
phu chữ (Lê Đạt). Thơ cổ lai đặt ở tứ lạ, lời hay, hình ảnh đẹp, âm điệu ru
hồn. Tơi giản dị đồng nhất thơ và chữ. (Trần Dần).
Còn nhà thơ Hồng Nhuận Cầm thì cho rằng: Thơ ca cũng như tình
u, khơng ép buộc được đâu, khi gọi nó khơng đến nhưng khi đuổi nó
khơng đi. Bằng kinh nghiệm là thơ riêng của mình, tơi thấy những bài thơ
hay lại ra đời trong hoàn cảnh chẳng thơ chút nào.
* Quan niệm về thơ của các nhà lí luận phê bình:
Phạm Quang Trung khẳng định: Thơ là tình nhưng là tình khơng tách
rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng khơng thể làm nên những vần
thơ tuyệt bút. Lê Hữu Trác xác định: Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa mới hay.
Khơng phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có
giá trị [60, 63]. Cịn Mã Giang Lân thì định nghĩa: Thơ là một thơng báo
thẫm mĩ trong đó kết hợp bốn yếu tố: Ý – Tình – Hình – Nhạc [35, 19].
*Quan niệm về thơ của các nhà nghiên cứu thi pháp học:
Các nhà nghiên cứu theo hướng thi pháp học có những quan niệm
khác nhau về thơ và bàn đến những vấn đề về thơ.
Theo R.Jakobson thì chức năng thi ca đem ngun lí tương đương của
trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp
Trên thế giới, Liên Xô cũ là nơi thi pháp học đạt được nhiều thành tựu
đáng kể gắn với các tên tuổi tiêu biểu như A.N. Vexêlốpxki, V.Ia.Prốp,
M.M. Bakhtin, V.v.Vinôgrađốp, M.B.Khrapchencô, N.L. Crápxốp…
Ở Việt Nam có một số tác giả bàn về thơ theo hướng thi pháp học là:
Đỗ Đức Hiểu, Phan Xuân Kính, Phan Thị Đào…
* Quan niệm về thơ theo cách nhìn của các nhà ngơn ngữ học:
Có một số nhà ngữ học nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ thơ tiêu biểu như:
R.Jacobson, Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc
Chừ, Bùi Công Hùng…
10
Phan Ngọc trong bài Thơ là gì? viết: Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ
hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy
nghĩ do chính hình thức tổ chức ngơn ngữ này [41, 23].
Theo Hữu Đạt trong [20, 25] thì : Thơ là một thể loại văn học được
trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ chức ngơn
ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh
cuộc sống tập trung và khái quát nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ
thuật.
Trong [20, 58-63], Hữu Đạt khẳng định: Nói tới thơ ca là chúng ta
đụng chạm tới một loạt văn bản có tính hình thức khá đặc biệt. Đặc điểm đó
khơng chỉ được thể hiện ở việc sử dụng các đơn vị từ ngữ, cú pháp mà còn ở
sự hoạt động của mỗi loại đơn vị ngôn ngữ trong khi thực hiện các chức
năng của mình. Ở loại văn bản này, có nhà nghiên cứu nhận xét, ngơn ngữ
khơng chỉ là cái để nói về đối tượng mà cịn là cái để nói về chính mình. Nói
một cách khác, ngơn ngữ không chỉ là công cụ nhận thức đối tượng mà cịn
là cơng cụ nhận thức của cơng cụ nhận thức. Thơ là loại văn bản nghệ thuật
có tổ chức ngơn ngữ bằng cách lắp ghép các mảng cảm xúc và hình tượng,
có tính bất ngờ, khó dự đốn trước, ít có độ lặp về mơ hình kiến trúc và ít
xảy ra hiện tượng biến dạng.
Bùi Cơng Hùng trong Góp phần tìm hiểu về nghệ thuật thơ ca, khẳng
định thơ quan trọng về vần điệu, trong đó điệu chính là cách tổ chức, hịa
phối ngữ âm.
Như vậy, có thể nói, có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu về thơ.
Tùy theo mức độ mà mỗi người định nghĩa về thơ theo mỗi cách khác nhau,
nhấn mạnh vào các nội dung khác nhau như: chất họa, chất nhạc, cảm xúc
của thơ, thơ là cốt lõi của cuộc sống, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình
cảm, là tiếng nói tri âm, là chuyện đồng điệu, là cách tổ chức ngôn ngữ, có
giá trị phổ quát, chứa đựng nhiều ý nghĩa, là văn bản được tổ chức bằng nhịp
11
điệu của ngơn từ; có người thì chú trọng vào hiện thực trong thơ, năng lực
cảm thụ là yếu tố quyết định của thơ; thơ cốt ở ý, thơ phải có ích cho tư
tưởng và phải mới lạ cho cảm xúc, thơ phải đem đến sự hy vọng…Trong số
các định nghĩa về thơ cũng có những định nghĩa mang tính chung chung,
khái qt có lẽ là vì những định nghĩa đó được nên ra theo cảm nhận hoặc
do người nêu định nghĩa mới chỉ nghiên cứu ở những bước đầu. Tựu trung
lại, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thơ nhưng có thể thấy 3 khuynh
hướng chính. Thứ nhất là định nghĩa thiên về mặt hình thức của thơ, khơng
nhắc đến mặt nội dung hoặc chỉ nói lướt qua mặt nội dung. Thứ hai là những
định nghĩa thơ thiên về mặt nội dung của thơ, không xem xét hoặc khơng
chú ý đến mặt hình thức thơ. Thứ ba là những định nghĩa chú ý đến cả hai
mặt nội dung và hình thức của thơ. Theo chúng tơi, khuynh hướng thứ nhất
và khuynh hướng thứ hai đều chưa được vì nếu thơ chỉ q chú trọng đến
hình thức mà khơng đạt được về mặt nội dung thì có thể là thơ dở hoặc
khơng có thơ. Chẳng hạn như có một số người hiện nay làm thơ theo kiểu
đầy những con số hoặc ngơn từ mang tính sáo rỗng, làm xiếc với ngơn từ
nhưng khơng đạt về mặt nội dung thì chỉ tạo ra những sản phẩm giả thơ,
không đạt đến cái chân – thiện – mỹ. Nhưng mặt khác, cũng lại phải thấy
rằng, nếu thơ chỉ thiên về mặt nội dung, khơng đảm bảo những yếu tố nhất
định về hình thức thì có thể tạo ra thứ thơ trùng lặp với thể loại vốn được
mọi người coi là “văn xuôi”, thậm chí có thể tạo ra một sản phẩm khơng có
gì để gọi là thơ hay văn xi cả. Vì vậy, chúng tôi ủng hộ khuynh hướng thứ
ba - khuynh hướng coi thơ là phải đảm bảo cả về mặt nội dung và hình thức.
Hình thức của thơ phải đạt đến độ tương xứng để người ta có thể nhận biết,
phân biệt thơ với các thể loại không phải là thơ. Đồng thời, hình thức đó
phải đạt đến mức truyền tải được nội dung, “nghĩa lý” của thơ. Thơ phải
đảm bảo được sự tương xứng về cả hình thức và nội dung thơ- hai mặt này
không thể thiếu trong thơ, ln có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau theo tính chất
12
tương tác hai chiều. Dựa trên cơ sở lựa chọn khuynh hướng thứ ba trong
cách hiểu về thơ như vậy, chúng tôi thấy định nghĩa về thơ của Bạch Cư Dị
và định nghĩa của Mã Giang Lân nói trên về cơ bản là hợp lí nhất. Cách hiểu
đó là cơ sở để chúng tơi có thể tiến hành tìm hiểu các đặc điểm khác của
thơ.
1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ thơ
Thơ là thể loại thuộc về sáng tác văn học nghệ thuật, chính vì vậy,
ngơn ngữ thơ trước hết phải là ngơn ngữ văn học, có nghĩa là ngơn ngữ thơ
phải mang đầy đủ những thuộc tính như: tính chính xác, tính hàm súc, tính
đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm. Tuy nhiên, không phải lúc nào các
đặc điểm này cũng biểu hiện giống nhau, mà tùy thuộc vào mỗi loại tác
phẩm chúng được biểu hiện bằng những sắc thái và mức độ khác nhau.
Đồng thời mỗi tác phẩm thoe thể loại lại có những đặc trưng ngơn ngữ riêng.
So với ngơn ngữ văn xi, ngơn ngữ thơ có những đặc trưng riêng. Điểm nổi
bật của thơ ca là ở chỗ chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để
biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội
cũng như tâm tư, tình cảm của cá nhân con người. Đúng như Phan Ngọc đã
nhận định: Thơ là một thể loại có hình thức ngơn ngữ qi đản [41, 30].
Như vậy, ngơn ngữ thơ khác với lời nói thường và khác với ngơn ngữ văn
xi ở cấu trúc của nó, lời thơ ít nhưng cảm xúc và ý nghĩa hết sức phong
phú, giàu sức gợi cảm. Vì thế ngơn ngữ thơ mang tính hình tượng rất rõ nét.
Xét ở phạm vi thể loại ngôn ngữ thơ được hiểu là một chùm đặc trưng
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hóa, khái qt hố, hiện thực
khách quan theo một cách tổ chức riêng của thơ ca.
Từ trước đến nay, trong các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ thơ,
các tác giả đã dựa vào nguyên lí của F.de Saussure về sự hoạt đọng của ngôn
ngữ theo quan hệ hệ hình và theo quan hệ cú đoạn để đưa ra hai cơ chế của
hoạt động ngôn ngữ thơ là cơ chế lựa chọn và cơ chế kết hợp. Tác giả
13
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng cơ chế lựa chọn dựa trên một khả năng của
ngôn ngữ là các đơn vị ngơn ngữ có thể ln phiên cho nhau vào tính tương
đồng của chúng [8, 16]. Thao tác kết hợp lại dựa trên khả năng khác của
hành động ngơn ngữ đó là các yếu tố ngơn ngữ có thể đặt cạnh nhau nhờ
vào mối quan hệ tương cận giữa chúng [8, 24]. Cũng theo tác giả nếu như
văn xuôi làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp và trong văn xi lặp lại là
một điều tối kỵ thì ngược lại chính cái điều văn xi tối kỵ ấy lại là thủ pháp
làm việc của thơ: trong thơ, tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ lại
được dùng để xây dựng các thông báo.
Thao tác lựa chọn giúp cho nhà thơ có thể lựa chọn một đơn vị trong
một loạt đơn vị có giá trị tương đương, có thể thay thế cho nhau trên trục
dọc, sau khi đã lựa chọn thì thoa tác kết hợp lại cho phép người làm thơ thể
tạo ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo dựa trên những tiền đề vật chất mà
ngôn ngữ dân tộc cho phép.
Để tìm ra những đặc trưng của ngơn ngữ thơ, chúng ta sẽ dựa vào ba
bình diện cơ bản đó là: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp.
1.1.2.1. Bình diện ngữ âm
Hình thức ngữ âm trong thơ là yếu tố hết sức quan trọng. Các nhân tố
như: âm vận, điệp âm, điệp vần, khổ thơ thực sự là những nhân tố cơ bản
làm nên tính nhạc cho thơ. Đó cũng là các phương tiện nổi bật trên bình diện
ngữ âm để phân biệt thơ với văn xuôi. Sự phong phú về thanh điệu, số lượng
các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Việt đã góp phần khơng nhỏ tạo nên tính
nhạc cho thơ: khi trầm bổng du dương, khi ngân nga bay bổng, khi dồn dập,
thiết tha.
Khai thác tính nhạc trong thơ chúng tôi chú ý vào những mặt đới lập sau:
- Sự đối lập về trầm - bổng, khép - mở giữa các nguyên âm.
- Sự đối lập vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô
thanh trong các phụ âm cuối.
14
- Sự đối lập bằng - trắc giữa các thanh điệu.
Cùng với sự đối lập, vần điệu, nhịp điệu cũng góp phần quan trọng
trong việc tạo nên tính nhạc cho thơ ca. Vì rằng các yếu tố ngữ âm này vừa
là cơ sở vừa là chất liệu cho sự hòa âm của ngôn ngữ thơ ca. Giáo sư Dương
Viết Á cho rằng: ngơn ngữ có trước âm nhạc, âm nhạc từ ngôn ngữ mà ra.
Càng về sau chúng càng tách xa nhau để phát triển và cá biệt hóa. Nhưng
dù xa nhau bao nhiêu giữa chúng cũng có mối quan hệ rất căn bản [2, 25].
Như vậy, nhạc thơ là thứ nhạc khác với âm nhạc thông thường, nhạc
thơ được tạo thành bởi ba yếu tố chính: âm điệu, nhịp điệu, vần điệu. Tuy
nhiên, trong một tác phẩm vai trò các yếu tố này khơng hồn tồn giống
nhau, phụ thuộc vào bài thơ, thể thơ mà vai trò của một yếu tố nào đó nổi bật
hơn các yếu tố cịn lại. Trong bất kì bài thơ nào, vai trị của ba yếu tố này
càng lớn thì nhạc điệu của thi phẩm đó càng nổi bật, đồng thời ấn tượng ngữ
nghĩa càng phụ phụ thuộc hơn vào ấn tượng ngữ âm.
a. Âm điệu
Khái niệm âm điệu chỉ được xác lập trong thế tương quan với vần
điệu, nhịp điệu. Hiểu một cách đơn giản, âm điệu là sự hòa âm được tạo ra
từ sự luân phiên xuất hiện của các đơn vị âm thanh (tiếng) có những phẩm
chất ngữ âm tương đồng và dị biệt trong trục tuyến tính.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập cho nên tính đối lập am
tiết tiếng Việt đã quy định âm tiết tiếng Việt chứ không phải một đơn vị
nào khác đã tạo ra âm điệu trong thơ cách luật tiếng Việt. Sự tổng hòa các
mặt như: cường độ, trường độ, cao độ, âm sắc đã tạo nên phẩm chất ngữ âm
của tiếng Việt. Chính khác nhau giữa âm tiết này và âm tiết khác về trường
độ suy cho cùng là do sự chi phối của hồn cảnh phát ngơn hoặc do âm
lượng của nguyên âm mà có. Theo đó ta những âm tiết kết thúc bằng ngun
âm hay bán ngun âm thì có độ vang và có khả năng kéo dài trường độ lớn
hơn âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh.
15
Trong tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố căn bản chi phối phần vần của
âm tiết. Vì rằng thanh điệu là yếu tố thứ hai thể hiện tập trung nhất phẩm
chất của thi phẩm. Chính vì thế, nói đến cách hịa âm trong thơ Việt Nam
thực chất là nói sự hòa phối các thanh điệu, các cách kết hợp thanh theo một
kiểu nhất định nào đó. Thanh điệu là sự nâng cao hay hạ thấp giọng nói
trong mọi âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt võ âm thanh của từ và hình
vị. Vì thế, thanh điệu là đặc trưng của âm tiết trong khi ngữ điệu là đặc trưng
của âm, trọng âm là đặc trưng của từ. Trong tiếng Việt thanh điệu là yếu tố
siêu đoạn trùm toàn bộ âm tiết và là yếu tố cơ bản để tạo ra sự khác biệt về
phẩm chất ngữ âm giữa âm tiết này với âm tiết khác, cho nên nó là đối tượng
chính của âm điệu và được tìm hiểu trên hai bình diện là âm vực và đường
nét vận động .
-Theo âm vực ta có: các thanh âm vực cao gồm thanh không, thanh
sắc, thanh hỏi và các thanh có âm vực thấp gồm thanh huyền, thanh ngã và
thanh nặng.
- Theo đường nét vận động ta có: những thanh có đường nét bằng
phẳng (thanh bằng) gồm thanh khơng, thanh huyền và những thanh có
đường nét khơng bằng phẳng (thanh trắc) gồm thanh sắc, thanh hỏi, thanh
ngã, thanh nặng.
Như vậy, sự khác nhau về âm vực và đường nét các thanh điệu sẽ tạo
nên sự khác nhau ở các cao độ của nốt nhac hay nói cách khác sẽ tạo nên
tính nhạc trong thơ.
b. Vần điệu
Trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu, vần trong thơ có một vị trí
hết sức quan trọng, mặc dù nó là một khái niệm chưa có tính ổn định cao.
Theo Hê - ghen vần trong thơ là: do nhu cầu thực sự của tâm hồn muốn nhìn
thấy mình được biểu lộ rõ hơn, có sự vang dội đều đặn [27, 18]. Thực chất
vần là sự hòa âm, sự cộng hưởng nhau theo những quy luật ngữ âm nhất