Tải bản đầy đủ (.ppt) (115 trang)

BAI GIANG BIEN DAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 115 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI GIẢNG. • BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QP - AN • BÀI: Một số nội dung cơ bản về quản lý biển đảo và biên giới quốc gia thời kỳ mới. •. Đối tượng 4 xã, phường, thị trấn. Năm 2013 Biên soạn: Nguyễn Quốc Tuấn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỞ ĐẦU. • Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền trên 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng và nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Chủ quyền biển đảo Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo người Việt Nam trong và ngoài nước, nó càng trở nên nóng hơn trong thời gian gần đây. Sự kiện Trung Quốc liên tục tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Đông, xâm phạm lên chủ quyền của nước ta. Đông đảo dư luận Việt Nam hết sức bất bình trước hành động trên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ nhất trí cao với Chính phủ trong phản ứng mạnh mẽ, kiên quyết về chủ quyền của nước ta trên biển Đông. •.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> • Tuy nhiên trong thời đại trí thức ngày nay, lòng yêu nước và nhiệt tình chỉ phát huy cao độ và có ý nghĩa thực chất khi gắng với một nền tảng hiểu biết đầy đủ, vững vàng về lịch sử và luật pháp quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu chuyên đề quản lý biển đảo và biên giới quốc gia thời kỳ mới nhằm để nâng cao hiểu biết của mỗi công dân Việt Nam nói chung, các đồng chí học viên đối tượng 4 của lớp chúng ta nói riêng để bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. •. Do dặc điểm về thời gian và yêu cầu nâng cao nhận thức về quản lý biển đảo và biên giới quốc gia thời kỳ mới cho đối tượng 4 xã, phường, thị trấn, chúng tôi cố gắng biên soạn bài giảng này chỉ tập trung những nội dung cơ bản về quản lý biển đảo và biên giới quốc gia thời kỳ mới, cho nên chưa thể đáp ứng thỏa mãn yêu cầu tìm hiểu của các đồng chí, nhưng cũng giúp cho đối tượng học viên chúng ta có được những kiến thức cơ bản để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các chuyên đề sau này về quản lý biển đảo và biên giới quốc gia thời kỳ mới ở các lớp tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I. Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG Trang bị cho các đồng chí là đối tượng 4 hiểu được khái niệm, sự hình thành, các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia. Biết được cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất. Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; nội dung biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. Xác định đúng thái độ trách nhiệm của công dân và bản thân trong xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia. Đồng thời cũng để cho các đồng chí hiểu rõ hơn những khái niệm chính thống về “đường biên giới trên biển”, “thềm lục địa”…; cũng như nhận thức đầy đủ về cái gọi là “đường lưỡi bò” mà phía Trung Quốc tuỳ tiện vẽ ra để có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II- CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN. 1- Cấu trúc nội dung. Bài học gồm 3 phần:. A- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1- Lãnh thổ quốc gia. 2Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.. B- Biên giới quốc gia. 1- Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam:. 2- Khái niệm biên giới quốc gia. 3- Xác định biên giới quốc gia Việt Nam. C- Quản lý biển, đảo và bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. 1- Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN. 2- Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCNVN. 3- Trách nhiệm của công dân.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2- Nội dung trọng tâm của bài học: - Chủ quyền lãnh thổ quốc gia. - Biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam. - Nội dung cơ bản về quản lý biển, đảo và biên giới quốc gioa, Trách nhiệm của mỗi công dân trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3- Thời gian. - Tổng số : 05 tiết. - Phân bố : Tiết 1: Lãnh thổ quốc gia. . Tiết 2: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia, sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam Tiết 3: Khái niệm biên giới quốc gia, xác định biên giới quốc gia Việt Nam. Tiết 4: Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Tiết 5: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> III- CHUẨN BỊ.. 1. Giáo viên a- Chuẩn bị nội dung. - Chuẩn bị chu đáo giáo án, sách giáo khoa, tài liệu có lên quan đến nội dung bài giảng. - Luyện tập kỹ giáo án, kết hợp tốt các phương pháp giảng dạy trong quá trình giảng; định hướng, hướng dẫn học viên tiếp cận nắm vững nội dung bài học. b- Chuẩn bị phương tiện dạy học. - Sách giáo khoa, luật biên giới quốc gia. - Máy tính và máy chiếu (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Đối với học viên - Vở ghi, bút mực.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> IV- NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI. A- Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. 1- Lãnh thổ quốc gia. a- Khái niệm lãnh thổ quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> b- Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia. Vùng đất Vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ) Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia. Vùng nước gồm: Vùng nước nội địa: bao gồm nước ở các biển nội địa, hồ, ao, sông, ngòi, đầm...(kể cả tự nhiên và nhân tạo) nằm trên vùng đất liền hay biển nội địa..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Vùng nước biên giới: bao gồm các sông, hồ, biển nội địa nằm trên khu vực biên giới giữa các quốc gia. Về bản chất thì vùng nước biên giới cũng giống vùng nước nội địa nói chung, nhưng do chúng nằm ở trên khu vực biên giới nên quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước có liên quan trực tiếp đến các quốc gia có chung đường biên giới. Do vậy, các quốc gia hữu quan thường ký kết các điều ước quốc tế quy định về sử dụng, khai thác, bảo vệ nguồn nước này vì lợi ích chung của các bên. Vùng nội thuỷ: là vùng nước biển được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển. Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với vùng nước nội thuỷ của quốc gia.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được gọi là vùng thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia. Vùng trời : là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia. Vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia, trừ vùng nước lãnh hải được quyền đi qua không gây hại Vùng lãnh thổ đặc biệt: Các tàu thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm… hoạt động hoặc nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia cũng được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia. Các phần lãnh thổ này còn được gọi với tên khác nhau như: lãnh thổ bơi, lãnh thổ bay….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia a) Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia:. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Ở Việt Nam, quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được quy định trong Hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời".

<span class='text_page_counter'>(15)</span> b) Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia: Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia gồm: - Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá. - Quốc gia có quyền tự do trong việc lựa chọn phương hướng phát triển đất nước. - Quốc gia tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia. - Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình. - Quốc gia thực hiện quyền tài phán (quyền xét xử) đối với mọi công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. - Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp... - Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. Biên giới quốc gia a. Khái niệm: Các khái niệm tuy khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện hai dấu hiệu đặc trưng. - Một là, biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia. - Hai là, biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) quy định biên giới quốc gia như sau: Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> b. Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam: Tuyến biên giới đất liền: Biên giới đất liền gồm Biên giới Việt Nam - Trung Quốc; Biên giới Việt Nam – Lào; Biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam đã đàm phán với các nước tiến hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012. Tuyến biển: Đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về biên giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa..

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span> c. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia: Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên trên biển, Biên giới quốc gia trong lòng đất và biên giới quốc gia trên không. - Biên giới quốc gia trên đất liền: Biên giới quốc gia trên đất liền là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với quốc gia khác. Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> • Mọi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác với Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.( Điều 2-Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của chính phủ về quy chế khu vực biên giới đất liền)..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> • Trong khu vực biên giới có vành đai biên giới, ở những nơi có yêu cầu cần thiết bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế thì xác lập vùng cấm. • - Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm tiếp giáp với đường biên giới quốc gia có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào nơi hẹp nhất là 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> • - Vùng cấm là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới được áp dụng một số biện pháp hành chính để hạn chế việc cư trú, đi lại, hoạt động của công dân. • Đường biên giới trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dài 4510 Km. Phía bắc giap với Trung Quốc có đường biên dài 1.306 km, phía tây giáp với Lào có đường biên dài 2.067 km, phía tây giáp với Cmpuchia với đường biên dài 1.137km.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span> • - Biên giới quốc gia trên biển: • Biên giới quốc gia trên biển có thể có hai phần: • Một phần là đường phân định nội thuỷ, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau. Đường này được xác định bởi điều ước giữa các nước hữu quan • Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, đường này do luật của quốc gia ven biển quy định..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Biên giới quốc gia trong lòng đất : Biên giới lòng đất của quốc gia là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> • - Biên giới Quốc gia trên không: • Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần: • Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung. • Phần thứ hai, là phần biên giới trên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia và khoảng không gian vũ trụ phía trên. Cho đến nay luật quốc tế vẫn chưa có quy định thống nhất về độ cao của vùng trời..

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 3) Xác định biên giới quốc gia Việt Nam a)Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia: Các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia. Đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 ..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> •Xác định biên giới quốc gia trên đất liền - Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền: + Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm, đường, vật chuẩn. + Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định: Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông. Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên. Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu không kể biên giới dưới sông, suối như thế nào..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Phương pháp cố định biên giới đó, nghĩa là giữ cho biên giới luôn ở vị trí đã xác định, làm cho tất cả mọi người có thể nhận biết rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ, duy trì kiểm soát việc chấp hành các luật lệ …. * Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới : Mô tả đường biên giới trong hiệp ước biên giới và nghị định thư phân giới cắm mốc; mô tả bằng hình ảnh…; * Đặt mốc quốc giới: Các nước có chung biên giới theo thoả thuận về số lượng, hình dáng, kích thước, chất liệu, mốc chính, mốc phụ; phương pháp đặt mốc (trực tiếp hay mốc gián tiếp), cách đánh số hiệu, mầu sắc … Dùng đường phát quang: Nếu hai nước cùng phát quang thì biên giới là đường chính giữa đường phát quang ấy. Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> * Xác định biên giới quốc gia trên biển: Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan. Trọng tâm ở nội dung này là (giúp cho học viên nắm vững nội dung cơ bản Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, thế nào là vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) minh họa bằng hình ảnh..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> • 1/ Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm 1982) được thông qua tại thành phố Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-12-1982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po và Bru-nây..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Đại diện các quốc gia tham gia ký Công ước Luật Biển năm 1982. Ảnh: un.org.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Công ước quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định rất rõ quy chế pháp lý của từng vùng biển..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> • Đường cơ sở : Là đường cơ bản quốc gia ven biển có thể đơn phương xác định dùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. • Có hai loại đường cơ sở: • + Đường cơ sở thông thường: Sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc đảo. • + Đường cơ sở thẳng: Nối các điểm hoặc đảo nhô ra của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Việt Nam có chuỗi đảo dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng. • Năm 1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố xác định Đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam, gồm 10 đoạn nối 11 điểm (trừ phần trong Vịnh Bắc bộ và Vùng nước; lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia do Chính phủ ta còn đàm phán phân định biển với Trung Quốc lúc đó và chưa tiến hành đàm phán phân định biển với Campuchia). • Việt Nam cũng không vạch Đường cơ sở cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì hai quần đảo này không được hưởng quy chế quốc gia quần đảo theo Điều 46 của Công ước này. •.

<span class='text_page_counter'>(36)</span>

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Nội thủy: •. - Nội thủy là vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. (Tuyên bố của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977).

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Lãnh hải : •. Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo luật biển quốc tế hiện tại, chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý.(01 hải lý tương đương 1.852 m). • - Điều 9 luật biên giới quốc gia năm 2003: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo. • - Tuyên bố của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1977 “ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời đấy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải”.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Một số chú ý về lãnh hải : •. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền đối với vùng nước lãnh hải không được tuyệt đối như trong nội thủy bởi vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> •. Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc qua lại lãnh hải của mình trong một số vấn đề (an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế) và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua ..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Vùng tiếp giáp lãnh hải: •. Là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý.. •. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.. •. Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> •. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. ( Tuyên bố của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977).

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Vùng đặc quyền kinh tế: Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật ở đó. Quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khác như sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> * Quốc gia ven; nghiên cứu khoa biển có quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. * Công ước Luật Biển năm 1982 quy định các quốc gia khác, bất kể là quốc gia có biển hay không có biển, được hưởng một số quyền nhất định ở trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển như quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> I- CÁC VÙNG BIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA VEN BIỂN.

<span class='text_page_counter'>(47)</span>

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Thềm lục địa quốc gia ven biển: •. Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy được mở rộng ra cho đủ 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó. Có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam. • Tuyên bố của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 1977.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> •. Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển với chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý (kể cả khi chiều rộng thực tế của thềm lục địa hẹp hơn 200 hải lý). Nếu chiều rộng thực tế của quốc gia ven biển rộng hơn 200 hải lý thì quốc gia đó có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 m. • Tuy nhiên, để có thể mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý, quốc gia ven biển liên quan phải trình Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó. Thực hiện quyền này, vào tháng 52009, Việt Nam đã trình Liên hợp quốc hai báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa của ta ngoài 200 hải lý. Báo cáo phía bắc nước ta tự nộp, còn Báo cáo khu vực phía nam Biển Đông ta phối hợp với Malaysia cùng xây dựng và cùng trình Liên hợp quốc..

<span class='text_page_counter'>(51)</span>

<span class='text_page_counter'>(52)</span>

<span class='text_page_counter'>(53)</span> I- CÁC VÙNG BIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA VEN BIỂN.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> •. Đáy biển quốc tế: (hay còn gọi là đáy đại dương) là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển. Công ước Luật Biển năm 1982 quy định đáy biển quốc tế là tài sản chung của nhân loại và không một quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó. Tức là về quy chế pháp lý, ở đáy biển quốc tế các quốc gia không có quyền tự do khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đối với vùng biển quốc tế. Căn cứ quy định của Công ước, các quốc gia thành viên đã thành lập Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy đại dương để điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến đáy biển quốc tế..

<span class='text_page_counter'>(55)</span>

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Tóm lại: QUYỀN TẠI CÁC VÙNG BIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA VEN BIỂN.

<span class='text_page_counter'>(58)</span>

<span class='text_page_counter'>(59)</span>

<span class='text_page_counter'>(60)</span>

<span class='text_page_counter'>(61)</span>

<span class='text_page_counter'>(62)</span>

<span class='text_page_counter'>(63)</span> •. Qua hình ảnh trên cho ta thấy, Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển và trong đó gần phân nửa trong số này phải đi qua vùng Biển Đông. • Mỗi ngày có khoảng từ 150 đến 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó hơn 10% có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> •. Biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, không gian kinh tế truyền thống trở nên chật chội, nhiều quốc gia đang hướng ra biển để tìm kiếm, khai thác các nguồn tài nguyên, bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm… Biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn và không gian sinh tồn mới; đồng thời có ý nghĩa quan trọng về qn ninh – quốc phòng..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> • Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài khoảng 3260 km, hàng nghìn đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo xa bờ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn. Biển Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép chúng ta phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; cảng biển, vận tải biển, sửa chữa và đóng tàu; khai thác tài nguyên khoáng sản; du lịch; thông tin liên lạc… Trong nhiều năm qua, các nguồn lợi từ biển mang lại đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển đất nước. Theo ước tính hiện nay, tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển… Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức gay gắt về bảo vệ biển, đảo; về khai thác tài nguyên và môi trường biển; về sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển; về ô nhiễm môi trường biển..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> C- Về quản lý biển đảo và biên giới quốc gia thời kỳ mới. 1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCNVN về bảo vệ biên giới quốc gia a) Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm: b) Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: c) Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới: d) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia bằng biện pháp hoà bình: e) Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lý:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam a) Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại . Chỉ có xây dựng biên giới, khu vực biên giới vững mạnh mới tạo điều kiện, cơ sở cho quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa hoạt động xâm nhập, phá hoại từ bên ngoài, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> b) Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình mới. *Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: * Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực biên giới: * Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện: * Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: * Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc:.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> c) Trách nhiệm của công dân: - Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. - Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước,.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc, - Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. - Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc. - Tích cực học tập kiến thức quốc phòng - an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng . - Tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo..

<span class='text_page_counter'>(72)</span>

<span class='text_page_counter'>(73)</span>

<span class='text_page_counter'>(74)</span>

<span class='text_page_counter'>(75)</span> • •. KẾT LUẬN. Các vấn đề liên quan Biển Đông rất phức tạp, hệ trọng và nhạy cảm đối với nhiều quốc gia liên quan. Các nguồn lợi trong các vùng biển ở Biển Đông rất quan trọng đối với kinh tế sinh nhai và đời sống hàng ngày của hàng trăn triệu con người của 9 quốc gia ven Biển Đông. Các tài nguyên thiên nhiên ở đây là một điều kiện cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của các nước liên quan. Các nước ven Biển Đông đang đẩy mạnh các họat động thực hiện chủ quyền biển đảo của mình. Đồng thời các hoạt động khác liên quan đến Biển Đông cũng hết sức đa dạng, phong phú (tự do, an toàn hàng hải, chống tôi phạm trên biển…) và gắn với lợi ích của nhiều quốc gia khác nhau (cả trong và ngoài khu vực)..

<span class='text_page_counter'>(76)</span>

<span class='text_page_counter'>(77)</span>

<span class='text_page_counter'>(78)</span> ĐẢO TRƯỜNG SA LỚN.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> ĐẢO TRƯỜNG SA.

<span class='text_page_counter'>(80)</span>

<span class='text_page_counter'>(81)</span>

<span class='text_page_counter'>(82)</span>

<span class='text_page_counter'>(83)</span>

<span class='text_page_counter'>(84)</span>

<span class='text_page_counter'>(85)</span>

<span class='text_page_counter'>(86)</span>

<span class='text_page_counter'>(87)</span> ĐẢO SINH TỒN.

<span class='text_page_counter'>(88)</span>

<span class='text_page_counter'>(89)</span>

<span class='text_page_counter'>(90)</span>

<span class='text_page_counter'>(91)</span>

<span class='text_page_counter'>(92)</span>

<span class='text_page_counter'>(93)</span>

<span class='text_page_counter'>(94)</span>

<span class='text_page_counter'>(95)</span>

<span class='text_page_counter'>(96)</span>

<span class='text_page_counter'>(97)</span>

<span class='text_page_counter'>(98)</span>

<span class='text_page_counter'>(99)</span>

<span class='text_page_counter'>(100)</span>

<span class='text_page_counter'>(101)</span> NHỮNG HÌNH ẢNH Ở QUẦN ĐẢO HOÀNG SA BỊ TRUNG QUỐC CHIẾM ĐÓNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ TAM SA VI PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM. Thủ Phủ TP Tam Sa (Hoàng Sa).

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Ủy Ban Hành Chính TP Tam Sa (Hoàng Sa).

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Trụ sở cái gọi là "thành phố Tam Sa" (Hoàng Sa) do phía Trung Quốc xây dựng trộm trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa của Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Trung Quốc tổ chức cái gọi là ra mắt lãnh đạo “thành phố Tam Sa” hay còn gọi là “bộ máy cai trị biển Đông” một cách trắng trợn, bất chấp mọi nguyên tắc luật pháp quốc tế.

<span class='text_page_counter'>(105)</span>

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Trung Quốc đã chuẩn bị dàn khoan lớn, tàu lọc dầu lớn chưa từng có, tàu cá “khủng” đưa ra biển Đông là một chủ định tính toán từ trước nhằm tranh thủ vơ vét tài nguyên giữa lúc tranh tối tranh sáng.

<span class='text_page_counter'>(107)</span>

<span class='text_page_counter'>(108)</span> Cầu cảng, một số công trình cơ sở hạ tầng phía Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa chiếm đóng trái phép của Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> Đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm năm 1974 Đường băng hiện tại trên đảo Phú Lâm. TP Tam Sa (Hoàng Sa).

<span class='text_page_counter'>(110)</span> TP Tam Sa trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).

<span class='text_page_counter'>(111)</span>

<span class='text_page_counter'>(112)</span>

<span class='text_page_counter'>(113)</span>

<span class='text_page_counter'>(114)</span>

<span class='text_page_counter'>(115)</span>

<span class='text_page_counter'>(116)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×