Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.17 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ THÚY

ĐẶC ĐIỂM TIỂU NGUYỄN DANH LAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ THÚY

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Hương

Hà Nội - 2013


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 8
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 11
4.Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 12
5.Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 12
6. Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 12
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 13
CHƢƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ................ 13
ĐẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DANH LAM .......................................... 13
1.1. Đôi nét về tiểu thuyết Việt Nam đương đại ..................................................... 13
1.1.1. Những tiền đề đổi mới của văn học Việt Nam đương đại ...................... 13
1.1.2. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – một cái nhìn khái quát .................... 16
1.1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang có sự mở rộng về đề tài và chủ
đề ...................................................................................................................... 16
1.1.2.2. Về sự phát triển của đội ngũ tác giả ................................................... 19
1.1.2.3. Về phương diện nội dung và nghệ thuật ............................................. 20
1.2. Nguyễn Danh Lam và nét độc đáo trong sáng tác ........................................... 22
1.2.1. Đóng góp mới mẻ về mặt nội dung .......................................................... 22
1.2.1.1. Đổi mới quan niệm về hiện thực ......................................................... 22
1.2.1.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ...................................... 25
1.2.2. Đóng góp về mặt nghệ thuật .................................................................... 27


1.2.2.1. Xây dựng nhân vật và cốt truyện theo khuynh hướng hậu hiện đại ... 27
1.2.2.2. Lối viết kết hợp truyền thống với hiện đại .......................................... 29
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM . 31
2.1. Các loại nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam ............. 32
2.1.1. Những “lạc thể” “Giữa dòng chảy lạc” của cuộc đời ............................ 32
2.1.2. Những con người thống khổ bươn bả với khát vọng làm người, khát

vọng hạnh phúc trong “Bến vô thường” ........................................................... 39
2.1.3. Những con người luẩn quẩn “Giữa vòng vây trần gian”. .................... 45
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................................... 48
2.2.1. Xóa trắng nhân vật ................................................................................... 48
2.2.2. Miêu tả chân dung nhân vật .................................................................... 51
2.2.3. Khắc họa nội tâm nhân vật ...................................................................... 54
2.2.4. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................... 58
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM .......... 61
3.1. Cốt truyện ....................................................................................................... 61
3.1.1. Cốt truyện phân mảnh .............................................................................. 61
3.1.2 Mờ hóa cốt truyện ...................................................................................... 64
3.2. Yếu tố kì ảo – một cách tổ chức kết cấu mới trong tiểu thuyết Nguyễn
Danh Lam............................................................................................................... 66
3.2.1. Yếu tố kì ảo trong việc xây dựng nhân vật ............................................. 67
3.2.2. Hệ thống biểu tượng ................................................................................. 71
3.3. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam ..................... 74
3.3.1. Giọng điệu lật tẩy, lạnh lùng hình sự ...................................................... 75
3.3.2. Giọng điệu mang dư vị trầm tư triết lý .................................................... 78


3.3.3. Giọng điệu mang tính giễu nhại, cật vấn hồi nghi ............................... 81
3.3.4. Giọng điệu trữ tình lãng mạn .................................................................. 83
3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Danh Lam ................................. 85
3.4.1. Lớp ngôn từ suồng sã, thông tục gai góc ................................................ 86
3.4.2. Lớp ngơn từ giàu chất thơ........................................................................ 88
3.4.3. Câu văn lạ, độc đáo, sắc lạnh, chứa đựng nhiều thông tin .................... 89
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 96



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Danh Lam là nhà văn trẻ sinh năm 1972, hiện công tác tại báo
Mực tím thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Danh Lam sáng tác nhiều thể loại: Thơ,
truyện ngắn, tiểu thuyết, trong đó tiểu thuyết là thể loại mang lại thành cơng và đóng
góp đặc sắc, khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam đương đại.
1.2. Sau tập thơ đầu tay Tìm (1998), Nguyễn Danh Lam liên tục cho xuất
bản ba cuốn tiểu thuyết: Bến vơ thường (2004), Giữa vịng vây trần gian (2005),
Giữa dịng chảy lạc (2010) và tập truyện ngắn Mưa tháng mười một (2009). Là một
người chịu đọc, chịu nghiền ngẫm và chịu viết…Nguyễn Danh Lam được đánh giá
là cây bút có năng lực sáng tạo dồi dào và đã khẳng định được phong cách riêng, độc
đáo
1.3. Chính sự say mê văn chương và phong cách nghệ thuật độc đáo đã giúp
nhà văn sớm khẳng định mình qua các giải thưởng văn học: Giải khuyến khích của
cuộc thi thơ Bút mới báo Tuổi trẻ 1996; Giải nhì cuộc thi truyện ngắn của báo Văn
nghệ 2006 - 2007; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 cho tiểu thuyết
Giữa dòng chảy lạc. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng Nguyễn Danh Lam cũng
đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, trở thành đề tài trong một số cuộc tranh luận
văn chương và thu hút được sự quan tâm mến mộ của đơng đảo bạn đọc .
1.4. Với mong muốn tìm hiểu và khẳng định những nét mới, riêng, độc đáo
cũng như những đóng góp trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật
trong các sáng tác của Nguyễn Danh Lam, chúng tôi chọn Đặc điểm tiểu thuyết của
Nguyễn Danh Lam làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn của mình.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi mong muốn qua tiểu thuyết của Nguyễn
Danh Lam được trau dồi thêm kiến thức về tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Hy vọng
đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc u thích Nguyễn Danh Lam nói
riêng, cho việc tiếp nhận, giảng dạy văn học Việt Nam đương đại nói chung.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trước hết có thể khẳng định, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện về sáng tác của Nguyễn Danh Lam. Người đọc có thể gặp đây đó các bài
giới thiệu, phê bình rải rác trên các báo viết, báo điện tử Dân trí, Thể thao và văn
hóa, Phong điệp.net , Sài Gịn tiếp thị… Ngồi ra, là một số cuộc phỏng vấn tác giả
mà ở đó Nguyễn Danh Lam đã ít nhiều “bật mí” cho người đọc những suy nghĩ, trăn
trở, nỗi niềm của mình trong sáng tác. Nhìn chung bạn đọc chú ý đến tiểu thuyết của
anh trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện.
Mỗi lần ra mắt mỗi cuốn tiểu thuyết mới của Nguyễn Danh Lam đều nhanh
chóng thu hút được sự chú ý của dư luận và có những bài viết giới thiệu, đánh giá kết
quả lao động, sáng tạo của nhà văn.
Bài viết trên Sài Gịn tiếp thị về Bến vơ thường, tác giả đã đưa ra nhận xét:
“Họ mang những cái tên chợ đời, mà tác giả như người chủ nợ, ghi chúng vào trang
sách theo cách “bắt thần”: Thằng câm, chị mặt rỗ, cơ tóc tém, thằng mắt híp, thằng
“chữ ký”, lão toét, lão cóc?. Cuốn sách được cấu thành bởi những đoạn rời rạc. Rồi
từ những đoạn rời rạc đó, ta lần tìm một thứ dây mơ rễ má để thấy, hình như chúng
phi lý khi đứng cạnh nhau. Dù rằng chúng vẫn có một sự gắn kết đặc biệt, một thứ
logic phi logic..... Những con người thống khổ vẫn bươn bả trong khát vọng làm
người, khát vọng hạnh phúc. Cái khát vọng ấy như những nốt lặng nhiều dằn vặt
trước áp lực và sự mâu thuẫn với hoàn cảnh. Trong cõi chật hẹp nhân sinh, trong
cuộc hành trình dài ngày kiếm tìm hạnh phúc, trong nỗi khát khao làm người ấy,
những nhân vật có cảm giác cứ lạc mất nhau. Mà ngăn cách, chẳng gì khác, vẫn
những ích kỷ, nhỏ nhen, miệt thị, mặc cảm, thù hằn?” [29]. Cũng với Bến vô thường,
nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên nhận xét: “Khó có thể đi tìm một tuyến nhân vật rõ
ràng, một nhân vật chính hay một câu chuyện đầu xuôi đuôi lọt trong cuốn tiểu
thuyết của Nguyễn Danh Lam. Đọc lại lần nữa, lại thấy nó khơng có nhân vật, nói
cách khác, nhân vật lại khơng có mặt người mà biểu hiện rõ nhất trong mớ hỗn độn,
tù túng, ngổn ngang kia là một thế giới người không mặt, không tên.” [29]. Những


nhận xét trên cho chúng ta thấy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều công nhận sự nỗ lực

sáng tạo và liên tục đưa ra những thể nghiệm mới về nội dung cũng như hình thức
của Nguyễn Danh Lam nhằm cố gắng chuyển tải những vấn đề của đời sống đương
đại. Anh được xem như là một hiện tượng của văn học đổi mới.
Tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam thu hút được nhiều sự quan tâm của độc
giả, nhưng cũng không tránh khỏi được những ý kiến khen chê khác nhau, trong đó
có tiểu thuyết Giữa vịng vây trần gian. Hồ Anh Thái đánh giá Giữa vòng vây trần
gian là “ một món ăn lạ”. Ở đó Nguyễn Danh Lam đã có những tìm tịi và thành cơng
nhất định. “Cái hành trình luẩn quẩn loanh quanh mà ta phải theo đi, theo đến sốt
ruột, theo đến mệt mỏi rã rời, rốt cục sẽ kết thúc ở một sự bừng ngộ. Sự bừng ngộ đi
đến tận cùng của nó cũng là cõi mê. Các nhân vật đều không tên. Riêng nhân vật
chính lại có tên. Tác giả chủ ý đặt một dấu ngã đè lên cái tên nhân vật: Thữc. Tên
vận vào người. Thữc là tỉnh thức là giác ngộ. Nhưng lại có dấu ngã đè lên. Thữc.
Tỉnh thức như vậy là vẫn chưa thốt được cái tự ngã, vẫn cịn lâu lắm phải loay hoay
trong chốn trần ai…Đi hết một cuốn sách không dễ đọc, độc giả yêu văn chương và
cả nghĩ được đền bù cho sự kiên nhẫn của mình bằng một cuốn sách đáng đọc” [3].
Từ góc độ bút pháp, đọc Giữa vòng vây trần gian nhà phê bình Hồi Nam đã đưa ra
những ý kiến xác đáng: “Với tơi, cuốn tiểu thuyết Giữa vịng vây trần gian của
Nguyễn Danh Lam thuộc vào loại thứ hai, một cuốn sách không đem lại cho ta sự
phản chiếu đời sống, có chăng, đó chỉ là sự phản chiếu cách nghĩ của tác giả về đời
sống, nó đan dệt bằng những biểu tượng, những huyền thoại, nhưng cũng chính vì
thế mà nó tạo ra sự ám ảnh và buộc ta phải nghĩ về đời sống mà mình đang sống”
[30]. Có thể nói, Nguyễn Danh Lam ln tự làm mới mình. Mỗi cuốn tiểu thuyết là
một sự thể nghiệm mới về nghệ thuật để đi tới khám phá sâu hơn những góc khuất
của đời sống con người. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Hồ Anh Thái, Giữa
vòng vây trần gian là cuốn tiểu thuyết rất “ đáng đọc”. Tuy nhiên, cũng có một đơi ý
kiến “chê” tiểu thuyết khó đọc, quá phức tạp, rối rắm.


Từ quan niệm: “Nhà văn phải khác biệt” Nguyễn Danh Lam ln cố gắng làm
mới mình, làm mới cách viết của mình. Điều này được thể hiện rõ qua tiểu thuyết

Giữa dòng chảy lạc. Tiểu thuyết này được các nhà phê bình đánh giá rất cao và được
nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà phê bình Nguyễn Hồi Nam nhận xét: “Với cuốn tiểu thuyết Giữa vòng
vây trần gian, Nguyễn Danh Lam đã “chơi” một lối viết kín đặc những biểu tượng và
huyền thoại (lối viết “tối mù” ấy rất có thể sẽ làm nản lịng khơng ít người đọc). Với
cuốn tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc, Nguyễn Danh Lam trả người đọc lại với đời
thường bằng những chất liệu của đời thường, những câu chuyện của đời thường,
những cách kể chuyện đời thường. Dễ tiếp nhận hơn, song khơng vì thế mà giảm đi
sức nặng của những ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Cá nhân tôi, tôi cho rằng với
một nhà văn Việt Nam – viết cho người đọc Việt Nam – thì có lẽ nó là một lựa chọn
khơng tồi” [2]. Với nhan đề: Giữa dòng chảy lạc – giữa dòng hiện sinh tác giả Bùi
Cơng Thuấn nhận xét: “Đó là câu chuyện của một gã tâm thần đơn độc với tuổi già
phiá trước. Vợ mới cưới được ba tháng đã bỏ đi. Người bạn hoạ sĩ tâm giao cũng
chết đột ngột không rõ nguồn cơn. Người bạn thời sinh viên, sau tai nạn phải sống
thực vật cũng đã ra đi. Mấy lần đi xin việc rồi phải bỏ việc. Nhiều lần lên cơn điên
hiện sinh tưởng đã chia lià cõi đời phù du này. Chỉ còn lại một con người đơn độc,
bất lực, vô vọng, không biết về đâu, không chốn nương thân giữa dòng chảy cuộc
đời” [43]. Đi sâu vào nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, tác giả nhận xét:
“Ngòi bút Nguyễn Danh Lam miêu tả tuyệt hay chuyện tình của nhân vật Anh, dựng
những cảnh đối thoại chàng và nàng sinh động và trí tuệ đến khơng ngờ, thâm nhập
rất sâu vào tâm thức nhân vật để phát hiện những trạng thái hiện sinh mê cuồng.
Nguyễn Danh Lam cũng có những chi tiết miêu tả chân thật đến độ sững sờ. Một
giọng văn đôn hậu ấm áp và một cách viết hấp dẫn đến những dòng cuối cùng” [43].
Còn với tác giả Đồn Ánh Dương “ Có thể nói, tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết
đều là những “lạc thể”. Hầu như họ là những người không “tương thích” với xã hội
kỹ trị, xã hội tiêu dùng. Có hai cuộc sống bên lề cuộc sống ấy hiện diện như một


tham chiếu nhưng cũng khơng trở thành lối thốt cho những con người ở trung tâm
xã hội” [8]

Tuy có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá nhưng nhìn chung các tác giả đều có
những đánh giá rất cao tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Hầu như các nhà nghiên cứu
đều thừa nhận, Nguyễn Danh Lam là cây bút có sức viết khỏe, dồi dào, có những tìm
tịi, thể nghiệm độc đáo tạo được sự chú ý, quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và
đông đảo độc giả.
Qua khảo sát lịch sử nghiên cứu, chúng tôi thấy: Cho đến nay, các bài viết về
Nguyễn Danh Lam cịn ít, phần lớn bài viết mới chỉ khái lược một đôi nét trong tiểu
thuyết của nhà văn hoặc mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh nổi bật trong từng
tác phẩm cụ thể. Bởi vậy, cần có một cơng trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ
thống về sáng tác của nhà văn. Tuy vậy, những ý kiến nhận xét, đánh giá của những
người nghiên cứu đi trước là những gợi mở quý giá cho chúng tôi khi thực hiện đề
tài của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sáng tác của Nguyễn Danh Lam ở thể loại tiểu
thuyết trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khảo sát trực tiếp ba tiểu thuyết
- Bến vơ thường(2004), NXB Hội nhà Văn
- Giữa vịng vây trần gian,(2005), Công ty Đông Á và NXB Hội Nhà văn
- Giữa dòng chảy lạc, (2010), NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó Luận văn cũng tìm hiểu sáng của Nguyễn Danh Lam ở các thể
loại khác để hiểu rõ hơn những tìm tịi sáng tạo của tác giả.


Ngồi ra, chúng tơi cịn mở rộng phạm vi khảo sát và tham khảo các tiểu
thuyết của các nhà văn Việt Nam đương đại để đối sánh, tìm ra những nét tương
đồng và khác biệt của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam với các cây bút khác.
4. Đóng góp của luận văn
Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, Luận văn chỉ ra
những đặc trung cơ bản về nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết

của nhà văn. Qua đó nhằm khẳng định những đóng góp nổi bật về mặt thể loại của
tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam vào tiến trình tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp khái quát, tổng hợp
- Phương pháp đối chiếu – so sánh
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
Luận văn gồm ba chương :
Chương 1: Vài nét về tiểu thuyết Việt Nam đương đại và sáng tác
của Nguyễn Danh Lam
Chương 2: Xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
Chương 3: Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN DANH LAM

1.1. Đôi nét về tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại
1.1.1. Những tiền đề đổi mới của văn học Việt Nam đương đại
Thứ nhất: Các tiền đề lịch sử, xã hội và ý thức.
Xét về mặt cấu trúc xã hội, chúng ta chưa trải qua thời hiện đại. Tuy nhiên, xã
hội Việt Nam từ xa xưa đã tiềm tàng “tâm thức hậu hiện đại”. Trước hết, ở Việt Nam,
tinh thần hoài nghi cái chính thống, thái độ hồi nghi đối với chân lí… vẫn được xem
là một biểu hiện thường tại trong tâm thức cộng đồng. Thái độ, tâm thức này có thể
tìm thấy trong hàng loạt câu nói dân gian, kiểu như: “Miệng quan, trơn trẻ”, “Muốn
nói gian làm quan mà nói”, “Tuần hà là cha kẻ cướp”. Ở thời trung đại, trong thơ Hồ
Xuân Hương, người ta bắt gặp cái nhìn giải thiêng, thái độ bỡn cợt cái chính thống và
sự xuất hiện khá dày mảng từ vựng thể hiện thân thể phụ nữ, hoạt động tính giao.

Gần đây hơn cịn phải kể tới hiện tượng thơ Bút Tre (Đặng Văn Đăng) với chất trào
lộng đậm đặc, sự giải thiêng, thủ pháp cắt mảnh, giễu nhại… rất gần gũi với cảm
thức và tư duy hậu hiện đại như cách hiểu của phương Tây về cụm từ này.
Xã hội Việt Nam từ 1945 – 1985 là xã hội luôn đứng cao hơn cái cá nhân và
chủ nghĩa tập thể được xem là nguyên tắc cao nhất cho mọi hình vi của con người.
Theo độ lùi thời gian, người ta hiểu ra, cái gọi là sức mạnh tính tập thể, tính cộng
đồng và các kế hoạch đầy ảo tưởng, duy ý chí liên quan đến nó, trên thực tế đã phá
hủy rất nhiều các mối quan hệ tốt đẹp của con người với con người trong gia đình,
ngồi xã hội. Cái cá nhân, cái cụ thể bị đè nén, tạo thành những ẩn ức và sự sợ hãi.
Điều này cũng được thể nghiệm sinh động trong nhiều tác phẩm văn học sau đấy,
chẳng hạn như Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn


Khắc Trường, Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh, Bước qua lời nguyền, Giã biệt
bóng tối của Tạ Duy Anh
Những năm gần đây, người ta ngày một trở nên quen với những lời hứa sng,
trước hiện cảnh nói một đằng, làm một nẻo, và thậm chí, chỉ nói, và khơng bao giờ
làm cả. Từ mất niềm tin đến “khơng có niềm tin để mất”, một kiểu tâm thức rõ rệt đã
hình thành. Tâm thức này sẽ bén lửa rất nhanh với tâm thức hậu hiện đại, trong bối
cảnh giao lưu văn hóa quốc tế và tồn cầu hóa.
Thứ hai: Giao lưu văn hóa quốc tế và tồn cầu hóa.
Sau chặng đường hiện đại hóa diễn ra đầu thế kỷ XX như một thành cơng to
lớn của văn hóa Việt, một thế kỷ đã trơi qua. Có thể nói đến một cơng cuộc hiện đại
hóa lần thứ hai đang diễn ra của văn học Việt Nam đương đại vào những cuối thế kỷ
XX. Văn học đổi mới đã tạo một bước chuyển quan trọng đưa văn học dân tộc thực
sự hòa nhập vào q trình văn học thế giới. Khơng thể khơng thấy rằng nền văn học
Việt Nam, trong những hồn cảnh đặc thù, đã biệt lập và đánh mất sợi dây liên hệ với
kinh nghiệm phong phú của văn học thế giới. Trên tinh thần cởi mở “mong muốn làm
bạn với các dân tộc” và sự tôn trọng mọi nền văn hóa như một sự trưởng thành của ý
thức văn hóa Việt, nhiều lý thuyết và kinh nghiệm văn chương thế giới đang được

tiếp nhận, được vận dụng như một nhu cầu tự nhiên và tự thân của sự phát triển văn
học dân tộc. Siêu thực, hiện sinh, hiện đại và hậu hiện đại, phân tâm học, tiểu thuyết
mới… vốn từng bị coi là những trào lưu gắn liền với trạng thái phân rã của chế độ tư
bản và xã hội hiện đại phương Tây đang được nhìn nhận đúng đắn hơn: Đó là những
trải nghiệm sinh tồn và thể nghiệm nghệ thuật của chính con người, và đằng sau
những trào lưu và lý thuyết có tầm ảnh hưởng rộng lớn như thế ln có bóng dáng
những giá trị nhân văn. Nhưng tiếp nhận và học hỏi không thể là sự bắt chước học
địi và khơng ít những biểu hiện như thế trong đời sống văn học. Nó cần được tiếp
biến để trở thành một hiện tượng nội sinh. Và phải chăng chính văn học Việt Nam
đương đại cũng đang chạm đến nó như những khám phá của riêng mình: Người ta đã
có thể dùng những khái niệm “hiện sinh”, “hậu hiện đại”, “phân tâm học” và “ tâm


linh” trong ngơn ngữ phê bình tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị
Hoài, Hồ Anh Thái… cùng rất nhiều tác giả và tác phẩm khác.
Một điều kiện căn cốt để giao lưu, hội nhập chính là khát vọng hội nhập và
tinh thần cầu thị đối với cái mới của các nhà văn, trong đó có thái độ ứng xử nghiêm
túc với các kinh nghiệm nghệ thuật của văn chương hậu hiện đại thế giới. Ở đây phải
nói đến sự chuyển đổi mạnh mẽ trong quan niệm văn học của các nhà văn như
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt
Hà, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh…, sự ủng hộ công nhiên những thử nghiệm hậu hiện
đại và việc vận dụng thực hành sáng tác hậu hiện đại của Inrasara, Lê Anh Hoài,
Đặng Thân… Trong bài: “Đối thoại về con đường đi vào văn chương hậu hiện đại ở
Việt Nam”, nhà thơ Inrasara viết: “Sáng tạo hậu hiện đại Việt Nam (nhất là thơ ca) bị
phân biệt đối xử bởi nhà văn nhà thơ thuộc hệ mĩ học cũ (…) Nhưng dù gì thì gì, văn
thơ hậu hiện đại đã tồn tại như nó vẫn tồn tại từ hơn mươi năm nay. Vẫn ở ngoại
biên như chính định mệnh của nó… Chúng vẫn có cuộc sống của mình (…) Theo tơi,
mươi năm qua, chính sự vận động của chủ nghĩa hậu hiện đại đã tạo nên sự sinh
động và phong phú của văn chương tiếng Việt đương đại. “Sinh động và phong phú”
kia không dừng lại ở một, hai trung tâm mà đang mở rộng ra các vùng miền, các

thành phần, các thế hệ. Tôi tin rằng trong một tương lai không xa, văn học Việt sẽ là
một nền văn học đa trung tâm” [25].
Thứ ba: Các tiền đề văn học.
Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, do những đặc thù của điều
kiện lịch sử nên chủ yếu được sáng tác theo cảm hứng sử thi. Bên cạnh những thành
tựu, văn học giai đoạn này khó tránh khỏi sự minh họa, giản đơn, một chiều.
Trong bài Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Nguyễn
Minh Châu đã thẳng thắn nhìn nhận lại: “… Mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ
có đối với lối viết minh họa, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa kết lá,
vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản vốn đã có
sẵn mà chúng ta qui cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn” [7].


Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc và nhiều nhà văn lớp trước cũng mạnh dạn chỉ ra những
hạn chế khó tránh khỏi của một giai đoạn văn học và nhu cầu cần phải vượt qua “ cái
thời lãng mạn” ấy. Rõ ràng, ý thức sâu sắc của các nhà văn về những hạn chế, bất cập
của lối viết cũ, về nhu cầu cấp thiết phải đổi mới và những đổi thay trong thị hiếu của
công chúng tiếp nhận thực sự là những tiền đề, động lực của tiến trình đổi mới văn
học.
1.1.2. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – một cái nhìn khái quát
Tiểu thuyết từ sau 1975 đến nay không cắt lìa truyền thống đã có những ý
thức làm mới, làm giàu, làm khác truyền thống đã và đang trở thành khát vọng / nhu
cầu mạnh mẽ của hầu hết người viết. Tuy có nhiều lời phàn nàn, nhiều cái nhìn hồi
nghi nhưng khơng thể phủ nhận được rằng những nỗ lực đổi mới tiểu thuyết hơn ba
thập kỷ qua đã tạo ra khơng ít tác phẩm có giá trị, bên cạnh sự đông đúc của đội ngũ
tác giả, sự dồi dào về số lượng tác phẩm là sự đa dạng về bút pháp, sự phong phú về
đề tài và chủ đề… Áp lực cạnh tranh từ các phương tiện giải trí – truyền thơng, lối
sống và nhịp độ sống của thời đại kỹ trị… vừa là yếu tố kích thích vừa là một nguy
cơ làm hao mịn tình u văn chương. Người viết bây giờ buộc phải đối diện với đòi
hỏi nghiệt ngã: “Mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình

thức riêng. Khơng tơn trọng những hình thức bất biến, mỗi cuốn sách mới cần xây
dựng cho mình những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của
chúng” [38]
1.1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang có sự mở rộng về đề tài và chủ
đề
Bắt đầu từ Đại hội Đảng XI, hồn cảnh đất nước lúc này đã có nhiều thay đổi
lớn lao trên mọi mặt văn hóa, chính trị….điều đó đã tạo nên sự thay đổi lớn trong văn
học, nhất là với văn xuôi – thể loại gắn với từng khoảnh khắc của đời sống. Một khi
tự do, dân chủ trong sáng tạo văn hóa, văn học đã trở thành vấn đề trung tâm được
Đảng ta đặc biệt chú trọng thì sự đổi mới văn học thực sự diễn ra ở bề sâu với một
quan niệm đa dạng, nhiều chiều về cuộc sống.


Cùng với khơng khí xã hội mở ra từ sau công cuộc đổi mới của Đảng, sự thay
đổi khi cuộc sống chuyển từ thời chiến sang thời bình cũng là nhân tố quan trọng tạo
ra những chuyển biến có tính chất bước ngoặt của văn học nói chung, văn xi nói
riêng. Sau hơn 30 năm phát triển trong hồn cảnh ác liệt của chiến tranh, mang cảm
hứng chung là động viên, ca ngợi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, bắt đầu
từ giữa thập niên 80, văn học dần trở về trạng thái phát triển bình thường của nó với
sự chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử sang cảm
hứng thế sự đời tư. Lúc này, “văn học cần có một cái nhìn thật hơn, sâu hơn, tồn
diện hơn đối với đời sống…”. So với thời kì trước, văn học ta thực hơn, các nhà văn
nhập cuộc vào sự thật “tàn nhẫn” của thời hậu chiến, thời khủng hoảng, thời xây
dựng. Nguyễn Khải đã trăn trở “Thời rộng cửa, gợi được rất nhiều thứ để viết. Tơi
thích cái hơm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy
những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả
sức khai vỡ” [9]. Một cách rất tự nhiên, trong bản thân mỗi con người đều xuất hiện
nhu cấu “nhận thức”, “tự vấn” lại chính mình. Nguyễn Minh Châu với một thái độ
chân thành khi “đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” đã tự đánh giá
về Dấu chân người lính – một tác phẩm thành cơng viết về cuộc kháng chiến chống

Mĩ của ơng: “Nhìn chung lại vẫn là ráng chiều quá đẹp để rồi mong muốn được sáng
tác những tác phẩm lớn….với những điều thật khơng phải bao giờ cũng dễ nghe,
thậm chí có thể làm đảo lộn mọi quan niệm, với những nỗi dằn vặt, băn khoăn lớn.
Chung quanh cái bề mặt nhãn tiền và tận chín tầng sâu của cuộc sống con người trên
dải đất này” [7].
Xuất phát từ quan niệm cho rằng “Cái thước đo cuối cùng của văn học chính
là sự đóng góp của nhà văn cho cuộc sống hơm nay, là sự cải tạo nó, tạo dựng lên
nó, và trước tiên là cho xây dựng con người” [9] mỗi nhà văn đều đau đáu là viết sao
cho chạm được vào cái tầng sâu, vào tận đáy sâu những sự thật về đất nước, con
người, tiến vào những chốn thâm u, gai góc của cuộc đời. Khuynh hướng “nhận thức
lại thực tại” gắn liền với khuynh hướng “hướng tới những vấn đề đạo đức và nhân


cách của con người mới trong xã hội ta”. Cùng với nhu cầu “được thành thực”, một
cách tự nhiên, trong văn xi hơm nay xuất hiện tiếng nói triết luận sâu sắc đầy suy
tư của người viết trong hành trình bất tận “tự kiếm tìm mình”. Chính vì thế, cảm
hứng suy nghĩ, tìm kiếm những vấn đề có ý nghĩa triết lý, nhân sinh chi phối dịng
mạch chính của văn xi tự sự. Nhưng như thế khơng có nghĩa là ăn năn sám hối hay
phủ định quá khứ mà chính là thể hiện chân thật lương tâm, trách nhiệm của người
viết khi đối diện với “trang giấy trước đèn”. Vì vậy, văn học sau đổi mới có thể nói là
một nền văn học hai lần chiến thắng – “lần thứ nhất chiến thắng kẻ thù, lần thứ hai
chiến thắng chính mình, dĩ nhiên là lần sau vẻ vang hơn”, bởi lẽ “nhận thức lại” để
được thành thực với cái tôi của người nghệ sĩ không chỉ là nhu cầu mà còn đánh dấu
sự trưởng thành của con người và xã hội.
Các tác giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Chu Lai, …. đã
dám nhìn trực diện vào sự thật, dám đánh giá cả một thời kì lịch sử của cái mơi
trường ni dưỡng mình trước kia với những thành tựu, những sai lầm, những bại
hoại nhân luân trong các quan niệm và đạo đức một thời trong các sáng tác của mình.
Đó là sự thơi thúc của một cảm hứng mạnh về khám phá sự thật, cái sự thật mà trước
kia thường bị che lấp hoặc ngại ngần khơng muốn nói đến. Từ đó, đi sâu khám phá

chiều sâu của tâm hồn và đời sống tâm linh của con người. Cảm hứng đó cũng hướng
mạnh vào việc tự xét mình, tự xét với tư cách cá nhân, hoặc với tư cách cộng đồng,
tư cách dân tộc. “Đó là một con đường thật vất vả nhưng cũng đầy hào hứng của
những người làm văn học. Con đường đó đang mở ra trước mắt và nhất định sẽ đưa
văn học tới một trình độ cao hơn, tốt đẹp hơn” [9]. Có lẽ vì thế, đặc trưng nổi rõ
trong nhiều sáng tác gần đây là sự trăn trở kiếm tìm chân lý sống với quan điểm phủ
định một cách khoa học những cái lỗi thời của một giai đoạn đã qua. Đây là một thay
đổi lớn, một bước tiến quan trọng của văn học trong quá trình tự làm mới mình.
Thuận theo lẽ tự nhiên, văn học trong quá trình phát triển đồng hành với ý
thức xã hội thì có những giai đoạn, những chặng đường phát triển cũng gắn liền với
các cung bậc thăng trầm của nó. Văn xi và đặc biệt là tiểu thuyết cũng không phải


là ngoại lệ. Điểm qua những chặng đường đã kể ra ở trên chúng ta thấy nguồn cảm
hứng, đề tài bắt nguồn từ cuộc chiến tranh thần thánh của chúng ta gắn với vai trò cá
nhân anh hùng. Kế tiếp đó là cuộc sống của cá nhân trong thời mở cửa kinh tế, bước
ra từ cuộc chiến với mọi đối mặt của cuộc sống đời thường đã trở thành nguồn tư liệu
chính cho tiểu thuyết miêu tả và phản ánh. Với tiểu thuyết đương đại hôm nay, cảm
hứng ngợi ca được thay thế bằng những tiếng nói tri âm, sẻ chia hoặc là bi thương
trước những quay cuồng của hiện thực đời sống, của đời sống con người cá nhân. Số
đông dư luận ghi nhận rằng tiểu thuyết nước ta từ thời đổi mới đã có những bước tiến
đáng kể về cả nội dung và hình thức biểu đạt. Và chúng ta có thể nhận thấy những
bước tiến ấy từ ý thức chủ thể của người sáng tạo thông qua tác phẩm của mình. Các
trường hợp như:Bảo Ninh Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Danh Lam… tác phẩm của họ không chỉ thay đổi về cái nhìn, cảm
hứng nghệ thuật mà có những thay đổi hết sức quan trọng về giọng điệu, lối viết.
1.1.2.2. Về sự phát triển của đội ngũ tác giả
Quan sát tiểu thuyết sau 75 chúng ta thấy có hai thời kỳ. Thời kỳ đầu là từ
1975 cho đến đầu năm 80. Tiểu thuyết thời kỳ này tuy có một số biến đổi như mở
rộng đề tài, đề cập đến nhiều vấn đề hơn… nhưng về cơ bản vẫn gần với đặc điểm

của văn xuôi giai đoạn trước. Nghĩa là ở những sáng tác này, cảm hứng sử thi vẫn giữ
một vai trò quan trọng trong tư duy nghệ thuật. Chúng ta nhớ đến những sáng tác văn
xuôi ở thời kỳ này như Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Năm 75 họ đã
sống như thế của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy, Nắng
đồng bằng của Chu Lai, Miền cháy của Nguyễn Minh Châu…
Phải từ những năm 80 văn xi mới thật sự có những bước chuyển đáng kể.
Trước hết là sự tự đổi mới của các nhà văn đã có sáng tác khá vững vàng ở giai đoạn
trước. Người ta thấy trong văn xuôi của Nguyễn Minh Châu, Bùi Hiển, Nguyễn Khải,
Nguyễn Quang Sáng, Ma Văn Kháng, Xuân Thiều, Nguyễn Trọng Oánh, Lệ Lựu…
đã bắt đầu có những đổi mới. Ở đây khơng chỉ đổi mới ở phạm vi đề tài, vấn đề mà
còn là ở tư duy nghệ thuật, cảm hứng, cách viết… Nếu trước đây Lê Lựu là Người về


đồng cói, Mở rừng thì bây giờ là Thời xa vắng. Nếu Ma Văn Kháng trước đây là Xa
phủ thì bây giờ là Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới khơng có giấy giá thú. Nếu
Nguyễn Quang Sáng trước đây là Chiếc lược ngà, Mùa gió chướng, Chị Nhung…. thì
bây giờ là Tơi thích làm vua, Thế võ… Rõ ràng trước một hiện thực mới, một công
chúng mới với những yêu cầu mới không cho phép nhà văn viết như cũ. Sự đổi mới
của các nhà văn do đó gần như là một tất yếu sống cịn của chính họ.
Đặc biệt với sự xuất hiện của một loại cây bút trẻ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt
và diện mạo của tiểu thuyết. Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Quang
Lập, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Danh Lam… đã
mang lại cho tiểu thuyết những sắc thái mới mẻ. Đọc những cây bút này, người ta có
thể chê trách điều này, điều nọ, thảo luận lại nhiều vấn đề, nhưng không thể không
thừa nhận những đổi mới mà học đã đem đến cho tiểu thuyết giai đoạn này.
1.1.2.3. Về phương diện nội dung và nghệ thuật
Vượt qua mọi sự cấm kỵ, văn học sau 1975 nói thật to cái sai, cái xấu và cả
cái ác trong nội bộ chúng ta, giữa chúng ta với nhau. Nguyễn Mạnh Tuấn thường nói
tới cái sai trong cung cách làm ăn, lề lối quản lý. Trong sáng tác của Dương Thu
Hương có cả một lũ tu mi nam tử mũ áo xênh xang, mà nhân cách hèn hạ. Dương

Thu Hương khơng chỉ nói nhiều về cái hèn, mà cịn nói về sự ngu dại của đám người
nhẹ dạ cả tin. Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường nói về sự nhếch nhác và cái xấu của
những lề thói được ni dưỡng hàng ngàn đời nay sau luỹ tre làng. Ma Văn Kháng
nói về sa sút của đạo đức, sự băng hoại khơng thể nào níu giữ của phong hố và sự
tàn bạo, dữ dội của đời sống bán khai. Rất nhiều trang văn của Nguyễn Huy Thiệp
nói về sự phân rẽ trong quan niệm nhân sinh giữa các thế hệ và sự đốn mạt của con
người. Tuy nhiên, dù viết về cái méo mó nghịch dị, tà nguỵ ma quái, hay cái đẹp, cái
xinh, văn học thế sự sau 1975 vẫn là tiếng nói thể hiện khát vọng đổi mới xã hội của
cái bể nhân dân chuyển rung đến tận đáy.
Không nên nghĩ, sau 1975, văn học chỉ nói tới cái phàm tục dơ dáng, méo mó
nghịch dị. Văn học chân chính bao giờ cũng là vương quốc của cái đẹp. Nhà nghiên


cứu Hồng ngọc Hiến có lần nói đến “ngun tắc tính nữ” như là “điểm tựa tinh
thần” “toả một ánh sáng dịu dàng, huyền diệu trong tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp”. Sau 1975, văn học nói rất nhiều về vẻ đẹp phồn thực của cuộc đời trần thế.
Nhiều tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cất lên cái giọng thật hả hê, khối hoạt, nói về
lịng ái dục như mạch sống thầm thào, mà dạt dào, hăm hở giữa cõi nhân sinh. Đúng
là sau 1975, nhiều nhà văn Việt Nam không cịn phải “xấu hổ” khi nói chuyện tình
dục. Có lẽ vì thế, văn thơ viết về tình yêu thường đậm mầu sắc dục. Sáng tác của Ma
Văn Kháng, Phạm Thị Hoài và nhiều cây bút khác như báo trước sự xuất hiện của
Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh.
Sự đổi mới về nội dung phản ánh trong tiểu thuyết sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là
thay đổi các yếu tố thuộc về cơ cấu của văn xuôi như bút pháp, nhân vật trung tâm,
cốt truyện, nghệ thuật trần thuật… Chẳng hạn về bút pháp, tiểu thuyết sau 75 nhìn
chung thay đổi khác so với trước. Xin dẫn ra đây ý kiến của nhà văn Bùi Hiển về vấn
đề này : "Theo nhận xét riêng của tôi về khuynh hướng "hiện đại hóa" trong văn xi
hiện nay, một trong những đặc điểm bút pháp của nó là trầm tĩnh hơn, tỉnh táo hơn,
bớt đi vẻ say sưa, nồng nhiệt so với những sáng tác trước đây về cách mạng và kháng
chiến, tạo một khoảng cách nhất định với đối tượng miêu tả, do đó bình thản hơn, trí

tụê hơn, thấm đậm hơn giọng điệu phê phán, bình giá, trên cơ sở một cái nhìn thiên
về bề sâu tâm tưởng, ý nghĩa nhân sinh, tuy nhiên khơng vì thế mà lạnh lùng khô héo,
trái lại nữa, qua giọng điệu lời văn ta vẫn thấy cái hơi ấm nhân tình” [9]. Cái mà
nhà văn Bùi Hiển nêu lên về mặt bút pháp như trầm tĩnh hơn, tỉnh táo hơn, ít vẻ say
sưa nồng nhiệt và thấm đậm giọng điệu phê phán, bình giá… thực chất là kết quả của
tư duy tiểu thuyết, của cách tiếp cận tiểu thuyết đối với hiện thực. Cái vơ lí, phi lí,
chất văn xi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hố thân vào tiếng cười trào
tiếu, giễu nhại để văn học thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật. Kể từ sau Cách
mạng tháng Tám, chưa bao giờ câu đối, thơ trào tiếu và truyện cười giễu nhại dân
gian lại xuất hiện nhiều như những năm 80 của thế kỷ trước. Hình như giễu nhại đã
trở thành kiểu quan hệ đời sống mang phong cách thời đại.


Lắng nghe kỹ ta sẽ nhận ra tiếng cười giễu nhại của Lê Lựu, Ma văn Kháng,
Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp nhiều khi man mác một cảm giác tái tê, trong đó
có cả nỗi đau âm thầm, lặng lẽ mà mênh mang, sâu sắc. Bởi vì lời giễu nhại bao giờ
cũng là lời đa nghĩa, đa thanh. Để tiếng cười giễu nhại cất lên trên những trang văn,
các cây bút thời đổi mới như mang đến cho ta thông điệp: Hãy vui vẻ mà chia tay với
quá khứ. Và điều quan trọng hơn, nếu mọi lời nói, dẫu có biến thành điệu hát hay
tiếng cười, đều có một phần diễn trị, thì liệu có đáng tin chăng tất cả những gì mà
người đời đã nói, đã kể cho ta nghe?
Có thể thấy, tiểu thuyết sau 1975 đã có những phát triển đáng kể. Sự phát triển
này không chỉ ở chỗ ngày càng xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn, ngày càng
nhiều tác phẩm mới ra đời, mà cái quan trọng hơn, sự phát triển của tiểu thuyết được
ghi nhận trên việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ
thuật, đổi mới thể tài và phương thức thể hiện… Tất cả những điều đó này khơng chỉ
chứng tỏ bước phát triển của tiểu thuyết sau 75, mà còn là cơ sở để xem tiểu thuyết
sau 75 là một giai đoạn phát triển độc lập trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại.
1.2. Nguyễn Danh Lam và nét độc đáo trong sáng tác

1.2.1. Đóng góp mới mẻ về mặt nội dung
1.2.1.1. Đổi mới quan niệm về hiện thực
Quan niệm hiện thực của các nhà văn được đổi mới triệt để sau 1975. Hiện
thực ở đây không thể hiện đơn giản, xuôi chiều mà phong phú, đa dạng: nó được soi
chiếu ở mọi góc độ, đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống bề bộn, ngang trái. Quan
niệm này không chỉ đi từ quan niệm cá nhân của nhà văn mà còn từ kinh nghiệm
cộng đồng, từ những quan niệm nhân bản khác nhau trong xã hội. Hiện thực đa chiều
là hiện thực chưa đồn kết, địi hỏi nhà văn phải ln tìm tịi và khám phá. Khám phá
đời sống từ đời tư phức tạp; từ số phận cá nhân đến số phận chung của cộng đồng.


Điều này đem lại cho văn học những hiện thực mới mẻ, chân thực, đậm chất nhân
văn và thực sự gần gũi với con người.
Cách nhìn hiện thực, trong quan niệm và sáng tác của Nguyễn Danh Lam
không phải là cách nhìn xi chiều, dễ dãi, lạc quan. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự
thật, nhà văn ln khai thác những vấn đề gai góc của cuộc sống. Nhà văn bộc bạch
những suy nghĩ về mình về cuộc sống: “Nói ra khó lọt tai, nhưng quả thực tơi có cảm
giác như ngồi trong một căn phòng sát bên hè phố vậy, nhiều tiếng động. Trong
những tiếng động ấy có tiếng rú ga, tiếng bóp cịi, tiếng….cãi cọ, tiếng rao…mà rất
khó nghe thấy một tiếng nhạc. Chắc là có, nhưng bị át mất rồi cũng nên?!” [12]
Có người nói “trong tác phẩm có bóng dáng tác giả”, điều này có lẽ khơng
đúng với nhà văn Nguyễn Danh Lam. Nếu ngồi đời anh ln hóm hỉnh, tếu táo….thì
văn anh lại nặng trĩu những trăn trở, ưu tư trước thời cuộc và những thân phận con
người. Hiện thực trong tác phẩm Nguyễn Danh Lam là hiện thực đa chiều. Đó là
cuộc sống khốc liệt, nghèo nàn của những con người lao động nơi xóm ga: “Những
nhà ga, trong kí ức và cả trong suy tưởng; những hành trình tưởng đâu sẽ đến miền
đất hứa; cái bến đời vô thường mà bao nhiêu ngộ nhận, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu
điều ân oán..” [29]. Trong cõi chật hẹp nhân sinh, trong cuộc hành trình dài kiếm tìm
hạnh phúc, trong nỗi khát khao làm người ấy, những nhân vật dường như cứ lạc mất
nhau giữa dịng đời hỗn loạn, đầy nghi kị, ích kỉ, nhỏ nhen, miệt thị, thù hằn, mặc

cảm (Bến vơ thường)
Đó cịn là một xã hội với cái nghèo còn chi phối quay quắt trong Giữa dòng
chảy lạc. Tháng lương làm thuê của Anh bèo bọt đến nỗi Anh không dám về nhà.
Tuần trăng mật của Anh và cô (bán bảo hiểm) hiu hắt thê lương trong nhà trọ rẻ tiền
vì cả hai người đang thất nghiệp. Tiền bà chị gửi thì nhẵn túi. Cơ gái học anh văn thì
chỉ mong gặp người xuất ngoại để thoát nghèo. Chủ nghĩa thực dụng làm sụp đổ tất
cả. Cô bảo hiểm lấy Anh chỉ là để che đi cái thực tại đồng tính của mình trước mặt
cha mẹ và mọi người. Vì thế, dù gia đình cha mẹ cơ, gia đình cha mẹ và chị của Anh
và cả Anh nữa, có khát khao thế nào, vun đắp thế nào cũng chỉ là xây nhà trên cát.


Tất cả đều thật đáng thương trước sự phũ phàng của dịng đời hơm nay. Nó cứ băng
về phía trước và hất tất cả ra bên lề những con người cố giữ lấy những giá trị truyền
thống, giá trị nhân bản.
Với Giữa vòng vây trần gian, thế gian là một cái làng tưởng như chen chúc,
hỗn độn mà chỉ là chốn vắng. Vũ trụ kia chỉ là một cái hố đen hư vơ. Một thiên tai
qt qua là xóa sổ. Đó là sự giải tạm đến hư vơ của mọi tồn tại trong cái vô thủy vô
chung của thời gian vũ trụ, sự lệ thuộc không thể cưỡng lại được của con người vào
những thiết chế xã hội và vào chính những định kiến của mình, do mình tạo ra. “Khi
con người còn ngụp lặn trong vực thẳm của sự nghi kị và sợ hãi, khi nào mà con
người không thể kết nối với con người bằng sự thông hiểu và tình u thương,thì khi
đó, cõi trần gian này cịn là một vòng vây đầy khổ ải đối với mọi phận người” [30]
Tuy nhiên hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam không chỉ là những
thù hằn, nghi kị, sợ hãi; không chỉ là nỗi đau của cả một thế hệ trước sự thay đổi
không định trước của cuộc đời đang vùn vụt lao nhanh. Mà còn là một thế giới hết
mực thương yêu của những tấm lòng nhân hậu, bao dung. Trong Giữa dịng chảy lạc
tình cảm gia đình được thể hiện qua sự thương u chăm sóc của người chị bên nước
ngồi với Anh; tình cảm của cha mẹ cô gái bán bảo hiểm đối với con rể (Anh), đối
với con (cơ gái bán bảo hiểm); tình cảm của bà mẹ tâm thần với đứa con thực vật.
Hay đó là tình u q hương lắng đọng của ông bạn họa sĩ (bạn Anh) ngay cả khi

vào cõi hư vơ, lão vẫn nói với anh cái khát vọng được gửi mình nơi dịng sơng q
hương mênh mang, mát rượi. Có thể nói, Nguyễn Danh Lam đã viết được một bài thơ
đẹp về tình yêu quê hương, dù rằng những chuyện anh viết, nhiều người đã kể. Quê
hương không phải là cái gì trừu tượng mà là tiếng rao đêm, ly cà phê quán cóc, là
những con người nghèo khó, nghĩa tình, là cái khơng khí hít thở hàng ngày. Nhiều
người muốn đi nước ngồi để có cuộc sống sung túc hơn, thoải mái hơn, điều ấy cũng
là bình thường trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thế nhưng khi hội nhập với thế
giới ta không được để mất đi bản sắc văn hóa của mình, và tình u quê hương là một
trong những bản sắc văn hóa Việt Nam cần giữ. Trong Giữa dòng chảy lạc – Nguyễn


Danh Lam đã khẳng định được điều ấy. Có thể nói, Giữa dịng chảy lạc là một bài ca
của u thương nặng lịng, u thương vượt khơng gian, thời gian, yêu thương vượt
mọi lẽ sinh tử ở đời. Giữa dòng chảy lạc, từ nỗi buồn thấm thía, đắm chìm, gợi lên
một cảnh tỉnh. Để đứng dậy và thương yêu, sau khi gập lại trang sách cuối cùng và
ngước nhìn cuộc sống cịn mênh mơng phía trước...
1.2.1.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người
Hiện thực trong sáng tác Nguyễn Danh Lam là một hiện thực bề bộn, lo âu,
gai góc. Hiện thực đó được nhà văn soi xét, nghiền ngẫm ở nhiều tầng quan hệ. Song
nó chủ yếu khơng phải mục đích phản ánh của nhà văn mà chính là phương tiện để
tác giả trình bày những suy tư, khắc khoải về hai chữ “con người”.
Con người trong sáng tác Nguyễn Danh Lam có thể là những con người quẩn
quanh trong cảnh giới chính mình tạo ra với đầy rẫy nỗi sợ hãi vô lý. Con người tự
lưu đày mình trong một thế giới của những tri giác sai lầm và dù có ý thức đi tìm sự
thức tỉnh thì trí lực nhỏ nhoi và tâm hồn yếu đuối của con người cũng bị chữ ngã đè
nặng như cái tên của nhân vật chính: Thữc (Giữa vịng vây trần gian). Làm sao sống
được đúng nghĩa chính cuộc sống của mình ?, câu hỏi cịn bỏ lửng….. Khi nào mà
con người còn ngụp lặn trong vực thẳm của nghi kị và sợ hãi, khi nào mà con người
không thể nối kết với con người bằng sự thơng hiểu và tình u thương, thì khi đó cõi
trần gian này cịn là một vòng vây đầy khổ ải đối với mọi phận người.

Tác giả từng chia sẻ: “Tương ứng với giai đoạn “mười mấy đơi mươi” của
thế hệ tơi là thời kì thoát khỏi nền kinh tế bao cấp, cùng nhiều thứ liên quan. Kế theo
một khoảng nôn nao chuyển đổi, những “giá trị sống mới” bắt đầu hình thành rồi
“lên ngơi”. Khi tơi ngồi học trong nhà trường, thì lý tưởng là những thứ rất…. sách
vở, nhưng khi bước ra khỏi cổng thì mọi thứ lại rất khác. Tơi bắt đầu cảm nhận mình
là thành viên của một “Lost Generation”, khi cái cũ qua mà cái mới chưa tới” [13].
Do đó trong sáng tác Nguyễn Danh Lam là thế giới của những con người vô danh,
thế giới của những bước lỡ, bước chệch quỹ đạo thông thường, thế giới của những
thân phận người bị bắn ra và bị chìm xuống dưới cái mẫu số chung tầm thường tạo


thành xã hội. Tiếng nói của Nguyễn Danh Lam trong tác phẩm là tiếng nói tỉnh táo,
trải nghiệm và rất hồn hậu. “Tôi viết về những con người không kịp chuẩn bị kĩ năng
sống, giữa dòng chảy cuồn cuộn và hối hả của thế giới hôm nay. Chân phải bước lên
“đoàn tàu mới”, nhưng chân trái bị kẹt lại “sân ga cũ” Thành thử bị….xé làm đôi”.
[13] Nguyễn Danh Lam có khả năng nhìn xun qua nhiều thế giới, để đi tến tận
cùng của phận người, kiếp người, lạc lõng giữa dịng chảy khốc liệt ngồi kia. Nhưng
điều mà Nguyễn Danh Lam khẳng định không phải là thái độ bi quan, chán nản, tuyệt
vọng buông xuôi trước thực tại mà các nhân vật trong sáng tác Nguyễn Danh Lam
luôn khao khát sống với chính con người mình, sống với tình yêu thương, niềm tự
tôn bản thân cho dù phải trải qua những vật vã, đau khổ của kiếp người. Hãy trở về
với dịng sơng, trở về với cuộc sống đang trơi chảy, đang vượt lên phía trước. Vâng
phải hành động tích cực cho cuộc sống, phải thích ứng được với thời đại. Vượt qua
sinh tử, đạt tới cõi an nhiên trong tâm thức trước những biến động không ngừng của
cuộc sống, trước những thực dụng vị kỉ và vô luân.
Dù hiện thực có khốc liệt đến bao nhiêu nhưng tiếng nói về con người trong
sáng tác Nguyễn Danh Lam vẫn là tiếng nói của niềm tin vào những phẩm chất tốt
đẹp của con người. Đó có thể là một mớ hỗn độn, tù túng, ngổn ngang của một thế
giới người không mặt, không tên của những con người tận cùng của xã hội. Nhưng
những con người thống khổ ấy vẫn bươn bả trong khát vọng làm người, khát vọng

hạnh phúc. Cái khát vọng ấy như những nốt lặng nhiều dằn vặt trước áp lực và sự
mâu thuẫn với hoàn cảnh.
Quan niệm nghệ thuật về con người là sự suy ngẫm, cắt nghĩa, lý giải của mỗi
nhà văn về con người. Nó là khả năng chiếm lĩnh hiện thực đời sống, năng lực khám
phá thế giới tâm hồn con người của nhà văn. Trong quá trình sáng tạo của mình, nhà
văn ln khao khát khẳng định bản ngã, cá tính sáng tạo thơng qua sự bày tỏ quan
niệm, một cái nhìn, cảm nhận độc đáo mới mẻ về thế giới và con người. Với niềm
đam mê sáng tạo, Nguyễn Danh Lam khơng chọn cho mình lối đi bằng phẳng, đơn
giản, một chiều mà thử thách ngịi bút của mình bằng con đường đầy chông gai, thử


×