Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của mô hình chuyển đổi cơ cấu trồng cây cỏ ngọt tại xã nghi đồng huyện nghi lộc tỉnh nghệ an của công ty cổ phần đầu tu phát triển á châu luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------

ĐẬU THỊ LƯU

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TRỒNG CÂY CỎ NGỌT
TẠI XÃ NGHI ĐỒNG - HUYỆN NGHI LỘC - TỈNH NGHỆ AN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Á CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VINH, 07/2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------

1


ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP VÀ HIỆU QUẢ
CỦA MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TRỒNG CÂY CỎ NGỌT
TẠI XÃ NGHI ĐỒNG - HUYỆN NGHI LỘC - TỈNH NGHỆ AN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Á CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện:



Đậu Thị Lưu

Lớp:

48K3 - KN&PTNT

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thúy Vinh

VINH, 07/2011
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là : Đậu Thị Lưu
Sinh viên lớp 48 K3 - KN & PTNT.

2


Đề tài tốt nghiệp: Đánh giá sự phù hợp và hiệu quả mơ hình chuyển đổi cơ
cấu trồng cây Cỏ ngọt tại xã Nghi Đồng - Huyện Nghi Lộc - Tỉnh Nghệ An của
Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Á Châu.
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu là do chính bản thân tơi nghiên cứu,
có sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, cán bộ Công ty Á Châu. Các tài liệu được
trích rõ nguồn gốc. Nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề là trung thực.

3


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành khố luận này trong suốt q trình thực hiện tơi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ quý thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên Công ty Á Châu, cán bộ

xã Nghi Đồng và những người bạn đồng môn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thúy Vinh
đã giúp cho tôi việc xác định lý do, mục tiêu, cơ sở lý luận rồi hướng cho tôi nội
dung và phương pháp nghiên cứu. Từ tận đáy lịng mình tơi xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ quý báu của cô.
Tôi gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Công Vương, anh Nguyễn Văn Hiếu,
anh Tăng Xuân Tuấn cùng các anh chị cán bộ nhân viên Công ty Á Châu, anh Tiến
cán bộ Tư pháp, anh Thắng cán bộ KN xã Nghi Đồng đã hỗ trợ tôi thu thập số liệu,
chia sẽ thơng tin và những kinh nghiệm hữu ích để tơi hồn thành đề tài này.
Cảm ơn gia đình nhỏ của tôi và những người bạn thân đã tiếp niềm tin và
động lực giúp tơi hồn thành nghiên cứu của mình.
Tác giả
Đậu Thị Lưu

4


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................12
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn...............................................................3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................3
1.1.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.......................................................................3
1.1.1.1. Cơ cấu cây trồng......................................................................................3
1.1.1.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng...................................................................4
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng........................................5
1.1.2. Một số vấn đề về cây cỏ ngọt Stevia...........................................................6
1.1.2.1. Cây cỏ ngọt Stevia....................................................................................6

1.1.2.2. Các đặc điểm cây cỏ Ngọt.........................................................................7
1.1.2.3. Vai trò và giá trị của cây Cỏ Ngọt...........................................................11
1.1.3. Hiệu quả kinh tế.........................................................................................12
1.1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế....................................................................12
1.1.3.2. Phân loại hiệu quả kinh tế.......................................................................14
1.1.3.3. Vai trò của đánh giá hiệu quả kinh tế.......................................................15
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng trong đề tài...........................16
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................17
1.2.1. Tình hình trồng cây cỏ ngọt Stevia trên thế giới.........................................17
1.1.2.2. Tình hình trồng cây cỏ ngọt Steva ở Việt Nam........................................20
Chương 2. Đối tượng, nôi dung và phương pháp nghiên cứu...........................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...............................................23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu..................................................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................23
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu....................................................................23

5


2.3.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp......................................................23
2.3.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.......................................................23
2.3.2. Phương pháp phân tích tài liệu...................................................................24
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................25
2.4. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu.......................................................25
2.4.1. Thông tin chung về công ty ........................................................................25
2.4.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Á Châu ..........................................................25
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................34
3.1. Giới thiệu kế hoạch và quá trình triển khai dự án..........................................34

3.1.1. Giới thiệu kế hoạch ...................................................................................34
3.1.2. Quá trình triển khai mơ hình.......................................................................36
3.2. Đánh sự phù hợp của mơ hình trồng cây cỏ ngọt Stevia tại xã Nghi Đồng
của Công ty Á Châu..............................................................................................38
3.2.1. Đánh giá sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của mơ hình trồng cây cỏ ngọt
tại xã Nghi Đồng ..................................................................................................38
3.2.1.1. Nhiệt độ...................................................................................................39
3.2.1.2. Nước và độ ẩm.........................................................................................40
3.2.1.3. Đất đai và địa hình..................................................................................42
3.2.2. Đánh giá sự phù hợp của kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt Stevia........................43
3.2.3. Sự phù hợp về cơ chế chính sách cần giải quyết hiện nay...........................48
3.3. Hiệu quả trồng cây cỏ ngọt Stevia của Công ty Á Châu................................49
3.3.1. Một số thông tin về hộ điều tra...................................................................49
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của trồng cây cỏ ngọt Stevia............................................50
3.3.2.1. Mức chi phí và kết quả đầu tư trong sản xuất các cây trồng địa phương....50
3.3.2.2 Mức chi phí và kết quả đầu tư trong trồng cây cỏ ngọt Stevia..................52
3.3.2.3. So sánh mức đầu tư chi phí của trồng cây cỏ ngọt với các cây trồng
địa phương ...........................................................................................................53
3.3.2.4. So sánh kết quả đầu tư trồng cây cỏ ngọt và các cây trồng địa phương. . .54
3.3.2.5. Hiệu quả đầu tư của các cây trồng...........................................................54
3.3.3. Hiệu quả xã hội ..........................................................................................57
3.3.3.1. Hiệu quả về lao động, việc làm của địa phương......................................57

6


3.3.3.2. Tăng thu nhập cho người dân...................................................................59
3.3.3.3. Hiệu quả về việc đảm bảo sức khoẻ cho lao động trong sản xuất trồng
cây cỏ ngọt...........................................................................................................59
3.3.4. Hiệu quả môi trường ..................................................................................61

3.3.4.1. Mức tiết kiệm nguồn nước.......................................................................61
3.3.4.2. Đảm bảo năng suất nhưng không gây ô nhiễm môi trường .....................61
3.4. Mức độ tiếp cận của người dân địa phương đối với mơ hình trồng cây cỏ
ngọt Stevia ...........................................................................................................64
3.4.1. Ý kiến của người dân đối với mơ hình trồng cây cỏ ngọt Stevia tại địa
phương .................................................................................................................64
3.4.2. Diện tích canh tác mà các hộ muốn chuyển đổi sang trồng cây cỏ ngọt
Stevia48................................................................................................................65
3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển mơ hình trồng cây cỏ ngọt
Stevia ................................................................................................................... 66
3.5.1. Giải pháp về kỹ thuật..................................................................................66
3.5.2. Giải pháp về công tác thu hút sự tham gia của người dân...........................67
3.5.3. Giải pháp về đào tạo lao động nông nghiệp................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................69
1. Kết luận............................................................................................................69
2. Kiến nghị..........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................71
PHỤ LỤC

7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

CL:

chi phí lao động


Cty:

Cơng ty

GO:

Giá trị gia sản xuất

IDF:

Liên Đồn tiểu Đường Quốc Tế

HTX:

Hợp tác xã

IM:

Thu nhập hỗn hợp

KN:

Khuyến nông

NK:

Nhập khẩu

QN:


Nghị quyết

SV:

Stevia

TNHH:

Trách nhiệm Hữu hạn

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr.đ:

Triệu đồng

TƯ:

Trung ương

VA:

Giá trị gia tăng

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


XNK:

Xuất nhập khẩu

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ thể hiện kết quả của thực tế tiến hành so với kế hoạch................37
Bảng 3.2. Nhiệt độ của cây cỏ ngọt và chế độ nhiệt của môi trường địa phương....39
Bảng 3.3. Yêu cầu độ ẩm của cây cỏ ngọt và độ ẩm của không khí mơi trường
địa phương............................................................................................................41
Bảng 3.4. So sánh quy trình kỹ thuật trồng và thực tế tiến hành trồng cỏ ngọt tại
địa phương............................................................................................................43
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra............................................49
Bảng 3.6. Mức đầu tư chi phí đối với sản xuất của các cây trồng địa phương......50
Bảng 3.7. Kết quả đầu tư sản xuất các cây trồng địa phương................................51
Bảng 3.8. Mức đầu tư chi phí trồng cỏ ngọt Stevia...............................................52
Bảng 3.9. Kết quả và hiệu quả trồng cây cỏ ngọt (sào/năm).................................53
Bảng 3.10. Sự phân công lao động theo giới trong SX nơng nghiệp (%)..............57
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng lao động ở địa phương, công ty và hiệu quả sử
dụng lao động của công ty....................................................................................58
Bảng 3.12. Thu nhập tăng thêm của người khi dự án được thực hiện ..................59
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhận xét của người dân về tình hình sâu bệnh trên cây trồng và
sử dụng thuốc BVTV trong phịng trừ (%)...........................................................59
Bảng 3.14. Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ..................................60
Bảng 3.15. Tỷ lệ đánh giá thay đổi số lượng các loại phân bón khi trồng Cỏ
ngọt (%)................................................................................................................ 62


9


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, HỘP
Biểu đồ 3.1. So sánh chi phí đầu tư trồng trồng cây Cỏ ngọt và các cây trồng
địa phương ..........................................................................................................54
Biểu đồ 3.2. So sánh số công lao động trồng cây Cỏ ngọt và các cây trồng
địa phương............................................................................................................54
Biểu đồ 3.3. Kết quả đầu tư các cây trồng............................................................55
Biểu đồ 3.4. Thu nhập từ đầu tư IC các cây trồng.................................................56
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả đầu tư các cây trồng .........................................................56
Hình vẽ: Cơ cấu tổ chức của Cơng ty Á Châu......................................................25
Hộp 3.1. Suy nghĩ của người về mô hình chuyển đổi cây trồng mới....................64
Hộp 3.2. Hiểu biết của người về mơ hình cây cỏ ngọt..........................................65
Hộp 3.3. Lý do mà người dân lựa chọn trồng cây cỏ ngọt....................................65

10


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thiên nhiên luôn đem lại cho chúng ta những điều kỳ diệu. Trong các loại
thảo mộc chứa sẵn chất ngọt, đặc biệt lôi cuốn chúng ta là chất ngọt steviosid trong
cây cỏ ngọt. Chất steviosid có vị ngọt gấp 300 lần đường mía saccarose, ít năng
lượng, không lên men, không bị phân huỷ mà hương vị lại thơm ngon, có thể dùng
để thay thế đuờng trong chế độ ăn kiêng. Theo một báo cáo cơng bố tại Hội nghị
của Liên Đồn Tiểu Đường Quốc Tế (IDF – International Diabetes Federation) tổ
chức ở Thủ đô Paris nước Pháp, chi phí chăm sóc người bệnh tiểu đường trong độ
tuổi 20 - 79 trên toàn thế giới hàng năm khoảng 150 tỷ USD. Ước tính đến năm

2025 gánh nặng về bệnh tiểu đường cho toàn thế giới sẽ ở mức gần 400 tỷ USD.
Còn tại Việt Nam, hiện có hơn 3 triệu người (khoảng 4% dân số) đang mang trong
mình căn bệnh đái tháo đường và hàng triệu người khác có nguy cơ trở thành nạn
nhân tiếp theo của bệnh này. Nguy hiểm hơn thế là 65% số người bệnh nói trên
chưa biết mình mắc bệnh này [1], [19], [14] có rất nhiều giải pháp phịng chống
bệnh tiểu đường được đưa ra và một trong những giải pháp phịng và chống bệnh thì
chất ngọt kể trên là ứng viên sáng giá bậc nhất.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta rất thích hợp cho cây cỏ
ngọt sinh trưởng và phát triển. Hiện nay cây cỏ ngọt đang trở thành một cây trồng
nông nghiệp mới tại một số tỉnh như: Hà Giang, Cao Bằng, Hưng Yên, Hà Nội, Hà
Tây, Tuyên Quang, Đắc Lắc v.v...[20], [7]. Trên thực tế ở một số nơi trồng cây cỏ
ngọt cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ thoát nghèo, tạo thêm việc làm, có các kiến
thức mới về canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần làm tăng thêm thu
nhập cho nông dân cũng như tăng thêm của cải vật chất cho xã hội. Mặt khác trong
một vài năm trở lại đây mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã mang lại hiệu quả, đã
được bố trí phù hợp, nâng cao thu nhập cho bà con. Cùng với tình hình đó, đầu tháng
11/2009 tại xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An mơ hình chuyển đổi cơ cấu
trồng cây cỏ ngọt do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển làm chủ dự án đầu tư đã tiến
hành triển khai thực hiện. Sau gần 2 năm triển khai liệu mơ hình chuyển đổi này có

11


thật sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, với điều kiện kinh tế-xã hội, với xu hướng
phát triển của thị trường hàng hóa và mang lại hiệu quả như thế nào đến cho người
dân trên địa bàn
Xuất phát từ những lý do trên, trong khóa luận tốt nghiệp em tiến hành nghiên
cứu đề tài "Đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của mơ hình chuyển đổi cơ cấu trồng
cây Cỏ ngọt tại xã Nghi Đồng - huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An của Công ty cổ phần
Đầu tư Phát triển Á Châu".

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của mơ hình chuyển đổi cơ cấu trồng cây Cỏ
ngọt tại xóm 4 - xã Nghi Đồng - huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An của Công ty cổ phần
Đầu tư Phát triển Á Châu. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và
phát triển của mơ hình chuyển đổi cơ cấu trồng cây Cỏ ngọt của Công ty cổ phần Đầu
tư Phát triển Á Châu
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra nghiên cứu thực trạng sản xuất nơng nghiệp của địa phương và mơ
hình chuyển đổi cơ cấu trồng cây cỏ ngọt của Công ty Á Châu tại địa phương.
- Đánh giá được sự phù hợp và hiệu quả của cây cỏ ngọt cũng như sự phù
hợp của mơ hình chuyển đổi trồng cây cỏ ngọt này trên địa bàn.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng mô hình
chuyển đổi cơ cấu trồng cây cỏ ngọt

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
1.1.1.1. Cơ cấu cây trồng
Theo Trần Đức Viên, Phạm Chí Thành (1996) [15] thì cơ cấu cây trồng là tỷ
lệ các loại cây trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định, nó liên quan tới
cơ cấu cây trồng nơng nghiệp, nó phản ánh sự phân cơng lao động trong nội bộ
ngành nông nghiệp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng,
nhằm cung cấp được nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con
người.

Theo tác giả Đào Thế Tuấn (1984) [4] thì cơ cấu cây trồng là thành phần các
giống và lồi cây được bố trí theo khơng gian và thời gian trong một vùng sinh thái
nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội
sẵn có. Cịn các tác giả Lý Nhạc, Dương Hữu Tuyền, Phùng Đăng Chinh (1987) [9]
thì cho rằng cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo
khơng gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp.
Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trị của từng bộ phận và mối
quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể. Một cơ cấu có tính ổn định
tương đối và được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện khách
quan, điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Cơ cấu cây trồng lệ thuộc rất nghiêm ngặt
vào điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hội. Việc duy
trì hay thay đổi cơ cấu không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện để tăng trưởng
và phát triển sản xuất. Cơ cấu cây trồng được xác định trên cơ sở bố trí mùa vụ, chế
độ luân canh cây trồng, thay đổi theo những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết
vấn đề mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi và đặt ra cho ngành sản xuất trồng trọt những
yêu cầu cần giải quyết...
Cơ cấu cây trồng về mặt diện tích, tỷ lệ các loại cây trồng trên diện tích canh
tác, tỷ lệ này phần nào nói lên trình độ sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực
cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp, phản ánh trình độ phát triển sản

13


xuất thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ cao, các loại cây
trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu thấp, chứng tỏ sản xuất nơng nghiệp ở đó
kém phát triển và ngược lại.
Nguyễn Duy Tính (1995) [11] cho rằng chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cải
tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng
những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là thực hiện
hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội) nhằm thúc đẩy cơ cấu

cây trồng phát triển, đáp ứng theo những mục tiêu của xã hội.
Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm ra các biện pháp nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hệ
thống cây trồng hiện tại hoặc đưa ra những hệ thống cây trồng mới. Hướng vào các
hợp phần tự nhiên, sinh học, kỹ thuật, lao động, quản lý, thị trường để phát triển cơ
cấu cây trồng trong những điều kiện mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
(Lê Minh Toán, 1998) [13].
Nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng phải đánh giá đúng thực trạng, xác
định cơ cấu cây trồng phù hợp với thực tế phát triển cả về định lượng và định tính,
dự báo được mơ hình sản xuất trong tương lai; phải kế thừa được những cơ cấu cây
trồng truyền thống và xuất phát từ yêu cầu thực tế, hướng tới tương lai để kết hợp
các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội (Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên, 1995) [8]
Trong tất cả các định nghĩa, điều quan trọng nhất là phải biết sử dụng hợp lý
tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện tài ngun mơi trường, có hiệu quả kinh tế,
năng suất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế
hệ và hạn chế rủi ro.
1.1.1.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sự thay đổi theo tỷ lệ % của diện tích gieo
trồng, nhóm cây trồng, của cây trồng trong nhóm hoặc trong tổng thể và nó chịu sự
tác động, thay đổi của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng là quá trình thực hiện bước chuyển từ hiện trạng cơ cấu cây trồng cũ sang
cơ cấu cây trồng mới (Đào Thế Tuấn,1977) [3].
Nguyễn Duy Tính (1995) [11] cho rằng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cải
tiến hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm đáp ứng

14


những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là thực hiện
hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội) nhằm thúc đẩy cơ cấu

cây trồng phát triển, đáp ứng những mục tiêu của xã hội. Cải tiến cơ cấu cây trồng
là rất quan trọng trong điều kiện mà ở đó kinh tế thị trường có nhiều tác động ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải được bắt đầu bằng việc phân tích hệ thống
canh tác truyền thống. Chính từ kết quả đánh giá phân tích đặc điểm của cây trồng
tại khu vực nghiên cứu mới tìm ra các hạn chế và lợi thế, so sánh để đề xuất cơ cấu
cây trồng hợp lý. Khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường.
- Phải khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội của mỗi vùng.
- Bố trí cơ cấu cây trồng phải biết lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học
của mỗi loại cây trồng, để bố trí cây trồng phù hợp với các điều kiện ngoại cảnh,
nhằm giảm tối đa sự phá hoại của dịch bệnh và các điều kiện thiên tai khắc nghiệt
gây ra.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tính đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
- Về mặt kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo có hiệu quả
kinh tế, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
1.1.1.3. Ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Để đáp ứng nhu cầu nhiều mặt ngày càng tăng của con người địi hỏi ngành
nơng nghiệp phải sản xuất ra ngày càng nhiều lương thực, thực phẩm và ngun
liệu cho cơng nghiệp chế biến nơng sản hàng hố; đồng thời tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ
thuật cho sản xuất nơng nghiệp hàng hố phát triển. Với những thành tựu của khoa
học nông nghiệp, các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất đã tập trung sản xuất những
cây trồng có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái và có lợi thế so sánh
hơn các vùng khác trên thị trường, hình thành hệ thống cây trồng ngày càng có hiệu
quả kinh tế cao. Nhiều vùng sinh thái nơng nghiệp có những nguồn tài ngun tiềm
ẩn to lớn, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu


15


cây trồng hình thành nên những vùng chuyên canh tập trung mang tính hàng hố
cao, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng một cách hợp lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, gắn lợi ích trước mắt với hiệu quả
lâu dài, bền vững, gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và cải tạo môi trường
sinh thái (Nguyễn Duy Tính, 1995) [11], (Đào Thế Tuấn, 1997) [5]. Việc xây dựng
cơ cấu cây trồng mới phải góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững.
Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác định cơ cấu
cây trồng hợp lý là một trong những cơ sở cho việc xác định phương hướng sản
xuất. Sự đa dạng hoá cây trồng và tăng trưởng theo các mục tiêu cụ thể sẽ tạo nền
tảng cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn và phát
triển kinh tế trong tương lai.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ định hình về mặt tổ chức cây trồng
trên đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác
định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các lồi cây
trồng với nhau, từ đó khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất
các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2. Một số vấn đề về cây cỏ ngọt Stevia
1.1.2.1. Cây cỏ ngọt Stevia
Trong thiên nhiên có nhiều loại cây chứa đường năng lượng thấp, với độ
ngọt cao gấp hàng trăm lần đường mía. Chúng được dùng làm chất thay thế đường
cho những người phải kiêng loại thực phẩm này. Cỏ ngọt (còn gọi là cỏ mật, cỏ
đường, cúc ngọt, trạch lan) là một loại cây như thế.
Cỏ ngọt ( Stevia, Sweetleaf, candyleaf, Sweet herb of Paraguay) còn được
gọi là Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday
nằm về phía đơng bắc của xứ Panama, Nam Mỹ. Vào thế kỷ XVI, các thuỷ thủ Tây
Ban Nha đã từng đề cập đến sự hiện diện của loại thảo mộc này rồi. Nhưng phải chờ
đến năm 1988, các nhà Thực vật học người Paraguay là Moises Santiago

Bertoni mới phân loại và chính thưc đặt tên gọi nó là Stevia Rebaudiana Bertoni.
Thổ dân Guarani ở Paraguay gọi cỏ này là Cấ-êhê có nghĩa là Cỏ ngọt. Cỏ ngọt là
một chi của khoảng 240 loài thảo mộc và cây bụi thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngày
nay, trên thế giới cây Cỏ ngọt được trồng tại rất nhiều quốc gia như: Brazil,

16


Argentina, Paraguay, Mexico, Nhật bản, Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan,
Việt Nam, Israel, Hoa Kỳ...[1], [6], [19]
Với chất ngọt chiết xuất ngọt gấp đến 300 lần đường thường Cỏ ngọt Stevia
đã được chú ý nhiều hơn cùng với nhu cầu tăng cao đối với các loại thực phẩm ít
đường. Các nghiên cứu y học cũng cho thấy Stevia có tác dụng đối với điều trị
chứng béo phì và huyết áp cao. Điều này chứng tỏ Stevia càng ngày càng trở nên
quan trọng khi các ứng dụng của nó được mở rộng từ ngành thực phẩm, đồ uống
sang y tế. Các thống kê cho thấy trên thế giới có khoảng 300 sáng chế nghiên cứu
về cây cỏ ngọt, về chất tạo ngọt từ cây này [14]
1.1.2.2. Các đặc điểm cây cỏ Ngọt
a. Đặc điểm thực vật
Cỏ ngọt là cây thân thảo, đa niên, có thân rễ khỏe, mọc cạn từ 0 - 30 cm (tùy
thuộc vào độ phì nhiêu, tơi xốp và mực nước ngầm của đất). Rễ của cây Cỏ ngọt
gieo từ hột ít phát triển hơn rễ từ cành giâm.
- Loài cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng; gốc bắt đầu hố gỗ, mỗi gốc
có nhiều cành (nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm). Cỏ ngọt có dạng
thân bụi, chiều cao trung bình khi thu hoạch là 50 - 60 cm, trong điều kiện thâm
canh có khi cao tới 80 - 120 cm. Phân cành cấp 1 nhiều, chỉ đến khi ra hoa mới
phân cành cấp 2, cấp 3. Cành cấp 1 thường xuất hiện ở những nách lá cách mặt đất
10 cm trên thân chính, nhưng khi đốn cành có thể xuất hiện ở trên tất cả các đoạn
trên thân.
- Thân và cành Cỏ ngọt trịn, có nhiều lơng, đường kính thân chỗ to nhất từ 5

- 8 mm, thân già có màu tím nâu, phần non màu xanh, có khả năng ra rễ bất định
(dựa vào các đặc điểm này để đặt ra các quy trình kỹ thuật chăm sóc và thu hái thích
hợp).
- Lá Cỏ ngọt có phủ lơng mịn, mọc đối theo từng cặp hình thập tự, phiến lá
hình trứng ngược, có 12 - 16 răng cưa ở mép. Lá già dài từ 5 - 7 cm, rộng từ 1,5 - 2
cm, có 3 gân song song và các gân phụ phân nhánh. Trên một thân, số lá có thể đạt
tới 70 - 90 lá. Lá già, ở dưói thấp chứa nhiều chất ngọt hơn lá non ở phía trên cao
- Hoa Cỏ ngọt thuộc loại hoa đầu phức hợp, nhỏ màu trắng, mọc ở đầu cành
hay kẽ lá mọc thành hình xim 2 ngã, ở cuống chùm hoa có hai lá chét nhỏ. .Cụm

17


hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5
cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vịi nhuỵ dài thị ra ngồi. Hoa có mùi thơm
nhẹ (hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều). Trái nhỏ màu nâu thẫm 5
cạnh, khi chín dài 2 - 2,5 mm, có lơng để gió đưa hột đi xa. Cây non gieo từ hột sinh
trưởng yếu và chậm. Trọng lượng 1.000 hột từ 0,35 - 0,40 g. Phấn hoa có thể gây dị
ứng, chất ngọt tập trung ở trong lá.
* Về phưong diện hoá học: Đây là những diterpenoid glycosides và gồm 4
loại chính: stevicoside (5-10%), rebaudioside A (2-4%), rebaudioside C (1-2%) và
dulcoside A (0.5-1%). Hai loại phụ gia là

rebaudioside D và E. Chất ngọt

stevioside có vị ngọt gấp 300 lần hơn đường thường (saccharose, sucrose) đặc biệt
là không tạo calore và rất ổn định ở nhiệt độ cao 198 0C nhưng không trở nên sậm
màu và cũng không trở thành đường caramel đặc keo [12], [21]
b. Đặc điểm sinh trưởng
Cỏ ngọt sinh sản hữu tính (gieo hạt) và vơ tính (giâm cành) là cây ưa ẩm, ưa

sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước.
Phương pháp gieo hạt
Đặc điểm của hạt:
- Hạt Stevia có nhiều đặc điểm. Các đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ
lệ mọc mầm và đâm chồi thành cơng. Kỹ thuật chăm sóc vườn ươm khơng phù hợp
sẽ làm hỏng quá trình phát triển của hạt và dẫn đến tỷ lệ mọc mầm dưới 20%.
- Đặc điểm mọc mầm của hạt và quá trình đâm chồi của Stevia
Tỷ lệ mọc mầm thông thường của Stevia là khá thấp. Cây khơng có khả
năng tự thụ phấn cho nên cần các tác nhân như gió và cơn trùng.
Hạt Stevia rất nhỏ và rất dễ dàng đánh mất khả năng mọc mầm. Một ngàn hạt
chỉ nặng từ 0,25 đến 0,4 gram.
Thời gian để Stevia mọc mầm thường không cố định và tỷ lệ đâm chồi
thường thấp.
- Các yếu tố môi trường ảnh hưởng quá trình hạt nảy mầm và đâm chồi
Độ dày của hạt
Độ ẩm của đất
Nhiệt độ của luống

18


Xử lý hạt trong quá trình gieo
Chuẩn bị đất luống: gieo
- Lựa chọn địa điểm vườn ươm
Địa điểm vườn ươm cần đặt nơi có ánh nắng trực xạ, bằng phẳng. Cần có
nguồn nước tưới sẵn sàng gần bên. Đất cần đủ độ phì. Đảm bảo chất dinh dưỡng và
độ ẩm được duy trì một cách dễ dàng. Nước phải thốt đi một cách dễ dàng. Đất
nhiều mùn pha cát có nồng độ PH với axit nhẹ hoặc trung tính là phù hợp.
- Làm luống
Khử trùng đất: Trước khi đánh luống, mỗi mu* (xấp xỉ 600m2) cần rải 1500g

Phoxim loại 3,6% hoặc 50 -100 kg vôi bột, giúp hạn chế sự phá hoại của côn trùng,
đặc biệt là giun dế.
* 15 mu tương đương 1 ha
Làm luống: Thông thường mất từ 7-10 ngày để chuẩn bị 1 mu đất. Mỗi luống
dài 15m rộng 1,2m vãi được 100 g hạt. Sau khi làm luống xuong có thể dùng thanh
gỗ để san bằng mặt luống. Trên mặt luống nên rây thêm một lớp đất sạch hoặc đất
cát pha khoảng 1-2cm. Nên có một lớp rìa luống rộng 10cm cao 6-8cm cho mục
đích làm khung che luống. Diện tích gieo hạt sẽ là 15m2 sau khi trừ đi phần đất lớp
rìa.
Xử lý hạt:
Việc xử lý hạt trước khi gieo sẽ giúp tăng tỷ lệ nảy mầm. Việc áp dụng các
biện pháp cũng giúp tránh bệnh tật lây lan để tạo nên những mầm khoẻ mạnh từ hạt.
+ Hạt được chọn lọc thông qua quá trình sàng rây hoặc lọc bằng nước
+ Phơi nắng để loại bỏ lơng hạt: Việc phơi nắng hạt sẽ có tác dụng tăng cường
khả năng nảy mầm, diệt khuẩn và mầm bệnh, và loại trừ lông hạt.
+ Khử trùng cho hạt: Hạt Stevia rất dễ bị các loại virut và vi khuẩn tấn công.
Việc tiệt trùng cho hạt trước khi gieo sẽgiúp tránh mầm bệnh lây lan.
5000 thuốc tím kali pha lỗng (5000 dilution of potassium permanganate) có
thể được sử dụng để khử trùng.
Kỹ thuật khử trùng: (1) Nhúng một túi (làm từ bông gạc) hạt Stevia vào dung
dịch khử trùng từ 10-15 phút. (2) Rửa sạch lại một lần qua vòi nước chảy. (3) Ngâm
một lần nữa trong nước mát trong vòng 4-5 tiếng.

19


Từ đây hạt đã sẵn sàng mang đi gieo.
Phương pháp gieo hạt:
Trộn đều hạt đã được khử trùng với đất pha cát, đất tốt khơ hoặc tro bếp, sau
đó vãi vào luống. Nhẹ nhàng dùng thanh gỗ san đều mặt luống nhằm giúp hạt tiếp

xúc với đất luống tốt hơn. Dùng rơm phủ lên luống và rưới nước lên. Sau đó phủ
nilon kín.
Phương pháp giâm cành
Mơi trường giâm:
Mơi trường giâm các cành giâm sử dụng 100% mụn dừa (đất sạch) đựng
trong bầu lá chuối thì thấy chúng quá rời rạc và rất ít tiếp xúc với các rễ đang phát
triển
Việc pha trộn đất bề mặt/phân vi sinh trộn với mụn dừa có thể sẽ tốt hơn việc
sử dụng 100% mụn dừa vì nó giúp cho đất tiếp xúc với rễ tốt hơn…
Lựa chọn cành giâm:
Mục đích chính của giai đoạn này là thúc đẩy rễ tăng trưởng tối đa nhất chứ
không phải tăng trưởng cành hoặc lá
Lựa chọn cành không quá dài với 4-5 đốt cây, vị trí cắt cách đốt dưới cùng
một đoạn ngắn, nhúng trong dung dịch Clorox, rồi nhúng trong thuốc kích thích rễ
Tỉa phần đọt (ngọn) để cây để phát triển nhanh hơn
Tỉa đốt lá dưới cùng để thúc đẩy các chồi non phát triển
Sẵn sàng để trồng vào luống ươm, cắm cành xuống đất không quá 2-3cm để
rễ phát triển nhanh hơn
Trồng cành giâm vào trong luống:
Kết quả được trông đợi cuối cùng là 1 cây có tán tăng trưởng tối đa để thu
hoạch được nhiều lá nhất nhờ có nhiều chồi non đâm lên từ gốc phát triển thành cây
nhiều nhành chứ không phải là cây độc thân tỏa ra nhiều nhánh.
Thử nghiệm trồng cả trong các bầu lá chuối, các khay hoặc trực tiếp vào
luống để tìm ra phương pháp tốt nhất
Tùy vào thời tiết, nếu quá nóng và các cây bị héo, mở ra tưới phun để duy trì
độ ẩm, ngược lại nếu đủ ẩm thì khơng mở lớp che trong 15 ngày

20




×