Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án hỗ trợ xây dựng cánh đồng 60 80 triệu đồng tại xã thanh lĩnh huyện thanh chương tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.08 KB, 80 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ

NGUYỄN THỊ THÙY

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
DỰ ÁN “HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG 60 80 TRIỆU ĐỒNG” TẠI XÃ THANH LĨNH
HUYỆN THANH CHƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VINH - 2009


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
DỰ ÁN “HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG 60 80 TRIỆU ĐỒNG” TẠI XÃ THANH LĨNH
HUYỆN THANH CHƯƠNG - TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện:


Nguyễn Thị Thùy

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Công Thành

VINH - 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


3
Thành tựu về phát triển nông nghiệp ngay từ những năm đầu của công
cuộc đổi mới với sự kiện rất nhiều năm Việt nam phải nhập khẩu lương thực, chỉ
sau một năm thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị nước ta không chỉ đủ ăn
mà lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo với 1,2 triệu tấn (năm 1989) đã tạo
ra luồng sinh khí mới, niềm tin mới để từ đó bắt đầu đổi mới trên tất cả các
ngành kinh tế khác. Những thành tựu đó là cơ sở kinh tế và xã hội, tạo tiền đề để
đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH.
Sau hai mươi năm thực hiện công cuộc CNH - HĐH bộ mặt của nước ta
đã hoàn toàn đổi mới, kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh,
đời sống của người dân ngày càng được nâng cao… Nhưng mặt trái của nó là
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
ngày càng tăng, quỹ đất đai dành cho nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp
dần…
Ngày nay, cùng với quá trình CNH - HĐH là q trình đơ thị hố nông
thôn đã làm cho quỹ đất nông nghiệp vốn đã ít nay lại bị càng ít hơn. Nguyên
nhân là do quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp được chuyển sang xây dựng
nhà xưởng, xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng nhà ở… Đứng trước thực
trạng đó, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo an

ninh lương thực quốc gia và phát triển xuất khẩu nơng sản, thì giải pháp tốt nhất
đó là đầu tư về chiều sâu, thâm canh cây trồng, tăng vụ sản xuất, tăng năng suất
cây trồng, tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích, khai thác và sử dụng hợp lý
các nguồn tài nguyên đất đai, lợi thế của mỗi địa phương để phát triển sản xuất,
nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, ngồi sự nỗ lực của
người dân địi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan chính quyền, hỗ trợ người
dân quy hoach chuyển đổi đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng
vụ, đưa vào sản xuất các loại cây trồng hàng hố, có giá trị kinh tế cao.
Trong những năm qua, nông dân ở khắp các địa phương trong cả nước đã
thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để xây dựng những cánh


4
đồng cho thu nhập cao, vì vậy đến nay những cánh đồng cho thu nhập cao đã
được hình thành và phát triển rộng khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc,
Thanh Hố, Quảng Nam…
Thanh Chương là một huyện miền núi thấp, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh
Nghệ An với tổng diện tích tự nhiên là 112.890,65 ha, với hơn 90% dân số sống
bằng nghề nông. Người dân Thanh Chương cần cù, chịu khó, chăm lo sản xuất,
ham học hỏi nhưng đời sống người dân nơi đây vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2004 - 2005 Đảng bộ và nhân dân Thanh Chương đã thành công trong trong
việc xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng với hai công thức luân canh cây trồng:
Ngô đông + Lạc xuân + Đậu xanh hè thu, và Rau đông + Lạc xn + Ngơ hè thu
với mức lãi rịng là 18 - 20 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên kinh tế nơi đây vẫn còn
chậm phát triển, đời sống người dân còn ở mức thấp, người dân nơi đây chưa
khai thác hết tiềm năng đất đai màu mỡ, chưa biết ứng dụng tiến bộ KHCN vào
sản xuất nông nghiệp. Để phát huy hơn nữa những lợi thế của địa phương, ứng
dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ và nhân dân Thanh
Chương đã tiến hành thực hiện dự án”Hỗ trợ xây dựng cánh đồng 60 - 80 triệu

đồng/ha/năm”. Dự án nằm trong chương trình “ Hỗ trợ các huyện, ngành ứng
dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống năm 2006 của tỉnh Nghệ An do Sở
KH&CN Nghệ An quản lý, giao cho Phòng NN&PTNT huyện Thanh Chương là
cơ quan chủ trì, phối hợp với Cơng ty nghiên cứu và chuyển giao công nghệ rau,
hoa, quả Hà Nội hỗ trợ người dân thực hiện dự án.
Với mục tiêu “Ứng dụng KHCN hỗ trợ người dân xây dựng mơ hình cánh
đồng 60 - 80 triệu đồng/ha/năm”, dự án đã chọn vùng đất bãi bồi ven sông Lam,
ngay sát dưới chân cầu Dùng, thuộc thôn Hồng, xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh
Chương để xây dựng hai mơ hình ln canh cây trồng là: Lạc xuân + Dưa hấu
xuân + Cà chua và Dưa hấu xuân + Dưa hấu hè thu + Bí xanh. Dự án được thực
hiện từ tháng 6 - 2006 đến tháng 6 - 2008, đến nay dự án đã kết thúc. Sau hơn
hai năm triển khai thực hiện, dự án đã thu được những kết quả gì, đã tác động
đến đời sống của người dân trong vùng như thế nào, có gì cần phải điều chỉnh bổ


5
sung, những bài học và kinh nghiệm được rút ra từ quá trình thực hiện dự án…tất
cả những vấn đề trên đều là những câu hỏi đang cần có câu trả lời.
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án “ Hỗ trợ xây dựng cánh đồng 60 - 80 triệu
đồng/ha/năm tại xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm:
- Tạo ra sự hiểu biết sâu sắc về thực trạng sản xuất của vùng dự án.
- Phân tích đánh giá một cách chi tiết và có hệ thống hơn về hiệu quả kinh
tế - xã hội của hai mơ hình ln canh của dự án.
- Đánh giá cơng tác quản lý, tính cơng bằng trong q trình thực hiện dự
án, tìm ra những khó khăn và thuận lợi trong q trình thực hiện hai mơ hình
ln canh của các hộ dân. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằn nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội, phát triển, nhân rộng mơ hình theo hướng bền vững.



6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học của nghiên cứu
1.1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì yếu tố kinh tế cũng
được nhắc đến đầu tiên. Trước khi bắt tay vào đầu tư sản xuất kinh doanh người
ta đều tiến hành hạch toán hiệu quả kinh tế mà họ sẽ thu được từ hoạt động đó,
để xem xét là có nên đầu tư hay khơng ?.
Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập
đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. HQKT là một phạm trù phản
ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động
kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực có sẵn trong hoạt
động kinh tế. Đây là một địi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do
nhu cầu vật chất của con người ngày một tăng lên. Nói một cách biện chứng thì
do u cầu của công tác quản lý kinh tế thấy cần thiết phải phản ánh nhằm nâng
cao chất luợng của các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả
kinh tế [2].
Hiệu quả kinh tế là một trong những nguyên tắc quan trọng trong sản xuất
kinh doanh ở bất cứ một đơn vị hay cơ sở sản xuất nào đều phải lấy hiệu quả
kinh tế làm căn cứ để xem xét, đánh giá và lựa chọn phương án sản xuất kinh
doanh.
Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế: [2].
Theo quan điểm kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm duy
nhất của của kinh tế học nói chung, kinh tế vi mơ nói riêng.(Ngơ Đình Giao
1997).
Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh (1997) thì: HQKT là một phạm trù kinh tế
khách quan phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được những mục tiêu

đã xác định. Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế khác như Schultz (1964),


7
Rizzo (1979), Ellis (1993),...thì cho rằng: HQKT được xác định bởi việc so sánh
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (gồm nguồn nhân tài, vật lực, tiền vốn...)
để đạt được kết quả đó.
Ở mỗi góc độ khác nhau, mỗi quan điểm khác nhau thì tồn tại những cách
xác định khác nhau về hiệu quả kinh tế, có 3 cách để xách định HQKT: [1].
Thứ nhất: HQKT được xác định bởi tỷ số giữ kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra, tức là HQKT là sự so sánh giữa một lượng kết quả thu được và chi phí sản
xuất.
H 

Q
C

hay

H=Q-C

Thứ hai: HQKT được xem xét trong sự biến động giữa chi phí và kết quả
sản xuất. Họ cho rằng HQKT là tỷ số giữa phần trăm tăng lên của kết quả và
phần trăm tăng lên của chi phí.
H 

rQ
rC

hay


H = rQ - rC

Thứ ba: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng lên của kết
quảthu được và phần trăm tăng lên của chi phí bỏ ra. Nghĩa là khi tăng 1% chi
phí thì thu lại bao nhiêu % kết quả.
H 

%rQ
%rC

hay

H = %rQ - %rC

Trong các công thức trên: H là HQKT, Q là giá trị sản xuất, C là chi phí
trung gian, rQ là phần tăng thêm của kết quả thu được, rC là phần trăm tăng thêm
của chi phí.
Tóm lại: HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và lượng chi phí bỏ ra.
Mọi hoạt động sản xuất của con người đều có mục đích kinh tế là chủ yếu.
Tuy nhiên, kết quả của hoạt động đó khơng chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế
mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế- xã hội của con
người. Những kết quả đó là cải thiện đời sống kinh tế, xã hội của con nguời.


8
Những kết quả đó là cải thiện điều kiện sống và việc làm, cải thiện môi trường,
môi sinh, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho nhân dân…[2].
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả về mặt xã hội và

chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Trong đó, HQKT là khâu
trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và có vai trị quyết định đối với các loại
hiệu quả khác.
Các loại hiệu quả về mặt xã hội có liên quan chặt chẽ với hiệu quả kinh tế
và biểu hiện mục tiêu của hoạt động kinh tế con người và được gọi chung là hiệu
quả kinh tế - xã hội [2].
1.1.2 Vai trò của việc đánh giá hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn và ra quyết
định đầu tư sản xuất kinh doanh. Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế để
chúng ta thấy được mức độ đầu tư chi phí cho hoạt động sản xuất và những kết
quả thu được từ hoạt động đó. Từ đó, đưa ra quyết định có nên đầu tư sản xuất
kinh doanh hay khơng?.
Nếu khơng có phân tích, đánh giá thì khơng thể xác định được q trình
sản xuất có phù hợp hay khơng trong một nguồn lực có hạn. Đặc biệt là trong sản
xuất nơng nghiệp điều đó là vơ cùng quan trọng. Nó cịn là cơ sở khoa học để kết
luận mức độ thích nghi, khả năng lợi nhuận thu được cho các quy trình đã sản
xuất. Làm bài học kinh nghiệm dự báo cho cho cả quá trình sản xuất sau này, từ
đó hoạch định chiến lược phát triển cho vùng, lãnh thổ. Trong hoạt động sản xuất
nơng nghiệp có những nguồn lực không thể thay thế và bị hạn chế bởi các yếu tố
chủ quan và khách quan, đòi hỏi phải có sự cung ứng từ phía người sản xuất. Từ
u cầu đó, người sản xuất phải phân tích, lựa chọn những hướng đi đúng đắn
cũng như hướng đầu tư sản xuất phù hợp với tình hình cụ thể [1].Việc đánh giá
hiệu quả kinh tế của một dự án là vơ cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta biết
được dự án đó thành cơng hay thất bại, ngun nhân của thành công và thất bại


9
đó là gì?, nó đã đạt được những kết quả gì, những vấn đề nào cần khắc phục, điều

chỉnh để từ đó rút ra những bài học, những kinh nghiệm cho việc hoạch định
những dự án sau. Đồng thời, tìm ra những giải pháp để dự án đạt kết quả tốt hơn.
1.1.3 Lý luận chung về đánh giá dự án
* Khái niệm: Đánh giá dự án là quá trình phân tích và so sánh sự khác biệt
về giá trị của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường ở các thời điểm khác nhau,
trước và sau khi thực hiện dự án kết thúc. Đồng thời, so sánh giá trị các chỉ tiêu
đó ở các vùng có và khơng có dự án [16].
* Phân loại đánh giá dự án:
Đánh giá là giai đoạn cuối cùng của chu trình dự án, điểm đầu tiên của
đánh giá dự án là nội dung các vấn đề. Khi dự án đang được tiến hành là đánh giá
việc giải quyết các vấn đề, khi dự án kết thúc là đánh giá hiệu quả và tác động
của dự án.
Thông thường khi đánh giá dự án người ta phân ra các loại đánh giá sau:
- Đánh giá tiến độ (hay còn gọi là đánh giá giữ kỳ).
Đánh giá giữa kỳ bao gồm việc đánh giá tiến độ thực hiện dự án, tính phù
hợp, hiệu quả của dự án, nó cũng gồm cả việc tổng kết lại những kết quả tiềm
năng và ảnh hưởng của dự án.
- Đánh giá kết thúc: Được tiến hành sau khi dự án hồn thành, thường
trong vịng một năm kể từ sau khi dự án kết thúc. Mục đích của đánh giá kết thúc
nhằm đánh giá thành tựu trong số kết quả chung thu được về các mặt hiệu quả,
đầu ra và ảnh hưởng của dự án và rút ra những bài học quan trọng cho cơng tác
kế hoạch hố trong tương lai, thông qua việc cải tiến công tác xây dựng, thẩm
định và thực hiện dự án [16].
* Nội dung đánh giá dự án
Đánh giá dự án thường được tập trung vào tìm hiểu, phân tích kết quả,
hiệu quả tác động các hoạt động dự án. Nội dung đánh giá bao gồm:
- Có đảm bảo mục tiêu đặt ra ?
- Có đảm bảo tiến độ và chất lượng cơng việc ?
- Có tương xứng với kinh phí bỏ ra ?



10
- Có vấn đề gì mới phát sinh khi thực hiện dự án ?
- Có gì cần phải điều chỉnh ?
- Có gì đề nghị với tài trợ, bên thực hiện, người hưởng lợi ?
Ngồi ra, để tìm ra ngun nhân thành công hay thất bại của dự án, khi
đánh giá dự án cần đi sâu vào đánh giá các hoạt động tổ chức, quản lý, cách tiếp
cận, các phương pháp cũng như những kết quả đạt được từ dự án. Có thể đi sâu
đánh giá các chuyên đề cụ thể sau:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của dự án.
- Đánh giá tác động về mặt xã hội của dự án.
- Đánh giá tác động về môi trường của dự án [16].
Đề tài này nghiên cứu, đánh giá dự án là đánh giá kết thúc dự án với các
nội dung đánh giá sau:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất hai mơ hình.
- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội - môi trường của dự án.
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động tổ chức, quản lý, cách tiếp cận và các
phương pháp thực hiện dự án. Sự phù hợp của dự án, tính cơng bằng xã hội trong
dự án.
1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình dự án
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mơ hình sử dụng các chỉ tiêu sau đây:
∑ LN = ∑ DT - ∑ CP
Trong đó ∑ DT = P x Q
Q: Tổng sản lượng thu được trên một ha (sào).
P: Giá bán của sản phẩm.
∑ CP = ∑ CP Giống + ∑ CP Phân bón + ∑ CP Thuốc BVTV +
+ ∑CP Cơng LĐ + ∑Thuỷ lợi phí +
+ ∑ Chi phí khác…
- Hiệu suất của doanh thu theo chi phí: Bằng tổng doanh thu / tổng chi phí
H 


 DT
 CP


11
- Hiệu suất của doanh thu theo công lao động: Bằng tổng doanh thu / Tổng
cơng LĐ
H 

 DT
 C«ng L§

- Hiệu suất của lợi nhuận theo chi phí:
H 

 LN
 CP

- Hiệu suất của lợi nhuận theo công LĐ
H

LN
Công LĐ

ti ny chi phớ, doanh thu, lợi nhuận tính cho 1 sào và các chỉ tiêu khác tính
cho 1 sào.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Tình hình thực hiện mơ hình cánh đồng cho thu nhập cao ở Việt Nam
Từ khi có chỉ thị 02 về dồn diền đổi thửa người dân có điều kiện tích tụ

ruộng đất, thuận lợi trong việc đầu tư thâm canh phát triển sản xuất nông nghiệp.
Người dân đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa vào thâm canh những
cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, nên mỗi
năm thay vì chỉ sản xuất được hai vụ thì nay đã sản xuất được ba vụ mỗi năm,
mang lại thu nhập cao cho người dân. Cũng từ đó những cánh đồng cho thu nhập
cao ra đời và phát triển.
Trong những năm qua, hệ thống Khuyến nông Việt nam đã giúp đỡ, hỗ trợ
người dân triển khai khoảng 10.000 điểm, mơ hình trình diễn khuyến nơng bằng
kinh phí của trung ương là 7.000 điểm, kinh phí địa phương là 3.000 điểm. Trong
đó mơ hình trồng trọt chiếm 43,3%, chăn ni chiếm 26,2%, khuyến lâm 12,7%,
khuyến ngư chiếm 9,3%, khuyến công 8,5% [7].
Trong mấy năm trở lại đây, trên phạm vi cả nước mô hình cánh đồng cho
thu nhập cao đã phát triển mạnh ở các tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,
Thanh Hố, Hưng n… có thể kể đến một số mơ hình tiêu biểu sau đây:


12
*Mơ hình ln canh của nhóm hộ nơng dân cùng sở thích ở Vũ Lạc,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cho thu nhập 150 triệu/ha/năm.
Vũ Lạc thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình là một xã nhỏ nằm ngay
sát nách thành phố trẻ Thái Bình. Ở đây, tồn tại một mơ hình hợp tác xã mới với
những người dân ln ấp ủ ước mơ muốn vượt ra khỏi nghèo đói đã khơi dậy ở
đây một kiểu hợp tác vì mục tiêu “Vắt đất ra tiền” với hình thức hợp tác hoàn
toàn tự nguyện. Ban đầu, chỉ khoảng 7 - 8 hộ thuộc anh em họ hàng bàn bạc và
được tư vấn về lựa chọn công thức luân canh, giống và công nghệ canh tác mới
cần áp dụng.
Trước đây, thông thường ở khu vực này sau khi thu hoạch trà lúa sớm sẽ
được trồng một lứa củ cải 45 ngày và lại tiếp một lứa sau với trà cải củ muộn. Củ
cải năm được, năm mất, giá cả bấp bênh, có khi chỉ đạt 200 - 300 ngàn đồng/ sào.
Nhận thấy hiệu quả thu được thấp, nên sau khi được hướng dẫn nhóm hộ tiên

phong này quyết định chuyển đổi và lấy cây dưa hấu làm cây đột phá.
Giống dưa hấu Hắc Mỹ Nhân, Bảo Ngọc… chất lượng cao, có độ đường
lớn, màu thịt quả đỏ đậm hấp dẫn và rất hợp thị hiếu của người tiêu dùng được
đưa vào sản xuất.
Với phương pháp thâm canh cây dưa hấu bằng màng phủ nông nghiệp,
giống dưa hấu này chỉ sau 60 - 65 ngày đã cho thu hoạch, quả to được trên 4 kg,
quả vừa 2,5 - 3 kg. Vụ dưa thắng lợi thu hoạch 2 - 2,5 triệu đồng/sào chỉ trong
vòng hơn 2 tháng. Ngay sau vụ dưa, một vụ rau muộn được trồng với các giống
su hào Nhật, bắp cải ngắn ngày… từ giữa tháng 12 dương lịch đến tháng 2 lứa
rau thu hoạch không dưới 500 ngàn đồng/sào.
Tiếp theo là giống bí đỏ Cơ tiên được đưa vào gieo trồng với hợp đồng
bao tiêu sản phẩm bí quả. Đầu tháng 2 bí cơ tiên được gieo trồng, tháng 3 bí sinh
trưởng, ngọn nhánh được cắt tỉa bán thành rau, riêng khoản thu này cũng được
hàng trăm ngàn đồng mỗi sào. Mỗi hốc bí để 4 - 5 quả, mỗi sào 320 cây trọng
lượng mỗi quả trên dưới 1 kg, giá bí 2000 đ/kg. Vậy là mỗi sào thu được 1,5 1,8 triệu đồng.


13
Tiếp đến là một vụ dưa hấu hè thu, sử dụng 100% giống dưa hấu Hắc Mỹ
Nhân, chỉ sau 50 - 55 ngày giá trị thu được 1,5 - 1,8 triệu đồng/ sào.
Cuối tháng 7, đưa vào canh tác giống lúa ngắn ngày của Nhật sau 80 ngày
mỗi sào lúa cho thu hoạch 500 - 600 ngàn đồng.
Như vậy, nếu tính tổng thu trên một năm/ha thì cho giá trị 150 - 200 triệu
đồng, mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân, góp phần tạo cơng ăn việc
làm cho người dân địa phương, nâng cao mức sống của người dân [10].
* Mơ hình trồng rau an tồn ở vùng cao Vĩnh Thạnh
Thôn Định Trường, xã Vĩnh Quang là một xã vùng cao thuộc huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định, trong năm 2007 - 2008 đã xây dựng thành công mơ hình
trồng rau an tồn cho hiệu quả kinh tế cao.
Tháng 4 - 2007, 15 hội viên nông dân trong thơn đã thành lập nhóm” Mơ

hình trồng rau an tồn kiểu mẫu”. Mơ hình này được thực hiện tại khu vực suối
Xem với diện tích 2,5 ha trên đất dự phòng do xã hỗ trợ.
Trong những ngày đầu, các hộ tham gia mơ hình gặp khơng ít khó khăn,
kinh nghiệm sản xuất khơng nhiều, vừa phải tìm kiếm các giống cây trồng phù
hợp với chất đất và mùa vụ ở địa phương lại vừa tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm
trong khi giá cả tăng cao. Trước tình hình đó, Hội nông dân huyện Vĩnh Thạnh
phối hợp với Hội nông dân tỉnh và các ngành trong huyện tổ chức tập huấn
chuyên sâu về rau an toàn cho các hộ tham gia mơ hình. Ngồi ra, Hội nơng dân
huyện cịn tín chấp vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội và hỗ trợ nguồn vốn
quỹ nông dân cùng với nguồn vốn tự có của gia đình, mỗi hộ tham gia đều kéo
được điện, khoan một giếng nước đảm bảo chủ động nguồn nước tại chỗ.
Sau 6 tháng, bà con thu hoạch vụ đầu với mơ hình trồng xen ớt - hành,
khổ qua - dưa leo, cải, ớt, hành, thu nhập 2 triệu đồng/sào cao gấp 4 lần so với
trồng lúa trên cùng diện tích, cao gấp 3 lần so với trồng mía trong vịng 12 tháng.
Bước vào vụ sản xuất năm 2008 bà con đã quen với kỹ thuật trồng và
chăm sóc các loại cây trồng, các hộ đã quyết định sản xuất các loại cây mà thị


14
trường ưa chuộng và có giá trị cao đó là cây hành, ớt, dưa chuột…. nhận thấy
hiệu quả, nên các hộ trong thôn đã học hỏi và nhân rộng thêm 2, 5 ha.
Sau khi thu hoạch mỗi sào dưa chuột trồng 2 vụ trong thời gian 5 tháng
trừ chi phí bà con lãi gần 7 triệu đồng. Một sào khổ qua trồng 2 vụ trong thời
gian 6 tháng trừ chi phí bà con lãi gần 6 triệu đồng. Một sào trồng hành 3 vụ
trong thời gian 6 tháng bà con lãi 4 triệu đồng. Còn cây ớt, một sào trong 8 tháng
lãi 4 triệu đồng. So sánh với trồng mía lãi gấp 7 - 14 lần tuỳ theo từng loại rau an
tồn. Như vậy, trong thời gian 8 tháng mơ hình thu lãi 80 triệu đồng/ha, nếu
trong thời gian 12 tháng sẽ cho thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu rau sạch
trên địa bàn huỵên và còn tạo việc làm cho người dân địa phương [12].

1.2.2 Tình hình thực hiện cánh đồng cho thu nhập cao tại Nghệ An
Từ năm 2004 trở lại đây, Nghệ An đã từng bước bắt tay vào xây dựng
những cánh đồng cho thu nhập cao và đến nay đã hình thành nên nhiều cánh
đồng như vậy.
Nếu năm 2004, tồn tỉnh chỉ có hai mơ hình cánh đồng 50 triệu đồng thì
đến năm 2005 tồn tỉnh đã mở rộng thêm 11 mơ hình với tổng quy mơ 55 ha, mỗi
mơ hình cho thu nhập 50 triệu đồng ở 11 huyện vùng đồng bằng và miền núi
thấp. Các mơ hình này chuyển từ sản xuất 2 vụ sang sản xuất 3 vụ mỗi năm với
các cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao như: [11]
+ Lạc xuân + Dưa hấu + Lạc thu đông.
+ Lạc xuân + Dưa hấu hè + Ngô nếp MX2
+ Lạc xuân + Đậu tương hè + Lạc thu đông…
Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm Nghệ An đã phối hợp
cùng với các huyện xây dựng thành cơng mơ hình lạc sán dầu, mơ hình trồng cỏ
thâm canh được triển khai ở 19 huyện, thị năng suất bình quân 40 - 50 tấn/
ha/lứa, đạt trên 250 tấn/ha/năm. Mơ hình sản xuất có tổng thu trên 50 triệu đồng/
ha/năm bố trí ở 10 huyện với quy mơ 50 ha [11].


15
Đến tháng 5 – 2008, đã xây dựng được 19 cơ cấy cây trồng phù hợp mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Một số cơng thức điển hình đối với từng vùng như: [13].
Vùng màu: (Diện tích khoảng 1,5 vạn ha tập trung ở các huyện Nghi Lộc, Diễn
Châu, TP Vinh…).
+ Hai vụ lạc + Một vụ dưa hấu cho tổng thu trên 90 triệu đồng/ha/năm.
+ Hai vụ dưa + Một vụ lạc vụ đông đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm….
Vùng đất 2 lúa đồng bằng: Diện tích khoảng 6 vạn ha, trong đó có trên 2 vạn ha
có thể áp dụng công thức hai vụ lúa + Vụ cá cho tổng thu nhập trên 80 triệu
đồng/ha/năm hoặc hai vụ lúa đặc sản + vụ bí xanh F1 cho tổng thu trên 70 triệu
đồng/ha/năm.

Tháng 12 - 2008, Nghệ An đã xây dựng được 32 loại mơ hình với quy mơ
160 ha trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng xây dựng cánh đồng 50
triệu đồng/ha/năm. Việc chuyến đổi cơ cấu cây trồng để xây dựng những cánh
đồng cho thu nhập cao đã được nhiều huyện trong tỉnh thực hiện tốt, trong đó có
thể kể đến một số huyện điển hình sau:
Yên thành:
Thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ 24(nhiệm kỳ 2006 - 2010)
đề ra, UBND huyện Yên Thành đã ban hành quyết định số 393/2006/QĐ.UBND
về việc ban hành thực hiện đề án” Từng bước nâng cao giá trị sản xuất trên đơn
vị diện tích canh tác đất nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2010 đạt giá trị thu nhập
bình quân 40 - 42 triệu đồng/ha/năm”. Đến tháng 12/2008 Yên Thành đã có
38/38 xã, thị trấn đã xây dựng được những cánh đồng cho thu nhập cao.
Kết quả cho thấy đến cuối năm 2008 tổng diện tích tồn huyện là 15.452,2
ha, trong đó diện tích cho giá trị sản xuất đạt trên 70 - 100 triệu đồng/ha/năm là
496,9 ha, diện tích cho giá trị sản xuất từ 51 - 70 triệu đồng/ha/năm là 3.561 ha,
diện tích cho giá trị sản xuất từ 40 - 50 triệu đồng là 6.789 ha, diện tích cho giá
trị sản xuất dưới 40 triệu đồng/ha/năm là 4.596 ha [5].
Diễn Châu:
Trong những năm gần đây, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
Diễn Châu đã từng bước đưa giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng nâng cao.


16
Diễn Châu đã trích ngân sách hàng trăm triệu đồng hỗ trợ cho bà con nâng cấp hệ
thống thuỷ lợi để xây dựng những cánh đồng cho thu nhập cao. Kết quả đạt được
là: Năm 2007, tồn huyện có 1.960 ha đất nông nghiệp cho thu nhập trên 50 triệu
đồng, đã chuyển đổi được 854 ha diện tích đất màu cho thu nhập cao [6].
Nghi Lộc:
Thực hiện nghị quyết số 05 NQ - BCH ngày 20/6/2006 của BCH huyện
Đảng bộ và đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao giá trị thu nhập trên đơn

vị diện tích giai đoạn 2006 - 2010 của UBND huyện Nghi Lộc. Đến nay đã có
32/34 xã thực hiện đề án, tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để xây
dựng những cánh đồng cho thu nhập cao [8].
Sau hai năm thực hiện, đến nay số lượng mơ hình cánh đồng cho thu nhập
trên 50 triệu đồng/ha/năm tăng lên, hình thức bố trí cây con đa dạng hơn, một số
mơ hình đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm [8].
Có 24/33 xã đã xây dựng thành cơng mơ hình cánh đồng thu nhập cao với
diện tích tồn huỵên đạt 229 ha với 32 cánh đồng có quy mơ từ 3 ha trở lên đạt
doanh thu trên 80 triệu đồng/ha/năm. [8]
Trên vùng đất hai lúa: có 10 mơ hình tại10 xã với quy mơ đạt trên 3 ha với
tổng diện tích là 64 ha.
Trên vùng đất màu: Có 22 mơ hình với diện tích 165 ha.
1.2.3 Dự án xây dựng mơ hình sản xuất rau an toàn ở xã Hưng Lợi, huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. [17]
- Tên dự án: Xây dựng mơ hình sản xuất rau an tồn ở xã Hưng Lợi,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”.
- Thuộc chương trình: Các dự án, đề án, đề tài cấp huyện năm 2005.
- Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 7/2005 - 7/2007.
- Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An.
- Cơ quan chủ trì thực hiện dự án: UBND xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên.
- Địa điểm thực hiện dự án: Xóm 1X, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An.


17
- Mục tiêu của dự án:
+ Chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn đến tận hộ dân để người dân
nắm chắc được kỹ thuật sản xuất các loại rau an toàn. Tuyên truyền và nâng cao
nhận thức cho người dân về việc sản xuất, lưu thông và tiêu thụ rau an toàn theo
đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khoẻ của nhân

dân.
+ Xây dựng mơ hình sản xất rau an tồn phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội của vùng quy hoạch. Bước đầu tạo được thị trường tiêu thụ sản
phẩm rau an toàn.
- Nội dung dự án:
+ Chọn 40 hộ thuộc xóm 1X, xã Hưng Lợi để xây dựng các mơ hình 3 mơ
hình với 3 loại cơ cấu cây trồng:
Mơ hình 1: Hành hoa, dưa chuột, đậu cove leo, rau cải.
Mơ hình 2: Hành hoa, dưa chuột, rau cải.
Mơ hình 3: Bí xanh, hành hoa, rau cải, đậu cove, khoai tây.
+ Tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho các hộ dân vùng
dự án.
- Kết quả đạt được của dự án:
+ Về kinh tế: Lợi nhuận thu được từ 3 mơ hình cây trồng như sau: Mơ
hình 1, lợi nhuận bình qn thu được là 135.183 ngàn đồng/sào, mơ hình 2 là
19.520 ngàn đồng/sào, mơ hình 3 là 339.936 ngàn đồng/sào. Sản xuất theo mơ
hình mới này mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với cơ cấu canh tác
cũ.
+ Về xã hội: Dự án đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 40 hộ
dân của vùng dự án, và 100 hộ nông dân trong xã. Đồng thời, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, góp phần tăng ngân
sách cho địa phương, làm giàu cho xã hội.


18
Nâng cao nhận thức cho người dân về sản xuất rau an toàn, tạo được vùng
rau an toàn đạt tiêu chuẩn, kịp thời cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện
và các huyện lân cận.
+ Ngoài ra, dự án cịn trích ngân sách kéo một đường dây điện hạ thế 500
m ra tận vùng đấtdự án, khoan 20 giếng nước và lắp đặt 20 máy bơm giúp cho

việc tưới tiêu cây trồng. Góp phần năng suất, chất lượng cây trồng.
+ Sản xuất rau an tồn khơng sử dụng nhiều thuốc BVTV, dư lượng thuốc
trừ sâu trong đất và sản phẩm ít, khơng làm ơ nhiễm mơi trường, đảm bảo sức
khoẻ cho người tiêu dùng.
Như vậy, dự án “ Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại Hưng Lợi, Hưng
Nguyên” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tạo công ăn việc làm
ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân xã Hưng Lợi.


19
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứư của đề tài này là người dân thực hiện hai mô hình
luân canh cây trồng: Lạc xuân + Dưa hấu xuân + Cà chua và Dưa hấu xuân +
Dưa hấu hè thu + Bí xanh, của dự án tại xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu này được tiến hành từ ngày 20 tháng 2 năm 2009 đến ngày 20
tháng 4 năm 2009.
Phạm vi về không gian:
Đề tài này nghiên cứu tại địa điểm thực hiện hai mơ hình dự án - Tại thôn
Hồng, xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
2.3 Nội dung nghiên cứư của đề tài:
Đề tài này nghiên cứu” Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án “ Hỗ trợ
xây dựng cánh đồng 60 - 80 triệu đồng/ha/năm” tại xã Thanh Lĩnh, huyện
Thanh Chương ”, qua đó nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
tế và phát triển mơ hình theo hướng bền vững. Vì vậy, nội dung nghiên cứu
của đề tài bao gồm:

- Khái quát thực sản xuất ở vùng dự án: Tổng năng suất, sản lượng, và
những thuận lợi, khó khăn trong q trình sản xuất của các hộ dân.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hai mơ hình ln canh dự án tại
các hộ điều tra. So sánh hai mơ hình để tìm ra mơ hình cho hiệu quả kinh tế cao
nhất, so sánh hai mơ hình mới với mơ hình cũ để làm rõ thêm mục tiêu của dự
án, thấy rõ hơn hiệu quả kinh tế của hai mơ hình dự án.


20
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
* Chọn địa điểm nghiên cứu:
Với tiêu chí chọn địa điểm nghiên cứu là nơi triển khai thực hiện hai mơ
hình của dự án, nơi mơ hình của dự án đã, đang tiếp tục tồn tại và được nhân
rộng thêm, mơ hình thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Với mục
tiêu trên, nghiên cứu này chọn điểm nghiên cứu tại thôn Hồng, xã Thanh Lĩnh,
huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An.
* Phương pháp chọn mẫu điều tra:
Lập danh sách các hộ tham gia thực hiện hai mô hình của dự án thơng qua
sự hỗ trợ của Phịng NN&PTNT, UBND xã Thanh Lĩnh, sau đó tiến hành chọn
các hộ để điều tra. Thơng qua danh sách đó tiến hành chọn 18 hộ thực hiện theo
mơ hình 1, 18 hộ thực hiện theo mơ hình 2 bằng cách rút thăm ngẫu nhiên.
2.4.2 Nguồn số liệu
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu này bao gồm cả số liệu thứ cấp và
số liệu sơ cấp.
- Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban
chức năng của UBND huyện Thanh Chương, UBND xã Thanh Lĩnh như: Phòng
NN&PTNT huyện, Phòng Thống kê của huyện, của xã, phịng Tài ngun mơi
trường huyện…Các báo cáo của Phịng NN&PTNT huyện trình Sở Khoa học và
Cơng nghệ, các báo các tổng kết của UBND huyện, UBND xã hằng năm để thấy

được điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội của xã. Các cuốn sách, các tạp
chí, từ Internet…viết về đánh giá dự án, về những mơ hình cánh đồng cho thu
nhập cao để làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập trực tiếp thông qua phỏngvấn các hộ nơng
dân thực hiện mơ hình dự án về tình hình sản xuất, chi phí đầu tư, năng suất của
các loại cây trồng, qua đó thấy được những khó khăn thuận lợi của hộ dân trong
quá trình sản xuất. Phỏng vấn sâu những người chủ chốt, cán bộ kỹ thuật của dự
án, những người có kinh nghiệm trong đánh giá dự án…



×