Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De thi hk2 mon ngu van 9 nh 1213

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.71 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang). KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Năm học 2012- 2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 13/ 05 /2013. Câu I. (2,0 điểm) Đọc phần trích sau đây và trả lời câu hỏi. Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? 1. Phần trích trên được trích từ văn bản nào? 2. Người kể chuyện trong phần trích trên là ai? 3. Lời kể thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? Câu II. (2,0 điểm) 1.Thành phần biệt lập tình thái được dùng để làm gì? 2. Tìm thành phần biệt lập: cảm thán, tình thái, phụ chú trong những phần trích sau: a. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh, Sang thu) b. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! (Kim Lân, Làng) c. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu III. (6,0 điểm) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao… Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc… (Trích : Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2) Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. HẾT. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ............................................................ Số báo danh............................... Chữ ký giám thị 1 ..................................... ..................... ................................ Chữ ký giám thị 2 ......................................................... (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Câu Câu I.. Câu II.. Câu III. Nội dung Điểm Đọc phần trích sau đây và trả lời câu hỏi. 2,0 điểm Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? 4. Phần trích trên được trích từ văn bản nào? 5. Người kể chuyện trong phần trích trên là ai? 6. Lời kể thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? 1. Phần trích được trích từ văn bản Những ngôi sao xa xôi 0,5 2. Người kể chuyện trong phần trích là Phương Định 0,5 3. Lời kể thể hiện lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao của 1,0 nhân vật. 1.Thành phần biệt lập tình thái được dùng để làm gì? 2,0 điểm 2. Tìm thành phần biệt lập: cảm thán, tình thái, phụ chú trong những phần trích sau: a. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh, Sang thu) b. Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá! (Kim Lân, Làng) c. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) 1.Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của 0,5 người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 2. Tìm thành phần biệt lập: a.Thành phần tình thái: Hình như 0,5 b. Thành phần cảm thán: vui quá! 0,5 c. Thành phần phụ chú: và cũng là đứa con duy nhất của anh 0,5 Viết bài văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ : 6,0 điểm Mọc giữa dòng sông xanh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> .......................................... Dù là khi tóc bạc (Trích : Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải) Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng để viết bài văn nghị luận văn học (về một đoạn thơ). Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, dẫn chứng hợp lí, kết hợp hài hòa yếu tố biểu cảm. Chữ viết đúng chính tả, ngữ pháp. Đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu được cảm nhận chung về đoạn thơ. 2. Trình bày được những cảm nhận về đoạn thơ. a.Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời (khổ thơ 1) - Từ ngữ, hình ảnh, âm thanh : dòng sông xanh, hoa tím biếc, tiếng chiền chiện hót vang trời. - Phép tu từ ẩn dụ: “Từng giọt long lanh rơi...tôi hứng”. - Mùa xuân đẹp đẽ, tươi tắn, đầy sức sống thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân. b.Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp và sức sống của đất nước của cách mạng (khổ thơ 2, 3) - Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng, lộc xuân thể hiện những lực lượng, những nhiệm vụ của cách mạng. - Điệp từ (tất cả) ; Từ láy tượng hình, tượng thanh (hối hả, xôn xao); Hình ảnh so sánh đẹp (Đất nước như vì sao) thể hiện nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao, sức sống bất diệt của mùa xuân cách mạng, mùa xuân đất nước. c.Khát vọng được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của nhà thơ( khổ thơ 4,5) - Hình ảnh đẹp (con chim hót, cành hoa, nốt nhạc trầm); Điệp từ (ta), điệp ngữ (dù là). - Tâm niệm của nhà thơ được thể hiện chân thành tha thiết, khát vọng được hòa nhập, được cống hiến cho đời, cho đất nước quê hương. 3. Tổng hợp, đánh giá : - Thể thơ năm chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha. - Hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, so sánh ẩn dụ sáng tạo. - Đoạn thơ là tiếng lòng yêu mến tha thiết gắn bó với đất nước, với cuộc đời và ước nguyện chân thành : sống để cống hiến, để có ích cho đời của nhà thơ. - Liên hệ.. 1,0 4,0 1,5. 1,0. 1,5. 1,0. ¯ Lưu ý: Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt, đánh giá cao những bài viết sáng tạo độc đáo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×