Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HSG TX Thai Hoa Van Lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.72 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ THÁI HÒA. KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2012-2013. ĐỀ CHÍNH THỨC. Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề). Câu 1: (8 điểm) Đọc hai đoạn văn sau: Đoạn 1: “Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. (Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê) Đoạn 2: “Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà... Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!.”, nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”. (An-đéc-xen, Cô bé bán diêm) Nội dung hai đoạn văn trên gợi cho em những suy nghĩ. Câu 2. (12,0 điểm) “Chất người cộng sản Hồ Chí Minh - đó là tấm lòng nhân ái mênh mông mà sâu thẳm, một tình thương quên mình... “Chất người” ấy còn thể hiện ở tinh thần “thép” vĩ đại của người chiến sĩ...”. (Nguyễn Hoàng Khung, Một mùa thơ rộ nở) Hãy làm sáng tỏ tinh thần “thép” của người cộng sản Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) và “Tức cảnh Pác Bó”. ------------------- HẾT-------------------. PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO. KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> THỊ XÃ THÁI HÒA. NĂM HỌC 2012-2013. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 A. YÊU CẦU CHUNG Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần: 1- Vận dụng “Hướng dẫn chấm” phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách. 2- Đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. 3- “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể . 4- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (8,0đ) * Hình thức và kỹ năng: (1,0 đ) - Đây là dạng đề mở nên Hs có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản thích hợp với khả năng; tự do trình bày những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của mình về hai đoạn văn trên, đặc biệt khuyến khích Hs có những nhận thức bằng thực tế cuộc sống trải nghiệm của bản thân. - Dù tự do lựa chọn kiểu văn bản phù hợp để trình bày song bài viết vẫn cần phải đảm bảo các yêu cầu về bố cục: rõ ràng, hợp lí; diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, không sai lỗi chính tả. * Nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý cơ bản sau: 1- Hiểu được vấn đề cơ bản mà hai đoạn văn đã gợi ra: đó là phản ánh thói vô cảm, thờ ơ của con người trong xã hội. (1,0 đ) 2- Nhận thức của người viết về thới thờ ơ, vô cảm: (2,0 đ) - Hiểu được thế nào là thói vô cảm, thờ ơ: - Người vô cảm, thờ ơ là những con người sống chỉ biết mình, không có tình thương chia sẽ những nỗi đau, mất mát của người khác. - Biểu hiện của thói thờ ơ, vô cảm: trên cơ sở đưa ra một số dẫn chứng minh họa Hs khẳng định đây là thói quen xấu, không nên có ở mỗi người. 3- Bàn về tác hại của thói vô cảm, thờ ơ: (2,0đ) - Vô cảm là nguy cơ cho toàn XH loài người, làm mất đi lối sống đạo đức, nhân nghĩa... của dân tộc, nhân loại lâu nay. - Làm mất tinh thần đoàn kết, tình thần tương trợ, thương người như thể thương thân, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của con người. 4- Mở rộng vấn đề: ( 2,0 đ).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Ca ngợi lối sống đúng đắn: - Xác định thái độ sống đúng đắn cho bản thân trong tập thể, cộng đồng; thể hiện niềm tin vài tương lai tốt đẹp của XH. Câu 2 (12,0đ) * Hình thức và kĩ năng: (1,0 đ) - Biết làm bài nghị luận văn học: Thông qua việc hiểu, cảm nhận cùng các thao tác phân tích, đánh giá, so sánh khi làm bài, Hs làm sáng tỏ được lời nhận định: tinh thần “thép” của người cộng sản Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Vọng nguyệt” và “Tức cảnh Pác Bó” - Kết cấu bài làm chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. * Nội dung: Có thể tiếp cận nhiều hướng song cần đạt được một số nội dung sau: 1. Giới thiệu: (1,0 đ) - Vài nét về thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, hai bài thơ “Vọng nguyệt” và “Tức cảnh Pác Bó” (lưu . đến hoàn cảnh sáng tác của 2 văn bản). - Trích dẫn được lời nhận định. 2. Phân tích làm sáng tỏ lời nhận định: (9,0 đ) a. Hiểu thế nào là “chất thép”: b. Tinh thần “thép” trong bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt): c. Tinh thần “thép” trong bài “Tức cảnh Pác Bó”: (Hs cần song song phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu để làm cụ thể hóa lời bàn luận, đánh giá trên) 3. Đánh giá: (1,0 đ) - Chất “thép” trong hai bài thơ (cũng như trong thơ Người nói chung) thể hiện tinh thần kiên cường bất khuất vượt lên và chiến thắng mọi gian lao, thiếu thốn; ở bản lĩnh vững vàng tự chủ trong mọi tình huống, hoàn cảnh, giữ vững sự tự do về tinh thần và những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. - Chất “thép” c.n thể hiện ở tinh thần lạc quan luôn hướng về sự sống, ánh sáng và niềm tin, tin ở ngày mai của cách mạng. (Hs có thể có những so sánh, liên hệ riêng nhưng phải đảm bảo được mạch văn) * Biểu điểm: - Điểm 11-12: Hiểu và đáp ứng xuất sắc các yêu cầu của đề. Có vốn kiến thức phong phú, năng lực cảm thụ tác phẩm tốt từ đó có những đánh giá, phân tích làm sáng tỏ lời nhận định một cách sâu sắc, xác đáng,... Cấu trúc bài viết độc đáo, văn viết mạch lạc và bước đầu có giọng điệu riêng. Trình bày sạch đẹp. - Điểm 9-10: Đáp ứng tốt các yêu cầu. Nắm vững các tác phẩm và có sự cảm thụ tốt; vượt qua sự cóp nhặt bắt chước. Diễn đạt trôi chảy. Hình thức bài sáng sủa. - Điểm 7-8: Xử lí khá tốt phần nhận định, viết trôi chảy song chưa sắc sảo do chưa có kiến thức lí luận để bám sát đề bài. - Điểm 5-6: Thuần tu. phân tích 2 văn bản. - Điểm 3-4: Xử lí không tốt các yêu cầu của đề bài hoặc viết nhiều nhưng rất lộn xộn. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề,kiến thức về tác phẩm sơ sài hoặc sai sót, kĩ năng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×