Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh và đại đoàn kết dân tộc (Tiểu luận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.71 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẠI ĐỒN KẾT DÂN TỘC


I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt trong quá trình đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
1.1.Cơ sở lý luận
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát
triển:
 Truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại.
 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
1.1.1. Truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ở trình độ
mới của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tinh thần
yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc đã được hình thành và củng cố
trong mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tôc. Tinh thần ấy đã
tạo nên sức mạnh của cả dân tộc, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được
giữ vững. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước –nhân nghĩa – đồn kết đã trở thành một
tình cảm tự nhiên lẽ sống và tư duy chính trị. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất,
tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống trên
đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc, giai
đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa những mặt
tích cực những giá trị nhân bản của văn hóa phương Đông, tiêu biểu là:
 Tư tưởng đại đồng của Nho giáo.


 Tư tưởng tích cực của Phật giáo.
Bên cạnh đó, tư tưởng này cịn được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tư
tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của các trào lưu dân chủ phương Tây.
1.1.2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin


Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và những
khẩu hiệu chiến lược: “Vơ sản tồn thế giới liên hiệp lại”, “Vơ sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhận được sự cần thiết phải tập hợp, đoàn
kết lực lượng dân tộc, đoàn kết quốc tế để đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế
quốc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tư tưởng HCM được hình thành trên sự tổng kết những kinh nghiệm của:
 Phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
 Phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa.
1.2.1. Thực tiễn phong trào CM Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong
trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX, là các thế hệ người Việt Nam đã liên
tiếp đoàn kết cùng nhau đứng dậy chống ngoại xâm, mặc dù thất bại (do nhiều nguyên nhân
chúng ta không đề cập ở đây) song đều nói lên truyền thống yêu nước quật cường của dân
tộc.
Thực trạng bế tắc khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp, Người đã nhận
thấy những nhà cách mạng tiền bối cịn có nhầm lẫn, mơ hồ trong việc phân biệt bạn thù,
trong việc tập hợp lực lượng…Vì vậy, đây chính là điểm xuất phát để HCM xác định: “Tơi
muốn đi ra ngồi xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ
trở về giúp đồng chúng ta”.



1.2.2. Thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
Từ năm 1911 đến năm 1941, Hồ Chí Minh đã đi hầu hết các châu lục, Người đã nhận
thức được một sự thật:
Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa
đi đến thắng lợi bởi vì họ chưa biết tập hơp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp cơng
nhân ở các nước tư bản đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết …
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cùng với Lênin – người lãnh dạo thắng lợi
cuộc cách mạng đó, đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặc quyết định trong việc tìm đường
cứu nước. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu một cách thấu đáo con đường cuộc cách mạng
Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã đem lại cho
phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng
quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng.
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đem
lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng. Đó là đồn kết các
dân tộc, các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo … nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai
đoạn, từng thời kỳ cách mạng như chủ trương " Liên Nga, thân cộng, ủng hộ công nông "; "
Hợp tác Quốc - Cộng " của Tơn Trung Sơn...
Từ đó Hồ Chí Minh đã làm tất cả từ tuyên truyền đến vận động, tổ chức nhằm xây dựng
một chiến lược đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế để chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa
thực dân.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc
Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trên những quan
điểm sau:
Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu là sức mạnh vĩ đại quyết định sự
thành công của cách mạng.


Với Hồ Chí Minh, đồn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Người
cho rằng: “ Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu
lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản”.

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng ,có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính
sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng
đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh ln quan tâm đặc biệt đến đại
đồn kết dân tộc. Trong các bài viết, bài nói Người đã sử dụng khoảng 2000 lần cụm từ
“đoàn kết”,”đại đồn kết”. Người ln ln nhận thức đại đồn kết tồn dân tộc là vấn đề
sống cịn quyết định thành cơng của cách mạng. Người thường khẳng định “Đồn kết là sức
mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là điểm mẹ,điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con
cháu đều tốt”.
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng.”
Thứ hai, đại đồn kết dân tộc là một mục tiêu,một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
Tư tưởng đại đoàn kết của dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng. Năm 1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn
thể dân tộc nhân buổi ra mắt Đảng Lao Động Việt Nam: mục đích của Đảng Lao Động Việt
Nam có thể gồm tám chữ là: “Đồn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc”.
Đại đoàn kết dân tộc khơng chỉ là mục đích,nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà cịn là
mục đích nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Đại đồn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách
quan của bản tân quần chúng nhân dân trong đấu tranh để tự giải phóng. Đảng có sứ mệnh
thức tỉnh tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng
thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
Thứ ba, đại đồn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
Dân tộc Việt Nam được hiểu là tất cả mọi người dân Việt Nam đang sinh sống và làm
ăn ở cả trong và ngồi nước, khơng phân biệt tơn giáo, già, trẻ, giàu, nghèo…Đại đồn kết
dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một mục tiêu chung.
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân
nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Phải có lịng khoan dung độ lượng với con người. Hồ Chí
Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu khuyết điểm, mặt



tốt mặt xấu, cho nên cần phải có lịng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ
nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người đã lấy hình
tượng một bàn tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng tất cả đều thuộc một bàn tay để nói lên sự
cần thiết của đại đồn kết. Lịng khoan dung độ lượng không phải là một sách lược nhất thời,
một thủ đoạn chính trị. Đó là tư tưởng nhất qn được thể hiện trong đường lối, chính sách
của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc
biết hối cải. Người tuyên bố: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hịa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà mà
đoàn kết với họ”.
Thứ tư , đoàn kết phải thể hiện bằng hành động.
Hồ Chí Minh cho rằng, đồn kết khơng chỉ là chương trình kế hoạch, là chiến lược mà
cịn là hành động tích cực trong tổ chức, trong thái độ, trong chính sách cụ thể. Đồn kết
khơng phân biệt tôn giáo, không chia rẽ dân tộc, không phân cách giai cấp, tầng lớp. Phải có
cách làm cho mỗi người dân ở những tầng lớp khác nhau ấy hiểu biết, tin yêu, quý mến nhau
mà đem hết tài năng, công sức, tiền của cống hiến cho sự nghiệp chung. Đồn kết phải vì lợi
ích lâu dài, phải vì tình thân ái của dân tộc, vì lợi ích của quốc gia, vì sự tiến bộ của mỗi
thành viên và của cả cộng đồng.
Thứ năm, đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là: Mặt
trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận là
nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt phấn đấu vì
mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Tùy theo từng giai đoạn cách mạng, Đảng chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống
nhất với tên gọi khác nhau. Đảng lãnh đạo mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách
mặt trận đúng đắn cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước của dân tộc
ta. Muốn lãnh đạo mặt trận lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, trong Đảng phải thực
sự đồn kết nhất trí. Sự đồn kết của Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết của
toàn dân.
Thứ sáu, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đồn kết quốc tế.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa Quốc Tế

trong sáng của giai cấp công nhân lãnh đạo”. Người luôn luôn khẳng định Cách mạng Việt


Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ giành được thắng lợi
khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Người đã vận dụng sáng tạo, thành
công tư tưởng này trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngay thời kỳ cách mạng
gặp khó khăn nhất cũng như khi chống thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã
tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của anh em bầu bạn, của loài người tiến bộ khắp thế giới.
Theo Người, vì cách mạng Việt Nam muốn thành công phải kết hợp với phong trào cách
mạng thế giới như hai cánh của con chim đều vỗ cùng một nhịp.

II . Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
1. Hồ Chí Minh với nhận thức về sức mạnh dân tộc
Sức mạnh dân tộc (nội lực) Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta, quân đội ta và nhân dân ta đoàn kết một lịng, mn
người như một từ đó đã huy động tới mức cao nhất sức người, sức của phục vụ cho sự
nghiệp cách mạng. Cả nước cùng ra trận với khí thế hào hùng của lịch sử bốn ngàn năm
dựng nước, giữ nước trên nền tảng văn hóa nhân nghĩa, khoan hịa, trí dũng, với ý chí khơng
có gì q hơn độc lập tự do.
Tất cả mọi giới, mọi tầng lớp, mọi lực lượng từ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân
quân du kích đến gái, trai, già, trẻ; từ nông thôn, thành thị đến miền xuôi, miền ngược đều
tham gia giết giặc cứu nước; từ hai bàn tay không của bà mẹ, tầm vông vạt nhọn, cuốc
thuổng, giáo mác, chơng tre, súng kíp, bom 3 càng đến con ong, con rắn cũng trở thành vũ
khí tiêu diệt kẻ thù; từ mặt đất nóng bỏng đạn bom cày xới, dưới địa đạo
khắc nghiệt trong lòng đất, trên mặt nước bưng biền đến bầu trời của đất nước ta, đâu đâu
cũng là trận địa vùi xác quân thù.
Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc chính là sức mạnh của: chủ nghĩa u nước, tinh
thần đồn kết cao, ý chí đấu tranh anh hùng, bất khuất cho độc lập tự do và ý thức tự lực tự
cường. Đây chính là đỉnh cao cuả chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Điều này được thể hiện

như sau:


 Truyền thống yêu nước là hạt nhân của truyền thống dân tộc, nó khơng phải chỉ là một
tình cảm tự nhiên bẩm sinh mà được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và
giữ nước.Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước trở thành sức mạnh và chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam, một thứ đạo lý, một lẽ sống cho mọi người dân, cũng trở thành tiêu chí cao nhất
để đánh giá một con người. Hồ Chí Minh đã nâng lòng yêu nước lên trở thành lòng yêu nước
xã hội chủ nghĩa yêu nước gắn liền với đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Lòng
yêu nước xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc yêu quý độc lập dân tộc, tự
do dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Do đó, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành sức
mạnh to lớn của dân tộc ta.
 Sức mạnh của dân tộc còn được thể hiện ở tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường.
Bằng chứng là nó làm cho dân tộc Việt Nam khơng bị đồng hố trong 1000 năm Bắc thuộc,
không bị diệt vong dưới ách thống trị của thực dân phương Tây.
 Tinh thần, ý chí độc lập tự chủ, tự cường và lịng u nước sở dĩ phát huy được sức
mạnh to lớn của nó vì đã kết liền nhân dân thành 1 khối vững chắc khơng gì lay chuyển
được. Đó là đồn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân.
Tổng hợp các điều trên, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam.
Đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và hiện tại, sức mạnh của
sự thơng minh và lịng dũng cảm. Đó là sức mạnh dân tộc.
2. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh của thời đại
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở
đầu là chiến thắng của cách mạng tháng Mười Ngai vĩ đại. Hồ Chí Minh nhận thức về sức
mạnh thời đại và tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhận
thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước từ cảm tính đến lý
tính với mục tiêu giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại.
Sức mạnh thời đại thể hiện ở những điều sau:



 Sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc, sức mạnh này được nhân lên nhiều lần vì nó gắn liền với cuộc cách mạng vơ sản trên
tồn thế giới trong thời đại mới.
 Sức mạnh của giai cấp vô sản và cách mạng vơ sản. Hồ Chí Minh “muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi con đường cách mạng vơ sản”.
 Lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.
 Kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga.
 Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học kĩ thuật – một động lực
phát triển xã hội.
3.Tính tât yếu và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại.
a) Tính tất yếu:
Về mặt lý luận
Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng,qúa trình phát triển của mình, các cộng
đồng, các nhóm, các dân tộc có cùng lợi ích bao giờ cũng có sự kết hợp lại với nhau. Sự kết
hợp này ngày càng tăng.
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, cách mạng muốn thắng lợi phải biết kết hợp các yếu tố
khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, dân tộc và thời đại.
CNTB nhất là trong giai đoạn ĐQCN đã tạo ra những mâu thuẫn và cơ sở cho sự liên
kết quốc tế.
Về mặt thực tiễn:


- Người khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa, sự cai trị và bóc lột tàn bạo, độc ác của
Pháp tại Việt Nam, tại Đơng Dương.
-Người cịn khảo sát ở cả bốn châu lục và nhận ra muốn giải phóng dân tộc mình cần
đồn kết các dân tộc có cùn
- Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị.
- Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị.
- Sự hình thành hệ thống CNXH làm nên sức mạnh thời đại từ nửa cuối TK XX.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển
mạnh mẽ. Đây là yếu tố sức mạnh thời đại cần tận dụng.
Như vậy, sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong tiến trình cách mạng
Việt Nam là một tất yếu khách quan.
b) Nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
-Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong sự gắn bó với cách mạng vơ sản trên thế
giới
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã làm thay đổi trật tự thế giới theo chiều hướng
tiến bộ của lịch sử, mở ra con đường phát triển mới cho các quốc gia, dân tộc theo xu hướng
độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những biến cố ở Liên Xô và Đông Âu trong
thập niên cuối của thế kỷ XX tuy đã làm cho phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào
thoái trào, song Cách mạng Tháng Mười vẫn giữ nguyên giá trị "vạch thời đại", vẫn là niềm
cổ vũ cho tất cả mọi người có lương tri và khát vọng vì một thế giới tốt đẹp hơn.Cách mạng
Tháng Mười khẳng định trong hiện thực sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới:
đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát
huy lịng u nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý
chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên


truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sức mạnh của
con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong
cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lịng tin chân chính
khơng gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cuộc cách mạng
này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới
trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới,
của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa
Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức

mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại. Những nội
dung, nguyên tắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan
trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa quốc tế yêu nước với chủ nghĩa quốc tế yêu nước
“Bốn phương vô sản đều là anh em” - đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
tinh thần quốc tế vơ sản. Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam
với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộ trên thế
giới vì hịa bình, cơng lý và tiến bộ xã hội. Tinh thần này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày
cơng vun đắp bằng các hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách
mạng của cả dân tộc.
Theo Bác Hồ, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu tinh thần
u nước khơng chân chính và tinh thần quốc tế khơng trong sáng thì có thể dẫn đến chủ
nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Tất
cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc hay
một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đồn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung.
Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ
rộng lớn. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được tinh thần quốc tế
có hay khơng, trong sáng hay không trong sáng. Nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn
luyện của cá nhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ.


Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là quyền
thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh khơng chỉ đấu tranh cho
độc lập của dân tộc mình mà cịn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp
bức. Ở Người, chủ nghĩa u nước chân chính ln gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả,
trong sáng. Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do độc lập của các dân tộc khác
như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Chủ trương “ giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh
ln nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
Với Người, phải thơng qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi
chung của Cách mạng thế giới. Về quan hệ quốc tế, Người tuyên bố với thế giới: “ Căn cứ

trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hịa sắn sàng đặt quan hệ ngoại
giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc
gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hồ bình và xây đắp dân chủ thế giới”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính
chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc
lập dân tộc cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
-Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự
ủng hộ của nhân loại, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh coi
nguồn lực bên trong giữ vai trị quyết định, nguồn lực bên ngồi là quan trọng, nó chỉ phát
huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người nêu cao khẩu hiệu “Tự lực cánh sinh,
dựa vào sức mạnh là chính”; “Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy
mình”; “Một dân tộc khơng tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khơng
xứng đáng được độc lập”. Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng
đắn, phát huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất của
dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hịa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội.
Trên dọc hành trình tìm lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho đồng bào,
dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng ln tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ về mọi mặt của nhân dân thế giới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân


dân Việt Nam. Chính sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về vật vất lẫn tinh thần của bè bạn quốc tế
là một nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta
trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ, vì vậy mà
đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cả Liên Xơ và Trung Quốc, khi hai nước có bất đồng sâu
sắc, góp phần vào sự hàn gắn sự rạn nứt trong phong trào cộng sản quốc tế. Kết hợp chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh cịn là tích cực thực hiện
nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình, “Phải coi cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu

tranh của ta..., giúp bạn là tự giúp mình”.
Rời Tổ quốc với chí hướng “… muốn đi ra nước ngồi xem nước Pháp và các nước
khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về cứu giúp đồng bào ta”, Nguyễn Tất
Thành đã thực hiện cuộc hành trình qua nhiều châu lục khác nhau, và trên quãng đường dài
đó, Người đã chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc và tận mắt thấy những
lầm than cơ cực mà người dân lao động nghèo khổ gặp phải, từ đó Người đi đến kết luận:
“Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống
người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thơi: tình hữu ái vơ sản”. Kết
luận này là sự khởi đầu tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, để từ đó về sau, trong
mọi hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ln kêu gọi nhân dân thế giới
hãy đồn kết lại để đấu tranh cho bình đẳng, tự do, bác ái; ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh
của các dân tộc thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam. Ngoài việc kêu gọi toàn dân đoàn
kết, nêu cao ý chí tự lực tự cường, “hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Hồ
Chí Minh đã thực hiện chiến lược tranh thủ đồng minh, thêm bạn cho cách mạng Việt Nam
để giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Và thực tế lịch sử đã chứng
minh, chính sự ủng hộ về tinh thần của lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít đã góp
phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Bằng những lời lẽ có lý có tình, thơng qua nhiều phương tiện khác nhau, những thiện
chí của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã đến được với nhân dân u chuộng hịa bình
Pháp, qua đó họ hiểu được dã tâm của những kẻ xâm lược trên đất Việt Nam và họ đứng lên
đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt hoan nghênh phong trào
phản đối chiến tranh Việt Nam ở Pháp và chúc nhân dân Pháp thắng lợi.


Trong chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới cho cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các nước châu Á, Người
khẳng định: “…thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em…”.
Xuất phát từ tư tưởng đó, tháng 1 năm 1947, Hồ Chí Minh đã gửi điện cho các vị lãnh đạo
châu Á, kêu gọi họ ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Người viết:

“Các anh em châu Á hãy giúp anh em Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập và thống
nhất”. Tại hội nghị Liên Á và ở nhiều hội nghị khác, các nước trong khu vực đã bày tỏ tình
cảm nồng nhiệt đối với Việt Nam. Đặc biệt, thanh niên và nhân dân Ấn Độ, Miến Điện đã có
phong trào rầm rộ quyên góp tiền, thuốc men và đồ dùng y tế ủng hộ Việt Nam, thậm chí họ
cịn xin tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu vì tình đồn kết quốc tế.
Là những người đồng chí, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, sau khi Trung
Quốc giành lại sự thống nhất đất nước, ngày 15 tháng 1 năm 1950, Chính phủ Việt Nam dân
cộng hịa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cơng nhận Chính phủ Cộng hịa nhân dân
Trung Hoa và tỏ ý sẵn sàng thiết lập đặt quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Đáp lại tình
cảm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc là nước
đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Việt Nam. Cũng trong năm
này, Liên Xô và các nước dân chủ khác như Triều Tiên, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức,
Rumani, Ba Lan, Hunggari, Bunggari, Anbani và Mông Cổ lần lượt công nhận và đặt quan
hệ ngoại giao với nước ta. Thắng lợi ngoại giao trên đây đã nâng cao uy tín của nước ta trên
trường quốc tế, phá thế bao vây của bọn đế quốc đối với nước ta. Đánh giá vấn đề này, Hồ
Chí Minh khẳng định: “Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc thắng lợi to
nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất thế giới Liên Xô và Trung Quốc dân
chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hịa là một nước
ngang bằng trong đại gia đình dân chủ thế giới. Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và
nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc. Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ
là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”.
Với nhân dân Mỹ, Hồ Chí Minh có nhiều sách lược quan trọng. Thực hiện phương
châm đánh vào lịng người, Hồ Chí Minh đã tích cực thúc đẩy phong trào quần chúng Mỹ
chống chiến tranh ở Việt Nam. Trong thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1 năm 1962, Hồ Chí Minh


nói rõ: “Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam khơng thù ốn gì nhau… nhân dân Việt Nam
kính trọng các bạn là một nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực dân và chúng tơi
mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn”. “Nhân dân Việt Nam biết ơn những tổ chức
công nhân, thanh niên, sinh viên, phụ nữ và những nhân sĩ trí thức, nghị sĩ, linh mục tiến bộ

ở Mỹ đã và đang dũng cảm lên tiếng, biểu tình vạch trần chính sách xâm lược đầy tội ác của
Chính phủ Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các lực lượng yêu nước ở miền
Nam Việt Nam… ”.
Song song với việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ, Hồ Chí
Minh cịn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô,
Trung Quốc. Trên tinh thần anh em vô sản, những năm kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô,
Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã cử nhiều đoàn chuyên gia, cố vấn sang giúp
cách mạng Việt Nam. Để tỏ lịng đồn kết chiến đấu với nhân dân Việt Nam, lãnh tụ Cu Ba –
Phiđen Caxtơrô từng phát biểu, “vì nhân dân Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hiến dâng
cả máu của mình”. Những hành động ngoại giao trên đây của Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm
nhìn và tài năng xuất chúng của Hồ Chí Minh trong chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
của bè bạn thế giới cho cách mạng Việt Nam. Đối tượng mà Hồ Chí Minh hướng tới là tất cả
những ai có thiện chí với cách mạng Việt Nam, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Đó là chính sách
ngoại giao mềm dẻo, thêm bạn- bớt thù, một nét đặc sắc trong tư tưởng đồn kết của Hồ Chí
Minh.
Đối với các dân tộc Đông Dương, vốn cùng uống chung một dịng nước Mê Kơng, lại
có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là
cùng có chung một kẻ thù xâm lược nên Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng tình đồn kết chiến
đấu giữa ba dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định trong Diễn văn khai mạc Đại hội Đảng III
Đảng Lao động Việt Nam tháng 9 năm 1960: “Trong cuộc đấu tranh ở Đông Dương, nhân
dân Việt Nam ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào hiện nay
nhằm chống đế quốc Mỹ, đưa nước Lào lên con đường hòa hợp dân tộc, độc lập thống nhất
và hịa bình trung lập. Chúng ta thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các
nước láng giềng, trước hết là Campuchia và Lào được xây dựng và phát triển tốt”. Tỏ lòng
biết ơn sâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Việt Nam, trong khả năng của mình, nhân


dân Lào và Campuchia cũng ln làm hết sức mình ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam. Khi con đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh bị đế quốc Mỹ đánh phá, cơ
lập ở phía Đơng, Đảng, Nhà nước Lào đã đồng ý cho Việt Nam lật cánh sang phía Tây chạy

trên đất Lào. Nhờ sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia,
đường Trường Sơn đã nhanh chóng vươn dài tới các chiến trường, cung cấp nhân tài, vật lực
cho miền Nam đánh Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam.
-Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả các nước
dân chủ”
Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc, sẽ khiếm khuyết nếu chúng ta
chỉ đề cập đến đoàn kết trong khái niệm dân tộc – tộc người (ethnic) trong phạm vi nội bộ
quốc gia mà không đề cập đến tư tưởng của người là đoàn kết dân tộc - quốc gia (nation) với
các quốc gia khác trên thế giới và với các Việt kiều, những người có dịng máu Việt Nam
nhưng do hoàn cảnh cụ thể nên sinh sống ở nước ngoài, mang quốc tịch của một nước cụ thể
trên thế giới.
Đoàn kết dân tộc trên tầm quốc tế của Hồ Chí Minh được người xuất phát từ luận điểm
coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người ý thức sâu sắc rằng,
cách mạng trong nước sẽ khó thành cơng nếu khơng có sự đồng tình, ủng hộ của cách mạng
và nhân dân các dân tộc u chuộng hồ bình trên thế giới. Đó cũng chính là điểm mạnh và
khác biệt giữa Hồ Chí Minh với các chí sĩ yêu nước tiền bối. Người đã khẳng định: “Chính
vì biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công
nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn đưa
giai cấp công nhân và nhân dân nước ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”.
Shingo Shibata, nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhận xét: “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ
Chí Minh là ở chỗ, Người đã phát hiện quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc.
Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình và tất cả mọi
dân tộc đều có thể và cần phải thực hiện nền độc lập tự chủ”.
Khi nghiên cứu về tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Suy đến
cùng, có đại đồn kết được hay khơng, đại đồn kết đến mức nào tuỳ thuộc vào việc nhận


thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích phức tạp, chằng chéo giữa: cá nhân tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - tồn thể; giai cấp - dân tộc; quốc gia - quốc tế”. Trong
các “cặp quan hệ” trên của tư tưởng đại đồn kết Hồ Chí Minh chúng ta thấy khơng thể
thiếu cặp “quốc gia - quốc tế”. Đó khơng chỉ là nội hàm trong tư tưởng đại đồn kết nói

chung của Hồ Chí Minh mà cịn là trong tư tưởng đồn kết các dân tộc của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế thể hiện rất rõ phạm vi
mức độ, quy mô. Với từng đối tượng quốc tế, Hồ Chí Minh vừa có thái độ chung, vừa có thái
độ phân biệt riêng theo “cấp độ ngoại giao”, theo giá trị thiết thực vì quyền lợi của dân tộc
Việt Nam và quyền lợi của các dân tộc trên thế giới vì hồ bình, hữu nghị và phát triển của
các dân tộc; vì quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của các quốc gia. Từ
giác độ đó, chúng ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế có
những biểu hiện trên những khía cạnh sau:
 Đoàn kết với các quốc gia, dân tộc láng giềng:
Người Việt Nam ta có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, đó là một thái độ sống,
một triết lý nhân văn trong văn hoá ứng xử có truyền thống lâu đời của dân tộc. Hồ Chí
Minh trên bình diện văn hố và tầm nhìn chính trị đã ý thức sâu sắc và thực hiện có hiệu quả
tốt truyền thống đó trong đặt nền móng và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc
biệt với nhân dân Lào, Campuchia, Trung Quốc, tạo nên thế trận đặc biệt và làm nên hiệu
quả cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
Thương nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Việt – Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách quốc tế – NXB Thơng tấn, 2006).
 Đồn kết với các quốc gia Đơng Nam Á, châu Á:
Đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Hồ Chí Minh ln ln q trọng tinh
thần đoàn kết, giúp đỡ nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, bày tỏ tình hữu nghị
và biết ơn sâu sắc, chân thành. Chính vì lẽ đó mà các nước Đông Nam Á luôn bên cạnh nhân


dân và chính phủ Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, tạo
nên hậu thuẫn, sức mạnh tinh thần và vật chất quan trọng góp phần làm nên thắng lợi chống
ngoại xâm của dân tộc ta.
Người phát biểu: “Hồ bình trở lại Việt Nam, chúng tơi sẽ thắt chặt tình hữu nghị giữa

hai dân tộc Việt - Pháp, chúng tơi sẽ đồn kết chặt chẽ với hai nước Khơme, Lào và các
nước Đông - Nam Á để góp phần vào sự nghiệp giữ gìn hồ bình châu Á và hồ bình thế
giới”.
Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh kêu gọi “anh em dân tộc châu Á” thấu
rõ sự hy sinh của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh, để ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng
chiến. Trong Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh viết: “Hỡi anh em dân tộc
châu Á! Gần hai mươi năm trường, thực dân Pháp đang dày xéo nhân dân Việt Nam, gần
hai mươi năm trường nhân dân Việt Nam đang hy sinh tranh đấu.Việt Nam là một bộ phận
trong đại gia đình châu Á. Tranh đấu cho tự do độc lập của Việt Nam tức là tranh đấu cho
tự do độc lập của đại gia đình châu Á. Trước kia, anh em đã đồng tình với chúng tôi. Từ đây
mong anh em càng ủng hộ nữa. Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến
cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi”.
Hồ Chí Minh dùng thuật ngữ “anh em dân tộc châu Á”, “đại gia đình châu Á” và kêu
gọi “sự đồng tình” nhằm thực hiên mục tiêu đồn kết với các nước gần gũi địa lý và văn hoá
tạo nên sức mạnh tổng hợp của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị
của thực dân Pháp. Và cuối Lời kêu gọi trên, Người viết: “Các dân tộc châu Á đồn kết
mn năm!”.
 Đồn kết với các tổ chức, quốc gia trên thế giới
Đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế phải gắn liền với độc lập, tự chủ tự cường. Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào
lưu và lực lượng tiến bộ trên thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là
một yếu tố giúp ta thành công trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước. Sự
đoàn kết ấy nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Sự đồn kết ấy dựa trên
cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.


Việt Nam đang ngày càng mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế đồng thời với phát huy bản
sắc dân tộc. Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng hợp tác giao lưu nhiều mặt với các nước, tạo môi

trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đoàn kết hợp tác quốc tế ln chú trọng lợi ích của nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Mình đã hưởng cái hay của người thì phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình
đừng chịu vay mà khơng trả”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nêu ra ý tưởng hợp tác cùng có lợi với tất cả các
nước.Ngay những năm đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, Người đã
khẳng định Việt Nam mong muốn thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực,
đón nhận đầu tư nước ngồi; mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho buôn
bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế; hoan
nghênh đầu tư nước ngoài để xây dựng lại Việt Nam và để tham gia “điều hòa kinh tế thế
giới”.
Kế thừa và phát huy tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời
kỳ mới của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tăng cường tình đồn kết quốc tế, quan
hệ hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng
là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến
trình hợp tác quốc tế và thế giới.
 Đồn kết với kiều bào:
Sinh thời Bác Hồ ln dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Đặc biệt vì, kiều bào những người con yêu của dân tộc đang phải sống xa quê hương, đất nước đều là con Hồng
cháu Lạc, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Đặc biệt vì, dù xa cách bao lâu,
dù ở đâu, làm gì, dù khó khăn, gian khổ đến đâu... kiều bào vẫn luôn luôn hướng về Tổ
quốc, mong được trở về, góp phần tham gia xây dựng đất nước. Chính vì đặc biệt nên sự
quan tâm của Bác Hồ đối với kiều bào đã đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta đối với kiều bào nửa thế kỷ qua.


Trong những năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln "nhớ
đến kiều bào ở hải ngoại đã ra sức hy sinh phấn đấu, dù cực khổ bao nhiêu cũng một lòng
trung thành với Tổ quốc". Người thường xuyên gửi thư, điện thăm hỏi và động viên kiều
bào ở nước ngoài phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau, thi đua học hỏi và giúp

nhau tiến bộ, ln một lịng ủng hộ Tổ quốc, đồng thời mở rộng tình thân thiện giữa nhân
dân ta và nhân dân thế giới...Để giúp đỡ kiều bào, Người nhắc nhở các cán bộ làm công tác
ngoại giao ở nước ngồi: từ lời nói đến việc làm, bất kỳ việc to hay nhỏ đều phải “đem tình
thân ái của Tổ quốc cho kiều bào, để giúp đỡ họ, để tuyên truyền cho thanh niên và cho cả
dân tộc Việt Nam".
Một trong những mong muốn của kiều bào là được trở về quê hương, tham gia xây
dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng và Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận
lợi để đón tiếp kiều bào về nước. Những năm sau đó, Người đã dành nhiều thời gian đến
thăm các gia đình kiều bào mới về nước, động viên họ cố gắng vượt qua những khó khăn,
trở ngại, nhanh chóng ổn định cuộc sống mới. Người theo dõi sát sao từng bước đi, từng sự
cố gắng và mỗi thành tích của kiều bào, kịp thời khen thưởng những gương "người tốt, việc
tốt".
Sự gần gũi, thân mật trong những lần gặp gỡ, sự ân cần, chu đáo trong những lời chỉ
bảo, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm xúc động lịng người, làm cho kiều bào càng
nhận rõ và ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, cổ vũ
kiều bào thi đua phấn đấu, cùng nhau góp sức vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Trong sự
nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và
thực hiện lời dạy của Bác Hồ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiều bào là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của
cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác,
hữu nghị giữa nước ta với các nước; đồng thời, mong muốn, khuyến khích người Việt Nam
ở nước ngoài nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền


thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với
gia đình và q hương, góp phần xây dựng đất nước...
Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế, từ niềm tin vào sức mạnh của dân
tộc đi đến nhận thức đầy đủ về sức mạnh của thời đại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức

mạnh thời đại, Hồ Chí Minh khơng chỉ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam mà còn là
chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản quốc tế, lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc
và danh nhân văn hóa thế giới.
Theo độ lùi của thời gian, nhiều thứ có thể bị phai mờ, nhưng tư tưởng đồn kết quốc tế, đặc
biệt là chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới cho cách mạng Việt
Nam của Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Quán triệt
và thực hiện tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn tranh thủ sự ủng
hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với gần 170 nước, là thành viên của hàng trăm tổ chức quốc tế, có quan hệ
thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Thành tựu đó là kết quả
của việc thực hiện chiến lược đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta đã thực hiện.

III. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời
đại trong bối cảnh hiện nay
1. Đặt cách mạng Việt Nam, cách mạng mỗi nước trong tiến trình chung của cách
mạng thế giới
Trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập là một nhân tố , một thành viên
của cộng đồng quốc tế. giữa bộ phận với tồn bộ có mối quan hệ biên chứng với nhau, tác
động qua lại…Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới là:
“ một trong những cái cánh của cách mạng vơ sản”. Hồ Chí Minh chỉ rõ tình hình trên thế
giới liên quan mật thiết đến Việt Nam và hoạt động của Việt Nam có mn ngàn sợi dây liên
hệ với bên ngoài.


Từ đây, Hồ Chí Minh địi hỏi phải gắn cách mạng mỗi nước, cách mạng Việt Nam với
cách mạng thế giới. Theo Hồ Chí Minh, việc kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh
thời đại, khơng chỉ vì lợi ích của dân tộc chân chính mà cịn là vì lợi ích quốc tế chân chính.

Chúng ta khơng chỉ tranh thủ sức mạnh của các dân tộc khác để thực hiện nhiêm vụ của dân
tộc mình mà cịn chủ động kết hợp sức mạnh của dân tộc mình với sức mạnh dân tộc khác
thực hiện những mục tiêu của thời đại là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Hồ Chí Minh chỉ rõ sự phối hợp, kết hợp như “ hai cái cánh của một con chim” là để cùng
nhau giết “ con đỉa hai vịi”. Với Hồ Chí Minh, góp phần vào cách mạng thế cũng là một
cách một cách giúp mình. Hồ Chí Minh viết: giúp bạn chính là tự giúp mình, vì vậy phải
giúp cho tích cực.
2. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhưng phải dựa vào sức mạnh
mình là chính
Theo ngun lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân tố chủ quan và khách quan, bên
trong bên ngồi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều là những nhân tố không thể thiếu
để tạo nên thắng lợi nhưng trong hai nhân tố ấy, nhân tố bên trong, chủ quan luôn luôn giữ vị
trí thứ nhất. Tư tương Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng
tn theo ngun lý ấy.Hồ Chí Minh ln tâm niệm sâu sắc lời căn dặn của Mác viết trong
Điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế năm 1864: ”Sự nghiệp giải phóng của
giai cấp cơng nhân phải do chính bản thân giai cấp cơng nhân tự giành lấy”. Tương tự đó
trong Tun ngơn của Hội liên hiệp thuộc địa, Người kêu gọi:”Hỡi anh em ở các nước
thuộc địa!... Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng cơng thức của Các
Mác, chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện
được bằng sự nổ lực của bản thân anh em”. Vận dụng quan điểm của Mác, Hồ Chí Minh
khẳng định phải “ đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, vì vậy trong cơng cuộc giành độc
lập thì yếu tố tự lực cánh sinh ln được Hồ Chí Minh đề cập tới. Sự giúp của bên ngoài là
quan trọng nhưng “ muốn người giúp ta thì trước hết ta phải tự giúp mình đã”. Theo Hồ Chí
Minh, ta phải có thế có lực thì bên ngồi giúp đỡ và mới sử dụng sự giúp đỡ một cách có
hiệu quả. Hồ Chí Minh đã chỉ ra toàn cầu chỉ chú ý đến chúng ta khi chúng ta mạnh. Chúng
ta lo tìm kiếm bạn bè nhưng trước hết phải lo tổ chức lượng lực của mình đã. Người kết


luận:” Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng
và ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.

3. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
Trong hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh ln địi hỏi phải có tình người,
tình bác ái. Từ cách tiếp cận khác, Hồ Chí Minh cho rằng: Dù màu da có khác nhau, trên đời
chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Trên quả đất có mn
ngàn triệu người thì có thể chia vào hai hạng người: người thiện và người ác. Đây chính là cơ
sở để Hồ Chí Minh đề ra chủ trương xây dựng tình hữu nghị đồn kết, hợp tác giữa các dân
tộc. Vận dụng tư tưởng của Người, trong bối cảnh hiện nay là xu thế hợp tác quốc tế đang
chiếm thế thượng phong so với xu thế khác, Đảng ta đã đưa ra khẩu hiệu ngoại giao là:” Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” , đây chính là điểm sáng tạo của Đảng
cho phù hợp với nhu cầu cũng như xu thế hiện nay. Hiện nay chúng ta không chỉ hợp tác với
các nước dân chủ như thời kỳ trước mà mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nhưng
nguyên tắc đã được quy định sẵn như : tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau hay hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi…
IV. Kết luận
Đại đồn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm,
trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình chách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức
mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là một đóng góp quan trọng vào kho
tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về công
tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kỳ diệu của tư tưởng
đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đại đồn kết Hồ Chí
Minh, nghiên cứu để kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết của
Người là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, hồn thành nhiệm vụ, góp phân xây dựng thành công một nước Việt Nam độc lập, dân
giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
,
Bộ GD-ĐT, 2010, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.



PHỤ LỤC
Ngày 12/6/1987, tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ” do Thành
ủy Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Bác Hồ về thăm Đồng Hới - Quảng Bình,
lúc đó thuộc tỉnh Bình - Trị - Thiên, linh mục Nguyễn Văn Ngọc đã kể một kỷ niệm không
bao giờ quên của đồng bào Công giáo xứ Huế về đức bác ái bao la của Bác Hồ:
Năm 1949, Việt Minh bao vây kinh tế thành phố Huế. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc,
khi đó, đảm đương cơng việc ruộng đất của Nhà Chung tại giáo xứ Lương Văn, có trách
nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của
thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục khơng có cách nào chở được số lúa gạo
vào thành phố cho Nhà Chung ăn tiêu.

Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, lúc đó là cán bộ Việt
Minh của mặt trận Thừa - Thiên - Huế, vẫn có liên lạc với giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi
suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ, đồng chí sẽ cố
gắng tìm cách chuyển giúp.
Khơng cịn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch, thực lịng
cũng khơng dám hi vọng sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến tranh, Người lại ở
quá xa và bận rộn trăm cơng nghìn việc lớn lao của đất nước.
Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp
có chữ ký và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm hai điểm:


×