Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BAO CAO THANH TICH CO LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.04 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH. TRƯỜNG THCS QUẢNG SƠN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Sơn, ngày 21 tháng 11 năm 2012. BÁO CÁO THÀNH TÍCH TRONG VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA I. Sơ yếu lý lịch: - Họ và tên: Trần Thị Linh Nữ - Ngày, tháng, năm sinh: 24- 06- 1962 - Quê quán: Quảng Sơn- Quảng Trạch- Quảng Bình - Trú quán: Quảng Sơn- Quảng Trạch- Quảng Bình - Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Sơn - Chức vụ: BTCB - Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Toán - Danh hiệu: Chién sĩ thi đua cơ sở II. Thành tích đạt được: Quảng Sơn là một xã Anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Xã còn là địa phương có truyền thống hiếu học lâu đời. Nhiều người con của quê hương từ mái trường tiểu học, trung học cơ sở đã trưởng thành và có nhiều đóng góp cho đất nước. Là xã miền núi vốn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng với truyền thống lao động cần cù của nhân dân, sự quyết tâm của lãnh đạo địa phương đưa quê hương thoát khỏi đói nghèo, nên đời sống kinh tế - xã hội của xã nhà ngày càng phát triển, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện; các hoạt động VHXH có nhiều chuyển biến tích cực, chính trị ổn định - Quốc phòng an ninh được giữ vững. Lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương thường xuyên chăm lo sự nghiệp Giáo dục. Vốn kinh nghiệm trong việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở cấp Tiểu học, nên Đảng bộ và nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng trường Trung học cơ sở đạt Chuẩn để tạo môi trường giáo dục tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đã được Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đưa vào Nghị quyết nhiệm kì 2010 - 2015, phấn đấu đạt năm 2012. Ban đại diện CMHS tâm huyết với nhà trường, động viên được sức mạnh tổng hợp trong phụ huynh để từng bước tăng trưởng CSVC. Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể và nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phong trào thi đua “Hai tốt”. Địa bàn xã có 4 trường (1 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở). Hai trường TH đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2000-2010, trường Mầm non đang xây dựng và phấn đấu hoàn thành chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2013. Phong trào hoạt động và chất lượng giáo dục hàng năm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> được các trường quan tâm nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trường THCS Quảng Sơn được thành lập từ năm 1962. Trải qua các giai đoạn lịch sử, trường chuyển nhiều địa điểm với các tên gọi khác nhau, ngày nay có tên gọi là trường THCS Quảng Sơn. Trường có bề dày lịch sử, là nôi đào đạo nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước. Từ khi thành lập cho đến nay, trường đã đạt nhiều thành tích cao như trường đạt danh hiệu “trường Bắc Lý” năm 1965-1966 và nhiều năm liền đạt danh hiệu trường Tiên tiến cấp tỉnh. Là trường cấp 2 có chất lượng giáo dục cao được phòng Giáo dục Đào tạo nhân điển hình trong toàn Huyện vào những năm 1965-1973 và được tặng nhiều Bằng khen cấp tỉnh, Giấy khen cấp huyện. Đặc biệt vào tháng 10/2012 trường được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia. Với những thành tích mà nhà trường đạt được là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ công sức của Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất kế hoạch giáo dục của nhà trường, tham gia tích cực trong việc quản lý giáo dục học sinh ngoài nhà trường, đồng thời vận động đóng góp tài chính và công sức cho việc xây dựng cơ sở vật chất. UBND đã xin dự án đầu tư xây dựng 2 dãy cao tầng gồm 14 phòng học trị giá hơn 2,399 tỷ đồng. Trường đã được Bộ GD & ĐT trang cấp một số máy móc, thiết bị phòng học liệu trị giá gần 200 triệu đồng. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã vận động nguồn đóng góp từ phụ huynh trong 10 năm gần đây với tổng số tiền trên 1,0 tỷ đồng để khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên giỏi, xây các phòng chức năng, xây cổng trường, làm công trình vệ sinh WO 4 , đóng mới 168 bộ bàn ghế học sinh, nâng cấp sân bê tong, quét vôi ve, xây mới hệ thống bồn hoa cây cảnh, trồng cây xanh, tu sửa hệ thống lưới điện. Công đoàn trường đã đóng góp xây dựng sân bóng chuyền trị giá 10 triệu đồng, Chi đoàn trồng và chăm sóc hệ thống cây cảnh trị giá 10 triệu đồng, huy động sức lao động của Phụ huynh, học sinh, CBGV trị giá 500 triệu đồng. Hỗ trợ của Huyện, Tỉnh trị giá 190 triệu để mua sắm 24 bộ bàn ghế thực hành và 1 máy tính. Nhà trường bằng nguồn tiết kiệm chi thường xuyên với 120 triệu đồng đã trang trí các phòng học, phòng chức năng, phòng truyền thống, mua sắm bàn ghế tủ bàn các phòng chức năng, mua máy vi tính, máy chiếu đa năng. Phối hợp với Hội cựu Giáo chức, Hội Khuyến học trong việc tìm hiểu tư liệu truyền thống địa phương, truyền thống giáo dục nhà trường, huy động quỹ khen thưởng. Huyện hỗ trợ 500 triệu đồng để làm đường chạy Thể dục, sân bê tong, trần nhựa phòng cấp 4. Tổng số tiền đã huy động trong 10 năm từ năm 2002-2012 là: 4,929 tỷ đồng ( nguồn xã hội hóa là 1,640 tỷ đồng). Bằng hiệu quả hoạt động giáo dục của mình, trường đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí của địa phương cũng như góp phần vào việc giữ gìn trật tự trị an và an toàn xã hội trong địa bàn xã. Là Bí thư chi bộ tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Luôn xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao trong tập thể. Đạt đảng viên xuất sắc nhiều năm liên tục đến năm 2012..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Với vai trò Hiệu trưởng bản thân luôn quản lý chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường đạt hiệu quả tốt. Luôn động viên quan tâm đến đội ngũ, tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Trăn trở tìm những giải pháp hay trong kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi. Kinh nghiệm áp dụng tại trường xếp loại tốt. III. Kết luận và đề nghị: Với những thành tích đạt được ở trên là do sự cố gắng nổ lực của tập thể trường THCS Quảng Sơn dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Quảng Trạch, Lãnh đạo địa phương, đường lối sáng suốt của chi bộ, trong đó bản thân tôi là người chịu trách nhiệm chính về công tác này. Vậy, kính đề nghị hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp ghi nhận, giúp đỡ tôi ngày càng tốt hơn.. Người viết Nơi nhận: - UBND huyện Quảng Trạch; - Phòng GD&ĐT Quảng Trạch; - UBND xã Quảng Sơn; - Lưu: VP.. Trần Thị Linh.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phòng GD&ĐT quảng trạch. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam. Trường THCS quảng sơn Số:. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. /BC-THCS. Quảng Sơn, ngày 10 tháng 9 năm 2012. Báo cáo kết quả xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia Phần I: Đặc điểm tình hình 1. Tình hình địa phương Quảng Sơn là một xã Anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc. Xã còn là địa phương có truyền thống hiếu học lâu đời. Nhiều người con của quê hương từ mái trường tiểu học, trung học cơ sở đã trưởng thành và có nhiều đóng góp cho đất nước. Là xã miền núi vốn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng với truyền thống lao động cần cù của nhân dân, sự quyết tâm của lãnh đạo địa phương đưa quê hương thoát khỏi đói nghèo, nên đời sống kinh tế - xã hội của xã nhà ngày càng phát triển, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện; các hoạt động VHXH có nhiều chuyển biến tích cực, chính trị ổn định - Quốc phòng an ninh được giữ vững. Lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương thường xuyên chăm lo sự nghiệp Giáo dục. Vốn kinh nghiệm trong việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở cấp Tiểu học, nên Đảng bộ và nhân dân quyết tâm phấn đấu xây dựng trường Trung học cơ sở đạt Chuẩn để tạo môi trường giáo dục tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đã được Đảng uỷ, HĐND, UBND xã đưa vào Nghị quyết nhiệm kì 2010 - 2015, phấn đấu đạt năm 2012. Ban đại diện CMHS tâm huyết với nhà trường, động viên được sức mạnh tổng hợp trong phụ huynh để từng bước tăng trưởng CSVC. Đảng uỷ, UBND xã đã chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể và nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phong trào thi đua “Hai tốt”. Địa bàn xã có 4 trường (1 trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở). Hai trường TH đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường Mầm non đang xây dựng và phấn đấu hoàn thành chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2013. Phong trào hoạt động và chất lượng giáo dục hàng năm được các trường quan tâm nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 2. Tình hình nhà trường Trường THCS Quảng Sơn được thành lập từ năm 1962. Trải qua các giai đoạn lịch sử, trường chuyển nhiều địa điểm với các tên gọi khác nhau, ngày nay có tên gọi là trường THCS Quảng Sơn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường có bề dày lịch sử, là nôi đào đạo nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng đất nước. Từ khi thành lập cho đến nay, trường đã đạt nhiều thành tích cao như trường đạt danh hiệu “trường Bắc Lý” năm 1965-1966 và nhiều năm liền đạt danh hiệu trường Tiên tiến cấp tỉnh. Là trường cấp 2 có chất lượng giáo dục cao được phòng Giáo dục Đào tạo nhân điển hình trong toàn Huyện vào những năm 1965-1973 và được tặng nhiều Bằng khen cấp tỉnh, Giấy khen cấp huyện. Nhà trường luôn luôn lấy chất lượng giáo dục làm thước đo của cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm nên đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của học sinh, phụ huynh và nhân dân. Ban giám hiệu nhà trường bám sát chỉ đạo, thực hiện kế hoạch nghiêm túc, tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường có nề nếp. Đội ngũ nhận thức đúng vị trí vai trò, thể hiện lương tâm trách nhiệm cao, có những giáo viên đạt thành tích cao trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, đào tạo được nhiều học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Đội ngũ tích cực hưởng ứng chủ đề năm học: “Đổi mới căn bản và toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo”; tiếp tục thực hiện tốt việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách thường xuyên, tích cực thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không”, phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” nhằm đem lại những việc làm hiệu quả. Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã không ngừng phấn đấu và hướng tới mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Tập thể CB, GV, NV xác định, trường chuẩn Quốc gia vừa là mục tiêu vừa là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đồng thời cũng là động lực, cơ hội thúc đẩy sự phấn đấu của nhà trường, sự chăm lo của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh. Trong quá trình phấn đấu xây dựng, trường thường xuyên nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục & Đào tạo, UBND huyện nên đã không ngừng phát triển. Đối chiếu với các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia THCS, trường THCS Quảng Sơn đã đạt được những nội dung cơ bản, trường cùng với địa phương tích cực bổ sung để ngày càng hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường Chuẩn theo qui định. Phần II: Quá trình tổ chức thực hiện theo chuẩn của trường chuẩn Quốc gia thcs A. Quá trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia Nắm vững yờu cầu và nội dung cỏc tiờu chuẩn qui định cho một trường THCS đạt chuẩn, từ năm học 2009-2010 nhà trường đó cú kế hoạch xõy dựng cỏc nội dung đỏp ứng theo 5 tiờu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Tớch cực tham mưu với lónh đạo địa phương về cụng tỏc thành lập Ban chỉ đạo gồm Chủ tịch UBND xó làm trưởng ban chỉ đạo, Hiệu trưởng trường THCS làm phú trưởng ban và một số thành viờn là cỏc tổ chức đoàn thể trong nhà trường và đại diện phụ huynh học sinh..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ban chỉ đạo đó đưa cỏc tiờu chớ về trường THCS đạt chuẩn quốc gia để chỉ đạo kế hoạch xõy dựng phự hợp với tỡnh hỡnh thực tế của đơn vị. Tiến hành triển khai cỏc nội dung theo tiờu chuẩn, nhất là tập trung xõy dựng tiờu chuẩn 4 (tiờu chuẩn về CSVC) đỏp ứng yờu cầu trường THCS đạt chuẩn, cụ thể: - Năm học 2009-2010: Tiêu chuẩn 1. Tổ chức nhà trường: đạt Tiêu chuẩn 2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: đạt Tiêu chuẩn 3. Chất lượng giáo dục: đạt Tiêu chuẩn 4. CSVC và thiết bị: chưa đạt ( Thiếu 6 phòng chức năng, 4 phòng thực hành, bàn ghế học sinh, bàn ghế thực hành, sân chơi bói tập, cổng trường...) Tiêu chuẩn 5. Xã hội hoá giáo dục: chưa đạt (Hiệu quả huy động chưa cao, mới vận động được trong phụ huynh). - Năm học 2010-2011: Tiêu chuẩn 1. Tổ chức nhà trường: đạt Tiêu chuẩn 2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: đạt Tiêu chuẩn 3. Chất lượng giáo dục: đạt Tiêu chuẩn 4. CSVC và thiết bị: chưa đạt - Thiếu phòng chức năng, đang tạm bố trí 02 phòng cấp 4 làm phòng học bộ môn nhưng trang thiết bị còn thiếu, quy cách phòng bộ môn chưa đảm bảo theo quyết định 37/2008 - BGDĐT ngày 16/7/2008. - Thư viện đạt chuẩn năm 2010, nhưng chưa có phòng đọc riêng. Hiện có đủ SGK, STK cơ bản đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh. - Chưa có phòng Truyền thống, chưa có phòng làm việc của Công đoàn, còn thiếu các phòng chức năng, thực hành bộ môn. - Có 01 phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng và nhân viên Văn phòng đang sử dụng chung. - Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát: hệ thống sân chơi, bãi tập thể dục chưa hoàn thiện, cần có sự đầu tư cải tạo mặt bằng để thoát nước về mùa mưa và trồng thêm cây xanh để có bóng mát trong mùa hè. - Có khu để xe cho giáo viên, khu để xe cho học sinh trong khuôn viên nhà trường nhưng chưa đủ chỗ chứa, đảm bảo trật tự, an toàn. - Có hệ thống mỏy múc ứng dụng Công nghệ thông tin được kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học. Chưa lập được Website của trường, khai thác thông tin trên mạng Internet để hỗ trợ công tác dạy học còn hạn chế. Hiệu quả huy động còn hạn chế, mặc dù nhà trường đã thực hiện các hoạt động sau: 1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương. 2. Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo đúng qui chế hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Mối quan hệ và thông tin giữa Nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. 4. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. 5. Thực hiện đúng các qui định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng qui định hiện hành. Nhà trường luôn tham mưu cho chính quyền địa phương về công tác giáo dục. Phối hợp tốt với các cơ quan ban ngành, đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Năm học 2010-2011 trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến. B. Kết quả xây dựng trường trung học đạt chuẩn Quốc gia năm học 20112012 1 . Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường 1.1. Về lớp học và sĩ số trong lớp - Trường có 13 lớp, 487 học sinh (đủ các khối lớp của trường THCS ) + Khối 6: có 3 lớp: 123 học sinh ( tỷ lệ huy động 100%) + Khối 7: có 3 lớp : 108 học sinh + Khối 8: có 3 lớp : 108 học sinh + Khối 9: có 4 lớp : 148 học sinh - Bình quân học sinh/lớp: 37,5 em 1.2. Tổ chuyên môn Căn cứ vào Điều lệ trường Trung học và những qui định của Bộ GD & ĐT, trường có 3 tổ chuyên môn. Tổ KHXH có 10 đ/c, tổ KHTN có 11 đ/c, tổ Chuyên biệt có 7 đ/c. Tổ chuyên môn là đơn vị trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện nội dung và nghiệp vụ dạy học theo chương trình sách giáo khoa của Bộ GD & ĐT ban hành. Hoạt động của tổ chuyên môn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, nhằm bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề, đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT vào dạy học, cùng nhau giải quyết những nội dung khó theo từng môn học, đảm bảo dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học. Tổ chuyên môn đã xây dựng được nội dung kế hoạch mỗi năm học, kế hoạch cụ thể từng tháng, tuần phù hợp với điều kiện trình độ của đội ngũ giáo viên và yêu cầu giáo dục. Các tổ chuyên môn hoạt động đúng chức năng, tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học. Năm học 2008-2009; 2009-2010; 2010-2011; 2011-2012 các tổ chuyên môn đã triển khai được nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy của các bộ môn. Trao đổi việc soạn bài giảng điện tử, soạn giảng giáo án trình chiếu trên cơ sở sử dụng phần mềm Power.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Point, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của trò; dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng các bộ môn; Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá bộ môn Lịch sử, Ngữ văn, GDCD; Vận dụng phương pháp đặt - giải quyết vấn đề trong dạy tác phẩm Văn học ở trường THCS; Sử dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học môn Hoá học THCS; Sử dụng bản đồ tư duy; các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, phụ đạo, dạy thêm nhằm bổ sung kiến thức cho học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi v.v... Hàng năm tổ chuyên môn đều có giáo viên và học sinh tham dự thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp có giải. Tính đến nay, toàn trường có 16 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua từ cấp huyện trở lên. Tỉ lệ: 16/28 = 57,1% (Chỉ tính giáo viên và quản lý, không tính nhân viên 5 người). Các tổ chuyên môn đã có kế hoạch cụ thể triển khai nội dung hoạt động theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà trường, có sơ kết, tổng kết thường xuyên theo quy định. Đẩy mạnh phong trào thực tập, kiến tập, hội thảo về công tác soạn, giảng, sử dụng đồ dùng dạy học. Đặc biệt khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học với 26/26 giáo viên có máy vi tính, 10 máy tính được kết nối Internet, hầu hết giáo viên ở các tổ chuyên môn đều có khả năng khai thác thông tin trên mạng Internet để cập nhật kiến thức và phục vụ cho công tác dạy học, 20/26 giáo viên có khả năng soạn bài bằng các phần mềm chuyên dụng như Violet, Power Point và trình chiếu trên máy chiếu đa năng. Các tổ chuyên môn đã có nhiều cố gắng làm thêm đồ dùng dạy học, bình quân mỗi giáo viên có 1 đồ dùng tự làm có giá trị, có chất lượng lưu trữ tại phòng thiết bị dùng chung. Tổ chuyên môn đã triển khai học tập quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo thông tư số 58/2011/TT - BGDĐT ngày 12/12/2011, thường xuyên bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém tối thiểu 2 tiết/ tuần cho các môn văn hoá như: Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn, Tiếng Anh và hai môn giải toán trên mạng Internet, giải toán bằng máy tính Casio, thi Olympic Tiếng Anh cho học sinh toàn cấp, có đầu tư nhiều hơn cho khối lớp 9. Nhà trường đã phối hợp với các trường trong cụm chuyên môn tổ chức hội thảo chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, chuyên đề phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh khối 9 vươn lên trong học tập. Ngay từ đầu năm học các tổ đã có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng các chuyên đề chuyên môn theo kế hoạch đồng thời tạo điều kiện để giáo viên được học lên, nâng chuẩn, đến nay đã có 21 đồng chớ có trình độ đại học, có 01 đồng chớ đang theo học các lớp Đại học vừa học vừa làm, 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên được xếp loại Khá và Giỏi. Chính nhờ các hoạt động chuyên môn nói trên mà năng lực của đội ngũ giáo viên được nâng lên, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “hai không”. Cuối kỳ có 26/26 giáo viên xếp loại năng lực sư phạm từ Khá trở lên; trong đó loại Tốt 12 đ/c, loại Khá 14 đ/c. Các tổ chuyên môn đã phát huy được hiệu quả trong việc phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia. 1.3. Tổ Văn phòng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tổ Văn phòng có 5 đồng chí, có 1 bảo vệ hợp đồng ngoài biên chế. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, phục vụ hiệu quả cho công tác dạy và học trong nhà trường, giúp Hiệu trưởng quản lý tốt công tác hành chính, tài chính, tài sản và các loại hồ sơ sổ sách. Hệ thống sổ và hồ sơ quản lý: Trường có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định của Điều lệ trường THCS, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. 1.4. Hội đồng trường và các hội đồng khác Trường có đầy đủ các hội đồng: Hội đồng trường do UBND huyện ký quyết định thành lập gồm có 8 người, hội đồng Thi đua có 8 người, hội đồng kỷ luật, chi hội Khuyến học, chi hội Chữ thập đỏ. Các Hội đồng được kiện toàn hàng năm theo đúng Điều lệ trường Trung học; xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho cả năm học và các tháng. Sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhờ vậy đã tạo được sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường hoàn thành được nhiệm vụ. 1.5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể Chi bộ Đảng có 20 Đảng viên/33 cán bộ, viên chức và lao động, chiếm 60,6%, trực thuộc Đảng bộ xã Quảng Sơn. Chi bộ thực sự là hạt nhân chính trị, đã phát huy được vai trò lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động trong nhà trường, nhiều năm liên tục chi bộ được công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh. Năm 2011 có 100% đảng viên được xếp loại Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 3 đồng chớ được Đảng bộ xét công nhận Đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công tác phát triển Đảng được chú trọng, hằng năm chi bộ kết nạp được 02 Đảng viên mới, bồi dưỡng chuyển chính thức cho Đảng viên dự bị, bồi dưỡng 1 đến 2 Đoàn viên xuất sắc giới thiệu với Đảng bộ đưa vào danh sách đi học lớp đối tượng để phát triển Đảng. Tổ chức Công đoàn cơ sở có 33 đồng chí đoàn viên. Tất cả đều đoàn kết, nhất trí cao, hưởng ứng tích cực các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhất là thực hiện việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động. Nhà trường và Công đoàn phối hợp xây dựng quy chế dân chủ, phát động các phong trào thi đua, nhằm thực hiện chức năng tham gia quản lý Nhà nước. Công đoàn thực sự là tổ ấm, đã động viên đoàn viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban chấp hành Công đoàn hoạt động có kế hoạch, chủ động, tích cực góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường. 100% đoàn viên công đoàn đều hoàn thành công việc được giao, xếp loại năng lực Khỏ, Tốt. Công đoàn được xếp loại vững mạnh xuất sắc, nhiều năm liên tục được Công đoàn giáo dục Quảng Bình, Liên đoàn lao động huyện tặng Giấy khen. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có 21 đoàn viên (trong đó có 14 Đảng viên đang ở tuổi Đoàn) là giáo viên và nhân viên, trực thuộc xã Đoàn. Các đồng chí đoàn viên đã phát huy vai trò tiên phong trong các hoạt động của nhà trường, đóng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> góp tích cực trong công tác mũi nhọn giáo viên giỏi, học sinh giỏi, và các phong trào hoạt động khác. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Đồng chí Tổng phụ trách đã phát huy vai trò trách nhiệm của mình, chủ động sáng tạo, tập hợp, huy động được năng lực của các huynh trưởng, các thành viên trong hội đồng sư phạm, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của Đội. Liên đội đã tổ chức các hoạt động ngoài giờ theo các chủ điểm của Đội và các phong trào thi đua do Hội đồng Đội phát động. Tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ cấp huyện, cấp tỉnh với kết quả cao. Những hoạt động thường xuyên, hiệu quả: phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, mộ Lãnh binh Mai Lượng, quét dọn vệ sinh hàng tuần giúp gia đình ông Phan Xuân Dung có con liệt sĩ. phong trào “Giúp đỡ bạn nghèo có nguy cơ bỏ học” số tiền 3.250.000đ, Liên đội đã phát động phong trào ủng hộ giúp đỡ được 11 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi suất quà trị giá 200.000 đồng và 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi học kỳ cũng như vào đầu năm học, mỗi em 30.000đ. Đội tổ chức tốt các ngày lễ kỷ niệm 8/3, 26/3, 20/10, 20/11, 22/12 có tính giáo dục cao. Hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Xõy dựng trường học thõn thiện, học sinh tớch cực” và cuộc vận động “Hai không”, các đội viên, các chi đội đã ký cam kết và thực hiện nghiêm túc trong kiểm tra thi cử. Nhiều năm liên tục, Liên đội được công nhận Liên đội mạnh xuất sắc cấp Tỉnh. * Đối chiếu với tiêu chuẩn 1, trường tự đánh giá : Đạt 2. Tiêu chuẩn 2. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên 2.1. Đội ngũ quản lý Gồm có 2 đồng chí: 1. Hiệu trưởng: Trần Thị Linh + Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán + Trình độ chính trị : Trung cấp + Trình độ quản lý: Chứng chỉ cán bộ quản lý giáo dục THCS + Chứng chỉ Tin học: B + Chứng chỉ Tiếng Anh: B + Năng lực quản lý : Được phòng Giáo dục - Đào tạo xếp loại Khá, nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. + Xếp loại theo chuẩn Hiệu trưởng: Xuất sắc 2. Phó hiệu trưởng: Nguyễn Xuân Thứ + Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Vật lý + Trình độ chính trị: Đang học Trung cấp chính trị + Trình độ quản lý: Chứng chỉ cán bộ quản lý giáo dục THCS + Chứng chỉ Tin học: B + Chứng chỉ Tiếng Anh: B + Năng lực quản lý: Nhiều năm được công nhận Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. + Xếp loại theo chuẩn GVTHCS: Xuất sắc.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đội ngũ quản lý nhiệt tình, bám trường, bám lớp; nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Ngành để tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường. Năm học 2011-2012 nhà trường đã thực hiện tốt có hiệu quả chủ đề năm học “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đát nước” bằng các việc làm hiệu quả và thiết thực. ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, trong kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh và đánh giá đội ngũ, trong việc thực hiện các giờ dạy trên lớp. Phân công cụ thể cho từng giáo viên trực tiếp giảng dạy bồi dưỡng giúp đỡ học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp các em vượt khó vươn lên trong học tập. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. Nhiệm vụ năm học của trường được cụ thể hoá bằng kế hoạch tháng, tuần. Chỉ đạo các tổ chức chuyên môn, đoàn thể làm việc khoa học, cụ thể, có hiệu quả thiết thực. Chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, HĐND, UBND, Ban đại diện CMHS để tranh thủ sự ủng hộ, phối kết hợp, huy động nguồn lực nhằm hoàn thành tốt kế hoạch. 2.2 Đội ngũ giáo viên Giáo viên 26 người trong đó biên chế 20 đồng chớ, hợp đồng 6 đồng chớ. Nhà trường đang tiến hành tuyển viờn chức theo kế hoạch của huyện. - Trình độ đào tạo: Đạt chuẩn đào tạo 100%, trên chuẩn đạt 80,8%, cụ thể: Đại học: 21/26 = 80,8%; Cao đẳng: 5/26= 19,2%. - Chất lượng đội ngũ: + Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở: Xuất sắc 10/26 = 38,5%; Khá 16/26 đ/c = 61,5%. - Giáo viên dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên ( cấp tỉnh, huyện): 14/26 = 53,8% ( Đ/c Tặng, đ/c Anh, đ/c Bờ, đ/c Hảo, đ/c An, đ/c Thao, đ/c Trinh, đ/c Thu, đ/c Cảnh, đ/c Hải, đ/c Việt, đ/c Hoa, đ/c Liên, đ/c Trịnh Thảo). Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí cao, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành và nhà trường. Có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tự học để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, vươn lên vượt chuẩn đào tạo của cấp học. Không có giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn và đạo đức nhà giáo. 2.3. Nhân viên Nhân viên 05 người trong đó hợp đồng 01 đ/c. - Nhân viên Thư viện, trình độ trung cấp, hoàn thành công việc được giao. - Nhân viên Kế toán trình độ đại học, hoàn thành xuất sắc công việc được giao. - Nhân viên Văn phòng, trình độ trung cấp, hoàn thành tốt công việc. - Nhân viên Thiết bị trình độ ĐH Sinh (Có chứng chỉ thiết bị trường học ) hoàn thành công việc được giao. - Nhân viên y tế hợp đồng thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ là chăm sóc bảo vệ sức khoẻ học sinh, giáo viên. * Đối chiếu với tiêu chuẩn 2, trường tự đánh giá: Đạt.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Tiêu chuẩn 3. Chất lượng giáo dục 3.1. Tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm - Học sinh bỏ học:. Năm học 2008 - 2009: Năm học 2009 - 2010: Năm học 2010 - 2011: Năm học 2011- 2012: - Học sinh lưu ban: Năm học 2008 - 2009: Năm học 2009 - 2010: Năm học 2010 - 2011: Năm học 2011- 2012: Đây là kết quả lưu ban sau khi đã thi lại.. 03/604 = 0,5%. 04/537 = 0,7% 02/499 = 0,4% 3/474 = 0,6 % 04/601 = 0,7%. 01/533 = 0,2% 02/497 = 0,4% 0%. 3.2. Chất lượng giáo dục Chất lượng đại trà luôn được giữ vững và có nhiều tiến bộ qua từng năm học. Chất lượng học sinh giỏi văn hoá, học sinh năng khiếu luôn được chú trọng, trong 3 năm liên tục năm nào trường cũng có học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi toàn cấp có hệ thống. Bên cạnh đó còn chú ý công tác phụ đạo học sinh yếu kém, đặc biệt là bổ trợ kiến thức cho học sinh khối 9. Quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, tổ chức nhiều hoạt động, nhiều cuộc thi nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục pháp luật, giáo dục an toàn giao thông, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội. Nhờ làm tốt công tác phối kết hợp giáo dục đồng bộ nên hầu hết học sinh chăm ngoan, không có học sinh vô lễ, học sinh vi phạm pháp luật. Tổng hợp kết quả xếp loại 2 mặt của học sinh từ năm học 2008- 2009 đến nay như sau: a. Hạnh kiểm. Năm học. Số lượng. 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012. 601 533 497 471. Hạnh kiểm Tốt Khá TBình SL % SL % SL % 393 65,4 181 30,1 27 4,5 372 69,79 159 29,83 2 0,38 345 69,42 143 28,77 9 1,81 343 72,8 121 25,7 5 1,1. Yếu SL % 0 0 0 0. b. Xếp loại học lực (sau thi lại), năm học 2011-2012 (chưa thi lại) Năm học. Số lượng. Giỏi SL %. Học lực Khá TBình SL % SL %. Yếu SL %.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012. 601 533 497 471. 23 3,8 212 35,3 362 35 6,57 178 33,4 319 34 6,84 173 34,81 288 38 8,1 154 32,6 256. 60,2 59,8 57,9 54,3. 4 1 2 23. 0,7 0,2 0,4 4,9. c. Học sinh đạt giải học sinh giỏi văn hoá, năng khiếu các cấp Năm học. 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012. Cấp huyện Văn hoá 4. Cấp tỉnh. 6. Văn hoá 1. 8. 4 + 12(BC). 3. 7 15. 4 5 + 12(BC,BĐ). 1 2. Năng khiếu. Năng khiếu 2 2+ 6(BC) 1+5(BC). Cấp Quốc gia Văn hoá. Năng khiếu. 1 + 4(BC). 3.3. Các hoạt động giáo dục Nội dung các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện nghiêm túc theo chương trình qui định và thời gian thực hiện, đủ các chủ đề qui định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng. Tích hợp nội dung HĐGDNGLL sang môn GDCD với các chủ đề đạo đức và pháp luật. Mỗi năm trường tổ chức 3 lần hoạt động tập thể theo qui mô toàn trường vào dịp 20/11, 22/12 và dịp 26/3. Đợt 20/11 trường tổ chức Hội thi báo tường và hội diễn văn nghệ toàn trường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Đợt 22/12 trường tổ chức ngoại khoá về anh bộ đội Cụ Hồ. Đợt 26/3 mỗi năm có một nội dung hoạt động riêng như thi nghi thức Đội TNTP HCM, cắm trại, thi các trò chơi dân gian, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi tìm hiểu về Luật an toàn giao thông... Tổ chức nghiêm túc hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện tốt việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng và thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, trong dạy học và hoạt động tập thể. Xếp loại về phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: + Năm học 2008-2009: Tốt + Năm học 2009-2010: Tốt + Năm học 2010-2011: Tốt + Năm học 2011-2012: Tốt 3.4. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS Xã Quảng Sơn được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS năm 2002. Từ đó đến nay luôn được duy trì, củng cố và nâng tỉ lệ các chuẩn đạt được..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hiện tại tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt 98,4%, tỉ lệ đối tượng 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 95,8% (tính trong 3 năm liền kề). Năm 2011 đơn vị tiếp tục được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS. 3.5. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: + Trường có 12 máy vi tính đều được nối mạng Internet trang bị cho khối quản lý- hành chính gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Kế toán, Văn phòng, Y tế, Thiết bị 1 máy, Thư viện 3 máy, 3 máy đặt ở phòng sinh hoạt chuyên môn của 3 tổ; 1 máy Photocopy, 3 máy chiếu đa năng, 1 máy chiếu hắt; phòng thực hành Tin học có 10 máy tính được kết nối Internet. + Ngoài ra đội ngũ cán bộ giáo viên và nhân viên của trường có 33/33 người có máy vi tính, 20 người có máy tính kết nối Internet tại gia đình. + 32/33 người có chứng chỉ Tin học. 100% cán bộ quản lý giáo viên đều sử dụng được máy vi tính trong công tác, học tập, hầu hết giáo viên của trường đều soạn được giáo án trình chiếu bằng phần mềm Power Point hoặc phần mềm Violet và trình giảng trên máy chiếu đa năng. Khai thác có hiệu quả công nghệ thông tin (máy tính, máy chiếu đa năng, máy Photocoppy và các phần mềm ứng dụng đặc biệt là các thông tin trên mạng Internet cho công tác quản lý và giảng dạy). * Đối chiếu với tiêu chuẩn 3, trường tự đánh giá : Đạt . 4. Tiêu chuẩn 4. Cơ sở vật chất và thiết bị 4.1. Khuôn viên Trường có khuôn viên riêng biệt với diện tích 10313 m 2, bình quân 21,2m2/ học sinh, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có tường rào kiên cố bao quanh, có cổng, biển trường, có bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát. Tất cả các khu vực các công trình trong trường được bố trí hợp lý và luôn giữ “ xanh- sạch - đẹp”. 4.2. Cơ sở vật chất theo quy định của Điều lệ nhà trường Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm: 4.2.1. Khu phòng học, phòng bộ môn - Phòng học: Trường có 10 phòng học cấp 3 đủ cho toàn trường học 2 ca: Khối 7, 8, 9 học sáng; khối 6 học chiều. Các phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, hợp vệ sinh. Có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh đúng quy cách hiện hành. Các phòng học, phòng thực hành đều được trang bị bảng chống loá và trang trí đúng mẫu của Bộ giáo dục & Đào tạo. - Phòng thí nghiệm, thực hành bộ môn: + Phòng học bộ môn Vật lý: 56m2 + Phòng học bộ môn Sinh vật: 56m2 + Phòng học bộ môn Hoá học: 56m2 + Phòng học bộ môn Âm nhạc: 56m2 + Phòng Tin học: 56 m2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Phòng Thiết bị dùng chung: 56 m2 Tất cả các phòng học bộ môn đều có đủ thiết bị phục vụ cho dạy-học, đáp ứng yêu cầu dạy thực hành theo qui định tại Quy chế Thiết bị do Bộ GD& ĐT ban hành. 4.2.2. Khu phục vụ học tập - Phòng Thư viện: Có đủ phòng kho, phòng đọc, đủ tủ, bàn ghế, có máy tính để đáp ứng yêu cầu đọc sách cho giáo viên và học sinh. Có 8746/474 = 18,5cuốn/ HS, các loại sách báo phục vụ cho độc giả. - 03 Phòng sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ KHXH, Tổ KHTN, Tổ Chuyên biệt diện tích mỗi phòng 56 m2 . - Phòng Truyền thống: Diện tích 30 m2 được trang bị đầy đủ theo yêu cầu. - Phòng hoạt động Đội TNTP: 28 m2 được trang bị đầy đủ theo yêu cầu. - Khu luyện tập thể dục nằm trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo vệ sinh, đúng quy chuẩn. - Phòng làm việc của công đoàn làm chung với phòng Phó Hiệu trưởng. - Phòng y tế học đường: 28 m2 được trang bị đầy đủ theo quy định. - Phòng làm việc của nhân viên Văn phòng: 30 m2 - Phòng Kế toán: 20 m2 4.2.3. Khu Văn phòng - Phòng làm việc của Hiệu trưởng 20 m2 - Phòng làm việc của phó Hiệu trưởng 40 m2 - Phòng Văn phòng nhà trường 72 m2 - Phòng kho - Phòng bảo vệ 4.2.4. Khu sân chơi Khu sân chơi có bồn hoa, cây bóng mát, đảm bảo vệ sinh. 4.2.5. Khu vệ sinh Có 3 nhà vệ sinh trong đó 2 nhà vệ sinh WO 4 cho giáo viên và học sinh riêng biệt, đảm bảo đúng quy cách, hợp vệ sinh, bố trí nam, nữ riêng biệt không làm ô nhiễm môi trường. 4.2.6. Khu để xe Có khu vực nhà để xe cho giáo viên và học sinh, đảm bảo trật tự, an toàn. 4.2.7. Nước sạch Trường mua nước lọc ở các đại lý cho học sinh, giáo viên uống. Có 3 bồn 2000 lít chứa nước sạch, có 2 giếng khoan dùng cung cấp đủ nước cho các hoạt động dạyhọc, các hoạt động giáo dục và sử dụng cho giáo viên, học sinh; hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. 4.3. Hệ thống công nghệ thông tin Trường có hệ thống máy tính, máy chiếu, máy Photocopy, máy in đủ điều kiện phục vụ cho công tác quản lý và dạy học. Các máy tính đều được nối mạng Internet. Nhà trường có Webisite thông tin trên mạng Internet hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ cho công tác dạy học và quản lý của nhà trường. *Đối chiếu tiêu chuẩn 4: Trường tự đánh giá: Đạt.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 5. Tiêu chuẩn 5. Công tác xã hội hóa giáo dục 5.1. Công tác tham mưu, phối hợp Nhà trường đã tham mưu tích cực cho Cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ khoá 2010-2015 ; Nghị quyết của HĐND khoá 2011-2016. Tổ chức kiện toàn Hội đồng Giáo dục xã, mở Hội nghị chuyên đề về giải pháp phổ cập giáo dục THCS và Hội nghị chuyên đề về xây dựng trường chuẩn Quốc gia THCS. Trường đã chủ động phối kết hợp với Ban quản lý các thôn, các ban, ngành đoàn thể trong việc huy động, duy trì số lượng, vận động học sinh bỏ học trở lại trường, huy động nguồn lực tăng trưởng cơ sở vật chất. Tham gia xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí 5- trường học phải đạt chuẩn quốc gia từ 80%, tiêu chí 14- Giáo dục đạt chuẩn PCGD Trung học: tỷ lệ TNTHCS được học tiếp THPT 85%. 5.2. Ban đại diện cha mẹ học sinh Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do Đại hội bầu theo nhiệm kỳ năm học gồm 3 vị, hoạt động hiệu quả. Tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh theo 3 kỳ trong năm (đầu năm, sơ kết kỳ 1, cuối năm). Riêng lớp 9 họp thêm 1 lần vào giữa tháng 4 để nâng cao chất lượng cuối cấp và làm công tác hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp. Từ năm học 2006-2007 vào ngày khai giảng năm học mới, nhà trường cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh ký cam kết thực hiện chỉ tiêu năm học và phối hợp triển khai cuộc vận động “Hai không” do BGD&ĐT phát động. Hoạt động của Ban đại diện có tác dụng tuyên truyền kế hoạch của nhà trường đến tận mỗi phụ huynh trong các lớp. Đặc biệt là cuộc vận động “Hai không”; Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động. Lãnh đạo nhà trường đã tham mưu cho lãnh đạo địa phương phân công trách nhiệm cho các tổ chức, đoàn thể trong địa phương tham gia đóng góp trí lực, tài lực, vật lực cho phong trào giáo dục của nhà trường, nhằm tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Yêu cầu phối hợp chặt chẽ trong giáo dục đạo đức cho học sinh, quản lý con em học tập ở nhà, vận động học sinh đi học chuyên cần, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường; cùng với lãnh đạo địa phương và nhà trường xây dựng trường, lớp “Xanh - sạch - đẹp”. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã động viên phụ huynh đóng góp xây dựng quỹ khen thưởng để thưởng cho HS và giáo viên đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua và đạt giải HSG, GVG các cấp. Thường trực Ban đại diện CMHS đã động viên phụ huynh đóng góp tiền, giúp nhà trường xây dựng một số công trình CSVC và tôn tạo khuôn viên như nâng cấp mặt bằng sân bê tông, làm bồn hoa, cổng trường, trang trí phòng học, nâng cấp phòng cấp 4, xây các phòng chức năng, nhà vệ sinh... 5.3. Mối liên hệ thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời và chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, không có các hiện tượng vi.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Cụ thể: Nhà trường phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong địa phương cùng với giáo viên phụ trách từng khu vực dân cư thường xuyên kiểm tra việc học ở nhà của học sinh, thông báo đến phụ huynh việc rèn luyện ở trường của từng em, để giúp các em trở thành người tốt. Thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã để nêu gương học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi HSG, năng khiếu. 5.4. Thực hiện các quy định về chế độ công khai Thông qua chế độ thông tin trực báo với Đảng, chính quyền địa phương, với Phòng GD&ĐT, thông qua hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Giáo dục, nhà trường đã báo cáo công khai về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng quy định hiện hành. Điều đó đã tạo nên sự hiểu biết, chia sẻ, đồng thuận và sự phối hợp ủng hộ của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ xã hội hoá giáo dục của nhà trường. 5.5. Kết quả Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh thống nhất kế hoạch giáo dục của nhà trường, tham gia tích cực trong việc quản lý giáo dục học sinh ngoài nhà trường, đồng thời vận động đóng góp tài chính và công sức cho việc xây dựng cơ sở vật chất. UBND đã xin dự án đầu tư xây dựng 6 phòng học cao tầng trị giá hơn 1,4 tỷ đồng. Trường đã được Bộ GD & ĐT trang cấp một số máy móc, thiết bị phòng học liệu trị giá gần 200 triệu đồng. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã vận động nguồn đóng góp từ phụ huynh trong 5 năm gần đây với tổng số tiền 800 triệu đồng để khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên giỏi, xây các phòng chức năng, xây cổng trường, làm công trình vệ sinh WO4 , đóng mới 128 bộ bàn ghế học sinh, nâng cấp sân bê tong, quét vôi ve, xây mới hệ thống bồn hoa cây cảnh, trồng cây xanh, tu sửa hệ thống lưới điện. Công đoàn trường đã đóng góp xây dựng sân bóng chuyền trị giá 10 triệu đồng, Chi đoàn trồng và chăm sóc hệ thống cây cảnh trị giá 10 triệu đồng, huy động sức lao động của Phụ huynh, học sinh, CBGV trị giá 500 triệu đồng. Hỗ trợ của Huyện, Tỉnh trị giá 190 triệu để mua sắm 24 bộ bàn ghế thực hành và 1 máy tính. Nhà trường bằng nguồn tiết kiệm chi thường xuyên với 120 triệu đồng đã trang trí các phòng học, phòng chức năng, phòng truyền thống, mua sắm bàn ghế tủ bàn các phòng chức năng, mua máy vi tính, máy chiếu đa năng. Phối hợp với Hội cựu Giáo chức, Hội Khuyến học trong việc tìm hiểu tư liệu truyền thống địa phương, truyền thống giáo dục nhà trường, huy động quỹ khen thưởng. Huyện hỗ trợ 500 triệu đồng để làm đường chạy Thể dục, sân bê tong, trần nhựa phòng cấp 4. Tổng số tiền đã huy động trong 4 năm từ năm học 2008-2009 đến sang năm 2013 là: 3,73 tỷ đồng ( nguồn xã hội hóa là 1,320 tỷ đồng). Trong đó dùng vào xây dựng, mua sắm là: 3,163 tỷ đồng; dùng vào khen thưởng là 67 triệu đồng. Bằng hiệu quả hoạt động giáo dục của mình, trường đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí của địa phương cũng như góp phần vào việc giữ gìn trật tự trị an và an toàn xã hội trong địa bàn xã..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Nhà trường đã tích cực tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục, xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển giáo dục, nhất là kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đến tận các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh. Tham mưu với Đảng uỷ, HĐND, UBND tổ chức các hội nghị chuyên đề về công tác phổ cập giáo dục THCS và xây dựng trường chuẩn quốc gia THCS. Phối kết hợp với các đoàn thể, các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức để huy động duy trì số lượng và giáo dục học sinh. Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh thống nhất kế hoạch giáo dục của nhà trường, phối hợp chặt chẽ công tác quản lý giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường, tham gia vào hoạt động các ngày cao điểm và một số phong trào thi đua của nhà trường. Từ ngày thành lập trường đến nay, địa phương cùng với nhân dân trong xã nói chung, lực lượng phụ huynh nói riêng đã đóng góp nguồn lực, vật lực, tài lực cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường khá lớn. Đặc biệt là trong vài ba năm trở lại đây khi Đảng bộ, nhân dân và nhà trường quyết tâm xây dựng trường đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia. * Đối chiếu tiêu chuẩn 5: Trường tự đánh giá: Đạt PHẦN III: GIỮ VỮNG VÀ PHÁT HUY CÁC TIấU CHUẨN TRƯỜNG CHUẨN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO Phát huy những kết quả đã đạt được, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện CSVC nhà trường, khắc phục các tồn tại, quyết tâm phấn đấu giữ vững và phát huy kết quả đã đạt được của trường chuẩn quốc gia trong những năm học tiếp theo, không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn. Cụ thể là: 1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường 1.1. ổn định quy mô khối lớp, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, hiệu quả đầu ra đạt tỷ lệ cao hơn. 1.2. Phát huy chức năng của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhất là chất lượng và hiệu quả giảng dạy, hiệu quả công tác. Phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của các tổ chuyên môn trong đổi mới phương pháp dạy- học để không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện. 1.3. Phát huy hơn nữa việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường. Phấn đấu giữ vững các danh hiệu đã đạt được trong năm học vừa qua. 2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 2.1. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, để nâng cao phẩm chất chính trị, chuyên môn, nâng cao năng lực lãnh đạo. Thực hiện tốt công tác quản lý, chú trọng công tác quản lý chất lượng, quản lý đội ngũ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2.2. Đội ngũ giáo viên: Phấn đấu phát triển, ổn định đội ngũ giáo viên giỏi cấp cơ sở trên 50% . Tăng cường học tập để nâng cao trình độ, phấn đấu đội ngũ đạt trình độ đại học từ 80% trở lên. Không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị của người giáo viên. 2.3. Nhân viên: Đảm bảo đủ số lượng, Nâng cao hiệu quả công tác. Hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện để 2 đồng chí nhân viên thư viện, văn phòng hoàn thành chương trình Đại học. 3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục 3.1. Đảm bảo mức cao nhất công tác duy trì số lượng, củng cố và nâng cao các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS. 3.2. Chất lượng giáo dục Có những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn. Phấn đấu hàng năm có tỉ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến đạt trên 40%, trong đó học sinh giỏi: 10,0%, tiên tiến: 30% trở lên, hạn chế học sinh yếu dưới 5%, Thi tuyển vào THPT xếp thứ hạng < 80 của tỉnh. Tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn văn hoá để mỗi năm có trên 10 học sinh giỏi cấp Huyện, có 2 đến 3 học sinh giỏi văn hoá cấp Tỉnh và có học sinh năng khiếu hàng năm. Giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất. Đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập. 3.3. Khai thác hết chức năng của phòng thực hành bộ môn, phòng truyền thống, phòng thư viện. Tổ chức các phong trào hoạt động ngoài giờ có hiệu quả. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất thiết bị 4.1. Tiếp tục tôn tạo khuôn viên theo hướng đẹp hơn, tạo môi trường tốt hơn cho hoạt động dạy học. Làm thêm hệ thống bồn hoa cây cảnh, cây xanh, cây bóng mát. Đảm bảo khuôn viên luôn “ Xanh - sạch - đẹp” đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia và trường học thân thiện. 4.2. Tham mưu tích cực với huyện, tỉnh để có kinh phí xây mới 4 phòng thực hành bộ môn, phòng Hiệu trưởng, phòng công đoàn. 4.3. Tiếp tục hoàn thiện sân học thể dục cho học sinh. 4.4. Tiếp tục mua sắm bổ sung thêm thiết bị cho các phòng bộ môn và phòng chức năng. 5. Tiêu chuẩn 5: Công tác xã hội hoá giáo dục 5.1. Tiếp tục tuyên truyền mạnh mẽ công tác giáo dục, thu hút sự đóng góp, đầu tư của các lực lượng xã hội trong cộng đồng cho sự nghiệp giáo dục của xã Quảng Sơn nói chung và trường THCS nói riêng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 5.2. Thực hiện tốt hơn nữa các quy định về công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo đúng quy định hiện hành. Khai thác tốt và hợp lý các điều kiện cơ sở vật chất đã xây dựng được nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục toàn diện, phấn đấu củng cố và phát triển 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia là mục đích chính trong thời gian tới của trường THCS Quảng Sơn. Phần IV: Kết luận Năm học 2011 - 2012, với sự quyết tâm của Lãnh đạo địa phương, của nhân dân, nhất là Ban đại diện CMHS, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể hội đồng sư phạm, sự giúp đỡ của UBND Huyện, Phòng GD&ĐT Quảng Trạch, Trường THCS Quảng Sơn đã đạt được những kết quả nhất định trong việc triển khai xây dựng 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia THCS. Trường THCS Quảng Sơn kính đề nghị quý cấp trên tổ chức kiểm tra công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia năm 2012. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ và những ý kiến đóng góp của các đồng chí lãnh đạo cấp trên để nhà trường hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Hiệu trưởng Nơi nhận: - UBND Tỉnh Quảng Bình; - Sở GD&ĐT Quảng Bình; - UBND huyện Quảng Trạch; - Phòng GD&ĐT Quảng Trạch; - UBND xã Quảng Sơn; - Lưu: VP.. Trần Thị Linh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×