Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

BÀI GIẢNG TÌNH CẢM KĨ NĂNG XÃ HỘI- 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.04 KB, 87 trang )

Chương 1

Một số vấn đề về giáo dục phát triển tình cảm
kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm ổn định c ủa con ng ười
đối với những sự vật, hiện tượng, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên
quan với nhu cầu và động cơ cá nhân. Tình cảm là s ản ph ẩm c ấp cao c ủa s ự
phát triển các quá trình cảm xúc trong điều kiện xã hội.
Theo Paul Ekman, con người có 7 cảm xúc cơ bản: vui, buôn, tức giận,
ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, khinh bỉ. Ngoài những cảm xúc cơ bản, con
người cũng trải nghiệm những cảm xúc khác như: xấu hồ, bối rối, ghen ti, t ự
hào, thất vọng, hối tiếc,... được gọi là những cảm xúc xã hội. Những cảm xúc
này liên quan tới sự đánh giá hành vi của con người là tốt hay xấu, tích c ực
hay tiêu cực và khả năng nhìn nhận về bản thân trong m ối quan hệ v ới ng ười
khác, ảnh hưởng tới cách nghĩ hoặc đánh giá về bản thân mỗi người.

1


1.1.2. Kĩ năng xã hội
Kỹ năng xã hội là một dạng hành động nhằm thực hiện các mối quan h ệ
của ca nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương th ức
thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh.
Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng giúp con ng ười giao ti ếp,
tương tác, thích nghi, hồ nhập với xã hội, được những ng ười xung quanh
chấp nhận và là một phần trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người.
Kỹ năng xã hội của trẻ là một dạng hành động của trẻ nhằm thực hi ện


các môi quan hệ với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương
thức thực hiện và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù h ợp v ới đi ều
kiện hoàn cảnh, giúp trẻ giao tiếp, tương tác, thích nghi v ới tr ường l ớp, c ộng
đồng dễ dàng hơn.
Kỹ năng xã hội khơng chỉ là cách ứng xử tốt, mà cịn là nh ững k ỹ năng
cho phép mọi người:
Cho và nhận sự quan tâm, tình yêu thương.
Thế hiện nhu cầu, cảm xúc và quyền lợi theo cách thức phù hợp.
Giao tiếp hiệu quả.
1.1.3. Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là một quá trình mà tr ẻ em và ng ười
lớn trở nên ý thức hơn về cảm xúc của minh, học cách liên hệ hài hoà hơn với
người khác, phát triển khả năng đua ra các quyết định, có trách nhi ệm và gi ải
quyết những thách thức một cách hiệu quả.
Phát triển tình cảm ở trẻ là phát triển năng lực về:
2


Nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân.
Thể hiện và kiếm sốt cảm xúc của chính mình.
Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác.
Cảm xúc có sức mạnh rất lớn trong cuộc sống của con ng ười. Phát tri ển
tình cảm là việc trẻ em có được hiểu biết không ngừng về cảm xúc, khả năng
thể hiện và kiểm soát cảm xúc. Sự thế hiện cảm xúc ở trẻ em như khóc, cười
ảnh hưởng đến hành vi của người khác với trẻ và nguợc lại, sự thế hiện cảm
xúc của mọi người giúp định hướng hoặc điều tiết hành vi xã h ội ở tr ẻ. Phát
triển tình cảm liên quan chặt chẽ tới phát triển kỹ năng xã hội. Phát triển kỹ
năng xã hội ở trẻ là phát triển năng lực về hiểu bản thân, hiểu người khác,
các quy tắc và mong đợi của xã hội, điều chỉnh và ki ểm soát các hành vi c ủa
bản thân.

Phát triển kỹ năng xã hội liên quan đến:
- Hiểu bản thân:
+ Tự nhận thức.
+Ý thức về bản thân và tự trọng.
- Hiểu và ứng xử phù hợp với người khác.
- Phát triển và duy trì các mơi quan hệ với người khác:
+ Kết bạn và gìn giữ tình bạn.
+ Hợp tác với người khác.
+ Xử lý vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
- Hiểu về vai trò và trách nhiệm xã hội.
- Có trách nhiệm với mơi trường.
3


Khi hiểu được các quy tắc xā hội, các kỳ vọng cũng nh ư có th ể đi ều
chỉnh và kiển sốt hành vi của mình, trẻ có thể hành xử đúng đắn trong các
tình huống khác nhau.
Các nghiên cứu đã chỉ ra khả năng phát triển tình c ảm và k ỹ năng xã h ội
có sự liên kết trực tiếp với sự phát triển của não bộ cũng nh ư kh ả năng nh ận
thức. Điều đó cho thấy:
- Tình cảm và kỹ năng xã hội ở trẻ cần có thời gian để phát triển.
- Trẻ em có các giai đoạn phát triển tình cảm và k ỹ năng xã h ội khác
nhau.
- Giáo viên cần có các kỳ vọng thực tế ở trẻ.
- Giáo viên cần quan sát và hiểu về mỗi trẻ để có cách hỗ tr ợ tr ẻ phù
hợp trong phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội.
- Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội gắn chặt với sự phát tri ển nh ận
thức và học tập của trẻ.
1.2. Đặc điểm phát triển tình cảm kĩ năng xã hội của trẻ mầm non
Ở lứa tuổi mầm non, tình cảm và kỹ năng xã hội đóng vai trò quan tr ọng

trong sự phát triển nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống của trẻ. Tr ẻ ln
có nhu cầu, địi hỏi mọi người thể hiện tình cảm với trẻ và trẻ cũng muốn
thế hiện tình cảm với người khác. Sự phát triển tinh cảm, kỹ năng xã hội ở
trẻ cũng có sự khác nhau giữa các trẻ, phụ thuộc vào sự khác biệt trong tính
cách và điều kiện sống cũng như kinh nghiệm của từng trẻ.
1.2.1. Đặc điểm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ nhà trẻ
1.2.1.1. Đặc điểm phát triển tình cảm của trẻ nhà trẻ
a. Trẻ 0 - 12 tháng tuổi:
4


Trẻ có cảm giác tự tin và an tồn khi được người lớn yêu thương, chăm
sóc, đáp ứng các nhu cầu của trẻ (cho ăn, ủ ấm, che chở và mang lại nhiều
điều thú vị cho trẻ như, nghe âm thanh, cầm, nắm, nếm, ngửi, cảm nhận,...).
Trẻ tự khám phá bản thân bắng cách sờ, ngắm  nghía các bộ phận cơ thể cua
minh (bàn tay, bàn chân). Trẻ có thể cầm, nắm các đồ vật khi ng ười l ớn đ ưa
cho trẻ. Trẻ bắt đầu bắt chước người lớn. Trẻ nhận biết và th ể hiện m ột s ố
cảm xúc khi giao lưu, tiếp xúc với người khác. Trẻ nhận ra người la, người
quen (vui sướng khi gặp người thân; sợ hãi, khóc khi nhìn thấy người lạ,...).
- Mức độ bộc lộ tình cảm: chủ yếu bộc lộ tình cảm dưới dạng xúc c ảm,
liên quan đến nhu cầu sinh lý rõ nét: cười khi thỏa mãn (no, ấm, tư thế quen
thuộc...), khóc khi khơng thỏa mãn (đói, lạnh, ướt, đau...)...
Trẻ biết giao lưu xúc cảm trực tiếp từ tháng thứ 2, bắt đầu có nhu c ầu
giao tiếp với người lớn, dấu hiệu tình cảm của trẻ đã hình thành và bắt đầu
phát triển.
- Trẻ bộc lộ tình cảm trong thời gian ngắn, cường độ nhẹ.
+ Từ 0-2 tháng: cảm xúc, cảm giác cịn hỗn hợp, dính liền cảm xúc d ễ
chịu hay khó chịu, nội cảm át ngoại cảm trong tình trạng bất phân nhưng đã
có nhu cầu tiếp nhận ấn tượng từ thế giới bên ngoài, nhu cầu g ắn bó v ới
người khác

+ Từ 3-6 tháng, trẻ bắt đầu có cảm giác tự tin và an toàn khi tr ẻ tin
tưởng rằng người lớn (người chăm sóc) yêu thương, chăm sóc trẻ lúc cần:
cho ăn khi trẻ đói, ủ ấm và che chở cho trẻ, mang l ại đi ều thú v ị cho tr ẻ nh ư
nghe âm thanh, cầm nắm, nếm, ngửi... vui mừng khi được giao ti ếp tr ực ti ếp
với người lớn.
+ Từ giữa năm đầu, xuất hiện nhu cầu gắn bó với người thân và các đồ
vật khác ở xung quanh (cầm nắm, lắc gõ…), trẻ dần sử dụng các sắc thái đ ể
5


biểu lộ thái độ của bản thân; sợ người lạ, sợ một kinh nghiệm đau đớn (ví dụ
sợ bác sĩ nếu đã từng ốm, bị tiêm).
+ Từ cuối năm đầu, trẻ hình thành rõ tình cảm v ới m ẹ (ho ặc ng ười
chăm sóc trẻ thường xuyên nhất), coi mẹ là “một đối tượng c ủa tình yêu”
[8;154] sau đó xuất hiện tình cảm với đồ vật. Sự cho nhận tình cảm đó giúp
trẻ có cảm giác an tồn. Do vậy, hình thành tình c ảm v ới ng ười chăm sóc tr ẻ.
Tuy vậy, tình cảm này dễ thay đổi, là biểu hiện nét tình cảm sơ khai.
b. Trẻ 12-24 tháng tuổi:
Tình cảm của trẻ phát triển dựa trên kết quả của giai đoạn trước, đó là
sự gắn bó giữa mẹ với con nhưng phong phú hơn về nội dung và đa dạng hơn
về đối tượng.
Trẻ nhân biết được nhiều điều về bản thân, trong đó có sự độc lập với
những người khác. Trẻ phân biệt rõ người quen, người lạ. Trẻ đã nhận biết
và thể hiện một số trạng thái cảm xúc như thích hay khơng thích với ai, cái gì.
Trẻ có nhu cầu giao tiếp nhiều hơn với trẻ em, bạn cùng tuổi: bắt đầu th ể
hiện tình yêu thương với người thân (thơm, sờ má,..).
c. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi:
Trẻ nhận thức được cái trẻ muốn, bắt đầu thể hiện sự tức giận và thất
vọng nếu nhu cầu của trẻ không được đáp ứng ngay lập tức. Sự thất vọng
thường thể hiện trong những cơn giận dỗi hoặc khóc hịn. Ở đ ộ tuổi này, tr ẻ

đã ý thức về đặc điểm của mình như giới tính, tuổi, bắt đầu chú ý và thế hiện
sự quan tâm đối với những trẻ khác. Trẻ hiểu được những cảm xúc của con
người được thể hiện bằng các từ: vui, giận, sợ, thương/ yêu... Trẻ c ần đ ược
an ủi, dỗ dành. Điều đó giúp trẻ cảm thấy an toàn, đặc bi ệt là khi tr ẻ l ần đ ầu
tiên xa mẹ và người thân để đến trường mầm non. Trẻ thích hát một số bài

6


hát quen thuộc và vận động đơn giản theo nhạc, thích v ẽ nguệch ngo ạc b ằng
bút sáp, phấn,...
- Xúc cảm, tình cảm của trẻ bộc lộ phong phú hơn:
+ Thể hiện những xúc cảm mang tính tâm lí như xấu hổ (khi mẹ kể về
điều gì đó liên quan đến trẻ), vui mừng (hớn hở, tươi cười...), sợ (ví d ụ s ợ
người giúp việc vì bị đối xử tàn tệ khi khơng có cha mẹ ở đó, sợ khi ti ếp xúc
với người lạ, đồ vật lạ, con vật (ví dụ do sợ vật lạ nên cầm tay mẹ để tay
mẹ chạm vào vật lạ trước để xem phản ứng xúc cảm của mẹ trước khi mình
tiếp xúc)…
+ Trẻ ý thức được nhiều điều về bản thân mình trong đó có sự độc lập
với những người khác, nhu cầu được công nhận như người lớn rất cao. Trẻ
thể hiện rõ tình cảm với người thân và người gần gũi chăm sóc tr ẻ, ví d ụ th ể
hiện yêu mẹ, yêu cô… Trẻ cũng bắt đầu thể hiện tình cảm với đồ vật, con
vật… nhưng biểu hiện còn đơn điệu. Trẻ nhận thức được tầm quan tr ọng
của bố mẹ và người chăm sóc song tình cảm và suy nghĩ mâu thuẫn (tin tưởng
– nghi ngờ, yêu – ghét…)
+ Trẻ có thể bộc lộ nhiều xúc cảm khác nhau, ví dụ tị mị, bướng b ỉnh,
cáu bẳn, bực tức, hờn dỗi khi không được thỏa mãn nhu cầu…
+ Mức độ bộc lộ tình cảm của trẻ rất rõ nét nhưng dễ thay đổi do ảnh
hưởng của những yếu tố bên ngồi. Tình cảm của trẻ mang tính bột phát. Nhu
cầu thể hiện tình cảm lớn. Trẻ giàu tình cảm, rất d ễ xúc đ ộng hay m ủi lịng.

Nhu cầu nhận tình cảm nhiều hơn, có xu hướng hướng nội.
+ Xuất hiện tình cảm cấp cao là tình cảm thẩm mĩ và tình c ảm đ ạo
đức.
* Kết luận sư phạm:
7


- Nhà giáo dục cần quan tâm đến trẻ để thỏa mãn các nhu c ầu (giao
tiếp, hoạt động với đồ vật) cho trẻ, luôn tạo điều kiện để trẻ bộc lộ những
hành vi và xúc cảm một cách phù hợp.
- Người lớn cần có những thỏa hiệp, những quy ước đối với trẻ.
- Do trẻ thích thể hiện mình nên người lớn tạo cơ h ội cho tr ẻ th ể hi ện
các hành vi đúng theo chuẩn mực xã hội và thường xuyên luyện tập để hành
vi đó trở thành thói quen.
- Người lớn cần biết những tình cảm và hành động phức t ạp c ủa tr ẻ đ ể
tạo cho trẻ mơi trường an tồn về tình cảm
1.2.1.2. Đặc điểm kỹ năng xã hội của trẻ nhà trẻ
a. Trẻ 3- 12 tháng tuổi:
Trẻ bắt đầu thể hiện kỹ năng xã hội trong mối quan hệ tích c ực v ới con
người và sự vật gần gũi. Trẻ có biểu hiện thích thú, chăm chủ l ắng nghe
người lớn nói và biểu cảm thái độ tích cực tham gia giao l ưu v ới ng ười khác.
Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có động tác cầm, nắm đồ vật, gõ, ném và thao tác
với đồ vật bằng tay. Đặc biệt, trẻ rất thích những đồ dùng, đồ chơi có màu
sắc sặc sỡ; đồ dùng, đồ chơi phát ra âm thanh, nhất là những âm thanh có giai
điệu. Trẻ thể hiện hành vi văn hoá giao tiếp đơn giản: thể hiện sự giao tiếp
của mình với mọi người xung quanh bằng những âm thanh bập bẹ; có thể làm
theo yêu cầu của người lớn như: cúi đầu chào hoặc vẫy tay chào, bi ết "a"
hoặc làm động tác thơm yêu khi chào chia tay; bắt đầu biết làm theo yêu c ầu
của người lớn.
b. Trẻ 12 - 24 tháng tuổi:

Trẻ bắt đầu biết thực hiện những yêu cầu của người lớn và có thể bày
tỏ những điều mà trẻ mong muốn ("gọi" khi đói, khi muốn đi vệ sinh). Đ ối
8


với các bạn cùng lứa tuổi, trẻ bộc lộ mối thiện cảm của mình với ban bằng
cách dỗ dành bạn khi bạn khóc (vuốt má bạn), chia sẻ đồ ăn và đồ chơi với
bạn (kể cả khi bạn không yêu cầu), nói chuyện với bạn khi chơi.
- Kỹ năng xã hội:
+ Trẻ bước đầu bộc lộ một số hành vi đơn giản (mỉm c ười, vui m ừng –
phức cảm hớn hở - khi được giao tiếp với người khác, bu ồn bã khi ng ười đó
bỏ đi...), chủ yếu là những hành vi bột phát và hành vi vô thức.
+ Giao tiếp với người khác, bước đầu biết hành động với đồ vật, c ầu
cứu sự giúp đỡ, bắt chước người khác…
c. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi:
Trẻ không cịn bị "lệ thuộc" vào người lớn, bởi ngơn ngữ / lời nói của trẻ
đã đạt được mức độ nhất định nên trẻ có thể chủ động nói chuy ện, chào h ỏi
mọi người xung quanh, đặc biệt là với những người mà trẻ yêu mến. Trẻ đã
biết tự tìm đến bạn để cùng chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn, có khi
cịn để dành đồ chơi và đồ ăn cho bạn mà trẻ quý mến. Khi g ặp b ạn m ới, đôi
khi trẻ chủ động cùng tham gia chơi, nói chuyện. Với đồ vật, trẻ có xu hướng
muốn tìm hiểu, khám phá đề xem cần phải hành động với các đồ vật xung
quanh như thế nào. Vì thế, khi gặp bất cứ một đồ vật nào, trẻ đều đem ra
"thực nghiệm": tháo ra, lắp vào, chuyên bộ phận của vật này sang v ật khác,...
Trẻ thích gần gũi và thể hiện sự yêu quý với các con v ật đ ược ni trong gia
đình qua việc vuốt ve, nói chuyện. Trẻ đã biết thể hiện hành vi văn hố giao
tiếp đơn giản. Với sự thơng hiểu nói của người lớn và sự hình thành, phát
triển lời nói của trẻ, trẻ biết dùng ngôn ngữ để giao tiếp với m ọi ng ười xung
quanh như: tự chào hỏi mọi người. gặp gỡ hoặc chia tay, biết cảm ơn hoặc
"ạ" khi nhận qua, xin phép đi vệ sinh. Ở truờng học, tr ẻ đã bi ết tuân th ủ m ột


9


số quy định đơn giản của lớp học như. xếp hàng vào lớp, cất đồ dùng vào
đúng nơi quy định.
+ Trẻ bắt đầu bộc lộ kỹ năng xã hội: yêu quý, quan tâm, tích c ực giao
tiếp, hoạt động với đồ vật…
+ Trẻ có thể bộc lộ được nhiều hành vi hơn: biết chào hỏi, tạm biệt,
xưng hô đúng…
+ Bắt đầu có hành vi tự phục vụ, thích làm mọi thứ: tự mặc áo, đi giày,
chải răng, mang ba lô…
+ Bắt đầu có hành vi bộc lộ tình cảm đạo đức, quan tâm chú ý đ ến cái
đẹp.
* Kết luận sư phạm:
- Người lớn, đặc biệt là mẹ, phải có năng lực nhạy cảm nhất định để
đánh thức chức năng của các giác quan trong cơ thể trẻ.
- Người lớn tạo môi trường giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu (dinh dưỡng,
an tồn, gắn bó, giao tiếp, hoạt động với đồ vật...) và tạo cơ hội cho tr ẻ b ộc
lộ những xúc cảm thông qua phản ứng, hành vi của trẻ. Cần ổn định tình cảm
cho trẻ để tạo điều kiện thiết
1.2.2. Đặc điểm tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo
1.2.2.1. Đặc điểm tình cảm của trẻ mẫu giáo
a. Trẻ 3-4 tuổi:
Rất dễ xúc cảm và rất nhạy cảm. Xúc cảm của trẻ nảy sinh nhanh
chóng và mất đi cũng dễ dàng, do đó tình cảm của trẻ chưa ổn định và chưa
bền vững. Mọi hành động của trẻ đều bị cảm xúc chi phối vì tr ẻ chưa ki ềm
chế được cảm xúc của mình. Trẻ mẫu giáo bé đã có thể nhận biết cảm xúc,
10



tình cảm ở người lớn, cảm nhân được sự quan tâm và chăm sóc của người
lớn đối với trẻ. Trẻ đã nhận biết được cảm xúc của người khác, biết bày tỏ
tình cảm với bạn chơi và biểu lỗ sự đồng cảm. Các cảm xúc như: xấu hổ,
mặc cảm tội lỗi, ghen ti, tự hào,.. ở trẻ trở nên phố biến hơn. S ự t ự đi ều
chỉnh cảm xúc được cải thiện. Việc giáo dục trẻ thể hiện tình cảm thân ái
với mọi người xung quanh có thể bắt đầu ở lứa tuổi này. Những mối quan hệ
bạn bè thực sự bắt đầu hình thành. Tinh cảm đạo đ ức và th ẩm m ỹ đ ược n ảy
sinh, phát triển mạnh mẽ và luôn luôn gắn quyện với nhau. Tr ẻ b ắt đ ầu rung
động trước cái đẹp và yêu thích cái đẹp. hứng thú tham gia các ho ạt đ ộng
nghệ thuật như: múa, hát, đọc thơ, kế chuyện. tạo hình,...
b. Trẻ 4 - 5 tuổi:
Có bước chuyển biến mạnh mẽ, phong phú và sâu sắc hơn về đời sống
tình cảm so với lứa tuổi trước. Do ngôn ngữ của trẻ phát triển nên quan h ệ
của trẻ với những người xung quanh đuợc mở rộng một cách đáng kể, vì v ậy
tình cảm của trẻ cũng được phát triển và mở rộng. Đây là ngu ồn xúc c ảm
mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất trong đời sống tinh thần c ủa tr ẻ 4 - 5 tuôit.
Ở độ tuổi này, trẻ mong muốn nhận được tình cảm trìu m ến, yêu th ương,
đồng thời thường lo sợ trước những thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của những
người xung quanh đối với mình. Nhu cầu được yêu thương của trẻ 4-5 tuổi
rất lớn. Trẻ bộc lộ tình cảm rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh,
trước hết là với những người gần gũi, thân thiết như: cha m ẹ, anh ch ị, cô
giáo, bạn cùng lớp. Trẻ nhận biết và thể hiện được các trạng thái cảm xúc
qua nét mặt, lời nói, cử chỉ. Tình cảm của trẻ phát triển mãnh li ệt, đ ặc bi ệt là
tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm đối với con người, cảnh vật xung quanh.
Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
c. Trẻ 5 -6 tuổi:

11



Tình cảm của trẻ rõ nét và ổn định hơn so với lứa tu ổi tr ước. Tr ẻ b ộc l ộ
nhiều cảm xúc và có thể sử dụng các sắc thái khác nhau đế thể hiện cảm xúc,
tình cảm của mình. Khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ ở độ tuổi này cũng
dần tốt hơn, do vậy trẻ có thể thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu của ng ười
lớn, song các nhiệm vụ đề ra phải rõ ràng và dễ hiểu, các yêu cầu phải phù
hợp với độ tuổi. Trẻ không bị phụ thuộc vào các tình huống trong khi ch ơi trị
chơi và các hoạt động khác. Trẻ hành động phù hợp với các m ục đích xa h ơn
và tự kiềm chế mình trong thời gian lâu hơn. Tuy khả năng ki ềm ch ế t ốt h ơn
ở độ tuổi trước nhưng trẻ chưa kiềm chế được một cách đầy đủ các xung
động của mình và các xúc cảm trực tiếp. Trẻ có thể dễ dàng thất vọng và nản
chí khi tự cảm nhận sự thất bại.
1.2.2.2. Đặc điểm kỹ năng xã hội của trẻ mẫu giáo
a. Trẻ 3 - 4 tuổi
Ít phụ thuộc vào người khác hơn so với trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Trẻ có thể
tự chơi trong một khoảng thời gian dài hơn, có ý thức mạnh m ẽ v ề đ ặc đi ểm
của bản thân, phân biệt bản thân với người khác. Trẻ muốn khẳng đ ịnh mình,
mong muốn đạt tới tính tự lực, tuy nhiên, nhu cầu đ ộc l ập, t ự kh ẳng đ ịnh đơi
khi thái q, dẫn đến bướng bỉnh, khóc hờn, ích kỷ và dễ bị thất v ọng. Vì
vậy, người lớn cần phải nuôi dưỡng mong muốn độc lập, đáp ứng những nhu
cầu tự lực và làm phong phú các hoạt động của trẻ một cách phù hợp. Ở độ
tuổi này, trẻ thích bắt chước người lớn, bạn chơi, bắt đầu nhận thức được và
tuân thủ quy tắc, vì vậy người lớn có thể tố chức cho tr ẻ tham gia vào nh ững
trị chơi phối kết hợp, trị chơi đóng vai đơn giản để trẻ hiểu tính luân phiên
và chia sẻ, thế hiện sự quan tâm đối với những trẻ khác. Trẻ 3 - 4 tuổi cũng
đã có thể làm một số việc tự phục vụ bản thân và b ước đ ầu nh ận bi ết đ ược
các hành vi đạo đức đơn giản trong mối quan hệ giữa người với ng ười: tốt xấu, đúng - sai.
12



b. Trẻ 4 - 5 tuổi:
Trẻ có tính độc lập hơn, thích thú những trải nghiệm mới, có th ể h ợp tác
với bạn trong các hoạt động và bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tr ẻ có
thể chia sẻ đồ chơi hay quà bánh của mình cho bạn. Lúc này, nh ững đ ộng c ơ
đã xuất hiện trước đây như muốn được khẳng định, muốn đ ược s ống và làm
việc như người lớn, muốn nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh đều
phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt những động cơ đạo đức, thái độ của tr ẻ với
những người xung quanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các
động cơ hành vi. Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh h ội có ý th ức
những chuẩn mực, những quy tắc đạo đức, hành vi trong xã hội.
c. Trẻ 5-6 tuổi:
Trẻ đã hiểu các quy tắc và chấp thuận các quy tắc, biết chờ đến lượt,
biết chia sẻ, hợp tác với bạn trong các hoạt động. Ở độ tuổi này, trẻ đã thể
hiện tính kiên trì thường xun và có ý thức hơn. Trẻ đã có thể đánh giá các
trở ngại một cách đúng hơn và biết lượng sức mình để khắc ph ục các tr ở
ngại đó. Sự động viên, khuyến khích của người lớn có ảnh hưởng tích c ực và
làm cho trẻ tin vào sức lực và khả năng của mình. Ngược lại, sự đánh giá một
cách gay gắt và tiêu cực sẽ khiến trẻ nản chí. Trẻ có sự quan tâm đến các bạn
trong nhóm, tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh và việc có bạn tr ở nên quan
trọng. Trẻ sẵn sàng chia sẻ với các bạn. Hầu hết trẻ 5-6 tuổi đều cảm thấy
tự tin, muốn được khẳng định, muốn được sống, làm việc như người lớn và
thể hiện mình thơng qua những thành tích của bản thân.
1.3. Vai trị của giáo dục tình cảm kĩ năng xã h ội đ ối v ới vi ệc hình thành
và phát triển nhân cách trẻ mầm non
Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là một trong những nhiệm v ụ thi ết
yếu nhất và đầy thử thách nhất của thời thơ ấu. Những năng l ực c ơ b ản này
13


là viên gạch đặt nền tảng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của mối cá

nhân và sự gắn kết của xã hội. Tám năm đầu tiên của cuộc đời đ ược đ ặc
trưng bởi sự phát triển nhanh chóng và sâu sắc về tinh thần, nhận thức, tâm
lý, xã hội và thể chất. Việc tiếp xúc với các rủi ro, kể cả bạo lực trong giai
đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần và tình cảm của
trẻ, tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về hành vi và gi ảm kh ả năng đi ều
khiển cảm xúc của trẻ.
1.3.1. Giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội hình thành những tính
cách tích cực cho trẻ
Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội có vai trị quan tr ọng đối
với việc tăng tính hiệu quả khi thiết lập và duy trì các mối quan hệ tích cực
của cá nhân trẻ với thế giới xung quanh, tăng cường khả năng đối phó v ới s ự
căng thẳng và khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, trẻ c ần ph ải xây d ựng các
môi quan hệ đáp ứng nhu cầu an tồn, hiệu quả và sự gắn kết tích cực cũng
như tính độc lập và tự chủ, từ đó tăng khả năng xây dựng các mối quan hệ
giữa trẻ với người khác và tăng cơ hội tham gia tích cực, chủ động với th ế
giới xung quanh.
Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội giúp tr ẻ bi ết c ảm thông,
chia sẻ với mọi người; biết yêu thương, trân trọng những giá trị văn hoá, đ ạo
đức xã hội, là nền tảng, cơ sở để trẻ trở thành người có trách nhi ệm và có
cuộc sống hài hồ trong tương lai. Từ đó, trẻ duy trì và phát tri ển các m ối
quan hệ xã hội trên cơ sở tình yêu thương, sự chia sẻ đối với m ọi ng ười, bi ết
tôn trọng và đối xử tốt với những người xung quanh.
Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ nhằm xây dựng vẻ
đẹp tâm hồn, phẩm chất con nguời; giúp trẻ biết quý trọng bản thân cũng như
phát triển năng lực hồ nhập với mơi trường xung quanh hơm nay và t ự tin
vững bước trong tương lai.
14


1.3.2. Tăng cường khả năng sẵn sàng vào lớp 1 và tạo tiền đề cho thành

công trong tương lai của trẻ
Để thành công trong học tập, trẻ em cân phải có khả năng t ập trung, chú
ý, tuan theo hướng dẫn, tiếp tục thực hiện công việc mặc dù nhàm chán hay
thất vọng và biết cách phối hợp tốt với các trẻ khác. Kh ả năng ki ểm soát
những cảm xúc tức thời và tương tác với mọi người thường ảnh hưởng tới
khả năng học hịi những thơng tin mới của trẻ. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã
hội là tiền đề quan trọng cho việc học tập và phát tri ển tồn di ện c ủa tr ẻ.
Tình cảm, kỹ năng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và
phát triển toàn diện của trẻ em. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã h ội là nên
tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham
gia hiệu quả vào các cơng việc nhóm hay trách nhiệm c ủa tr ẻ v ới xã h ội. Khi
trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, tự chủ và tự tin hơn, trẻ sẽ
biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tơn tr ọng.
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã khẳng định vai trị của tình cảm, kỹ năng xã
hội đơi với chất lượng và kết quả học tập của trẻ ở cấp Tiểu học và các c ấp
học tiếp theo. Nếu tình cảm và kỹ năng xã hội của trẻ phát triển tốt, tr ẻ sẽ
vui vẻ, khoẻ mạnh, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động, th ường tò mò,
độc lập hơn trẻ khác. Mặt khác, xã hội hiện đại luôn n ảy sinh nh ững v ấn đ ề
phức tạp, nếu trẻ khơng có năng lực để ứng phó, vượt qua những thử thách
đó và hành động theo cảm tinh thì rất dễ gặp rủi ro, nguy hi ểm,... K ỹ năng xã
hội giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, có tâm lý vui vẻ và tích cực hoạt động trong tập
thể. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và sự phát triển của tr ẻ.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu trẻ khơng đạt được sự phát triển tình
cảm và kỹ năng xã hội tối thiểu vào khoảng 6 tuổi thì trẻ có thể gặp nhi ều
khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống sau này.
1.3.3. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội góp phần phát tri ển
năng lực cá nhân và cộng đồng, xây dựng một xã hội gắn kết, hồ bình
15



Sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội đặt những viên gạch n ền t ảng
thiết yếu cho một xã hội gắn kết, hồ bình. Các thành viên của m ột xã h ội
cần phải có khả năng thấu cảm với nhau, đón nhận quan đi ểm c ủa ng ười
khác, hợp tác để xây dựng một cộng đồng hài hoà, thân thiện. Vi ệc chú ý đ ầu
tư vào giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội trong nh ững năm đ ầu đ ời
giúp tăng cơ hội phát triển, loại bỏ các nguy cơ gây ra xung đột và bất đồng
trong một cộng đồng. Các chương trình phát triển trẻ thơ chất lượng cao hỗ
trợ giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội có th ể đóng m ột vai trị quan
trọng trong tăng cường sự phát triển cho tất cả trẻ em và đ ặc biệt quan tr ọng
đối với trẻ em có hồn cảnh khó khăn (như trẻ từng đối mặt với bạo lực, di
cư, đói nghèo,...). Việc thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc (tr ực ti ếp hay
gián tiếp) với các tình huống, hiện tượng, sự kiện diễn ra trong cu ộc s ống
hằng ngày sẽ giúp trẻ rèn luyện và phát triển các kỹ năng như: quan sát, t ư
duy (phân tích, so sánh, khái qt hóa, trừu tượng hoá,...). Quan sát xã h ội giúp
trẻ nhận thức được những tình huống và từ đó định hướng thái đ ộ, cách ứng
xử phù hợp, vững chắc cho sự phát triển nhận thức, hình thành và phát triển
năng lực đó là nền tảng nhân cách cá nhân. Nhận thức xã hội được coi là cơ
sở của hành vi, thái độ ứng xử và tương tác trong xã hội của m ỗi cá nhân.
Nhận thức đúng là cơ sở đề có hành động phù hợp.

16


1.4. Nguyên tắc và nội dung giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội
cho trẻ mầm non
1.4.1. Các nguyên tắc giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã h ội cho tr ẻ
mầm non
Để thực hiện nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội trong
Chương trình Giáo dục mầm non có hiệu quả, các nhà giáo d ục c ần tuân th ủ
các nguyên tắc sau:

- Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã h ội đ ược tích h ợp ở
tất cả các līnh vực giáo dục trong Chương trình Giáo dục mầm non.
- Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng
xã hội phải phù hợp với đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ năng xã h ội c ủa
từng lứa tuổi.
- Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội được thực hiện th ường
xuyên, mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hằng
ngày của trẻ ở trường mầm non (đón, trả trẻ, chơi, học, hoạt động ngồi
trời…).
- Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội theo hướng tăng cường
cho trẻ tham gia các trải nghiệm, thực hành gắn với cuộc sống thực của trẻ.
- Trẻ được sống và giáo dục trong mơi trường tích cực, thân thiện, ở đó
mỗi trẻ đều được u thương, chăm sóc, an tồn, tơn trọng, đối xử công b ằng
và phát huy mọi tiềm năng sẵn có.
- Người lớn ln làm gương và là hình mẫu trong cách thể hiện tình cảm,
biểu lộ cảm xúc, các hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.

17


1.4.2. Nội dung giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã h ội cho tr ẻ m ầm
non
1.4.2.1. Nội dung giáo dục phát triển tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ Nhà
trẻ

18


V- XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM,
KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON

Môi trường giáo dục là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục, được giáo
viên tổ chức với dụng ý sư phạm. Yếu tố mơi trường trong giáo dục khơng
chỉ góp phần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con ng ười
mà quan trọng hơn con kích thích chủ thể hoạt động năng động và sáng tạo
hơn. Đối với trẻ mầm non, môi trường giáo dục ảnh hưởng đến tất cả các
mặt phát triển của trẻ, trong đó có phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, Một
mơi trường tâm lý xã hội thân thiện cùng với một môi trường vật chất đầy đủ
được thiết kế tốt sẽ giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục một cách tích
cực, chủ động và ngày càng độc lập hơn.
1. Mơi trường vật chất
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh
hoạt hằng ngày của trẻ. Môi truờng vật chất tạo cho tr ẻ nh ững nhu c ầu ho ạt
động và phát triển toàn diện. Điều kiện cơ sở vật chất luôn gắn li ền và là
yếu tố căn bản trong chính sách giáo dục đối với trẻ mầm non, có ảnh h ưởng
đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Theo đó, khi có điều kiện cơ sở vật
chất phù hợp bao gồm cả trong và ngoài lớp học, đảm bảo đủ và đúng theo
các tiêu chuẩn quy định, phù hợp với đặc điểm văn hoá của tr ẻ s ẽ là đi ều
kiện, nền tảng để giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ đ ạt
hiệu quả cao.
Để hỗ trợ tốt cho lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm, k ỹ năng xã h ội,
môi trường vật chất trong trường mầm non (trong phịng nhóm và ngồi trời)
cần đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà
học, học bằng chơi.
19


Cụ thể: Mơi trường vật chất đảm bảo an tồn tuyệt đối cho trẻ. Có các
phịng đảm bảo quy định, phù hợp với trẻ; khơng gian thơng thống,vệ sinh
sạch sẽ; sắp xếp, trang trí hợp lý, thẩm mỹ và thân thiện đối với tr ẻ đ ể tr ẻ

ln có cảm giác thân thuộc, thoải mái như tại gia đình mình.
Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, ngun vật liệu cho trẻ hoạt động, kích
thích hứng thú của trẻ (đủ về số lượng; có vật liệu tự nhiên, sản phẩm mua
sắn, sản phẩm giáo viên và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương,...); đ ảm
bảo an toàn, vệ sinh và được sắp xếp hợp lý, hấp dẫn trẻ.
Có các góc hoạt động trong lớp và ngồi lớp mang tính m ở, t ạo đi ều
kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi đ ể th ực hành,
trải nghiệm. Có cảnh quan mơi trường xanh, sạch, đẹp, an tồn.
Mơi trường giáo dục mầm non Phương pháp steiner
2. Môi trường tâm lý xã hội
Môi trường tâm lý xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi tr ường
giao tiếp trong trường mầm non, được tạo nên từ mối quan hệ và tương tác
giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi
trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình.
Có thể nói, đối với giáo dục phát triển tình cảm, k ỹ năng xã h ội, vi ệc t ố
chức tốt môi trường tâm lý xã hội trong trường mầm non càng có vai trị đ ặc
biệt quan trọng. Để hỗ trợ tốt việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã
hội cho trẻ, môi trường tâm lý xã hội trong trường mầm non c ần t ạo s ự giao
tiếp gần gũi, thân thiện.
Đây chính là mơi trường tích cực, mơi trường có sự chăm sóc và u
thương. Mơi trường tích cực thừa nhận trẻ em là những cá thể đặc biệt cần
được thoả mãn những nhu cầu riêng và cũng là một mơi trường đa văn hố.
Mơi trường tâm lý xã hội cần:
20


Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ; giáo viên, những người chăm sóc
trẻ tạo mỗi quan hệ thân thiện, gân gũi, yêu thương với tr ẻ; tr ẻ th ường xuyên
được giao tiếp.
Môi trường lớp học không có bạo lực, la măng hay xúc ph ạm tr ẻ, tr ẻ

cảm thấy an tồn trong mơi trường của mình, tr ẻ sẽ mong và ti ếp c ận nh ững
trải nghiệm cũng như những kiến thức mới muốn khám phá.
Mơi trường học tập an tồn là nơi mà trẻ không bị l ạm d ụng th ể ch ất và
lời nói; có những quy tắc, kỳ vọng rõ ràng và nhất quán trong lớp học;
các hoạt động tuân theo thời gian biểu có thể dự đốn và trẻ được nhắc
nhở khi chuyên từ hoạt động này sang hoạt động khác.
Luôn tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự khẳng định bản thân (khuyến
khích trả tham gia, hợp tác cùng phát triển), nêu gương những hành vì tích cực
của trẻ
Ln tơn trọng gia đình trẻ, khơng phân biệt dân tộc, hồn cảnh kinh tế,
văn hố gia đình,
Ln đối xử công bằng với mỗi trẻ, không phân biệt giới tính, đi ều ki ện
của trẻ
Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với tr ẻ và nh ững ng ười
khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
Ngồi điều kiện cơ sở vật chất, mơi trường vui vẻ, thoải mái, đầy cảm
xúc, tràn ngập tình yêu thương và sự giúp đỡ, sẻ chia, tôn trọng của mọi
người (giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với tr ẻ và gi ữa tr ẻ v ới nhau) s ẽ
giúp trẻ dễ dàng học được cách chia sẻ, quan tâm, hợp tác v ới b ạn bè và m ọi
người xung quanh. Trong mơi trường đó, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương,
được quan tâm, được âu yếm, vỗ về và được tôn trọng, tin tưởng.
21


VI – CÁC YẾU TỐ ÀNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC PHÁT
TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON
1. Yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan là các yếu tố xung quanh tác động đến sự phát triển
của trẻ, bao gồm:
1.1. Nhà trường

- Trình độ nhận thức, năng lực của giáo viên, cán bộ quản lý.
Năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là y ếu t ố gi ữ
vai trò quyết định trong thực hiện Chương trình Giáo dục m ầm non nói chung
và giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho tr ẻ nói riêng. N ếu cán b ộ
quản lý, giáo viên là những người tâm huyết, yêu th ương, có trách nhi ệm đ ối
với mọi trẻ coi trọng giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã h ội cho tr ẻ,
đồng thời nhiệt tình trong trau dồi kiến thức, có kỹ năng ngh ề nghiệp (xác
định mục tiêu, nội dung kế hoạch, sử dụng các phương pháp, biện pháp phù
hợp) sẽ mang hiệu quả cao trong hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã
hội cho trẻ.
- Quá trình tổ chức, hướng dẫn giáo dục phát tri ển tình c ảm, k ỹ năng xã
hội cho trẻ trong trường mầm non.
Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung giáo dục phát tri ển tình
cảm, ky năng xã hội trong trường mầm non của cán bộ quản lý, giáo viên ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục phát triển tinh cảm, kỹ năng xã h ội cho tr ẻ.
Bởi vì, trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, giáo viên đóng vai trị
là người tổ chức, hướng dẫn trẻ theo mục đích đã đề ra. Giáo viên khơng ch ỉ
nắm vững nội dung chương trình mà cịn phải biết sử dụng ph ương pháp,
biện pháp phù hợp với tình huống và hoàn cảnh cụ thể, dẫn dắt trẻ tiếp cận
kiến thức, kỹ năng theo mục đích giáo dục. Một u c ầu khơng th ể thi ếu, đó
22


là giáo viên cần phải có kỹ năng sư phạm. Kỹ năng sư phạm giúp giáo viên có
phương pháp truyền thụ tốt, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp,
phương tiện tổ chức hoạt động, đồng thời nắm bắt được tâm lý tr ẻ đ ể tổ
chức một cách có hiệu quả. Kiến thức chun mơn vững kết hợp với k ỹ năng
sư phạm tốt giúp giáo viên mầm non chủ động, linh hoạt trong quá trình t ổ
chức các hoạt động giáo dục phát triển tinh cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.
Giáo viên và những người chăm sóc trẻ ln là tấm gương cho tr ẻ noi

theo. Giáo viên cần chú ý thực hiện đa dạng các hình th ức trong vi ệc đ ộng
viên, khích lệ, tạo nhiều cơ hội để trẻ trải nghiệm và luyện t ập th ể hi ện tình
cảm, kỹ năng xã hội.
- Sự phối hợp giữa giáo viên với gia đình trong việc giáo dục phát tri ển
tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường đóng vai trị quan tr ọng trong
việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho tr ẻ. Giáo viên ch ủ đ ộng
đưa ra kế hoạch trong đó có những nội dung cụ thể về sự phối hợp của cha
mẹ trẻ sẽ khiến cha mẹ trẻ hăng hái tham gia vào các hoạt động và đưa ra
những phản hồi, góp ý, nhận xét để việc giáo dục c ủa giáo viên có hi ệu qu ả.
Mặt khác, những hướng dẫn của giáo viên sẽ giúp cha mẹ trẻ chủ động trong
việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ ở gia đinh. Như vậy,
cơng tác giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho tr ẻ muốn hi ệu qu ả
cần có sự hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa gia đình và nhà tr ường thì m ới đem l ại
hiệu quả như mong muốn.
1.2. Gia đình
Trình độ, nhận thức của cha mẹ hoặc người ni dưỡng trẻ có ảnh
hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và về giáo dục phát tri ển
tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ nói riêng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra r ằng, trình
23


độ văn hoá của cha mẹ và những người chăm sóc trẻ ở gia đình, đặc biệt là
của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã
hội của trẻ. Nếu các bậc cha mẹ (những người trực tiếp chăm sóc trẻ) có các
kiến thức và kỹ năng thực hành về giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã
hội cho trẻ nhỏ, coi trọng việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội
cho trẻ trong gia đình, thực hiện một cách tự giác, thường xuyên, hằng ngày,
trong mọi tình huống, mọi hồn cảnh thì tình cảm, kỹ năng xã hội c ủa trẻ s ẽ
có cơ hội phát triển và bền vững.

Bên cạnh đó, việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục phát tri ển tình
cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn và ngược lại. Truyền
thống, văn hố, nếp sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến tình c ảm, k ỹ
năng xã hội của trẻ.
Gia đình là một trong các yếu tố có tác động m ạnh m ẽ nhất đ ến tr ẻ. Tr ẻ
nhỏ có thời gian sống, giao tiếp với các thành viên trong gia đình nhi ều h ơn so
với ở trường mầm non và xã hội.
Nếu các thành viên trong gia đình có sự gắn bó về tình c ảm, ln u
thương, hồ thuận, quan tâm, giúp đỡ nhau; có những hành vi ứng xử phù hợp,
phân tích cho trẻ hiểu đúng - sai, điều nên làm và khơng nên làm; động viên,
khuyến khích những hành vi tích cực của trẻ kịp thời,.. trẻ sẽ học được
những bài học về tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ, cách ứng x ử phù
hợp,...
Ngược lại, nếu trẻ sống trong một gia đình ln căng th ẳng, b ạo l ực,
xung đột, các thành viên quan tâm lẫn nhau,.. trẻ sẽ dễ bị tổn thương, có xu
hưởng gây gổ hoặc thu mình, ít chia sẻ với mọi người xung quanh.
Nếu các thành viên trong gia đình ln vui vẻ, khuyên khích sự độc lập,
sáng tạo của cá nhân, tôn trọng sự khác biệt, đứa trẻ sẽ l ớn lên v ới s ự t ự tin,
24


manh dạn, dám suy nghĩ, dám khám phá; ngược lại ở những gia đình ln có
sự án đặt, cấm đốn, trẻ sẽ bị thụ động, ý lại, tự ti,...
1.3. Cộng đồng, địa phương
Đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương cũng có ảnh h ưởng
đến việc giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội của trẻ. Các nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, những trẻ sống tại các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn hơn trong vi ệc phát tri ển tình
cảm, kỹ năng xã hội so với trẻ sống ở vùng thành phố, thị tr ấn,... n ơi có đi ều
kiện kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển hơn. Ở thành ph ố, thị tr ấn,... các đi ều

kiện sinh hoạt, vui chơi, học tập của người dân được quan tâm, đầu tư. Bên
cạnh đó, các kênh thơng tin, truyền thơng cũng đa dạng, t ạo c ơ h ội cho ng ười
dân nâng cao nhận thức về chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và giáo d ục phát
triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ nói riêng.
Mối quan hệ gần gũi, tơn trọng, cởi mở, tin tưởng và có sự hỗ tr ợ l ẫn
nhau trong hoạt động giáo dục giữa giáo viên và trẻ, giáo viên với gia đình trẻ,
xã hội và cộng đồng là điều kiện thuận lợi giúp củng cố và phát tri ển tình
cảm, kỹ năng xã hội là nhất cho trẻ.
2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan là các yếu tố xuất phát từ bản thân trẻ như: tình trạng
sức khoẻ, mức độ phát triển, khí chất của trẻ. Những tr ẻ có th ể ch ất t ốt,
khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát thường có sự phát triển tình cảm, kỹ năng
xã hội tốt hơn. Trẻ linh hoạt hơn trong các hoạt động t ập th ể cũng nh ư nh ạy
bén nắm bắt các kỹ năng xã hội.
Những trẻ gặp khó khăn trong học tập dễ bị chán nản, thất vọng, thiếu
tự tin và chính điều này sẽ tác động tiêu cực, cản tr ở kh ả năng phát tri ển tình
cảm, kỹ năng xã hội của trẻ. Những trẻ có thể chất yếu đuối thường ng ại
25


×