Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

hoc van uynhuych

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.74 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI THÀNH.. Lớp: 11. Môn: Tiếng Việt. Giáo viên hướng dẫn: Trương Thị Hồng Phương. Giáo sinh: Nguyễn Thị Thanh Túy. Ngày soạn: 02/03/2013. Ngày dạy: 05/03/2013. Học vần: Bài 101: uynh – uych. I. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - Học sinh nhận diện được các vần uynh và uych, so sánh chúng với nhau và với các vần đã học trong cùng hệ thống. 1.2. Kĩ năng: - Đọc đúng và viết đúng các vần uynh, uych và các từ phụ huynh, ngã huỵch. - Đọc đúng các từ ứng dụng luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch và đoạn văn ứng dụng: Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về. - Tìm được các tiếng mới có chứa vần vừa học và đặt câu với các từ vừa tìm được. - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang. 1.3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức học tập, yêu thích tiếng Việt - Rèn luyện cho học sinh tính mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp. II. Chuẩn bị: 2.1. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành, giảng giải, trò chơi. 2.2. Đồ dùng dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> a) Giáo viên: - Bài soạn. - Sách giáo khoa. - Bảng phụ cho phần trò chơi. - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn các từ ứng dụng. b) Học sinh: - Sách giáo khoa. - bảng con. - Bộ đồ dùng học tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định lớp: Cho học sinh hát, giới thiệu thầy cô dự giờ. - Hát 2/ Kiểm tra bài cũ: ( Trò chơi) - Bây giờ cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi trò chơi: Hoa của em. Trò chơi như sau: một em sẽ lựa chọn cho - HS chơi. mình một bông hoa và đọc đúng từ được ghi ở sau bông hoa đó. Ai đọc đúng sẽ có phần thưởng. Ai đọc sai thì sẽ nhường lại quyền chơi cho người khác. Người chơi sẽ do cô chỉ định. - GV nhận xét, ghi điểm. 3/ Dạy bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: - Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em thêm 2 vần mới. Hai vần này đều có âm u đứng - HS lắng nghe. đầu. Đó là vần: uynh, uych. 3.2. Dạy vần: - Bây giờ chúng ta sẽ vào học vần thứ nhất: Uynh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3.2.1. Hướng dẫn vần: uynh  Nhận diện vần: uynh - GV viết vần uynh. - Vần cô vừa viết lên bảng gọi là vần uynh - GV: Cả lớp phát âm cho cô. - Hãy tìm và cài cho cô vần uynh. - GV nhận xét. - GV: Gọi HS đọc.. - HS theo dõi. - HS: Uynh - HS cài. - HS lắng nghe. - HS đọc cá nhân 3-5 em. - HS đọc đồng thanh. - GV: Ai có thể phân tích vần uynh cho cô - HS phân tích: vần uynh là nào vần gồm 3 âm ghép lại với nhau, âm đôi uy giữ vị trí đầu vần và âm nh giữ vị trí cuối - GV khen HS. vần.  Đánh vần: uynh. - GV: Ai có thể đánh vần được vần uynh - HS đánh vần: uy-nhờgiúp cô? uynh-uynh. - GV chỉnh sửa. - HS khác đánh vần lại, lớp đồng thanh. - Thêm âm h đứng trước vần  Tiếng và từ khóa: uynh. - Cô có vần uynh giờ cô muốn có tiếng huynh cô phải làm thế nào? Hãy tìm và cài - HS cài. giúp cô tiếng huynh nào. - GV nhận xét. - GV: Em đã ghép thêm âm gì để có tiếng - HS: Âm h huynh? - GV ghi bảng tiếng huynh. - Gọi HS phân tích. - Tếng huynh gồm âm h ghép với vần uynh, âm h đứng trước, vần uynh đứng sau..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV: Ai có thể đánh vần giúp cô tiếng huynh nào? - HS đánh vần. - Cả lớp đọc. - Tranh vẽ gì? - HS trả lời: Vẽ cảnh bố đang hướng dẫn con học bài. - GV: Ở trường người hướng dẫn chúng ta học bài là cô giáo còn ở nhà người hướng dẫn chúng ta học bài là bố mẹ. Ở đây bố mẹ - HS lắng nghe. chính là phụ huynh. Chúng ta có từ mới là từ: phụ huynh. - GV chỉ HS đọc. - HS đọc: phụ huynh ( lớp và - GV chỉ HS đọc từ trên xuống. theo dãy). - HS đọc: u-y-nhờ-uynh hờ-uynh-huynh. Đọc trơn: uynh, huynh, phụ huynh. ( Cá nhân và đồng thanh). b) Hướng dẫn vần: uych.  Nhận diện vần: uych. - GV: Các em hay quan sát tranh và cho cô biết bức tranh vẽ gì? - HS quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ cảnh một bạn đang bị ngã. - GV: Đúng rồi. Vì trời mưa đường trơn - HS lắng nghe. nên bạn nhỏ đã bị ngã huỵch. Qua xem tranh chúng ta có từ mới là từ ngã huỵch. - GV ghi bảng và giải nghĩa từ ngã huỵch: là ngã phát ra tiếng động mạnh. - Trong từ ngã huỵch tiếng nào đã được - HS trả lời: Đó là tiếng ngã..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> học? - Trong từ ngã huỵch tiếng ngã đã được học vậy từ mới là từ huỵch. - Trong từ huỵch âm nào đã được học? - Vậy vần mới hôm nay là vần gì? - GV viết vần uych. - Hãy phân tích vần uych giúp cô nào?. - HS âm h đã được học. - HS: Vần uych. - HS theo dõi - HS: Vần uych gồm 3 âm ghép lại với nhau, âm đôi uy giữ vị trí đầu vần, âm ch giữ vị trí cuối vần. - HS lắng nghe. - GV nhận xét. - Ai xung phong đánh vần vần uych giúp - HS đánh vần: uy-chờ-uychuych. (Cá nhân 3 em, dãy kế cô nào? tiếp, đồng thanh). - Ai đánh vần được tiếng huỵch nào? - HS đánh vần: hờ-uychhuych-nặng-huỵch-huỵch. - HS đọc: - GV chỉ từ trên xuống cho HS đọc. uy-chờ-uych-uych. Hờ-uych-huych-nặnghuỵch-huỵch. Ngã huỵch. Đọc trơn: uych, huỵch, ngã huỵch. - GV chỉ HS đọc lại toàn bộ các vần, tiếng - HS thực hiện. - HS thực hiện. và từ khóa đã học hôm nay. - GV yêu cầu lớp trưởng lên cho lớp thể dục giữa giờ.  Dạy từ ngữ ứng dụng: - GV các em hãy đọc thầm những từ cô vừa - HS đọc thầm. mới đính lên bảng: Luýnh quýnh huỳnh huỵch Khuỳnh tay uỳnh uỵch - GV tổ chức cho lớp thi đua nhanh: Sau - HS thi đua đọc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> khi cô gõ 1,2,3 xong em nào đọc được các từ ứng dụng trên bảng thì xung phong đọc. Ai đọc đúng sẽ có phần thưởng. - Ai xung phong đọc được 4 từ trên? - HS đọc. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. - Cả lớp đánh vần đồng thanh. - GV giải nghĩa các từ ứng dụng: + Luýnh quýnh: Lúng túng, vụng về do mất - HS lắng nghe. bình tĩnh đến không tự chủ được. + Khuỳnh tay: khuỳnh rộng hai tay về phía trước và rộng ngang vai. + Huỳnh huỵch: Tiếng đập mạnh, nện mạnh liên tục. Như đấm đá nhau huỳnh huỵch. + Uỳnh uỵch: Từ mô phỏng tiếng động to, trầm và liên tiếp như tiếng vật nặng rơi xuống đất. Ví dụ như chạy uỳnh uỵch. - Cho cả lớp đọc. - Lớp đọc. - Trong các từ các em vừa đọc từ nào có chứa vần vừa học? Đó là vần gì? - HS trả lời. - GV gạch chân dưới tiếng có chứa vần vừa học. - Tìm những tiếng có chứa vần uynh va uych ngoài bài. - Chúng ta vừa học xong vần gì nào các em? - Đúng rồi đó cũng chính là tên của bài học ngày hôm nay của chúng ta. GV viết tên đề bài uynh-uych. - Vần uynh và vần uych giống và khác nhau như thế nào các em?. - HS tìm. - HS: uynh-uych.. - Giống nhau: Là cùng có âm đôi uy giữ vị trí đầu vần. - Khác nhau: Vần uynh có âm nh đứng cuối vần còn vần uych có âm ch đứng cuối vần..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV nhận xét. Chính vì giống và khác nhau như thế nên khi viết và khi đọc chúng cũng khác nhau. - GV chỉ cho HS đọc: Uynh-huynh-phụ huynh Uych-huỵch-ngã huỵch. - Các em vừa nhận biết 2 vần uynh-uych bằng chữ in thường. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các em cách viết thường 2 vần uynh, uych và hai từ huynh, huỵch. - Lưu ý: vần uynh bắt đầu bằng chữ u nối sang chữ y rồi rê bút nối sang chữ nh, cần chú ý nét nối nét nối giữa uy và nh, tương tự vần uych cũng vậy, các chữ cách nhau nửa chữ o, độ rộng các con chữ là 1,5 ô li. Chú ý viết cỡ chữ to. - Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con. - GV nhận xét. - Cho lớp đọc lại toàn bài. 4/ Củng cố- dặn dò: a) Củng cố: - Các em vừa học vần gì? - Trò chơi: Ai tài thế? Chia lớp ra làm 3 đội, mỗi đội sẽ điền vần uynh hay vần uych vào chỗ trống của các từ: hoa quỳnh, mừng quýnh, chạy uỳnh uỵch, phụ huynh, ngã huỵch. Đội nào điền đúng hơn sẽ là đội thắng cuộc. - GV nhận xét kết quả chơi của các đội. b) Dặn dò: - Nhận xét tiết học tiết học. - Tuyên dương một số bạn. - Dặn dò chuẩn bị thứ hai.. - HS lắng nghe.. - HS đọc. - HS lắng nghe.. - HS thực hiện. - HS đọc. - HS trả lời.. - HS chơi.. - HS lắng nghe..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×