Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 19 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Group 3. WELCOME TEACHER AND FRIENDS TO OUR PRESENTATION!.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐiỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ I – ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Dựa vào đặc điểm của đuôi và chi người ta chia lớp lưỡng cư thành ba bộ:. 1. Bộ Lưỡng cư có đuôi.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Bộ Lưỡng cư không đuôi.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3. Bộ Lưỡng cư không chân.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> II – ĐA DẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ TẬP TÍNH Con ếch Malagasy có màu sắc cầu vồng này có thể tự thổi phồng khi gặp nguy hiểm. Nó cũng có thể trèo trên những vách đá dựng đứng..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ếch tía được phát hiện đầu tiên vào năm 2003, nó dành phần lớn năm chôn mình dưới lòng đất (dưới 4m đất), bề mặt chỉ để sinh sản trong mùa mưa..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Cá cóc tam đảo: là loài có số lượng cá thể nhiều nhất. Chúng còn có tên gọi khác là “tắc kè nước”, “sa giông bụng hoa” hay “cá cóc bụng hoa”… là loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo. Cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi đẹp và da thiếu vảy. Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụn cóc xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường mọc thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen, bụng màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ.Thân trước có hai chi nhô ra, thân sau có vây và đuôi như cá. Cá cóc Tam Đảo có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước; Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi vườn quốc gia Tam Đảo. Chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn chủ yếu về ban ngày..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Một họ hàng gần gũi với ếch Darwin (Rhinoderma darwinii, ảnh trên), là ếch Chile Darwin chưa từng được chụp ảnh sống bao giờ và không còn được nhìn thấy từ năm 1978 - có thể nay đã tuyệt chủng. Ếch cha bảo vệ đứa con bằng cách giấu chúng trong miệng..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ếch giun chỉ gặp ở miền núi, sống chui luồn trong đất, hang chúng thường gặp ở những nơi đất xốp sâu khoảng từ 20-30cm gần ao hồ. Chúng đẻ trứng ở gần chỗ có nước. Số lượng trứng trong mỗi lứa có chừng 20 quả được nối với nhau bằng chất nhày và được ếch cái cuốn lấy để bảo vệ trứng khỏi khô..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ếch cây hay chẫu chàng sống trên cây, bụi cây, rất gần các vực nước. Da lưng màu ôliu đến xanh lục, bụng trắng, hai bên sườn và chân vàng nhạt. Một sự pha màu hài hòa của thiên nhiên Ngón chân có giác bám lớn leo cây, gặp nguy hiểm nhảy xuống nước hay ẩn vào cây. Hoạt động vào ban đêm...
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Cóc nhà sống trên cạn. Da xù xì có nhiều tuyến độc. Hai tuyến mang tai lớn. Người ăn phải nhựa cóc, trứng và gan thường bị chết vì ngộ độc. Hoạt động vào buổi chiều và ban đêm..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Cóc tổ ong ở Nam Mĩ trên lưng có những lỗ nhỏ như những lỗ tổ ong. Khi đẻ trứng, cóc cái phết lên lưng trứng đã được thụ tinh. Trứng sẽ lọt vào các lỗ tổ ong. Ở đấy trứng phát triển thành nòng nọc..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Ếch Seychelles có lẽ là con ếch nhỏ nhất thế giới, với con trưởng thành dài tối đa là 11 mm..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Cóc mang trứng ở Tây Âu có thân mình mập mạp, đầu to dẹt, đôi mắt to, lồi, tròng mắt màu vàng. Các chi ngắn và khỏe, mỗi chi có ba cái bướu nhỏ. Lưng màu xám hay xanh nâu, lởm chởm những cục mụn đủ thứ hình dạng, bụng màu hơi trắng hoặc xám. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng ngủ suốt mùa đông nhưng khi mùa xuân vừa đến, cóc ta đã thức dậy và sẵn sàng cho mùa sinh sản. Sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng vào quanh hai chi sau của mình, rồi nó ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> III – ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ Lưỡng cư là những động vật có xương sống có câu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: - Da. trần và ẩm ướt. - Di chuyển bằng bốn chi. - Hô hấp qua da và phổi. - Có 2 vòng tuấn hoàn, tim 3 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Thụ tinh ngoài, sinh sản trong môi trường nước, nòng nọc phát triển qua biến thái. - Là động vật biến nhiệt..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> IV – VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> IV – VAI TRÒ CỦA LƯỠNG CƯ 1. Lợi ích: - Tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm và những sinh vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi,...) - Làm thức ăn cho con người. - Làm vật thí nghiệm.. 2. Tác hại: Một số Lưỡng cư như Cóc nhà,... khi ăn phải nhựa, trứng và gan thường bị chết và ngộ độc..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> THANKS FOR YOUR LISTENING!!^^ HAVE A GOOD DAY!.
<span class='text_page_counter'>(20)</span>