Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Hoi ky cua Thay giao Nguyen Vinh Khanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.78 KB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HÀNH TRÌNH TÌM VỀ. CỘI NGUỒN hồi ký. nguyễn vĩnh khánh. ۞. DIÊN KHÁNH - 2013. NGUYỄN VĨNH KHÁNH.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HÀNH TRÌNH TÌM VỀ. CỘI NGUỒN. K. ÍNH TẶNG QUÊ HƯƠNG KHÁNH HÒA. KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN SONG THÂN - BA MẸ NUÔI. T. HÂN QUÝ TẶNG NHỮNG THÂN HỮU TRI ÂM TRI KỶ. NỘI DUNG ---------------------------------------------------------------------------------Lời giới thiệu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN I : THEO DÒNG ĐỜI TRÔI 1. Thời ấu thơ mồ côi đầy tủi cực trên quê hương 2. Thoát cõi tủi cực, sống cuộc sống mới 3. Những năm tháng học hành, công tác trên miền Bắc - Đường ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa - Những ngày ở miền Bắc, học tập, rèn luyện, gặp Bác Hồ - Lập gia đình 4. Trở về quê hương lần thứ nhất - Trên chuyến tàu đi “chui” về miền Nam - Trên miền đất quê hương PHẦN II : HÀNH TRÌNH TÌM VỀ CỘI NGUỒN 1. Những cơ duyên may mắn gặp lại mẹ nuôi 2. Lặn lội tìm kiếm dấu tích 3. Gặp con cháu xã Đỏ - Xác định được tông tích người mẹ 4. Về quê hương lần thứ hai - Dò tìm tung tích người cha tại huyện Ninh Hòa với nhiều nỗi thất vọng 5. Thuyên chuyển gia đình về quê hương - Chuẩn bị ngày về quê hương miền Nam - Về huyện Diên Khánh công tác 6. Những dấu vết lộ rõ dần - Chuyến công tác định mệnh - Câu chuyện bên ao rau muống - Gặp ông chủ sở Năm Lân - Hé lộ ánh sáng tông tích người cha, họ hàng ruột thịt 7. Ngày đoàn tụ 8. “Như chưa hề có cuộc chia ly” 9. Tổ Quốc ghi công 10. Những ngày giỗ song thân Tâm sự ... thay lời kết. LỜI GIỚI THIỆU.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> T. ác giả tập HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TÌM VỀ CỘI NGUỒN này. của nhà giáo NGUYỄN VĨNH KHÁNH, nguyên cán bộ Phòng Giáo dục huyện Diên Khánh (1980-1983), nguyên Phó Hiệu trưởng, Hiệu Trưởng trường THPT Hoàng Hoa Thám Diên Khánh (1983-2010), đã về hưu được hơn 3 năm năm nay (từ tháng 10/2010). Anh được sinh ra trên miền núi thời kháng chiến chống Pháp, mẹ bị bọn phản cách mạng bắt giết từ khi anh còn nhỏ xíu, sau đó được cơ sở cách mạng nuôi nấng, chăm sóc cho đến lớn, rồi bố trí ra Bắc học trường miền Nam. Sau khi ra trường Sư Phạm, anh vể dạy tại Cao Bằng, lấy vợ cùng dạy một trường. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh có về quê hương Khánh Hòa vài lần và sau đó cùng vợ chuyển công tác về Khánh Hòa. Trong những năm tháng tại quê hương, anh luôn nguyện với một quyết tâm lớn là đi tìm cho được tông tích, cội nguồn ba má, họ hàng ruột thịt của Anh. Có thể so sánh công việc tìm kiếm của Anh như việc mò kim đáy bể. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, với một quyết tâm lớn, vượt qua gian khổ, khó khăn, sau hơn 30 năm, nhờ những cơ duyên may mắn, Anh đã tìm được tông tích ba má, họ hàng ruột thịt của mình, tìm được CỘI NGUỒN của mình và anh cho rằng như chưa hề có cuộc chia ly như Anh đã viết trong trang cuối tập HỒI KÝ này : “ vì cha mẹ tôi, quê hương tôi vẫn còn đây, dù chia cách bao nhiều năm tháng rồi cũng về trong tâm tưởng tôi, trong suốt cuộc đời của gia đình vợ con cháu chắt tôi mãi mãi ... Tôi thấy như chưa hề có cuộc chia ly, mất mát nào cả” . Năm 1984, tôi đọc được quyển sách do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Phú Khánh xuất bản, nhan đề Những năm tháng nhớ mãi, gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả viết về những năm tháng gian khổ, hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong số bài viết, có bài Một bụng một gan với cách mạng tác giả là Lê Tụng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, trong đó có nhắc đến tên một đứa bé tên là LaKhới, là một đứa bé người Kinh, mẹ bị bọn phản cách mạng giết. “ cậu LaKhới được bà con Cà Thiêu chăm sóc tận tình đã trở thành người, ăn nói, đi đứng như người Raglay thực thụ. Mãi sau ngày đình chiến, năm 1957 tổ chức Đảng ở địa phương mới phát hiện ra LaKhới, gửi em ra miền Bắc để học tập. LaKhới được đổi tên là Nguyễn Khánh Vĩnh, lúc này em khoảng sáu tuổi. Sống trong lòng miền Bắc, LaKhới được sự chăm sóc và giáo dục tận tình của Đảng, anh tốt nghiệp đại học sư phạm, vợ anh là một cán bộ giáo dục cũng tốt nghiệp đại học, người dân tộc Tày. Sau ngày nước nhà thống nhất, gia đình anh trở về Phú Khánh và đang đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà tại huyện Diên Khánh “ (trang 230-231)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tôi đem điều đọc được đó trong quyển sách hỏi Anh Nguyễn Vĩnh Khánh (trong sách, Lê Tụng ghi Nguyễn Khánh Vĩnh) có phải ông Lê Tụng viết về Anh không ? Anh bảo đúng như thế, tuy bài viết có vài chỗ cần đính chánh lại. Đúng ra lúc đầu Anh mang tên Vĩnh Khánh, ra Bắc làm hồ sơ xin vào Đảng, thêm họ Nguyễn. Hay lúc ông Lê Tụng gặp Anh hồi còn nhỏ trên chiến khu, lúc đó Anh khoảng 9 - 10 tuổi, chứ không phải sáu tuổi. Và vào một bữa trưa giữa hai cuộc họp của Sở Giáo Dục Khánh Hòa, nằm bên nhau trong một ngôi nhà người quen, Anh đã kể cho tôi nghe về bước đường tìm kiếm ba má Anh, họ hàng ruột thịt của Anh trên miền đất quê hương Khánh Hòa này. Tôi nghe Anh kể, nghe say mê như xem một cuốn phim hay, như đọc một cuốn tiểu thuyết thuộc loại bán chạy, thật có nhiều hấp dẫn, nhiều bất ngờ trong cuộc hành trình tìm về cội nguồn của Anh. Một hành trình vô cùng gian nan, vất vả, đầy hy vọng và cũng đầy tuyệt vọng, phải dò từng dấu vết, đôi khi kiểm chứng đi kiểm chứng lại, gặp nhiều nhân chứng ... để rồi rồi cuối cùng anh tìm được tông tích, cội nguồn của cuộc đời Anh. Tôi mong muốn Anh hồi tưởng rồi viết lại chặng đường trong cuộc đời đi tìm cội nguồn của Anh như lời Anh kể tôi nghe, lưu lại như một kỷ niệm trong đời, cho con cháu sau này biết rõ và qua đó coi như một chứng tích một thời kháng chiến của nhân dân tỉnh nhà. Lần lữa mãi, hôm nay tập HỒI KÝ mới ra đời. Qua tập HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TÌM VỀ CỘI NGUỒN của Anh NGUYỄN VĨNH KHÁNH, ta có thể tìm thấy, ngoài cuộc đời của tác giả và những chặng đường đi tìm tông tích người cha người mẹ, ta còn thấy được những gian khổ hy sinh của những cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến; thấy được tình hình, hoàn cảnh, tổ chức của học sinh miền Nam học tại miền Bắc; thấy được những tấm lòng đầy tình cảm yêu thương của những con người có tấm lòng nhân hậu luôn chăm lo, giúp đỡ đồng loại gặp nhiều khó khăn, bất hạnh ... Tôi xin được trân trọng giới thiệu tập HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TÌM VỀ CỘI NGUỒN của Anh NGUYỄN VĨNH KHÁNH đến với độc giả và mong rằng độc giả sẽ đọc để có thể tìm thấy được những số phận của những mảnh đời sống quanh ta, để cảm thông và yêu thương, nhận rõ hơn giá trị của cuộc sống và hiểu hơn tại sao lại cần chim có tổ, người có tông, cây có cội, nước có nguồn ... NGƯT NGÔ VĂN BAN Nguyên Q.Hiệu Trưởng trường THPT Hà Huy Tập, TP Nha Trang. PHẦN I.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> THEO DÒNG ĐỜI TRÔI. 1. Thời ấu thơ mồ côi đầy tủi cực trên quê hương Tôi sinh ra mang một bất hạnh lớn lao là thiếu vắng tình cảm gia đình, thiếu vắng tình cảm hào hùng, chăm sóc, dạy bảo của người Cha, thiếu vắng tình yêu thương, vòng tay êm ấm của người Mẹ ru tròn giấc ngủ ... Sự thiếu vắng đó vào lúc nào tôi không rõ. Năm tháng nào? Tôi bao nhiêu tuổi? Tại sao Ba Mẹ tôi rời xa tôi? Tôi không hiểu biết gì vì lúc đó tôi còn quá nhỏ. Tôi chỉ được nghe kể lại công việc của mẹ tôi thường ngày là gánh tôi đi đó đi đây, một thúng là tôi ngồi, một thúng là cá, là mắm muối như một người đi buôn bán dạo. Nhưng bên dưới lớp cá mắm đó là những tài liệu thư từ mật, những tờ truyền đơn ... của cách mạng. Mẹ tôi, với chiếc đòn gánh trên đôi vai mềm yếu, với những giọt mồ hôi trên lưng trên trán, đơn thân hết lòng cho nhiệm vụ của một chiến sĩ cách mạng mình đảm trách, lại còn lo chăm sóc đứa con ruột thịt yêu quý của mình. Đến một tuổi nào đó, trí khôn của tôi bắt đầu phát triển thì lúc đó một hình ảnh không bao giờ quên được in hằn trong óc tôi đến tận bây giờ, đó là hình ảnh mẹ tôi bị trói, bị bắt, bị dẫn đi, bị xô đẩy té lên té xuống, trong tiếng khóc la đầy thê thảm của tôi, của mẹ tôi cùng với tiếng gào thét đầy man rợ của những kẻ bắt mẹ tôi. Hôm đó, không biết ngày tháng năm nào, không biết tôi bao nhiêu tuổi, tôi bị giựt mình bung dậy, bật khóc sau một giấc ngủ vì nghe tiếng súng nổ. Tôi thấy trước mặt mẹ con tôi một số đông người mặc quần ngắn dài đến dưới gối, đầu đội mũ có vạch đỏ trên đỉnh, và có một số người mặc áo quần bình thường, đầu không đội mũ. Số đông người đó bao vây mẹ con tôi, trên tay họ, kẻ thì cầm súng, người cầm gậy, rựa, dây thừng... Mẹ tôi ôm chặt tôi vào lòng dỗ cho tôi nín khóc. Tôi thấy mẹ tôi vói tay lấy trong thúng ra một chiếc nồi đồng nhỏ, một ruột vải đựng gạo đặt trên khúc cây to. Vừa lúc đó bọn người xô vào nắm tay mẹ tôi lôi dậy, giằng tôi ra khỏi vòng tay mẹ. Chúng lấy dây thừng trói tay mẹ tôi lại. Tôi khóc thét lên, nước mắt ràn rụa cả mặt, hai tay với lên giành lại mẹ. Mẹ tôi cũng khóc, vươn về phía tôi, cố thoát khỏi tay bọn người bắt trói. Nhưng sức bà quá yếu làm sao thoát được dưới sức mạnh của bọn người gian ác đó. Mẹ tôi bị chúng xô đẩy dẫn đi. Đó là giây phút mà sau này tôi mới biết, giây phút cuối cùng tôi ở bên mẹ, giây phút tôi vĩnh biệt mẹ tôi và mẹ con tôi vĩnh viễn không bao giờ gặp nhau lại. Tôi không biết bọn chúng bắt mẹ tôi đi đâu. Còn tôi thì được đưa về sống trong một căn nhà xa lạ, xung quanh là những người già có, lớn có, trẻ con cũng có. Sống bên những người xa lạ, không thân thiết như thế, tôi hoàn toàn thấy cô.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> đơn, trống rỗng, xa cách, thiếu thốn, suốt ngày chỉ chơi với con vẹt. Tôi lại còn bị lũ trẻ con trêu chọc nữa. Có lần chúng bảo tôi cởi chiếc áo tôi đang mặc cho đứa con gái. Tôi không chịu, thế là chúng đè tôi ra lột chiếc áo trao cho đứa con gái, còn tôi thì mặc chiếc áo cũ, thủng rách nhiều chỗ và đầy hôi hám. Cuộc sống của tôi trong ngôi nhà xa lạ đó tưởng là yên ổn, nhàn hạ, nhưng họ đem tôi về ở nhà họ không phải để tôi yên ổn, nhàn hạ mà họ coi tôi như người đầy tớ của họ. Họ sai tôi xuống suối gùi nước về, trong lúc gùi nước, họ bắt tôi đi tìm củi, bó lại vác về cùng với gùi nước. Công việc nặng nhọc đó đè nặng trên đôi vai, trên lưng còm cõi của một trẻ còn đang tuổi ấu thơ. Họ còn bắt tôi trông coi con nhỏ của họ, nhưng công việc tôi sợ nhất, khổ nhất là họ bắt tôi lẩy bắp, lấy từng hạt bắp khô ra khỏi cùi, công việc làm suốt ngày. Những trái bắp khô, cứng, dùng những ngón tay yếu ớt của tôi để lẩy ra từng hạt làm những ngón tay của tôi phồng lên, rồi vết phồng vỡ ra, rỉ nước làm tôi đau rát vô cùng. Đau thì chịu đau, đau thì khóc, nhưng công việc thì bắt buộc phải làm, nếu không thì bị đòn roi liên tục dội lên người. Và ngày nào không lẩy được bắp là ngày không có cơm bắp để ăn, đói cơm nhưng rất no đòn. Họ còn bắt tôi đi chăn trâu, trâu lạc vào rừng, dù đêm hôm họ cũng bắt tôi đi tìm trâu dẫn về chuồng. Khi trâu về chuồng, họ không cho vào nhà, bắt tôi nhịn đói nằm ngủ bên đống lửa cạnh chuồng trâu. Suốt đêm, cơn gió bấc, mưa phùn, sương lạnh của núi rừng, với bộ quần áo mong manh đã làm tôi lạnh thấu xương, suốt đêm ngồi run rẩy bên đống lửa nhỏ không đủ sưởi ấm, không ngủ được. Cái lạnh của thể chất làm so bằng cái lạnh trong tâm hồn tôi được. Tôi thấy mình quá cô đơn, quá thiếu thốn, không có gì để sưởi ấm tâm hồn tôi. Tôi âm thầm khóc và không bao giờ tôi quên được mẹ. Mẹ tôi bây giờ đang ở đâu ? Mẹ có biết tôi đang khổ sở, đói rét, đau đớn như thế này không ? Những nỗi khổ, cơ cực của một thời ấu thơ đơn độc, trải qua nhiều năm tháng, không ai thân thiết để nương tựa, không một tình thương, không một lời an ủi, âu yếm, nhưng đầy những thiếu thốn, đói khát, chửi mắng, đòn roi ... Nỗi khổ cực của tôi tưởng như thế là cùng cực lắm rồi, nhưng hình như số mệnh tôi còn bắt tôi phải chịu những đau khổ, tủi cực khác nữa nặng nề hơn, tủi cực hơn. Họ bắt tôi hầu hạ người bệnh đang nằm liệt giường trong nhà. Đó là một bà già, bị bệnh gì đó không đi lại được, mang một cái bụng trướng to lên như bụng người đàn bà chửa. Họ bắt tôi hàng ngày đun nước cho bà tắm rửa, quần áo của bà thay ra họ bắt tôi giặt, nếu giặt không sạch thì bị chửi mắng, đòn roi. Thức ăn của người bệnh, của cả nhà họ ăn thừa ra, họ bố thí cho tôi ăn chỗ cá thừa canh cặn đó. Cuộc sống đầy khổ đau tủi cực đó diễn ra ngày này qua tháng khác và tôi không biết sẽ chấm dứt lúc nào. Tôi vẫn cố liên lạc với những người nào đó để biết mẹ tôi ra sao và có thể cứu tôi thoát khỏi cảnh địa ngục này. Nhưng tôi không biết những người đó là ai và những người trong nhà cũng không cho tôi tiếp xúc với người lạ nào. Cho tới một hôm .... 2. Thoát cõi tủi cực, vào cuộc sống mới Hôm đó, tôi thấy trong nhà rộn ràng cả lên. Họ cho mổ heo, giết gà, đặt nhiều ché rượu cần giữa nhà. Họ còn thiết lập bàn thờ giữa nhà. Tôi nghĩ là giỗ chạp gì.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> đây. Mùi nấu nướng từ nhà bếp xông lên thơm phức làm tôi đói cồn cào. Nhưng chắc gì mình được thưởng thức những món cao sang đó. Gần trưa, tôi thấy bảy tám người gì đó đến nhà, trong đó có một người đàn ông dân tộc, sau đó tôi mới biết đó là ông thầy mo đến cúng bái giải trừ bệnh cho người ốm đang nằm liệt giường kia. Tối đó, trong nhà cúng bái, ăn uống, rộn tiếng thầy mo đọc chú, tiếng cười nói ồn ào bên những chiếu tiệc, ché rượu ... Càng lúc tôi thấy người đến càng đông. Căn nhà trước đây rộng rãi thênh thang, nay trở trên chật hẹp. Người trong nhà phục vụ không hở tay, hết thịt thì cho mổ heo, mổ gà thêm, hết rượu thì thay ché này đến ché khác. Thầy cúng đứng trước bàn thờ, cầm nhang, múa may, miệng luôn đọc, nói, cầu nguyện Giàng... Trong khói nhang nghi ngút, tôi nghe thầy cúng nói lớn lên: - Bà mẹ bị mẹ thằng nhỏ mà ông bà nuôi ở trong nhà gây bệnh cho bà, hồn ma mẹ nó nằm trong bụng của bà đó ... Nói xong, ông múa may quay cuồng, la hét “Thả nó ra ! Thả nó ra ! Không thì bà chết, Giàng bảo thế! Thả nó ra! ...”. Sau một hồi la hét, thầy mới diễn giải cho ông bà chủ nhà biết là hồn ma của mẹ thằng nhỏ hãm hại. Giàng bảo thả nó ra, cho nó ra khỏi nhà thì bà sẽ khỏi. Ông vừa nói vừa lấy tay chỉ “thằng nhỏ” là tôi đây. Lúc đó tôi run bắn người lên, thân thể cứng đơ như hồn lìa khỏi xác, tôi sợ họ sẽ giết tôi để cứu bà lão theo phong tục miền núi. Mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía tôi, có những cặp mắt đầy căm hờn, dữ tợn, nhưng cũng có những cái nhìn đầy cảm thông và thương xót. Người nhà hỏi thầy bao giờ thì thả nó ra. Thầy bảo : - Thả nó ra càng sớm càng tốt và bà lão sẽ khỏi bệnh sớm. Thả nó ra tối nay thì tốt. Lúc đó tôi cảm thấy mình xúc động mạnh, những nỗi sợ hãi dần biến mất. Tôi nhìn thầy với ánh mắt biết ơn, Thầy là ân nhân của tôi, đã giải thoát tôi khỏi địa ngục trần gian này. Nhưng tôi bị đuổi ra khỏi nhà thì sẽ biết về đâu ? Sống với ai ? Cuộc sống rồi sẽ ra sao ? Cuộc sống có hạnh phúc, êm đầm, no đủ hay cũng như cuộc sống đầy tủi cực, đói khổ như những ngày cũ ? Bao câu hỏi cứ lẩn quẩn trong đầu tôi không dứt, làm tôi vừa hy vọng, vừa lo lắng. Trên đường đi khỏi nhà, có bảy tám người dẫn tôi đi. Có một người nói với tôi bằng tiếng dân tộc : - Cháu đi với chú, tối nay ở nhà các chú. Tôi hỏi chú tên gì, chú bảo chú tên Thể. Chú nói thêm : - Cháu có biết không, nhà cháu ở lâu nay là nhà của ai vậy ? Bà lão bị bệnh trương bụng là ai ? Người đứng ra tổ chức cúng, thầy mo cúng, một số đông khách tham dự là ai vậy ? Người cung cấp heo, gà, rượu trong buổi cúng là ai cháu có biết không ? Làm sao tôi biết được những điều như thế ! Và những lời giải đáp của chú Thể sau đó đã gieo vào lòng tôi - đứa con mồ côi cha mẹ, trải qua một cuộc sống.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> đầy tủi cực, khổ đau - những niềm vui, niềm hy vọng, hầu như xóa đi những gì tôi chịu đựng. Tôi thấy cuộc sống của mình đã bước sang một bước ngoặt mới. Chú Thể giải thích cho tôi rõ, các chú là đồng chí của ba mẹ tôi, cùng tham gia hoạt động cách mạng. Các chú biết má tôi bị bắt và sau đó bị giết và cũng biết tôi đang sống ở ngôi nhà mà các chú đã tạo ra một kịch bản tuyệt vời để giải thoát tôi khỏi nơi địa ngục đó. Nhà tôi ở là nhà của tên xã Đỏ, người lãnh đạo GOUM (viết tắt tiếng Pháp, tên đặt cho một nhóm người dân tộc cho rằng họ bị áp bức ở miền núi) nổi tiếng tàn ác khát máu. Xã Đỏ tên dân tộc Raglai là LaGen, nguyên Phó Phòng Thượng Du của cách mạng (Ông Sáu Đồng là Trưởng Phòng), đã phản bội cách mạng chạy theo Pháp và tay sai, từ đó người dân gọi nó là tên xã Đỏ. Sau khi mẹ tôi bị tên xã Đỏ bắt đi, vợ nó năn nỉ chồng xin bắt tôi về làm đầy tớ. Còn bà bị bệnh là mẹ của tên xã Đỏ. Còn heo gà rượu là cách mạng đưa đến coi như đền ơn cả nhà đã cưu mang tôi trước khi các chú đến giải thoát tôi. Ông thầy cúng cũng là người cách mạng giả dạng, nói với gia chủ thả tôi ra thì bà già mới khỏi bệnh. Các chú nhận định nếu cứ để tôi sống ở đó thì trước sau gì có ngày chúng cũng giết tôi, nhất là khi cách mạng nổi lên mạnh mẽ thì tôi là vật tế hy sinh cho bọn chúng trả thù. Tên đứng ra tiếp khách trong nhà tôi ở chính là tên xã Đỏ, một tên phản cách mạng, nổi danh tàn ác, đã cùng đồng bọn người dân tộc mù quáng ra tay giết hại những người theo cách mạng hay những thường dân không theo chúng. Chú Thể cho tôi biết rằng chính tên xã Đỏ này đã giết mẹ tôi khi bà bị bắt dẫn về đồn. Những giải đáp của chú Thể làm tôi rõ mọi việc, nhưng cũng rất đau lòng khi nghe tin mẹ tôi hy sinh. Thế là tôi không bao giờ gặp lại mẹ nữa, vĩnh viễn không gặp trên cõi đời này. Ý tưởng đó làm tôi đau đớn, khóc òa trên suốt con đường về nhà các chú. Chú Thể lại hỏi tôi có biết tên tôi là gì không ? Từ ngày tôi sinh ra cho đến khi ở nhà vợ xã Đỏ, tôi có biết tên mình là gì đâu ? Chú bảo tôi tên LƯỢM. Tôi có nhớ lại là thời ở nhà vợ xã Đỏ, người lớn, trẻ con cứ trêu chọc tôi, gọi tôi là thằng Lượm, bọn tao lượm mày về nuôi. Đây là lần đầu tiên tôi nghe được tên của tôi và tôi hỏi chú Thể tại sao cháu có tên như thế. Chú Thể bảo cho tôi biết là khi mẹ tôi ở Phú Nhơn (nay là xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa), là cán bộ phụ nữ xã lên công tác ở đây bà đã có mang tôi rồi. Khi làm nhiệm vụ xong, trên đường về, mẹ tôi đau bụng đẻ và sinh tôi ra bên cạnh một cây me. Được tin đồng bào báo cho biết, cơ sở cho người đón mẹ con tôi về cơ sở chăm sóc. Khi biết tôi sinh ở gốc cây me, các chú mới đặt tên cho tôi là tên LƯỢM, lượm được ở gốc cây me, các chú bảo đặt tên nôm na như thế để dễ nuôi. Và cái tên LƯỢM là tên của tôi lần đầu tiên tôi được biết vẫn mãi nằm trong tim tôi theo dòng trôi của cuộc đời. Tôi nhớ lại các chú dẫn tôi đi suốt đêm hôm đó gần sáng mới đến một ngôi nhà. Khi bước vào nhà, tôi thấy hai ông bà già và năm sáu người ngồi quanh bếp lửa. Tôi cứ bám lấy chú Thể vì không rõ những người này như thế nào, họ sẽ đối xử với tôi ra làm sao. Khi chú Thể giới thiệu, tôi mới biết tên là bà cụ là A Wây LaBấn, người dân tộc Raglai. Chú nói với bà cụ đây là cháu Lượm, đứa trẻ mà.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> đồng chí Ama Khất (sau này tôi mới biết là đồng chí Bùi Thanh Vân) trước đây giao nhiệm vụ cho nhà mình tìm cháu về trông coi, nuôi nấng. Từ đó, cụ coi tôi như con cháu trong nhà và cụ đặt cho tôi một cái tên dân tộc thay tên Lượm : LaKhới, và cũng từ đó tôi có bà mẹ nuôi, tôi có một gia đình, được chăm sóc nuôi nấng trong tình yêu thương, đùm bọc, che chở của ông bà, cha mẹ nuôi, các anh chị nuôi ... toàn là người dân tộc. Họ dành cho tôi những bát cơm trắng, những chiếc đùi ếch thơm ngon, dành cho tôi từng tấm chăn, từng manh áo ấm. Khi trái gió trở trời, tôi bị ốm, cha mẹ nuôi thức đêm chăm sóc, thuốc thang, đút cho tôi từng thìa cháo ... Các chị nuôi kể rằng lúc còn nhỏ tôi thường đau ốm liên miên. Có những lúc đau bụng, tôi thường bắt bố nuôi bế tôi, mẹ nuôi thì hơ nóng khăn chườm lên bụng. Câu tôi thường la lên lúc đau bụng là “Bố bế mẹ chườm! Bố bế mẹ chườm!... “. Riêng chú Thể, người dân tộc Raglai, người dẫn dắt tôi thoát khỏi nơi đày đọa và giảng giải cho tôi rõ mọi điều là con rể của bà mẹ nuôi tôi. Cuộc sống cứ thế trải qua năm tháng ... Có những năm mất mùa, mẹ nuôi tôi cho tôi đi giữ trẻ thuê để có cơm ăn, được một bộ quần áo mặc. Có lần tôi giữ nhà, giữ cháu Hiện, sau 1975, tôi được biết chị là chị của đồng chí Cao Cường, đã từng giữ chức vụ Bí thư huyện ủy huyện Khánh Vĩnh. Khi lúa ngô trên rẫy thu hoạch xong, có cái ăn cái mặc, tôi không còn đi giữ nhà, giữ trẻ thuê nữa. Gia đình ông bà cha mẹ nuôi tôi là nơi các cán bộ cách mạng thường lui tới. Sống trong gia đình này tôi có dịp biết được chú Bùi Thanh Vân (lúc đó là Tỉnh ủy viên), chú Hà, chú Lê Tụng ..., các chú công tác trong cơ quan có tên là Nguyễn Ái Quốc, tên gọi Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Tỉnh, lúc bấy giờ đóng tại Cà Thiêu (nay là thôn, thuộc xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh). Tôi cũng được chú Bùi Thanh Vân dẫn dắt vào con đường cách mạng, làm liên lạc cho cơ sở. Đến năm 1956 - 1957, tôi được phân công giữ căn cứ bí mật cùng GiaVón ở tận ngọn nguồn sông Giang. Mãi đến năm 1958 tôi được chú Bùi Thanh Vân đón về lại, ở nhà cha mẹ nuôi như trước. Chú bảo tôi về ở với mẹ rồi chuẩn bị ra miền Bắc học. Tôi hỏi miền Bắc ở đâu, có xa đây không và đi học như thế thì bao giờ về ? Chú trả lời là miền Bắc gần lắm, đi khoảng mấy ngày là tới và học một tháng là trở về với mẹ rồi. Ở miền Bắc là nơi Bác Hồ sống và chỉ đạo cách mạng, chú hỏi tôi có thích đi học và thích gặp Bác Hồ không ? Tôi thích quá đi chứ ! Do đó tôi sống những ngày đầy sung sướng, hạnh phúc và mong đợi mau đến ngày lên đường ra Bắc, được đi học, được gặp Bác Hồ. Một hôm tôi thấy mẹ nuôi tôi làm thịt hai ba con gà, chuẩn bị một ché rượu và sau đó tôi thấy đông đủ anh chị em trong nhà và khách khứa là các chú thân quen đến nhà. Lúc đó tôi mới hiểu là mẹ nuôi tôi làm bữa cơm tiễn tôi lên đường ra Bắc học. Mẹ tôi sắm sửa cho tôi áo quần mới cùng một số vật dụng để tôi lên đường vào sáng sớm mai. Đêm đó là đêm cuối cùng tôi sống với cha mẹ nuôi, anh chị em nuôi cùng bà con láng giềng thôn Cà Thiêu, những người đã nuôi nấng, đùm bọc tôi trong tình cảm thương yêu sâu đậm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sáng sớm mai, chú Bùi Thanh Vân với gia đình ba mẹ nuôi tiễn tôi lên đường và bàn giao cho đoàn đi ra Bắc. Tôi nhớ mãi lúc thời điểm chia tay với mẹ nuôi, với chú Vân, với những người thân thuộc trên nương rẫy. Lúc này lúa rẫy cũng đang trổ đòng, cũng xôn xao trong gió sớm, tiễn đứa con mồ côi ra miền Bắc học tập. Bước chân tôi ra đi mà lòng nặng trĩu những niềm thương nhớ, những kỷ niệm vui buồn của một thời thơ ấu trên quê hương. Xa lìa quê hương mà không biết cha mẹ mình là ai, nơi chôn nhau cắt rún của mình ở đâu, không biết ai là bà con cô bác của mình ... Có bao giờ sau này mình tìm được dấu tích cội nguồn của mình không ? Lúc ra đi, giấy tờ của tôi ghi tên tôi là VĨNH KHÁNH. Vĩnh Khánh là một địa danh hành chánh thời kháng chiến. Năm 1950, chính quyền cách mạng tách địa bàn miền núi của huyện Diên Khánh thành lập huyện Vĩnh Sơn, còn số xã đồng bằng huyện Diên Khánh sáp nhập với huyện Vĩnh Xương thành một huyện mới là huyện Vĩnh Khánh. Tôi chỉ biết tôi tên là Vĩnh Khánh, còn hồ sơ ghi gì đó thì tôi không rõ. Như vậy là mình có một cái tên mới nữa trong cuộc đời.. 3. Những năm tháng học hành, công tác ở miền Bắc * Đường ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa Tạm biệt quê hương Khánh Hòa, tạm biệt chiến khu kháng chiến, tạm biệt ông bà ba mẹ anh chị nuôi, tạm biệt các chú trong Tỉnh, Huyện ủy ... chúng tôi lên đường ra Bắc. Đoàn chúng tôi có 7 người, gồm có 3 trẻ nhỏ như tôi ra Bắc để học, còn 4 người lớn ra Bắc chữa bệnh. Trưởng đoàn là ông Mười Arây người dân tộc Raglai, phó đoàn là ông Tám và 4 người còn lại cũng là người dân tộc Raglai. Với ba lô trên vai, chúng tôi ngày đi đêm nghỉ. Biết bao nhiêu gian khổ trên đường rừng núi đó. Nào là còng lưng leo dốc, đèo cao, nào là lội suối, qua thác ghềnh ... Đó là chưa kể đội mưa rừng, chân vắt núi bám đầy, lại thêm sốt rét ... Những đoạn đường được báo là không có địch mai phục, chúng tôi tiếp tục băng rừng lội suối tiến về phía Bắc. Nếu đoạn đường được báo có địch mai phục chúng tôi phải nghỉ lại tại các binh trạm. Ở lại các binh trạm, chúng tôi phụ giúp các chiến sĩ dọn rẫy, trồng mì, trỉa bắp để các đoàn sau này đi qua có chút ít lương thực mà ăn. Sau 8 tháng trời vượt đèo lội suối trên dãy Trường Sơn, đoàn chúng tôi vượt qua sông Bến Hải nơi vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước theo Hiệp định Geneve và đến đất Vĩnh Linh, phía Bắc tỉnh Quảng Trị, giáp giới tỉnh Quảng Bình. Đây là nơi tiếp đón các đoàn cán bộ, học sinh từ phía Nam ra, và đây cũng là nơi bộ đội miền Bắc nghỉ chân để bắt đầu leo đèo lội suối chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt. Chúng tôi được tiếp đón, ăn no mặc ấm, được chữa bệnh sốt rét gần cả tháng trời ở đây. Đặc biệt là chúng tôi, ngoài được cấp phát áo quần, mùng mền, chúng tôi còn được nhận mền bông, áo bông. Chúng tôi ở miền Nam nóng bức có biết gì cái lạnh ở miền Bắc nên khi nhận mền bông, áo bông, chúng tôi trải ra nhảy nhót lăn lộn vì nó êm quá. Sau đó, chúng tôi mới được giải thích là áo bông mền bông.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> để mặc, để đắp vì mùa đông ở Bắc có lúc lạnh thấu xương, chứ không phải là đồ chơi, nên cần bảo quản tốt để sau này sử dụng. Sau một thời gian nghỉ ngơi, bồi dưỡng, chúng tôi được xe ô tô đón đưa về Hà Nội, không phải băng rừng lội suối nữa. * Những ngày ở miền Bắc, học tập, rèn luyện và gặp Bác Hồ Tại Yên Phụ, Hà Nội, chúng tôi được Ban Thống nhất Trung ương đón tiếp. Ban Thống nhất Trung ương có nhiệm vụ đón tiếp học sinh miền Nam ra, từ đó phân về cho các tỉnh trú ngụ và các trường để học tập. Học sinh người Kinh thì được phân về học trường miền Nam. Học sinh các dân tộc ít người ở Tây Nguyên và các tỉnh Trung Nam Bộ thì được phân về trường Dân tộc Nội trú Trung ương. Riêng trường hợp của tôi, tôi nói với chú Lương, cán bộ trong Ban Thống nhất Trung ương tôi là người Kinh, nhưng chú xét thấy hồ sơ của tôi do Liên Khu 5 chuyển ra, tôi là con nuôi của người dân tộc, đi trong phái đoàn người dân tộc ra Bắc. Chú bảo học chung với người Kinh cũng được, nhưng chế độ thấp hơn con em người dân tộc. Cuối cùng, chú xếp tôi vào học trường với các bạn người các dân tộc để có một chút chế độ cao hơn. Đoàn chúng tôi được đưa về tỉnh Sơn Tây, ở xã Mỏ Chén nghỉ dưỡng một thời gian. Sau đó chúng tôi được đưa đến huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ở đây chúng tôi được tiếp tục nghỉ dưỡng chữa bệnh, như bệnh sốt rét, bệnh ghẻ lở .. và bắt đầu xóa mù chữ cho chúng tôi. Chúng tôi ở chiến khu, không có điều kiện học hành, ra đây mới bắt đầu học từ chữ A chữ B .... Các lớp học, nhà trường phân nhiều dân tộc vào học thành một lớp, có 1 bảo mẫu phụ trách. Tôi học lớp 1A và được bầu làm lớp trưởng. Bảo mẫu chăm sóc chúng tôi từ việc học hành đến việc chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, chữa bệnh ... như một người mẹ. Những người xa quê hương như chúng tôi được bà mẹ chăm sóc tận tình, chu đáo, đầy lòng thương yêu như thế cũng vơi đi phần nào nỗi nhớ quê hương, nhớ người thân. Còn trong lớp, tuy có nhiều dân tộc khác nhau, nhưng các bạn cùng chung cảnh ngộ, cùng nhau học tập, vui chơi, từ đó gắn kết chúng tôi lại với nhau, cùng thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, chia sẻ nhau thành một cộng đồng dân tộc đoàn kết và tiến bộ. Chúng tôi lại còn được nhà trường dạy dỗ và thực hiện mối quan hệ với các dân tộc ở địa phương. Sau một thời gian dài an dưỡng, chữa bệnh và học tập tại Lâm Thao (Phú Thọ), chúng tôi được đưa về trường Dân tộc Nội Trú Trung ương tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đó là vào năm 1961. Đây là ngôi trường nguy nga nhất, hiện đại nhất Đông Dương thời đó. Đây là nơi hội tụ con em các dân tộc ít người từ mọi miền đất nước, từ Tây Bắc, Việt Bắc, đến Tây Nguyên, miền Trung Bộ, miền Nam Bộ ... về đây học tập, rèn luyện, về ngôi trường được Đảng, Nhà nước và nhân dân miền Bắc dành nhiều ưu ái nhất, tất cả vì “Miền Nam ruột thịt”. Sau này, trường chỉ dành riêng cho học sinh các dân tộc từ miền Nam ra học mà thôi..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Có một điều thú vị là tôi mang dòng máu người Kinh mà học trường dành riêng cho dân tộc ít người. Những năm sống trong chiến khu ở tỉnh Khánh Hòa, nếu tôi không được các ông bà ba má anh chị em người dân tộc nuôi nấng, chăm sóc, bảo vệ đầy tình cảm yêu thương thì cuộc đời của tôi đâu có ngày hôm nay. Tôi sống trong sự yêu thương của một cộng đồng dân tộc ít người, tôi tự coi mình là người dân tộc ít người, và điều đó tự nhiên đến với tôi, không một ép buộc, không một cố gắng, trăn trở gì cả, tôi coi như chấp nhận số phận như thế. Sau này, tôi thấy rằng dù người dân tộc hay người Kinh cũng là trong cộng đồng của dân tộc Việt Nam mà thôi. Tôi mang lý lịch người dân tộc Raglai từ khi thất lạc cha mẹ cho đến khi đi học, ra trường công tác. Đến năm 1983, khi chúng tôi sinh được cháu trai Nguyễn Vĩnh Phương tôi mới bổ sung lý lịch, ghi lại dân tộc: Kinh. Như vậy tôi chính thức học lớp 1 hệ 10 năm, từ năm 1961 dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đội ngũ lãnh đạo nhà trường do Trung ương cử về. Tôi nhớ thầy Hiệu trưởng đầu tiên năm tôi học là thầy Hoàng Đạo Thúy, rồi đến thầy Y Ngông. Đội ngũ giáo viên và nhân viên phục vụ rất tận tình, đạo đức tốt, chuyên môn vững và nhất là tận tâm tận lực dạy dỗ cho con em miền Nam chúng tôi. Chúng tôi lại được Đảng và Nhà nước gần gũi, thăm hỏi, chăm lo từng khẩu phần ăn, từng đồ dùng sinh hoạt, và có điều kiện là điều chỉnh mọi chế độ chính sách cho phù hợp. Đặc biệt là Bác Hồ dù bận trăm công ngàn việc, nhưng Bác cũng đã thu xếp về thăm trường chúng tôi. Chúng tôi nhớ mãi vào dịp Tết năm 1962, Nhà trường thông báo ngày mai Bác Hồ về thăm trường, về ăn Tết với các cháu .... Sáng hôm sau, chúng tôi ngủ dậy sớm, mặc áo quần mới, xếp hàng từng lớp hồ hởi chờ đợi đón Bác. Chờ đợi một thời gian, bỗng Nhà trường thông báo Bác bận tiếp khách Quốc tế nên không về trường thăm các cháu được. Thế chúng tôi giải tán trong tâm trạng nặng trĩu vì không đón được Bác. Buổi chiều, sau giờ học, chúng tôi vui chơi, kẻ đánh bi, người đánh bóng, kẻ vui đùa chạy đuổi nhau ... thì bỗng loa Nhà trường thông báo chúng tôi ngưng vui chơi, về phòng thay quần áo mới, rồi đến hội trường tập trung đón Bác Hồ. Chúng tôi mừng vui, reo la vang trời... Có học sinh không kịp thay quần áo mới chạy ùa lên hội trường để gặp Bác Hồ, sợ nếu trễ sẽ không gặp Bác. Bác đã đến trước từ lúc nào, chúng tôi mừng rỡ ào đến. Bác tươi cười xoa đầu, vuốt má chúng tôi, bế một số học sinh lên hôn ... tràn đầy tình cảm yêu thương của một người Ông với đàn cháu miền Nam ruột thịt. Bắt đầu nói chuyện với chúng tôi, Bác hỏi “Các cháu có khỏe không ?”. Cả hội trường vang to tiếng chúng tôi hô ”khỏe !”. Tiếp đó, Bác hỏi “Các cháu ăn có no không ?”. Cả hội trường lại vang tiếng chúng tôi : “Không!”. Nghe chúng tôi trả lời như thế, Bác quay thầy Hiệu Trưởng Y Ngông, Bác nói nhỏ : - Anh xem lại khẩu phần và quản lý của mình. Tôi dạo quanh trường, có vào nhà bếp thấy cấp dưỡng bới cơm, cơm cho học sinh thì ít mà cháy cơm được cấp dưỡng chất đầy xô mang về nuôi lợn thì quá nhiều. Nhà vệ sinh của các cháu thì chưa sạch. Nhà trường cần dạy các cháu tiểu tiện, đại tiện có ý thức hơn. Bác tuy nói nhỏ với thầy hiệu trưởng nhưng cả hội trường quá im lặng nên chúng tôi nghe rõ từng lời. Sau đó Bác nói với chúng tôi :.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Bác khen các cháu ngoan, học giỏi, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết tốt ... Bác căn dặn, nhắc nhở chúng tôi nhiều điều và khi Bác hỏi :” Các cháu có nhớ ba mẹ, có nhớ miền Nam không ?”, chúng tôi không ai trả lời câu hỏi của Bác mà cả hội trường chỉ nghe những tiếng khóc thút thít rồi sau đó là những tiếng khóc òa lên của chúng tôi. Tôi cũng khóc như các bạn. Tôi thấy Bác rút chiếc khăn nhỏ trong túi ra, lau lên mắt. Chúng tôi thấy Bác khóc, chúng tôi càng khóc to hơn, nhiều hơn. Cả Bác cháu đều nhớ miền Nam ... Sau những giây phút đầy xúc động, Bác dỗ dành chúng tôi bằng những lời âu yếm, nhẹ nhàng: - Bác về sẽ bàn bạc với Trung ương, bằng mọi cách sẽ tăng thêm khẩu phần gạo và thực phẩm cho các cháu để các cháu ăn no và ăn ngon. Còn các cháu nhớ ba mẹ, nhớ miền Nam thì phải làm gì ? Nhiệm vụ của các cháu là phải chăm chỉ học tập, phải biết thương yêu, đoàn kết, phải dũng cảm thật thà nhận khuyết điểm, biết vâng lời thầy cô, để ngày mai đất nước thống nhất, các cháu về phục vụ quê hương. Nhiệm vụ của ba má các cháu là đánh Mỹ, còn nhiệm vụ của các cháu là học, học thật giỏi. Các cháu có hứa với Bác không ? Cả hội trường vang tiếng chúng tôi “xin hứa”. Chúng tôi rất hạnh phúc đón Bác, gặp Bác, nghe lời căn dặn, nhắc nhở của Bác, nhưng không ngờ đó là lần cuối chúng tôi gặp Bác. Tôi có vinh dự là năm học lớp Năm, tôi được đạt danh hiệu Cháu Ngoan Bác Hồ và được nhận một sổ Bé Ngoan có chữ ký của Bác. Tháng 8 năm 1963, giặc Mỹ bắt đầu leo thang chiến tranh, chúng mang máy bay ra đánh phá miền Bắc. Đối với chúng tôi, Trung ương chỉ thị phải bằng mọi cách bảo vệ an toàn “hạt giống Đỏ của miền Nam”. Chúng tôi bắt đầu sơ tán và bắt đầu học hành trong thời chiến. Điểm sơ tán đầu tiên của trường chúng tôi là ở Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Ở đây, chúng tôi nghe trường Dân tộc Nội trú Trung ương ở Hà Nội đã bị giặc Mỹ đánh bom phá tan tành. Tiếp đó, chúng tôi sơ tán về Lạng Sơn. Giặc Mỹ đánh phá khắp miền Bắc buộc trường chúng tôi phải sơ tán qua tỉnh Quế Lâm Trung Quốc. Lúc đó tôi đang học lớp 9. Sau một thời gian, khối lớp cấp 3 về nước trước. Trường Dân tộc Nội trú Trung ương Hà Nội bị giặc Mỹ tàn phá nên chúng tôi phải dời về tỉnh Thái Nguyên để tiếp tục việc học trong bối cảnh giặc Mỹ vẫn đánh phá miền Bắc. Khi chúng tôi từ Trung Quốc về nước, năm 1969, chúng tôi mong gặp Bác trở lại, nhưng ngày 2 tháng 9 năm đó, Bác ra đi về cõi vĩnh hằng ... Năm học 1971-1972, tôi đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông và được đưa vào học trường Đại học Sư phạm Việt Bắc. Ở đây, tôi có nghe một phái đoàn miền Nam, tỉnh Khánh Hòa ra nghỉ dưỡng. Tôi tìm đến gặp và hỏi thăm về cha mẹ của mình, nhưng chú nào cũng lắc đầu không biết. Tôi gặp chú Nguyễn Văn Tấn (sau 1975, chú làm Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Diên Khánh một thời gian và nay chú đã mất từ lâu). Tôi nhờ chú Tấn xác minh lý lịch để được kết nạp Đảng. Chú bảo tên VĨNH KHÁNH, họ Vĩnh là họ vua chúa, chú đề nghị lấy họ Nguyễn của.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> chú làm họ của tôi, NGUYỄN VĨNH KHÁNH. Tôi đồng ý và tôi lại có một cái tên mới với đầy đủ họ, chữ lót, tên nữa trong cuộc đời. Chú lại cho tôi một ngày tháng năm sinh nữa để ghi vào lý lịch : ngày 2 tháng 9 năm 1949, đó là ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tôi ngậm ngùi vì không biết tên ba mẹ ruột tôi để điền vào. * Lập gia đình Cũng trong môi trường Đại học Sư Phạm này, một mối lương duyên giữa một chàng trai miền núi Khánh Hòa với một cô gái dân tộc Tày ỏ Việt Bắc. Có phải chăng duyên phận của chúng tôi là sự kết nghĩa bền chặt giữa 2 dân tộc như theo lời Bác Hồ nói: “Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là cây một gốc, là con một nhà”. Cô Vy Thu Thủy, vợ tôi sau này, là người ở Cao Bằng, cô ấy học năm thứ ba, còn tôi học năm thứ nhất. Mối tình chúng tôi rất “thuận buồm xuôi gió”, tuy có chút trở ngại là chưa hiểu rõ về phong tục tập quán hai miền. Lại có người chưa hiểu rõ về cán bộ miền Nam, học sinh miền Nam nên họ thường nói nửa đùa nửa thật :” Lấy ai mà không lấy để lấy dân miền Đù”(Đù là tiếng chửi tục). Lại có người nghi ngờ là những cán bộ miền Nam ra đây có thể có vợ rồi trong đó, không khéo lấy nhau, mình trở thành vợ lẽ. Hai chúng tôi bỏ qua những lời lẽ đó và quyết tâm lấy nhau dù phía trước là con đường đầy khó khăn, thiếu thốn và không ít gian khổ. Phía mẹ vợ tôi đã chấp nhận mối lương duyên của chúng tôi và tổ chức lễ cưới. Năm 1975-1976, tôi tốt nghiệp Đại học Sư Phạm. Tổ chức hỏi tôi về đâu ? Về đâu khi tại quê hương tôi không rõ cha mẹ tôi là ai, ở đâu, quê quán cũng không rõ, không họ hàng quyến thuộc. Cuối cùng, sau vài ngày suy nghĩ, tôi quyết định về dạy tại quê vợ ở Cao Bằng, dạy tại trường vợ tôi dạy khi ra trường trước tôi. Vợ chồng chúng tôi có dịp trùng phùng tại trường cấp 3 Quảng Uyên, Cao Bằng. Tôi sống trong trong tình yêu thương của bà con bên ngoại các cháu, nhưng trong tâm tư vẫn còn những điều chưa biết bao giờ mới giải đáp được. Liệu mình có cha mẹ không, hay là mình là đứa con đẻ rơi đâu đó được cách mạng lượm về, rồi gửi cho người dân tộc nuôi ? Quê hương mình ở xã huyện nào trong tỉnh Khánh Hòa, nếu mình có ba mẹ liệu đến giờ còn sống hay đã mất trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt như thế này ở miền Nam ? Sau 15 năm kể từ ngày rời xa quê hương, nay miền Nam đã được giải phóng mà tôi vẫn chưa dành dụm đủ được tiền bạc để làm một chuyến trở về quê hương. Lương nhà giáo thời bao cấp “ba cọc ba đồng” không đủ thiếu gì cả. Nhưng lòng tôi vẫn luôn nung nấu thường trực một điều là phải trở về quê hương Khánh Hòa tìm tông tích ba mẹ mình, họ hàng thân thuộc của mình, tìm cội nguồn của mình. Từ đó, tôi cố dành dụm đồng lương ít ỏi của mình, một phần chuẩn bị cho đứa con đầu lòng sắp ra đời, một phần để ngày nào đó trở về quê hương thực hiện mong ước của mình sau gần 20 năm xa cách.. 4. Trở về quê hương lần thứ nhất.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> * Trên chuyến tàu “chui” về Nam Về quê hương nhưng tôi chẳng có địa chỉ nào để về. Về lại chiến khu, liệu cha mẹ nuôi tôi có còn ở đó không và họ còn nhớ tôi không sau một thời gian quá dài. Tôi chỉ có một số thông tin về người thân là anh kết nghĩa Nguyễn Xuân Hải và 2 người cha đỡ đầu là ông Nguyễn Văn Nghiệp ở cơ sở Cà Thiêu và ông Nguyễn Văn Tấn, người tôi mang họ của ông. Tôi còn có một người bạn là anh Nguyễn Thế Phiệt giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Một chuyến đi xa mà nơi đến còn quá mường tượng, quá ít ỏi thậm chí quá viễn vong. Song những ao ước và ý chí tìm ba mẹ của tôi đã không cản nổi bước trở về quê hương của mình. Và tháng 6 năm 1978, nhân dịp trường nghỉ hè, tôi tạm biệt vợ, tạm biệt đứa con đầu lòng của mình mới lên 1 tuổi (cháu Nguyễn Thị Thu Nga, sinh năm 1977) và gia đình vợ, tôi lên đường. Lên đường nhưng lòng vẫn nặng trĩu vì viễn cảnh của một chuyến đi. Từ Cao Bằng tôi về Hà Nội, đến ga Hàng Cỏ xếp hàng mua vé tàu lửa về Nha Trang. Khi đến lượt tôi mua vé thì thật là xui xẻo, vé đã hết. Biết làm sao đây? Sau một lúc suy nghĩ, tôi quyết định đi xe ô tô hàng vào Vinh để sáng hôm sau đón tàu thống nhất về Nha Trang. Tôi đến Vinh vào lúc 5 giờ chiều và vào ga Vinh, đợi đến sáng sớm mai tàu từ Hà Nội vào. Tôi tìm được một chỗ vắng người dòm ngó, ẩn náu để làm một cuộc ”nhảy tàu”. Đó là khu nhà vệ sinh của ga. Một đêm ngồi trong bóng tối đầy hôi hám, muỗi mòng, cả đêm cứ quơ tay đập muỗi, không chợp mắt được và mong trời mau sáng. Khoảng 5 giờ sáng, nghe loa nhà ga báo tàu thống nhất từ Hà Nội vào ga... Tôi chạy nhanh ra, đến bên cửa lên toa tàu và trong cảnh nhập nhoạng kẻ lên người xuống, tôi thót lên toa tàu, vội vào phòng vệ sinh trên toa, khóa cửa lại, ẩn náu trong đó để tránh sự kiểm soát của Trưởng toa. Ngồi trong phòng vệ sinh lòng đầy lo lắng, nhưng khi tàu huýt còi chuyển bánh, tôi mới an lòng, nhẹ nhõm và chắc chắn rằng mình sẽ về được quê hương rồi. Tôi chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ và những điều cần thiết để trình bày với Trưởng toa thông cảm cho trường hợp “nhảy tàu” không vé của tôi. Con tàu vẫn lăn bánh đều đều về hướng Nam, lòng tôi bồn chồn mong đoàn tàu sớm về ga Nha Trang và cầu cho chuyến đi suôn sẻ, không bị đuổi xuống ga nào. Đang say sưa với những ý tưởng thì có tiếng gõ cửa dồn dập với tiếng nói to “Có ai trong đó mau mở cửa!”, đồng thời lại có tiếng nói khác: ” Từ 5 giờ sáng đến giờ chúng tôi muốn đi vệ sinh mà thấy cửa vẫn khóa chặt, chắc có ai trong đó”. Tiếng đập cửa vẫn dồn dập vang lên. Tôi cảm thấy mình có lỗi với mọi người đang đi trên tàu nên mở chốt cửa ra, lúc đó hơn 12 giờ trưa. Tôi đối diện với Trưởng toa mặt đầy vẻ tức giận, ông đề nghị tôi ra ngoài để soát vé. Tôi trình bày với Trưởng toa vì không mua vé được ở ga Vinh nên phải ẩn náu ở đây. Trưởng toa tức tối nói sẽ cho tôi xuống tàu ở ga kế tiếp. Tôi im lặng không nói được lời nào. Trưởng toa bảo tôi sẽ làm việc với Trường tàu. Ngồi đối diện với Trưởng tàu, tôi trình bày mọi chuyện, trình các giấy nghỉ phép, giấy giới.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> thiệu của huyện ủy Quảng Uyên giới thiệu tôi về làm việc với huyện ủy Diên Khánh, chứng minh nhân dân... Sau đó tôi trình bày mục đích về quê sau 18 năm xa cách để thăm mẹ nuôi, đi tìm tông tích cha mẹ ... Trưởng tàu ngồi lắng nghe tôi trình bày và dần dần tôi thấy ông ... hạ hỏa, không như lúcđầu. Tôi hồi hộp chờ đợi sự phán quyết của ông. Cuối cùng tôi bị phạt từ ga Vinh đến ga sắp đến và mua vé bổ sung từ ga sắp đến đến ga Nha Trang. Tôi thấy mình quá sung sướng, bao nỗi nặng nề, chịu đựng từ mấy ngày qua tiêu tan hết. Tôi cảm ơn rối rít Trưởng tàu và thực hiện đầy đủ theo yêu cầu. Từ đó, tôi đàng hoàng ngồi trên ghế dựa, mắt theo dõi cảnh vật bên đường tàu, không còn trốn chui trốn nhủi trong mùi hôi thối, trong không gian chật chội của phòng vệ sinh của tàu nữa. Tâm trạng của tôi cảm thấy phấn khởi, vui tươi, không còn sự lo lắng sợ hãi như trước * Trên mảnh đất quê hương Đoàn tàu về đến ga Nha Trang vào lúc 3 giờ sáng sau 3 ngày 3 đêm vất vả trên tàu. Thế là tôi đã được trở về với quê hương và không gì sung sướng bằng. Tôi ngồi trên xích lô, theo địa chỉ đến nhà anh bạn Thế Phiệt. Sau một đêm nghỉ ngơi tại nhà vợ chồng anh Phiệt, sáng hôm sau tôi lên huyện Diên Khánh. Ở đây tôi gặp người anh kết nghĩa của tôi là anh Nguyễn Xuân Hải, lúc đó là Trưởng phòng Giáo dục huyện Diên Khánh. Tại văn phòng Huyện Ủy Diên Khánh, sau khi thực hiện xong các thủ tục, tôi mới hỏi những anh chị trong Huyện ủy có ai biết mẹ nuôi của tôi là bà A Wây LaBấn, người dân tộc Raglai đang ở đâu không, tôi mong được ai đó dẫn tôi đến thăm mẹ... Thế là tôi bắt đầu con đường đi tìm ba mẹ nuôi, ba mẹ ruột của tôi trên quê hương Khánh Hòa này.. PHẦN II HÀNH TRÌNH TÌM VỀ CỘI NGUỒN.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Những cơ duyên may mắn ... gặp lại mẹ nuôi Tại văn phòng huyện ủy Diên Khánh, khi tôi hỏi về bà mẹ nuôi của tôi là bà A Wây LaBấn thì không ai biết cả. Làm sao những anh chị đó biết được về một bà già người dân tộc trước đây sống ở chiến khu, nay đã 18 năm trôi qua rồi ... Tôi thất vọng tràn trề, lòng nặng trĩu ... May sao, tôi gặp được một đồng chí người dân tộc công tác ở Huyện ủy tên là Pinăng Hoa. Chị cho tôi biết bà A Wây LaBấn ở cùng xã với chị, đó là xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh bây giờ. Tôi thử kiểm tra lại xem có đích xác không bằng cách hỏi về các anh chị con bà mẹ nuôi tôi, chị trả lời, tôi thấy rất chính xác. Thế là đúng rồi. Tôi thật là vui mừng. Cơ duyên may mắn hình như đã bắt đầu đến với tôi. Tôi xin phép Huyện ủy cho chị Pinăng Hoa dẫn tôi về xã thăm mẹ nuôi. Chúng tôi đi xe đò lên miền núi, xe đi suốt buổi sáng, đến bến cuối cùng nay là thị trấn huyện Khánh Vĩnh, chúng tôi lại phải tiếp tục đi bộ về nhà chị Pinăng Hoa và ở lại đêm tại nhà chị. Tôi hỏi còn bao xa nữa đến nhà mẹ nuôi tôi, chị bảo cũng gần đây thôi, cứ yên tâm ngủ, mai sẽ đi. Đêm đó tôi trằn trọc không ngủ được, trông trời mau sáng. Nằm trên miền núi quê hương này, những kỷ niệm của một thời thơ ấu hiện về, đầy những tủi cực và cũng đầy những êm đềm sung sướng khi được gia đình mẹ nuôi tôi chăm sóc, đùm bọc, che chở ... Hình ảnh bà mẹ nuôi tôi hiện lên trong đầu tôi rất rõ ràng, nhưng trải qua năm tháng, bà chắc là già đi và không biết có ốm đau gì không. Sáng hôm sau, điểm tâm bằng trái bắp luộc. Tôi làm, sao quên được những trái bắp trên nương rẫy vùng núi non này. Hạt của nó thật ngọt như hương vị ngọt ngào của quê hương mà ngày xưa đã từng nuôi sống, che chở tôi ... Sáng nay chúng tôi không đi đến nhà mẹ nuôi tôi được vì chị Pinăng Hoa phải giúp em lên rẫy thu hoạch lúa bắp. Tôi cũng cùng lên rẫy với gia đình chị. Sau khi thu hoạch xong, sau bữa ăn trưa, nghỉ ngơi, chúng tôi tiếp tục con đường đến nhà mẹ nuôi tôi. Khoảng một giờ sau, chúng tôi dừng chân trước một căn nhà nhà sàn đơn sơ, mái lợp tranh, vách được che bằng mấy tấm đan bằng tre, dưới sàn nhà thấy có 3 con heo, vài con gà ... Xung quanh nhà toàn cây lau, cây mắt mèo, không có cây nào ăn trái. Tôi hỏi chị Hoa đây là nhà của ai. Chị bảo nhà người quen, vào nghỉ ngơi rồi đi tiếp. Tôi nghe chị gọi to: - Chủ nhà đâu, ra đón khách ! Tôi không nghe ai trả lời cả. Một lúc sau, tôi nghe có tiếng bà già từ trong nhà hỏi vọng ra : - Ai đó ? Chị Hoa nói to: - Pinăng Hoa đây!.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Cửa nhà mở ra, từ dưới đất nhìn lên, tôi thoáng thấy hiện ra ở cửa một bà già và khuôn mặt sao thấy thân quen quá! Mẹ nuôi tôi đây chăng ? Sau khi bình tĩnh, nhìn kỹ lại, tôi nhận ra nhiều nét quen thuộc và đó là đúng là bà mẹ nuôi tôi mà tôi xa lìa cách đây 18 năm, hình ảnh của mẹ không phai mờ trong tâm trí tôi. Tôi leo vội lên thang nhà sàn, đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ. Mẹ ơi ! Con đây ! Bà mẹ ngỡ ngàng, ngạc nhiên hỏi “Ai đây ?”. Chị Hoa bảo bà nhìn kỹ xem ai đó. Bà nhìn tôi chăm chăm mà vẫn không nhận ra. Tôi không đợi nữa, liền ôm chặt lấy thân hình mảnh khảnh của mẹ : - Con đây mẹ! Con là LaKhới của mẹ đây! Con về với mẹ đây ! Lúc này bà sửng ra, đẩy tôi ra và cũng nhìn tôi chầm chập: - LaKhới ! Con của mẹ. Con lớn quá làm mẹ không nhận ra. Mẹ cứ tưởng là ông cán bộ người Kinh nào. Rồi mẹ con tôi ôm nhau, cùng khóc. Nước mắt mừng vui tuôn trào ... sau 18 năm gặp lại. Thế là tôi đã gặp được mẹ nuôi tôi trên quê hương, điều mà tôi thấy rất là khó khăn. Chị Pinăng Hoa đã làm cho tôi bất ngờ, ngạc nhiên. Chị là người đầu tiên đem đến cho tôi một cơ duyên may mắn buổi đầu về với quê hương. Cũng tại nhà mẹ nuôi, tôi gặp lại các anh chị của mẹ, cả bà con láng giềng nghe tin tôi đi học miền Bắc trở về đến thăm, hỏi han, khen tặng đủ thứ. Tôi tràn ngập trong niềm vui sum họp và không ngờ có ngày đầy hạnh phúc như hôm nay. Còn bố nuôi tôi, giờ tôi mới biết bố đã mất khi tôi trên đường ra Bắc. Đến tối, bà con ai về nhà nấy, chỉ còn lại trong nhà mẹ nuôi có anh chị Vâng, vợ chồng Ama Thể, Ama Lực (có thời kỳ làm phó Chủ tịch huyện Diên Khánh). Trong bữa cơm gia đình ấm cúng, tôi hỏi mẹ nuôi và các anh chị có tin tức gì ba mẹ tôi không ? Mẹ nuôi tôi bảo chỉ có Ama Lực, Ama Thể là hiểu rõ. Rồi mẹ nuôi tôi bảo hình như mẹ đẻ tôi hồi đó được mọi người gọi là cán bộ MƯỜI DƯ, cán bộ phụ nữ thời kháng chiến chống Pháp, người Kinh, là người Kinh tốt bụng lắm, bị người ta giết. Ama Lực nói thêm vào: - Mẹ nói đúng đó, mẹ của em là bà Mười Dư, cán bộ phụ nữ thời chống Pháp, nhà ở Phú Nhơn, Ninh Hòa. Bà thường lên làm việc với ông Sáu Đồng, Trưởng phòng Thượng du của tỉnh. Bà lên trên này thường ở nhà cán bộ Liễn, cơ sở Năm Lân và hoạt động thường xuyên trong cộng đồng người Raglai, Ê Đê. Bà vừa là Trưởng ban phụ nữ, vừa là người cung cấp thuốc men, tiền bạc, cá mắm, quần áo cho cơ sở. Khi xã Đỏ phản bội cách mạng theo Pháp, do mất cảnh giác nên bà Mười Dư bị nó bí mật phục kích, bao vây bắt bà và chúng giết bà một cách dã man. Bà bị chôn sống chỉ chừa cái đầu và chúng chặt đầu bà mang xuống đồng bằng tại đồn Đồng Trăng (xã Diên Thọ hiện nay) dâng cho Pháp để lĩnh thưởng 10 gùi muối và được tặng thêm 1 gùi muối vì có công bắt giết được cán bộ cách mạng. Còn Ama Thể đây được tổ chức phân công đón em về từ nhà bà xã Đỏ, giao cho mẹ để nuôi dưỡng, bảo bọc..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Tôi ngồi nghe kể mà lòng đầy đau xót. Cuộc đời ấu thơ xa xưa hiện về, làm sao quên được cảnh xã Đỏ bắt trói mẹ tôi đưa đi, rồi những ngày cơ cực tại nhà xã Đỏ, rồi những ngày tháng sống với gia đình mẹ nuôi đầy tình cảm thương yêu. Qua 18 năm, hôm nay tôi mới biết tên mẹ tôi, người đã mang nặng đẻ đau, giờ không còn nữa. Như vậy là tôi có mẹ, biết được phần nào cuộc đời của mẹ, giờ phải quyết tâm đến cùng đi tìm tông tích ba mẹ tôi. Một cơ may lại đến với tôi, hé mở ra niềm hy vọng trên con đường tìm ba mẹ đẻ tôi. Tôi hỏi thêm Ama Lực, Ama Thế về nơi chúng giết mẹ tôi, họ hàng nhà xã Đỏ hiện nay ở đâu, chú Liễn hiện đang làm gì, ở đâu. Ama Thể cho biết nơi mẹ tôi bị giết ở xã Khánh Bình, gia đình chú Liễn đã bị bọn xã Đỏ tàn sát hồi đó và nhà xã Đỏ hiện nay cũng ở xã Khánh Bình. Khi biết được nơi ở của bà mẹ nuôi tôi, sau này, một năm hai ba lần tôi thường lên thăm mẹ. Năm 2009 bà mất, tôi đứng ra lo tang lễ cho mẹ một cách trang trọng, chu đáo, đúng lễ nghi của người Kinh và người dân tộc Raglai.. 2. Lặn lội tìm kiếm dấu tích ... Về lại Huyện ủy Diên Khánh, tôi trao đổi với chị Pinăng Hoa và các anh chị trong Huyện ủy về việc cho phép tôi về xã Khánh Bình để tìm tông tích xã Đỏ. Huyện ủy giới thiệu tôi đến xã, gặp Ama Hớt, bí thư xã, Ama Thương chủ tịch xã để làm việc. Hai đồng chí này đều có tham gia trong kháng chiến chống Pháp. Đến xã Khánh Bình, tôi được bà con dẫn đến nhà Ama Hớt, người dân tộc Raglai. Đến nhà, tôi tự giới thiệu và Ama Hớt cho mời Ama Thương đến cùng hàn huyên bên tách trà Ba Đình tôi đem đến làm quà. Chú Ama Thương là người Kinh, vì lên miền núi hoạt động cách mạng, để che giấu bọn tay sai phản động, chú phải lấy vợ người Raglai, mang tên dân tộc. Tôi không hỏi hai chú về mẹ tôi mà hỏi về xã Đỏ, hiện nay còn sống hay đã chết và nhà ở đâu trong xã. Các chú hơi bất ngờ, nhưng cũng cho tôi biết chút ít về xã Đỏ: - Thằng xã Đỏ, nó là dân tộc mình, nó phản cách mạng, đi theo Pháp, quay lại giết hại đồng bào mình, phá các cơ sở cách mạng. Ổ GOUM do xã Đỏ cầm đầu nổi tiếng tàn ác, khát máu. Chúng tàn sát gia đình anh Liễn, cán bộ giao liên của cơ quan Nguyễn Ái Quốc, bắt một cán bộ là cán bộ phụ nữ xã Tân Hưng công tác vùng Phú Nhơn, lên đây thường trú tại nhà anh Liễn, có con nhỏ còn ẵm ngửa, không nỡ để nó bị chết oan cùng với mẹ nó nên cơ sở bí mật che giấu và nuôi nấng đứa bé. Sau đó, cách mạng đã xử tử hình tên xã Đỏ. Tôi hỏi thêm về cái chết tên xã Đỏ, các chú kể, các chú coi như không biết nó phản bội cách mạng (lúc đó nó là Phó Trưởng ban Thượng du), nói dối nó là cấp trên mời nó đi họp. Đi giữa đường, các chú bảo nó ghé vào một nhà dân, nơi đây đã chuẩn bị sẵn rượu thịt. Khi nó vào nhà, lực lượng ta bố trí từ trước ào ra bắt trói nó vào cột nhà. Sau đó, các chú mới mời bà vợ xã Đỏ đến, trọng đãi bà trước mặt xã Đỏ đang bị trói. Lúc đó, Ama Lực đứng lên kể tội xã Đỏ giết hại đồng bào, phá.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> hoại cách mạng, tên phản dân hại nước, cách mạng tuyên xử tử hình. Ama Lực cũng cảm ơn bà vợ xã Đỏ đã xin chồng không giết con cán bộ Mười Dư, nuôi dưỡng đứa con của bà vài năm trời. Tôi hỏi các chú Ama Hớt, Ama Thương con bà Mười Dư lúc xử tên xã Đỏ, cháu nó ở đâu ? Các chú bảo đã đưa nó đi đến một nơi xa, cho bà mẹ vợ Ama Lực là bà A Wây LaBấn nuôi rồi và đặt tên nó là LaKhới. Thế quá rõ, tôi lại được cơ may một lần nữa cho biết được tông tích mẹ tôi, bà MƯỜI DƯ đích thật là mẹ đẻ tôi rồi, tôi thấy thật vui mừng đến nỗi bật khóc trước sự ngạc nhiên của các chú. Tôi mới nói với các chú chính tôi là LaKhới đây, đứa con của bà Mười Dư đây. Sau khi tôi vắn tắt kể cuộc đời tôi từ khi được mẹ A Wây LaBấn nuôi, rồi ra Bắc học, nay trở về quê hương tìm cha mẹ. Khi đã rõ tôi là ai, các chú âu yếm ôm tôi vào lòng và khen tôi khôn lớn, “đẹp trai”, được Đảng, Nhà nước, đồng bào miền Bắc nuôi nấng, dạy dỗ, cho học hành nên người, thành tài, thật là may mắn. Các chú còn hỏi han vợ con gia đình của tôi. Tuy biết vài điều về mẹ đẻ tôi, nhưng tôi cần biết thêm vài thông tin nữa, nên hỏi các chú nhà xã Đỏ ở nơi nào ? Con cháu nó hiện còn ai, ở đâu ? Chú Ama Thương nói : - Ở đây ngày xưa không có tên xóm. Nhà xã Đỏ trú ngụ sau giải phóng được đặt tên là xóm Ama Là Huynh. Ama Là Huynh này biết rõ về con cái của xã Đỏ. Được rồi, đêm nay ngủ lại đây, sáng mai chú cháu mình xuống xóm Ama Là Huynh.. 3. Gặp con cháu xã Đỏ - Xác định được tông tích người mẹ Tại xóm, sau khi tôi được giới thiệu tôi là ai, chú Ama Là Huynh kể cho tôi nghe tội ác của xã Đỏ và kể về cái chết của mẹ tôi giống như các chú Ama Hớt, Ama Thương kể. Chú Ama Là Huynh chỉ cho tôi biết nhà xã Đỏ ở bên kia, cách đây 6 nhà, hiện có con gái nó sống ở đó. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi nhờ chú Ama Là Huynh dẫn tôi đến nhà xã Đỏ gặp con gái của nó. Đến nhà, con gái xã Đỏ ra tiếp. Chú Ama Là Huynh chỉ vào tôi, hỏi con gái nó biết ai đây không. Sau một hồi nhìn tôi, chị nói không biết. Chú Ama Là Huynh hỏi: - Vậy chị có nhớ hồi còn nhỏ sống với cha mẹ, có một thằng người Kinh sống trong nhà chị không ? Chị nhìn tôi lần nữa, sửng người, nửa sợ hãi, nửa ngạc nhiên. Chị đưa tay run run xoa lên đầu tôi rồi thốt to lên “Lượm ! con của bà Mười Dư đây mà! Trời ơi, sao lớn thế! Sống ở đâu ? Làm gì ? ... Tôi hỏi lại chị : - Có phải bà Mười Dư là mẹ của em không ? - Phải. Con bà Mười Dư ở Phú Nhơn đây mà ! Hồi đó bà bị bố chị ....

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Nói đến nay chị ngập ngừng, khựng lại và không nói nữa, vẻ mặt lộ vẻ sợ hãi, mắt nhìn xuống đất không dám nhìn tôi, lộ vẻ không bình thường. Tôi cố trấn an chị: - Thôi, chị đừng sợ gì cả.Chuyện đã qua rồi mà chị ! Chị cũng đâu là người phạm tội ? Ai làm, người đó chịu. Thế còn mẹ đâu ? - Mẹ chị mất rồi, năm 1958. - Thế chị có biết ba em không ? - Chị không biết. Thế là sau mấy mươi năm tôi sống không hề biết tên mẹ, không cha, sống mồ côi lay lất, thiếu tình thương. Giờ, không biết mặt mẹ, vóc dáng mẹ, nhưng tôi đã có mẹ, biết tên mẹ, đó cũng là niềm hạnh phút lớn lao của cuộc đời tôi rồi. Còn ba tôi ? Tại sao mọi người lại không biết ? Tôi phải cố đi tìm tông tích ba tôi, nhưng bắt đầu từ đâu ? Ai biết ? Tôi nghĩ còn một đầu mối nữa tôi phải tìm đến, đó là xã Phú Nhơn, thuộc huyện Ninh Hòa. Những người tôi gặp, ai cũng nói mẹ tôi là người từ Phú Nhơn lên Khánh Vĩnh công tác. Chắc tại Phú Nhơn, tôi sẽ tìm được tông tích ba mẹ tôi, bà con cô bác tôi. Song thời gian không cho phép tôi đi tìm tông tích ba mẹ tôi nữa. Hai tháng hè trôi qua rồi. Tôi phải về lại Cao Bằng để tiếp tục giảng dạy. Chuyến đi về Bắc lần này có nhiều nuối tiếc vì niềm vui chưa được trọn vẹn. Tại quê Ngoại cháu, năm 1979, vợ tôi sinh đứa con thứ hai, cháu Nguyễn Thị Thu Trà. Và một lần nữa, cũng năm này, tôi lại tạm biệt vợ con, gia đình vợ về quê một lần nữa với ý chí và ước vọng tìm tung tích gia đình ba tôi.. 4. Về quê hương lần thứ hai Chuyến trở về quê hương năm 1978, trong đầu tôi vẫn còn mang nặng về nỗi đau buồn về gia đình. Tôi luôn nghĩ mình có Ba không ? Tại sao mẹ tôi thì được kể rõ ràng còn ba tôi thì không nghe ai biết, ai kể cả. Có lúc tôi nghĩ quẩn, hay là mình là một giọt máu rơi của một mối tình nào đó qua đường để mẹ tôi phải chấp nhận sự đau khổ, bất hạnh và tự mình sinh nở, nuôi nấng giọt máu của mình. Hay tôi là kết quả của một sự ép duyên với một tên ngụy ác ôn nào đó ? Không, dứt khoát là không phải như thế và cầu mong không phải như thế. Tôi phải cố quyết tâm đi tìm tông tích cha tôi. Vì thế tôi lại phải lên đường trở về quê hương một lần nữa, quyết tâm tìm tông tích Ba tôi. Tâm hướng tìm tung tích Ba tôi là Phú Nhơn, Ninh Hòa. Thật vô cùng mù mịt như tìm kim đáy bể. Nhưng tôi vẫn quyết tâm đi tìm cho kỳ được người cha thân yêu của tôi..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Về Diên Khánh, tôi gặp được người anh đỡ đầu của tôi là anh Nguyễn Xuân Hải đang giữ chức Trưởng phòng Giáo dục Huyện, gặp bố nuôi tôi hồi còn ở trên vùng núi là ông Nguyễn Văn Nghiệp, hiện là Chủ tịch Huyện. Tôi lại được gặp người đã cho tôi họ Nguyễn trong Lý lịch kết nạp Đảng là ông Nguyễn Văn Tấn. Khi tôi nói có ý định về huyện Ninh Hòa tìm tông tích ba tôi, ông Tấn cho biết đến Ninh Hòa, gặp ông Nguyễn Trực, hiện là thường vụ Huyện ủy Ninh Hòa, trước đây, trong thời kháng chiến đã công tác ở Phú Nhơn. Tôi cũng được ông Tấn cho biết nên gặp thêm ông Sáu Đồng, Trưởng phòng Thượng du thời kháng chiến. Lúc này, tôi mới thấy vui hơn chút ít vì con đường đã hé lộ chút ít áng sáng chứ không mờ mịt như trước, tuy con đường đó chưa biết dẫn đến đâu. * Dò tìm tung tích người cha tại Ninh Hòa với nhiều nỗi thất vọng Được giấy giới thiệu của Huyện ủy Diên Khánh, tôi lên đường ra thị trấn Ninh Hòa, đến văn phòng Huyện ủy xin gặp chú Nguyễn Trực, Thường vụ Huyện ủy. Thật không may, chú Trực đã đi công tác chỉ đạo vùng kinh tế mới trong Huyện và không biết chừng nào về. Các anh trong huyện ủy động viên tôi chờ đợi vài ngày, vì chú Trực đã đi trước đó khá lâu, chắc sắp về. Tôi được giới thiệu vợ chú tại nhà trong thị trấn và được vợ chú cho trú vài ngày. Tại nhà chú Trực, tôi chờ đợi ngày này qua ngày khác, ngày đêm dài dằng dặc của kẻ chờ đợi. Sống trong ngôi nhà thím Trực và các anh chị con chú Trực, nhưng lạ người lạ cảnh, không thường xuyên tiếp xúc. Dù sốt ruột, chán nản, nhưng tôi vẫn quyết tâm chờ đợi vì mỗi lần đi mỗi lần khó. Rồi sau một tuần chờ đợi, chú Trực về trong cảnh vui mừng của gia đình và cả tôi nữa. Tôi chào chú, chú nhìn sững tôi một lát như chợt nhớ ra điều gì. Tôi vẫn giữ bình tĩnh, chưa đá động gì đến việc của mình. Chú bảo tôi ngồi chơi, đợi chú đi tắm rửa đã. Chiều đó, bên ấm trà Bắc tôi mang vào biếu, chú Trực bỗng hỏi tôi: - Anh ở miền Bắc vào đây lâu chưa ? Tôi có nghe anh em huyện ủy nói là tôi có khách ở miền Bắc vào đang chờ ở nhà. Vậy có chuyện gì quan trọng mà tìm đến tôi ? Vừa nói, chú nhìn tôi một cách kỳ lạ, chăm chú, một cái nhìn dò xét, kỹ lưỡng từ đầu đến chân tôi, như tìm ở tôi một điều gì đó, một hình ảnh nào đó. Tôi cố thản nhiên không lộ ra điều gì cả, mặc dù trong lòng nôn nóng muốn tuôn trào ra những câu hỏi, những lời dò hỏi xem chú có biết ba má tôi là ai ? Nhưng muốn chú nghỉ ngơi sau chuyến công tác vất vả, dài ngày, nên tôi trả lời cho qua chuyện. Sau bữa cơm chiều ngon lành, đầm ấm, hạnh phúc của một bữa cơm sum họp mà đời tôi có ít điều kiện thực hiện, cả gia đình chú và tôi ngồi nhắm nháp chén trà, chén rượu và chú vẫn nhìn tôi với cái nhìn vừa dò hỏi, vừa mang vẻ mơ màng xa xăm về một cõi nào đó. Cuối cùng, tôi mới bắt đầu câu chuyện: - Thưa chú thím, các anh chị. Cháu xin cảm ơn chú thím, anh chị đã cho cháu ăn ở, tá túc tại nhà chú thím cả tuần nay. Cháu được Huyện ủy Diên Khánh giới thiệu về gặp chú và chú Sáu Đồng để hỏi về tên phản động xã Đỏ hồi kháng chiến chống Pháp..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Chú Trực nhắp chén trà và chậm rãi kể về tên xã Đỏ với những tội ác của nó đối với nhân dân đối với cách mạng ở Đồng Nảy - Phú Nhơn, đến vùng dân tộc Ê đê, Raglai, rồi đánh phá cơ sở cách mạng tại sở Năm Lân ... Chú kể những mất mát, tang thương của anh em chiến sĩ, đồng đội .... và chú dừng lại, rồi đột nhiên chú nói to: - Căm nhất là vụ giết đồng chí Mười Dư (nghe tới đây, tôi cảm thấy có cái gì lạnh lạnh qua người, rồi cảm thấy hồi hợp, náo nức..). Không những nó giết Mười Dư mà nó còn dã man giết luôn thằng Lượm con của bà lúc đó còn nhỏ xíu nữa ... Tôi vội ngắt lời chú và hỏi: - Thế chú và bà Mười Dư có quan hệ như thế nào trong công tác ? Chú nói: - Tôi coi bà Mười Dư vừa là đồng chí, vừa là bà chị Cả, vừa là ân nhân của tôi. Bà có bộ tóc rất dài, người cao ráo, rất khôn khéo. Bà nói tiếng Ê đê, Raglai rất rành, bởi vậy mà chúng tôi bầu bà là Hội trưởng Hội Phụ nữ. Bà sống rất phúc hậu, yêu thương, tận tình với đồng đội, từng bó rau, tưng bát cháo, từng viên thuốc. Tôi sống được đến hôm nay là nhờ có bà. Tôi bị rắn độc cắn tưởng chết rồi, nhưng bà đã cứu chữa tôi bằng hột cây gì đó do người dân tộc tặng, chỉ cần cắt một đầu hột rồi dí vào chỗ rắn cắn, chất độc sẽ bị hút hết ra hết. Hồi đó có thuốc, có bệnh viện gì đâu... Tôi lại hỏi: - Thưa chú, thế bà Mười Dư có mấy người con và chồng của bà là ai vậy ? - Chị Cả hồi đó chỉ có một thằng con trai đã bị xã Đỏ giết luôn với mẹ. Còn chồng của chị Cả thì tôi không rõ, không biết tên gì, không biết ở đâu, nghe đâu ổng làm chức gì to lắm ở tỉnh... Càng nghe chú Trực nói, tâm hồn tôi bừng bừng cảm xúc, đầy nỗi vui mừng, hạnh phúc. Đến giờ phúc này tôi khẳng định được người mẹ ruột thịt của tôi là bà Mười Dư, quê gốc Bình Định, lên Phú Nhơn định cư, hoạt động cách mạng. Không dấu được nỗi vui mừng, sung sướng, nước mắt tôi trào ra và tôi thốt lên trước mặt chú thím Trực: Thưa chú thím, cháu là thằng Lượm con của bà Mười Dư đây ! .. Và tôi kể vắn tắt cuộc đời trôi nổi, đau khổ của tôi và những năm học ở Bắc, những ngày về quê hương tìm dấu tích Mẹ, đã gặp con ruột xã Đỏ ... và biết tên Mẹ, gốc gác mẹ, nay nghe chú kể, lại càng xác định về mẹ một cách chắc chắn ... Giờ chỉ còn tỉm gốc tích của ba thôi ... Lúc này chú Trực cũng không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy tôi ... Hai chú cháu đều rơi nước mắt, nước mắt của Hạnh Phúc, nước mắt của sự mất mát, của sự hồi sinh ... Chú Trực mới giải mã cho tôi biết về cái nhìn của chú khi mới vừa gặp mặt tôi. Chú nói : - Mới gặp cháu, chú thấy cháu giống mẹ cháu quá, về khuôn mặt cho tới chiều cao....

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Sau đó, chú thím Trực bảo tôi ở lại chơi một thời gian để chú dẫn tôi đi thăm những người kháng chiến cũ. Dù làm phiền chú thím một thời gian, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác nên đồng ý. Và biết đâu trong khoảng thời gian đó, nhất là về Phú Nhơn, tôi có thể tìm được gốc tích ba tôi. Tôi muốn chú chỉ cho tôi đường đến Phú Nhơn để tự tôi đi. Chú bảo: - Chú không ngăn cháu, nhưng Phú Nhơn bây giờ là vùng Kinh tế mới, bà con Phú Nhơn cũ không còn ai đâu. Chú sẽ dẫn cháu đi tìm chú Sáu Đồng và một số ít bà con cũ hiện ở quanh đây, may ra tìm được tông tích ba cháu. Tôi nghe lời chú và mang một niềm hy vọng. Ngày hôm sau chú cháu tôi đến tìm gặp chú Sáu Đồng ở Dục Mỹ. Chú Sáu, qua lời kể của chú Trực, là người tham gia cách mạng từ thời trẻ. Để luồn vào người Ê đê hoạt dộng dễ dàng, che mắt dòm ngó của địch, chú phải mang khố như người Ê đê và buộc phải lấy một bà vợ người Ê đê, học tiếng Ê đê ... Cuộc đi thăm chú Sáu Đồng không thành vì chú đi Đắc Lắc thăm bà con họ hàng, thăm những bạn bè kháng chiến cũ chắc khoảng một hai tuần nữa mới về. Thế là niềm hy vọng đã bị dập tắt, nơi mà tôi đặt vào nhiều nhất. Ngày hôm sau, chú cháu lại đi đến một gia đình mà chú bảo người chồng là cùng cơ sở với mẹ cháu và chú. Sau một khoảng đường dài vượt đồi núi, có nơi không qua được phải gửi xe Honda, hai chú cháu đi bộ. Hai chú cháu đến trước một ngôi nhà lụp sụp, mái tranh, vách tường là mấy tàu lá cây đác. Vào nhà, gặp bà chủ nhà, mời nước, nói chuyện làm lụng nương rẫy ... Cuối cùng chú Trực hỏi bà có còn nhớ bà Mười Dư ở Phú Nhơn không ? Bà vội đáp liền, không chút suy nghĩ: - Nhớ chứ! Bà Mười Dư là cán bộ phụ nữ hoạt động ở vùng này và thường xuyên lên vùng dân tộc xây dựng cơ sở cách mạng. Hai mẹ con bị bọn phản động giết chết, thật tội nghiệp ... Chú Trực hỏi bà có biết chồng bà Mười Dư là ai không. Bà bảo không biết và chỉ nghe nói chồng bà công tác ở chiến khu, làm chức trưởng ban gì đó ... Đến đây, chú Trực không hỏi gì nữa và chú thở dài, lộ vẻ thất vọng. Tôi cũng vậy. Tôi lại càng biết rõ mẹ mình hơn, nhưng còn ba tôi thì ... những câu hỏi không có câu trả lời. Ngày hôm sau, chú cháu tìm đến nhà một bà khoảng 50-55 tuổi, nhà nằm bên quốc lộ 21 lên tỉnh Đắc Lắc, tên bà là bà Hội. Lúc hai chú cháu đến nhà đã trưa, bà nấu cơm cho ăn. Chú Trực hỏi bà có biết chú không và bà trả lời : - Chú Trực, người cùng cơ sở với ông xã tôi thời kháng chiến chống Pháp, sao tôi lại không nhớ ! Hồi đó ông xã tôi cùng với 4 người nữa được phân công tác cùng với bà Mười Dư lên vùng dân tộc, bị bọn dân tộc phản, bắt giết mẹ con bà Mười Dư và đuổi bắt 5 người, 4 người bị bọn nó giết, riêng ông xã tôi bị trọng thương, bị chém ở cánh tay, ông cố bò lết về đến bờ rào (bà chỉ tay về một góc sân), vì máu ra nhiều quá, ông chỉ kịp nói bà Mười Dư cùng với cháu Lượm và 4 đồng chí bị bọn phản động giết hết rồi, rồi ông tắt thở. Bà vừa kể vừa khóc làm chú cháu tôi cảm động cũng khóc theo. Riêng tôi không những khóc cho những đồng.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> chí hy sinh mà còn khóc cho mẹ tôi nữa. Tôi nói với bà cháu là Lượm đây, con bà Mười Dư, cháu còn sống đây ! Bà nhìn tôi sững sờ và vội ôm lấy tôi, vừa khóc vừa nói có phải Lượm đây phải không và má con đâu rồi ? Tôi kể sơ cho bà biết cuộc đời vừa qua của tôi và vội hỏi bà có biết ba tôi là ai không ? Tên gì ? Ở đâu ? .. Bà lắc đầu và nói: - Không biết bà Mười Dư có chồng không, tôi không nghe nói. Tôi nghe mà lòng nặng trĩu, thiếu vắng, nỗi cô đơn buồn tủi tràn về trong tôi, một con người không biết ba mình là ai ! Chú Trực và tôi cũng có nỗi buồn cho một người vợ liệt sĩ suốt đời vất vả, bươn chải kiếm sống nuôi con, sống trong ngôi nhà lụp sụp trống trước trống sau, không chống trả được với những cơn mưa rừng, gió núi cắt da ... Sau những chuyến đi cùng với chú Trực không có kết quả gì, đã đến lúc tôi phải chia tay gia đình chú về lại huyện Diên Khánh. Phút chia tay thật bịn rịn, đầy tình cảm. Tôi thật xúc động và biết ơn một đồng đội của má tôi đã hết sức tận tình, bỏ nhiều thời gian quý báu giúp tôi trong hành trình tìm tung tích cha mẹ tôi và dù không đạt kết quả, tôi không bao giờ quên được tình cảm thiêng liêng ấy. Chú hỏi tôi sau này có về quê mình không. Hai tiếng quê mình sao nó ấm áp, gần gũi đến lạ kỳ. Tôi không biết nói sao, chỉ biết nói với chú là cháu sẽ cố về ... Về lại Diên Khánh, tôi cứ trằn trọc mãi về câu hỏi của chú Trực: về hay không về ...Trong đầu tôi biết bao những suy tư, dằn vặt. Ở Cao Bằng thì thuận lợi hơn, có vợ con, có cha mẹ dòng họ bên vợ, có chỗ dựa tinh thần... Còn về đây, không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không có chỗ dựa nào về tinh thần lẫn vật chất ... Nhưng ..., không lẽ mình phụ lòng tổ chức, tổ chức nuôi nấng, giúp đỡ mình học tập, mong mình thành tài để về quê hương phục vụ, mà sao mình lại không về ? Mình không thể có lòng phụ bạc như thế được. Ông bà ta có nói “chim có tổ, nước có nguồn”, nay mình không có tổ ở quê hương, nhưng mình có nguồn, mình phải về nguồn. Tuy ở đây không có cha mẹ, nhưng mình còn bà mẹ nuôi, không có công sanh nhưng công dưỡng cũng lớn lao như thế. Biết đâu, về đây công tác, nhờ cơ duyên may mắn nào đó mà mình tìm được tông tích người cha của mình ... Thế là tôi quyết định sẽ trở về quê hương. Vì thế, trước khi ra Bắc, tôi đến Ty Giáo dục Phú Khánh, gặp thầy Cao Văn Hoạch, Phó Ty trình đơn xin thuyên chuyển, và thầy đã ký tiếp nhận cho tôi về công tác cùng với lá đơn của bà mẹ nuôi tôi xin cho tôi về gần gũi với bà để có điều kiện chăm sóc bà trong lúc tuổi già. Sau một tháng vô vọng trong việc tìm tông tích người cha, giờ đây, tôi lại chia tay mẹ nuôi tôi, chia tay anh chị Nguyễn Xuân Hải, chia tay với chú Nghiệp, chú Tấn ... lên đường trở về Cao Bằng tiếp tục nhiệm vụ người thầy giáo. Tại Cao Bằng, tôi làm đơn kèm theo những giấy tờ cần thiết gửi lên Bộ Giáo Dục trình bày nguyện vọng xin vợ chồng tôi chuyển về quê hương miền Nam công tác trong ngành giáo dục tỉnh Phú Khánh..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 5. Thuyên chuyển gia đình về quê hương * Chuẩn bị ngày trở về quê hương miền Nam Bước vào năm học 1979-1980 tâm trạng tôi vui buồn lẫn lộn. Vui vì trong điều kiện thiếu thốn do chiến tranh biên giới, song thầy trò đều bừng khí thế bước vài năm học mới. Buồn vì đã bỏ ra 2 năm đi tìm người cha mà không mang được kết quả gì, tâm hồn vẫn còn nặng trĩu. Buồn nữa là hồ sơ gửi lên Bộ gần cả năm mà Bộ vẫn chưa trả lời. Buồn lại lo, nếu Bộ chấp nhận, liệu vợ con có đồng ý theo mình về Nam không ? Thế là việc gì đến, đã đến. Tháng 8 năm 1980, vợ chồng tôi nhận được quyết định của Bộ điều động về Phú Khánh công tác theo đơn xin. Đây là một sự kiện đem đến cho tôi một niềm vui vô tận, nhưng cũng là một nỗi buồn gần như tuyệt vọng khi vợ tôi không đồng ý cùng tôi về Nam. Lại nữa, Sở Giáo dục Cao Bằng động viên vợ chồng tôi ở lại và sẽ nâng lên một bậc lương theo chính sách của tỉnh cho những giáo viên có quyết định thuyên chuyển. Sau gần một tháng năn nỉ, giải thích, cuối cùng vợ tôi đồng ý theo tôi về Nam. Thật là một niềm vui to lớn, một hạnh phúc bất ngờ trong đời, tôi chỉ biết cảm tạ trời đất, cảm ơn cuộc sống và cả cảm ơn vợ tôi đã vì chồng mà hy sinh theo chồng vào một miền đất lạ : lạ người, lạ cảnh, lạ phong tục tập quán với hai bàn tay trắng, không chỗ dựa, không nơi nương tựa ... Sau khi thu xếp hành trang và tiệc chia tay đầy bịn rịn với gia đình bên vợ, với quý đồng nghiệp ...gia đình tôi lên xe về Hà Nội. Bà ngoại cháu với bà dì, các dì, các chú tiễn gia đình tôi xuống đến ga Hà Nội, đưa lên tàu ... Con tàu chuyển bánh còn âm vang tiếng nấc, tiếng khóc của bà, của dì ... Lúc đó, tôi mới cảm thấy có một gánh nặng đè trên đôi vai của mình là vợ với 2 đứa con về quê mình, nhưng quê mình không có họ hàng thân thích nương tựa khi trái gió trở trời, không nhà không cửa ... như đi về nơi đất khách quê người, chứ không phải là quê hương của mình, quả thật là một sự liều lĩnh ... * Về Diên Khánh công tác Tàu vào ga Nha Trang, chúng tôi về Ty Giáo dục trình diện, ở tại Nhà nghỉ của Ty. Tôi được phân công công tác tại Ty và vợ tôi dạy tại trường THPT Lý Tự Trọng. Tôi có nguyện vọng về huyện Diên Khánh, ở đó có một thời thơ ấu của tôi và gần bà bà mẹ nuôi của tôi hơn. Hơn nữa tôi không quen cảnh ồn ào của thành phố, giá cả sinh hoạt lại đắt đỏ. Ty chấp nhận và chúng tôi về huyện Diên Khánh, tôi công tác tại Phòng Giáo dục huyện. Giai đoạn đầu, Phòng giao cho tôi phụ trách công tác Thanh tra, đến năm 1981 tôi mới được bổ nhiệm Phó Phòng Giáo dục huyện phụ trách chuyên môn, kiêm Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện, còn vợ tôi dạy tại trường THPT Hoàng Hoa Thám vào cuối tháng 10 năm 1980, với những khó khăn của thời kỳ giá-lương-tiền. Gia đình tôi trú ngụ một căn phòng khoảng.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 30m2. Tôi không nhận công tác tại huyện Ninh Hòa, nơi tôi sanh ra đời, vì tôi còn bà mẹ nuôi ở Diên Khánh và Diên Khánh - Ninh Hòa chẳng xa xôi gì. Hơn nữa ở đâu cũng là Đất Mẹ quê hương Khánh Hòa. Với nhiệm vụ Thanh tra lại được phân công phụ trách các xã miền núi nên rất thuận lợi cho việc đi tìm tung tích ba tôi và có điều kiện chăm sóc bà mẹ nuôi của tôi. Gặp những người kháng chiến cũ, ai tôi cũng hỏi mẹ tôi, ba tôi ... nhưng ai cũng lắc đầu không biết. Kể cả chú Đình Chất ở Diên Lộc là người Đảng viên đầu tiên cũng không rõ. Ở Ninh Hòa có người biết má tôi mà không biết ba tôi. Còn ở Diên Khánh đa số không ai biết má tôi, ba tôi. Tôi như người xa lạ, như trên trời rơi xuống.. 6. Những dấu vết hé lộ dần * Chuyến công tác định mệnh Có những chuyến đi không ngờ đưa ta tới những điều ta không đoán trước được, những điều mà xưa nay ta muốn biết, muốn hiểu mà không có lời giải đáp, đó là chuyến đi khiến ta gặp cơ duyên may mắn, chuyến đi đệnh mệnh giúp cho ta hiểu được những gì ta không rõ trước kia. Tôi nhớ như in ngày Sở và Phòng cử tôi làm chủ tịch Hội đồng kiểm tra xóa mù chữ các xã miền núi mà nay thuộc huyện Khánh Vĩnh (đến năm 1985, huyện Diên Khánh mới tách ra 2 huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh). Điều may mắn của tôi là được về lại xã Khánh Minh khi xưa, nay là xã Khánh Trung, nơi mẹ nuôi tôi đang sống. Đó là một ngày cuối tháng 4 năm 1982. Đó là những ngày mưa gió tầm tả, mưa liên tục ba bốn ngày, nước sông suối trên nguồn đổ vào sông Cái cuồn cuộn chảy về xuôi, có thể gây lụt lội. Ngày đó là ngày đoàn chúng tôi gồm tôi và thầy Trình lên đường lên miền núi. Ngồi trên xe đò mà lòng dạ lo lắng khôn nguôi, không biết nước lụt tràn vào phòng ở, vợ con tôi dọn dẹp, kê lên cao ra sao trong lúc 2 con còn nhỏ ... Thầy Trình thì vợ mới sinh chưa được 5 ngày. Nhưng vì công tác cấp trên giao cần phải thực hiện, khó khăn trở ngại phải vượt qua thôi, phải dẹp chuyện riêng tư mà lo hoàn thành nhiệm vụ. Xe đò đến bến lúc hơn 3 giờ chiều tại xã Khánh Thành (nay là Thị trấn huyện Khánh Vĩnh). Trời đã gần tối, mưa tầm tả, lại phải còn đi bộ khoảng 7 cây số nữa mới đến xã Khánh Minh, nơi tổ chức kiểm tra xóa mù chữ. Chúng tôi vai mang ba lô, mặc áo mưa đi trong cơn mưa xối xả, trời lại tối, sương mù dày đặc. Chúng tôi vội ghé vào nhà dân, xin nước uống và xin hai đoạn tre làm đuốc và tiếp tục đi con đường lầy lội do xe chở gỗ làm hư hỏng. Có những “ổ voi” chúng tôi phải lội gần đến thắt lưng. Cây đuốc phải vừa đi vừa thổi để có chút ít ánh sáng soi đường. Sau gần hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đến Suối Lách. Nước suối ào ào trên nguồn đổ xuống, không ngại hiểm nguy, chúng tôi lội qua, nước chỉ ngập đến rún. May mà lội qua suối thì đến trường. Chúng tôi phụ giúp thầy cô giáo dọn lụt. Nhưng sau bữa cơm chiều, trời ngớt mưa, nước không dâng lên nữa. Chúng tôi vui mừng và chuẩn bị ngày mai làm việc..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Tôi ở Khánh Minh hai ngày, tiếp xúc, làm việc với các học viên trong tình cảm chan hòa yêu thương. Đến ngày cuối cùng, có một bà mẹ đến gặp tôi và nói đến xem tôi lớn tới chừng nào. Tôi hỏi mọi người về bà và chỉ biết bà là người dân tộc Raglai, tên là A Wây Xi Bà âu yếm vuốt tóc, vuốt má tôi và khen tôi cao lớn, đẹp trai. Bà nói: - Mày đi học gì mà mấy chục năm, tao chỉ học có mấy tháng mà tao đã đọc đã viết được tiếng Kinh thành thạo ... Tôi hỏi bà có nhớ tên tôi không. Bà bảo: - Tên của mày là Lượm, bọn tao và mẹ nuôi của mày đặt cho mày cái tên LaKhới, có đúng không? Tôi vô cùng ngạc nhiên vì tôi chưa hề gặp bà, biết bà. Tôi hỏi bà tại sao tên của tôi là Lượm. Bà trả lời: - Thời kháng chiến chống Pháp, tao với mẹ mày ăn chung ngủ chung ở sở Năm Lân. Mẹ mày là người Kinh ở Phú Nhơn, Ninh Hòa, bà rất đẹp gái, người cao, tóc dài đến chạm gót chân ... Kể đến đây thì thầy Trình bảo tôi vào phòng ký niêm phong bài thi và ký các giấy tờ, hồ sơ kiểm tra. Tôi vội ngắt lời bà và hẹn khi xong việc sẽ nghe bà tiếp tục kể. Khi xong việc, tôi bảo thầy Trình về trước, còn tôi ở lại nghe bà kể về mẹ tôi, xem có chút ánh sáng gì về ba tôi không. Tôi mời bà ở lại ăn cơm chiều tại trường. Bà chiều tôi, ở lại. Bà tiếp tục kể chuyện về mẹ tôi sau bữa cơm chiều. Bà nói: - Bà mẹ mày là người Kinh mà nói tiếng dân tộc rất giỏi. Tên bà là bà Mười Dư. Hồi đó, bà yêu và lấy ông chồng tên là HAI ĐƠN. Ông Hai Đơn hồi ấy làm to lắm, Trưởng ban liên lạc Tỉnh. Hồi đó, bọn tao tổ chức đám cưới cho ba má mày ngay tại sở Năm Lân. Sau một thời gian dài, bà Mười Dư mang bầu. Tội nghiệp ông Hai Đơn chưa nhìn thấy mặt con thì trong khi làm nhiệm vụ, ông hy sinh ngay bên dốc Chè phía Ninh Hòa (bên này là xã Khánh Bình của Khánh Vĩnh). Dạo đó, khi nghe tin ông Hai Đơn hy sinh, anh em cơ sở đi tìm và đã chôn cất dưới gốc cây xoài tượng... Thật là quá bất ngờ, lần đầu tiên tôi nghe được tên ông Hai Đơn là chồng bà Mười Dư. Nhưng tôi chưa vội mừng vì còn phải kiểm tra lại. nắm bắt nhiều nguồn, rồi so sánh xem có phù hợp không như tôi đã thực hiện khi đi tìm tông tích mẹ tôi. Nhưng linh tính báo cho tôi biết có một chút ánh sáng, tuy chỉ lập lòe về tông tích ba tôi. Tôi tiếp tục hỏi bà Mười Dư sau đó thì sao ? Bà nói: - Bà Mười Dư sau đó cắn răng chịu đựng nỗi đau mất chồng, vừa mang nặng giọt máu Hai Đơn, vừa lo nhiệm vụ. Sau đó bà sinh cháu trai trên đường đi công tác và được anh em cơ sở ở Phú Nhơn đón về, đặt tên thằng bé là thằng Lượm. Sau khi sanh, bà Mười Dư tiếp tục công tác, gánh một gánh, đầu gánh là gánh mày, đầu gánh kia là tài liệu quan trọng, thuốc men, bên trên xếp cá mắm, bánh kẹo để che mắt địch, nhưng đó là thức ăn bà mang lên tiếp tế cho anh em ở chiến khu. Căn cứ chính là sở Năm Lân. Khi về sở Năm Lân, bà thường ở nhà ông Bác là ông Liễn..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Cùng năm đó, trong một chuyến công tác từ đồng bằng lên, bà Mười Dư cùng con trai bị bọn phản cách mạng do xã Đỏ cầm đầu bắt và giết bà và muốn giết luôn cả thằng con. May sao, bà vợ xã Đỏ là ngươi nhân đạo, xin chồng cho thằng bé đem về nuôi. Mãi đến ba năm sau, cơ sở mới tìm cách cứu mày thoát khỏi bàn tay vấy máu của thằng xã Đỏ, đưa mày về cho ông bà A Wây LaBấn nuôi. Năm 1959, Khu ủy Khu Năm đưa mày ra Bắc học .. Tôi nghe bà A Wây Xi kể mà ... sởn gai óc. Chuyện bà kể về má tôi lại trùng khớp với những điều mà tôi đã được nghe từ các con trai, con rể bà mẹ nuôi và cả con gái của xã Đỏ nữa. Riêng tên Hai Đơn , theo lời của bà A Wây Xi là ba của tôi thì tôi nghe lần đầu. Tôi hỏi thêm bà cho chắc: - Vậy câu chuyện mẹ kể, ngoài mẹ ra còn có ai khác biết chuyện ba má của con không ? Bà không ngần ngại trả lời: - Có chứ ! Có bà người Kinh hồi đó cũng ở sở Năm Lân cùng hoạt động với nhau, tên bà là Tám Chỉnh, người cao to, hút thuốc uống rượu không có đứa con trai nào địch nổi. Bà còn bơi lội rất tài. Có lần bà bơi qua dòng nước lũ bắt con nai bị nước cuốn trôi, bà ghì đầu nó xuống nước cho chết ngạt rồi lôi con nai lên bờ. Bữa đó cà sở ăn thịt nai no nê... - Thế bà Tám Chỉnh hiện nay còn hay đã mất, ở đâu ? - Bà còn chứ. Năm 1979 bà còn lên đây chơi, thăm lại anh em ở cơ sở, bà có tìm đến gặp tao. Tao nấu cơm, giết con gà cùng ăn, kể chuyện thời kháng chiến suốt một ngày trời. - Thế bà Tám Chỉnh hiện giờ ở đâu ? - Ở Nha Trang đó, mày xuống đó mà tìm. Nghe bà A Wây Xi trả lời mà tôi bủn rủn chân tay. Tìm sao được, như tìm kim đáy bể, giữa ngàn người trong thành phố đó ? Nỗi thất vọng lại đến với tôi. Tâm trạng vừa vui vừa buồn, vui vì biết được tên ba tôi, như vậy là tôi có mẹ có cha, những người làm tôi hãnh diện, tự hào vì ông bà đã cống hiến cuộc đời của mình cho cách mạng. Tôi sầu thảm vì sao lại có một hai người biết ba tôi, mà người thứ hai thì như bóng chim tăm cá, biết đâu mà tìm. Biết tên ba tôi là một niềm vui sướng đời tôi, nhưng còn quê quán, bà con thân thích của ba tôi ai còn, ai mất ... tất cả là con số không. Cuối cùng thì tôi cũng tự an ủi là mình có cha, có mẹ, có quê hương ... thế là đủ rồi. Đúng là chuyến đi này là chuyến đi định mệnh, gặp cơ duyên tìm được tên người cha mà mấy mươi năm qua không thấy một dấu vết nào. * Câu chuyện bên ao rau muống Sau chuyến đi công tác miền núi về, tôi kể lại cho vợ con tôi nghe câu chuyện của bà A Wây Xi. Vợ tôi nghe, nửa tin nửa ngờ, nhưng cũng động viên tôi, thôi thì cứ tin như câu chuyện kể, chứ biết đâu mà xác minh, kiểm chứng về tên ông Hai.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Đơn, về sở Năm Lân, biết gặp ai mà hỏi ... Bao nhiêu niềm hy vọng tắt ngấm trong tôi, nhưng cũng giải tỏa được những nỗi buồn đau khi biết rằng ba mẹ tôi đã góp phần xương máu cho cuộc kháng chiến chống xâm lược, đưa đến kết quả non sông độc lập thống nhất ngày hôm nay. Thời gian cứ trôi qua. Vào tháng 5 năm 1982, tôi nhớ hôm đi kiểm tra trường tiểu học Diên Phước về, tôi ghé vào một ao rau muống của anh Đặng Đức Hoa để mua. Anh Hoa đang giải lao bên bờ ao, thấy tôi xuống anh mời tôi hút điếu thuốc. Hai anh em ngồi bên bờ ao, nhìn đám rau vừa được tưới tắm, mơn mờn. Anh Hoa rít một hơi thuốc, chậm rãi nhả làn khói bay theo làn gió chiều, anh hỏi vui tôi: - Anh ở tỉnh nào ? Bao giờ đằng sau quay ? Định đằng sau quay hay đứng nghiêm tại chỗ ? Ý anh Hoa nói nếu tôi ở tỉnh nào ngoài Bắc thì chừng nào về Bắc hay ở luôn đây. Tôi trả lời: - Anh tưởng em là người đàng ngoài phải không ? Em là người Khánh Hòa đây. Em là học sinh miền Nam được ra Bắc học từ năm 1959. Ba mẹ em đã hy sinh tại mảnh đất này. Em là người Khánh Hòa, còn đi đâu được nữa hỡi anh ! Em được nghe ba mẹ em hồi kháng chiến chống Pháp, hoạt động ở sở Năm Lân phía Bắc sông Giang, thuộc xã Khánh Minh ... Nghe đến đây, anh Hoa trừng mắt nhìn tôi, nghiêm nghị hỏi lại: - Anh nói sao ? Ba mẹ anh có ở sở Năm Lân à ? Tôi trả lời: - Vâng, ba mẹ tôi có ở và hoạt động cách mạng tại sở Năm Lân. Ba tôi là Trưởng ban liên lạc của tỉnh. Mẹ tôi là cán bộ, Hội trưởng hội Phụ nữ ở Phú Nhơn - Ninh Hòa ... Tôi nói đến đây, anh Hoa ngắt lời tôi: - Ai thì tôi không biết, chứ ông Năm Lân là ông bác ruột của tôi ở xã Diên Sơn. Đúng là ngày xưa ông có thành lập một sở trên đó mang tên ông. Sở này chủ yếu sản xuất lương thực, thực phẩm theo phương châm “tự cung tự cấp” cho cách mạng. Hiện nay ông vẫn còn sống. Ông là cha của Nguyễn Quảng, Hiệu trưởng trường Trung học Suối Hiệp đó. Nghe đến đây, tôi thật không ngờ, biết được thêm sở Năm Lân mà bà A Wây Xi đã kể với tôi. Và mừng vui hơn là ông Năm Lân vẫn còn sống qua lời kể của anh Hoa. Niềm hy vọng trong việc tìm kiếm tông tích ba mẹ tôi đã tắt ngấm vài tháng nay, bỗng dưng chiều nay bùng trổi dậy. Thế là có một cơ duyên mới đền với tôi và may ra ....

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Về nhà tôi kể chuyện lại cho vợ tôi nghe và quyết định ngày mai về xã Diên Sơn tìm gặp ông Năm Lân. Nếu gặp được ông, chắc chắn ông biết chuyện ba mẹ tôi. Qua một đêm trằn trọc không ngủ được, tôi chỉ mong trời mau sáng. Sáng sớm, tôi rủ thầy Nguyễn Bá Anh, cán bộ Phòng phụ trách môn Văn cùng đi với tôi để chứng kiến giây phút trọng đại của cuộc đời mình. Thầy Bá Anh vui vẻ nhận lời. * Gặp ông chủ sở Năm Lân Hai anh em đi về xã Diên Sơn nằm phía Bắc sông Cái. Đây là xã có nhiều người dân tham gia cách mạng, nhiều cơ sở, hầm trú ẩn cho cán bộ .... trong hai cuộc kháng chiến. Đến xã, hỏi thăm nhà thầy Nguyễn Quảng có ông ba tên là Năm Lân, một người dân dẫn chúng tôi đến nhà. Một ông già trông lọm khọm nhưng vẫn thấy khỏe, ăn nói rõ ràng hỏi chúng tôi gặp ai, có chuyện gì. Tôi đáp: - Thưa cụ, bọn cháu đến thăm chơi, không có chuyện gì. Thầy Quảng có nhà không ạ ! Ông bảo Quảng sắp về và mời chúng tôi vào nhà, uống nước chờ đợi. Chuyện chúng tôi trao đổi với ông là chuyện sức khỏe, chuyện làm vườn ... Sau đó thầy Quảng về, tay bắt mặt mừng, trò chuyện với nhau xoay quanh chuyện giảng dạy, chuyện trường lớp, chuyện học trò ... Tôi thấy hơi sốt ruột vì chưa vào được mục đích chính của chuyến thăm viếng này. Không chờ đợi lâu được, tôi bắt đầu thưa chuyện với ông cụ Nam Lân: Thưa cụ, cháu tên là Vĩnh Khánh, cháu muốn gặp ông Năm Lân để hỏi một số chuyện ... Ông vội nói: - Chú có chuyện gì, tôi là Năm Lân đây. Mặc dù tôi biết ông là ông Năm Lân, nhưng được ông xác nhận mình là Năm Lân, tôi quá vui mừng vì tôi thấy may mắn được gặp ông Nam Lân bằng xương bằng thịt, người mà bao năm tìm kiếm trong vô vọng. Tôi vội thưa: - Thưa cụ, nghe nói ngày xưa cụ có sở trên miền núi mang tên cụ, có đúng không ạ ? - Đúng! Thời kháng chiến chống Pháp tôi được cơ sở phân công lập một trại sản xuất cho anh em mình tự sản xuất nuôi mình, đồng thời là nơi để anh em cán bộ mình có nơi để hoạt động. Đầu tiên chỉ là vài trại sản xuất, sau mở rộng ra thành sở sản xuất lương thực mang tên tôi, sở Năm Lân, để tránh sự theo dõi của bọn phản cách mạng. Sở tôi hồi bấy giờ đông lắm. Tôi mang lên 5 con trâu để kéo súc, kéo cày, khai phá đất hoang, đất trên đó tốt lắm. Năm con trâu của tôi có đặc điểm là thích ăn muối. Sau khi sở bị bọn phản cách mạng phát hiện là cơ sở cách mạng, chúng tàn phá sở, càn quét, bắt anh em mình chém giết. Một số anh em phải phân tán mỗi người một nơi để hoạt động. Tôi cùng vợ con về đồng bằng mãi 2 năm sau khi bọn phản động tạm lắng xuống do đấu tranh của bà con mình, một số ác ôn độc.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> ác bị mình trừng trị chủ yếu là bọn dân tộc như xã Đỏ, tên Cui ... tôi có lên thăm sở cũ và tìm lại được 5 con trâu trong bầy trâu. Trâu nào liếm muối do tôi rải ra là trâu của tôi... Tiếp đó ông kể rất nhiều về sự hy sinh của anh em mình tại trại sản xuất. Nhiều đêm, bọn chúng dùng gậy gộc, dao rựa, chờ lúc anh em ngủ say sau một ngày mệt nhọc sản xuất, chúng tập kích vô trại chém giết, bắt bớ, tra tấn anh em rất dã man ... Tôi vội cắt ngang câu chuyện dài của cụ và vội hỏi lúc bấy giờ có ai tên là Mười Dư không. Cụ trả lời : - Có chứ ! Bà Mười Dư người ở Đồng Nẩy, Phú Nhơn. Bà Mười Dư yêu ông Đơn, dạo đó tổ chức cưới ngay tại sở mà. Sau đó, bà Mười Dư bị bọn phản xã Đỏ bắt giết, nghe đâu bọn nó còn giết luôn cả hai mẹ con... Đến đây tôi định hỏi tỉ mỉ về ba tôi, thì bỗng cụ nói : - Tôi hơi mệt, già rồi, trí nhớ không sáng suốt nữa. Quảng ! mày dẫn hai ông cán bộ này tới chỗ cô Tám mày. Cô còn trẻ chắc nhớ kỹ hơn tao. Tôi hỏi ông cô Tám là tên hay là thứ trong gia đình. Ông trả lời làm tôi sững sờ : nó tên Chỉnh, thứ tám trong gia đình nên gọi là Tám Chỉnh. Tôi rất xúc động khi nghe điều đó. Vậy là bà Tám Chỉnh đây rồi, bà mà bà A Wây Xi đã kể và bảo tôi về Nha Trang tìm. Cơ duyên nào dẫn tôi đến đây để tôi rõ hơn về ba mẹ tôi ? Nhưng tôi vẫn còn hoài nghi, liệu bà Tám Chỉnh có phải là người bà A Wây Xi nói đến không ? Và bà Tám Chỉnh biết gì về ba má tôi ? Tôi phải đi và hỏi cho đến nơi đến chốn, còn nước còn tát, còn tia hy vọng dù mong manh. * Hé lộ ánh sáng tông tích người cha, họ hàng ruột thịt Trên đường đến nhà cô Tám, lòng tôi nôn nóng và mong ước được gặp người mà bà A Wây Xi nói đến, chứ không phải người nào khác. Ba anh em chúng tôi đi một lúc thì thầy Quảng vội nói : - Đến nhà cô Tám rồi,các anh ! Trước mắt tôi là ngôi nhà, nhà lợp tôn, vách đóng ván không che kín, có nhiều khoảng trống. Bước vào nhà, tôi gặp một bà khoảng 50 tuổi, người cao to, tay cầm điếu thuốc. Tôi nghĩ đây phải chăng người mà bà A Wây Xi mô tả : hút thuốc và uống rượu nhiều. Bà cười vui với vẻ hiền từ, phúc hậu đón chúng tôi như những bà mẹ miền Nam mà tôi đã từng gặp. Bà mời chúng tôi uống nước. Chúng tôi nghe thầy Quảng giới thiệu : - Đây là cô Tám Chỉnh, bà cô tôi. Còn các anh đây là cán bộ Phòng giáo dục huyện, muốn gặp bà và hỏi chút chuyện. Bà quay lại hỏi chúng tôi có chuyện gì. Tôi vội trả lời bà theo những gì tôi đã sắp xếp trước để mong được xác minh một số vấn đề :.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Thưa bà, bà có quen ai là người dân tộc ở xã Khánh Minh không ạ ? - Có chứ ! Bạn bè tôi ở sở ông anh tôi nhiều lắm. Kẻ mất cũng nhiều trong đợt bọn phản tấn công vào sở. Còn lại thì ít lắm. Nhưng người thân nhất tôi mới gặp cách đây 3 năm là bà cô của Pinăng Mười tên là A Wây Xi. Dạo đó chúng tôi gặp nhau, ngồi kể chuyện kháng chiến, chuyện ở sở ông anh tôi, chuyện hy sinh của mấy anh em trong sở, rồi chuyện thằng phản động xã Đỏ giết hại hai mẹ con bà Mười Dư ... Nghe đến đây, người tôi nóng lên đầy xúc động ... Bà nói đến A Wây Xi, nói đến sở Năm Lân, nói đến sự hy sinh của má tôi ... thì chính là bà Tám Chỉnh mà bà A Wây Xi đã nói với tôi, đây rồi ... Nhưng tôi vẫn muốn có sự xác minh lần nữa cho chắc. Tôi hỏi bà bà có biết nhiều về bà Mười Dư không. Bà mô tả bà Mười Dư như những người khác kể, nào là người phụ nữ đẹp, tóc dài, nói sành tiếng dân tộc, là cán bộ Phụ nữ giỏi, nhà ở Phú Nhơn, lên công tác ở nhà ông Năm Liễn và hồi đó bà yêu ông Hai Đơn, họ tổ chức cưới nhau tại sở Năm Lân, sau đó ông hy sinh, bà bị xã Đỏ bắt giết cả hai mẹ con ... Kể đến đây, bà bậc tiếng nấc, nước mắt giàn giụa trên khuôn mặt hằn nỗi gian truân... làm tôi rất xúc động không thể không khóc theo. Tôi khóc cũng vì được hạnh phúc gặp được người mà tôi đáng lẽ phải tìm kiếm một cách khó nhọc giữa hàng ngàn, hàng triệu người. Tôi biết đây là bà Tám Chỉnh, người tôi mong muốn gặp mặt và không kiềm được sự tìm hiểu người thứ hai, người chồng, người cha của tôi và cả mẹ của tôi: - Thế bà có biết chồng bà Mười Dư là người ở đâu không bà ? Bà không ngần ngại, nói ngay: - Ông Hai Đơn người Diên Sơn đây nè ! Ở dưới này tên thường gọi là ông Thùng. Họ hàng của ông ở dưới này nhiều lắm. Từ đường họ tộc Nguyễn ở Nhà Vuông, nơi cầu ao. Hồi đó thủ từ đường là ông Lúc, ông Láo. Sau đó ông Lúc, ông Láo bán đi và dời vô Suối Tân và lập từ đường tộc Nguyễn ở Suối Tân. Bà ngoại ông Thùng là bà Đặng Thị Nghĩa. Còn mẹ của ông là bà Nguyễn Thị Bồng. Anh của bà Bồng là ông Hai Liên (thường gọi ông Liễn) ở trên chiến khu, là cán bộ giao liên của cơ quan kháng chiến tỉnh, bị bọn xã Đỏ bắt giết. Những thông tin do bà Tám Chỉnh kể thật là vô giá, cả một dòng tộc của ba tôi hiện ra, tôi cứ tưởng trong mơ. Tôi quá xúc động nên “tự thú” với bà tôi là ai : - Thưa bà, cháu chính là con đẻ của bà Mười Dư và ông Hai Đơn đây ! Sau đó tôi vắn tắc kể cho bà nghe cuộc đời thăng trầm tôi và những việc, những người tôi gặp trên đường tìm kiếm tông tích ba má tôi ... Bà nghe xong, ôm chầm lấy tôi, âu yếm, cảm thông sự mất mát của tôi ... Bà nói đúng là con của bà Mười Dư và ông Hai Đơn thì tôi còn có hai bà cô, em gái ba tôi, đó là bà NGUYỄN THỊ BAN và NGUYỄN THỊ CHẨM. Bà Ban là cô thứ năm của tôi, bà Chẩm là cô thứ sáu của tôi. Cô Năm tôi, bà bảo đã mất rồi, hiện còn Dượng của tôi là ông Bảy Lực. Dượng Năm của tôi và cả cô Sáu Chẩm hiện ở cùng ở xóm Cây Xoài, xã Suối Tân. Bà bảo ngày mai hai bà cháu sẽ đi vào Suối Tân để gặp dượng.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Năm và cô Sáu tôi. Tôi vô cùng sung sướng muốn đi ngay để gặp những người thân thiết, những người máu mủ ruột thịt mà ba chục năm nay tôi mới biết. Nhưng tôi nhớ là ngày mai là ngày làm việc, không thể nghỉ được, mặc dù tôi rất nóng lòng muốn gặp mặt dượng, cô tôi. Tôi hẹn với bà Tám Chỉnh Chủ Nhật đến, tôi sẽ đem xe đến chở bà vô Suối Tân. Bà đồng ý. Tôi và thầy Bá Anh, thầy Quảng chia tay bà trong nỗi bịn rịn, xúc cảm. Bà tiễn chúng tôi ra ngõ và hẹn với chúng tôi “Chủ Nhật gặp lại”.. 7. Ngày đoàn tụ Tôi chờ đợi ngày Chủ Nhật đến trông giống như người mất hồn, lòng bồn chồn, nóng nảy mong mỏi thời gian qua mau để tôi về trong lòng người thân thích ruột thịt sau 30 năm thất lạc. Dẫu biết rằng ngày gặp mặt không có ba, có má của tôi, song gặp mặt được người cô, là máu là thịt của ba tôi và người dượng của người cô đã mất, như thế tôi thấy mãn nguyện lắm rồi. Trước khi đến gặp bà Tám Chỉnh, tôi chuẩn bị một chai rượu đế để khi đón bà, xem thử bà uống rượu có “đô” cao như thế nào, theo như bà A Wây Xi kể. Rồi ngày Chủ Nhật cũng đến. Sáng sớm, tôi sẵn sàng xe đạp để qua Diên Sơn đón bà Tám, chở bà về Suối Tân. Khi tôi dắt xe ra chuẩn bị lên đường thì tôi nghe trước cổng Phòng giáo dục có tiếng nói hỏi thầy Khánh ở phòng nào. Tôi bước ra thì thấy bà Tám lọm khọm chống gậy đứng trước cổng. Tôi quá ngỡ ngàng, lúng túng trước sự nhiệt tình của bà, không đợi tôi đến đón đã tự động đến tìm tôi tại nơi cư ngụ. Tôi mời cô vào phòng, giới thiệu vợ con tôi và rót nước mời bà. Bà nói: - Bây giờ mày, tao đi về Suối Tân để gặp Dượng Năm và cô Sáu Chẩm của mày. Tôi mời bà ăn sáng rồi đi, nhưng bà bảo bà có bao giờ ăn sáng đâu, đừng lo. Tôi muốn thử bà xem bà uống rượu như thế nào nên tôi hỏi bà có uống rượu không? Bà bảo: - Mày có thì đưa ra đây ! Tôi lấy chai rượu ra, rót vào ly và mời bà. Tôi vội chạy ra ngoài mua mấy cái chả để bà nhấm. Và cứ thế, bà vô tư uống hết ly này sang ly khác, vừa uống vừa kể chuyện kháng chiến, về thằng xã Đỏ, về bè lũ phản động làm tan nát sở Năm Lân, làm anh em mình hy sinh nhiều, về con trâu của sở ... Và cứ thế mà bà đã làm hết 2/3 chai rượu nửa lít. Tôi hỏi bà uống rồi có đi được không. Bà tỉnh táo trả lời: - Tao vô tư mà con ! Con đừng lo ! Tôi vẫn chiều bà để bà vui. Trong lúc đó tôi bàn với bà về chuyện gặp Dượng Năm và cô Sáu. Tôi bảo bà cứ nói cho Dượng Năm biết về tôi, còn cô Sáu để tôi hỏi xem cô có nhớ gì không. Đây cũng là cách kiểm chứng của tôi cho rõ ràng chính xác những sự kiện. Rồi một lát, xem ra chai rượu đã gần cạn. Tôi hỏi bà có đi.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> được bây giờ không hay nghỉ ngơi rồi chiều đi. Bà nghiêm nghị bảo chừng này thì nhiều gì. Và tôi thấy bà vẫn tỉnh táo, đúng như lời bà A Wây Xi kể. Thế là hai bà cháu lên đường. Tôi chở bà bằng xe đạp (chứ đâu có xe Honda như bây giờ), bà ngồi sau, tôi chỉ sợ bà say, bà té thì nguy. Đi gần 7 cây số, bà bảo tôi đi chầm chậm để bà tìm xe nhà Dượng Năm. Bỗng dưng bà nói to: “Đây rồi ! Xuống xe !”. Tôi dừng xe lại, hai bà cháu bước vào sân của một ngôi nhà mái lợp tôn, vách đất. Gặp các cháu nhỏ trên sân, bà hỏi phải nhà ông Bảy Lực không ? Chúng nói phải, lúc đó bà gọi to lên: - Ông Bảy đâu ? Ra có khách ! Một ông tuổi trạc 60 từ trong nhà bước ra: - Có tôi đây ! A ! Chị Tám ! Mời chị vào nhà chơi ! Khi bước vào nhà, ông rót nước mời, nhưng cặp mắt cứ nhìn tôi chằm chằm, nhìn từ đầu đến chân. Ông nói với tôi : - Tôi thấy anh quen quen quá ! Hình như tôi đã gặp anh đâu đó. Quen quá ! Tôi vẫn bình tĩnh, cố nén nỗi xúc động không để nó tuôn trào ra, mặc dù biết đó là ông dượng của mình. Bà Tám Chỉnh giới thiệu : - Đây là ông Bảy Lực, cán bộ hoạt động hồi kháng chiến chống Pháp, bị bắt bớ, tù đày từ nhà tù Cửu Lợi đến nhà tù ở Nha Trang. Còn đây là cháu mày, con ông Hai Đơn và bà Mười Dư đó ! Nó đi tìm bao nhiêu năm nay, từ miền núi cho tới Ninh Hòa, may mà A Wây Xi còn sống kể cho nó nghe tên tuổi ba mẹ nó, và vừa rồi nó tìm tới anh tao, ông Năm Lân rồi mới gặp tao. Tao mới nói cho nó biết về ba mẹ nó, rồi đến chú, cô Năm, cô Sáu nó. Hôm nay tao dẫn nó trả lại cho mày ... Nghe bà Tám nói đến đây, tôi không cầm nỗi sự xúc động. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra, sung sướng và hạnh phúc của hơn 30 năm sống cô đơn, hơn 30 năm thất lạc những người thân yêu nhất, ruột thịt nhất... Tôi chỉ nói được vài lời : - Thưa Dượng, cháu là con của ông Hai Đơn và bà Mười Dư đây ! Cháu chính là cháu của cô Ban và cô Chẩm đây ! ... Ông Dượng tôi sau khi nghe bà Tám giới thiệu cũng đã bật khóc, những giọt nước mắt thể hiện lòng xót thương, thông cảm cho cuộc đời hơn 30 năm phiêu bạt, mất liên lạc, thất lạc người thân của tôi. Dượng thú thật, cái nhìn ban đầu về tôi, Dượng thấy sao khuôn mặt của tôi sao giống khuôn mặt vợ Dượng, tức là cô Năm tôi, nên Dượng thấy quen quen ... Tôi hỏi Dượng cô mất được bao lâu rồi. Dượng nói : - Cô Năm cháu hoạt động rồi bị bắt, bị giam ở nhà tù Cửu Lợi. Cô bị đánh đập, tra tấn nhiều quá và khi không khai thác được gì, chúng thả cô ra. Đến năm 1962 thì cô mày mất. Dượng tôi kể cho tôi nghe trong nước mắt giàn giụa về sự mất mát, chia ly của người vợ của Dượng, người cô của tôi, chan hòa trong dòng nước mắt hạnh phúc sau hơn 30 năm gặp lại người cháu yêu.... Dượng hỏi tôi trong 30 năm đó, tôi.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> sống với ai, làm gì cho đến ngày hôm nay. Tôi lại kể cho Dượng nghe cuộc đời thăng trầm của tôi, công cuộc tìm kiếm tông tích cha mẹ tôi, cho đến hôm nay mới gặp được Dượng và sắp gặp người cô ruột thịt của tôi... Hai Dượng cháu ôm nhau trong vòng tay ấm áp đầy tình cảm yêu thương, hạnh phúc sau hơn 30 năm Dượng cháu gặp lại nhau... Mải vui sum hợp, tôi quên hỏi Dượng cô Sáu ở đâu ? Lúc này, Dượng cũng chợt nhớ và sai mấy đứa cháu sang nhà cô Chẩm mời cô sang. Lúc này tôi vẫn muốn kiểm định xem cô Sáu còn nhớ gì không, nghe những lời cô kể có phù hợp không. Tôi sợ bọn nhỏ nói trước với cô nên tôi nói với Dượng để xem cô Sáu có nhớ gì không về chuyện ba má tôi và nhờ Dượng cho đứa cháu dẫn đường, đích thân tôi đi mời cô. Tôi cũng đề nghị Dượng và bà Tám không nói gì, đừng gợi ý gì cả, để tôi trao đổi riêng với cô.. 8. “Như chưa hề có cuộc chia ly” Nhà cô Sáu tôi cũng chẳng hơn gì nhà Dượng, cũng mái tôn, vách đất. Khi tôi và hai cháu đến thì thấy cô đang ngồi nhai trầu bỏm bẻm. Hai cháu lên tiếng : - Bà Sáu ! Ông con mời bà sang nhà, có chuyện quan trọng muốn nói với bà. - Việc gì bây ! Tao vừa gặp Dượng ngày hôm qua mà ! - Bà sang mau, sang ngay, có chuyện quan trọng lắm ! Khi đến nhà, tôi cất tiếng chào bà, bà có gật đầu, nhưng bà thấy tôi không quen nên chỉ nói chuyện với mấy cháu. Cô tôi quay vào nhà, khi ra cửa thấy cô mặc áo bà ba, tay cầm túi trầu và vui vẻ theo tôi và hai cháu đến nhà Dượng tôi. Khi vào nhà, Dượng tôi rót nước mời cô, bỗng dưng cô hỏi : - Sao mắt dượng đỏ và sưng “dậy” ? Dượng tránh né trả lời : - Tao bị bụi vào mắt mà, có sao đâu ! Sau đó, Dượng chỉ vào tôi, giới thiệu với cô theo như xếp đặt trước giữa tôi với Dượng : - Giới thiệu với cô, đây là anh Khánh, cán bộ Ban nghiên cứu và sưu tập lịch sử Đảng Bộ Khánh Hòa, trong đó có Diên Khánh, anh muốn hỏi và tìm hiểu về vụ bọn xã Đỏ phản bội, giết chóc, khủng bố phong trào cách mạng trên miền núi. Đặc biệt, bọn phản đột nhập cơ sở mình ở sở Năm Lân ... Nghe giới thiệu đến đây, thái độ của cô từ vui vẻ sang tức giận và cô nói với tôi giọng đầy nghiêm khắc : - Anh là cán bộ nghiên cứu lịch sử Đảng, anh muốn biết hãy đến gặp mấy ông lãnh đạo tỉnh có nhà lầu xe hơi đó mà hỏi, tôi biết gì mà hỏi ....

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Nói xong, tay vơ lấy túi trầu, cô đứng dậy định ra về. Thấy thái độ không bình thường của cô như thế, Dượng tôi ngăn lại và giải thích, năn nỉ : - Cô Sáu ! Tôi nói cô phải nghe. Đây là trách nhiệm của người còn sống đối với đồng bào, đồng chí mình đã ra đi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vừa là trách nhiệm lịch sử giao lại cho chúng mình, nên để cho thế hệ con cháu mình nó hiểu thêm về một thời kỳ đen tối nhất của cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ... Sau đó, Dượng năn nỉ cô ở lại giúp cho tôi. Tôi nói thêm với giọng rất thành khẩn : - Cô cố gắng giúp cho cháu những gì cô biết được. Tôi thấy cô bớt giận, cô ngồi xuống, rồi đứng dậy ra sân nhổ nước trầu. Cô vào nhà, ngồi trên ghế và bắt đầu câu chuyện, vừa hờn giận vừa nuối tiếc : - Tôi nói thật với anh, trong cuộc kháng chiến đó, gia đình tôi có 3 người: anh Hai tôi, chị dâu tôi và thằng cháu tôi. Tôi vội hỏi : - Anh Hai, chị dâu và cháu của cô tên là gì và hy sinh trong trường hợp nào vậy? - Anh Hai tôi ở dưới này tên là Thùng, đi hoạt động tên là Đơn, gốc gác anh em tôi ở Diên Sơn, anh làm Trưởng ban liên lạc tỉnh và hy sinh trên đường công tác. Tội anh tôi lắm, chết mà không có mồ mả, một thân một mình, nằm trên rừng núi bạt ngàn cây cối. Anh ra đi mà chưa nhìn thấy mặt đứa con. Còn chị dâu tôi là tên là Mười Dư, Hội trưởng Hội Phụ nữ cứu quốc tỉnh, sau khi anh Hai tôi hy sinh, chị sinh một cháu trai kháu khỉnh, trên đường công tác, chị sinh cháu dưới gốc cây me, được anh em cơ sở đón về và đặt tên cháu là Lượm, lượm dưới gốc me. Hồi chị nghỉ sanh, tôi và dượng Năm có ra thăm hai mẹ con tại Phú Nhơn, tôi nhớ thằng nhỏ rất kháu khỉnh, nó còn nói lớn lên nó làm bộ đội và giơ súng làm bằng tàu chuối, miệng bắn pằng ... pằng ...pằng ... rồi la lên thằng Pháp chết rồi, bà thấy không ? Không ngờ lần đó tôi gặp chị tôi, cháu tôi lần cuối cùng ... Vì sau đó, chị tôi đi công tác thì bị bọn xã Đỏ phục kích bắt và giết luôn cả hai mẹ con. Còn anh em hoạt động trên đó hầu như hy sinh gần hết sau trận chúng đột nhập vào trại trong đêm. Người bị đứt tay, đứt chân, người thì chết, người thì bị bắt... hy sinh gần hết. May mà tôi hôm đó đi công tác chưa về đêm đó. Còn gia đình tôi đây, anh Bảy Lực, cựu kháng chiến chống Pháp, chị Năm Ban tôi hoạt động cũng bị chúng nó bắt tù tại nhà tù Cửu Lợi cùng với tôi, sau đó chị sinh thằng Võ Đại Hòa ngay trong tù. Do chị bị đánh đập quá nhiều nên ra tù chị tôi mất năm 1962. Rồi cô kể tội ác của tên tổng Mađai cầm đầu và cháu ruột là Matui (thường gọi là Cui) ... Những chuyện như thế này, sau này tôi đọc được trong sách Những năm tháng nhớ mãi của nhiều tác giả, do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Phú Khánh xuất bản năm 1984. Nghe cô Sáu kể, kể đến đâu lòng tôi cứ nóng bừng lên đến đấy, phần thì muốn nhào tới ôm máu mủ tôi, phần thì nước mắt tuôn trào. Nghe cô kể, tôi khẳng định.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> đây là gia đình tôi đây, máu mủ tôi đây ! Rồi không kềm được, tôi ôm cô tôi như ôm lấy mẹ tôi, vừa khóc vừa nói trong sự sung sướng vô bờ : cháu là Lượm đây! cháu là con mẹ Mười Dư và ba Hai Đơn đây ... Cô Sáu tôi sững sờ, không ngờ hôm nay lại gặp được thằng cháu kháu khỉnh khi xưa mà cô đã tưởng nó chết theo mẹ nó rồi. Cô khóc lên vì vui mừng, vì hạnh phúc, nhưng cũng vừa tiếc thương cho anh chị của cô đã mất đi mà không thấy được sự trưởng thành của đứa con hôm nay. Còn tôi đây, niềm hạnh phúc đã đến sau một thời gian dài mấy chục năm kiên trì, quyết tâm, gian khổ, sống côi cút, buồn tủi, mang nhiểu hy vọng và thất vọng trên con đường đi tìm tông tích cha mẹ, họ hàng thân thích của mình. Ngày nay, được sống trong niềm vui sum họp, trong cảnh êm ấm hạnh phúc trong lòng mẹ, trên quê hương mẹ, nơi máu xương cha mẹ tôi, họ hàng thân thích tôi cùng bao chiến sĩ đã đổ xuống cho quê hương Khánh Hòa được như ngày hôm nay. Tôi cảm thấy như chưa hề có cuộc chia ly vì cha mẹ tôi, quê hương tôi vẫn còn đây, dù chia cách bao nhiều năm tháng rồi cũng về trong tâm tưởng tôi, trong suốt cuộc đời của gia đình vợ con cháu chắt tôi mãi mãi ... Tôi thấy như chưa hề có cuộc chia ly, mất mát nào cả. Hình như số phận của đời tôi bắt tôi phải sống như thế để rồi đây tôi mới thấy giá trị của cuộc sống. Hãy cứ sống tốt với đời, với phận làm người thì sẽ có những công bằng mang đến cho cuộc sống, sẽ trả lại những gì con người đã mất và sẽ thấy niềm hạnh phúc lớn lao. 9. TỔ QUỐC GHI CÔNG Ngày 20 tháng 8 năm 1983, Bà MƯỜI DƯ vinh hạnh được Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký tặng BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG. Tiếp đó, ngày 06 tháng 6 năm 1984, Ông NGUYỄN ĐƠN vinh hạnh cũng được Thủ Tướng Phạm Văn Đồng ký tặng BẰNG TỔ QUỐC GHI CÔNG. Ông Bà còn được cấp HUÂN CHƯƠNG KHÁNG CHIẾN HẠNG 3 vào ngày 18 tháng 10 năm 1999 do Chủ tịch Nước Trần Đức Lương ký.. 10. Những ngày giỗ Song Thân Nhà tôi tổ chức cúng giỗ ba má tôi, vì không biết ông bà hy sinh ngày tháng năm nào nên gia đình tôi chọn ngày 27 tháng 7 Dương lịch hàng năm làm ngày giỗ cả ba lẫn má tôi. Ngày này được Nhà Nước ra quyết định lấy tên là ngày Thương binh Liệt sĩ để toàn dân kỷ niệm, tưởng nhớ, ghi ơn những anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng, những bà mẹ anh hùng... đã hy sinh, đã góp phần xương máu, đã mất mát người thân ... cho đất nước được độc lập, hòa bình, thống nhất ngày hôm nay..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ngày giỗ ba má tôi rất đông đủ bà con, bạn bè thân hữu, các bạn đồng nghiệp nhớ ngày tự động về tham dự giỗ, ăn cỗ giỗ, uống ly rượu tưởng nhớ đến ba má tôi. Đến ngày giỗ, lần nào cũng vậy, tôi đều khóc, khóc vì trong đời tôi chưa bao giờ thấy được dáng cha dáng mẹ, khóc vì ba má tôi không còn trên dương thế để tôi báo hiếu, để tôi nhận những tình cảm thương yêu, vỗ về, nghe những lời dạy bảo ... Tôi chỉ biết gọi ba gọi má qua khói hương trầm ... Tôi khóc cũng vì tình cảm bà con, bạn bè thân hữu, tri âm tri kỷ còn nhớ ngày đến với gia đình tôi chia sẻ những vui buồn .... Tâm sự ... thay lời kết Qua tập HỒI KÝ HÀNH TRÌNH TÌM VỀ CỘI NGUỒN này tôi kể lại những đoạn đường trong cuộc đời của tôi, cuộc đời của một đứa con côi cút, không biết cha mẹ là ai, sống một thời ấu thơ trong bùn lầy bóng tối đầy đau khổ, cô đơn, tủi nhục...., và sau đó được những tấm lòng, những bàn tay của những người không ruột thịt : người cha, người mẹ, người chú, người bác, người anh, người chị ... vực dậy, kéo cuộc đời tôi ra ánh sáng đầy tình thương yêu, nồng ấm của cuộc sống. Tôi được nâng đỡ, được hưởng phúc cuộc đời, được học hành đến nơi đến chốn, được sống êm đềm hạnh phúc dưới mái gia đình riêng, được sự đùm bọc thương yêu của gia đình vợ, của các gia đình mẹ nuôi, chú bác đỡ đầu, anh em kết nghĩa, anh em bạn hữu, những người bạn tri âm tri kỷ ... trong những năm tháng sống trên miền đất xã hội chủ nghĩa và sau này trên miền đất của quê hương Khánh Hòa sau ngày nước nhà độc lập, thống nhất. Tuy thế, trong mấy chục năm, tâm tưởng tôi luôn hướng về một mục đích và quyết tâm đạt: làm sao tìm được tung tích ba má tôi, những người sinh thành ra tôi mà đến khi trưởng thành tôi không hề biết chút gì. Tôi có nhiều quyết tâm, kiên trì, vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, có lúc hy vọng, có khi tuyệt vọng đau khổ đến cùng cực ... trên con đường tìm kiếm tông tích ba má tôi. Trời không phụ lòng người. Tôi gặp nhiều cơ duyên may mắn và trải qua hơn 30 năm, tôi mới rõ được ba má tôi, họ hàng ruột thịt của tôi là ai. Tôi vô cùng cảm tạ cuộc đời không để tôi tuyệt vọng. Tôi vô cùng cảm tạ những ông bà, chú bác, anh chị ... đã giúp đỡ tôi trên con đường tìm dấu tích ba má, họ hàng tôi ... để tôi có ngày hôm nay, gia đình tôi có được tên gọi ba má, ông bà nội, cô dượng .. chứ không phải như ngày xưa, đơn côi, côi cút một mình, không biết ai để gọi tiếng ba, tiếng má ... Tập HỒI KÝ này tôi kính dâng HƯƠNG HỒN BA MÁ tôi, BÀ MẸ NUÔI tôi và cũng là một MÓN QUÀ TRI ÂN kính gửi đến những người luôn một lòng nâng đỡ, giúp tôi tìm được tông tích ba má, họ hàng ruột thịt của tôi và cũng kính gửi đến những tấm lòng của bạn hữu, những người tri âm tri kỷ đã cảm thông, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống đời tôi. Và với GIA ĐÌNH : vợ, con, cháu của tôi, tập HỒI KÝ này là một chứng tích, một biểu tượng của lòng thương yêu, tình cảm chung thủy của gia đình đối với tôi,.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> là nguồn luôn động viên, khuyến khích, giúp tôi luôn giữ vững niềm tin, quyết tâm đi đến đích để có ngày hôm nay. TÔI MUÔN VÀN CẢM TẠ.... NGUYỄN VĨNH KHÁNH Diên Khánh, Hạ 2013.

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

×