Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Khao sat li 10 lan 3 Le xoay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.21 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THPT LÊ XOAY Năm học 2012 - 2013. ĐỀ THI KHẢO SÁT KHỐI 10 – LẦN III Môn : Vật lí Thời gian làm bài: 90 phút Mã đề thi 061. Họ, tên học sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Từ một điểm M có độ cao 0,8m so với mặt đất ném lên một vật có khối lượng 0,5kg với vận tốc ban đầu là 2 m/s . Lấy g = 10m/s2, chọn gốc thế năng tại M. Khi đó cơ năng của vật là: A. 1J B. 5J C. 8J D. 4J Câu 2: Diễn viên xiếc đi trên dây thường đỡ nằm ngang bằng hai tay một thanh dài và nặng. Việc làm này có mục đích nào kể ra sau đây? A. Giữ cho cân bằng có dạng cân bằng bền. B. Giữ cho trọng tâm của hệ (người + thanh) có vị trí ít thay đổi. C. Làm cho việc di chuyển của người đó chậm lại. D. Làm tăng mặt chân đế. Câu 3: Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người đi trước 60cm, cách vai người đi sau 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hỏi người đi sau phải chịu một lực bằng: A. 400N B. 300N C. 600N D. 500N -4 Câu 4: Cho biết vận tốc góc của kim chỉ giờ là 1,45.10 rad/s và của kim chỉ phút là 17,5.10-4rad/s. Giả sử lúc 12giờ trưa, hai kim này có cùng vị trí. Hỏi vào thời điểm nào gần nhất, hai kim lại có cùng vị trí? ( Lấy  = 3,14) A. 13h 5min 13s B. 24 giờ đêm C. 15h 15min 15s D. 12giờ trưa hôm sau Câu 5: Chọn câu đúng. Một quả cầu nhỏ chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Các đại lượng thay đổi trong quá trình vật chuyển động là: A. Thế năng và động lượng. B. Động năng và động lượng. C. Chỉ có động lượng. D. Động năng và thế năng. Câu 6: Chọn câu đúng. Động lượng toàn phần của hệ được tính bằng công thức:      A. p = (m + m +…)v B. p (m1  m 2  ...)v C. p = p + p +… D. p m1v1  m 2 v 2  ... 1. 2. 1. 2. Câu 7: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 1m dãn thêm 5cm khi treo một vật có khối lượng m vào. Nếu treo cả lò xo và vật vào trần một buồng thang máy, thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 4g, thì độ dài lò xo sẽ là: A. 1,05m B. 1,15m C. 1,2m D. 1,25m Câu 8: Lực F tác dụng vào vật có khối lượng m 1 đang đứng yên làm cho vật đi được 12(m) trong 2 giây. Cùng lực F đó tác dụng vào vật khối lượng m 2 đang đứng yên thì làm cho vật đi được 8(m) cũng trong 2 giây. Hỏi trong 2 giây vật ghép khối lượng m 1+m2 đi được bao nhiêu mét khi cũng do lực F nói trên tác dụng vào từ trạng thái đứng yên. A. 4,8m B. 8,4m C. 10m D. 9,6m Câu 9: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất tiết diện đều có khối lượng 20 kg. Người này tác dụng lực   F vào đầu trên của tấm gỗ để giữ cho nó hợp với mặt phẳng ngang một góc 30 0. Tính F? Biết F có phương song song với mặt phẳng ngang. A. F = 200N B. F = 100 2 N C. F = 100 3 N D. F = 100N. Câu 10: Một vật trượt trên mặt phẳng ngang với vận tốc ban đầu là v, theo chiều dương. Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là  thì gia tốc của vật là g A. a= -  g B. a= -  mg C. a= -  m D. a= -  Câu 11: Một người đang chạy xe đạp với vận tốc bằng 5m/s, bên cạnh đường ray tàu hỏa thì thấy một tàu hỏa chạy qua cùng chiều. Vận tốc của tàu hỏa là 15m/s đối với đất. Sau thời gian 10s thì tàu hỏa vượt qua người chạy xe đạp. Tàu hỏa có chiều dài bằng A. 50m B. 150m C. 200m D. 100m Câu 12: Chọn phát biểu đúng về gia tốc và lực tác dụng A. vật phải luôn luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. Gia tốc của vật nhận được luôn theo hướng của lực tác dụng C. Cùng một vật chịu tác dụng, lực tác dụng càng lớn gia tốc thu được càng nhỏ D. Cùng một lực tác dụng, khối lượng vật càng lớn thì gia tốc thu được càng lớn Câu 13: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc là một đại lượng như thế nào? A. giảm dần B. không đổi C. tăng dần D. biến thiên Câu 14: Một xe đang chạy đều trên đường nằm ngang với tốc độ 80km/h. Đến quãng đường dốc, lực cản tăng 3 lần, người lái mở “ga” tối đa cũng chỉ tăng công suất của động cơ lên được 1,2 lần. Tốc độ tối đa của xe trên đường dốc là: A. 32 km/h B. 25 km/h C. 75 km/h D. 40 km/h Câu 15: Một người kéo vật nặng M khối lượng m= 50kg bằng một sợi dây, dây nghiêng một góc 45 0 đối với phương ngang. Lực kéo của người có độ lớn bằng 300N. Vật M có thể trượt trên mặt phẳng ngang không vận tốc đầu. Cho g= 10m/s 2. Giả sử không có ma sát giữa M và mặt phẳng ngang. Tính thời gian để vật M trượt được 2m và phản lực của mặt phẳng ngang tác dụng lên M A. t= 0,94s, N = 288(N) B. t= 0,74s, N = 288(N) C. t= 0,94s, N= 144(N) D. t= 2s, N= 288(N) Câu 16: Một vật có khối lượng 3 kg chuyển động theo phương trình x = 2t 2 – 4t + 3(x tính bằng m, t tính bằng s). Độ biến thiên động lượng của vật sau 3s kể từ thời điểm ban đầu là: A. p 24 kgm / s B. p 12 kgm / s C. p 36 kgm / s D. p 30 kgm / s pM Câu 17: Hai vật M và m có động năng bằng nhau, tỉ số động lượng p m bằng: m M M Mm A. m B. M C. m D. m Câu 18: Chọn câu đúng. Trọng tâm của một vật: A. luôn nằm tại tâm đối xứng của vật. B. có thể nằm bên ngoài vật C. luôn nằm ở giữa vật. D. luôn nằm bên trong vật. Câu 19: Một vật rơi tự do từ độ cao H so với mặt đất. Bỏ qua mọi lực cản. Ở độ cao nào thì động năng của vật gấp đôi thế năng? H H 2H H h h h h 3 4 3 2 A. B. C. D.. Câu 20: Một thang nhẹ dài 5m tựa vào tường nhẵn và nghiêng với sàn một góc  = 600. Hệ số ma sát giữa thang và sàn là 0,5. Hỏi một người có thể trèo trên thang lên đến độ cao tối đa là bao nhiêu so với sàn mà thang vẫn đứng yên? A. h = 3,75m B. h = 3m C. h = 4,33m D. 3,5m. Câu 21: Một vật khối lượng m = 30kg chuyển động trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo hợp với hướng chuyển động góc  = 300. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,25. Độ lớn của lực kéo bằng bao nhiêu để vật chuyển động đều? A. 73,5N B. 148,4N C. 84,9N D. F = 74,2N Câu 22: Chọn câu sai . A. Hợp lực của 2 lực song song, cùng chiều luôn luôn có độ lớn lớn hơn độ lớn mỗi lực thành phần. B. Trọng lực đặt vật là hợp lực của các trọng lực đặt lên các phần tử của vật. C. Hợp lực của 2 lực song song, ngược chiều luôn luôn có độ lớn nhỏ hơn độ lớn mỗi lực thành phần. D. Chỉ có thể tổng hợp 2 lực không song song thành một lực duy nhất khi hai lực đó đồng qui. Câu 23: Một thùng hàng được kéo trượt trên mặt sàn bằng một sợi dây với vận tốc 2m/s thì đứt dây kéo. Thùng hàng trượt thêm được 51cm thì dừng lại. Tìm hệ số ma sát trượt của thùng với sàn. Lấy g= 9,8m/s2. A. 0,35 B. 0,3 C. 0,4 D. 0,26 Câu 24: Một vật rắn mỏng phẳng có dạng hình vuông ABCD, cạnh a = 1,2m. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của hình vuông. Các lực có độ lớn 40N và đặt vào hai đỉnh A, C. Tính mômen của ngẫu lực biết các lực vuông góc với cạnh AC? A. M = 24 2 N.m B. M = 48N.m C. M = 48 2 N.m D. M = 24N.m Câu 25: Vật A đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật B đang đứng yên. Năng lượng từ vật A truyền cho vật B nhiều nhất khi:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. mA > mB B. mA = mB C. phụ thuộc vào vận tốc vật A D. mA < mB Câu 26: Một con kiến bò trên một cái thước mét AB= 100cm từ vạch 15cm đến vạch 70cm, sau đó quay đầu bò ngược lại đến vạch 50cm. Chiều dương từ A đến B . Độ dời của con kiến là: A. 45(cm) B. 75(cm) C. 70(cm) D. 35(cm) Câu 27: Một người có khối lượng m1 = 50kg đứng trong một thang máy. Thang máy chuyển động thẳng đứng, cho g= 10m/s2. Hãy tính lực nén của người lên sàn thang máy khi thang máy chuyển động lên nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn là 2m/s2. A. 500N B. 400N C. 600N D. 200N Câu 28: Cho một lò xo nằm ngang ở trạng thái không biến dạng. Khi tác dụng lực F = 3N theo phương ngang thì nó dãn ra 2cm. Tính công của lực đàn hồi khi lò xo dãn thêm từ 2 cm đến 3,5 cm? A. A = 6,19.10-2J B. A = -3,5.10-2J C. A = -6,19.10-2J D. A = 5,28.10-2J Câu 29: Chọn kết luận đúng cho việc quan sát một chuyển động tại mỗi thời điểm trong các hệ quy chiếu khác nhau. A. Vận tốc khác nhau, còn gia tốc giống nhau. B. Vận tốc và gia tốc đều khác nhau C. Vận tốc và gia tốc đều giống nhau D. Vận tốc giống nhau, còn gia tốc khác nhau Câu 30: Một viên đạn có khối lượng 20g được bắn theo phương ngang với tốc độ 200m/s vào tấm gỗ khối lượng 380g đang đứng yên. Biết sau va chạm viên đạn dính chặt vào tấm gỗ. Tốc độ của hệ (đạn+tấm gỗ) ngay sau va chạm là: A. 190m/s B. 10 m/s C. 19 m/s D. 12m/s    F ,F ,F Câu 31: Lần lượt tác dụng ba lực kéo 1 2 3 có độ lớn bằng nhau vào vật m làm nó di chuyển trên đoạn     F ,F ,F đượng AB . 1 2 3 có hướng hợp với hướng chuyển động AB của vật những góc khác nhau lần lượt là    1   2   3 . Công của các lực F1 , F2 , F3 lần lượt là A , A , A có mối quan hệ như thế nào? 1 2 3 A  A  A A  A  A A  2 3 2 3 A. 1 B. 1 C. 1 A 2  A3 D. A1  A 2  A 3 Câu 32: Một dây nhẹ có chiều dài 1m, một đầu treo vào điểm cố định, đầu còn lại nối với vật nặng có khối lượng 30g, lấy g = 10m/s2. Kéo vật lệch đến vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 60 0 rồi thả nhẹ. Bỏ qua lực cản. Độ lớn vận tốc của vật khi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 300 là: A. 4m/s B. 3,2 m/s C. 2,67 m/s D. 2,7 m/s Câu 33: Một lò xo có độ dài tự nhiên 25cm và độ cứng 120N/m. Lò xo sẽ vượt quá giới hạn đàn hồi khi bị kéo dãn có chiều dài vượt quá 37cm. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo này A. 18,5N B. 50N C. 14,4N D. 12N Câu 34: Thanh đồng chất AB có chiều dài l, khối lượng m. Hai đầu A, B có gắn hai chất điểm có khối lượng lần lượt là m và 3m. Trọng tâm của hệ (thanh AB và hai chất điểm) cách B một khoảng là: A. 0,25l B. 0,3l C. 0,7l D. 0,2l Câu 35: Hai bản kim loại đồng chất, tiết diện đều, có cùng chiều dài l = 30cm, cùng tiết diện nhưng có khối lượng riêng khác nhau D1=2D2. Hai bản được hàn dính tại đầu O và được treo bằng một sợi dây( dây treo nối với điểm O). Để thanh nằm ngang người ta cắt một phần của bản thứ nhất và đem đặt lên điểm chính giữa của bản thứ hai. Chiều dài phần bị cắt là: A. 24,69cm B. 25cm C. 2,66cm D. 5,31cm Câu 36: Hãy chỉ ra phát biểu sai. Khi ném một vật lên trên theo phương thẳng đứng thì A. tại mỗi vị trí trên quỹ đạo, vật có thể có hai vận tốc có cùng độ lớn nhưng ngược chiều B. khi càng lên cao, vật càng chuyển động chậm dần vì gia tốc giảm đi C. khi rơi xuống ngang vị trí được ném lên, vận tốc của vật có độ lớn bằng độ lớn của vận tốc được ném. D. vật chuyển động lên chậm dần đều, dừng lại và rơi xuống nhanh dần đều Câu 37: Chọn câu đúng. Động năng của vật sẽ giảm khi: A. Ngoại lực tác dụng lên vật sinh công âm. B. Gia tốc của vật giảm. C. Vận tốc của vật âm. D. Gia tốc của vật âm. Câu 38: Một viên đá được thả rơi không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g= 10m/s 2. Nếu trong giây cuối cùng, viên đá rơi được quãng đường 15m và chạm đất thì viên đá đã được thả từ độ cao nào đối với mặt đất? A. 35m B. 25m C. 20m D. 30m.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 39: Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chạy với tốc độ 36 km/h thì lái xe thấy có chướng ngại vật nên đạp phanh. Biết lực hãm là 20000N. Kể từ lúc đạp phanh đến lúc dừng lại xe chạy thêm được quãng đường: A. 9,5m B. 10m C. 9,1 m D. 9m Câu 40: Chọn câu đúng. Đại lượng nào sau đây là đại lượng vô hướng. A. Động lượng. B. Xung lượng ( xung của lực) C. Lực hấp dẫn. D. Công cơ học. Câu 41: Một vật chuyển động với phương trình vận tốc v= 2+2t ( chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyển động của vật có dạng: A. x = 2t+t2 B. x= 2t+2t2 C. x= 2+2t2 D. x= 2+t2 Câu 42: Một tàu hỏa chạy với vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 100km/h. Nếu trong nửa đoạn đường đầu vận tốc trung bình của tàu là 90km/h, thì trong nửa đoạn đường sau vận tốc trung bình của tàu là bao nhiêu? A. 100km/h B. 90km/h C. 112,5km/h D. 95km/h Câu 43: Có một vật rắn quay đều quanh một trục () cố định. Trong chuyển động này có hai điểm M và N thuộc vật rắn nằm yên. Trục quay () là: A. một đường thẳng song song với MN. B. một đường thẳng bất kì. C. một đường thẳng vuông góc với MN. D. đường thẳng MN. Câu 44: Một xe hơi bắt đầu chạy từ thành phố A lúc 7 giờ sáng với vận tốc 60km/h. Lúc 8 giờ sáng, một xe đạp bắt đầu chạy từ thành phố B cách A một khoảng 80km, chạy cùng chiều với xe hơi trên cùng đường thẳng. Xe hơi đuổi kịp xe đạp lúc 8giờ30 phút sáng. Vận tốc của xe đạp là: A. 10km/h B. 40km/h C. 20km/h D. 30km/h   Câu 45: Cho véc tơ V có hình chiếu trên hai trục Ox và Oy lần lượt là V x = 4,8 và Vy= -6,2. Véc tơ V có độ lớn bằng: A. -7,84 B. 11,0 C. -1,4 D. 7,84 Câu 46: Một vật trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 10m, nghiêng góc 300 so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là: A. 8m/s B. 10m/s C. 4m/s D. 6m/s Câu 47: Một vật được phóng lên theo phương thẳng đứng, tới điểm cao nhất cách mặt đất 45m thì vỡ thành hai mảnh A và B có vận tốc theo phương thẳng đứng. Biết m A = 300g, mB = 250g, mảnh A rơi thẳng đứng xuống dưới sau 2s thì chạm đất. Lấy g = 10m/s2. Mảnh B chạm đất sau mảnh A: A. 4,85s B. 1s C. 2,85s D. 3s , Câu 48: Một chất điểm có khối lượng m đặt ở đỉnh A của một tam vuông cân ABC có AB= AC=a . Tại B và C có hai chất điểm có cùng khối lượng m. Đặt tại một chất điểm có khối lượng m 2 tại điểm D trên , phương của đường cao AH nối dài gần A hơn H, để lực hấp dẫn tổng hợp tác dụng lên m bằng không. Khoảng cách AD bằng A. AD= 1,5a B. AD = a 2 C. AD= 2a D. AD= a Câu 49: Một tên lửa có khối lượng tổng cộng 100 tấn đang bay với tốc độ 200m/s đối với trái đất thì phụt ra tức thời 20 tấn khí về phía trước với tốc độ 500m/s đối với tên lửa. Bỏ qua lực hút của trái đất. Tốc độ của tên lửa ngay sau khi phụt khí là: A. 75 m/s B. 45 m/s. C. 175 m/s D. 125 m/s   F1  F2 Câu 50: Một vật chịu tác dụng đồng thời của ba lực đồng phẳng F 1 = 120N, F2 = 90N, F3. Biết và    F F F vật đứng yên. Độ lớn của lực 3 và góc hợp bởi 2 và 3 là: A. 150N; 530 B. 150N; 1270 C. 210N; 1270 D. 210N; 1430. -----------------------------------------------. ----------- HẾT ----------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×